Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VĂN BIÊN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN
XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG SƠN DƯƠNG XÃ HÀO PHÚ,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số:

84 40 30 1

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Thị Hải Vân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày



tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Văn Biên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thiện luận văn, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.

Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi trường
và các thầy cô giáo của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tơi hồn thành q trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thị Hải Vân là
người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức và thời gian để giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị giám đốc, quản lí ở các phịng,
phân xưởng thuộc Cơng ty Cổ phần mía đường Sơn Dương đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những
người đã khích lệ và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình thực hiện luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn


Phạm Văn Biên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract.............................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................. 2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3

1.3.2.

Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................. 3

1.3.3.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về ngành sản xuất mía đường việt nam................................. 4

2.1.1.

Tình hình phát triển ngành sản xuất mía đường ở Việt Nam..............4

2.1.2.

Thực trạng cơng nghệ sản xuất mía đường ở Việt Nam....................... 6


2.1.3.

Tác động tới môi trường của ngành sản xuất mía đường................... 8

2.2.

Tổng quan về sản xuất sạch hơn....................................................................... 9

2.2.1.

Cơ sở khoa học của sản xuất sạch hơn....................................................... 10

2.2.2.

Các điều kiện tiên quyết khi áp dụng sản xuất sạch hơn...................11

2.2.3.

Các bước thực hiện Sản xuất sạch hơn...................................................... 12

2.2.4.

Các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn thường được áp dụng .....13

2.2.5.

Những lợi ích từ việc thực hiện sản xuất sạch hơn.............................. 15

2.2.6.


Các rào cản trong sản xuất sạch hơn............................................................ 16

2.3.

Thực trạng áp dụng sản xuất sản xuất sạch hơn................................... 17

iii


2.3.1.

Thực trạng chung trong toàn bộ các ngành sản xuất công nghiệp
17

2.3.2.

Thực trạng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành mía đường..22

2.3.3.

Một số doanh nghiệp điển hình trong việc áp dụng SXSH................23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 27
3.1.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp......................................................... 27

3.2.2.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp........................................ 27

3.2.3.

Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm.................................... 28

3.2.4.

Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu.............................................. 29

3.2.5.

Phương pháp tính tốn cân bằng vật chất.................................................. 29

3.2.6.

Phương pháp tính Chi phí dịng thải.............................................................. 29

3.2.7.

Phương pháp đánh giá các đề xuất sản xuất sạch hơn......................30

3.2.8.


Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 32

3.2.9.

Phương pháp thảo luận nhóm SXSH............................................................. 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 34
4.1.

Giới thiệu về cơng ty cổ phần mía đường Sơn Dương.......................34

4.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty........................................... 34

4.1.2.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Cơng ty................................................................ 35

4.2.

Quy trình công nghệ sản xuất đường của công ty................................. 36

4.2.1.

Nhu cầu nguyên liệu sử dụng trong sản xuất của Công ty...............36

4.2.2.


Dây chuyền công nghệ sản xuất đường của Công ty.......................... 37

4.2.3.

Cân bằng vật chất cho tồn bộ quy trình sản xuất đường................42

4.2.4.

Các nguồn thải chính trong hoạt động sản xuất của Cơng ty ..........47

4.2.5.

Xác định các chi phí dịng thải của Cơng ty............................................... 52

4.2.6.

Xác định dịng thải và ngun nhân của dòng thải................................ 54

4.3.

Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn cho công ty ............................... 56

4.4.

Đánh giá các giải pháp sản xuất sạch hơn................................................. 59

4.4.1.

Phân loại các giải pháp sản xuất sạch hơn................................................ 59


4.4.2.

Đánh giá tính khả thi đối với giải pháp thu mua mía theo trữ đường 61

4.4.3.

Đánh giá tính khả thi đối với giải pháp cải tạo hệ thống xử lý tuần hoàn

nước thải....................................................................................................................... 65

iv


4.4.4.

Đánh giá tính khả thi đối với giải pháp thay trống lọc bùn cũ.........72

4.5.

Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn............................................... 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 77
5.1.

Kết luận........................................................................................................................... 77

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................ 79


Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 80
Phụ lục............................................................................................................................................. 83

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BT MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBVC

Cân bằng vật chất

CCS

Đơn vị khối lượng đường saccaroza

EOP

Kiểm sốt ơ nhiễm cuối đường ống


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UNE

Chương trình Mơi trường Liê

vi

hiệp quốc


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số kết quả trình diễn sản xuất sạch hơn ở các nước..........19
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng áp dụng Sản xuất sạch hơn trên cả
nước tính đến năm 2016............................................................................... 21
Bảng 2.3. Một số doanh nghiệp điển hình trong áp dụng Sản xuất sạch hơn
24

Bảng 3.2. Trọng số các tiêu chí trong lựa chọn giải pháp................................ 33

Bảng 4.1. Tiêu hao nguyên liệu cho 1000 tấn đường kính thành phẩm....37
Bảng 4.2. Cân bằng vật chất cho tồn bộ quy trình sản xuất tính cho 1000 tấn đường
thành phẩm........................................................................................................... 44
Bảng 4.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của Cơng ty .............48
Bảng 4.4. Thải lượng chất thải rắn sản xuất của Công ty cho mỗi 1000 tấn đường
thành phẩm........................................................................................................... 50
Bảng 4.5. Kết quả quan trắc tiếng ồn tại Công ty.................................................. 51
Bảng 4.6. Chi phí bên trong mất đi khi sản xuất được 1000 tấn đường...52
Bảng 4.7. Chi phí bên ngồi mất đi khi sản xuất được 1000 tấn đường. .54
Bảng 4.8. Xác định nguyên nhân dòng thải.............................................................. 55
Bảng 4.9. Các cơ hội sản xuất sạch hơn đề xuất áp dụng cho Công ty Cổ phần mía
đường Sơn Dương........................................................................................... 57
Bảng 4.10. Bảng sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn .................................. 60
Bảng 4.11. Tính Giá trị hiện tại thuần, Tỷ lệ hồn vốn nội bộ và Thời gian hoàn vốn

cho giải pháp thu mua mía theo trữ đường…………………….63
Bảng 4.12. Tính Tính Giá trị hiện tại thuần, Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ và Thời gian
hoàn vốn cho giải pháp cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý và tuần hoàn

nước thải............................................................................................................... 69
Bảng 4.13. Tính Tính Giá trị hiện tại thuần, Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ và Thời gian hoàn

vốn cho giải pháp thay thế trống lọc bùn............................................ 73
Bảng 4.14. Thứ tự mức độ ưu tiên thực hiện giải pháp SXSH đã đề xuất
............................................................................................................................................................. 75

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Diện tích và sản lượng mía đường trên cả nước giai đoạn 1995 - 2015
................................................................................................................................................................ 5
Hình 2.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu đường của Việt Nam từ năm 1995 -2015 .. 6

Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức hành chính của Cơng ty Cổ phần mía đường Sơn

Dương......................................................................................................................... 36
Hình 4.2. Quy trình cơng nghệ sản xuất đường của Cơng ty ..........................38
Hình 4.3. Dịng vật chất trong q trình sản xuất đường của Cơng ty .......43

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Văn Biên
Tên luận văn: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại Cơng ty Cổ
phần mía đường Sơn Dương xã Hào Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 84 40 30 1

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài luận văn thực hiện nhằm tìm hiểu sự thất thốt dịng vật chất
trong q trình sản xuất đường từ đó nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải
pháp sản xuất sạch hơn tại Cơng ty Cổ phần mía đường Sơn Dương.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp điều tra,
thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp; Phương

pháp phân tích trong phịng thí nghiệm; Phương pháp đánh giá kết quả nghiên
cứu; Phương pháp tính toán cân bằng vật chất; Phương pháp đánh giá các đề
xuất sản xuất sạch hơn; Phương pháp thảo luận nhóm Sản xuất sạch hơn.

Các nội dung nghiên cứu của Luận văn gồm: Quy trình sản xuất
đường và tình hình sản xuất đường của Cơng ty Cổ phần mía đường Sơn
Dương; Dịng vật chất và nguồn thải chính của Cơng ty; Các giải pháp
sản xuất sạch hơn cho Cơng ty; Tính khả thi của các giải pháp theo dựa
trên tính khả thi về Kinh tế, Kĩ thuật và Môi trường; Các giải pháp sản xuất
sạch hơn được lựa chọn cho Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên đã chỉ ra rằng quy trình sản xuất của Cơng ty Cổ phần mía
đường Sơn Dương sử dụng cơng nghệ Sunfit hóa với ngun liệu chính là mía và
nước cùng các hóa chất hỗ trợ q trình làm trong nước mía khác. Đề tài nghiên
cứu đã đề xuất được 20 giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm khắc phục 18 nguyên
nhân nói trên. Trong đó, có 16 giải pháp có thể thực hiện ngay, 3 giải pháp đã phân
tích chuyên sâu về tính khả thi đối với các mặt Kinh tế, Kỹ thuật và Môi trường.

ix


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Pham Van Bien
Thesis title: Research on Cleaner Production Solutions at Son Duong Sugarcane Joint
Stock Company, Hao Phu Commune, Son Duong District, Tuyen Quang Province.

Major: Environmental Science

Code: 84 40 30 1


Educational organization: VietNam National University of
Agriculture Research Objectives:
This thesis aims to investigate the loss of material flow in the sugar
production process from which to propose the application of cleaner
production solutions at Son Duong Sugarcane Joint Stock Company.
Materials and Methods:
The research used methods such as: survey method, secondary data
collection; Method of investigation and collection of primary data; Analytical
methods in the laboratory; Methods of evaluating research results; Method of
calculating material balance; Methodology for evaluating proposals for
cleaner production; Group discussion method Cleaner production.
The contents of the thesis include: Sugar production process and the situation of
sugar production of Son Duong Sugarcane Joint Stock Company; Material line and
source of waste of the company; Cleaner production solutions for the company; The
feasibility of solutions based on economic, technical and environmental feasibility;
Cleaner production options selected for Son Duong Sugarcane Joint Stock Company.

Main findings and conclusions
The results show that the production process of Son Duong Sugarcane
Joint Stock Company uses Sunfit technology with the main raw materials are
sugarcane and water and other chemicals supporting the process of making
sugarcane juice. The research has proposed 20 cleaner production solutions
to overcome the 18 causes mentioned above. There are 16 solutions that can
be implemented immediately, 3 solutions have analyzed in depth the
feasibility of economic, technical and environmental aspects.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành cơng nghiệp mía đường là một trong những ngành cơng nghiệp
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đóng góp của ngành mía
đường cho GDP hằng năm của cả nước luôn ở mức cao. Theo báo điện tử
Nơng nghiệp Việt Nam tính đến tháng 10 năm 2017, diện tích và sản lượng
đường của Việt Nam xếp thứ 14 trong số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
có sản xuất đường với quy mơ cơng nghiệp, sự phát triển của ngành mía
đường đã tạo thêm việc làm, tăng cường đóng góp cho phúc lợi xã hội. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chất lượng môi trường do các
hoạt động sản xuất mía đường đang dần xấu đi và gây ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe, đời sống của người dân. Ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí
có xu hướng lan rộng, có nơi ở mức độ nghiêm trọng.
Theo Nguyễn Ngộ (2011), khối lượng nước sử dụng cho sản xuất mía
đường vào khoảng 2673% khối lượng mía ngun liệu trong đó chủ yếu là
nước ngưng trong q trình chế biến đường kính trắng, điều này cho thấy
ngành cơng nghiệp mía đường là một trong những ngành sử dụng rất nhiều
nước trong sản xuất cùng với đó sẽ là nguy cơ gây ra ô nhiễm cho nguồn
tiếp nhận nước thải. Khí thải từ ngành cơng nghiệp sản xuất mía đường phát
sinh từ các lị hơi có lưu lượng rất lớn chứa phần lớn là CO 2 cũng đang là
một trong các tác nhân làm giảm chất lượng mơi trường khơng khí cục bộ tại
các khu vực gần nhà máy và mức độ ảnh hưởng đang có xu hướng lan rộng
hơn nữa. Một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng ơ nhiễm mơi trường
trong ngành mía đường là do việc sử dụng lãng phí các tài nguyên nước, các
nguồn năng lượng như than đá, điện cũng như thực trạng chất lượng mía
ngun liệu hiện nay cịn thấp. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị sử dụng
không hiệu quả dẫn đến nguy cơ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, trong đó
đang chú ý nhất là tài nguyên nước, chất lượng nguyên liệu thấp, tỷ lệ tạp
chất và bã mía lớn dẫn đến phát sinh nhiều chất thải rắn gây nên áp lực lớn
cho công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cho ngành mía đường là

phải tìm ra biện pháp bảo vệ mơi trường đáp ứng cho sự phát triển bền vững

1


trong tương lai. Việc xử lý chất thải hay kiểm sốt ơ nhiễm cuối đường
ống địi hỏi một quy trình cơng nghệ phức tạp u cầu chi phí vận hành
rất lớn tuy nhiên vẫn chưa ngăn chặn triệt để được ô nhiễm. Một trong
những giải pháp hiện đại được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng
đó là Sản xuất sạch hơn (SXSH), ở Việt Nam SXSH đã được triển khai áp
dụng thành công từ năm 2002, biện pháp đã được đẩy mạnh triển khai áp
dụng tại 05 tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre,
đến nay SXSH đã được áp dụng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
Sản xuất sạch hơn đang chứng minh được những hiệu quả và thành
công to lớn cho cả doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước.
Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương đi vào sản xuất từ ngày
25/4/1997 với cơng suất ép mía ban đầu là 2.150 tấn mía/ngày. Hiện nay,
cơng tác quản lý chất thải và sử dụng tài nguyên tại Công ty đã và đang
được chú trọng, tuy nhiên vẫn chưa mang lại những hiệu quả chuyển biến
rõ rệt, các giải pháp tổ chức sản xuất chưa được nghiên cứu chuyên sâu
nên gặp phải những khó khăn trong triển khai thực hiện.

Nhận thấy tầm quan trọng xuất phát từ những vấn đề nêu trên,
tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất
sạch hơn tại Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương xã Hào Phú,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu sự thất thốt dịng vật chất trong q trình sản xuất
đường từ đó nghiên cứu đề xuất áp dụng các giải pháp sản xuất

sạch hơn tại Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu quy trình sản xuất mía đường tại Cơng ty Cổ phần
mía đường Sơn Dương từ đó xác định được cơng đoạn phát sinh
chất thải và thất thoát nguyên nhiên liệu trong quy trình sản xuất.
-

Đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn cho Cơng ty và đánh

giá được tính khả thi của từng giải pháp theo mức độ khả thi về Kinh tế,
Kỹ thuật và Mơi trường từ đó lựa chọn ra thứ tự thực hiện các giải pháp
sản xuất sạch hơn áp dụng cho Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sản xuất mía đường.
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Cơng ty Cổ phần mía đường Sơn Dương, xã Hào Phú, huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu 17 tháng: Từ tháng 3/2016 đến tháng 10/2017.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM

2.1.1. Tình hình phát triển ngành sản xuất mía đường ở Việt Nam
Ngành cơng nghiệp mía đường của Việt Nam bước đầu được hình thành
từ những năm 1990, cho đến năm 1994 trên cả nước mới chỉ có 9 nhà máy chế
biến mía đường với tổng cơng suất ước tính dưới 11.000 tấn mía/ngày và 2 nhà
máy tinh luyện đường công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu dẫn đến hàng năm
nước ta vẫn phải nhập từ 300.000 đến 500.000 tấn mía đường (Phạm Lê Duy
Nhân, 2014). Là một đất nước có nền nơng nghiệp đa dạng về cơ cấu cây trồng,
khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng trong đó có mía nhưng
hàng năm vẫn phải nhập khẩu đường là sự bất cập lớn, nhận thấy được sự lãng
phí này Chính phủ đã khởi động chương trình “Một triệu tấn đường” năm 1995
tạo bước đệm cho sự phát triển của ngành mía đường Việt Nam bước qua một
thời kỳ mới. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay ngành cơng
nghiệp mía đường đã có những đóng góp vơ cùng quan trọng cho nền kinh tế
quốc dân. Có thể tóm lược q trình phát triển của ngành mía đường như sau:
Giai đoạn từ năm 1995 đến 2005, đây là thời kỳ ngành cơng nghiệp mía
đường Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển về mọi mặt, các
doanh nghiệp mía đường đa số thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước nên việc
kinh doanh mắc phải rất nhiều khó khăn như hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp,
vay nợ nhiều, đầu tư dàn trải, năng lực cạnh tranh yếu nhiều doanh nghiệp đứng
trước nguy cơ phá sản. Mặt khác, do sự gắn kết giữa người nông dân và các
nhà máy đường ở Việt Nam thời kỳ này còn rất yếu, khiến cho người dân khi lựa
chọn cây mía đầu tư gieo trồng có tâm lý rất bấp bênh. Việc quy hoạch vùng
nguyên liệu chưa được tổ chức hoặc tổ chức kém khoa học cũng dẫn đến việc
thiếu đầu tư bài bản về giống mía tốt, đem lại năng suất chất lượng chưa cao.
Thực trạng quy hoạch trồng mía manh mún, dàn trải khiến cho người dân
chuyển đổi sang loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, ổn định hơn thay
cho cây mía như sắn, cao su, cam gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu cục bộ tạo
nên thách thức lớn cho sự tồn tại và phát triển của các nhà máy mía đường
trong giai đoạn này (Viện Nghiên cứu mía đường, 2016).


4


Hình 2.1. Diện tích và sản lượng mía đường trên cả nước giai đoạn
1995 - 2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)

Bước sang giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, đây là thời kỳ thực hiện
chủ trương của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp trên cả nước, từ đó
các doanh nghiệp bắt đầu đổi mới hình thức kinh doanh, quan tâm hơn đến
tính liên tục và sự gắn kết giữa người trồng mía với nhà máy và giữa các nhà
máy với nhau thúc đẩy quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu cùng với
việc đổi mới dây chuyền công nghệ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản
lượng và quy mơ vùng ngun liệu mía ln được mở rộng liên tục qua các
năm (Viện Nghiên cứu mía đường, 2016). Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam
(2014), sản lượng mía ép cơng nghiệp niên vụ 2011/2012 đạt 14,5 triệu tấn,
sản xuất được 1.306.240 tấn đường, lượng mía ép cơng nghiệp tăng gần 2
triệu tấn so với niên vụ trước, sản lượng đường tăng 155.780 tấn.
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), niên vụ
2015 - 2016 cả nước có 41 nhà máy sản xuất đường mía, các nhà máy đường cả
nước đã sản xuất được 1.237.300 tấn (đường tinh luyện là 700.000 tấn). So với
niên vụ 2014-2015, sản lượng đường sụt giảm 180.500 tấn (12,73 %). Đây là năm
thứ 2 liên tiếp sản lượng đường sản xuất sụt giảm. Cùng với đó, giá đường các
niên vụ gần đây biến động phức tạp và có xu hướng tăng mạnh, cũng theo thống
kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nguyên nhân giá đường tăng là
do thiếu hụt mía nguyên liệu; giảm sản lượng đường; giá đầu vào (nguyên

5



liệu mía, vật tư nơng nghiệp, chi phí hỗ trợ cho nông dân, nhân công,
tỷ giá USD…) tăng khiến giá thành đường tăng; giá đường thế giới
tăng; hạn hán, xâm nhập mặn tại một số vùng dẫn đến tâm lý lo ngại
sản lượng mía đường sụt giảm sâu, cung khơng đáp ứng đủ cầu;
đường nhập lậu đã hạn chế do cơng tác chống bn lậu tốt hơn.

Hình 2.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu đường của Việt Nam từ
năm 1995 -2015
Nguồn: Bảo Việt Securities (2015)

2.1.2. Thực trạng công nghệ sản xuất mía đường ở Việt Nam
Các cơng nghệ sản xuất mía đường đã và đang được sử dụng ở Việt Nam
hiện nay như: Cơng nghệ vơi hóa, cơng nghệ cacbonat hóa (phương pháp CO 2),
cơng nghệ sunfit hóa (phương pháp SO 2) và công nghệ Blanco-directo nhưng
được sử dụng phổ biến nhất vẫn là cơng nghệ sunfit hóa (Nguyễn Ngộ, 2011).
Trong lịch sử phát triển của công nghệ sản xuất mía đường thì cơng nghệ
vơi hóa là cơng nghệ đơn giản nhất và được con người áp dụng từ rất lâu (hơn
300 năm nay). Hơn 100 năm nay, người ta nghiên cứu tìm chất làm sạch mới
nhưng rồi vơi vẫn là chất phổ biến nhất. Nước mía được làm sạch dưới tác dụng
của nhiệt và vôi, thu được sản phẩm đường thô. Ở nước ta, phương pháp vôi
được dùng để sản xuất đường thủ công: đường phèn, đường thùng, đường cát
vàng, đường thẻ, đường tán, đường hoa mơ,... Trong các nhà máy hiện đại như
nhà máy đường La Ngà, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Việt Đài

6


(Thanh Hóa), phương pháp này được dùng để sản xuất đường thô là nguyên liệu
sản xuất đường tinh luyện. Dùng phương pháp vơi hóa có ưu điểm là vơi có ở khắp
mọi nơi, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả

làm sạch thấp; Độ hịa tan của vơi ở mơi trường lạnh tăng, khi gia nhiệt, độ hịa tan
của vơi giảm dần đến đóng cặn trong thiết bị gia nhiệt và bốc hơi; Các loại vi khuẩn
dễ sinh trưởng; Vôi kết hợp với đường biến thành loại keo đường, ngồi tổn thất
đường cịn dễ làm tắc đường ống thiết bị (Nguyễn Ngộ, 2011).

Loại công nghệ được sử dụng phổ biến tiếp theo là cơng nghệ Cacbonat
hóa, cơng nghệ này sử dụng khí CO 2 xơng vào nước mía để loại các chất khơng
đường, có thể chia làm nhiều phương pháp có thể kể đến như phương pháp
xông CO2 một lần, phương pháp xông CO2 hai lần (phương pháp xông CO2
thông dụng nhất) phương pháp này sử dụng trong sản xuất đường kính trắng
chất lượng cao. Ưu điểm của cơng nghệ này là có hiệu quả làm sạch tốt. Chênh
lệch độ tinh khiết của nước mía trong và nước mía hỗn hợp từ 4-5 lần. Loại
được nhiều chất keo, chất màu và chất vô cơ (Al 2O3, Fe2O3, P2O5, SiO2, MgO).
Ngoài ra, hàm lượng muối canxi trong nước mía trong ít , do đó sự đóng cặn ở
thiết bị ít, giảm lượng tiêu hao hóa chất thơng qua rửa thiết bị. Chất lượng sản
phẩm tốt, bảo quản lâu, hiệu suất thu hồi cao. Tuy nhiên, phương pháp này tiêu
tốn hóa chất nhiều. Lượng vơi dùng gấp 20 lần so với phương pháp SO 2 và 10
lần so với phương pháp vơi, dùng nhiều khí CO2. Sơ đồ công nghệ và thiết bị
tương đối phức tạp. Kỹ thuật thao tác yêu cầu cao. Nếu khống chế không tốt dễ
sinh hiện tượng đường khử bị phân hủy (Nguyễn Ngộ, 2011).
Cơng nghệ sản xuất mía đường tiếp theo thường được sử dụng là cơng
nghệ Sunfit hóa trực tiếp sản xuất ra đường trắng. Phương pháp này còn gọi là
phương pháp SO2. Khí SO2 được dùng phổ biến trong cơng nghiệp sản xuất
đường, có thể cho vào dung dịch đường ở dạng khí, lỏng hoặc muối. Trong sản
xuất đường hiện nay, khí SO2 có khả năng giảm pH mạnh hơn nên thường được
dùng hơn NaHSO3 và Na2SO3. Hiện nay, công nghệ này được áp dụng phổ biến

ở các nhà máy mía đường ở miền bắc như: Cơng ty Cổ phần mía đường Hịa
Bình, Cơng ty Cổ phần mía đường Sơn La, Cơng ty Cổ phần mía đường Sơn
Dương. Tuy chất lượng đường trắng khơng bằng phương pháp Cacbonat

hóa nhưng phương pháp này có lưu trình cơng nghệ tương đối ngắn, khơng
địi hỏi kỹ thuật cao, dễ dàng khống chế, thiết bị tương đối tốt, tiêu hao hóa
chất ít và vốn đầu tư thấp hơn phương pháp Cacbonat hóa nên được dùng
khá phổ biến ở nước ta (Nguyễn Ngộ, 2011).

7


Công nghệ cuối cùng và hiện đại nhất đang được áp dụng trong sản xuất
mía đường là cơng nghệ Blanco-directo. Cơng nghệ này cũng dùng khí SO 2 để
làm sạch nước mía tuy nhiên ở mức độ thấp hơn (khoảng 0,03-0,05% so với
mía). Mật chè sau khi bốc hơi được xử lý lắng tuyển nổi. Bã nổi của lắng nổi mật
chè hỗn hợp với nước lọc cùa nước bùn sau khi lắng thông thường lại được xử
lý lắng nổi một lần nữa trước khi đưa đi bốc hơi cô đặc, bã nổi lần thứ 2 của hỗn
hợp với nước bùn đưa đi lọc chân không. Máy lọc chân không dùng lưới lọc kim
loại, nước lọc đục nên đưa xử lý lắng nổi cho nước lọc trong có chất lượng tốt,
hỗn hợp với nước mía lắng trong đi bốc hơi. Blanco-directo là cơng nghệ hiện
đại nhất, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các cơng nghệ cịn lại, tuy nhiên cịn ít
được ứng dụng ở các nhà máy đường khu vực miền Bắc nước ta do đây là công
nghệ mới và chi phí đầu tư khá lớn (Nguyễn Ngộ, 2011).

2.1.3. Tác động tới mơi trường của ngành sản xuất mía đường
Cơng nghệ sản xuất mía đã và đang được cải tiến liên tục qua các thời
kỳ, nguồn nguyên nhiên liệu đã dần được tận dụng triệt để hơn, tuy nhiên
cho đến nay ngành cơng nghiệp mía đường của Việt Nam vẫn đang là một
trong những ngành có tác động xấu đến mơi trường. Chất thải của ngành
sản xuất mía đường bao gồm khí thải, nước thải, bã mía và tro sỉ, lượng chất
thải này mang đặc tính ơ nhiễm hữu cơ rất cao đặc biệt là trong nước thải.
Theo Công ty Môi trường Ngọc Lân (2016) nước thải của ngành sản
xuất mía đường có tính chất ơ nhiễm BOD 5, COD, SS mặt khác nhu cầu sử

dụng nước của quy trình sản xuất mía đường là rất lớn nên khối lượng xả
thải theo đó cũng ở mức cao làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước
thải càng thêm nghiêm trọng. Tại một số nhà máy mía đường nước thải cịn
thất thốt lượng đường khá lớn, gây thiệt hại đáng kể cho nhà máy. Ngồi ra
cịn có các chất màu anion, cation (chất màu của các axit hữu cơ, muối kim
loại tạo thành) do việc xả rửa liên tục các cột tẩy màu resin và các chất
không đường dạng hữu cơ (các axit hữu cơ), dạng vô cơ (Na 2O, P2O5, Ca).
Một nguồn tác động chính nữa của ngành mía đường là khí thải, khí thải
của ngành sản xuất mía đường có thành phần các chất gây ơ nhiễm mơi trường
khơng khí khơng nhiều, tuy nhiên lại có lưu lượng lớn. Khí thải sinh ra trong sản
xuất mía đường chủ yếu từ lò hơi của nhà máy hoặc từ quá trình xử lý nước mía
bằng SO2. Hiện nay, khí thải từ lò hơi đa phần được xử lý bụi bằng các tháp dập
tro sử dụng nước nhằm giữ lại thành phần tro bụi trong khí thải trước khi thải ra

8


môi trường. Đây là biện pháp xử lý đơn giản, hiệu quả trong xử lý bụi tuy
nhiên lại dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý tốt do
nước thải dập tro có nhiệt độ cao, thành phần tro bụi trong nước thải rất lớn.
Ngoài ra, tác động xấu tới môi trường của ngành sản xuất mía đường cịn do
ảnh hưởng từ chất thải rắn. Chất thải rắn của ngành mía đường có thải lượng rất lớn
do bã mía chiếm tỷ trọng cao trong thành phần nguyên liệu, chất thải rắn của ngành
sản xuất mía đường bao gồm: bã mía, bùn lọc, tro sỉ, cặn vơi, bao bì nhãn mác hỏng
và các phế liệu khác. Trong đó chiếm phần lớn là bã mía, khối lượng bã mía được
tạo ra khoảng 25 – 30% lượng mía ép, với độ ẩm khoảng 50%. Phần chất khô chứa
khoảng 46% Xenluloza và 24,6% Hemizenlulose. Các nhà máy mía đường thường sử
dụng bã mía làm nhiên liệu đốt cho lị hơi và chạy máy phát điện, ngồi ra bã mía
cịn có thể được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, ván ép. Thành phần bùn lọc
trong chất thải rắn là cặn thải của cơng đoạn làm trong nước mía thơ, bùn thường có

độ ẩm 75 – 77%, chiếm 3,82 – 5,07% lượng mía ép. Tro lị hơi cũng là một loại chất
thải rắn có khối lượng đáng kể trong quy trình sản xuất mía đường, tro sỉ lị hơi
chiếm khoảng 1,2% lượng bã mía đầu vào. Thành phần chính của tro là SiO 2 chiếm
70%. Ngồi ra cịn các khống khác như Fe 2O3, Al2O3, K2O, Na2O, P2O5, CaO, MnO,…
cùng với bùn lọc thì tro được dùng để sản xuất phân hữu cơ (Công ty Môi trường
Ngọc Lân, 2016).

Qua những phân tích trên đây có thể thấy, thải lượng của ngành sản xuất
mía đường nhìn chung ln ở mức cao, tuy thành phần chất ô nhiễm chủ yếu là
các chất hữu cơ nhưng với khối lượng phát sinh lớn nên có nguy cơ gây ơ
nhiễm mơi trường nghiêm trọng nếu khơng được kiểm sốt và xử lý triệt để.
Cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm trong ngành sản xuất mía đường cần phải được
thực hiện liên tục, xuyên suốt quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu kiểm soát chất
lượng nguyên liệu đầu vào nhằm giảm tạp chất, tỷ lệ bã, tiết kiệm nước và hóa
chất nhằm giảm gánh nặng cho xử lý phía cuối đường ống.

2.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
Thực tế cho thấy, khái niệm về Sản xuất sạch hơn đến nay đã khơng cịn xa lạ
đối với nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Khi nhắc đến Sản xuất
sạch hơn, người ta thường nghĩ ngay đến các giải pháp mang tính chiến lược tập
chung vào kiểm sốt ơ nhiễm ngay từ giai đoạn sản xuất. Mốc thời gian đánh dấu sự
ra đời của SXSH là năm 1989 khi UNEP khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch
hơn” nhằm phổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng

9


chiến lược SXSH trong công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thời kỳ
này, Sản xuất sạch hơn đa phần chỉ được đề cập đến tại các nước Châu Âu, Châu
Mỹ nơi có nền cơng nghiệp phát triển sớm, ở các khu vực khác trên thế giới, Sản

xuất sạch hơn vẫn còn là một khái niệm quá xa lạ, đặc biệt là tại Việt Nam.

Sau gần mười năm ra đời, phải tới năm 1998, thuật ngữ SXSH mới được
chính thức sử dụng trong "Tun ngơn Quốc tế về sản xuất sạch hơn"
(International Declaration on Cleaner Production) của UNEP. Một năm sau đó,
năm 1999, Việt Nam đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH khẳng định cam kết của
Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững. “Chiến lược Bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Việt Nam đã xác định
quan điểm “Coi phịng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm sốt ơ nhiễm…”.
Một trong 36 chương trình, đề án, dự án ưu tiên cấp quốc gia trong chiến lược
(số 28) đó là “Sản xuất sạch hơn” (Phạm Khắc Liệu và Trần Anh Tuấn, 2014).

2.2.1. Cơ sở khoa học của sản xuất sạch hơn
Định nghĩa của Sản xuất sạch hơn theo Chương trình Mơi trường Liên
hợp Quốc (UNEP, 1994) được phát biểu như sau: “Sản xuất sạch hơn là sự
áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa mơi trường tổng hợp đối với
các q trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động
xấu đến con người và môi trường”. Đối với các quá trình sản xuất thì SXSH
bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và năng lượng, loại trừ các nguyên
liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các chất thải vào nước và
khí quyển. Đối với các sản phẩm thì chiến lược SXSH nhằm vào mục đích
làm giảm tất cả các tác động đến mơi trường trong tồn bộ vịng đời của sản
phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. Đối với các
dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong
việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ. SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải
tiến cơng nghệ và thay đổi thái độ (Phạm Khắc Liệu và Trần Anh Tuấn, 2014).
So với cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm cuối đường ống (EOP) thì SXSH là một
bước tiến vượt bậc trong các chính sách bảo vệ môi trường. SXSH với nghĩa
bao hàm là kiểm sốt ơ nhiễm ngay từ giai đoạn đầu, tức là sự khác biệt cơ bản
giữa cơng tác kiểm sốt ô nhiễm thuần tùy với chiến dịch SXSH là nằm ở thời

điểm tác động. EOP là phương pháp tiếp cận sau khi vấn đề đã phát sinh tức là
phát hiện và xử lý, trong khi đó, SXSH lại mang tính chủ động hơn EOP, SXSH
mang triết lý phân tích tổng thể - dự đoán – và xử lý. Chúng ta luôn phải thừa

10


nhận một thực tế rằng, việc phịng ngừa ơ nhiễm chắc chắn sẽ tốt hơn việc xử lý

ô nhiễm, vấn đề ô nhiễm môi trường một khi đã xảy ra thì dù có được xử lý
tốt đến đâu cũng khơng thể phục hồi môi trường, mặt khác việc xử lý này
mang nặng tính bị động, đối phó, tốn kém và không hiệu quả. Một ưu điểm
quan trọng nữa cần được nhấn mạnh là SXSH không chỉ đơn thuần là việc
thay đổi các thiết bị mới mà SXSH còn đề cập tới thay đổi thái độ quan điểm,
áp dụng các bí quyết cũng như các tính tốn khoa học chặt chẽ vào cải tiến
quy trình sản xuất cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm.

2.2.2. Các điều kiện tiên quyết khi áp dụng sản xuất sạch hơn
Những lợi ích mà SXSH mang lại đã được chứng minh trong nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực sản xuất, đến nay SXSH đã được áp dụng phổ biến trên thế giới
mang lại những giá trị tích cực về mặt kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, việc áp
dụng sản xuất sạch hơn vào một quy trình sản xuất đang vận hành là điều không
hề dễ dàng bởi lẽ các doanh nghiệp thường lo ngại về tính khả thi, sự cân bằng
giữa lợi tích kinh tế và mơi trường, sự liên tục của q trình sản xuất và các trở
ngại khác về nhân lực vận hành. Do vậy, để việc áp dụng Sản xuất sạch hơn cho
doanh nghiệp được thành cơng, cần có những điều kiện sau:

+
Sự tự nguyện của lãnh đạo, người quản lý trong doanh
nghiệp. Một chiến lược SXSH chỉ thành cơng khi có sự tự nguyện

và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo doanh nghiệp. Qua đó
việc thực hiện SXSH mới nghiêm túc và triệt để hơn.
+
Có sự tham gia của cơng nhân vận hành. Những người trực
tiếp tham gia giám sát và vận hành cần phải có thái độ tích cực ngay
từ bước đầu đánh giá SXSH. Công nhân vận hành là những người
đóng góp nhiều vào việc thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.
+
Những người thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn cần có
kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Để đánh giá SXSH khơng thể tiến
hành độc lập mà phải có sự liên kết đóng góp ý kiến của các thành
viên trong nhóm SXSH vào các giải pháp cải tiến.
+

Phương pháp luận của sản xuất sạch hơn phải đảm bảo có hiệu quả,

có thể lên kế hoạch SXSH chi tiết từng bước thực hiện dựa trên phương pháp
luận khoa học. Đây là yêu cầu quan trọng trước khi bắt đầu một chiến lược
SXSH, phương pháp luận chặt chẽ, khoa học và dễ hình dung là rất quan trọng
trong việc thuyết phục được sự tự nguyện tham gia của doanh nghiệp.

11


2.2.3. Các bước thực hiện Sản xuất sạch hơn
Phương pháp luận về Sản xuất sạch hơn là việc phân tích một cách
chi tiết về trình tự vận hành của quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản
xuất. Phương pháp luận về Sản xuất sạch phải giúp lãnh đạo doanh nghiệp,
cơ sơ sản xuất nhận ra việc sử dụng nguyên liệu không hiệu quả, việc quản
lý chất thải kém, và các rủi ro về bệnh nghề nghiệp bằng cách tập trung chú ý

vào các khía cạnh mơi trường và các tác động của các q trình sản xuất
cơng nghiệp từ đó đề xuất được một trình tự sản xuất phù hợp đem lại hiệu
quả tối đa về cả kinh tế và môi trường cho doanh nghiệp.

Theo Sổ tay Hướng dẫn SXSH của Worldbank năm 2008 thì
quy trình để đánh giá Sản xuất sạch hơn được thực hiện qua 06
bước cơ bản và 18 nhiệm vụ thiết yếu cần đạt được như sau:
*

Bước 1: Khởi động. Mục đích của giai đoạn này là lập kế hoạch và

chuẩn bị cho đánh giá SXSH nhằm vận động được sự tự nguyện tham gia của
lãnh đạo doanh nghiệp và công nhân viên. Giai đoạn này có hai nhiệm vụ chính
cần đạt được đó là Thành lập nhóm SXSH và Phân tích các cơng đoạn sản xuất
đồng thời xác định được sự lãng phí vật chất trong quy trình sản xuất đó.
*

Bước 2: Phân tích các cơng đoạn. Trong tiếp theo này, các nhiệm vụ

chính mà người thực hiện sản xuất sạch hơn cần đạt được đó là: Xây dựng sơ
đồ cơng nghệ cho phần trọng tâm kiểm toán; Xác định cân bằng vật chất và năng
lượng; Xác định các đặc tính dịng thải và chi phí cho dịng thải; Xác định
ngun nhân sinh ra chất thải. Mục đích của tồn bộ bước này là qua phân tích
tìm ra các ngun nhân hiện hữu hay nguyên nhân ẩn gây ra các tổn thất và từ
đó có thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho các vấn đề trong thực tế sản xuất.

*

Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH. Việc đề xuất các cơ hội SXSH cần


phải dựa trên các kết quả thu nhận được từ các giai đoạn trước đó, các cơ
hội SXSH đưa ra phải sát với yêu cầu của thực tiễn và phải giải quyết được
những bất cập nhất của hoạt động sản xuất. Các giải phải SXSH phải được
sàng lọc để loại đi các trường hợp khơng có tính thực tế thực tế. Quá trình
loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cần định tính để loại bỏ.
*

Bước 4: Lựa chọn giải pháp SXSH. Các yêu cầu nhiệm vụ chính của bước

này là: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp; Đánh giá tính khả thi về kinh
tế của giải pháp; Đánh giá tính khả thi trong khía cạnh mơi trường của

12


giải pháp từ đó lựa chọn ra giải pháp sẽ thực hiện. Kết hợp các kết quả
đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường để lựa chọn giải pháp
SXSH cho việc thực hiện tiếp sau đó. Việc lựa chọn giải pháp có thể
thực hiện thơng qua phương pháp cộng điểm có trọng số của từng giải
pháp để đưa ra thứ tự ưu tiên thực hiện trong khi áp dụng.
*

Bước 5: Thực thi các giải pháp SXSH. Thực tế các nghiên cứu trước

đây đã chỉ ra rằng một số các giải pháp đã đề xuất có thể thực hiện ngay sau khi
được xác lập (ví dụ sửa chữa các chỗ rò rỉ và buộc tuân thủ các quy trình cơng
tác), tuy nhiên một số giải pháp khác địi hỏi phải có một kế hoạch mang tính hệ
thống để thực hiện. Để có thể áp dụng SXSH một cách hiệu quả và tự duy trì
được thì cần phải thực hiện phương pháp được thiết kế phù hợp với cơ sở,
ngành đó thơng qua cơng tác chuẩn bị kỹ càng về nhân, vật lực để thực hiện.

Việc thực hiện các giải pháp SXSH dựa trên nguyên tắc từng phần một, đầu tiên
là các giải pháp SXSH có thể đạt được lợi ích ngay trong ngắn hạn nhưng sẽ
khơng duy trì được lâu. Sau đó là các giải pháp mang tính dài hạn cần được
thực hiện một cách nghiêm túc và kiên trì để mang lại hiệu quả thực sự.
*

Bước 6: Duy trì SXSH. Đây là bước cuối cùng trong một chiến lược

SXSH, trong bước này nhóm SXSH vẫn cịn các trách nhiệm khác sau khi đã
thực hiện các giải pháp SXSH nhằm duy trì giải pháp và tiếp tục làm giảm chất
thải, tăng lợi nhuận trong tương lai. Các nhiệm vụ cụ thể đó là: Quan trắc và
giám sát kết quả thực hiện các giải pháp; Duy trì các giải pháp SXSH đã áp dụng
một cách sáng tạo để phù hợp với tình hình mới trong hoạt động sản xuất; Xác
định và chọn ra các cơng đoạn gây lãng phí mới làm trọng tâm tiếp theo. Trong
khi đang cải thiện hoạt động mơi trường của q trình lãng phí đã lựa chọn, phải
đồng thời lựa chọn quá trình mới để làm trọng tâm cho q trình kiểm tốn
SXSH tiếp theo. Trọng tâm kiểm toán mới lựa chọn sẽ lại là đối tượng của các
nhiệm vụ bắt đầu từ bước 2 tuần tự và liên tục trong sản xuất.

2.2.4. Các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn thường được áp dụng
Các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn thường được áp dụng là: Quản lý nội
vi; Thay đổi nguyên vật liệu; Tối ưu hóa q trình sản xuất; Bổ sung, thay thế thiết
bị; Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ. Trong đó, quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn
giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi thường khơng địi hỏi chi phí đầu tư
và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH. Quản lý
nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công việc, giám sát vận hành,

13



bảo trì thích hợp, cải tiến cơng tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản
phẩm (Phạm Khắc Liệu và Trần Anh Tuấn, 2014).
-

Thay đổi nguyên vật liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng

bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn hoặc đơn giản là kiểm
soát tốt chất lượng nguyên vật liệu trước khi đi vào quy trình sản xuất. Thay đổi
ngun liệu cịn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt
được hiệu suất sử dụng cao hơn, thay các hóa chất cũ bằng các hóa chất mới
có tác dụng tương tự nhưng thân thiện hơn với môi trường.
-

Tối ưu hóa q trình sản xuất để đảm bảo các điều kiện sản xuất được

tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thơng
số của q trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ ... cần
được giám sát, duy trì và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm
cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất.

-

Bổ sung, thay thế thiết bị là việc lắp đặt thêm các thiết bị để đạt

được hiệu quả cao hơn về nhiều mặt hoặc tìm kiếm các thiết bị mới tiên
tiến hơn nhằm tăng chất lượng sản phẩm. Giải pháp này là lựa chọn cuối
cùng nếu như việc lựa chọn các giải pháp khác không thể đáp ứng được
yêu cầu của SXSH, giải pháp bổ sung thay thế thiết bị mang tính lâu dài
nên cần được đánh giá thơng qua kiểm toán chặt chẽ.
-


Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ là viêc sử dụng lại, tận dụng lại năng

lượng hoặc vật liệu thải cho quy trình ban đầu hoặc sử dụng chúng làm nguyên
liệu đầu vào cho một quy trình khác. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng hạn chế việc phát
sinh chất thải ngay từ giai đoạn đầu vẫn là ưu tiên hàng đầu của SXSH thay vì
làm phát sinh và tìm cách tuần hồn lại. Giải pháp này cần được cân nhắc kỹ
lưỡng, bởi để tái sử dụng, tái tuần hoàn năng lượng hay chất thải đồng nghĩa
với việc chi phí đầu tư cho việc xử lý sẽ tương đối cao và có thể khơng hiệu quả
nếu như thực hiện các đánh giá chưa chặt chẽ. Các giải pháp cụ thể thường
được áp dụng trong trường hợp này như: Tận dụng các nguồn thải nước có
nhiệt độ cao để sử dụng vào việc rửa thiết bị hay sưởi ấm, tận dụng các chất
thải rắn có thể sản xuất phân bón trả lại mơi trường đất.
-

Giải pháp thay đổi công nghệ là việc chuyển đổi sang một công nghệ

hồn tồn mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm thiểu
phát sinh chất thải. Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất

14


×