Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh học phân tử của chủng virus KTY PRRS 01 và KTY PRRS 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.04 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC,
SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA CHỦNG VIRUS KTYPRRS-01 VÀ KTY-PRRS-02

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của bản thân.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực,
khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc



i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều
kiện của rất nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả:

Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Lan người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn. Nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến
đóng góp q báu của cơ mà luận văn của tơi đã được hồn thành.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Ban Quản lý đào tạo, Chủ nhiệm khoa Thú y, Bộ mơn Bệnh lý học Thú y, Phịng Thí
nghiệm trọng điểm cơng nghệ sinh học Thú y, cùng tồn thể các thầy, cô giáo và
cán bộ của Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã trang bị cho tôi những
kiến thức quý báu và giúp đỡ tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong
gia đình và cơ quan đang cơng tác đã tạo điều kiện về thời gian, động viên, chia sẻ tinh
thần, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục…................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................ v
Danh mục bảng.................................................................................................................... vi
Danh mục hình.................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn............................................................................................................. viii
Thesis Abstract...................................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1.1.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................1
1.2.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................3
1.2.1.
Mục tiêu chung................................................................................................... 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 3
1.3.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
1.4.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.....................................................4
1.5.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........4
1.5.1.
Ý nghĩa khoa học của đề tài.........................................................................4
1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..........................................................................4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................5
2.1.
TÌNH HÌNH VỀ PRRS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM........................5
2.1.1.
Lịch sử và tình hình dịch PRRS trên thế giới.......................................5
2.1.2.
Lịch sử và tình hình dịch PRRS tại Việt Nam.......................................7
2.2.
MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VIRUS PRRS...................................................... 12
2.2.1.
Cấu trúc virus PRRS......................................................................................12
2.2.2.
Một số nghiên cứu về đặc tính sinh học của virus PRRS............14
2.2.3.
Một số nghiên cứu về đặc tính sinh học phân tử của virus PRRS......19
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................... 23
3.1.
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................................................ 23
3.2.
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU............................................................................. 23
3.3.
VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................................23
3.4.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................. 24
3.4.1.
Nghiên cứu đặc tính sinh học chủ yếu của 02 chủng virus KTY-PRRS01, KTY-PRRS-02............................................................................................. 24
3.4.2.
Nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử của 02 chủng virus KTY-PRRS01, KTY-PRRS-02............................................................................................. 24
3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 24

iii


3.5.1.
3.5.2.
3.5.3.
3.5.4.
3.5.5.
3.5.6.
3.5.7.
3.5.8.
3.5.9.
3.5.10.
PHẦN 4.
4.1.

Phương pháp nuôi cấy tế bào..................................................................24
Phương pháp gây nhiễm virus PRRS trên tế bào............................25
Phương pháp xác định TCID50.................................................................. 26
Phương pháp xác định sự nhân lên của virus..................................27
Phương pháp RT – PCR............................................................................... 28
Phương pháp giải trình tự gene............................................................... 29

4.1.1.

Kết quả nghiên cứu xác định khả năng gây bệnh tích tế bào của 02

Phương pháp tinh chế kháng nguyên virus và định lượng protein....30

Phương pháp gây tối miễn dịch cho chuột lang và thỏ................31
Phương pháp IPMA........................................................................................ 32
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm...........33
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................... 34

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA 02 CHỦNG VIRUS
KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02 PHÂN LẬP TẠI MỘT SỐ TỈNH
PHÍA BẮC VIỆT NAM...................................................................................... 34
chủng virus KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02........................................... 34

4.1.2.

Kết quả nghiên cứu xác định hiệu giá (TCID50) của 02 chủng virus

KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02.....................................................................37
4.1.3.

Kết quả nghiên cứu xác định sự nhân lên của 02 chủng virus KTY-

PRRS-01 và KTY-PRRS-02.......................................................................... 37
4.1.4.

Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của động vật thí nghiệm với các chủng

virus KTY – PRRS-01 và KTY-PRRS-02................................................40
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.

4.2.5.

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA 02 CHỦNG
VIRUS KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02......................................................43
Kết quả phản ứng RT-PCR.......................................................................... 43
Kết quả giải trình tự gene của các chủng virus PRRS nghiên cứu.....44
Kết quả truy cập ngân hàng gene............................................................ 45
So sánh mức độ tương đồng về trình tự nucleotide giữa các chủng
virus nghiên cứu............................................................................................. 57
So sánh mức độ tương đồng về trình tự amino acid giữa các chủng

virus nghiên cứu............................................................................................. 59
4.2.6.

Kết quả xây dựng cây sinh học phân tử của các chủng virus nghiên cứu
61

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 65
5.1.
KẾT LUẬN........................................................................................................... 65
5.2.
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 67
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 73

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt

CPE

Cytophathogenic Effect (Bệnh tích tế bào)

DMEM

Dulbecco's Modified Eagle's Medium (Mơi trường nuôi cấy tế bào)

DNA

Deoxyribonucleic acid (gen sợi kép)

EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid (Dung dịch đệm)

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay
(Phản ứng miễn dịch gắn enzym)

FBS

Fetal Bovine Serum (Huyết thanh thai bò)

IPMA

Immunoperoxidase monolayer Assay
(Phản ứng miễn dịch có gắn men trên tế bào một lớp)


KKT

Kháng kháng thể

MARC 145 Tế bào thận khỉ
MLV

Modifier Live Vacine (Vắc xin nhược độc)

MOI

Multiplicity Of Infection
(Tỷ lệ giữa số lượng virus và số lượng tế bào)

NSP

Non structural protein (Protein phi cấu trúc)

ORF

Open Reading Frame (Khung đọc mở trong hệ gen)

PAM

Porcine Alveolar Macrophage (đại thực bào phế nang lợn)

PBS

Photphat Buffer Saline (Dung dịch đệm)


PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
(Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn)

PRRSV

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus
(Virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn)

RNA

Ribonucleic acid

RT- PCR

Reverse Transcriptase Polymerase Chain Reaction

(Phản ứng chuỗi trùng hợp có dùng enzym phiên mã ngược)

SP

Structural protein (Protein cấu trúc)

TCID50

50% Tissue Culture Infective Dose (Liều gây nhiễm 50% mô nuôi cấy)

TPB


Triptose phosphas broth (Dung dịch đệm)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Protein cấu trúc của PRRSV....................................................................14
Bảng 3.1. Thông tin về nguồn gốc 02 chủng virus KTY-PRRS-01,
KTYPRRS-02............................................................................................................. 23
Bảng 4.1. Khả năng gây bệnh tích tế bào của 02 chủng virus KTY-PRRS-01,
KTY-PRRS-02.................................................................................................. 34
Bảng 4.2. Kết quả xác định hiệu giá của 03 chủng virus KTY-PRRS-01, KTYPRRS-02 và chủng virus vắc-xin............................................................ 37
Bảng 4.3. Kết quả tinh chế kháng nguyên virus PRRS....................................40
Bảng 4.4. Kết quả của phản ứng IPMA kiểm tra hàm lượng kháng thể kháng
PRRSV ở thời điểm 14 ngày sau khi tiêm kháng nguyên PRRS lần 2
............................................................................................................................... 41

Bảng 4.5. Kết quả phản ứng IPMA kiểm tra hàm lượng kháng thể kháng
PRRSV của chuột và thỏ thí nghiệm.................................................... 42
Bảng 4.6. Các vị trí sai khác nucleotide đoạn gene ORF7 giữa các chủngvirus
nghiên cứu với chủng virus tham chiếu 47
Bảng 4.7. Các vị trí sai khác nucleotide đoạn gene ORF5 giữa các chủng virus
nghiên cứu với chủng virus tham chiếu 50
Bảng 4.8. Các vị trí sai khác amino acid mã hóa từ gene ORF7 giữa 2 chủng
virus PRRS nghiên cứu và chủng virus tham chiếu..................... 55
Bảng 4.9. Các vị trí sai khác amino acid mã hóa từ gene ORF5 giữa 2 chủng
virus PRRS nghiên cứu và chủng virus tham chiếu..................... 56
Bảng 4.10. Sự tương đồng về trình tự nucleotide của gene ORF7 giữa các chủng

virus PRRS nghiên cứu với mẫu virus tham chiếu (%)...............57

Bảng 4.11. Sự tương đồng về trình tự nucleotide của gene ORF5 giữa các chủng

virus PRRS nghiên cứu với mẫu virus tham chiếu (%)...............58
Bảng 4.12. Sự tương đồng về amino acid mã hóa từ gene ORF7 giữa các chủng

virus PRRS nghiên cứu với chủng virus tham chiếu (%)...........59
Bảng 4.13. Sự tương đồng về amino acid mã hóa từ gene ORF5 giữa các chủng

virus PRRS nghiên cứu với chủng tham chiếu (%)......................60

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình thái virus PRRS.................................................................................. 12
Hình 2.2. Hình ảnh cấu trúc hệ gene của virus PRRS.....................................13
Hình 4.1. Tế bào Marc 145 khơng gây nhiễm virus...........................................36
Hình 4.2. Bệnh tích tế bào sau 36 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-01. 36
Hình 4.3. Bệnh tích tế bào sau 48 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-01. 36
Hình 4.4. Bệnh tích tế bào sau 60 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-02. 36
Hình 4.5. Bệnh tích tế bào sau 72 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-02. 36
Hình 4.6. Bệnh tích tế bào sau 84 giờ gây nhiễm chủng KTY-PRRS-01. 36
Hình 4.7. Hình biểu diễn sự nhân lên của chủng virus KTY-PRRS-01.....38
Hình 4.8. Hình biểu diễn sự nhân lên của chủng virus KTY-PRRS-02.....38
Hình 4.9. Đối chứng tế bào.......................................................................................... 42
Hình 4.10. Phản ứng IPMA dương tính.....................................................................42
Hình 4.11. Kết quả phản ứng RT- PCR với mồi ORF7 (hình A)
và ORF5
(hình B)............................................................................................................. 44
Hình 4.12. Kết quả so sánh trình tự gene ORF7 của các chủng virus PRRS

nghiên cứu 46
Hình 4.13. Kết quả so sánh trình tự gene ORF5 của các chủng virus PRRS
nghiên cứu 50
Hình 4.14. So sánh trình tự amino acid mã hóa từ đoạn gene ORF7
của 2
chủng virus PRRS nghiên cứu và các chủng tham chiếu........53
Hình 4.15. So sánh trình tự amino acid mã hóa từ đoạn gene ORF5 của 2
chủng virus PRRS nghiên cứu và các chủng tham chiếu........54
Hình 4.16. Cây sinh học phân tử dựa trên trình tự nucleotide gene ORF5 của
các chủng virus PRRS nghiên cứu...................................................... 62
Hình 4.17. Cây sinh học phân tử dựa trên trình tự nucleotide gene ORF7 của
các chủng virus PRRS nghiên cứu...................................................... 64

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc
Tên Luận văn: “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học, sinh học phân tử
của chủng virus KTY-PRRS-01 và KTY-PRRS-02”.
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn nhằm chọn ra chủng virus PRRS tiềm năng có đặc
tính sinh học, sinh học phân tử điển hình để làm phong phú nguồn quỹ gene nhằm
phục vụ các nghiên cứu chuyên sâu như:sản xuất vắc-xin phù hợp có hiệu quả bảo
hộ cao; chế kháng thể đạt chuẩn dùng trong phòng, trị PRRS; công cường độc để

đánh giá hiệu quả của vắc-xin; gây bệnh thí nghiệm để nghiên cứu sâu hơn về đặc
điểm bệnh lý PRRS; sử dụng làm chủng tham chiếu để nghiên cứu các virus mới
phân lập và các biến chủng dùng trong dịch tễ học phân tử.

Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc tính sinh học chủ yếu của 02 chủng virus KTY-PRRS-01, KTY-

PRRS-02. Nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử của 02 chủng virus KTY-PRRS-01,

KTY-PRRS-02.
Máy PCR, thiết bị điện di, máy giải trình tự gene. Mơi trường ni cấy tế bào, tế
bào Marc 145, bộ kít tách chiết RNA, bộ kít RT-PCR, bộ kít giải trình tự gene, kit BCA.

Để kiểm tra các đặc tính sinh học của virus cần sử dụng phương pháp nuôi
cấy tế bào, gây nhiễm virus lên môi trường tế bào, xác định hiệu giá của virus, xác
định đường cong sinh trưởng của virus trên mơi trường tế bào, nghiên cứu tính
kháng ngun của virus trên chuột và thỏ, kiểm tra hàm lượng kháng thể bằng
phương pháp IPMA. Phương pháp RT-PCR để xác định sự có mặt của virus. Giải
trình tự gene để xác định đặc điểm sinh học phân tử của virus.

Kết quả chính và kết luận:
-

Kết quả nghiên cứu đặc tính sinh học của chủng virus KTY-PRRS-01 và KTY-

PRRS-02: Biến đổi bệnh tích tế bào bắt đầu quan sát thấy sau 36 giờ gây nhiễm chủng
KTY-PRRS-01và chủng KTY-PRRS-02. Bệnh tích tế bào được biểu hiện là các tế bào co
cụm lại với nhau chồi lên ở đáy bình. Chủng virus KTY-PRRS-01, CPE đạt 100% tại 84
giờ. Chủng virus KTY-PRRS-02, CPE đạt 100% tại 72 giờ. Quy luật nhân lên của 2 chủng
virus nghiên cứu trong môi trường tế bào là giống nhau. Virus giải phóng ra ngồi tế

bào có hiệu giá cao hơn virus ở trong tế bào. Hiệu giá virus tương đối

viii


6

cao chủng KTY-PRRS-01 (1,74x10 TCID50/25µl) và KTY-PRRS-02 (3,16
6

x10 TCID50/25µl), thời điểm hiệu giá virus đạt cao nhất trong khoảng 60
giờ đến 84 giờ sau gây nhiễm. Chủng virus KTY-PRRS-01 và KTY-PRRS02 đều có khả năng gây miễn dịch cho động vật thí nghiệm
- Kết quả nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử của 2 chủng virus KTY-PRRS-01
và KTY-PRRS-02: Đoạn gene ORF5 có kích thước 603 bp mã hóa cho 200 amino acid
của Glycoprotein 5 (GP5). Đoạn gene ORF7 có kích thước 372 bp mã hóa cho 123 amino
acid của protein N. Mức độ tương đồng nucleotide ở gene ORF7 và ORF5 giữa 2 chủng
PRRS nghiên cứu đạt tỷ lệ lần lượt là 98,58% và 98,03%. Mức độ tương đồng về
nucleotide ở gene ORF7 và gene ORF5 giữa 2 chủng PRRS nghiên cứu với các chủng
virus tham chiếu đạt tỷ lệ lần lượt là 92,93%-99,65% và 85,12%-99,42%. Mức độ tương
đồng về amino acid tương ứng ở gene ORF7 và gene ORF5 giữa 02 chủng PRRS nghiên
cứu đạt tỷ lệ lần lượt là 96,32% và 95,04%. Mức độ tương đồng về amino acid tương
ứng ở gene ORF7 và gene ORF5 giữa 2 chủng PRRS nghiên cứu với các chủng virus
tham chiếu đạt tỷ lệ dao động lần lượt là 82,88%-98,80% và 84,36%-98,80%. Hai chủng
virus KTY-PRRS-01 và KTY-PRRS-02 có cùng nhánh với chủng độc lực cao của Trung
Quốc và thuộc PRRS type 2 (Bắc Mỹ).

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Thi Ngoc
Thesis title: Study of some biological and molecular biological
characteristics of KTY-PRRS-01 and KTY-PRRS-02 virus strains.
Major: Veterinary Medicine

Code: 60.64.01.01

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives:
The purpose of this thesis is to find promising PRRS virus strains with
typical biological and molecular biologicalcharacteristics to diversify gene bank
and for further research such as: Production of effective vaccine andPRRS;
assessment of vaccine effectiveness; experimental infection for further study
on pathological characteristics of PRRS; to be used as reference in study on
new isolated virus and modified strain in molecular epidemiology.

Materials and Methods:
Study on biological characteristics of 02 virus strains:KTY-PRRS01 and KTY-PRRS-02. Research on the molecular biological
characteristics of 02 virus strains: KTY-PRRS-01 and KTY-PRRS-02.
PCR machine, electrophoresis equipment, sequencing machine, Marc 145
cell culture environment, RNA extraction Kit, RT-PCR Kit, sequencing Kit, BCA Kit.
In order to identify biological features of the virus, cell culture and virus title,
viral replication curve in cell culture environment were performed. Study the
antigenicity of the virus in mice and rabbits. IPMA was carried out to identify
Antibody titer.RT-PCR was implemented to identify the presence of virus.
Sequencing was conducted to identify molecular biological characteristics of virus.

Main findings and conclusions:
Result of study on biological characteristics of KTY-PRRS-01 and KTY-PRRS2: cellular lesions began to be observed at 36 hours post-infection with KTY-PRRS-01
and KTY-PRRS-02 virus strains. Cellular lesions observed are the cells clumping

together, creating clusters in the bottom of the jar. In KTY-PRRS-01, CPE reached to
100% at 84 hours. CPE reached to 100% at 72 hours post-inoculation with KTY-PRRS-02.
Two strains multiply in the same way in the cell culture. Virus released out of the

cells has a higher titer than those inside the cells.The viral titer reached
to the highest levelat 60 hours to 84 hours post-infection, KTY-PRRS-01
6

6

(1,74x10 TCID50/25µl) và KTY-PRRS-02 (3,16 x10 TCID50/25µl).

x


Results of the study molecular biological characteristics of KTY-PRRS-01
and KTY-PRRS-02: ORF5 gene has fragment size of 603 bp encoding 200 amino
acids of Glycoprotein 5 (GP5). ORF7 gene has fragment 372 bp in size 123 amino
acids encoding the protein of N. The degrees of similarity of nucleotide in the gene
ORF7 and ORF5 between 2 PRRS strains are at high rate 98,58% and 98,03%,
respectively. The degrees of similarity nucleotide in the gene ORF7 and ORF5
between 2 PRRS strains and reference strain are of 92,93%-99,65% and 85,12%99,42%, respectively. The degree of similarity of amino acid in the gene ORF7 and
ORF5 between 2 PRRS strains are at high rate 96,32% and 95,04%, respectively. The
degree of similarity of amino acid in the gene ORF7 and ORF5 between 2 PRRS
strains and reference strain are 82,88%-98,80% and 84,36%-98,80%, respectively.
This suggests that the similarity between the results of comparing the degree of
similarity between nucleotide sequences and amino acid sequences. KTY-PRRS-01
and KTY-PRRS-02 have the same branch with highly pathogenic strain of China and
belong to PRRS virus type 2 (North America).


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta có những
bước phát triển đáng kể, đang chuyển dịch theo hướng ngày càng chuyên
sâu, góp phần nâng cao đời sống cho người chăn ni và tồn xã hội. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, ngành chăn ni lại phải liên tục đối mặt với các dịch
bệnh nguy hiểm, một trong những dịch bệnh nguy hiểm đó là bệnh tai xanh.

Bệnh tai xanh hay hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn
(Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome – PRRS) là một bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm của lợn mọi nòi giống, mọi lứa tuổi. Bệnh xuất
hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1987 (Keffaber, 1989), rất nhanh chóng sau đó
bệnh lan sang Canada và sau đó lan sang các nước châu Âu. Năm 1991,
virus được tìm thấy tại Hà Lan (Terpstraet al., 1991). Năm 1998, bệnh
được phát hiện ở Hàn Quốc, Nhật Bản thuộc khu vực châu Á. Từ năm
2005 trở lại đây, bệnh lây lan khắp các nước trên toàn thế giới.
Tác nhân gây bệnh - virus PRRS (PRRSV) là một thành viên của giống
Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirale (Collins et al., 1992). PRRSV rất nhỏ,
hệ gene của virus gồm một sợi RNA đơn dương có kích thước khoảng 15 kb.
Bộ gene gồm có 9 khung đọc mở (ORF) (Lee and Yoo, 2006). Khung đọc mở
ORF 1a và ORF1b mã hoá các polymerase protein liên quan đến sự nhân lên
của virus, có thể chia thành ít nhất 13 protein phi cấu trúc (NSP). Nsp1α, Nsp1β,
Nsp2-6, Nsp7α, Nsp7β, Nsp8-Nsp12. Mặc dù các Protein phi cấu trúc chiếm ¾
genome của PRRSV nhưng vẫn chưa biết nhiều về chức năng của các protein
này. Vai trò của Nsp1α, Nsp1β là quan trọng cho sự tổng hợp mRNA (Nspα) và
tái tạo hệ gene (Nspβ) (Krocse et al., 2008). Hai protein này cũng cản trở sự
tổng hợp interferon loại 1. ORF2 - ORF7 đặt tại vị trí đầu 3’ của genome mã hoá

cho GP5 và protein màng M (Matrix protein), protein màng nhân N
(Nucleocapsid). Tuy nhiên chỉ có 6 phân tử protein chính có khả năng trung hịa
kháng thể bao gồm 4 phân tử glycoprotein, 1 phân tử protein màng

(M) và 1 protein màng nhân (N), nhưng hoạt động trung hịa xảy ra
mạnh với các protein có khối lượng 45, 31 và 25 KD.
Dựa vào phân tích cấu trúc gene, PRRSV được chia thành 2 nhóm
genotype: Nhóm I (châu Âu) đại diện bởi virus Lelystad và nhóm II (Bắc Mỹ)

1


đại diện bởi virus VR – 2332 (Nelson et al., 1993). Mặc dù PRRSV thuộc
cả hai nhóm này đều có thể gây ra hội chứng tương tự nhau trên lợn,
chúng chỉ giống nhau 55-70% về nucleotide và khoảng 50-80% về amino
acid. Tại thực địa, sự đa dạng cả về đặc tính di truyền và đặc tính kháng
nguyên của các chủng PRRSV là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng
vắc-xin không hiệu quả và đôi khi xảy ra những ổ dịch PRRS lớn.

Từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả
các châu lục trên thế giới đã báo cáo cho Tổ chức Thú y thế giới
(OIE) là có dịch PRRS lưu hành (trừ châu Úc và Newzeland).
Hiện nay, PRRS đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước
trên thế giới, kể cả các nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển như
Mỹ, Hà Lan, Anh, Đan Mạch, Pháp, Đức và gây ra những tổn thất rất
lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu
USD. Hàng năm ước tính tiêu phí ngành cơng nghiệp chăn ni lợn ở
Mỹ là 560 triệu USD cho bệnh tai xanh (Neumann et al., 2005).
Thực tế cho thấy PRRSV đang không ngừng biến đổi và những nghiên cứu
về virus này vẫn là đề tài nóng bỏng ở các nước có nền chăn ni lợn phát triển. Ở

Việt Nam cũng vậy, chúng ta cần có những nghiên cứu mới về PRRSV tại Việt Nam,
để thấy rõ có sự khác biệt hay khơng với các chủng cổ điển đã phân lập trên thế
giới cũng như trả lời cho câu hỏi tại sao vắc-xin PRRS được sử dụng mà dịch bệnh
vẫn thường xuyên xảy ra. Các chiến lược phòng chống dịch bệnh đã và đang được
áp dụng nhưng hiệu quả phòng bệnh chưa thể kết luận là đạt hiệu quả cao, ngun
nhân chúng ta chưa có thơng tin chính xác về các chủng PRRSV thực tế đang lưu
hành tại Việt Nam, cũng như những đặc tính sinh học và sinh học phân tử của các
chủng virus này. Cho đến nay, dịch bệnh tai xanh đã xuất hiện tại Việt Nam được
hơn 9 năm nhưng các cơng trình nghiên cứu về virus, đặc biệt là đặc tính sinh học
và sinh học phân tử vẫn còn rất hạn chế.
Trong các nghiên cứu gần đây của Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã nghiên cứu được một số triệu chứng lâm sàng, đặc điểm bệnh lý của lợn
mắc PRRS tự nhiên và cũng đã phân lập được một số chủng PRRSV trên môi
trường tế bào Marc 145. Trong các chủng phân lập được, có các chủng virus KTYPRRS-01 và KTY-PRRS-02 được phân lập từ các lợn có triệu chứng và bệnh tích
khá điển hình của lợn mắc PRRS, gây tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết cao. Tuy

2


nhiên vẫn chưa đánh giá hết được đặc tính sinh học và sinh học phân tử của
các chủng virus này. Để phục vụ mục đích lựa chọn chủng chế tạo vắc-xin,
đánh giá hiệu quả của vắc-xin hoặc sản xuất chế phẩm sinh học phịng, trị bệnh
cho vật ni thì việc nghiên cứu các đặc tính sinh học và sinh học phân tử của
các chủng virus phân lập được là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận văn nhằm chọn ra chủng virus PRRS tiềm năng có
đặc tính sinh học, sinh học phân tử điển hình nhằm phục vụ các nghiên cứu
chuyên sâu như: sản xuất vắc-xin phù hợp có hiệu quả bảo hộ cao; chế

kháng thể đạt chuẩn dùng trong phịng, trị PRRS; cơng cường độc để đánh
giá hiệu quả của vắc-xin; sử dụng làm chủng tham chiếu để nghiên cứu các
virus mới phân lập và các biến chủng dùng trong dịch tễ học phân tử.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Xác định được một số đặc tính sinh học chủ yếu của 02

chủng virus KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02.
-

Xác định được một số đặc tính sinh học phân tử của 02

chủng virus KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
2

chủng virus KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02 đã được Khoa Thú

y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam phân lập năm 2013.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên đối
tượng là chủng virus KTY-PRRS-01 được phân lập tại tỉnh Thái Bình, (năm
2013) và chủng virus KTY-PRRS-02 được phân lập tại tỉnh Nghệ An, (năm 2013).

Địa điểm nghiên cứu: Phịng thí nghiệm trọng điểm Cơng nghệ
sinh học Thú y và phịng thí nghiệm bộ mơn Bệnh lý – Khoa Thú y –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 9/2016-5/2017

3


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn nghiên cứu đặc tính sinh học và sinh học phân tử của một
số chủng virus PRRS đã được phân lập từ trước đó là một trong những
nghiên cứu mới và cần thiết để lựa chọn ra được các chủng virus điển hình
cho virus gây bệnh tại Việt Nam và có tiềm năng để phục vụ một số mục
đích như: sản xuất vắc-xin phù hợp có hiệu quả bảo hộ cao; chế kháng thể
đạt chuẩn dùng trong phịng, trị PRRS; cơng cường độc để đánh giá hiệu
quả của vắc-xin; gây bệnh thí nghiệm để nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm
bệnh lý PRRS; sử dụng làm chủng tham chiếu để nghiên cứu các virus mới
phân lập và các biến chủng dùng trong dịch tễ học phân tử.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu có giá trị cho giảng dạy và
nghiên cứu, góp phần cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc tính sinh
học và sinh học phân tử của một số chủng PRRSV lưu hành ở đàn lợn nuôi
tại Việt Nam, là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo ở mức độ
sâu hơn về PRRS, PRRS ở Việt Nam. Vì vậy, kết quả của luận văn sẽ rất có
ích cho lĩnh vực thú y nói riêng và lĩnh vực cơng nghệ sinh học nói chung.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả thu được của luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu mở rộng những kỹ thuật ứng dụng trong phòng chống dịch
PRRS. Đồng thời, kết quả cũng là cơ sở cho việc lựa chọn vắc-xin phù
hợp để tạo miễn dịch chủ động cho lợn phòng PRRS.


.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH VỀ PRRS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Lịch sử và tình hình dịch PRRS trên thế giới
Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome - PRRS) được ghi nhận lần đầu tiên trong các báo cáo về
các thiệt hại của ngành công nghiệp chăn ni tại Mỹ. Tại các ổ dịch có biểu hiện
các triệu chứng lâm sàng của PRRS đã được báo cáo ở Mỹ vào cuối những năm 80
của thế kỉ trước (1987), số lượng lợn chết trong điều kiện bình thường tăng lên và
lợn chậm lớn. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm rối loạn sinh sản nghiêm trọng,
viêm phổi ở lợn con sau cai sữa, chậm lớn, giảm năng suất và tỷ lệ tử vong tăng
(Keffaber, 1989). Khi đó đã có nhiều giả thuyết được đặt ra, một số nghiên cứu tập
trung kiểm tra sự bất thường ở đường sinh sản của lợn giống nhưng vào thời điểm
đó vẫn chưa thể biết được mối liên hệ của nguyên nhân gây ra tình trạng nêu trên.
Bệnh vẫn cịn là một bí ẩn. Hàng năm ước tính tiêu phí ngành cơng nghiệp chăn
nuôi lợn ở Mỹ là 560 triệu USD cho bệnh tai xanh (Neumann et al., 2005).
Rất nhanh chóng, năm 1988 bệnh tai xanh đã lan sang nước láng giềng Canada
và tiếp tục hồnh hành trong khi đó bí ẩn về căn bệnh vẫn chưa được giải mã.

Hai năm sau các ổ dịch có các triệu chứng lâm sàng tương tự đã được báo
cáo ở CHLB Đức (1990). Năm năm sau kể từ khi có báo cáo đầu tiên về bệnh, năm
1991 virus được tìm thấy lần đầu tiên tại Hà Lan. Các tác giả người Hà Lan đã xác
định được đặc tính của virus sau khi thực nghiệm thành cơng các chỉ tiêu của Định
đề Koch và virus được đặt tên virus là Lelystad để kỉ niệm phát hiện này (Terpstra
et al., 1991). Sau đó khơng lâu, virus PRRS được Mỹ đặt tên là ATCC VR – 2332)

(Collins et al., 1992). Đứng trước những thiệt hại cũng như diễn biến phức tạp của
bệnh. Năm 1992, trong cuộc họp chuyên đề quốc tế về triệu chứng hơ hấp và cịi
cọc ở lợn tại Minesota, Mỹ tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã chính thức đặt tên cho
bệnh này là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn.

Tác nhân gây bệnh - virus PRRS (PRRSV) là một thành viên của giống
Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirale (Collins et al., 1992). PRRSV rất nhỏ,
hệ gene của virus gồm một sợi RNA đơn dương có kích thước khoảng 15 kb.
Bộ gene gồm có 9 khung đọc mở (ORF) (Lee and Yoo, 2006). Khung đọc mở
ORF 1a và ORF1b mã hoá các polymerase protein liên quan đến sự nhân

5


lên của virus, có thể chia thành ít nhất 13 protein phi cấu trúc (NSP). Nsp1α,
Nsp1β, Nsp2-6, Nsp7α, Nsp7β, Nsp8-Nsp12. Mặc dù các Protein phi cấu trúc
chiếm ¾ genome của PRRSV nhưng vẫn chưa biết nhiều về chức năng của các
protein này. Vai trò của Nsp1α, Nsp1β là quan trọng cho sự tổng hợp mRNA
(Nspα) và tái tạo hệ gene (Nspβ) (Krocse et al., 2008). Hai protein này cũng cản
trở sự tổng hợp interferon loại 1. ORF2 - ORF7 đặt tại vị trí đầu 3’ của genome
mã hố cho GP5 và protein màng M (Matrix protein), protein màng nhân N
(Nucleocapsid). Tuy nhiên chỉ có 6 phân tử protein chính có khả năng trung hòa
kháng thể bao gồm 4 phân tử glycoprotein, 1 phân tử protein màng

(M) và 1 protein màng nhân (N), nhưng hoạt động trung hòa xảy ra
mạnh với các protein có khối lượng 45, 31 và 25 KD.
Tính từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục
(trừ châu Úc và New Zealand) trên Thế giới đã báo cáo phát hiện có PRRS lưu hành.
Con số thực tế sẽ cịn khác rất nhiều. Trong số các nước nêu trên có cả các nước có
ngành chăn ni phát triển mạnh như Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức…


Hội chứng này phát hiện ở châu Á vào những năm 1990. Từ những năm
1995 trở lại đây Trung Quốc cũng ghi nhận xảy ra các trường hợp lợn chết
hàng loạt do tai xanh ghép với các bệnh khác. Năm 2006 dịch xảy ra ở hơn 10
tỉnh. Trong vòng 3 tháng, tổng số lợn mắc bệnh là trên 2 triệu con, số chết là
trên 400 nghìn con (tỷ lệ chết khoảng 20%). Bệnh có tốc độ lây lân nhanh, trong
vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. Độ dài của bệnh khoảng 5-20 ngày
o

tuỳ theo sức khoẻ của lợn. Lợn ốm sốt cao 40-42 C - bệnh sốt cao. Năm 2007,
dịch bệnh đã xảy ra ở trên 26 tỉnh/33 tỉnh, vùng lãnh thổ, với trên 257.000 lợn
mắc bệnh, chết hơn 68.000 con và tiêu huỷ 175.000 con. Hiện đang có 2 chủng
vi rút PRRS lưu hành tại Trung Quốc: Chủng cổ điển độc lực thấp và chủng độc
lực cao gây ốm, chết nhiều lợn. Các nghiên cứu của Tian et al. (2007) đã xác
định các chủng virus PRRS ở Trung Quốc thuộc dịng Bắc Mỹ. Trong khu vực,
tại Hồng Kơng: lợn đã được xác định nhiễm đồng thời cả hai chủng dòng Châu
Âu và chủng dịng Bắc Mỹ. Tại Thái Lan: có cả hai chủng Bắc Mỹ (chiếm
33,58%) và Châu Âu (chiếm 66,42%) lưu hành. Tỷ lệ lưu hành trung bình của
PRRS là 17%. Theo Thanawongnuwech et al. (2004) Thái Lan đã có cơng bố về
sự xuất hiện đồng nhiễm cả 2 chủng virus Type 1 và Type 2 ở trên đàn lợn mặc
dù trước đó vài năm họ chỉ phân lập được Type 2 mà thôi. Tại Philippines: từ
đầu năm 2007 đến nay, có 18 ổ dịch làm 13.542 lợn mắc bệnh, chết 1.743 con.
Dịch bệnh xuất hiện rải rác ở hầu hết các địa phương trong cả nước.

6


Ngày nay hội chứng PRRS đã lan ra khắp thế giới gây thiệt hại kinh tế cho
ngành công nghiệp chăn nuôi. Genome của PRRSV là một sợi đơn RNA và virus là
thành viên của họ Arteriviridae thuộc lớp Nidovirales. Dựa trên phân tích về phát

sinh lồi virus phân lập khác nhau trên thế giới của Nelson et al. (1993) PRRSV có
thể được phân biệt thành hai kiểu gene: loại I, European gienotype gồm virus thuộc
dòng Châu Âu, đại diện là chủng Lelystad (LV), gồm 3 subtype đã được xác định
trong đó, subtype 1 được chia thành 12 clade khác nhau, subtype 2 được chia
thành 9 clade (Shi et al., 2010); loại II: Northern American gienotype gồm những
virus thuộc dòng Bắc Mỹ mà tiêu biểu là chủng virus Bắc Mỹ ATCC - VR2332.
PRRSV phân lập ở Trung Quốc được chỉ định là thành viên của kiểu gene II. Sợi
đơn RNA của virus bao gồm một bộ gene có khoảng 15 kb, mã hóa 9 ORFs. Bộ
gene PRRSV bao gồm hai gene polymerase là ORF1a và ORF1b và bảy gene cấu
trúc là ORF2a, 2b, 3, 4, 5, 6, và 7. ORF1a và ORF1b cấu thành khoảng 75% bộ gene
của virus và được đặc trưng bởi một quá trình khung ribosome chuyển dịch thành
một polyprotein lớn mà sự tự phân tách làm phát sinh các protein không cấu trúc
(NSP) bao gồm cả RNA phụ thuộc polymerase. Các khung đọc mở ORF2a, 3, 4 và 5
tất cả mã hóa cho các protein glycosyl hóa là GP2a, GP3, GP4, GP5 tương ứng Các
ORF2b mới được định nghĩa mã hóa các protein nhỏ nhất của các hạt virus được
chỉ định GP2b. ORF7 mã hóa các protein nucleocapsid khơng glycosyl hóa (N),
chiếm 20-40% của hàm lượng protein của virion. ORF6 mã hóa các protein tương
tự như vậy khơng glycosyl hóa (M). Heterodimers thành lập bởi GP5 và M đã được
tìm thấy trong lưới nội chất của tế bào nhiễm bệnh, và đã được đề xuất được tham
gia vào thụ thể tương tác với tế bào nhiễm virus. Sự hiện diện của virus có đặc tính
di truyền khác nhau trong các lợn nhiễm PRRS có thể làm phức tạp việc kiểm sốt
bệnh bằng cách tiêm chủng, bởi vì hiệu quả vắc-xin phòng PRRS bị giảm khi virus
đương nhiễm là một loại virus của một kiểu gene khác (Lou et al., 1993) hay của
một nhóm phát sinh khác trong cùng một kiểu gene của chủng vắc-xin gốc.

2.1.2. Lịch sử và tình hình dịch PRRS tại Việt Nam
Lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 1997, PRRS được phát hiện trên đàn lợn
nhập từ Mỹ vào các tỉnh miền Nam. Kết quả kiểm tra thấy 10/51 lợn giống nhập
khẩu có huyết thanh dương tính với PRRS. Tồn bộ số lợn này đã được xử lý vào
thời gian đó. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, các nghiên cứu về bệnh trên

những trại lợn giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ lợn có huyết thanh dương
tính với bệnh rất khác nhau, từ 1,3% cho tới 68,29% (Cục Thú y, 2007).

7


Điều tra huyết thanh học của một số tác giả năm 1999-2003 cho
thấy tỷ lệ lợn có kháng thể kháng virus PRRS tại Cần Thơ là 7,7%
(37/478 mẫu dương tính với virus PRRS).
Như vậy có thể thấy virus PRRS đã xuất hiện và lưu hành tại
nước ta trong một thời gian dài. Tuy nhiên, kể từ khi xác định được
lợn có kháng thể kháng virus PRRS ở đàn lợn giống nhập từ Mỹ, tại
Việt Nam chưa từng có vụ dịch PRRS nào xảy ra.
+ Đợt dịch đầu tiên
Năm 2007
Dấu ấn quan trọng của dịch PRRS tại Việt Nam được bắt đầu từ ngày
12/3/2007 khi hàng loạt đàn lợn tại Hải Dương có những biểu hiện ốm khác
thường. Ngày 23/3/2007, cơ quan thú y tại tỉnh này đã báo cáo cho Cục Thú
y, ngay sau đó ngày 26/3/2007, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương Cục Thú y đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với
virus PRRS. Do lần đầu tiên dịch PRRS xuất hiện tại Việt Nam và do không
quản lý được việc buôn bán, vận chuyển lợn ốm, dịch PRRS đã lây lan
nhanh và phát triển mạnh tại 6 tỉnh thành khác nhau thuộc đồng bằng sông
Hồng gồm: Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang và Hải
Phịng làm hàng ngàn con lợn mắc bệnh (Cục Thú y, 2007).

Ngoài các tỉnh được xác định ở trên, Cục thú y cũng đã có kết
quả chẩn đốn dương tính với PRRS tại một số đàn lợn thuộc các
tỉnh, thành: Thanh Hoá, Hà Nội, Sơn La và Lào Cai. Tuy nhiên, do chỉ
xuất hiện ở các đàn riêng lẻ cùng với các biện pháp xử lý triệt để nên
đã khơng có dịch PRRS phát triển tại các địa phương này.

Do thực hiện kiên quyết các biện pháp phòng chống dịch nên
sau hơn một tháng dịch PRRS đã được khống chế.
+ Đợt dịch thứ 2
Ngày 25/6/2007, dịch lại xuất hiện tại tỉnh Quảng Nam rồi lan sang
một số tỉnh khác như: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Ngãi làm trên 30
ngàn lợn mắc bệnh, hàng ngàn lợn chết và phải tiêu hủy (Cục Thú y, 2007).

So với đợt dịch ngoài Bắc, lợn nhiễm bệnh tại các tỉnh miền
Trung có tốc độ chết nhanh hơn, tốc độ lây lan, đặc biệt là tỉnh Quảng
Nam cũng nhanh hơn rất nhiều do phát hiện chậm, không kiểm soát
được việc vận chuyển lợn ốm ra khỏi vùng dịch.

8


Như vậy chỉ trong 4 tháng dịch PRRS đã xuất hiện ở cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam với 324 xã thuộc 65 huyện của 19 tỉnh với số lợn chết
và phải tiêu hủy là trên 20.000 con. Tình hình dịch PRRS vẫn đang diễn
biến phức tạp vào khơng có chiều hướng lắng xuống (Cục Thú y, 2007).

+ Đợt dịch thứ 3
Theo báo cáo của Cục thú y (2008), đầu năm dịch tái xuất hiện ở nhiều
xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh và chỉ 1 tháng sau (tháng 4-2008) dịch đã bùng phát ở 775
xã, phường thuộc 57 huyện, thị của 10 tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam,
Nghệ An, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình và
Nam Định với tổng số lợn mắc bệnh khoảng 255.250 con, số chết và phải tiêu
hủy là 254.242 con. Đây là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay.

Cho đến tháng 7 năm 2008 tổng số lợn mắc bệnh là 16.677 con, số
chết và buộc phải tiêu hủy là 14.799 con. Tình hình cho thấy virus gây bệnh

đã phân tán rộng và có khả năng bùng phát thành dịch lớn trên cả nước
nếu khơng có biện pháp can thiệp kịp thời (Nguyễn Ngọc Tiến, 2011).
Sau một thời gian dài khống chế thành công, ngày 18-2-2009 dịch PRRS
trên lợn đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Quảng Ninh, dịch bùng phát tại huyện Yên
Hưng, Quảng Ninh với tổng số 76 con ốm, trong đó có 23 lợn nái và 53 lợn thịt.

Năm 2009
Theo Cục thú y trong năm 2009, dịch PRRS xảy ra lẻ tẻ ở nhiều nơi. Theo thống kê
của Cục Thú y, dịch PRRS đã xảy ra tại 14 tỉnh, thành phố trong cả nước làm 7.030 con
lợn bị mắc bệnh và phải tiêu hủy 5.847 con (Nguyễn Ngọc Tiến, 2011).

Năm 2010
+

Đợt 1: Tại miền Bắc

Theo báo cáo của Cục Thú y,dịch tai xanh xảy ra từ ngày 23/03/2010 tại
tỉnh Hải Dương. Tính đến hết tháng 6/2010, tồn quốc ghi nhận các ổ dịch
lợn tai xanh tại 461 xã, phường, thị trấn của 71 quận, huyện thuộc 15 tỉnh,
thành phố gồm Hải Dương, Hưng n, Hải Phịng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh,
Hịa Bình, Cao Bằng và Sơn La. Tổng số lợn mắc bệnh là 146.051 con, trong
đó số tiêu hủy là 65.911 con (Nguyễn Ngọc Tiến, 2011).

+

Đợt 2: Tại miền Trung và miền Nam

9



Đợt dịch này bắt đầu từ ngày 01/06/2010 tại Sóc Trăng. Sau đó
dịch xuất hiện tại Tiền Giang (ngày 19/6), Bình Dương (ngày 27/6),
Long An (ngày 15/7), Quảng Trị (ngày 01/7).
Trong đợt dịch này, toàn quốc ghi nhận các ổ dịch lợn Tai xanh tại
42.080 hộ chăn nuôi của 1.517 xã, phường, thị trấn thuộc 215 quận,
huyện của các tỉnh, thành phố: Sóc Trăng, Quảng Trị, Tiền Giang, Long
An, Bình Dương, Bạc Liêu, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước, Đà
Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đắk Lắc, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Lâm Đồng, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên
Giang, Kon Tum, Cà Mau, Đắc Nơng, Gia Lai, Trà Vinh, Bình Thuận, Ninh
Thuận, Phú n, Thanh Hóa và Hà Tĩnh (Nguyễn Ngọc Tiến, 2011).

Theo thơng tin tình hình dịch bệnh của Cục Thú y, tổng số lợn
trong đàn mắc bệnh là 970.857 con, số mắc bệnh là 717.830 con,
trong đó số chết và tiêu hủy là 413.540 con.
Ngày 05/08/2010 cả nước có 13 tỉnh là Nghệ An, Cao Bằng, Sóc
Trăng, Quảng Trị, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Bình Dương, Bạc
Liêu, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước và Đà Nẵng có dịch Tai
xanh chưa qua 21 ngày (Nguyễn Ngọc Tiến, 2011).
Theo kết quả xét nghiệm của Phân viện Thú y miền Trung đã
phát hiện virus PRRS (dương tính) tại các huyện Ninh Hịa, Khánh
Vĩnh, Cam Lâm và thành Phố Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa. Ngày
05/08/2010, huyện Ninh Hòa đã tổ chức tiêu hủy 57 con lợn mắc bệnh
tại xã Ninh Quang với tổng trọng lượng trên 5.054 kg.
Trên cơ sở diễn biến tình hình dịch bệnh, ngày 06/08/2010 UBND tỉnh
Khánh Hòa đã ban hành quyết định công bố dịch Tai xanh tại huyện Ninh Hòa,
thành phố Nha Trang; các xã Cam Hòa, Suối Tân, huyện Cam Lâm và xã Khánh
Đông, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa (Nguyễn Ngọc Tiến, 2011).


Năm 2011
Theo báo cáo của Cục Thú y (2011) dịch được ghi nhận nổ ra đầu
tiên khi tỉnh Quảng Trị công bố dịch vào ngày 25/03/2011. Sau đó
Nghệ An cơng bố dịch vào ngày 16/04/2011 tiếp đó các tỉnh Thái Bình,
Hải Dương, Hà Tĩnh, Bắc Ninh đồng loạt công bố dịch. Tổng số lợn
mắc bệnh là 14.704 con, số con chết và tiêu hủy là 13.831 con.

10


Theo thống kê của Cục thú y, riêng tỉnh Nghệ An có 11.858 con mắc
bệnh chiếm tỷ lệ 80,64% so với cả nước. Tổng số con chết và tiêu hủy là
11.816 con chiếm tỷ lệ 99,64% so với tổng số con mắc của tỉnh và chiếm
tỷ lệ 85,43% tổng số lợn tiêu hủy của cả nước tính đến cùng thời điểm.
Sáu tháng cuối năm không phát sinh thêm ổ dịch mới.

Năm 2012
Theo báo cáo của Cục Thú y (2012) dịch tai xanh bắt đầu xảy ra từ
11/01 tại tỉnh Lào Cai; đến những tháng cuối năm toàn quốc đã ghi nhận 14
tỉnh có dịch lợn Tai xanh là Điện Biên, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai,
Lai Châu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hịa Bình, Lạng Sơn, Bạc Liêu, Đồng Nai,
Nghệ An, Bình Dương. Cục Thú y cũng nhận định dịch Tai xanh năm 2012
có diễn biến bất thường hơn so với năm 2011, tốc độ lây lan rất nhanh. Tính
đến cuối năm 2012 cịn 6 tỉnh: Đăk Lăk, Quảng Nam, Phú n, Khánh Hịa,
Thái Bình và Long An có dịch Tai xanh chưa qua 21 ngày.

Năm 2013
Theo thống kê của Cục Thú y (2013), tình hình bệnh diễn ra tương
đối phức tạp, bùng phát mạnh thành dịch ở 6 tỉnh thành: Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Bắc Ninh và Thái Bình. Cục Thú y cũng

nhận định dịch Tai xanh năm 2013 có diễn biến bất thường hơn so với
năm 2012, tốc độ lây lan rất nhanh, số lượng lợn mắc bệnh phải tiêu hủy
cao, tỷ lệ lợn chết và lợn tiêu hủy đã lên đến 18.452 con.

Năm 2014
Theo thống kê của Cục Thú y (2014) tính từ đầu năm 2014 đến
tháng 11/2014: Cả nước khơng có tỉnh nào xuất hiện và công bố dịch
tai xanh. Hiện tại cả nước khơng có dịch.
Năm 2015
Theo thơng tin của Cục Thú y (2015) tháng 10 – 11 năm 2015,
bệnh tai xanh vẫn xảy ra lẻ tẻ tại một số tỉnh thành như: Hà Tĩnh, Sóc
Trăng, Nghệ An, Long An,
Theo nhận định về tình hình dịch tai xanh trong thời gian này dịch tai xanh đã
xảy ra chủ yếu trên các đàn lợn chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tai
xanh. Căn cứ vào tình hình dịch tai xanh trong thời gian này, có thể thấy virus tai
xanh đang tiềm ẩn trong đàn lợn ở một số địa phương. Dịch tai xanh mới xảy ra

11


trong thời gian khoảng hơn 1 tháng trước đó tại Cam-pu-chia, trong
đó có 3 tỉnh có đường biên giới với Việt Nam, cũng cho thấy nguy cơ
dịch tai xanh có xu hướng xảy ra trở.
Năm 2016
Theo thông tin của Cục Thú y (2016), các địa phương cơ bản vẫn khống
chế được dịch Tai xanh trên lợn. Tuy nhiên, có thể virus vẫn tồn tại trong môi
trường chăn nuôi kết hợp với những diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh
hưởng xấu đến đàn gia súc nuôi, nên trong thời gian tới dịch có thể xuất hiện
và gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh có dịch cũ như tỉnh Quảng Trị
(5/2016), Hậu Giang (8/2016), Hà Tĩnh (tháng 9/2016), Nghệ An (11/2016).


2.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VIRUS PRRS
2.2.1. Cấu trúc virus PRRS
Virus PRRS là một RNA virus chuỗi đơn dương, virus này được
xếp vào bộ Nidovirales, họ Arteriviridae, chi Arterivirus (Collins et al.,
1992). Họ Ateriviridae chỉ có một giống Aterivirus bao gồm hai thành
viên là: Equine Ateritis Virus (EAV) gây viêm động mạch, sảy thai và
viêm phổi ngựa non; Porcine Respiratory and Reproductive
Syndrome Virus (PRRSV) gây rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn.
Ngày nay các nhà khoa học cho rằng giống Aterivirus cịn có
hai thành viên nữa là: Lactate Dehydrogennase Elevating Virus
(LDEV) gây bệnh trên chuột và Simian Hemorrhagic Fever Virus
(SHFV) gây bệnh sốt xuất huyết ở khỉ và một số lồi linh trưởng.

Hình 2.1. Hình thái virus PRRS
Nguồn: Dẫn theo Tiêu Quang An (2012)

12


Quan sát virus PRRS dưới kính hiển vi điển tử thấy virus có
dạng hình cầu, có vỏ bọc, trên bề mặt có nhiều gai nhơ ra, kích thước
45 - 80nm và chứa nhân nucleocapxit kích thước 25- 35nm.
Sự nhân lên của virus không bị ảnh hưởng khi dùng hợp chất ức
chế tổng hợp DNA là 5-bromo-2-deoxyuridin, 5-iodo-2-deoxyuridin và
mitomycin C chứng tỏ acid nucleic đó là ARN. Đây là RNA virus với bộ
gene là một phân tử RNA sợi đơn dương. Sợi RNA này có đường kính
40 - 70 nm, có vỏ bọc, kích thước khoảng 15 kilobase, có 9 khung đọc
mở (ORF − open reading frame) mã hoá cho 9 protein cấu trúc.


Hình 2.2. Hình ảnh cấu trúc hệ gene của virus PRRS
Nguồn: Dẫn theo Tiêu Quang An (2012)

Tuy nhiên trong cấu trúc của virus PRRS, có 6 phân tử protein chính có
khả năng trung hồ kháng thể bao gồm 4 phân tử glycoprotein, 1 phân tử
protein màng (M) và 1 protein vỏ nhân virus (N). Nhưng hoạt động trung hồ
xảy ra mạnh với các protein có khối lượng phân tử 45,31 và 25kDa (bảng 2.1).

13


×