Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Sự dung hợp phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

PHAN NHẬT TRINH
(Thích Nguyên Hạnh)

SỰ DUNG HỢP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƢỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT

Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ KIM OANH

HÀ NỘI - 2011

i


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ
và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tỏc gi lun vn



Phan Nht Trinh
(Thớch Nguyờn Hạnh)

ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này,trước hết tôi xin trân trọng cám
ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Khoa triết
học, các Thầy Cơ giáo đã đào tạo cho tơi có được ngày hôm nay.
Cám ơn TS Trần Thị Kim Oanh, Người thầy đầy tâm huyết trong suốt
quá trình học cũng như q trình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, Con xin đãnh lể và tri ân Chư tôn thiền đức lãnh đạo
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt nam,Thành hội Phật giáo Hà nội đã
động viên và tạo mọi đièu kiện cho con trong suốt quá trình học và làm
luận văn này.
Cám ơn quý đồng môn, gia đình cũng như q Phật tử đã kích lệ và
trợ dun cho tơi.
Kính chúc Ban giám hiệu nhà trường các Thầy Cô giáo nhiều sức
khoẻ và thành tựu trên bước đường lựa chọn của mình,nhằm mang lại
những kiến thức cho các thế hệ đi sau.!
Kính chúc Chư tơn thiền đức Tăng- ni lãnh đạo Trung ương giáo hội
cũng như chư Đồng môn thân tâm an lạc, đạo tâm kiên cố, pháp thể khinh
an chúng sinh dị độ và vững bước trên con đường lợi lạc quần sinh!
Hà Nội,ngày 1 tháng 12 năm 2011
Tác giả luận văn
Phan Nhật Trinh
(Thích Nguyên Hạnh)


iii


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... i
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN SỰ DUNG HỢP PHẬT
GIÁO VỚI TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN NGƢỜI VIỆT ...... 8
1.1. Khái niệm tín ngƣỡng và bản chất thờ cúng tổ tiên của ngƣời
Việt ......................................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng................................................................... 8
1.1.2. Bản chất tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ................ 20
1.2. Sự tiếp nhận Phật giáo của ngƣời Việt và quan niệm về tổ tiên
trong Phật giáo ....................................................................................... 29
1.2.1. Sự tiếp nhận Phật giáo của người Việt ....................................... 29
1.2.2. Quan niệm tổ tiên trong Phật giáo.............................................. 38
Chƣơng 2: SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƢỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT (Qua khảo sát một số chùa
ở Hà Nội) .................................................................................................... 46
2.1. Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt .............................................. 46
2.1.1. Biểu hiện trong thực hành tín ngưỡng ....................................... 46
2.1.2. Biểu hiện trong thực hành nghi lễ thờ cúng ............................... 57
2.2. Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
trong cách thức bài trí ngơi chùa ......................................................... 68
2.2.1. Biểu hiện trong kiến trúc ............................................................ 68
2.2.2. Biểu hiện trong cách thức bài trí thờ tự .................................... 78
2.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị văn hóa hội nhập giữa

Phật giáo với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt ................. 88
KẾT LUẬN ................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 99

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ V trước Công nguyên,
được truyền sang Việt Nam vào những năm đầu Công nguyên, do các tăng sĩ
và thương gia Ấn Độ đến Việt Nam bằng đường biển. Sau này, Phật giáo còn
được truyền vào Việt Nam bằng đường bộ do các nhà sư Trung Hoa sang
giảng kinh.
Trước khi có Phật giáo du nhập, thờ cúng tổ tiên vừa là một đạo lý,
vừa là một tín ngưỡng của người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm
tin vào sự linh thiêng của tổ tiên, dù họ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn
bên cạnh con cháu, phù hộ cho con cháu khi gặp tai ương, rủi ro; vui mừng
khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều tốt
lành và cũng quở trách con cháu (mà không trừng phạt) con cháu khi làm
điều ác. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng nhẹ nhàng trong tâm hồn con người,
nhưng luôn sâu lắng và đi vào tâm thức của mọi người con đất Việt. Người
Việt dù đi đâu, ở đâu, vẫn hướng về quê cha đất tổ, nơi có bàn thờ tổ tiên,
nơi có mồ mả cha ơng mình. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết về tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta như sau:
“Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam ta khơng có tơn giáo theo nghĩa thơng
thường như nhiều nước khác. Cịn nói tơn giáo là thờ cúng, thì mọi người đều
thờ cúng ơng bà, mọi người đều thờ cúng tổ tiên, làng thì thờ thành hoàng và
các bậc anh hùng cứu nước, các tổ phụ, các ngành nghề, các danh nhân văn
hóa...”[20;75].

Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo chính thống, đã gạt bỏ phần
triết lý xa xơi, khó hiểu, trở về với cuộc sống trần thế hàng ngày. Kết hợp
với tín ngưỡng bản địa (tục thờ cúng tổ tiên), với những nguyện vọng, ước

1


mơ của người lao động, Phật giáo đã thấm sâu vào trong dân chúng, tồn tại
và phát triển qua nhiều đời, nhiều thế hệ và được đông đảo nhân dân Việt
Nam hưởng ứng. Phật giáo được Việt hóa đã có sức sống vô cùng mạnh mẽ
trong đời sống tinh thần của nhân dân, tạo nên sự dung hợp với truyền
thống văn hóa dân tộc trên mọi khía cạnh: lễ hội, tín ngưỡng, phong tục,
tập quán...
Bước vào hội nhập, phát triển kinh tế thị trường, cùng với chính sách
tự do tơn giáo của Đảng, Nhà nước, các tơn giáo đều có sự khởi sắc mạnh
mẽ, nhất là đạo Phật. Số lượng các tín đồ khơng ngừng tăng cao, các hoạt
động tơn giáo tín ngưỡng “rầm rộ”, sơi nổi và đa dạng...
Phật giáo đã và đang đồng hành cùng dân tộc, xây dựng một xã hội
văn minh, bình đẳng, bắc ái…. Kết hợp với những yếu tố văn hóa truyền
thống (cụ thể là Tục thờ cúng tổ tiên), Phật giáo đã góp phần nâng cao, làm
phong phú, đa dạng thêm kho tàng văn hóa truyền thống tốt đẹp của người
Việt nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường đã làm cho một số hoạt
động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng Phật giáo bị lệch lạc, “biến
tướng”.
Những lý do trên cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
“Sự dung hợp Phật giáo với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời
Việt” (qua khảo sát tại một số chùa ở Hà Nội), để có thể giúp các cơ quan
chức năng, các nhà quản lý văn hóa tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá
trị đạo đức, mối quan hệ tốt đẹp giữa Phật giáo và Tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên tạo nên, trong bối cảnh hội nhập để xây dựng đất nước. Đồng thời, rút
ra những bài học kinh nghiệm trong vấn đề quản lý tơn giáo tín ngưỡng nói
chung và trước những biến tướng về hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
thờ Phật nói riêng.

2


2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam luôn được các nhà khoa học
quan tâm với những cơng trình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Những năm gần đây, sự dung hợp của các tôn giáo ngoại nhập, đặc biệt là
Phật giáo với văn hóa dân tộc nói chung và các tín ngưỡng nói riêng, là
những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước lựa chọn, tìm
hiểu. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như sau:
Trước hết nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam, có cơng
trình tiểu biểu: Lê Mạnh Thát (2001) với “Lịch sử Phật giáoViệt Nam” (2
tập); Nguyễn Lang (2008) với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (3 tập);
Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1989) với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”; (2
tập); Thánh Nghiêm (1995, Bản dịch) “Lịch sử Phật giáo thế giới”; Tịnh
Hải (1992, Bản dịch) “Lịch sử Phật giáo thế giới”; Thích Thanh Kiểm
(1989) “Lịch sử Phật giáo Ấn Độ”…
Phải nói rằng các cơng trình khoa học nêu trên khám phá rất cặn kẽ,
rành mạch và chuẩn xác về Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo thế giới
- một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm và không phải với tư
cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu và vẫn
thường xuyên được bản địa hóa để trở thành một phần tâm linh của dân tộc
Việt Nam; không phải chỉ là một tôn giáo đơn thuần mà cao hơn, cịn là
một thành tố trọng yếu của văn hóa, tư tưởng; và không phải là một thành
tố rời rạc, phiến đoạn, mà luôn luôn hiện diện như một hệ thống, có sức vận

động và phát triển tự thân trong suốt tiến trình lịch sử.
Thứ hai, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, từ trước đến nay trên thế giới và Việt Nam đã có một số cơng
trình nổi bật như: X.A.Tơcarev (1994) “Các hình thức tơn giáo sơ khai và
sự phát triển của chúng”; Vũ Quỳnh (1992) “Lĩnh Nam trích quái”; Lý Tế

3


Xuyên (1992) “Việt điện U linh”; Phan Kế Bính (1995) “Việt Nam phong
tục”; Toan Ánh (1996) “Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam”; Vũ
Ngọc Khánh (1996) “Tín ngưỡng làng xã”; Trần Đăng Sinh (2002) “Những
khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”; Trương Thìn (2010)
“Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa miếu phủ”…
Đây là những cơng trình nghiên cứu cơng phu, tập hợp tất cả các vấn
đề về phong tục tập quán cũng như tục thờ cúng tổ tiên của người Việt dưới
nhiều góc độ khác nhau. Qua đó khẳng định rằng, mỗi dân tộc có một nền
văn hóa với bản sắc riêng. Những yếu tố cơ bản cấu thành nên bản sắc của
một nền văn hóa riêng đó là phong tục, tập quán và nghi lễ dân gian truyền
thống. Sự lưu giữ trường tồn phong tục tập quán trong một nền văn hóa nói
lên sức sống của dân tộc. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến
vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ ba, xoay quanh vấn đề nghiên cứu mối quan hệ các tơn giáo với
tín ngưỡng Việt Nam có các cơng trình: Trần Quốc Vượng (2003) “Văn
hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm”; Tạ Chí Đại Trường (1989) “Thần,
Người đất Việt”; Léopld Cadiere (1997, Bản dịch) “Về văn hóa và tín
ngưỡng truyền thống người Việt”…
Dung hợp tôn giáo ngoại nhập với tín ngưỡng bản địa trong quá khứ,
hiện tại hay tương lai, chính là chất keo gắn kết, tạo sự giao lưu, hịa hợp
với dân tộc, góp phần cơ bản làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, những vẫn

khơng hề mất đi căn tính đức tin tơn giáo. Vì vậy, đây là những cơng trình
nghiên cứu đáng lưu ý để chúng tôi tri ân, kế thừa trong bài viết của mình.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu lớn nêu trên còn phải kể đến
một số bài viết nghiên cứu khoa học đăng tải trên các kỷ yếu, các tạp chí
như: Tạp chí nghiên cứu Tơn giáo, Tạp chí Cộng sản, tạp chí Triết học, Tạp
chí nghiên cứu Lý luận…, tiêu biểu là “Nghiên cứu tơn giáo, tín ngưỡng

4


chặng đường 20 năm (1991 - 2011)” và “Những vấn đề tôn giáo hiện nay”
của Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân
văn quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam)… Những bài viết
này chủ yếu tập trung vào sự gợi mở những vấn đề về một tơn giáo hoặc tín
ngưỡng cụ thể; hoặc lý luận về tôn giáo, hoặc nhận thức và vấn đề thực tiễn
của tôn giáo trước kia cũng như hiện nay, đồng thời cũng đã đưa ra một số
luận điểm khoa học cho việc hoạch định chính sách tôn giáo cho Đảng và
Nhà nước.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có được những cơng trình nghiên
cứu chun sâu và cụ thể về sự dung hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt dưới góc độ tơn giáo học, triết học. Vì vậy, qua
việc khảo sát ở một số chùa tại Hà Nội, chúng tôi sẽ phát triển và làm sáng
tỏ sự dung hợp đó qua một số biểu hiện cụ thể: đời sống tín ngưỡng, nghi lễ
thờ cúng…. Qua đó, đề xuất một số vấn đề nhằm phát huy những giá trị
truyền thống văn hóa dân tộc mà Phật giáo đã dung hợp với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu làm rõ sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở một số chùa tại Hà Nội), trên

cơ sở đó đưa ra một kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa mà sự dung hợp này mang lại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất: Luận văn phân tích cơ sở lý luận tiếp cận sự dung hợp
Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.

5


Thứ hai: Phân tích những biểu hiện của sự dung hợp Phật giáo với
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở một số chùa tại
Hà Nội) trên một số lĩnh vực: đời sống văn hóa tín ngưỡng; nghi lễ thờ
cúng và đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc
trong q trình dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu một số biểu hiện sự dung hợp Phật giáo với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở một số ngôi chùa
tại Hà Nội, trong đó tập trung khảo sát, nghiên cứu sâu ở các chùa Tảo
Sách, Bồ Đề, Pháp Vân), trên một số biểu hiện cụ thể như đời sống văn hóa
tín ngưỡng; nghi lễ thờ cúng….
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, quan
điểm mác xít như: quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Luận văn cũng kế thừa những kết quả của các cơng trình nghiên cứu

trong và ngoài nước về Phật giáo, Phật giáo Việt Nam và tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp
tơn giáo học, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái qt, thống
kê, lơ gíc cụ thể…

6


6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát một số chùa ở Hà Nội) trên một
số lĩnh vực biểu hiện như: đời sống văn hóa tín ngưỡng; nghi lễ thờ cúng
trong gia đình và ở Chùa. Luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm phát huy
giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong q trình dung hợp giữa Phật
giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở khảo sát một số chùa ở Hà Nội, luận văn
tìm hiểu và phân tích sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt trên một số lĩnh vực biểu hiện cụ thể: đời sống văn hóa tín
ngưỡng; nghi lễ thờ cúng trong chùa và gia đình.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy về tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng,
cho việc hoạch định chính sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước .
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục
lục, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết.

7



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN SỰ DUNG HỢP PHẬT GIÁO
VỚI TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN NGƢỜI VIỆT
1.1. Khái niệm tín ngƣỡng và bản chất thờ cúng tổ tiên của
ngƣời Việt
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng
Suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, tín ngưỡng ln là hiện tượng
phổ biến trong mọi xã hội. Tín ngưỡng được biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy mà các nhà nghiên
cứu đã nhận xét, phân tích dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.
Trước hết, từ góc độ của xã hội học, các nhà xã hội học phương Tây
hiện đại như Spencer, Durkhiem… đã xem xã hội như một hiện thực siêu
hình được nuôi dưỡng bằng ý thức tập thể. Mà ý thức tập thể được tạo dựng
bởi những niềm tin, những tình cảm của mỗi thành viên. Trong xã hội, các
thành viên của một tập thể có chung một tín ngưỡng. Tín ngưỡng là một
yếu tố tạo nên sự cố kết và thống nhất của một tập thể, của nhóm xã hội.
Đó là niềm tin vào cái thế tục và cái thiêng liêng. Cái thế tục và cái thiêng
liêng là tính chất chung của mọi tín ngưỡng, tơn giáo. Durkhiem cho rằng
tín ngưỡng là những trạng thái tư tưởng nằm ở các biểu tượng và được thể
hiện thông qua các nghi lễ thờ cúng: “Trên cơ sở của tất cả các hệ thống tín
ngưỡng và các hình thức thờ cúng đó, nhất thiết phải có một số biểu trưng
cơ bản và các thái độ mang tính nghi lễ, bất chấp sự đa dạng về hình thức
khốc lên chúng ở đâu chúng cũng đều có cùng một ý nghĩa khách quan
như nhau và cùng thực hiện những chức năng như nhau”[35;62].
Từ góc độ dân tộc học, Wschmidt đã xem xét tín ngưỡng chẳng qua
chỉ là hình thức tơn giáo ngun sơ - tiền tôn giáo, là niềm tin vào một vị

8



chúa vĩ đại và vĩnh hằng, nhân từ và sáng tạo đang ngự trị trên trời. Tín
ngưỡng là hiện tượng phổ biến có ở giai đoạn khởi đầu của mọi dân tộc”
[90;30].
Từ góc độ triết học, ngay trong thời cổ đại, các nhà triết học duy tâm
khách quan như Platôn, Hêghen… đã xuất phát từ thực thể tinh thần như “ý
niệm”, “ý niệm tuyệt đối” để lý giải hiện tượng tín ngưỡng tơn giáo. Vì
vậy, họ cho rằng tín ngưỡng tơn giáo là sức mạnh thần bí thuộc tinh thần
tồn tại vĩnh hằng, là nhân tố chủ yếu đem lại sinh khí cho con người.
Các nhà triết học duy tâm chủ quan lại cho rằng, tín ngưỡng tơn giáo
là thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại khơng phụ thuộc
vào hiện thực khách quan.
- Nhìn chung, những quan điểm trên về tín ngưỡng của các nhà khoa
học nói trên cho thấy, do hạn chế về mặt lịch sử và lợi ích giai cấp nên đã
có những nhận xét thiếu cơ sở khoa học. Quan điểm duy tâm cho tín
ngưỡng là hiện tượng thần bí, siêu thực, chỉ có thể cảm nhận được, chứ
khơng lý giải được. Các nhà triết học duy tâm đã sai lầm khi lấy ý thức tinh
thần để lý giải một hiện tượng cũng thuộc lĩnh vực tinh thần là tín ngưỡng
tơn giáo.
Triết học mác xít đã có một bước bộc phá khi xem xét, lý giải tín
ngưỡng tơn giáo từ những cơ sở thực tiễn của nó. C.Mác khẳng định: “Đời
sống xã hội về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang
đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong
thực tiễn của con người trong sự hiểu biết thực tiễn ấy”[49;12].
Tiếp cận nghiên cứu tôn giáo trên cơ sở nền tảng duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Tín
ngưỡng tơn giáo được các nhà kinh điển mác xít coi là một hiện tượng lịch
sử, sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định. Thời đại C.Mác và


9


Ph.Ăngghen, xã hội phương Tây khi xem xét tín ngưỡng thường được hiểu
là tín ngưỡng tơn giáo, và cụ thể là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên,
trong q trình nghiên cứu, C.Mác, Ph.Ăng ghen đã đề cập tới tín ngưỡng
tơn giáo ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong hồn cảnh lịch sử cụ thể khác
nhau. Các ông cho rằng về cơ bản tín ngưỡng khơng khác gì thần linh, hai
cái đều là tôn giáo đang ngự trị con người. Ở đây tín ngưỡng với hàm nghĩa
tín ngưỡng tơn giáo[58;9-10].
Qua các tác phẩm kinh điển, C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng định: Tín
ngưỡng là một yếu tố của đời sống xã hội, hơn nữa là sản phẩm của lịch sử
xã hội do con người sáng tạo ra. Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã
hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tín
ngưỡng là niềm tin của con người vào sự tồn tại và sự cứu giúp của một
thực thể siêu nhiên nào đó được thể hiện qua hệ thống nghi lễ.
Một số học giả Việt Nam cũng đưa ra quan điểm của mình về tín
ngưỡng như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt thì tín ngưỡng có nghĩa là lịng tin và sự
ngưỡng mộ một tơn giáo hay một chủ nghĩa: “tín ngưỡng là tin theo một
tơn giáo nào đó”[84;960]. Một trong những quan điểm cụ thể và sát hợp
nhất cho rằng: “tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng
thiêng, một sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con
người suy tôn, gán cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà
chưa nhận thức được. Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hố của con người
được hình thành tự phát trong mối quan hệ của con người với chính mình
với người khác và với giới tự nhiên”[61;7]. Theo Từ điển tôn giáo, tín
ngưỡng được hiểu: “Tín ngưỡng là lịng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng
vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang
hình thức biểu tượng là “trời”, “phật”, “chúa”, “thánh”, “thần”, hay một sức


10


mạnh hư ảo, huyền bí, vơ hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của
người ta, được con người tin là có thật và tơn thờ”[22;634-635].
Trong Hán - Việt từ điển, Đào Duy Anh cũng giải thích khái niệm tín
ngưỡng tương tự. Khi ơng cho rằng, tín ngưỡng là lịng ngưỡng mộ, sùng
kính đối với một tơn giáo hay một chủ nghĩa.
Đặng Nghiêm Vạn lại xem tín ngưỡng là một yếu tố chính của tơn
giáo, qui định sức mạnh của tôn giáo với cộng đồng: “Khi bàn đến niềm tin
hay đức tin tôn giáo ở Việt Nam, ta đụng đến một thuật ngữ thường dùng là
tín ngưỡng. Tín ngưỡng chỉ niềm tin tôn giáo…. Những thể loại tôn giáo
tuy đơn giản về nội dung, nghi lễ, nhưng mang tính cộng đồng”[86;23].
Nguyễn Đăng Duy lại cho rằng “tín ngưỡng là một cách từ thực tế
cuộc sống cộng đồng con người ý thức về một dạng thân linh nào đó, rồi
cộng đồng con người ấy tin theo tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực
cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy”
[11;22].
Qua phân tích và tổng hợp các ý kiến trên về tín ngưỡng cho thấy:
Có ý kiến đi sâu và cụ thể hơn, khi quan niệm tín ngưỡng là một từ
ghép chỉ niềm tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, như trong “Bách Khoa
Tồn thư mở”, Vi.wikipedia cho rằng: “Tín ngưỡng là hệ thống các niềm
tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an
cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đơi khi được hiểu là tơn giáo. Điểm
khác biệt giữa tín ngưỡng và tơn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc
nhiều hơn tơn giáo, tín ngưỡng có tổ chức khơng chặt chẽ như tơn giáo. Khi
nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc
hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung cịn tơn giáo thì khơng mang
tính dân tộc. Tín ngưỡng khơng có một hệ thống điều hành và tổ chức như


11


tơn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát
triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tơn giáo”[xem 94].
Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất của tín ngưỡng thì tín
ngưỡng tơn giáo chỉ là khái niệm hẹp của tín ngưỡng nói chung. Ngay cả
C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã sử dụng khái niệm tín ngưỡng với hàm ý là
tín ngưỡng tơn giáo, song hai ơng cịn sử dụng khái niệm “tín ngưỡng triết
học” và “tín ngưỡng chính trị”[xem 58].
- Trong thực tế, tín ngưỡng thường được hiểu và sử dụng để chỉ tín
ngưỡng tơn giáo, đó là lịng tin và sự ngưỡng mộ của con người với
những lực lượng siêu nhiên, thần bí, vơ hình… có sức mạnh vơ biên và
đầy huyền bí, có khả năng tác động và chi phối con người mà họ luôn tôn
thờ, sùng bái.
- Có quan điểm cho rằng tín ngưỡng là khái niệm rộng hơn khái
niệm tơn giáo, nhưng lại có ý kiến ngược lại khi cho rằng tín ngưỡng là bộ
phận cấu thành của tơn giáo. Có ý kiến: “ý thức tơn giáo xuất hiện đầu tiên
dưới dạng tín ngưỡng ngun thủy”[xem 47] và nó chỉ trở thành tơn giáo
khi nó đã phát triển đến một mức độ nào đó. Nhưng, có người lại quan
niệm, khơng phải mọi tín ngưỡng đều sẽ phát triển thành tơn giáo.
- Lại có quan điểm cho rằng, tơn giáo là cấp độ cao hơn tín ngưỡng:
“tín ngưỡng có thể xem là đồng nghĩa với các khái niệm: tôn giáo nguyên
thuỷ, tôn giáo sơ khai, tôn giáo tự nhiên”[61;7]. Theo quan niệm của Đảng
và Nhà nước ta, Nghị quyết số 25 cho rằng: “tín ngưỡng, tơn giáo ... đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Ở
đây, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo với ý nghĩa là hai
khái niệm được tách biệt độc lập và có mối quan hệ biện chứng với nhau,
tín ngưỡng phần nào được hiểu là cấp độ thấp hơn so với tơn giáo. Dưới

góc độ đặc điểm xã hội phương Đông và tư duy nông nghiệp phương Đông,

12


thuật ngữ tín ngưỡng và tơn giáo được hiểu theo tinh thần của Đảng và Nhà
nước ta là phù hợp. Nói về vấn đề này linh mục L.Cadiere, đã đưa ra một
nhận xét đáng lưu ý: “Các dân tộc Viễn Đơng đặc biệt là người Việt, rất có
ý thức tơn giáo”.
* Từ tơn giáo có nhiều cấp độ, có nhiều sắc thái. Nếu ta hiểu tôn
giáo là niềm tin vào một Hữu thể tuyệt đối, vô cùng lớn lao, vô cùng hồn
thiện, trí ta khơng ngừng kết hợp với Hữu thể ấy hiện diện khắp nơi; Tâm
ta kết hợp với Đấng tồn hảo ấy đang cai quản và gìn giữ mọi điều. Cuối
cùng vì lịng biết ơn về sự tồn thiện tột cùng, thể hiện ra bằng sự tôn thờ
một cách xứng đáng với Đấng tối cao đó; thời ta phải nói người Việt Nam
khơng có tơn giáo. Khái niệm về Đấng tối cao tuột khỏi họ; họ sống khơng
có Chúa. Nhưng nếu ta quan niệm tôn giáo là một niềm tin và thực hành
ảnh hưởng đến cách ứng xử theo lẽ phải của cuộc đời; đến một thế giới siêu
nhiên; thời ta phải nhận thấy người Việt Nam có cái đức tính đó ở mức cao
độ”[5;75].
- Bên cạnh đó, cũng có quan điểm phản bác lại cho rằng khơng nên
phân biệt thấp cao và cho rằng tín ngưỡng đồng nghĩa với tơn giáo.
Theo chúng tơi, tín ngưỡng có hai nghĩa: Nghĩa rộng là chỉ niềm tin và
sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng của con người về một lực lượng, một chủ thuyết,
nhưng thường được hiểu là tin vào một lực lượng siêu nhiên có khả năng chi
phối, thậm chí quyết định cả số phận của con người, đó là tín ngưỡng có tính
tơn giáo.
Hiểu như vậy cho thấy, ở tín ngưỡng cũng giống như tôn giáo, đều
phản ánh niềm tin của con người và lực lượng siêu nhiên thần thánh, được
coi là hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội. Tín ngưỡng bao gồm nhiều

loại hình, thể thức phong phú và đa dạng được nảy sinh, tồn tại và phát
triển suốt chiều dài lịch sử nhân loại.

13


Tín ngưỡng phát sinh ngay từ thời sơ khởi, con người đã tôn thờ và tin
tưởng tất cả những sức mạnh vơ hình hay hữu hình mà người ta cho rằng có thể
giúp đỡ hoặc làm hại đến con người như: trời, đất, sấm, sét, gió, mưa, nước,
lửa…
Người nguyên thủy sống dựa vào thiên nhiên, họ chưa giải thích
được các hiện tượng tự nhiên như: mưa, gió, sấm, chớp. Họ cũng chưa giải
thích được các hiện tượng sinh, lão, bệnh, tử của con người, con người
khơng sao tránh khỏi; vì vậy phải tin vào thần, thánh, ma, quỷ…
Đến xã hội có giai cấp, những người thống trị đã sắp xếp lại những ý
niệm thần thánh, ma quỷ và vẽ ra một thế giới thần linh vô cùng phức tạp,
cũng tương đồng như xã hội lồi người, dần dần hình thành nên các kiểu
tôn giáo hiện đại, các kiểu tôn giáo dân tộc (đạo sik, đạo Hin đu, đạo Jaina,
Do thái giáo…) và tôn giáo thế giới (Đạo Phật, Đạo Ki tô, Đạo Islam…).
Tuy nhiên, bên cạnh các tôn giáo hiện đại, vẫn tồn tại những dạng thức tín
ngưỡng chưa đạt tới trình độ của một tơn giáo như: tín ngưỡng tơ tem giáo,
tín ngưỡng thờ thần, thánh, tín ngưỡng hồn linh giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu,
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên… Có thể nói trong tất cả các dạng thức tín
ngưỡng đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là dạng thức có sức sống
bền bỉ, mạnh mẽ, hình thành rất sớm và có q trình phát triển, hồn thiện
dần dần theo từng bước thăng trầm của lịch sử nhân loại.
* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là khái niệm mang nghĩa phổ quát thể
hiện đạo hiếu của con người và được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa
trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều châu lục. Cho đến nay, tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần
của nhiều tộc người. Tuy vậy, đánh giá vai trị, ý nghĩa của nó trong từng

14


giai đoạn lịch sử và ở mỗi quốc gia lại khơng giống nhau. Ngay cả khái
niệm về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng đang có nhiều ý kiến tranh luận.
Có người gọi là tục thờ cúng tổ tiên, người khác lại gọi là sự thờ
cúng tổ tiên. Khơng ít người gọi là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ở miền
Nam thường gọi là đạo Ơng Bà. Nguyễn Đình Chiểu có viết:
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Cịn hơn sáng mắt ông cha không thờ”.
Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, gọi đạo cũng được, nhưng “đạo”
ở đây khơng có nghĩa như một tôn giáo, như đạo Ki tô, đạo Phật, đạo
Islam… mà phải hiểu nó như là đạo lý làm con, đạo làm người, đạo hiếu
nghĩa… những đạo ấy khơng thể là tơn giáo. Bởi vì đã là tơn giáo phải có
những tiêu chí của nó, chẳng hạn có giáo lý, có hàng ngũ giáo sĩ, có nơi hành
lễ, có giáo hội…
Cịn X.A. Tocarev - một nhà dân tộc học nổi tiếng người Nga lại
khẳng định: “Sự thờ cúng tổ tiên là một hình thức tơn giáo, từ lâu đã được
thừa nhận trong khoa học. Vì thế, khơng cần phải chứng minh sự tồn tại
của nó với tư cách là một hình thức tơn giáo riêng biệt”[73;32].
Thờ cúng tổ tiên là một tục lệ, tín ngưỡng hay tơn giáo đang còn
nhiều ý kiến khác nhau và chắc chắn cần phải thảo luận nhiều để đi đến sự
thống nhất. Tuy nhiên, theo chúng tơi, khái niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên có thể được hiểu theo hai nghĩa sau:
Theo nghĩa hẹp, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự thờ cúng cha mẹ,
ông bà, tổ tiên - những người đã mất, cùng huyết thống, đã có cơng sinh
thành và nuối dưỡng con cháu.

Theo nghĩa rộng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khơng chỉ mở rộng
huyết thống từ gia đình đến họ tộc mà còn mở rộng ra cả tổ tiên làng xã, đất
nước: “Đạo thờ tổ tiên theo nghĩa rộng khơng chỉ thờ những người có cơng

15


sinh dưỡng đã khuất, nghĩa là những người có cùng huyết thống mà thờ cả
những người có cơng với cộng đồng, làng xã và đất nước”[85;315].
Như vậy, ban đầu có thể hiểu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể
hiện ở ba cấp độ chủ yếu: cấp độ gia đình, dòng họ theo huyết thống; cấp
độ làng xã, cộng động và cấp độ quốc gia, dân tộc.
* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số quốc gia trên thế giới
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng phổ biến trong xã hội,
mang tính tồn cầu, biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, phong phú
và đa dạng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khơng chỉ có ở Trung Quốc, Triều
Tiên, Việt Nam và các nước Châu Á khác mà đã xuất hiện từ lâu đời ở các
nước châu Phi và châu Mỹ...
Cách đây hơn 2000 năm, ở Ai Cập, người ta đã tin rằng sau khi linh
hồn lìa khỏi thể xác, nếu xác ấy khơng bị tiêu biến thì linh hồn trở thành bất
tử. Vì quan niệm như vậy, nên người Ai Cập đã dùng mọi thứ thuốc để ướp
xác nhằm giữ gìn thi thể người chết. Gần đây, các nhà khảo cổ khi khai
quật những phần mộ cổ Ai Cập đã phát hiện được những xác ướp của vua,
chúa, hồng hậu và cơng nương…cách đây đến 20 thế kỷ mà vẫn cịn
ngun vẹn. Qua đó cho thấy chúng ta có thể hiểu được tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của họ.
Đối với người Hy Lạp rất coi trọng người quá cố. Con cháu thường
đem lễ vật đến cúng trước phần mộ của bố mẹ và tin rằng linh hồn người
mất còn phảng phất nơi phần mộ mà phận sự của con cháu là phải cúng tế.
Nếu không cúng để cho linh hồn thân nhân phiêu dạt trở thành quỉ đói thì

con cháu sẽ là kẻ phạm tội.
Người La Mã coi việc thờ cúng tổ tiên là phận sự thứ nhất của mỗi
gia đình. Vì thế, khơng kể giàu sang hay nghèo hèn, quan chức hay thứ
dân, khi gia đình có người mất họ đều tổ chức ma chay rất long trọng.

16


Khơng ít người tưởng rằng, thờ cũng tổ tiên chỉ hành thành và phát
triển ở châu Á. Thực tế, ở châu Phi, tục thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện và
thịnh hành từ xa xưa. Trước kia, nơi này, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một
trong những khu vực điển hình nhất thế giới.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện từ xa xưa ở nhiều
châu lục và khu vực khác nhau. Tuy vậy, vị trí, vai trị và ý nghĩa của nó ở
từng quốc gia, khu vực lại khơng giống nhau. Ví như, ở nhiều nước châu
Âu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã nhạt phai và phải lùi về quá khứ kể từ
khi có sự xuất hiện của Ki tô giáo. Những nơi khác, khi ra đời của nhất
thần giáo thì tín ngưỡng này cũng bị lụi tàn dần. Riêng ở nhiều nước châu
Á, nơi cịn tồn tại của đa thần giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được
duy trì và ngày nay lại đang có cơ hội phát triển.
Bởi, ngồi nhu cầu tâm linh của con người được đáp ứng qua các
hình thức tín ngưỡng, tơn giáo, tục thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của đạo lý
làm người, là nhu cầu hướng về cội nguồn của gia đình và dân tộc. Thờ
cúng tổ tiên là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên,
hình thức thờ cúng tổ tiên mỗi dân tộc khác nhau, mỗi giai đoạn lịch sử
cũng khác nhau. Nghĩa là hình thức của nó đa dạng, muôn vẻ với nhiều
biến thể để đáp ứng nhu cầu tinh thần đa chiều của những con người cụ thể.
Người Ấn Độ theo đạo Bàlamôn, thờ cúng tổ tiên là nhằm làm cho
người chết được lên trời, để trở thành bất tử. Cũng ở dân tộc này, người
theo Ấn Độ giáo lại quan niệm, khi chết sẽ có sự phán xét của Yama,

nếu con cháu thờ cúng thì người chết được lên trời chứ không phải
xuống địa ngục.
Ở Trung Quốc, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng có vị trí quan
trọng nhất. Tín ngưỡng này, giữ vai trò trung tâm trong đời sống tinh thần
của đa số dân cư. Hình thức cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Trung

17


Quốc xuất hiện từ gia đình thị tộc. Trong mỗi gia đình Trung Quốc đều có
bàn thờ tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất và bài trí rất công phu. Hàng
năm, vào những ngày giỗ tết, người Trung Quốc thực hiện các lễ nghi một
cách trang nghiêm, tôn kính để kính báo cho tổ tiên biết những sự kiện đã và
đang diễn ra trong đời sống hiện hữu của mỗi gia đình. Trong gia đình, có
người gia chủ, cịn gia tộc đại diện là người tộc trưởng, chính họ chịu trách
nhiệm chủ trì các nghi lễ thờ cúng.
Ở Nhật Bản, thờ cúng tổ tiên được du nhập từ Trung Quốc, nhưng
tín ngưỡng này khơng thịnh hành như ở Trung Quốc. So với Thần đạo một tôn giáo bản địa cổ xưa của Nhật thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉ
giữ vai trò khiêm tốn trong đời sống tâm linh của người Nhật. Bàn thờ tổ
tiên gia đình của người Nhật khơng đặt ở gian chính mà thường đặt ở góc
phịng ngủ.
Ở Mơng Cổ, trước khi đạo Phật và đạo Islam du nhập vào, các dân tộc
du mục ở đây tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành tín ngưỡng chủ yếu của họ.
Ở Xlavơ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ rất lâu, mặc dù sau này
họ theo đạo Chính Thống, nhưng vẫn duy trì tín ngưỡng này cho đến tận
ngày nay.
Như vậy, thờ cúng tổ tiên có cội nguồn từ trong kinh tế, xã hội, tư
tưởng, tâm lý… của cộng đồng người đã có sự ổn định tương đối ở giai đoạn
đầu, trong đó có vai trò quan trọng của quan niệm về sự tồn tại của linh hồn
con người sau khi thể xác đã mất. Ý niệm này có mối quan hệ chặt chẽ với

nghi thức mai táng, giỗ tết… mà sau này đã trở thành những thành tố cơ bản
nằm trong phức hợp những biểu tượng đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên. Nếu khơng có lịng tin về sự tồn tại của linh hồn những người đã khuất
ở thế giới bên kia thì khơng thể giải thích được những nghi thức khi thực
hiện thờ cúng tổ tiên. Sự thờ cúng này là nhằm thiết lập, gìn giữ mối quan hệ

18


gần gũi về huyết thống giữa người đang sống và người đã chết, giữa con
cháu ở nơi dương thế với tổ tiên ở cõi âm, giữa thế giới hiện hữu với thế giới
vơ hình làm cho người chết “mát lịng nơi chín suối” và người sống “hạnh
phúc cõi trần gian”.
Từ chỗ coi tổ tiên là động vật, thực vật đến việc thừa nhận tổ tiên
đích thực của mình là cả một q trình tiến hóa lâu dài trong lịch sử nhân
loại, trong đó khơng ít trường hợp ở một số vùng tổ tiên vừa là vật, vừa là
người như một giai đoạn trung gian quá độ của bước chuyển biến từ chế độ
thị tộc bộ lạc xã hội có giai cấp, từ mẫu quyền sang phụ quyền.
Tuy vậy, lòng tin vào linh hồn tổ tiên tô tem vẫn chưa đủ để dẫn đến
thờ cúng tổ tiên - nếu thiếu chế độ thị tộc phụ quyền mà ở đó người đứng
đầu gia đình, dịng họ có địa vị và uy tín lớn.
Tóm lại, thờ cúng tổ tiên là sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố
cơ bản: ý niệm về linh hồn bất tử của người chết, tổ tiên Tơ tem và tổ tiên
thật che chở cho gia đình thị tộc phụ quyền.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng phổ biến trên thế
giới. Đối với nhiều dân tộc, do chế độ phụ hệ qui định người cha chiếm vị trí
quan trọng, nên tổ tiên trong gia đình là những người đã mất do người đàn
ơng gia trưởng thờ phụng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ một nhóm
người có cùng huyết thống, thờ cúng một ơng tổ của mình để tỏ lịng hiếu
thảo, thương nhớ người đã khuất, hoặc những cộng đồng người có quan hệ

láng giềng (làng), chung lợi ích (đất nước) cùng thờ những người đã có cơng,
cứu dân, cứu nước. Mục đích của việc thờ phụng tổ tiên là để con cháu noi
theo, cầu bình an, trợ giúp, mong muốn vạn sự tốt lành, may mắn trong cuộc
sống. Dần dần, việc thờ cúng tổ tiên được thay thế bằng thờ cúng ơng bà, cha
mẹ trong gia đình. Thờ cúng tổ tiên nhìn chung có ba cấp độ: thờ cúng trong
gia đình và dịng họ, thờ cúng trong cộng đồng làng xã, thờ cúng trong phạm
vi quốc gia.

19


Thờ cúng tổ tiên là một bổn phận, trách nhiệm của người Việt Nam. Thờ
cúng tổ tiên của người Việt là tín ngưỡng sâu sắc nhưng khơng là một tơn giáo,
đây vừa là trách nhiệm có tính ln lý, sự phát lộ tình cảm và lịng tin huyết
thống, xuất phát từ chân tâm của mỗi người, thể hiện truyền thống đạo lý của
dân tộc Việt Nam.
1.1.2. Bản chất tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình
và xã hội Việt Nam. Thờ cúng là cách biểu hiện lòng biết ơn và sự tri ân
với những người đã khuất. Theo quan niệm, những người đã khuất thường
xuyên can dự vào cuộc sống của những người đang sống, họ hướng dẫn,
chỉ đạo, che chở cho chúng ta, bảo vệ chúng ta…
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã bén rễ, ăn sâu trong đời sống tinh
thần của nhân dân ta từ nhiều thế hệ. Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tín
ngưỡng, thơng qua nghi lễ của tín ngưỡng này thể hiện quan niệm nhân
sinh của người Việt: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.
Như trên đã trình bày, thờ cúng tổ tiên của người Việt được hiểu theo
nghĩa rộng với các cấp độ: thờ cúng trong gia đình, dịng họ (thờ ơng bà, họ
tộc theo huyết thống), trong làng xã (thờ cúng những người có cơng với
dân làng), ở cấp quốc gia (thờ quốc tổ Hùng Vương).

Thờ cúng tổ tiên trong gia đình và dịng họ: Đây là một tín ngưỡng
phổ biến của người phương Đơng nói chung, người Việt Nam nói riêng.
Theo quan niệm của họ, cuộc sống ở thế giới hiện hữu là tạm bợ, có giới
hạn… chỉ có cuộc sống ở “thế giới bên kia” mới là vĩnh hằng, bất biến. Quan
niệm “sống gửi, thác về” khiến cho người Việt coi trọng ngày chết hơn ngày
sinh, quan tâm đến giỗ kỵ hơn là sinh nhật. Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng
ngày, người ta thường tránh những từ chỉ cái chết về thể xác và thay vào đó

20


bằng những từ thể hiện sự bất tử của linh hồn như: “về cõi vĩnh hằng”,
“khuất núi”, “quy tiên”…
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam tuy giản dị nhưng
rất sâu đậm. Ban thờ tổ tiên thường ở gian giữa, được trang trí, bày đặt rất
đa dạng. Ban thờ là khoảng không gian thiêng, nơi kiêng kỵ và cung kính
nhất trong gia đình. Ngay từ khi xây ngơi nhà mới, người ta đã chú ý dành
một gian ở trung tâm để đặt bàn thờ, giường thờ hoặc hương án (gồm bát
nhang, bài vị, lư hương…), người ta coi đó là nơi linh hồn ơng bà, tổ tiên
thường xun lui tới. Con cháu để hương tàn, khói lạnh là có lỗi với tổ tiên.
Trải qua nhiều thế hệ, để cho hậu thế không quên cội nguồn, người ta
lập các chi họ, viết gia phả, xây dựng nhà thờ họ. Đối tượng thờ phụng là
ông bà, tổ tiên, những người ruột thịt cùng huyết thống đã có cơng sinh
thành và nuôi dưỡng con cháu. Việc thờ cúng tổ tiên thường diễn ra sau
năm đời, nhưng đối với vị thủy tổ của một dịng họ, ơng tổ làng hoặc quốc
tổ như Hùng Vương thì con cháu là hậu sinh đời đời hương khói phụng thờ.
Ngày thờ cúng tổ tiên là những ngày mất của bố mẹ, ông bà, tổ tiên
mà người ta thường gọi là ngày kỵ hoặc ngày giỗ. Ngoài ra, khi có chuyện
vui, việc buồn trong gia đình theo phong tục thờ cúng, người Việt cũng
thường có nén hương, nải quả để kính cáo với gia tiên. Thờ cúng tổ tiên

cịn được tổ chức vào những ngày có các sự kiện quan trọng trong gia đình
như: cưới hỏi, xây nhà, tậu trâu, mua ruộng, đi xa, thi cử…
Người Việt Nam ln tin tưởng tổ tiên của mình rất linh thiêng. Dù
đã đi vào cõi vĩnh hằng, âm dương cách biệt, song, họ quan niệm ông bà, tổ
tiên vẫn luôn “sống” cạnh con cháu để phù hộ, độ trì trong những lúc gặp
khó khăn, hoạn nạn; chia vui khi thành đạt hiển vinh. Ông bà, tổ tiên cũng
khuyên giải, hay quở trách (mà không hề trừng phạt) khi con cháu làm

21


×