Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN VĂN TRUNG

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN VĂN TRUNG

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Dƣơng Xuân Sơn



Phạm Văn Linh

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Dương Xuân Sơn. Đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào đã cơng bố trong và ngồi nước.
Các số liệu, thơng tin trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và được
trích dẫn theo quy định về khoa học. Các kết quả nghiên cứu của luận văn
chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả là người duy nhất chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của
luận văn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Trung


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, trước hết, bằng sự nỗ lực và nghiêm túc
trong nghiên cứu của tác giả, nhưng không thể không kể đến sự giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của rất nhiều người. Những sự giúp đỡ và
hướng dẫn đó giúp tác giả hồn thành được luận văn đúng tiến độ và đóng
góp vào hoạt động nghiên cứu chung về báo chí với vấn đề tơn giáo. Tác giả
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới:
Các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thơng (Trường ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã hướng dẫn, chỉ bảo
và cung cấp kiến thức để bản thân nâng cao trình độ nghiệp vụ về báo chí,

nhất là báo in và báo phát thanh, truyền hình trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, xin được chân thành cảm ơn PGS,TS. Dương Xuân Sơn - người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hồn thành luận văn này!
Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh
nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp q báu của thầy, cơ giáo, các nhà nghiên cứu
và các bạn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Trung


CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW: Ban Chấp hành Trung ương
BBTTW: Ban Bí thư Trung ương
BTG: Ban Tôn giáo
CBCC: Cán bộ, công chức
CNH: Cơng nghiệp hóa
CTQG: Chính trị Quốc gia
CT-HC: Chính trị - Hành chính
CTTG: Cơng tác tơn giáo
GHPG: Giáo hội Phật giáo
GHPGVN: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
HĐH: Hiện đại hóa
HĐND: Hội đồng nhân dân
KHXH: Khoa học xã hội
LLCT: Lý luận chính trị
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
MTTQVN: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nxb: Nhà xuất bản

PGVN: Phật giáo Việt Nam
QLNN: Quản lý nhà nước
TTCP: Thủ tướng Chính phủ
TTGM: Tịa Tổng giám mục
UBND: Ủy ban nhân dân
UBĐKCG: Ủy ban Đồn kết Cơng giáo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 13
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: ....................................................................... 14
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 14
CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƠN GIÁO VÀ VAI TRỊ CỦA
BÁO CHÍ ........................................................................................................ 15
1.1. Giải thích thuật ngữ có liên quan đến đề tài ....................................... 15
1.1.1. Các thuật ngữ về tôn giáo ..................................................................... 15
1.1.2. Các khái niệm về báo chí ...................................................................... 17
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề tự do tôn giáo ............. 21
1.3. Những đặc điểm cơ bản về tình hình tơn giáo ở Việt Nam nói chung
và tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................................... 27
1.3.1. Đặc điểm cơ bản về tình hình tơn giáo ở Việt Nam .............................. 27
1.3.2. Tình hình tơn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ................................... 31
1.4. Vai trị của báo chí trong việc thơng tin tun truyền về tơn giáo và
tự do tín ngƣỡng ............................................................................................ 35
1.4.1. Tuyên truyền về đường lối, chính sách pháp luật về tôn giáo ............. 35

1.4.2. Đấu tranh chống các quan điểm sai trái trong hoạt động tôn giáo và tự
do tín ngưỡng .................................................................................................. 39
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 40
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TỈNH VĨNH PHÚC
TRÊN BÁO CHÍ ........................................................................................... 42
2.1. Giới thiệu về các tờ báo khảo sát ............................................................. 42
2.1.1. Giới thiệu về báo Vĩnh Phúc ................................................................. 42

1


2.1.2. Giới thiệu về Đài PT – TH tỉnh Vĩnh Phúc ........................................... 43
2.2. Nội dung tuyên truyền, phản ánh ......................................................... 45
2.2.1. Tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về vấn đề tơn giáo .................................................................... 45
2.2.2. Phản ánh tình hình „tốt đời đẹp đạo‟ trong hoạt động tôn giáo tại tỉnh
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 51
2.2.3. Những bất cập trong hoạt động tôn giáo ở tỉnh Vĩnh Phúc.................. 58
2.3. Hình thức chuyển tải thơng tin ............................................................. 62
2.3.1. Ngôn ngữ thể hiện ................................................................................. 62
2.3.2. Các thể loại chính được sử dụng ......................................................... 64
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 67
CHƢƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO69
CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ TÔN GIÁO ........ 69
3.1. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm thông tin tuyên truyền về tôn giáo ........... 69
3.1.1. Ưu điểm – Nguyên nhân ........................................................................ 69
3.1.2. Nhược điểm – Nguyên nhân .................................................................. 72
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc truyền thông về tôn giáo trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................................... 74
3.3. Giải pháp nâng cao vai trị của báo chí trong việc truyền thông về tôn

giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. ................................................................ 77
3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trị của báo chí trong truyền thơng về tơn giáo . 77
3.3.2. Chú trọng phối hợp trong quản lý Nhà nước về tin ngưỡng và tôn giáo ...... 78
3.3.3. Nâng cao chất lượng tin, bài khi truyền thông về vấn đề tơn giáo ....... 79
3.3.4. Nâng cao bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo khi
đưa tin về tôn giáo ........................................................................................... 80
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tôn giáo xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và đóng vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Trước sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật, con người đã có những bước phát triển vượt bậc về nhận
thức, khả năng chinh phục tự nhiên nhưng tôn giáo vẫn tiếp tục phát triển.
Nhiều tôn giáo, giáo phái mới xuất hiện, tín đồ các tơn giáo tăng lên, hoạt
động, nghi lễ tôn giáo diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau. Trong đời
sống chính trị - xã hội của thế giới hiện đại, đang nảy sinh những vấn đề phức
tạp mới liên quan đến yếu tố tôn giáo như khủng bố Quốc tế, xung đột sắc tộc,
xung đột tôn giáo, v.v.., gây ra những tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới đời
sống xã hội.
Có thể nói, chưa bao giờ bức tranh tôn giáo trên thế giới lại đa dạng, nhiều
màu sắc, pha trộn ánh sáng và bóng tối như hiện nay. Vẽ lại bức tranh tơn
giáo từ mảng màu của những năm cũ - những năm cuối thiên niên kỷ thứ II,
đầu thiên niên kỷ thứ III, có thể thấy một điều khơng thể phủ nhận là tơn giáo

ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm
lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc. Việt
Nam là quốc gia đa tôn giáo, có những tơn giáo ngoại nhập và tơn giáo nội
sinh. Hiện nay, số tín đồ các tơn giáo chiếm khoảng 1/4 dân số. Đồng bào tôn
giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Do vậy, Đảng ta
chủ trương thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh
hoạt tơn giáo bình thường theo pháp luật; đồn kết đồng bào theo các tôn giáo
khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo; phát huy
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức
tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực
3


vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong các thời kỳ cách mạng khác nhau, Đảng ta luôn xác định “Tôn giáo
là vấn đề cịn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu của một bộ phận
nhân dân. Đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với cơng cuộc xây dựng xã
hội mới”. Quan điểm đó đã được Nhà nước thể chế hóa bằng Pháp lệnh tín
ngưỡng, tơn giáo nhằm đảm bảo về mặt pháp luật quyền tự do tín ngưỡng, tơn
giáo của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các tôn giáo thỏa mãn
nhu cầu tâm linh của mình. Tuy nhiên, tình hình tơn giáo và hoạt động tơn
giáo ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp và tiềm ẩn những nhân tố gây mất
ổn định và trật tự an toàn xã hội.
Sở dĩ có tình hình trên là do cơng tác tơn giáo và quản lý xã hội đối với
hoạt động tôn giáo còn nhiều bất cập. Một số cấp ủy và chính quyền địa
phương chưa nhận thức đúng đắn, chưa quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ
trương và chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước. Tổ chức bộ máy làm cơng
tác tơn giáo của hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở chưa được xác định rõ mơ
hình, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp,... Đội ngũ cán bộ làm

cơng tác tơn giáo cịn thiếu về số lượng, chất lượng còn hạn chế, chưa được
đào tạo kịp thời và bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ nghiệp vụ...
nên cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi ứng xử với các hoạt động tín
ngưỡng, tơn giáo diễn ra trên địa bàn.
Hiện nay, nước ta có hàng nghìn trang mạng điện tử, hàng trăm Fanpage
nói về tín ngưỡng, tơn giáo và phật giáo. Trong đó có thể dễ dàng tìm thấy
nhiều chùa ở Việt Nam và ở cả nước ngồi đều có website riêng, các website
này phản ánh đời sống tâm linh, tin tức phật sự hàng ngày của chùa đến phật
tử và đông đảo công chúng quan tâm. Do đó, làm thế nào để những thơng tin
về tín ngưỡng, tơn giáo và đặc biệt là Phật giáo có ích đến với nhiều người
dân, rất cần sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chỉ đạo để quản lý tốt các tờ
báo về Phật giáo cũng như những thông tin trên mạng xã hội hiện nay.
4


Các thế lực phản động và chống phá nhà nước ln tìm kẽ hở để “thọc
gậy” hay xun tạc, nâng tầm nhân quyền hay tự do tín ngưỡng. Chính từ
những vị tu hành thiếu “tâm tu” đã tạo nên mảng tối trên bức tranh tươi đẹp
của phật giáo và tôn giáo. Việc bổ sung điều luật, quy định riêng để phù hợp
hơn trong việc quản lý báo chí phật giáo và tơn giáo nói chung sẽ thúc đẩy
đáng kể nền phật giáo phát triển lành mạnh. Từ đó thấm sâu tư tưởng đạo đức,
ý thức tự giác tốt đẹp giữa con người với nhau trong xã hội. Điều này góp
phần tạo nên một đất nước Việt Nam tốt đẹp, hưng thịnh. Đúng như lời Hồ
Chủ tịch đã viết: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời
thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, n vui và no ấm”.
Do vậy, nghiên cứu đề tài: “Báo chí với vấn đề tơn giáo trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc” là một địi hỏi cấp bách, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thưc tiễn,
phục vụ trực tiếp cho việc phổ biến các chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà
nước trong lĩnh vực báo chí về tơn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực

báo chí về tơn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về tơn giáo nói chung.
Tác phẩm: Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam của tác giả
Đặng Nghiêm Vạn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, gồm sáu phần, trong đó: "Phần thứ
tư" đã làm rõ đặc điểm tình hình tơn giáo ở Việt Nam qua hai cuộc điều tra xã hội
học năm 1995 và năm 1998 với hai đối tượng là lương (những người không theo
Kitô giáo) và giáo (những người theo Kitô giáo) tại Thành phố Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh và tỉnh Thừa Thiên - Huế, với đầy đủ các chỉ số cụ thể. Đây là những
tư liệu quan trọng để nghiên cứu về hoạt động tôn giáo ở Hà Nội hiện nay.
Đề tài khoa học cấp Thành phố: Hoạt động của Đạo Tin lành tại Thủ đô
Hà Nội: thực trạng - giải pháp do tác giả Nguyễn Quốc Triệu (Chủ nhiệm),
PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương làm cố vấn khoa học, 2003 đã làm rõ thực
5


trạng của đạo Tin lành tại Hà Nội qua đặc điểm, giáo lý, nghi lễ (so sánh với
đạo Công giáo), quá trình phát triển và hoạt động của đạo Tin lành Hà Nội.
Đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành tại Hà Nội thời
gian qua, chủ yếu là từ năm 1980 đến thời điểm nghiên cứu; Qua đó, đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN đối với hoạt động của đạo Tin lành
tại Hà Nội trong thời gian tới.
Tác phẩm: Công giáo Việt Nam thời kỳ Triều Nguyễn (1802-1883) của tác
giả Nguyễn Quang Hưng, Nxb Tơn giáo, Hà Nội, 2007, đã phân tích quá trình
truyền giáo ở Việt Nam từ tiền khởi tới cuối thế kỷ XVIII và đề cập tới vận
mệnh của các hoạt động truyền giáo thời kỳ Triều Nguyễn (1802-1883).
Trọng tâm của cuốn sách là những phản ứng khác nhau của nhà nước phong
kiến Việt Nam đối với việc truyền bá Kitơ giáo và những vấn đề hệ lụy của
nó. Với một lối phân tích và nhìn nhận vấn đề khá thuyết phục, cuốn sách có
đóng góp trong phân tích sự phản ứng của người Việt đối với Công giáo trong

khung cảnh cuộc đấu tranh của họ chống lại những kẻ xâm lược.
Tác phẩm: “Kitô giáo ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội, 2008, đã hệ thống một cách khá toàn diện về quá trình hình
thành, phát triển các cộng đồn cũng như đời sống tôn giáo của Kitô giáo
(Công giáo và Tin lành) từ khi du nhập cho tới trước khi Hà Nội được mở
rộng năm 2008. Tác phẩm đã làm rõ về hoạt động truyền giáo, phát triển đạo
Công giáo ở Hà Nội từ đầu cho đến nay cùng với một số đóng góp trên lĩnh
vực văn hóa của Cơng giáo ở Hà Nội và quá trình hình thành, phát triển cũng
như đời sống tôn giáo của đạo Tin lành ở Hà Nội. Tác phẩm: Đời sống tơn
giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội của tác giả Đỗ Quang Hưng, Nxb Hà
Nội, 2010, là cơng trình đầu tiên đề cập khá đầy đủ và hệ thống về tôn giáo và
đời sống tôn giáo ở Hà Nội trong lịch sử và hiện tại. Tác phẩm đã nêu lên
được đặc điểm “không gian thiêng” của Thăng Long – Hà Nội với “kết cấu ba
vịng” được kết hợp hài hịa với một “khơng gian quyền lực” xã hội của Kinh
6


thành và làm rõ đặc điểm của 7 tôn giáo ở Hà Nội, gồm: Phật giáo, Nho giáo,
Đạo giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và Islam giáo từ khi du nhập đến năm
2007, làm sâu sắc “đời sống tôn giáo, tín ngưỡng” của Thăng Long - Hà Nội
qua ba giai đoạn: không gian tôn giáo của xã hội cổ truyền, thời cận đại và
thời kỳ hiện nay (thời điểm nghiên cứu 2010).
Tác phẩm: Đạo lạ ở Hà Nội hiện nay và những vấn đề đặt ra của đồng tác
giả Ngơ Hữu Thảo và Đào Văn Bình (đồng chủ biên), Nxb LLCT, Hà Nội,
2014, tác phẩm đã trình bày một bức tranh khá toàn diện về vấn đề đạo lạ và
công tác đối với đạo lạ ở Hà Nội hiện nay qua kết quả cuộc điều tra về đạo lạ
ở Hà Nội năm 2012. Tác phẩm đã làm rõ đối với đạo lạ ở Hà Nội có những
đặc điểm, như: Số lượng đạo lạ nhiều hơn so với các địa phương khác; Là cái
nơi của nhiều đạo lạ (có 12/19 đạo lạ ra đời ở Hà Nội), có khả năng chi phối
đạo lạ ở các địa phương khác; Tính chất chính trị biểu hiện thường ở mức độ

cao hơn các địa phương khác; Lan tỏa ra bên ngoài cũng như từ bên ngồi
tràn vào, thường nhanh chóng và rõ rệt hơn. Từ đó, đưa ra một số dự báo xu
hướng của đạo lạ ở Hà Nội.
Luận án tiến sĩ: Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ (qua nghiên
cứu một số tỉnh phía Bắc Việt Nam hiện nay) của tác giả Nguyễn Thị Thành
(Thích Đàm Thanh), Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2016, đã phân tích hệ
thống cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn mối quan hệ qua lại giữa Phật giáo và
Phụ nữ, làm rõ thực trạng và vấn đề đặt ra của sự ảnh hưởng qua lại giữa Phật
giáo Việt Nam và Phụ nữ Việt Nam qua khảo sát thực tế ở một số tỉnh phía Bắc
hiện nay. Từ đó, luận án dự báo xu hướng của mối quan hệ này, rút ra những vấn
đề cần quan tâm và đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực và
giảm thiểu mặt hạn chế của mối quan hệ giữa Phật giáo và Phụ nữ hiện nay.
Luận án tiến sĩ: Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống
đạo đức ở nước ta hiện nay của tác giả Ngô Thị Lan Anh, Học viện CT- HC
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011, đã phân tích khái quát nội dung phạm 8
7


trù “Tâm” trong Phật giáo nói chung và trong Phật giáo Việt Nam nói riêng,
qua đó làm rõ thực trạng ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời
sống đạo đức ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, luận
án bước đầu nêu ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm phát huy
những giá trị tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của “Tâm” trong
Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nước ta đến thời điểm nghiên cứu.
Tác phẩm: Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam của tác
giả Đặng Nghiêm Vạn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, trên cơ sở làm rõ chính
sách tơn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả đã phân tích,
chỉ ra năm ngun tắc trong chính sách tự do tơn giáo ở Việt Nam, gồm:
Nguyên tắc tín ngưỡng tự do, lương giáo đồn kết theo tư tưởng Hồ Chí
Minh; Ngun tắc tự do tôn giáo dựa trên cơ sở một nhà nước theo thể chế thế

tục; Nguyên tắc đặt vấn đề tôn giáo trong phạm trù dân tộc; Nguyên tắc giải
quyết vấn đề tơn giáo phải đặt trong vấn đề văn hóa; Nguyên tắc giải quyết
vấn đề tôn giáo phải chống lợi dụng tơn giáo vào mục đích chống lại Tổ quốc.
Tác phẩm: Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam Lý luận và thực
tiễn của tác giả Đỗ Quang Hưng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, tác phẩm đã
tổng kết một cách sâu sắc những quan điểm, đường lối chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1930 đến năm 2005, tác phẩm đã phân tích,
làm sâu sắc hơn việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam với việc “khẳng định đường hướng tôn giáo đồng hành với chủ nghĩa xã
hội ở nước ta”, chính sách tự do tơn giáo và chính sách đối với từng tôn giáo
cụ thể cũng được phân tích một cách sâu sắc. Trên cơ sở đó, cần làm sâu sắc
hơn những vấn đề, gồm: Vấn đề pháp nhân tôn giáo; Vấn đề đất đai, tài sản
liên quan đến tôn giáo và vấn đề đối ngoại tôn giáo. Trong đó, trước mắt cần
giải các vấn đề, như: Thể chế hóa hơn nữa quyền tự do tơn giáo; Xác định rõ
mơ hình nhà nước thế tục; Cần có luật về pháp nhân tôn giáo để giải quyết
vấn đề đa dạng hóa tơn giáo ở Việt Nam hiện nay; Chính sách để các tôn giáo
8


tham gia xã hội hóa giáo dục, y tế, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và sớm
hồn thiện, ban hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo.
Tác phẩm: Cơng tác tôn giáo từ quan điểm Mác-Lênin đến thực tiễn Việt
Nam của tác giả Ngô Hữu Thảo, Nxb CT-HC, Hà Nội, 2012, đã phân tích làm
sâu sắc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
với tính cách là cơ sở lý luận của chính sách và CTTG của Đảng, Nhà nước
và CTTG của hệ thống chính trị do Đảng ta lãnh đạo hiện nay. Tác giả cũng
phân tích làm rõ khái niệm và nội dung của CTTG, đồng thời chỉ ra tính đặc
thù của CTTG so với các cơng tác khác. Từ đó, làm rõ nội dung, nhiệm vụ và
giải pháp đối với CTTG của hệ thống chính trị, trong đó việc QLNN về tơn
giáo giữ vai trò khá quan trọng.

Tác phẩm: Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2012, đã phân tích những quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo; phác
họa nên bức tranh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; đồng thời phân tích kinh 12
nghiệm giải quyết vấn đề tơn giáo ở Việt Nam từ cái nhìn đối sánh với một số
nước như so sánh kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của Trung Quốc, Thái
Lan và Singapore; trên cơ sở đó, tác giả phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất
một số khuyến nghị đối với CTTG ở Việt Nam hiện nay.
Tác phẩm: Tôn giáo với đời sống chính trị - xã hội ở một số nước trên thế
giới của tác giả Nguyễn Văn Dũng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012, gồm nhiều bài
viết trình bày về đời sống tơn giáo với chính trị của nhiều nước trên giới giới,
như: Vị trí của tơn giáo trong đời sống chính trị - xã hội Mỹ, một số vấn đề
của Islam giáo trong đời sống xã hội hiện đại; Vấn đề cải cách và đổi mới của
tôn giáo trong xã hội phương đông thời cận - hiện đại; Mối quan hệ quốc tế
của Tịa thánh Vatican... từ đó giúp làm rõ hơn những vấn đề phức tạp mới
liên quan đến yếu tố tôn giáo như khủng bố, xung đột tôn giáo, những tác
động, ảnh hưởng tới đời sống xã hội hiện đại.
9


Tác phẩm: Tiếp tục đổi mới chính sách về tơn giáo ở Việt Nam hiện nay Những vấn đề lý luận cơ bản của tác giả Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên),
Nxb Văn hóa - Thơng tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2014. các tác giả đã phân
tích, đánh giá, tiến trình nhận thức, hình thành quan điểm của Đảng về tôn
giáo từ năm 1930 đến nay, đưa ra những vấn đề cịn bất cập về CTTG và
chính sách tơn giáo hiện nay. Hơn nữa, các tác giả cũng đưa ra cụ thể được
những thành tựu và những vấn đề mới đặt ra trong thực hiện chính sách tơn
giáo, địi hỏi Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới chính sách đối với tơn giáo
trong tình hình mới.
Tác phẩm: Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền của tác giả Đỗ
Quang Hưng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, là một cơng trình tổng kết

thực tiễn đời sống tơn giáo và thực hiện chính sách tơn giáo ở nước ta trong
thời kỳ đổi mới. Ngoài những vấn đề thuộc khung lý thuyết cơ bản, tác giả đã
trình bày tồn cảnh đời sống tơn giáo Việt Nam hiện nay, làm rõ những vấn
đề đặt ra trong mối quan hệ Nhà nước với các giáo hội, khảo sát, đánh giá
những chuyển biến trong q trình thực hiện chính sách tơn giáo, nêu lên
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách tơn giáo. Tác
giả cũng gợi mở một vấn đề quan trọng khác là nỗ lực mơ hình hóa một nhà
nước pháp quyền về tơn giáo trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
Luận án tiến sĩ: Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975
đến nay của tác giả Bùi Hữu Dược, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014,
đã góp phần làm rõ tính tất yếu và u cầu đổi mới QLNN về tôn giáo trong
quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa với tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời
làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong QLNN về tôn
giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2013, từ đó đưa ra dự báo tình hình
tơn giáo Việt Nam và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về tôn
giáo ở Việt Nam trong thời gian tới.
10


Luận án tiến sĩ: Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở
Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Vân Hà, Học viện Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 2014, đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác
xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt
Nam, đưa ra được thành tựu và hạn chế trong ban hành các chính sách liên
quan đến tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, từ đó, nêu lên một số
vấn đề đặt ra và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
tính khả thi trong q trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của các cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực tơn giáo ở Việt Nam, góp phần bổ
sung, phong phú thực tiễn nâng cao hiệu quả CTTG ở Việt Nam.
Tác phẩm: Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn

giáo của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Nxb KHXH, Hà Nội, 2015, đã làm sâu
sắc quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam qua
các giai đoạn cách mạng: 1930-1954; 1954-1975; 1975-1990, đặc biệt là giai
đoạn từ thời kỳ đổi mới chính sách tơn giáo năm 1990 đến nay.
Tác phẩm: Tơn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn
Thanh Xuân, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2015, tác giả đã hệ thống chính sách tơn
giáo Việt Nam qua các thời kỳ và việc thực hiện chính sách tơn giáo, nhất là từ
khi đổi mới đến nay. Tác giả khẳng định, việc thực hiện chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước, công tác đối với tôn giáo đã đưa lại những kết quả rất quan
trọng, làm thay đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam theo hướng tích cực và tiến bộ
góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất nước.
Luận án tiến sĩ: Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – Lý luận và thực tiễn
(qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình) của tác giả Lê Thị Minh Thảo, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2015, đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện CTTG ở Việt Nam hiện nay. Quá trình thực hiện, thành
tựu và hạn chế trong CTTG hiện nay tại tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ đổi mới, đề
xuất một số vấn đề cần giải quyết và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng
11


cao hiệu quả CTTG ở tỉnh Ninh Bình, góp phần bổ sung, phong phú thực tiễn
CTTG ở Việt Nam. Luận án cũng cung cấp một số kinh nghiệm thực tiễn khi
nghiên cứu về CTTG tại một địa phương nhất định. Những cơng trình nghiên cứu
về chính sách cùng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
lĩnh vực tôn giáo, lĩnh vực QLNN về tôn giáo ở Việt Nam sẽ cung cấp cho nghiên
cứu sinh những dữ kiện quan trọng và xác thực để phân tích và kết hợp với kết
quả phỏng vấn sâu một số nhà lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực tôn giáo và một số
nhà tu hành, nhằm rút ra những thành tựu và hạn chế trong CTTG ở Hà Nội.
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về báo chí với vấn đề tôn giáo
Như đã liệt kê ở trên là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về tơn giáo

trên nhiều lĩnh vực khác nhau điển hình như:
Khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí năm 2001 – của tác giả Trần Lưu ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Hà Nội, đề cập tới “Báo chí Việt Nam với
vấn đề tín ngưỡng và tơn giáo”.
Luận văn thạc sĩ: Báo chí Phật giáo tại Việt Nam thực trang và vấn đề của
tác giả Lê Thị Hồng Hạnh ĐH Quốc gia Hà Nội (2010) đã đưa ra được những
vấn đề cần quan tâm về Phật giáo và Tôn giáo ở Việt Nam trong thời điểm đó.
Tham luận: Báo chí tơn giáo ở Việt Nam trước năm 1945 của PGS,TS. Đỗ
Quang Hưng, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ Nhất (1998),
Nxb ĐHQGHN.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có, tác giả nghiên cứu đề tài “Báo
chí với vấn đề tôn giáo ở tỉnh Vĩnh Phúc” với mong muốn làm sáng tỏ một số
vấn đề báo chí liên quan đến tơn giáo nói chung và báo chí với vấn đề Phật
giáo nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề
tài, luận văn làm rõ thực trạng báo Vĩnh Phúc, Đài PT&TH Vĩnh Phúc thông
12


tin về vấn đề tôn giáo, trọng tâm là thông tin về Phật giáo tại tỉnh Vĩnh Phúc,
đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế, từ đó, đề
xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trị của báo chí
trong việc thơng tin vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, và
vấn đề Phật giáo nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ giữa báo chí và tơn giáo nói chung.
- Nghiên cứu thực trạng thông tin về vấn đề Phật giáo ở tỉnh Vĩnh Phúc
trên báo chí.

- Qua việc phân tích thực trạng, đề tài chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên
nhân thành cơng và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai
trị của báo chí thơng tin về vấn đề tôn giáo nhất là Phật giáo trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Vấn đề lịch sử đạo Phật trên thế giới và tại Việt Nam đã được các nhà sử
học đề cập, nghiên cứu sâu sắc, cặn kẽ, khoa học, có giá trị cao về lý luận và
thực tiễn. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Báo chí với vấn đề tơn
giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu tập trung vào Báo Vĩnh Phúc và Đài PT&TH Vĩnh
Phúc từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng 2 nhóm phương pháp nghiên cứu
chính là nghiên cứu tư liệu và nghiên cứu khảo sát. Cụ thể như sau:
5.1. Nghiên cứu tư liệu:
- Nghiên cứu tổng quan.
- Nghiên cứu tư liệu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xây dựng luận văn.
13


- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm
xem xét thơng tin có sẵn trong sách báo… để thu thập các thơng tin định tính
phục vụ mục tiêu đề tài.
5.2. Nghiên cứu khảo sát:
- Nghiên cứu tơn chỉ mục đích của Báo Vĩnh Phúc và Đài PT&TH Vĩnh
Phúc từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019.
- Nội dung chính về Phật giáo mà Báo Vĩnh Phúc và Đài PT&TH Vĩnh
Phúc đề cập.
- Phỏng vấn, gặp gỡ các chuyên gia và nhà nghiên cứu về tôn giáo, Phật

Giáo để tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu về báo chí với vấn đề tôn giáo (tập
trung chủ yếu vào Phật giáo) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Việc phân
tích để làm sáng tỏ thực trạng, chỉ ra những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của
Báo Vĩnh Phúc và Đài PT&TH Vĩnh Phúc thông tin về Phật giáo giáo trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc, và nêu ra những giải pháp, khuyến nghị sẽ là những đóng
góp mới vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn của luận văn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
cơng trình có liên quan cũng như định hướng cho sự phát triển của các tờ báo
có liên quan.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn chia
làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tôn giáo và vai trị của báo chí
Chương 2: Thực trạng thơng tin báo chí về vấn đề tơn giáo trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao vai trị của báo
chí với vấn đề tôn giáo

14


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƠN GIÁO VÀ
VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ
1.1. Giải thích thuật ngữ có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các thuật ngữ về tôn giáo
Tôn giáo hay đạo có thể được định nghĩa là một hệ thống văn hóa của các
hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa

điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại
với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có
sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tơn giáo.
Các tơn giáo khác nhau có thể có hoặc khơng chứa nhiều yếu tố khác
nhau, bao gồm các yếu tố thần thánh, những điều thiêng liêng, tín ngưỡng,
một thế lực hoặc nhiều thế lực siêu nhiên hoặc "một số thế lực siêu việt tạo ra
các chuẩn mực và sức mạnh cho phần còn lại của cuộc đời”. Tôn giáo được
coi như một phương tiện hay một mơi trường mà nhờ đó con người có thể tìm
ra được ''một hệ thống biểu trưng'' để xử dụng như một sơ đồ hoạch định cho
việc tìm hiểu về thế giới vũ trụ. Tôn giáo, như Paul Tillich đã định nghĩa, là
''sự quan tâm chủ yếu cuối cùng theo nghĩa rộng nhất và cơ bản nhất của từ
ngữ'' [15].
Như vậy, với một cái nhìn tinh tế và bao quát nhất về tôn giáo theo quan
niệm tôn giáo là một câu trả lời cho công cuộc truy tầm ý nghĩa sống của con
người, tôn giáo được coi là một hệ thống chuyên chở ý nghĩa nhằm đáp ứng
mọi nhu cầu tri thức, tình cảm, và xã hội của con người. Như Roger Schmidt
đã vạch ra, nhiệm vụ tri thức của tôn giáo là cung cấp cho con người một lời
giải thích về ''căn nguyên và sự vận hành của vạn vật”. Dưới cái nhìn mang
tính cách vũ trụ học và thần học của tơn giáo, con người hy vọng có thể tìm ra
được vị thế hay chỗ đứng của mình trong vũ trụ cùng với định mệnh của mình

15


trong cuộc đời, mang hình thái của những tín lý, giáo lý, hay niềm tin, tôn
giáo là câu trả lời cho trí óc tìm tịi học hỏi, khao khát hiểu biết của con người
về chính mình, về người khác, và về vũ trụ[15].
Quan niệm thế nào là tín đồ của tôn giáo không giống nhau giữa các tôn
giáo ở Việt Nam. Mỗi một tơn giáo có quan niệm về tổ chức tín đồ khác nhau.
Đạo Nho quan niệm những nhà nho được coi là tín đồ. Đạo Giáo quan

niệm chỉ những chức sắc của địa phương mới được coi là tín đồ. Đạo Hịa
Hỏa bắt nguồn từ Bửu Sơn Kì Hương với hình thức tu tại gia là chủ yếu, xem
tín đồ là những người truyền bá, giáo dục, in ấn kinh sách… Cịn theo quan
điểm đạo Hồi tồn bộ người dân trong cộng đồng theo đạo Hồi được gọi là tín
đồ [34, tr.14-20].
Đạo Tin Lành cơng nhận tín đồ chi khi cá nhân đủ tuổi cần thiết để hiểu
được lẽ đạo (thường 15 tuổi trở lên), tin nhận giáo lý của đạo; đạo này cịn có
quan niệm những ai đã qua lễ Báp têm (lễ gia nhập tôn giáo) là tín đồ chính
thức, những ai chưa làm lễ Báp têm gọi là tín đồ chưa chính thức. Quan điểm
của Do Thái giáo, để trở thành một tín đồ phải qua lễ Bar Mitsva, tức lễ thụ
giới lúc con gái vừa đúng 12 tuổi và con trai thì 13 tuổi [34, tr.14-20].
Theo ý kiến của Đặng Nghiêm Vạn: “Dù hình thức tổ chức có khác nhau,
một người theo một tơn giáo đậm đạo hay nhạt đạo, thậm chí khơ đạo, mức độ
đánh giá cơ bản vẫn là dựa theo niềm tin (hay tín ngưỡng), niềm tin của chính
bản thân người theo, cho dù là tín đồ hay chỉ là quần chúng…”
Về phương diện định nghĩa theo các từ điển, chúng ta có thể liệt kê thêm
một số định nghĩa về tín đồ. Theo Đại từ điển tiếng Việt (1999): “Tín đồ là
người theo một tôn giáo”[35, tr.1646]. Theo định nghĩa này tín đồ được hiểu
theo nghĩa rộng, khơng có sự phân biệt giữa tín đồ chính thức với những
người có cảm tính, hoặc có xu hướng tâm linh về một tơn giáo mà chưa phải
là tín đồ chính thức. Cịn theo Từ điển tơn giáo (2002): “Tín đồ là những ai tin
ở những gì một tơn giáo dạy bảo và qua một thủ tục nhập đạo”. Định nghĩa
16


này coi tín đồ là người có niềm tin vào tôn giáo và đã qua thủ tục gia nhập tôn
giáo đó [8, tr.633].
Sơ lược trình bày về các định nghĩa như trên có thể thấy và hiểu đúng
nghĩa theo pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo quy định là: “Tín đồ là người tin
theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận”… Hiến chương Giáo

hội Phật giáo Việt Nam, Chương X, Điều 60: “Tín đồ cư sĩ phật tử Giáo hội
Phật giáo Việt Nam là những người tin tưởng Phật pháp, thực hành theo giáo
lý Đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thọ trì giới luật Phật chế”[38].
1.1.2. Các khái niệm về báo chí
Theo quan niệm từ trước đến nay, báo chí là phương tiện truyền thơng đại
chúng, truyền tải những thơng tin thời sự có tính định kỳ đến với đông đảo
công chúng. Đặc điểm nổi bật của báo chí chính là tính cơng khai và sự lan
tỏa, nhanh chóng rộng khắp.
Báo chí phải gắn liền với thông tin thời sự. Những vấn đề, sự kiện diễn ra
hằng ngày, hằng giờ cần sự phản ánh, phân tích mổ xẻ của báo chí nhằm rộng
đường dư luận; những thông tin kinh tế, cơ hội đầu tư làm ăn, việc làm... cần
thiết cho nhiều người... Thế nhưng, cũng có những loại hình báo chí khơng hẳn
là thời sự, ví dụ như những tạp chí chuyên ngành, các số phụ, ấn phẩm chuyên
đề của các tờ báo in... Thậm chí, ngay các tờ báo chính trị- xã hội ra hằng ngày
cũng khơng phải hồn tồn là thời sự, vì vẫn dành một dung lượng phù hợp cho
những bài viết thuần túy tư liệu, những bài viết dạng “lương khô”...
Trong cuốn “Vai trị của báo chí trong định hướng dư luận xã hội”, TS.
Đỗ Chí Nghĩa định nghĩa báo chí như sau: “Báo chí là loại hình các phương
tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động, có
nhiệm vụ truyền tải thơng tin nhanh nhất, mới mẻ nhất đến với đơng đảo cơng
chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn”[21].
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thơng tin càng lớn. Do nhu cầu thông
tin, giao tiếp của đời sống xã hội con người nên có sự ra đời của báo chí.
17


Ngày nay, nói đến báo chí người ta thường nhắc đến bốn loại hình báo chí cơ
bản đó là: báo in, báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình) và báo điện tử.
 Báo in
Theo Luật báo chí 2016, Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết,

tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo
in, tạp chí in.
Báo in là 1 loại hình báo chí sử dụng ngơn ngữ viết, hình ảnh tĩnh (ảnh,
hình đồ họa) để chuyển tải các sự kiện vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội,
mang tính thời sự, chân thực khách quan, thơng qua kỹ thuật in ấn có phương
thức phát hành trao tay và được xuất bản định kỳ, gồm báo in, tạp chí.
Định kỳ của báo in có nhiều loại khác nhau như: hàng ngày, thưa kỳ (2,3,5
ngày một số) hàng tuần. Định kỳ báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều
đặn và cố định của sản phẩm báo. Chu kỳ xuất hiện của báo in có ý nghĩa
quan trọng đối với báo in vì nó quy định thời điểm mà cơng chúng đón nhận
sản phẩm báo in.
 Báo phát thanh
Trong giáo trình “Truyền thơng đại chúng”, Tạ Ngọc Tấn đã đưa ra khái
niệm: “Phát thanh (radio) là loại hình truyền thơng đại chúng, trong đó nội
dung thơng tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm thanh trong phát thanh bao
gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh họa cho lời nói
như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ồn
đường phố. Thuật ngữ phát thanh (radio) thực ra bao gồm cả hai loại hình nhỏ
trong đó là phát thanh qua làn sóng điện từ và truyền thanh qua hệ thống dây
dẫn”[33, tr.23].
Theo quan niệm truyền thống, trong cuốn “Báo phát thanh”, khái niệm
báo phát thanh được nêu như sau: “Báo phát thanh được hiểu như một kênh
truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của
nó là dùng thế giới âm thanh phong phú sinh động (lời nói, tiếng động, âm
18


nhạc) để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống
truyền thanh, tác động vào thính giác (vào tai) của cơng chúng” [11, tr. 51].
Báo phát thanh cũng có một tên gọi khác là báo nói. Luật Báo chí năm

2016 định nghĩa: “Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh,
được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng cơng nghệ
khác nhau” (Luật Báo chí năm 2016, điều 3, khoản 4).
 Truyền hình
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” cho rằng: “Truyền hình là kênh
truyền thơng chuyển tải thơng điệp bằng hình ảnh động với nhiều sắc màu
vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động”[3].
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như
vũ bão nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, tạo ra một kênh thông tin
quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là một phương tiện
thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Truyền hình trở thành
vũ khí, cơng cự sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực
kinh tế xã hội. Cơng chúng của truyền hình ngày càng đông đảo. Với những
ưu thế của kỹ thuật và cơng nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống gần như
cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú
hơn về nội dung. Với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó
vừa mới diễn ra, thậm chí khi nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát trực
tiếp, tường tận chi tiết qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Nhờ các
kỹ thuật hiện đại, truyền hình có thể truyền trực tiếp cả âm thanh và hình ảnh
trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự việc khi nó đang diễn ra tạo
ra sự sống động rất lớn, thu hút đông đảo người xem. Khác với báo in, người
đọc chỉ tiếp nhận thông tin bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con
đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự việc bằng cả thị giác và
thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thơng tin
rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người
19


trước sự kiện. Truyền hình có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng
24/24 giờ trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thơng tin nóng

hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất.
 Báo điện tử
Báo điện tử ra đời trên thế giới vào năm 1992. Tờ báo điện tử đầu tiên trên
thế giới là tờ Chicago Tribune. Báo điện tử là loại hình báo chí có những ưu
thế vượt trội, có thể cung cấp thơng tin rộng khắp, nhanh chóng, tức thời và
cập nhật thông tin liên tục. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cho báo điện tử thấp
nhưng lại mang lại hiệu quả thông tin rất cao nên sau khi ra đời, nó đã phát
triển rất nhanh chóng. Có thể nói, sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo
tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo điện tử.
Điều 3, chương 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí
2016, 103/2016/QH13 quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng
chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm
báo điện tử và tạp chí điện tử” [37, tr. 1].
Khác với loại hình báo chí truyền thống có tính định kỳ, giúp người đọc
theo dõi thông tin dễ dàng, thông tin trên báo điện tử đăng tải không theo định
kỳ. Bất kể lúc nào có thơng tin đều được đăng tải vì vậy thơng tin trên báo
điện tử luôn luôn mới.
Báo điện tử cho phép tiếp cận thông tin không đồng bộ và phi tuyến tính,
tức là người đọc có thể đọc theo ý thích của mình, chọn bất cứ phần nào của
bài viết để đọc mà không nhất thiết phải đi từ đầu tới cuối; họ có thể tiếp cận
tới bài báo khơng qua trang chủ mà đi thẳng từ trang tìm kiếm; họ đọc vào
thời điểm mà họ lựa chọn và theo cách thức họ muốn, họ chủ động tìm kiếm
và xử lý thơng tin.
Bên cạnh đó, báo điện tử có khả năng tích hợp đa phương tiện, báo điện tử
có thể kết hợp ba loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng hiện nay là
báo viết, truyền hình và phát thanh. Cùng một lúc người đọc có thể tiếp cận
20



×