Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.86 KB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUỐC TOẢN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Thị Phương Thụy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các nội dung được
trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng bảo vệ để
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Toản

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Để hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến TS. Vũ Thị Phương Thụy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức huyện
Gia Viễn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Tơi xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Toản

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục hình, biểu đồ.................................................................................................viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................ix
Thesis abstract..................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................4
2.1.

Một số lý luận về quản lý nhà nước về đất đai....................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai............................4

2.1.2.

Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai............................................................. 6

2.1.3.


Nguyên tắc, công cụ và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai...................7

2.1.4.

Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai..............................................................13

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước về đất đai......................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 18

2.2.1.

Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam..........................................18

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số tỉnh....................................................21

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................25

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên............................................................................................. 25


3.1.2.

Các nguồn lực và điều kiện đất đai trên địa bàn huyện.....................................29

iii


3.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của huyện............................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.................................................................39

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................40

3.2.3.

Phương pháp xử lý, phân tích số liệu................................................................41

3.3.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 41

3.3.1.

Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực kinh tế........................................................... 41

3.3.2.

Các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm, cơ cấu đất đai................................................ 41

3.3.3.

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý đất đai...............................................42

3.3.4.

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai...............42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................43
4.1.

Hiện trạng phân bổ, sử dụng quỹ đất và bộ máy cán bộ quản lý nhà nước
về đất đai ở huyện gia viễn

43

4.1.1.

Hiện trạng phân bổ, sử dụng quỹ đất của huyện Gia Viễn................................43


4.1.2.

Hệ thống bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện Gia Viễn......45

4.2.

Tình hình thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện gia viễn 48

4.2.1.

Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai thông qua các văn bản quy phạm
pháp luật

4.2.2.

48

Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất51

4.2.3.

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.........................................................55

4.2.4.

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất


4.2.5.

58

Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận, xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai

61

4.2.6.

Quản lý giá đất và tài chính về đất đai.............................................................. 68

4.2.7.

Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai

70

4.2.8.

Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Gia Viễn.........71

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai huyện gia
viễn

iv


76


4.3.1.

Hệ thống luật pháp về đất đai............................................................................76

4.3.2.

Sự tác động, hiểu biết, ý thức của người sử dụng đất trong quản lý nhà
nước về đất đai

79

4.3.3.

Công tác tổ chức và nhân lực thực hiện quản lý đất đai của địa phương..........81

4.3.4.

Các công tác tuyên truyền, hướng dẫn ở địa phương........................................82

4.4.

Định hướng và các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn huyện gia viễn

4.4.1.


Định hướng tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Gia Viễn

4.4.2.

83
83

Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia
Viễn

84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................90
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 90

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................91

Tài liệu tham khảo...........................................................................................................93
Phụ lục.............................................................................................................................95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Ý nghĩa tiếng Việt

CC

Cơ cấu

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTTT

Kinh tế thị trường


KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

NN

Nơng nghiệp

PTBQ

Phát triển bình qn

QLNN

Quản lý nhà nước

QSD

Quyền sử dụng

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

SL


Số lượng

TBQ

Tiền bình qn

TC-KH

Tài chính kế hoạch

TNMT

Tài ngun mơi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Dân số trung bình qua 3 năm (2014-2016) phân theo giới tính và phân
theo thành thị nơng thôn

32


Bảng 3.2.

Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Gia Viễn....................................................... 38

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp qua 3 năm
(2014-2016) huyện Gia Viễn 39

Bảng 3.4.

Thống kê số lượng mẫu điều tra.................................................................41

Bảng 4.1.

Hiện trạng cơ cấu từng loại đất năm 2016 huyện Gia Viễn........................43

Bảng 4.2.

Kết quả thống kê bản đồ địa chính của huyện Gia Viễn.............................52

Bảng 4.3.

Biến động đất đai theo mục đích sử dụng huyện Gia Viễn........................54

Bảng 4.4.

Chỉ tiêu các loại đất quy hoạch đến năm 2020 huyện Gia Viễn.................56

Bảng 4.5.


Tổng hợp ý kiến của người dân về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của huyện Gia Viễn.

Bảng 4.6.

Tổng hợp kết quả thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện
Gia Viễn giai đoạn (2014-2017)

Bảng 4.7.

57
59

Ý kiến của người dân về công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng
mặt bằng

60

Bảng 4.8.

Số hộ được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ở địa phương......................62

Bảng 4.9.

Tổng hợp đánh giá của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất

63


Bảng 4.10. Thống kê, phân loại các trường hợp tồn đọng chưa cấp giấy chứng
nhận lần đầu 64
Bảng 4.11. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất huyện Gia Viễn giai
đoạn 2014 - 2016

67

Bảng 4.12. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Viễn giai
đoạn 2012 - 2016

69

Bảng 4.13. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai huyện Gia Viễn...71
Bảng 4.14. Mức độ phức tạp của hệ thống văn bản pháp luật đất đai hiện nay............79
Bảng 4.15. Đánh giá thái độ, ý thức của người dân khi có thanh tra, kiểm tra.............80
Bảng 4.16. Trình độ cán bộ, cơng chức thực hiện Quản lý nhà nước về đất đai
của huyện Gia Viễn

81

Bảng 4.17. Đánh giá trình độ quản lý, trình độ chun mơn của cán bộ quản lý đất
đai, cán bộ địa chính địa phương.

vii

82


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1.


Sơ đồ hành chính huyện Gia Viễn..............................................................25

Sơ đồ 4.1.

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Gia Viễn...........46

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu các loại đất chính năm 2016 huyện Gia Viễn.................................45
Biểu đồ 4.2. Biến động diện tích của các loại đất chính giai đoạn 2014-2016 huyện
Gia Viễn.

viii

55


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trường sống. Ở nước ta, đất đai giữ vai trị vơ cùng to
lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, nhiều năm qua
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đất đai, đề ra nhiều chủ trương, chính sách,
pháp luật nhằm quản lý, sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm. Quản lý nhà
nước về đất đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của kinh tế
- xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, làm tốt công tác quản
lý nhà nước về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, việc QLNN về đất đai ở
huyện Gia Viễn có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp. Tuy nhiên trong q trình
vận hành, cơng tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Gia Viễn ngày càng phức tạp
hơn. Trong một thời gian, công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ đã để lại những hậu
quả. Vì vậy, yêu cầu quản lý quỹ đất chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững trở thành

vấn đề cấp bách. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, qua thời gian nhiều năm công tác
tại phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Gia Viễn, tơi chọn đề tài: “Giải pháp tăng
cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” với
mục đích hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá thực tiễn
công tác quản lý đất đai tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Gia Viễn
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính như: cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước về đất đai, chú trọng nghiên cứu các nội dung chính của quản lý nhà
nước về đất đai tại địa phương, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
nhà nước về đất đai và các bài học rút ra cho huyện Gia Viễn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp,đề tài sẽ
tiến hành điều trai hai đối tượng chính với tổng số lượng là 120 mẫu: thứ nhất là hộ gia
đình, cá nhân của 03 xã đại diện; thứ hai là các cán bộ, công chức quản lý đất đai, địa
chính trên địa bàn huyện; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp xử lý số
liệu; phương pháp phân tích số liệu, các chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý Nhà nước
về đất đai trên địa bàn huyện.
Sau khi nghiên cứu phân tích các nội dung chính của quản lý nhà nước về đất
đai tại địa bàn huyện Gia Viễn đã rút ra một số nhận xét sau: Đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác quản lý đất đai, địa chính ở địa phương tương đối đầy đủ về số lượng, có
chất lượng trình độ cao hơn trước xong trong q trình cơng tác vẫn còn bộc lộ hạn chế

ix


thiếu sót; Quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn
chế và chưa cụ thể; Các thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn rườm rà, phức tạp gây cản
trở các quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở người sử dụng đât khai thác sử dụng đất có
hiệu quả để phát triển kinh tế; Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng
hồ sơ địa chính cịn chậm, ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất và công tác

quản lý đất đai; Việc áp dụng thực hiện quy định về điều kiện để được giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 còn
lúng túng. Cơng tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn kéo dài, làm
ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của các cơng trình, dự án; Thời gian thực hiện việc xác
định giá đất cụ thể trong một số trường hợp chưa đáp ứng kịp yêu cầu về tiến độ để tính
thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Công
tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa sát với thực tế và yêu cầu quản lý nhà
nước về đất đai.
Để góp phần tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, đề tài đã đề xuất một
số giải pháp trong đó tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính là: (i) Tăng cường chất lượng và
hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN về đất đai của huyện; (ii) Giải pháp về công tác
tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai, nâng cao nhận thức pháp luật
của cán bộ, người dân trong việc quản lý, sử dụng đất; (iii) Hoàn thiện công tác lập và quản
lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngồi ra cịn một số giải pháp gắn liền và hoàn thiện
các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia Viễn.

x


THESIS ABSTRACT
Name’s student: Nguyen Quoc Toan
Thesis title: “The Solutions of Strengthen the State Management of Land in Gia Vien
district, Ninh Binh province”
Maijor: Economics Management
School: Vietnam National University of Agriculture
Land is a precious natural resource and special mean in production. The
Vietnamese Party and Government are always interested in land, setting out many plans,
policies and laws to manage and use land for the right purpose and economic efficiency.
State management of land has a great impact on the economics development. Therefore,
the state management of land is very important.

State management of land in Gia Vien district has many positive changes. However,
land management is not effective. Therefore, local government have to manage land efficiently
and develop sustainably. This study entle: “The Solutions of Strengthen the State Management
of Land in Gia Vien district, Ninh Binh province”. Specific objectives included: (1) To
systemize the theoretical and practical issues which related the Management of Land. (2)
Assessment the status of Management of Land in Gia Vien district. (3) Analyze the factors were
affected to the Management of Land. (4) To supply some solutions to improve the Management
of Land in Gia Vien district, Ninh Binh province.

This study used primary and secondary data, the depth interviews, semi-structured
interviews 120 samples in departments of Agriculture and Rural development, Resource and
Environmental, household and many managers. The research methodology such as
described statistical analysis, comparative, forecasting to assess the land management in Gia
Vien district. The results show that the staffs of cadres and civil servants working in
management of land are relatively full in quantity and higher level of education. State
management of land under plans but land use is limited and not yet specific. The situation of
administrative procedures are cumbersome and complicated, thus obstructing land relations
in society, preventing land users from using land efficiently for economic development. The
issuance of land use right certificates and cadastral dossiers are still slow. The time for
determination of land prices has not met the progress requirements for calculation of land
use levies. The work of planning inspection and examination is not reality and requirements
of state management of land. There are 3 groups of solution to improve the land
management in Gia Vien district such as (1)To improve the quality and efficiency of district
state management of land. (2) To propagate and disseminate policies on land law and
improve the awareness of officials and citizens in the management of land.

(3) Complete the planning and management of land.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phịng.
Ở nước ta, đất đai giữ vai trị vơ cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước; đặc biệt theo nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đất đai là nguồn nội lực quan trọng để phát triển kinh tế trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính vì vậy, nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đất
đai, đề ra nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm quản lý, sử dụng đất
đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm.
Quản lý nhà nước về đất đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh
vực, nhiều mặt của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế
thị trường như: việc thu hút đầu tư (phụ thuộc vào các quy định của nhà nước,
quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, giá đất, tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ
tục hành chính…); sự ổn định chính trị - xã hội (liên quan đến thu nhập, việc làm
của người nông dân, tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai…). Vì vậy, làm tốt
công tác quản lý nhà nước về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, việc QLNN về đất đai
ở huyện Gia Viễn có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp. Tuy nhiên trong
q trình vận hành, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Gia Viễn ngày
càng phức tạp hơn. Trong một thời gian, công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ
đã để lại những hậu quả như tình trạng tùy tiện chuyển đổi đất nông nghiệp, lấn
chiếm đất đai, chuyển nhượng bất hợp pháp, giao đất không đúng thẩm quyền, để
hoang hóa quỹ đất… Ngồi ra, cịn một số tồn tại hạn chế như: Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được lập và phê duyệt muộn so với quy
định; hệ thống hồ sơ địa chính, dữ liệu địa chính có độ chính xác thấp, thơng tin
thiếu đầy đủ do việc cập nhật, chỉnh lý biến động chưa kịp thời, hầu hết các xã

đều sử dụng bản đồ địa chính đã cũ, lỗi thời được thành lập từ năm 1994; việc
khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất vẫn còn xảy ra; việc thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất theo quy

1


định của Luật Đất đai 2013 cịn lúng túng.
Vì vậy, yêu cầu quản lý quỹ đất chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững
trở thành vấn đề cấp bách của Đảng bộ, chính quyền huyện Gia Viễn và của tỉnh
Ninh Bình.Việc đưa ra định hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường,
hồn thiện hơn cơng tác quản lý đất đai phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương trong thời gian tới là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, qua thời gian nhiều năm cơng tác tại
phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Gia Viễn, tôi chọn đề tài: “Giải pháp
tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý của Nhà nước về đất đai ở huyện
Gia Viễn thời gian qua, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
QLNN về đất đai ở địa phương thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về
đất đai;
-

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện QLNN


về đất đai ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường QLNN
về đất
đai ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề Kinh tế- Tổ chức- Quản lý

gắn liền với QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Gia Viễn.
-

Chủ thể nghiên cứu: Các tổ chức, cá nhân liên quan đến QLNN về đất

đai ở huyện Gia Viễn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước

về đất đai, các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Gia Viễn.

2


-

Phạm vi khơng gian: Trong địa giới hành chính huyện Gia Viễn, chọn


03 xã đại diện cho 03 vùng có đặc điểm kinh tế-xã hội, tình hình quản lý đất đai
khác nhau.
+

Phạm vi về thời gian:

Nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai dựa vào tài liệu thu

thập từ năm 2014 đến 2017.
+
Định hướng, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường Quản lý nhà nước
về đất

đai trên địa bàn huyện Gia Viễn trong thời gian tới (dự kiến từ năm 2018-2020).
+

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018.

1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
-

Về lý thuyết: Luận văn cho thấy tầm quan trọng của đất đai, vai trò quan

trọng của việc quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và ở cấp địa phương,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình nói riêng, từ đó đưa ra các giải pháp giúp tăng
cường việc quản lý Nhà nước về đất đai.
-

Về thực tiễn: Từ việc đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý sử dụng


đất trong phạm vi nghiên cứu; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà
nước về đất đai và cách quản lý, giải pháp tăng cường quản lý nêu ra gần sát với
thực tế địa phương có tính khả thi. Giúp người đọc, người quản lý mỗi địa
phương khác nhau có thể áp dụng linh hoạt sao cho hợp lý, đạt hiệu quả tốt hơn
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương mà mình quản lý.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm đất đai, song tùy theo từng
mục đích nghiên cứu, các nhà khoa học phân chia các khái niệm cụ thể.
Về mặt địa lý mà nói: “Đất đai là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt
của trái đất, có những đặc tính mang tính ổn định hay có chu kỳ dự đốn được
trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao
gồm: Khơng khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết
quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ,
hiện tại và tương lai (Lê Quang Trí, 1997).
Năm 1993, trong hội nghị quốc tế về môi trường ở Riode Janerio, Brazil, đất
đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng là “ Diện tích cụ thể của bề
mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới
bề mặt đó bao gồm: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sơng,
suối, hồ, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khống sản
trong lịng đất, tập đồn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người,
những kết quả của con trường trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa
nước hay hệ thống thoát nước, đường xá, nhà cửa...) (UN, 1994).


Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng
kinh tế văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã
tốn bao công sức, xương máu tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như hiện nay”
-

Đặc điểm của đất đai

Theo Deininger, (2003), đất đai có một số đặc điểm sau:
“Đất đai có vị trí cố định: Con người khơng thể di chuyển đất đai theo ý
muốn, vị trí cố định đã quy định tính chất vật lý, hóa học, sinh thái của đất đai. Tính
cố định của vị trí đất đai đã buộc con người phải sử dụng đất tại chỗ. Mỗi mảnh đất
có đặc điểm khác nhau về tính chất, khả năng sử dụng nên chúng có giá trị riêng .

4


Đất đai có hạn về diện tích: Đất đai do lịch sử tự nhiên hình thành, diện
tích có tính bất biến. Hoạt động của con người có thể cải tạo được tính chất của
đất, cải biến tình trạng đất đai nhưng khơng thể làm thay đổi diện tích đất đai
theo ý muốn. Do tính hữu hạn về diện tích nên yêu cầu đặt ra là phải sử dụng đất
có hiệu quả.
Tính lâu bền: Đất đai khơng bị hao mịn theo thời gian. Trong điều kiện sử
dụng và bảo vệ hợp lý, chất lượng đất có thể nâng cao khơng ngừng và giá trị đất
đai ln có xu hướng tăng theo thời gian.
Đất đai có tính đa dạng, phong phú: tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất
đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nơng
nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi của các loại

cây, con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt
cho mục đích này nhưng lại khơng tốt cho mục đích khác”.
2.1.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước về đất
đai a. Khái niệm về quản lý
Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho rằng
quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển,
chỉ huy. Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người chấp nhận do điều
khiển học đưa ra như sau: Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ
thống nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật
nhất định. Quan niệm này khơng những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị,
cơ thể sống, mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan
Nhà nước (Học viện hành chính quốc gia, 2000).
b.

Khái niệm về quản lý Nhà nước
Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội Nhà nước là chủ thể duy nhất

quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật. Cụ thể như sau:
Nhà nước quản lý toàn dân là Nhà nước quản lý toàn bộ những người sống và
làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người không phải là
công dân. Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo
lãnh thổ. Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các
cơ quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở pháp
luật quy định (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).

5


Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được

sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động
của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm
thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Thân Văn Nam, 2015).

c.

Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý về đất đai,

bao gồm: Quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân
phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có...
Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự
đặc biệt (1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại
tài sản dân sự đặc biệt.
Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyền năng của sở
hữu nhà nước về đất đai bao gồm: Quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất
đai, quyền định đoạt đất đai. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực
tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà
nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các
cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử
dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước. Hoạt động trên
thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà
nước về đất đai rất phong phú và đa dạng (Hồng Anh Đức, 1995).
Từ sự phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai như trên,
có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất
đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối
lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).


2.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai
Có thể khẳng định rằng, đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thay
thế được nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trị của nó dưới những tác động
tích cực của con người một cách thường xuyên. Dù trong thực tế, mỗi quốc gia
đều có cách tiếp cận riêng, thống nhất với đặc điểm chung của đất đai và hoàn
cảnh lịch sử của mình song mọi cách tiếp cận đều nhằm mục tiêu bảo đảm nguồn

6


lực đất đai để phát triển kinh tế đất hiệu quả và xác lập quyền bình đẳng về sử
dụng đất đai để tạo ổn định kinh tế - xã hội. Do đó, đất đai trở thành mối quan
tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.
Theo quan điểm của Nguyễn Thế Vinh (2012) thì vai trị của nhà nước
trong việc quản lý đất đai thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai
được sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn chế về mặt diện
tích nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Nhờ có
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, từng diện tích đất sẽ được giao cho các đối
tượng cụ thể để thực hiện các mục tiêu quan trọng của nhà nước địa phương.
Thứ hai, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các đối tượng sử dụng
đất đai trong quan hệ về đất đai thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách pháp
luật về đất đai. Bằng công cụ pháp luật, cơ quan quản lý điều chỉnh hành vi của các
đối tượng sử dụng đất, khuyến khích việc sử dụng đất đúng mục đích, phát huy
nguồn lực đất. Bên cạnh đó, pháp luật sẽ là cơ sở để phát hiện những hành vi gây tổn
hại đến tài nguyên đất, đưa ra các chế tài xử lý đối với những hành vi này.

Thứ ba, nâng cao khả năng sinh lời của đất để góp phần thực hiện mục
tiêu kinh tế xã hội của địa phương và bảo vệ mơi trường thơng qua việc thực hiện

các chính sách về đất đai như chính sách giá đất, chính sách thuế, chính sách đầu
tư,...Chính sách về đất đai là cơng cụ để cơ quan nhà nước thực hiện vai trò quản
lý của mình trong từng giai đoạn nhất định.
Thứ tư, thơng qua việc giám sát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai, cơ
quan quản lý sẽ nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng
sử dụng đất. Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải
quyết những sai phạm, kịp thời sửa chữa những sai sót gây ách tắc trong q
trình thực hiện”.
2.1.3. Ngun tắc, cơng cụ và phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai
2.1.3.1. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai
*

Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu. Chỉ có Nhà nước là chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho
tồn dân mới có quyền trong việc quyết định tính pháp lý của đất đai, thể hiện sự
tập trung quyền lực và thống nhất của nhà nước trong quản lý nói chung và trong

7


lĩnh vực đất đai nói riêng. Vấn đề này được quy định tại điều 18, Hiến pháp 1992
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo
đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” và được cụ thể hơn tại điều 4, luật
Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
theo quy định của Luật này.”
*


Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử

dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai,
quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai. Quyền sử
dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai của chủ
sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử
dụng. Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong
tay Nhà nước cịn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước, vừa có ở trong từng
chủ sử dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử
dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng... từ những chủ thể trực tiếp
sử dụng đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).

Như vậy, ở nước ta, quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân. Đất đai là tài
sản chung của tất cả mọi người, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý toàn bộ đất đai. Muốn đảm bảo kết hợp tốt quyền sở hữu toàn dân và
quyền sử dụng của từng người sử dụng phải có cơ chế kết hợp, trong đó, quyền
và trách nhiệm của các bên (nhà nước và người sử dụng) phải được cơng nhận và
được thể chế hố bằng các văn bản pháp luật. Thực tế cho chúng ta thấy vấn đề
sở hữu và sử dụng đất là những vấn đề rất phức tạp và có nhiều quan điểm khác
nhau.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã đề ra và thực
hiện khá thành công cơ chế kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai.
Quyền sở hữu tồn dân về đất đai vẫn khơng thay đổi nhưng quyền sử dụng đất
đã được trao cho mọi đối tượng sử dụng đất, gồm cá nhân, hộ gia đình, tổ chức
trong và ngồi nước theo xu hướng ngày càng mở rộng quyền (quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn kinh doanh…) và hướng tới
sự bình đẳng đối với mọi đối tượng thuộc các thành phần kinh tế.
* Tiết kiệm và hiệu quả.


8


Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế bởi vì bất
cứ một hoạt động nào dù là kinh tế hay phi kinh tế đều cần phải được thực hiện
trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả. Đất đai là nguồn lực quan trọng, là điều kiện tồn
tại cơ bản của cả xã hội, mặt khác chúng ta đều biết đất đai có giới hạn về mặt
diện tích, trong khi đó nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng tăng lên
cho nên đất đai ngày càng trở nên khó khăn và hạn hẹp. Điều này càng cho chúng
ta thấy ý nghĩa của việc sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả (Nguyễn Thế Vinh,
2012).
Hiệu quả QLNN về đất đai còn nhằm giảm thiểu chi phí của các yếu tố
đầu vào và gia tăng kết quả đạt được. Điều này đòi hỏi phải chú ý đến chất lượng
công việc hàng ngày, đảm bảo các mục tiêu QLNN về đất đai được thực hiện một
cách linh hoạt, sáng tạo và phân định rõ ràng về trách nhiệm cho từng tổ chức, cá
nhân. Người đứng đầu phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp kết quả thực hiện
các nhiệm vụ được giao (Nguyễn Thế Vinh, 2012).
2.1.3.2. Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai
*

Luật pháp về đất đai: Luật pháp là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã

hội. Pháp luật trước hết là một trong những yếu tố đảm bảo và bảo vệ sự ổn định xã
hội. Quản lý nhà nước đối với đất đai dựa trên nền tảng là Luật Đất đai, và các luật
khác có liên quan đến đất đai như: Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Bất động sản,
Luật Khiếu nại, tố cáo... Ngoài ra để hướng dẫn thực hiện các Luật cịn có các Nghị
định, Quyết định, các Thơng tư, Chỉ thị của Chính phủ, các Bộ các Ngành có liên
quan đến QLNN về đất đai tạo thành hệ thống Luật pháp về đất đai.

Theo Trịnh Đình Thắng (2002), pháp luật có những vai trị chủ yếu đối với

công tác quản lý đất đai như sau:
“Pháp luật là cơng cụ duy trì trật tự an tồn xã hội trong lĩnh vực đất đai.
Trong hoạt động xã hội, vấn đề đất đai gắn chặt với lợi ích vật chất và tinh thần
của mọi chủ thể sử dụng đất nên vấn đề này dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong
các mâu thuẫn đó có những vấn đề phải dùng đến pháp luật mới xử lý được.
Pháp luật là công cụ bắt buộc các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước và các nghĩa vụ khác. Trong sử dụng đất đai, nghĩa vụ nộp
thuế là nghĩa vụ bắt buộc, nhưng không phải lúc nào nghĩa vụ đó cũng được thực
hiện một cách đầy đủ có rất nhiều trường hợp phải dùng biện pháp cưỡng chế và
bắt buộc thì nghĩa vụ đó mới được thực hiện.

9


Pháp luật là cơng cụ mà qua đó Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng, cơng bằng
giữa những người sử dụng đất. Nhờ những điều khoản bắt buộc, thông qua các
chính sách miễn giảm, thưởng, phạt cho phép Nhà nước thực hiện được sự bình
đẳng cũng như giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích trong lĩnh vực đất đai giữa
những người sử dụng đất.
Pháp luật là công cụ tạo điều kiện cho các công cụ quản lý khác, các chế độ,
chính sách của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả hơn. Trong hệ thống pháp
luật của Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các công cụ pháp luật
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý đất đai cụ thể như: Hiến pháp, Luật
đất đai, Luật dân sự, các pháp lệnh, các nghị định, các quyết định, các thông tư,
các chỉ thị, các nghị quyết... của Nhà nước, của Chính phủ, của các bộ, các ngành
có liên quan đến đất đai một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và các văn bản quản lý
của các cấp, các ngành ở chính quyền địa phương”.
*
Quy hoạch đất đai: Quy hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý quan
trọng và là một nội dung không thể thiếu được trong công tác quản lý đất đai.

Luật Đất đai 2003 quy định "Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp
luật". QH SDĐ được xây dựng để tổ chức không gian, cảnh quan kiến trúc, bố trí
mặt bằng nơi ở, làm việc, dịch vụ giải trí, bố trí giao thơng... nhằm đảm bảo các
nhu cầu thiết yếu cho đời sống xã hội, sự hài hồ giữa các lợi ích, sự cân bằng
giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường (Thân Văn Nam, 2015).
*

Cơng cụ tài chính

Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế - xã
hội. Theo Trịnh Đình Thắng (2002), các cơng cụ tài chính và vai trị của nó trong
quản lý nhà nước đối với đất đai như sau:
Các cơng cụ tài chính trong quản lý đất đai
Thuế và lệ phí: là cơng cụ tài chính chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong
công tác quản lý đất đai. Nhà nước ban hành các loại thuế chủ yếu trong lĩnh vực
đất đai như sau: Thuế sử dụng đất; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế thu
nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (có thể có); Các loại lệ phí trong quản lý, sử
dụng đất đai như lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính
Ngồi ra Nhà nước còn ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về
cách tính giá đất, các chính sách đền bù, hỗ trợ cho việc thu hồi đất cũng như bảo
vệ, khai hoang cải tạo đất…..

10


Theo Trịnh Đình Thắng (2002), vai trị của cơng cụ tài chính trong quản lý
đất đai như sau:
Tài chính là công cụ để các đối tượng sử dụng đất đai thực hiện nghĩa vụ
và trách nhiệm của họ.

Tài chính là cơng cụ mà Nhà nước thơng qua nó để tác động đến các đối
tượng sử dụng đất làm cho họ thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong
việc sử dụng đất đai. Các đối tượng sử dụng đất đều phải có trách nhiệm và nghĩa
vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Tài chính là cơng cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình
đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất và kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
Tài chính là cơng cụ cơ bản để Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách.
2.1.3.3. Phương pháp quản lý Nhà nước đối với đất đai
Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), trong quản lý nhà nước đối với đất
đai hiện nay đang áp dụng 3 phương pháp chủ yếu sau:
“Phương pháp hành chính: Là phương thức tác động trực tiếp của chính
quyền thơng qua các quyết định dứt khốt có tính chất bắt buộc lên đối tượng
quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu QLNN cũng như các mệnh lệnh hành chính và
kiểm tra việc chấp hành các quy tắc mệnh lệnh hành chính. Phương pháp hành
chính có tác động ngay, có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Chính vì
vậy phương pháp hành chính rất cần thiết trong các trường hợp chính quyền nhà
nước sử dụng cơng cụ hành chính để ban hành các quyết định hành chính như:
phê duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ, thu hồi đất đai, xử lý các vi phạm trong
quản lý và SDĐ... Khi ra các quyết định hành chính, người ban hành cần có đủ
năng lực quản lý, thu thập và phân tích thơng tin nhằm đảm bảo cho quyết định
hành chính được thi hành; phải dự báo được tình hình phát triển chính, tính tốn
đầy đủ các khía cạnh có liên quan, các lợi ích. Khi sử dụng quyết định hành chính
cần gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định, mỗi cán bộ, mỗi
bộ phận phải có trách nhiệm đầy đủ về việc sử dụng các quyền đó. Bởi vì, cấp ra
quyết định càng cao thì phạm vi ảnh hưởng của quyết định hành chính khi sai sót
xảy ra càng lớn.
Phương pháp kinh tế: Phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng SDĐ
thông qua các lợi ích kinh tế. Là cách thức tác động gián tiếp của Chính quyền
lên đối tượng quản lý nhằm làm cho họ quan tâm đến hiệu quả cuối cùng của


11


hoạt động, từ đó đối tượng tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phương pháp kinh tế chính là phương pháp tác động thơng qua sự vận động của
các phạm trù kinh tế. Nhà nước tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở vận
dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế- kỹ thuật.
Phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thực cho đối tượng bị quản
lý, cho nên tác động rất nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động của mỗi
cá nhân và tập thể. Nếu áp dụng biện pháp kinh tế đúng đắn, các lợi ích được
thực hiện thoả đáng thì tập thể, con người trong hệ thống sẽ quan tâm hoàn thành
nhiệm vụ. Điều này giúp cho các cơ quan chính quyền giảm được việc điều hành,
kiểm tra đơn đốc và đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích
cho xã hội.
Phương pháp tuyên truyền giáo dục: Vào năm 1967, nói chuyện với lớp
bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện, Chủ tịch Hồ Chủ Tịch đã dạy “Dễ trăm lần
không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Quản lý nhà nước về đất
đai của UBND huyện chỉ có thể thành cơng khi nó nhận được thái độ và hành
động ủng hộ, hưởng ứng của người dân. Nhiệm vụ của UBND huyện là tuyên
truyền vận động giáo dục, thực chất là tác động của UBND huyện vào nhận thức
tình cảm của người dân, nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tình
tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai. Chẳng hạn như: công tác tuyên
truyền để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào quy hoạch, KHSDĐ của địa
phương; chấp hành các quyết định của các cơ quan nhà nước khi thu hồi đất
GPMB; tuyên truyền giáo dục Luật đất đai để người dân hiểu về quyền lợi nghĩa
vụ trách nhiệm của họ trong quản lý và SDĐ. Việc thực thi Luật đất đai tại địa
phương nhằm đem lại lợi ích cho đất nước, cho đại đa số nhân dân. Nhưng nếu
người dân không hiểu rõ ý đồ, lợi ích mà Luật pháp và mục đích của các hoạt
động QLNN về đất đai đem lại, thì họ sẽ khơng ủng hộ và khơng thực hiện. Khi
đã hiểu, thì họ tự giác tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai và nâng cao

hiệu quả của quản lý và SDĐ...
Trong thực tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục được sử dụng kết hợp
với các phương pháp khác, hỗ trợ cùng phương pháp khác để nâng cao hiệu quả
công tác. Nếu tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp khác, tách rời
giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với cưỡng chế bắt
buộc thì hiệu quả của cơng tác quản lý sẽ khơng cao, thậm chí khơng thể thực
hiện được.

12


2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Các nội dung của QLNN về đất đai ở nước ta trên cơ sở quy định của Luật
Đất đai năm 2013 cụ thể như sau:
-

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện văn bản đó.
-

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,

lập bản đồ hành chính.
-

Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và

bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.

-

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.

-

Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
-

Thống kê, kiểm kê đất đai.

-

Xây dựng hệ thống thơng tin đất đai.

-

Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.

-


Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định

của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
-

Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản

lý và sử dụng đất đai.
-

Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Tuy nhiên, các hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước tại địa phương về
đất đai có các nhóm cơ bản sau:
2.1.4.1. Ban hành văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng đất đai
Văn bản dưới luật là văn bản do các cơ quan nhà nước ở địa phương có
thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó các quy tắc chung

13


×