Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nhận xét về việc giới thiệu ngữ pháp tiếng việt trong sách giáo khoa phổ thông từ góc độ dạy bản ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

THÂN THÙY TRANG

NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU NGỮ PHÁP
TIẾNG VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THƠNG
TỪ GĨC ĐỘ DẠY BẢN NGỮ
(trường hợp sách Ngữ văn THCS của Nhà xuất bản Giáo dục)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

THÂN THÙY TRANG

NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU NGỮ PHÁP
TIẾNG VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THƠNG
TỪ GĨC ĐỘ DẠY BẢN NGỮ
(trường hợp sách Ngữ văn THCS của Nhà xuất bản Giáo dục)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Kiều Châu

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Đinh Kiều Châu. Các kết quả trong luận văn là trung thực
và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tác giả luận văn
Thân Thùy Trang


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Đinh Kiều Châu –
ngƣời đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tơi trong q trình tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Tôi xin cám ơn các thầy cơ phản biện đã đóng góp những ý kiến q
báu giúp luận văn của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ trong khoa Ngôn
ngữ học đã giúp đỡ tôi trong suốt hai năm học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động
viên tôi suốt thời gian qua.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
NXBGDVN

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


HS

Học sinh

GV

Giáo viên

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................ 5

4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u........................................................................... 5
5. Đóng góp mới............................................................................................ 6
6. Bố cu ̣c luâ ̣n văn ......................................................................................... 6
NỘI DUNG................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................. 7
1.1. Bản ngữ và giáo dục bản ngữ .............................................................. 7
1.1.1. Bản ngữ và đặc trưng của bản ngữ .................................................... 7
1.1.2. Giáo dục ngôn ngữ và giáo dục bản ngữ ........................................... 8
1.2. Ngữ pháp và ngữ pháp tiếng Việt.................................................. 14
1.2.1. Ngữ pháp và ngữ pháp học ............................................................... 14
1.2.2. Các đặc điểm của ngữ pháp.............................................................. 16
1.2.3. Ngữ pháp tiếng Việt ........................................................................... 16
1.3. Tổng quan về việc dạy ngữ pháp tiếng Việt ở phổ thông bậc
Trung học cơ sở từ trƣớc đến nay ........................................................ 22
1.3.1. Phân môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông và ở cấp Trung học
cơ sở .............................................................................................................. 22
1.3.2. Các tài liệu giảng dạy tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Việt trong nhà
trường phổ thông cấp THCS từ trước tới nay ............................................ 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................... 37
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT NỘI DUNG GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP
TIẾNG VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG
HỌC CƠ SỞ .............................................................................................. 38
2.1. Nội dung giảng dạy về Từ pháp trong sách giáo khoa ................ 38
2.1.1. Quan điểm cơ bản và mục tiêu giảng dạy của bộ sách về từ pháp 38

1


2.1.2. Cách thể hiện nội dung giảng dạy về từ pháp trong bộ sách ......... 46
2.1.3. Dung lượng giảng dạy ....................................................................... 61

2.1.4. Trình tự phân bố ................................................................................ 61
2.2. Nội dung giảng dạy về Ngữ trong sách giáo khoa........................ 62
2.2.1. Quan điểm cơ bản và mục tiêu giảng dạy của bộ sách về ngữ....... 62
2.2.2. Cách thể hiện nội dung giảng dạy về ngữ trong bộ sách ................ 66
2.2.3. Dung lượng giảng dạy ....................................................................... 70
2.2.4. Trình tự phân bố ................................................................................ 70
2.3. Nội dung giảng dạy về Câu trong sách giáo khoa ........................ 71
2.3.1. Quan điểm cơ bản và mục tiêu giảng dạy của bộ sách về câu ....... 71
2.3.2. Cách thể hiện nội dung giảng dạy về Câu trong bộ sách ............... 85
2.3.3. Dung lượng giảng dạy ....................................................................... 93
2.3.4. Trình tự phân bố ................................................................................ 94
2.4. Khảo sát nội dung dạy và học ngữ pháp tiếng Việt thực tế ........ 95
2.4.1. Từ góc độ người học .......................................................................... 95
2.4.2. Từ góc độ người dạy ........................................................................ 102
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................... 104
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀN LUẬN...................................................... 106
3.1. Ƣu điểm và hạn chế ...................................................................... 106
3.1.1. Ưu điểm .................................................................................... 106
3.1.2. Hạn chế..................................................................................... 113
3.2. Nguyên nhân và một số đề xuất ................................................... 121
3.2.1. Nguyên nhân .................................................................................... 121
3.2.2. Một số đề xuất .................................................................................. 125
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................... 133
KẾT LUẬN .............................................................................................. 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 136
PHỤ LỤC ................................................................................................ 139

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nội dung giáo dục bản ngữ là một nội dung quan trọng của địa hạt
Ngôn ngữ học ứng dụng. Trong giáo dục bản ngữ, chƣơng trình là cốt lõi
của nền giáo dục cịn sách giáo khoa là tài liệu pháp lí hiện thực hố
chƣơng trình. Trong hệ thống các mơn học ở trƣờng phổ thơng, Ngữ văn
nói chung và phân mơn tiếng Việt nói riêng là một trong những môn học
quan trọng nhất. Không phải chỉ ở nƣớc ta mà trên thế giới, khi xác định
các lĩnh vực học tập nhằm tạo cơ sở cho học vấn phổ thông, ngƣời ta không
thể không chú ý đến tiếng mẹ đẻ. Trong nhà trƣờng phổ thông, Ngữ văn và
phân môn tiếng Việt là môn học công cụ, nó liên quan và ảnh hƣởng trực
tiếp đến chất lƣợng dạy học của tất cả các môn học. Do vị trí và tính chất
của nhà trƣờng phổ thơng, phân mơn tiếng Việt đƣợc hình thành, rèn luyện
và phát triển một cách có tổ chức, hệ thống, có bài bản và toàn diện. Kiến
thức và kĩ năng đƣợc trang bị để HS sử dụng tiếng Việt một cách ý thức, có
hiểu biết và đƣợc lựa chọn, một thứ ngơn ngữ văn hóa chứ khơng chỉ là
ngơn ngữ bản năng. Cũng do vị trí và tính chất của nhà trƣờng phổ thơng
mà những sai sót, lệch lạc trong việc nói và viết tiếng Việt hoặc là đƣợc
uốn nắn, sửa chữa một cách đồng loạt, triệt để, hoặc là đƣợc nhân lên ở
hàng chục triệu HS phổ thơng. Chính lực lƣợng này sẽ làm thay đổi nhanh
chóng chất lƣợng của việc sử dụng tiếng Việt trong tƣơng lai. Với ý nghĩa
đó, tiếng Việt có ngày càng trong sáng, giàu đẹp hay bị vẩn đục, nghèo nàn
đi phụ thuộc rất nhiều vào nhà trƣờng phổ thơng. Có lẽ chính vì thế mà
nhiều năm gần đây, vấn đề dạy học tiếng Việt nói chung và ngữ pháp tiếng
Việt nói riêng đã và đang đƣợc dƣ luận xã hội hết sức quan tâm, bàn bạc,
góp ý, đặc biệt là từ các nhà nghiên cứu Ngữ văn, các cán bộ chỉ đạo
chuyên môn và đông đảo GV, HS. Xung quanh chƣơng trình và bộ SGK

3



Ngữ văn các cấp, dƣ luận khen chê khá phong phú và phức tạp, rất nhiều
vấn đề của bộ môn này đã đƣợc đặt ra cần đƣợc trao đổi, giải quyết.
Trong các lần xây dựng chƣơng trình và biên soạn phân mơn tiếng
Việt nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng, khơng phải những ngƣời
xây dựng chƣơng trình khơng xác định rõ mục tiêu, quan điểm và phƣơng
hƣớng dạy học, nhƣng do chƣơng trình đã đƣợc xây dựng cách đây khá lâu,
nhiều vấn đề phải đƣợc nhìn nhận theo một tinh thần cập nhật hơn, phù hợp
với thực tiễn cuộc sống hơn. Một giai đoạn mới bắt đầu, những yêu cầu
mới xuất hiện đòi hỏi phải xác định đúng hơn mục tiêu, quan điểm và một
đƣờng lối dạy học tiếng Việt nói chung lẫn ngữ pháp tiếng Việt nói riêng
cho phù hợp là một việc làm cần thiết, tất yếu.
Chính vì vậy, luận văn này nghiên cứu về việc giới thiệu ngữ pháp
tiếng Việt trong SGK Ngữ văn hiện hành từ góc độ bản ngữ để nhận xét
những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế, từ đó rút ra các nguyên nhân và một số
đề xuất nhằm cải thiện chất lƣợng dạy và học tiếng Việt trong bối cảnh
chuẩn bị thay đổi chƣơng trình hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn làdựa trên các khảo sát thực tế đƣa
ra một số nhận xét, đánh giá về việc giới thiệu ngữ pháp tiếng Việt trong SGK
Ngữ văn ở bậc THCS nhìn từ góc độ giáo dục bản ngữ. Qua đó góp phần vào
cơng việc biên soạn SGK đƣợc thực tế và chuyên nghiệp hơn.
2.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu.
- Nghiên cƣ́u cơ sở lí thuyế t về ngữ pháp nói chung và ngữ pháp tiếng
Việt nói riêng trong quan hệ với nội dung giáo dục bản ngữ. Đồng thời,
thực hiện một cái nhìn tổng quan về việc dạy ngữ pháp tiếng Việt ở THCS
từ trƣớc đến nay.

4



- Thực hiện khảo sát các nội dung giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt
trong tài liệu đƣợc lựa chọn trên các phƣơng diện: quan niệm, mục tiêu
giảng dạy, cách thể hiện nội dung lí thuyết và thực hành, trình tự phân bố,
dung lƣợng giảng dạy. Trên cơ sở những mô tả cụ thể, cố gắng đƣa ra các
nhận xét, đánh giá nhằm hƣớng đến các cải thiện hữu dụng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các nội dung giảng dạy ngữ
pháp tiếng Việt đƣợc giới thiệu trong bộ sách Ngữ văn THCS (từ lớp 6 đến
lớp 9) của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Tổng chủ biên : Nguyễn Khắc
Phi – Nguyễn Đình Chú (Chủ biên phần Văn) – Nguyễn Minh Thuyết (Chủ
biên phần Tiếng Việt) – Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn). Đây
là bộ sách giáo khoa đƣợc lƣu hành chính thức hiện nay trong hệ thống
giáo dục quốc dân của Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Nghiên cƣ́u này đƣ ợc thực hiện theo định hƣớng quy nạp, chúng tôi
sƣ̉ du ̣ng các phƣơng pháp nghiên cƣ́u nhƣ sau:
4.1. Phương pháp phân tích
Phân tích các bài dạy ngữ pháp trong bộ sách, từ đó đƣa ra nhận xét.
4.2. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để so sánh cách dạy ngữ pháp giữa
các bộ sách một cách chi tiết. Bên cạnh đó, so sánh mục tiêu giảng dạy với
cách thể hiện ngữ pháp của bộ sách.
4.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua bảng hỏi
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng để thực hiện cuộc khảo sát thực
tế việc dạy và học ngữ pháp tiếng Việt ở trƣờng THCS Song Khê, Bắc Giang.
Ngồi ra, chúng tơi cịn kết hợp các thủ pháp thống kê và phân loại
trong quá trình nghiên cứu. Thủ pháp này đƣợc sử dụng để khảo sát , thố ng


5


kê các bộ sách dạy ngữ pháp tiếng Việt ở bậc THCS từ trƣớc đến nay, đồng
thời thống kê các bài tập thực hành, các ngữ liệu, nội dung các bài học
trong bộ sách Ngữ văn THCS hiện hành. Thủ pháp này cũng đƣợc dùng để
thống kê các kết quả ở phiếu khảo sát.
4.4. Phương pháp miêu tả
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng để miêu tả nội dung giảng
dạy ngữ pháp tiếng Việt đƣợc giới thiệu trong SGK và phƣơng thức giới
thiệu các bài học ngữ pháp này.
5. Đóng góp mới
Luận văn đƣợc thực hiện dƣới cách tiếp cận của lí luận Ngơn ngữ
học ứng dụng. Kế t quả nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn

sẽ là tài liệu tham khảo

hữu ích cho viê ̣c đổi mới sách giáo khoa sắp tới, nhất là trong phân môn
Tiếng Việt.
6. Bố cu ̣c luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n và tài liệu tham khảo , luâ ̣n văn gờ m có 3
chƣơng.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chƣơng 2: KHẢO SÁT NỘI DUNG GIẢNG DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG
VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chƣơng 3: MỘT SỐ BÀN LUẬN

6



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Bản ngữ và giáo dục bản ngữ
1.1.1. Bản ngữ và đặc trưng của bản ngữ
a) Khái niệm bản ngữ
Bản ngữ là tiếng mẹ đẻ (Native Language), ngƣời nói tiếng mẹ đẻ là
người bản ngữ (Native Speaker). Bản ngữ mang tính di truy ền xã hô ̣i ch ứ
không mang tin
́ h di truy ền huyết thống. F.de Saussure đã nói: “Ngƣời bản
ngữ ln ln đúng” vì ngôn ng ữ mẹ đẻ là cái thiết chế xã hội tự nguyện
của họ. Những gì ngƣời bản ngữ nói ra bao hàm cả tƣ duy và văn hóa bản
xứ, sẽ thành chuẩ n để so sánh với ngoại ngữ. Ngƣời bản ngữ sử dụng thành
thạo chức năng ngôn ngữ bản ngữ. Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ mà mỗi ngƣời
bản ngữ dùng để phản ánh thế giới, giao tiếp và mang đậm dấu ấn văn hoá
bản địa, khác với ngoại ngữ ở chỗ là dù ngoại ngữ có giỏi đến đâu cũng
khơng thể thay thế đƣợc cho tƣ duy tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn, phải là ngƣời
Việt mới thấm đƣợc linh hồn các phát ngôn Việt, những câu ca dao, tục
ngữ, ngôn ngữ truyện Kiều,... Cùng với tiếng mẹ đẻ, chúng ta cịn có tƣ duy
bản ngữ và văn hóa. Ngƣời bản ngữ là ngƣời sở hữu cả tƣ duy, ngơn ngữ và
văn hóa bản xứ. Vì vậy, lời nói ra của ngƣời bản ngữ đại diện cho cả ba thứ
đó. Do đó, nhiệm vụ của ngƣời bản ngữ khi đi học ở nhà trƣờng là trau dồi
ngữ năng - kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của mình - đó là kỹ năng nói và viết
- trên cơ sở đã có.
b) Đặc trưng của bản ngữ
Bản ngữ là cái ngôn ngữ con ngƣời sử dụng với độ bền nhất để giao
tiếp, suy nghĩ và sáng tạo nghệ thuật. Nó gắn với mơi trƣờng sống của
ngơn ngữ từ ấu thơ và mang l ại cho con ngƣời khả năng thụ đắc vô tận mà

7



ngoại ngữ khơng làm đƣợc. Mỗi một ngƣời có một cơ chế “bẩm sinh” để
thụ đắc ngôn ngữ, nhƣng sự tiếp nhận ấy cũng phụ thuộc vào môi trƣờng
giao tiếp, môi trƣờng xã hô ̣i . Bản ngữ luôn biến đổi và đa dạng hố, có
thêm nhiều sản phẩm chất lƣợng ngày một cao hơn. Sau bản ngữ là những
nền văn hố, là thói quen giao tiếp đã đƣợc định hình theo những chuẩn
mực văn hố.
Nhà ngơn ngữ học nổi tiếng Noam Chomsky (1928) đã nhận xét rằng,
ngƣời bản ngữ sở hữu ngôn ngữ qua một cái gọi là ngữ năng (competence)
để thụ đắc ngơn ngữ . Đó là điểm khác giữa ngƣời bản ngƣ̃ và ngƣời ngoa ̣i
ngƣ̃. Ngữ năng là đặc trưng của bản ngữ, nó giống nhƣ một thứ bẩm sinh.
Chomsky đã thông qua ngôn ngữ trẻ em để xác nhận điều này. Vốn từ vựng
của trẻ em có thể thiếu, nhƣng ngữ pháp thì y hệt ngƣời lớn. Ngữ năng này
ngƣời phi bản ngữ khơng có, chỉ có thể có đƣợc qua rèn luyện và học tập.
Hằng ngày chúng ta sử dụng ngữ năng để hoa ̣t đô ̣ng ngôn tƣ̀ , gọi là dụng
ngôn. Mỗi ngƣời có một khả năng dụng ngơn khác nhau, điều này thuộc về
năng lực ngôn ngữ.
1.1.2. Giáo dục ngôn ngữ và giáo dục bản ngữ
a) Giáo dục ngôn ngữ
Theo Đinh Văn Đức – Nguyễn Văn Chính – Đinh Kiều Châu trong
Dẫn luận Ngôn ngữ học ứng dụng [9], giáo dục ngôn ngƣ̃ là địa hạt ngôn
ngữ học ứng dụng quan tâm rất nhiều, trong đó ngơn ngữ đƣợc coi là công
cụ phát triển và tác động nhận thức. Giáo dục ngôn ngƣ̃ có hai cách hiểu :
+ Theo nghĩa hẹp là gắn với dạy và học ngôn ngữ.
+ Theo nghĩa rộng thì đó là m ột địa hạt thuộc ngơn ngữ học ứng dụng,
trong đó ngơn ngữ đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ nâng cao hiểu biết, tác
động can thiệp làm thay đổi các hành vi ngôn ngữ, hƣớng việc sử dụng
ngôn ngữ đến chuẩn mực làm cho tầm hoạt động của ngôn ngữ đƣợc mở


8


mang. Muốn tác động, can thiệp thì giáo d ục ngôn ngƣ̃ p hải nâng cao hiểu
biết ngôn ngƣ̃ cho ngƣ ời học đồng thời quảng bá tri thức về ngơn ngữ và
văn hố.
Con ngƣời thƣờng xun tăng thêm hiểu biết, mở rộng tri thức và tầm
nhìn, tầ m hoạt động, trong đó tri thức ngơn ngữ vừa là phƣơng tiện vừa là
động lực. Thông qua ngôn ngữ, con ngƣời tiếp nhận thông tin và tự nguyện
thay đổi thái độ hành vi theo mức độ hiểu biết. Giáo dục ngôn ngữ là tạo
hành vi tự nguyện chứ không áp đặt cho ngƣời sử dụng ngơn ngữ. Giáo dục
ngơn ngữ có mục tiêu quảng bá ngôn ngữ đồng thời quảng bá văn hoá l ồng
gộp trong ngôn ngƣ̃ thể hiện ở nội dung dạy và học tiếng.
Công cụ dạy tiếng là một bộ ba bao gồm:
Giáo viên

Chƣơng trình

Sách giáo khoa

+ Giáo viên là yế u tố quan trọng, ngƣời thầ y có nhiệm vụ hƣớng dẫn
và rèn luyện ngƣời ho ̣c trên cả phƣơng diện sáng tạo sản phẩm và hƣởng
thụ sản phẩm.
+ Chương trình mơn học : Chƣơng trình là bản định hƣớng và định
tính về nội dung, là thƣớc đo về dung lƣợng kiến thức cần trao cho ngƣời
học. Ở trƣờng phổ thơng, chƣơng trình đƣợc xây dựng theo hình xốy ốc
cịn ở bậc cao hơn thƣờng theo đƣờng thẳng đứng.
+ Sách giáo khoa: Sách giáo khoa thể hiện tính cơng cụ điển hình là
cầ u nớ i giƣ̃a ngƣời ho ̣c và ngƣời dạy.
Nguồn : Đinh Văn Đức – Nguyễn Văn Chính – Đinh Kiều Châu, Dẫn luận

Ngôn ngữ học ứng dụng [9].

9


Trong ngôn ngƣ̃ ho ̣c ƣ́ng du ̣ng
, giáo dục ngơn ngữ có hai địa hạt lớn là
:
 Giáo dục bản ngữ
 Giáo dục ngoại ngữ
b) Giáo dục bản ngữ
Theo Đinh Văn Đức – Nguyễn Văn Chính – Đinh Kiều Châu trong
Dẫn luận Ngôn ngữ học ứng dụng [9], giáo dục bản ngữ đã xuất hiện từ lâu
và là truyền thống của mỗi quốc gia, thể hiện ở giáo dục học đƣờng, khoa
cử, sáng tác văn học, sau này là báo chí - truyền thơng, trong đó dạy tiếng
mẹ đẻ ở nhà trƣờng là nội dung quan trọng. Mục tiêu giáo dục chung là
giúp cho ngƣời bản ngữ nói tốt và viết tốt hơn, nâng cao năng lực giao tiếp
và khả năng thƣởng thức nghệ thuật ngôn từ. Kênh dạy bản ngữ ở học
đƣờng rất quan trọng.
Nội dung quan trọng của việc giáo dục bản ngữ bao gồm :
+ Giáo dục văn tự (chữ viết)
+ Giáo dục ngôn ngữ trong nhà trƣờng bằng tiếng mẹ đẻ
+ Giáo dục ngôn ngữ “kĩ thuật”
Nƣớc ta đã thành công nhấ t đinh
̣ tron g việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ
với nội dung : giáo dục văn tự (chữ viết) và giáo dục ngôn ngữ trong nhà
trường bằng tiếng mẹ đẻ. Riêng giáo dục ngơn ngữ “kĩ thuật” chúng ta cịn
có những hạn chế. Giáo dục ngôn ngữ “kĩ thuật” là giáo dục ngôn ngƣ̃ theo
các nghiệp vụ, nghề nghiệp, lĩnh vực, ví dụ nhƣ: giáo dục ngơn ngữ trong
địa hạt báo chí và truyền thông (tập viết báo, kĩ thuật phỏng vấn, dẫn

chƣơng trin
̀ h , thuyết trin
̀ h trƣ ớc công chúng ,...), trong các ngh ề nghiệp
khác : kĩ thuật biên tập và xuất bản,…
c) Mục tiêu giảng dạy ngôn ngữ cho người bản ngữ
Mục tiêu giảng dạy ngôn ngữ cho ngƣời bản ngữ là giúp ngƣời bản
ngữ dùng đúng, diễn tả tốt tiếng mẹ đẻ trong các sản phẩm ngôn từ, sử

10


dụng tiếng mẹ đẻ có hiệu quả, hiểu đƣợc truyền thống ngơn ngữ văn học
dân tộc, vận dụng nó trong việc sáng tác nghệ thuật, giáo dục tiǹ h yêu v ới
tiếng mẹ đẻ gắn với văn hoá dân tộc, tạo ra những sản phẩm viết có chất
lƣợng, đúng chuẩn mực; hiểu đƣợc truyền thống ngôn ngữ văn học dân tộc,
có thể vận dụng nó trong việc sáng tạo nghệ thuật; nâng cao tình yêu với
tiếng mẹ đẻ gắn với văn hoá dân tộc. Nội dung học tiếng mẹ đẻ cần chia
thành nhiều cấp độ. Ví dụ nhƣ việc học ngữ âm là vấn đề chuẩn phát âm
chứ không phải học phát âm, hay việc cần điều chỉnh mối quan hệ giữa
tiếng phổ thông và tiếng địa phƣơng. Phát âm tiếng Việt có một độ dao
động, phải nghe đƣợc mọi giọng và viết chuẩn chính tả. Về mặt từ vựng,
mỗi ngƣời Việt lại có vốn từ vựng khác nhau, phải có khả năng đối chiếu
ngƣ̃ nghiã trong từ vựng. Về mặt ngữ pháp, về cơ bản tƣơng đối ổn định và
lâu bền. Đó chỉ là về phƣơng diện lí thuyết, cịn vận dụng vẫn có những
khác biệt. Cách dạy ngữ pháp cho ngƣời bản ngữ phải là trau dồi trong
cách nói và cách viết của ngƣời bản ngữ. Dạy ngƣời bản ngữ là dạy kỹ
năng nói và viế t . Nhƣ vậy, dạy ngƣời bản ngữ là chú trọng đến việc giới
thiệu các chuẩn mực chứ không phải là giới thiệu bản chất.
Với trƣờng hợp tiếng Việt, mục tiêu của việc giáo dục tiếng mẹ đẻ
cho ngƣời bản ngữ bắt đầu từ Giáo dục văn tự (học chữ). Mục tiêu sơ khởi

nhất là biết đọc và biết viết. Ở nƣớc ta, cho đến năm 1945, hơn 90 % dân
ta mù chữ. Đối với giặc dốt, Bác Hồ đã kí sắc lệnh Thanh toán nạn mù chữ
và thành lập Nha Bình dân h ọc vụ ngày 08 tháng 09 năm 1945 với nội
dung là trong hai năm 1946-1947, trên phạm vi toàn quốc những ngƣời từ
8-45 tuổi đều phải biết đọc và biết viết. Phong trào xoá n ạn mù chữ đó
thành cơng rất ngoạn mục, nhờ đó 90% dân ta biết đọc, biết viết. Trƣớc
năm 1945, nƣớc ta không đƣợc quyền dạy học bằng tiếng mẹ đẻ, chƣ̃ Quố c
ngƣ̃ không chin
́ h danh mà học bằng chữ Hán, thi bằng chữ Hán. Từ 1885

11


đến 1945 giáo dục ngôn ngữ bằng tiếng Pháp. Nhƣ vậy, giáo dục học
đƣờng ở Việt Nam trong suốt một thời gian dài chủ yếu là bằng ngoại ngữ.
Sau năm 1945, tiếng Việt và chữ Việt đƣợc dùng trong giáo dục học đƣờng.
Các trƣờng phổ thông dạy học bằng tiếng Việt. Từ năm 1951, các trƣờng đại
học miền Bắc cũng chuyển từ dùng tiếng Pháp sang tiếng Việt giảng dạy
(sau năm 1961 là các trƣờng đại học ở miền Nam). Do vậy, việc giáo dục
bản ngữ ở Việt Nam thực sự mới bắt đầu từ sau Cách mạng tháng 8, chữ
quốc ngữ mới có cƣơng vị chính danh ở nƣớc ta bắt đầu từ bản Tuyên ngôn
độc lập 1945, đi vào hiến pháp, trở thành công cụ giáo dục ngôn ngữ. Sau
1950, hê ̣ thố ng giáo du ̣c Viê ̣t Nam da ̣y bằ ng tiế ng Viê ̣t t ừ tiểu học đến đại
học. Năm ho ̣c 1956-1957 ở miền Bắc, có mơn Tiếng Việt trong nhà trƣờng.
Sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam (của Nguyễn Lân) dùng cho các lớp 5,
6, 7, nhƣng ngay tƣ̀ đầ u phƣơng pháp của sách đã có s ự nhầm lẫn, theo đó
mô tả ngữ pháp tiế ng Viê ̣t cho ngƣời bản ngƣ̃ giố ng với dạy tiế ng Viê ̣t nhƣ
mô ̣t ngoại ngữ.
Bên cạnh việc giới thiệu chuẩn mực, dạy tiếng mẹ đẻ cho ngƣời bản
ngƣ̃ còn phải hƣớng đế n các mu ̣c tiêu : giáo dục bản ngữ dựa trên cơ sở tiếp

nhận xã hội, hƣớng dẫn ngƣời bản ngữ sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu
quả hơn, có hiệu lực hơn ngƣ̃ năng của mình . Cũng trong Dẫn luận Ngôn
ngữ học ứng dụng [9], Đinh Văn Đức – Nguyễn Văn Chính – Đinh Kiều
Châu đã chỉ rõ các mục tiêu giáo dục bản ngữ để hƣớng ngƣời ta tới chỗ:
- Hiểu đúng, nói đúng, viết đúng theo những chuẩn mực xã hô ̣i (chuẩn
mực này hình thành trong quá trình l ịch sử và ln ln hiện đại hố trên
hai phƣơng diện “đúng” và “hay”).
- Có đƣợc tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ và góp phần làm cho nó ngày một
phong phú.
- Thƣởng thức sản phẩm nghệ thuật ngôn từ.

12


Dạy ngôn ngữ cho ngƣời bản ngữ không phải là giới thiệu bản chất
ngôn ngữ mà phải hƣớng đến việc giới thiệu các chuẩn mực và rèn luyện kĩ
năng sử dụng ngơn ngữ trong hồn cảnh thực tế. Cụ thể là:
+ Sửa chữa lỡi ngữ âm theo hƣớng chuẩn hóa.
+ Nhận diện và biế t làm ch ủ nghĩa của từ ngữ, giải thích ý nghĩa của từ,
sử dụng từ ngữ cho đúng (trong đó từ điển là một cơng cụ quan trọng).
+ Viết đúng chính tả (khía cạnh quốc gia), viết đúng và đẹp.
+ Sử dụng các loại dấu ngắt câu, tập viết các đoạn văn, tổ chức văn bản
từ đơn sơ đến phức tạp (ngữ pháp chức năng).
+ Học kĩ năng thuyết trình, kĩ năng nói trƣớc cơng chúng.
+ Dạy các nghi thức của lời nói nhƣ chào hỏi, hỏi han, phân định, cầu
khiến,...
+ Dạy cho học trò phép lịch sự trong ngôn từ giao tiế p.
+ Nâng cao kĩ năng và chất lƣợng của việc chế tạo sản phẩm ngôn ngữ
+ Nâng cao chấ t lƣơ ̣ng văn hoá đọc.
(Nguồn : Đinh Văn Đức – Nguyễn Văn Chính – Đinh Kiều Châu, Dẫn

luận Ngôn ngữ học ứng dụng, [9]).
Trong Tiếng Việt thực hành [29], Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt
Hùng đã nêu rõ “sử dụng tiếng Việt cho trong sáng là sử dụng theo các
chuẩn mực của tiếng Việt”. Các chuẩn mực này đƣợc hình thành trong thực
tế sử dụng tiếng Việt suốt quá trình phát triển lịch sử của nó, và đƣợc cả
cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận. Theo các tác giả này, các chuẩn mực đó
bao gồm :
+ Chuẩn mực về phát âm và chữ viết : Cần nói theo các chuẩn mực về
ngữ âm (âm thanh và ngữ điệu), khi viết cần viết theo đúng các chuẩn mực
hiện hành về chữ viết (dạng chữ, kiểu chữ, chính tả, viết hoa, các dấu câu,
các kí hiệu chữ viết, các cách phiên âm hoặc chuyển tự tiếng nƣớc ngoài)…

13


+ Chuẩn mực về từ ngữ : Chuẩn mực về từ đòi hỏi việc sử dụng từ
phải đạt đƣợc những yêu cầu về những phƣơng diện : âm thanh, hình thức
cấu tạo, kết hợp ngữ pháp, nội dung ngữ nghĩa, màu sắc phong cách…
Đồng thời nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ còn
đòi hỏi phát triển vốn từ của tiếng Việt sao cho vừa giàu có, vừa phong
phú, lại vừa giữ gìn bản sắc tinh hoa của tiếng Việt, tránh lạm dụng từ ngữ
nƣớc ngồi một cách tùy tiện, khơng cần thiết, tránh phiên âm tiếng nƣớc
ngoài một cách thiếu nhất quán, thiếu thống nhất.
+ Chuẩn mực về ngữ pháp : Những chuẩn mực này biểu hiện ở việc
cấu tạo các từ, ở việc kết hợp các từ thành cụm từ và câu, ở việc cấu tạo và
sử dụng các kiểu câu, ở việc cấu tạo các phần của văn bản và văn bản thuộc
các loại khác nhau. Các chuẩn mực này đƣợc đúc kết thành các quy tắc ngữ
pháp và các quy tắc sử dụng. Chúng rất cần thiết cho sự hiểu biết về tiếng
Việt và cho việc sử dụng tiếng Việt.
+ Chuẩn mực về phong cách : Những chuẩn mực này xác định những

đặc điểm tất yếu của việc dùng tiếng Việt trong các lĩnh vực giao tiếp và
các tình huống giao tiếp khác nhau của cuộc sống xã hội.
1.2.

Ngữ pháp và ngữ pháp tiếng Việt

1.2.1. Ngữ pháp và ngữ pháp học
Đối với giới Việt ngữ học, ngữ pháp thƣờng đƣợc hiểu là một trong ba
bộ phận cấu thành ngôn ngữ, đó là : ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tƣơng
ứng với ba bộ phận này là ba bộ môn truyền thống làm nên ngôn ngữ học:
ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Ngữ âm là thành phần âm thanh
của ngôn ngữ. Từ vựng là tập hợp tồn bộ vốn từ của một ngơn ngữ với
những đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và các quan hệ trong các
bình diện khác nhau của từ.

14


Về ngữ pháp truyền thống, khi nói đến một ngơn ngữ nào đó ngƣời ta
thƣờng hình dung đó là một hệ thống đƣợc lập thành từ hai bộ phận cơ bản:
tập hợp các yếu tố ngôn ngữ và tập hợp các qui tắc chi phối sự hoạt động
của các yếu tố đó. Tồn bộ các qui tắc chi phối hoạt động của một bộ máy
ngơn ngữ chính là ngữ pháp của ngôn ngữ ấy.
Ngữ pháp vốn là một thuật ngữ Hán – Việt có nguồn gốc từ tiếng châu
Âu bắt nguồn từ gốc Hi Lạp cổ grammatikètechnè có nghĩa là “nghệ thuật
viết”. Ngữ pháp là cái luôn tồn tại một cách cụ thể, khách quan trong một
ngơn ngữ, nó có thể đƣợc các nhà khoa học phát hiện, lấy làm đối tƣợng
nghiên cứu mơ tả và giải thích. Ngữ pháp là “toàn bộ những quy tắc cấu tạo
của các đơn vị ngữ pháp (hình vị, từ, cụm từ, câu,…), quy tắc biến đổi và
biến đổi các đơn vị ấy để tạo nên những sản phẩm lời nói. Nói cách khác,

ngữ pháp là tất cả các quy tắc, mẹo luật cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ
để tạo nên những đơn vị lớn hơn trong giao tiếp ngôn ngữ, trong đó có cả
các quy tắc cấu tạo và kết hợp các cụm từ, các câu” (Mai Ngọc Chừ, Nhập
môn ngôn ngữ học, [8 – 257]). Ngành khoa học ngôn ngữ chuyên nghiên
cứu về ngữ pháp đƣợc gọi là ngữ pháp học còn đối tƣợng đƣợc ngữ pháp
học hƣớng vào để nghiên cứu chính là ngữ pháp.
Ngữ pháp học là bộ mơn ngơn ngữ học nghiên cứu các hình thức
biến đổi từ, các mơ hình kết hợp từ và các kiểu câu trong sự trừu tƣợng hóa
khỏi ý nghĩa vật chất cụ thể của các từ, cụm từ và câu. Nói cách khác, ngữ
pháp học nghiên cứu các cách thức và phƣơng tiện cấu tạo từ và câu. Ngữ
pháp học bao gồm từ pháp học và cú pháp học.
+ Từ pháp học : đối tƣợng nghiên cứu là các từ, với mục đích xác
định các quy tắc cấu tạo từ, quy tắc biến đổi từ, đặc điểm ngữ pháp
của các từ loại.

15


+ Cú pháp học : nghiên cứu quy tắc cấu tạo cụm từ và câu (kết hợp
các từ thành cụm từ, kết hợp các từ, cụm từ thành câu, tổ chức các thành
phần câu và các kiểu câu).
Nhƣ vậy, so với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp có tính khái quát cao
hơn : những khái niệm ngữ pháp bao quát hàng loạt hiện tƣợng ngôn ngữ,
những quy tắc ngữ pháp hoạt động trong rất nhiều đơn vị ngôn ngữ cụ thể.
1.2.2. Các đặc điểm của ngữ pháp
a) Tính khái qt
Nhƣ đã biết, ngơn ngữ có tính khái qt. So với các bộ phận khác
của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng) thì ngữ pháp có tính khái qt cao hơn. Vì
ngữ pháp là tồn bộ quy tắc, quy luật biến hình từ, đặc tính ngữ pháp của từ
loại và các quy tắc kết hợp từ tạo nên cụm từ và câu.

b) Tính hệ thống
Nói đến hệ thống là nói đến các yếu tố lớn hơn hai và mối quan hệ
giữa chúng. Ngữ pháp của mỗi ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn
vị, kết cấu và quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị đó. Do đó, ngữ pháp có
tính hệ thống.
c) Tính bền vững
So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp biến đổi ít hơn và chậm hơn.
Trong nhiều thế kỉ, ngữ pháp của một ngơn ngữ dù có ít nhiều biến đổi
nhƣng vẫn giữ đƣợc cái cốt lõi của nó. Chính vì vậy ngữ pháp có tính bền
vững.
1.2.3. Ngữ pháp tiếng Việt
Ngữ pháp tiếng Việt là một trong những nội dung quan trọng trong
dạy và học tiếng Việt. Nội dung này từ lâu đã đƣợc các tác giả quan tâm và
đề cập đến trong nhiều cơng trình khác nhau với nhiều quan điểm khác
nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ xin khái quát một số tài liệu tiêu biểu về nghiên
cứu ngữ pháp tiếng Việt.

16


Trƣớc tiên, về lí luận, phải kể đến một giáo trình cơ bản về lí luận
tiếng Việt : cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ) [6]
của Nguyễn Tài Cẩn.
Bên cạnh đó, tác giả Diệp Quang Ban cũng có hai giáo trình tiêu
biểu về ngữ pháp tiếng Việt. Một là giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (hai tập,
tập một viết chung với Hoàng Văn Thung) [2] [3], là giáo trình đã đƣợc
Hội đồng thẩm định sách đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu
làm sách dùng chung cho các trƣờng Đại học Sƣ phạm. Hai là cuốn sách
Ngữ pháp tiếng Việt (Bộ mới) [4] đƣợc tác giả biên soạn trong nhiều năm
và xuất bản lần đầu năm 2005, đề cập tới các địa hạt khác nhau của ngữ

pháp tiếng Việt, đồng thời kết hợp đƣợc giữa quan điểm ngữ pháp truyền
thống và ngữ pháp chức năng, giữa kiến thức nghiên cứu giảng dạy ở bậc
đại học và ngữ pháp nhà trƣờng phổ thông mà tác giả đã dày công biên
soạn trong mấy chục năm.
Về thực hành, có thể kể đến các giáo trình : Ngữ pháp tiếng Việt
[30] của tác giả Bùi Minh Tốn (Chủ biên) và Nguyễn Thị Lƣơng, là giáo
trình đƣợc biên soạn theo chƣơng trình đào tạo giáo viên Ngữ văn thuộc
Dự án Đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình phục
vụ cho việc dạy và học học phần Ngữ pháp tiếng Việt trong trƣờng Cao
đẳng Sƣ phạm ; Ngữ pháp tiếng Việt (dùng cho sinh viên, giáo viên ngành
giáo dục tiểu học) [19] của tác giả Nguyễn Thị Ly Kha.
Ngồi những cơng trình tổng quát về ngữ pháp tiếng Việt nêu trên,
cũng có nhiều nghiên cứu đi vào từng phƣơng diện của ngữ pháp tiếng
Việt. Ở cấp độ từ pháp có thể thấy các vấn đề liên quan đến đơn vị cấu tạo
từ và các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đƣợc thể hiện sâu sắc và đa dạng qua
các cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản (Nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Việt – Tập một [22]), Nguyễn Tài Cẩn (Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng Từ ghép – Đoản ngữ [6]), Ngoài ra cịn có các cơng trình Từ pháp học

17


tiếng Việt của Nguyễn Văn Chính [7], Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại [12]
của Đinh Văn Đức.
Ở cấp độ cú pháp, các nhà ngôn ngữ cũng đã công bố hàng loạt
cơng trình nghiên cứu về cú pháp tiếng Việt từ các góc nhìn lí thuyết khác
nhau: Nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai [23] của Nguyễn Kim Thản
ảnh hƣởng sâu sắc lí thuyết “từ tổ” của Nga, Ngữ pháp tiếng Việt – Câu
[21] của Hoàng Trọng Phiến dung hoà giữa ngữ pháp truyền thống và ngữ
pháp cấu trúc, Thành phần câu tiếng Việt [28] của Nguyễn Minh Thuyết và
Nguyễn Văn Hiệp nghiêng theo lí thuyết thành phần câu của S.E

Jakhontov, Tiếng Việt – Sơ thảo Ngữ pháp chức năng [13] của Cao Xuân
Hạo theo đƣờng hƣớng của Ngữ pháp chức năng, Cú pháp tiếng Việt [18]
của Nguyễn Văn Hiệp theo cách tiếp cận của Ngữ pháp ngữ nghĩa.
Ở cấp độ trên câu, đáng chú ý là các nghiên cứu của Trần Ngọc
Thêm về đoạn văn, văn bản và liên kết văn bản trong đó Hệ thống liên kết
văn bản tiếng Việt [25] của Trần Ngọc Thêm đƣợc coi là cơng trình nghiên
cứu có hệ thống đầu tiên về ngữ pháp văn bản tiếng Việt, mở đƣờng cho
các nghiên cứu về văn bản và diễn ngôn sau này.
Những tƣ liệu vừa nêu ở trên chính là những tƣ liệu bổ ích cho việc
thực hiện đề tài luận văn của chúng tôi.
Trong các quan điểm về ngữ pháp tiếng Việt nêu trên, để phù hợp
và thuận tiện cho sự triển khai của đề tài, luận văn của chúng tôi xin chọn
quan điểm của Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung trong giáo trình Ngữ
pháp tiếng Việt (hai tập) [2] [3], làm căn cứ cho các so sánh giữa hai
phƣơng diện học thuật và thực hành trong quá trình thực hiện đề tài của
mình. Lí do cho việc lựa chọn này là:
+ Thứ nhất, giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (hai tập) của Diệp
Quang Ban – Hoàng Văn Thung là giáo trình đã đƣợc Hội đồng thẩm định

18


sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu làm tài liệu dùng chung cho các
trƣờng Đại học Sƣ phạm, cũng là giáo trình đƣợc biên soạn theo chƣơng
trình cải tiến dùng cho sinh viên khoa Ngữ văn các trƣờng Đại học Sƣ
phạm trong cả nƣớc.
+ Thứ hai, Diệp Quang Ban là một trong những tác giả tham gia
biên soạn phân môn tiếng Việt trong SGK Ngữ văn THCS hiện hành mà
chúng tôi khảo sát.
Theo Diệp Quang Ban trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt [2] [3],

ngữ pháp học gồm các phân môn : từ pháp, từ loại học (là bộ phận nằm
trong từ pháp), cú pháp học. Tiếng Việt là ngơn ngữ khơng có phụ tố biến
hình từ (đơn lập) và âm tiết tính. Hai đặc trƣng này chi phối toàn bộ tổ chức
bên trong của hệ thống ngơn ngữ Việt và địi hỏi cách nhìn nhận hệ thống
có chú ý đến đặc điểm riêng của loại hình ngôn ngữ này.
a) Từ pháp trong nghĩa rộng, bao gồm việc nghiên cứu cấu trúc hình
thức của từ, hiểu rộng bao gồm sự biến đổi hình thái và sự cấu tạo của từ.
Tiếng Việt khơng có phụ tố biến hình từ, việc nghiên cứu cấu trúc nội tại
của từ cũng tức là nghiên cứu cấu tạo từ về mặt ngữ pháp. Vậy, đối với
tiếng Việt, thuật ngữ “từ pháp” về cơ bản là đồng nhất với thuật ngữ “cấu
tạo từ”.
Cấu tạo từ là hiện tƣợng thuộc về cấu trúc nội tại của một loại đơn vị
trong hệ thống ngôn ngữ và chủ yếu có ý nghĩa đối với việc xác định loại
hình cấu trúc của ngơn ngữ, có cơ sở trong chức năng cấu tạo nghĩa bên
trong hệ thống ngôn ngữ.
Theo Diệp Quang Ban, sự phân loại từ theo cấu tạo bằng cách phối hợp
cơ sở tiếng và cơ sở từ tố nhƣ sau :

19


TỪ
TỪ ĐƠN

TỪ PHỨC

(một tiếng)

(nhiều tiếng)


TỪ LÁY

TỪ ĐƠN TỐ

TỪ GHÉP

TỪ ĐA TỐ

Phân loại từ theo cấu tạo ngữ pháp về mặt số lƣợng tiếng khơng phải chỉ
vì lẽ đó là cách phân loại giản tiện nhất và có tính chất cổ truyền, có lịch sử
sâu xa trong Việt ngữ học, mà chủ yếu là vì tầm quan trọng của tiếng trong
ngơn ngữ Việt. Về mặt sƣ phạm, sự tiện lợi của cách phân chia từ đơn, từ
phức là việc không phải bàn. Phân chia là vậy nhƣng Diệp Quang Ban chỉ đi
sâu vào từ ghép và từ láy. Trong từ ghép có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính
phụ. Trong từ ghép đẳng lập có từ ghép gộp nghĩa, từ ghép lặp nghĩa, từ ghép
đẳng lập đơn nghĩa, và còn bàn thêm về hiện tƣợng di chuyển kiểu ở từ ghép
đẳng lập và về trật tự các từ tố trong từ ghép đẳng lập. Trong từ ghép chính
phụ lại phân chia ra từ ghép chính phụ dị biệt và từ ghép chính phụ sắc thái
hóa. Từ láy đƣợc phân chia theo mặt số lƣợng tiếng : từ láy đôi, láy ba, láy tƣ.
Trong giáo trình, Diệp Quang Ban cịn bàn thêm về các phƣơng diện bậc láy,
nghĩa của từ láy, hiện tƣợng di chuyển kiểu trong cấu tạo từ, sơ lƣợc về hiện
tƣợng chuyển biến ý nghĩa trong cấu tạo từ.
b) Vốn từ của một ngơn ngữ có thể nghiên cứu trên các bình diện ngữ
âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp. Từ loại học là bộ phận nằm trong từ pháp,

20


×