Tải bản đầy đủ (.docx) (160 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chi cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 160 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯƠNG NGỌC KHIÊM

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN
TOÀN THỰC PHẨM CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ
THỊ TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 0102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Lương Ngọc Khiêm.
Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được bày tỏ trong lời cảm ơn và

các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


Tác giả luận văn

Lương Ngọc Khiêm

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cơ giáo khoa Kế toán và Quản trị
kinh doanh -Học Viện Nông nghiệp Việt Nam cùng nhiều tập thể, cá nhân.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
các thầy, cơ giáo khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học Viện nông
nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo
PGS.TS. Trần Hữu Cường - Trưởng khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh,
người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ
công chức Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên, các tổ chức, cá nhân liên quan đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho Luận văn.

Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, bạn bè những người đã luôn
động viên và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Lương Ngọc Khiêm

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn...................................................................................................................................... iii
Mục lục.............................................................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, đồ thị, hình............................................................................................... ix
Trích yếu luận văn........................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................. 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 8


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 8
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 8
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn...................................................................................... 9
2.1.

Cơ sở lý luận..................................................................................................................... 9

2.1.1. Một số khái niệm dùng trong ngành thực phẩm và QLNN về ATTP...9
2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm............................... 11
2.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.............................. 11
2.1.5. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.................................. 12
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
.............................................................................................................................................................. 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................. 21

2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế................................................................................................... 21
2.2.2. Kinh nghiệm trong nước.......................................................................................... 26
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu...................................... 34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 34

3.1.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên............................................................................ 34
3.1.2. Khái quát về Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên ...................40
3.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 46


3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin......................................................................... 46

iv


3.2.2. Phương pháp phân tích............................................................................................ 49
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................... 49
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 51
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về QTTP của Chi cục QLTT tỉnh TN...51

4.1.1. Công tác xây dựng, triển khai thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật

về ATTP............................................................................................................................... 51
4.1.2. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.............55
4.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính phục vụ
QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên................................. 68
4.1.4. Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức

về ATTP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên............................................................ 71
4.1.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP của
Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên............................................................................ 77

4.1.6. Những tồn tại trong QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái
Nguyên................................................................................................................................ 84
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến QLTT về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh TN

88

4.2.1. Cơ chế chính sách trong quản lý nhà nước về ATTP................................ 88
4.2.2. Nguồn lực dành cho công tác QLNN về ATTP............................................. 90
4.2.3. Trình độ nhận thức về an toàn thực phẩm..................................................... 94
4.2.4. Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước................................................ 96
4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Chi

cục QLTT tỉnh Thái Nguyên..................................................................................... 97
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 104
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 104

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................................... 117

5.2.1. Kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương...................................... 105
5.2.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Thái Nguyên................................................... 120
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 121
Phụ lục........................................................................................................................................... 124

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast

Asian Nations)
ATTP

An toàn thực phẩm

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

BCĐ 389

Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

BCĐLNVSATTP

Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm

BCT

Bộ Công thương

BNNPTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BNV

Bộ nội vụ

BYT

Bộ Y tế

CSVC

Cơ sở vật chất

CT

Chỉ thị

EU

Liên minh châu Âu (European Union)

FDA

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

GMP

Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing


Practices)
HACCP

Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn (Hazard Analysis

and Critical Control Points)
ISO

Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm



Quyết định

QLHC

Quản lý hành chính

QLNN

Quản lý nhà nước

QLTT

Quản lý thị trường


TTLT

Thông tư liên tịch

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Danh m

Bảng 3.2.

Diện tíc

Bảng 3.3.

Phân bổ

Bảng 3.4.

Số lượ

2016 ....
Bảng 4.1.

Số lượ

QLNN v
Bảng 4.2.

Trình đ

làm cơn
Bảng 4.3.

Thực tr

Thái Ng

Bảng 4.4.

Tình hì

vụ cho c
Bảng 4.5.

Nguồn

tỉnh Thá
Bảng 4.6.

Tình hì

tỉnh Thá
Bảng 4.7.

Tình hì

QLTT tỉn
Bảng 4.8.

Đánh g

thức về

- 2016 .
Bảng 4.9.

Tình hì


cục QLT
Bảng 4.10.

Tình hì

cục QLT
Bảng 4.11.

Các nộ

Nguyên
Bảng 4.12.

Đánh g

trên địa

vii


Bảng 4.13. Tình hình giám sát điều tra và xử lý NĐTP trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2014 – 2016.................................................................... 94
Bảng 4.14. Tình hình xét nghiệm về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2014– 2016..................................................................... 95
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ quản lý Nhà nước về cơ chế chính sách ATTP
102

Bảng 4.16. Đánh giá nguồn nhân lực quản lý về ATTP tại Chi cục QLTT tỉnh
Thái Nguyên


103

Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
QLNN về ATTP.................................................................................................. 105

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Hệ thống chính sách pháp luật.................................................................. 18
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy QLNN của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên....51
Sơ đồ 4.1. Mạng lưới quản lý nhà nước về ATTP cấp tỉnh................................ 65
Sơ đồ 4.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 70
Sơ đồ 4.3. Sự phân công, phối hợp QLNN về ATTP

trong

ngành

Công thương....................................................................................................... 73
Đồ thị 4.1. Thực trạng hiểu biết kiến thức về ATTP trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên

94

Đồ thị 4.2. Thực trạng kiến thức thực hành về ATTP trên địa bàn tỉnh
Thái Ngun......................................................................................................... 95
Hình 3.1.


Bản đồ hành chính tỉnh Thái Ngun..................................................... 34

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lương Ngọc Khiêm
Tên luận văn: “Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên”.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Cường
Đơn vị đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.
b. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về an toàn thực

phẩm.
-

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của

Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.
-


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn

thực phẩm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.
-

Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QLNN về an toàn thực phẩm

của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
a. Phương pháp thu thập thông tin:

*

Thông tin thứ cấp: từ các báo cáo tổng tổng kết năm, các tài liệu

của các cơ quan chức năng trong tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 – 2016.

*

Thông tin sơ cấp: Thu thập qua các điều tra bằng bộ câu hỏi

(phỏng vấn 128 người) và sử dụng phương pháp phỏng vấn KIP.
b. Phương pháp phân tích: Tồn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng
chương trình Excel và được trình bày trên các sơ đồ, bảng số liệu, đồ thị.
c.

Phương pháp phân tích thơng tin:

x



Chúng tôi dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
phương pháp tiếp cận thể chế, phương pháp chuyên gia, phương pháp PRA.

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Nghiên cứu thực trạng QLNN về ATTP của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái
Nguyên cho thấy Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong công tác
xây dựng, triển khai thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật về ATTP.

-

Để tăng cường cơng tác QLNN về ATTP, Chi cục QLTT tỉnh Thái

Nguyên cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Sở - Ban - Ngành, từ
đó làm tốt cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về ATTP.

-

Công tác giám sát, điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên cũng được tiến hành thường xuyên, tuy nhiên khâu
xử lý, tìm ra nguyên nhân các vụ ngộ độc còn lúng túng, chưa triệt để dẫn
đến khó khăn trong việc tìm ngun nhân và đưa ra kết luận.
-

Công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức về ATTP của Chi

cục QLTT tỉnh Thái Nguyên được tổ chức thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Nội
dung của các lớp tập huấn phù hợp với thực tiễn và tuân theo các quy định

của pháp luật, các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú hướng tới
nhiều đối tượng. Tuy nhiên, do kinh phí cho cơng tác này cịn hạn hẹp nên
ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả của công tác tuyên truyền.

-

Tăng cường QLNN về ATTP của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

không thể thiếu công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, đây được coi là
nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong các hoạt động QLNN về ATTP.
-

Đã xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng cường QLNN về ATTP

của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên như: Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ,
nguồn lực quản lý về ATTP như nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực cịn hạn
chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLNN về ATTP ở mức
thấp, sự phối hợp giữa các cơ quan trong QLNN về ATTP còn chồng chéo. Từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về ATTP. 1) Hoàn thiện khung
pháp lý, cơ chế chính sách; 2) Tăng cường nguồn nhân lực cho cơng tác ATTP;
3) Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra; 4) Nâng cấp cơ sở
vật chất, nguồn kinh phí phục vụ QLNN về ATTP; 5) Tăng cường công tác giáo
dục, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ATTP.

xi


THESIS ABSTRACT

Author: Luong Ngoc Khiem

Thesis title: Enhancing the state observation to food safety of the Market
Surveillance Department of Thai Nguyen province.
Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research objectives
a. General objectives
Based on the evaluation of state management to food safety, the study
proposed some solutions that can enhance the state management ability in terms of
food safety of the Market Surveillance Department of Thai Nguyen province.

b. Particular objectives
Contribute to systematize the theories and practical basis regarding
food safety of state surveillance
Evaluating the current status of food safety of Market Surveillance
Department of Thai Nguyen province.
Analyzing the factors that can impact at food safety of Market
Surveillance Department of Thai Nguyen province.
-

Proposing some solutions in order to strengthen the state mangament ability

of food safety of Market Surveillance Department of Thai Nguyen province.

Research methods
a. Information collection method:
*

Secondary information: From the year-end reports, the documents
of the authorities in Thai Nguyen province from 2014 to 2016.
*
Primary information: Collected through questionnaire surveys
(interviews with 128 people) and using the KIP interview method.
b. Analysis method: All collected data is processed by Excel program and
presented on diagrams, tables, graphs.
c. Information analysis method: in this research, the author used the
descriptive statistics method; comparative method;
institutional analysis; Expert method, PRA method.

xii

Method

of


Main results and conclusions
Research on the state observation of food safety showed that the Market
Surveillance Department of Thai Nguyen province has made great efforts in the
formulation and implementation of documents, policies and laws on food safety.
-

In order to improving the state management ability of food safety, the Market

Surveillance Department of Thai Nguyen province also regularly cooperates with the
other departments and sectors closely, investigate and control violations in that area.

-


Surveillance, investigation and treatment of food poisoning in Thai

Nguyen province has been also carried out regularly, however, the process of
treatment, finding out the cause of poisoning remains confused, therefore
leading to find the cause difficultly and make conclusions.
-

The promotion, training and dissemination of food safety knowledge of the

Market Surveillance Department of Thai Nguyen province has been organized
regularly. The content of training courses is practical and complies with the law,
diversified forms of communication that many types of people can understand.
However, due to limited funding, it should affect the effectiveness of propaganda.

-

Enhancing the state observation to food safety of the Market

Surveillance Department of Thai Nguyen province is indispensable for
trainning and propagonda. This has been considered as a key and complete
penetration tasks in activities of the state observation to food safety.
-

Some factors affecting the enhancement of state management of food

safety of the Market Surveillance Department of Thai Nguyen province were
identified as: lack of synchronous policy mechanism; the management
resources on food safety such as financial resources and human resources are
limited; the facilities and equipment used for state management of food safety

are low. The cooperation between the agencies to food safety is overlapping.
From then on, some solutions to increasing the state surveilance of food safety:

1) Improve the legal framework andpolicies.
2) Enhance human resources for food safety.
3)
Completing the organizational system of management, inspection
and examination.
4)
Upgrading facilities and funding sources for state management of food
safety.

5)
Improving education and communication to upgrade the
effectiveness of state surveilance of food safety.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước
ta từ lâu đặc biệt quan tâm coi trọng, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn
về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng đồng, về bảo vệ mơi trường và cũng là
vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do đó,
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quản lý,
kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về an tồn vệ sinh thực phẩm.
Vấn đề “làm sao đảm bảo được an toàn thực phẩm” hiện đang trở thành
một thách thức lớn đối với tồn xã hội. Theo đánh giá của phịng Thương mại
châu Âu tại Việt Nam, Việt Nam được xếp thứ hạng cao đối với các mặt hàng

xuất khẩu nông sản, thủy hải sản, thực phẩm ra thế giới, trong đó có thị trường
EU, nhưng chủ yếu vẫn chỉ ở mặt gia tăng khối lượng. Phần lớn sản phẩm nông
sản, thủy sản, thực phẩm Việt Nam xuất khẩu vẫn là các mặt hàng đơn giản,
chưa được tinh chế sâu, nên vẫn bị EU nhìn nhận kém về chất lượng, giá trị gia
tăng thấp, dù có khả năng cạnh tranh về giá cả. Điều này cần được thay đổi nếu
không sẽ giới hạn các tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề
đặc biệt quan trọng là an tồn thực phẩm. Việt Nam luôn vướng vào nhiều quy
định cấm như hàm lượng quá cao hoặc sử dụng không đúng một số sản phẩm
như chất phụ gia, dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,
kim loại nặng… tồn dư trong sản phẩm nông sản, thực phẩm, thủy sản. Chỉ cần
một nhà sản xuất có lơ hàng khơng đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm xuất vào EU bị chặn có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của tất
cả các nhà sản xuất, xuất khẩu khác.

Vì vậy, vấn đề then chốt ở đây là làm thế nào quản lý được tốt chất
lượng nông, thủy sản bảo đảm thực phẩm của Việt Nam không nhiễm vi
sinh vật, khơng chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngồi danh mục cho
phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu
dùng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn
chuyển dịch sang cơ chế thị trường. Vấn đề an toàn thực phẩm tuy đã và đang

1


được các cấp Ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tuy nhiên
nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh và người tiêu
dùng về an tồn thực phẩm vẫn cịn hạn chế. Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về công tác quản lý an toàn thực phẩm đã được xây dựng, ban

hành nhưng vẫn cịn chồng chéo. Cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi
phạm vẫn chưa quyến liệt, công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến
thức về ATTP chưa sâu rộng nên một bộ phận không nhỏ người dân chưa
nắm rõ được về ATTP, vì vậy cịn nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ
ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong, so với
năm 2014 đã giảm 22 vụ (11,4%), số mắc giảm 237 người (4,6%) và số tử vong
giảm 19 người (45,2%). Năm 2016, trên địa bàn cả nước xảy ra 129 vụ ngộ
độc thực phẩm, làm 4.139 người mắc, trong đó 12 trường hợp tử vong.
Tình hình ngộ độc thực phẩm trong 5 năm, từ 2012-2016 đang thay đổi theo
chiều hướng tăng về số vụ lẫn số người mắc. Trong những năm gần đây, tỷ lệ
ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn gia tăng. Nếu như ở
những năm 2012, 2013 tỷ lệ ngộ độc thực phẩm do các cơ sở cung cấp thức ăn
sẵn chiếm khoảng 33,3%, thì trong 3 năm gần đây (2014, 2015 và 2016) tỷ lệ ngộ
độc thực phẩm trong các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn tăng cao. Điển hình trong
năm 2015 có 6 vụ ngộ độc thực phẩm thì đã có đến 4 vụ do cơ sở cung cấp thức
ăn sẵn gây ra; còn trong 4 tháng đầu năm 2016 có 5 vụ ngộ độc thực phẩm thì 3
vụ là do các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn gây ra.

Vì vậy, để đảm bảo lợi ích cho nhân dân, Nhà nước phải thực hiện
công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo điều kiện
hình thành một mơi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp nâng cao
chất lượng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng.
Thái Nguyên là tỉnh nằm trong khu vực trung tâm vùng Việt Bắc, tiếp
giáp với 6 tỉnh, thành phố, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng
trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh những thuận lợi,
tỉnh Thái Ngun cũng gặp khơng ít những khó khăn trong cơng tác QLNN
về ATTP. Trước tình hình đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành,
địa phương quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTP.
Được sự chỉ đạo của UBNN tỉnh, Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên với vai


2


trò là Cơ quan Thường trực Tiểu ban giúp việc Ban Chỉ đạo (BCĐ)
389 tỉnh, đã tham mưu giúp BCĐ về cơng tác phịng chống bn lậu,
gian lận thương mại, hàng giả, kịp thời phát hiện những sai phạm,
đặc biệt là những sai phạm về ATTP, từ đó tham mưu các giải pháp
thiết thực, hữu ích cho Sở Cơng Thương, UBND tỉnh, Cục QLTT
nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh.
Do địa bàn rộng lớn, lực lượng QLNN về ATTP của tỉnh Thái Nguyên cịn
mỏng nên khó kiểm sốt hết địa bàn. Mặt khác kế hoạch đảm bảo chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương còn hạn chế, một số huyện tuy đã
thành lập Ban chỉ đạo nhưng hoạt động chưa hiệu quả; hệ thống tổ chức
chuyên trách về an toàn thực phẩm chưa đồng bộ; lực lượng thanh tra ở các
tuyến còn thiếu và chưa được đào tạo chuyên ngành; nhiều khâu trong chuỗi
cung cấp thực phẩm “Từ trang trại đến bàn ăn” chưa được kiểm sốt chặt
chẽ; vẫn cịn tình trạng bn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, chè khá phổ biến; công tác quy hoạch,
xây dựng các vùng sản xuất rau, chè an tồn cịn nhiều khó khăn…

Trước tình hình trên, việc tăng cường cơng tác quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được đặt
ra là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Tăng
cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Chi cục Quản lý thị
trường tỉnh Thái Nguyên” nhằm góp phần tăng cường quản lý nhà nước
về ATTP và giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơng tác
QLNN về an tồn thực phẩm.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.

3


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QLNN về an toàn thực
phẩm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm của Chi cục
Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên.
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm của Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014
đến năm 2016, dự báo hiệu lực QLNN đến năm 2020.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG
CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TỒN THỰC PHẨM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm được sử dụng trong ngành thực phẩm và QLNN về

ATTP
2.1.1.1. Thực phẩm
Thực phẩm (Food) là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở
dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản (Luật ATTP, 2010).

2.1.1.2. An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm (Food safety) là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không
gây nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến và dùng theo đúng mục
đích sử dụng dự kiến. An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối
nguy hại về an tồn thực phẩm mà khơng bao gồm các khía cạnh khác liên quan
đến sức khỏe con người như thiếu dinh dưỡng (Luật ATTP, 2010).

2.1.1.3. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần
thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng
của con người (Luật ATTP, 2010).
2.1.1.4. Mối nguy hại về an toàn thực phẩm (Food safety hazards)
Mối nguy hại về an toàn thực phẩm (Food safety hazards) là tác
nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm hoặc tình trạng
của thực phẩm có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Chú ý không nhầm thuật ngữ “Mối nguy hại” với thuật ngữ “Rủi ro” mà trong
ngữ cảnh an toàn thực phẩm “rủi ro” có ý chỉ sự kết hợp giữa xác suất của ảnh

hưởng bất lợi về sức khỏe như bị bệnh và mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng đó
(như chết, vào bệnh viện, không làm việc được,…) khi chịu tác động bởi 1 mối nguy
hại nhất định. Mối nguy hại về an toàn thực phẩm bao gồm cả các chất gây dị ứng.
Đối với thức ăn và thành phần thức ăn gia súc, mối nguy hại về an toàn thực phẩm
liên quan đến những rủi ro có thể có trong và hoặc trên thức ăn và thành phần thức
ăn gia súc có thể truyền sang thực phẩm thơng qua việc tiêu thụ thức ăn gia súc đó,
do đó có khả năng gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

5


Trong trường hợp các hoạt động không liên quan trực tiếp đến thức ăn gia súc
và thực phẩm (ví dụ như sản xuất vật liệu bao gói, đại lý làm sạch,..) thì các mối
nguy hại về an tồn thực phẩm liên quan là những mối nguy hại có thể truyền
trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm do mục đích sử dụng dự kiến của sản
phẩm và/hoặc dịch vụ được cung cấp và do đó có khả năng gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người (Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh UCI, 2015).

2.1.1.5. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và
những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an tồn đối với sức
khoẻ, tính mạng con người (Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh UCI, 2015).

2.1.1.6. Khái niệm về quản lý nhà nước
a. Quản lý
Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”, thông thường,
quản lý bao gồm các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra
và điều chỉnh. Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng

dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục
đích đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan (Phan
Huy Đường, 2015). Theo lý thuyết hệ thống thì quản lý là sự tác động có hướng
đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái
này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống
mới và điều khiển hệ thống (Nguyễn Thị Minh Phương, 2015).
Như vậy, việc tác động theo cách nào cịn tùy thuộc vào góc độ khoa học khác
nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

b. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước,
là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội và công dân.
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền lực nhà
nước, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách
nhiệm quản lý cơng việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập
pháp, hiến pháp, tư pháp) có tư cách pháp nhân cơng pháp (cơng quyền) tiến hành
bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

6


và quyền hạn mà nhà nước đó giao quyền trong việc tổ chức và điều khiển
các quan hệ xã hội và hành vi của con người (Phan Huy Đường, 2015).
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền
lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt dộng của con
người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy Nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người,
duy trì sự ổn định và phát triển xã hội (Ngơ Huy Tồn, 2009).

2.1.1.7. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Quản lý nhà nước về ATTP được hiểu là có hệ thống bộ máy tổ chức
quản lý đủ năng lực, thể hiện tập trung trong việc ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật; tổ chức hoạt động thực thi chính sách pháp luật một
cách nghiêm ngặt; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm
pháp luật và công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền văn bản pháp luật,
công tác phối hợp liên ngành trong quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản
lý như mong muốn. Tăng cường quản lý nhà nước về thị trường thuốc
BVTV liên quan tới nhiều khâu cơ bản trong chu trình quản lý, gồm: (i)
Con người với tư cách nhân vật trọng tâm; (ii) Nội dung văn bản, chính
sách và quyết định gắn với thực tiễn; (iii) Cơ chế, tài chính, cơng cụ máy
móc hỗ trợ bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước (Vũ Thanh Hải, 2013).

2.1.2. Vai trị của quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm
Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao khả năng kiểm soát chất
lượng sản phẩm thực phẩm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Công tác quản lý chất lượng thực phẩm ra đời và phát triển cùng với các hoạt động
của đời sống kinh tế và xã hội, công tác quản lý ATTP có vai trị quan trọng, tác động
nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo vệ mơi trường, an tồn sức khoẻ
con người, đảm bảo cơng bằng và lợi ích quốc gia. Trong nền kinh tế phát triển sôi
động như hiện nay thì vai trị quản lý của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng.
Vai trò của quản lý nhà nước về ATTP trước hết phải là vai trò định hướng và đảm
bảo cho hoạt động có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế mang tính dẫn
dắt và chỉ hướng. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển kinh tế phải dựa vào đẩy
mạnh xuất khẩu, mà muốn đẩy mạnh

7



xuất khẩu phải dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ. Như vậy, định hướng cơ bản về công tác ATTP hiện nay là đáp ứng
các tiêu chuẩn quốc tế. Làm tốt công tác này sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam đáp
ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Cơ quan nhà nước là
nơi tập hợp, đề xuất và ban hành các tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp.

Vai trò không thể thiếu của quản lý nhà nước về ATTP là việc đảm
bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Thơng qua việc quy định và kiểm soát về vệ
sinh, an tồn, mơi trường, Nhà nước đảm bảo sản phẩm, hàng hóa,
nguyên vật liệu… nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an toàn
cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội. Bằng
các hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên ở các khu vực cửa khẩu
các khu vực buôn bán để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm.
Mặt khác, vai trò của nhà nước còn thể hiện ở chỗ đề ra quy hoạch,
kế hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế,
tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trong lĩnh vực an tồn thực
phẩm; định hướng cho cơng tác đảm bảo an tồn thực phẩm theo đúng
chủ trương chính sách đã đề ra; hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh
tranh lành mạnh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.3. Trách nhiệm của cơ quan QLNN trong kiểm tra an toàn thực phẩm

Kiểm tra an toàn thực phẩm là trách nhiệm thuộc các Bộ được
giao trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ quan quản lý
an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm
tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ
quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an tồn thực phẩm có liên
quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì
thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các

bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.

Hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm phải đảm bảo ngun tắc:
Khách quan, chính xác, cơng khai, minh bạch, khơng phân biệt đối xử;
Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ

8


chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi
chưa có kết luận chính thức;
Khơng được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân
sản xuất kinh doanh thực phẩm;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, có kết luận liên quan;

Bộ trưởng bộ quản lý ngành quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra
an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công.

2.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010, nguyên
tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định như sau:
Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về
an tồn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
Quản lý an toàn thực phầm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban
hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất cơng bố áp dụng.


Quản lý an tồn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá
trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ
đối với an toàn thực phẩm.
Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp
rõ ràng và phối hợp liên ngành.
Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. 2.1.5. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về ATTP bao gồm:
i)

Công tác xây dựng, triển khai thực hiện các văn bản chính sách

pháp luật về ATTP; ii) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; iii) Cơ sở vật
chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ QLNN; iv) Cơng tác đào tạo, tập
huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP; v) Công tác
thanh tra kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP.

9


2.1.5.1. Công tác xây dựng, triển khai thực hiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật
a. Tham mưu xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là tập hợp các chủ trương, đường
lối, chính sách và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do
Chính phủ thực hiện bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và các
phương pháp để đạt được mục tiêu đó (Phan Huy Đường, 2015).
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về ATTP là hệ thống
các văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm

2015. Trong đó, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác ATTP,
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm
thực hiện. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các văn bản quy phạm pháp luật
là các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán và người sử dụng thực phẩm có quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm áp dụng sau khi văn bản được ban hành.

Luật An tồn thực phẩm đã được Quốc hội thơng qua vào ngày 17/6/2010
và chính thức có hiệu lực từ 01/7/2011. Nhiều quy định liên quan đến quản lý
chất lượng ATTP đã được ban hành trong nhiều văn bản QPPL khác nhau như
pháp lệnh về ATTP (2003), Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (2006), pháp lệnh
về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y… Số văn bản QPPL có liên
quan đến quản lý chất lượng ATTP do các cơ quan Trung ương ban hành là 337,
do các cơ quan địa phương ban hành là 930. Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày
18/7/2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức, thanh tra và kiểm nghiệm vệ
sinh an tồn thực phẩm đã được triển khai.

Cơng tác tham mưu, phối hợp quản lý với Sở Công Thương, UBND
tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục QLTT trong công tác xây dựng và ban
hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP phải được thực hiện
thường xuyên và có hiệu quả. Hệ thống các văn bản đã được Chi cục
QLTT tỉnh tham mưu xây dựng bao gồm: các quyết định, chỉ thị, quy
hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án về ATTP trên địa bàn tỉnh.

b. Triển khai, thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về ATTP được ban

10



hành từ Trung ương (Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT,
Cục QLTT, Cục ATVSTP, Cục quản lý chất lượng nơng sản và thủy sản), sau
đó được triển khai thực thi tại địa phương thông qua Sở Công thương, Sở Y
tế, Chi cục QLTT, Các Chi cục chuyên nghành, Đội QLTT, các Trạm chuyên
nghành và một số chính sách được thực hiện ở cấp xã thông qua UBND xã
chịu trách nhiệm phổ biến đến người dân kiến thức về ATTP.

Kết quả triển khai, thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
được thể hiện thông qua kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về:
+
Quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu
dùng;

+
Việc kiểm sốt ATTP trong tồn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm
được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động;
+

Tỷ lệ có kiến thức và thực hành đúng về ATTP ở nguời sản xuất,

chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý, người tiêu dùng;
+

Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý ATTP thông qua hệ

thống quản lý ATTP; hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP và phân tích
một số nguy cơ cao về ATTP; các chỉ tiêu về phịng xét nghiệm ATTP;
tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm thông qua hệ GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000;
+


Ngăn ngừa có hiệu quả ngộ độc thực phẩm

cấp tính. c. Đánh giá các văn bản, chính sách về ATTP
Các văn bản, chính sách Quản lý Nhà nước về ATTP ln là vấn đề
mang tính thời sự, các chính sách được ban hành phải ln phù hợp với tình
hình thực tế. Sự thay đổi ấy, đã góp phần cho cơng tác QLNN về ATTP ln
mang tính thực tiễn cao, đồng thời góp phần phân cơng rõ ràng nhiệm vụ,
trách nhiệm, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong thực
hiện nhiệm vụ. Bên cạnh những mặt tích cực mà các văn bản, chính sách
pháp luật về ATTP đã đem lại vẫn còn một số hạn chế như:

+
Thiếu các quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc triển
khai thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật về ATTP;
+
Chậm trễ trong công tác soạn thảo và ban hành các văn bản hướng
dẫn thi

hành;
+

Thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP;

11


+
Chưa có cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm thực hiện ATTP;

+
Hệ thống các quy định về quản lý chất lượng ATTP còn nhiều
chồng

chéo;
+
Hoạt động kiểm sốt ATTP chưa có chiến lược quản lý
dài hạn;

+

Công tác tuyên truyền thực hiện chưa thường xuyên;

+
Chưa xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý giữa các ngành với
nhau...

Nhìn chung các văn bản, chính sách về ATTP đã :
+
Phân cơng rõ vai trị, trách nhiệm của các lực lượng QLNN về
ATTP;

+
Xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước áp dụng
trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm;
+
Hỗ trợ các biện pháp, nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
ATTP;


+
Thực hiện tốt chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về
ATTP;

+

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành;

+
Đảm bảo quyền lợi, môi trường làm việc cho cán bộ làm công
tác QLNN về ATTP;
Trong thời gian tới các cơ quan QLNN cần khắc phục những
hạn chế và phát huy những mặt tích cực đã đạt được để cơng tác
QLNN về ATTP đạt hiệu quả cao.
2.1.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được
thể hiện qua các hệ thống: Hệ thống quản lý, hệ thống thanh tra
chuyên nghành về ATTP, hệ thống kiểm nghiệm An toàn thực phẩm.
a. Hệ thống quản lý tuyến Trung ương
Tại tuyến Trung ương, công tác quản lý ATTP được giao cho 3 Bộ quản lý:

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Cơng Thương.

Tại Bộ Y tế, Cục An tồn vệ sinh thực phẩm được thành lập để
giúp Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về VSATTP
(Nghị định 79/2008/NĐ-CP).


×