Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Quản lý thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa hà nội bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.65 KB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ THÙY TRANG

QUẢN LÝ THANH TỐN CHI PHÍ KHÁM, CHỮA
BỆNH TẠI PHỊNG KHÁM ĐA KHOA HÀ NỘI - BẮC
NINH

Ngành:

Kế toán ứng dụng

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Quang Giám


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019


Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thùy Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Quang Giám-Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trưởng bộ
mơn Kế tốn Quản trị và kiểm tốn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
Mơn Kế tốn và Kiểm tốn, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh- Học Viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Phòng khám Đa khoa Hà Nội- Bắc
Ninh, đặc biệt là Phịng kế tốn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót, hạn chế.
Tơi kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài,
đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài của tơi được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thùy Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................. vii
Danh mục sơ đồ............................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix
Thesis abstract.................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................................... 3


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................................ 4

2.1.1.

Những vấn đề chung về quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh................... 4

2.1.2.

Nội dung quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở
khám, chữa bệnh.............................................................................................................. 14


2.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thanh tốn chi phí, khám chữa bệnh..........27

2.2.

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................. 28

2.2.1.

Những kinh nghiệm thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
tại các cơ sở khám, chữa bệnh ở tỉnh Bắc Ninh....................................................... 28

2.2.2.

Kinh nghiệm thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại Bệnh Viện Sản
Nhi Bắc Ninh.................................................................................................................... 31

2.2.3.

Kinh nghiệm thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa
Khoa Tỉnh Bắc Ninh....................................................................................................... 33

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm...................................................................................................... 34

iii



Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu................................................... 37
3.1.

Đặc điểm Địa bàn nghiên cứu....................................................................................... 37

3.1.1.

Đặc điểm địa bàn tỉnh Bắc Ninh................................................................................... 37

3.1.2.

Giới thiệu về Phòng khám Đa khoa Hà Nội Bắc Ninh............................................ 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 48

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................ 48

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu...................................................................................... 49

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 50
4.1.

Tổ chức hệ thống dịch vụ khám, chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa Hà
Nội - Bắc Ninh.................................................................................................................. 50


4.1.1.

Quy trình thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh của người bệnh với
Phịng khám....................................................................................................................... 50

4.1.2.

Quy trình thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh BHYT của Phòng khám
với Cơ quan bảo hiểm..................................................................................................... 55

4.2.

Thực trạng quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại Phịng khám
Đa khoa Hà Nội- Bắc Ninh........................................................................................... 56

4.2.1.

Quản lý thanh toán chi phí khám, chữa bệnh thuộc diện BHYT.......................... 56

4.2.2.

Quản lý thanh tốn chi phí KCB thuộc diện dịch vụ............................................... 59

4.2.3.

Cơng tác kiểm sốt chi phí khám, chữa bệnh............................................................ 63

4.2.4.


Cơng tác giám định hồ sơ thanh tốn chi phí khám chữa bệnh BHYT
của cơ quan BHXH......................................................................................................... 65

4.2.5.

Cơng tác thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh........................................................... 65

4.2.6.

Cơng tác tạm ứng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế..................................... 65

4.2.7.

Công tác quản lý thanh, quyết tốn chi phí khám chữa bệnh................................ 66

4.3.

Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại
Phòng khám Đa khoa Hà Nội - Bắc Ninh.................................................................. 68

4.3.1.

Nhân tố bên ngoài............................................................................................................ 68

4.3.2.

Nhân tố bên trong............................................................................................................. 72

4.4.


Đánh giá về cơng tác quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại
Phịng khám Đa khoa Hà Nội - Bắc Ninh.................................................................. 77

4.4.1.

Đánh giá của cán bộ Phòng khám về cơng tác quản lý thanh tốn chi phí
khám, chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa Hà Nội - Bắc Ninh........................... 77

iv


4.4.2.

Đánh giá của người bệnh, người nhà người bệnh về cơng tác thanh tốn
chi phí khám, chữa bệnh tại Phịng khám Đa khoa Hà Nội- Bắc Ninh

78

4.4.3.

Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.......................................................................... 79

4.5.

Các giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh tốn chi phí khám
chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa Hà Nội - Bắc Ninh........................................ 81

4.5.1.

Căn cứ đề xuất.................................................................................................................. 82


4.5.2.

Các giải pháp quản lý thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại Phịng
khám đa khoa Hà Nội - Bắc Ninh................................................................................ 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 85
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 86

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 87

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 88
Phụ lục................................................................................................................................................ 90

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế


CNTT

Công nghệ thông tin

ĐK

Đa khoa

KCB

Khám chữa bệnh

NSNN

Ngân sách Nhà Nước

TCKT

Tài chính kế tốn

VTYT

Vật tư y tế

DVKT

Dịch vụ kỹ thuật

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức hưởng của KCB đúng tuyến.............................................................................. 7
Bảng 2.2. Giá dịch vụ khám, chữa bệnh.................................................................................... 15
Bảng 2.3. Định mức làm cơ sở kết cấu tiền lương vào giá của một số dịch vụ kỹ
thuật (định mức tính cho 1 ngày 8 giờ làm việc)................................................ 15
Bảng 2.4. Định mức vật tư tiêu hao làm cơ sở xây dựng giá của một số dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh

16

Bảng 3.1. Tình hình cán bộ, nhân viên của Phịng khám qua hai năm 2017-2018.........45
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động khám chữa bệnh và cận lâm sàng năm 2017-2018...........46
Bảng 4.1. Bảng kê chi phí khám, chữa bệnh ngoại trú của bệnh nhân Phạm Thị Hà .. 57
Bảng 4.2. Tổng hợp chi phí KCB ngoại trú đề nghị BHXH thanh toán quý 1 năm 2019
58
Bảng 4.3. Bảng giá thu phí khám, chữa bệnh dịch vụ tại Phòng khám ĐK Hà Nội Bắc Ninh

59

Bảng 4.4. Bảng kê chi phí khám chữa bệnh dịch vụ bệnh nhân Hồng Thúy Ngà........62
Bảng 4.5.

Bảng kê chi phí KCB dịch vụ (thuốc).................................................................. 63

Bảng 4.6. Tình hình thanh, quyết tốn chi phí khám, chữa bệnh BHYT (Quí 1/2019). 67

Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến, nhận xét của cán bộ y tế tại Phòng khám.............................. 77
Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến người bệnh, đại diện người bệnh về công tác thanh tốn chi
phí KCB tại Phịng khám Đa khoa Hà Nội- Bắc Ninh

vii

79


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Tổ chức bộ máy quản lý Phòng khám đa khoa Hà Nội - Bắc Ninh............43

Sơ đồ 4.1.

Quy trình thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh của bệnh nhân với
Phòng khám Đa khoa Hà Nội Bắc Ninh............................................................ 51

Sơ đồ 4.2.

Quy trình hoạt động của tổ kiểm tra hồ sơ bệnh án......................................... 64

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Thùy Trang
Tên luận văn: “Quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa
Hà Nội- Bắc Ninh”.

Ngành: Kế toán ứng dụng

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi phí khám, chữa bệnh, đề tài phân
tích đánh giá thực trạng quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại Phịng khám Đa
khoa Hà Nội- Bắc Ninh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản
lý chi phí khám, chữa bệnh tại Phịng khám.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
- BHXH tỉnh Bắc Ninh: Các Thông tư, Nghị định và các văn bản hướng dẫn.
Các báo cáo về cơng tác thanh tốn chi phí KCB giữa phịng khám và BHXH,
các dữ liệu khác,...
Thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và
bảng câu hỏi.
Tiến hành thu thập số liệu qua phỏng vấn, phiếu khảo sát chuyên gia về các vấn
đề tác động đến hoạt động thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh.
Sử dụng phiếu điều tra thăm dò ý kiến của người bệnh, người nhà người bệnh về
cơng tác thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh.
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu để mô tả dữ liệu thu
thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, dựa vào các chỉ tiêu
tính tốn số liệu, tài liệu, báo cáo, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính. Sau đó phân
tích đánh giá ngun nhân và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả đưa ra.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh kết quả hoạt động giữa các năm, kết quả thực hiện các giải

pháp để tìm ra thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu để từ đó đề ra những giải pháp
hiệu quả hơn.

ix


Kết quả chính và kết luận
Khái quát được bức tranh tổng qt về tình hình hoạt động thanh tốn chi phí
khám, chữa bệnh tại Phịng khám Đa khoa Hà Nội- Bắc Ninh.
Phản ánh thực trạng công tác quản lý thanh tốn chi phí khám chữa bệnh tại
Phịng khám Đa khoa Hà Nội- Bắc Ninh.
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác quản lý thanh tốn chi phí khám
chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa Hà Nội- Bắc Ninh.

x


THESIS ABSTRACT
The writer: Do Thi Thuy Trang
The master thesis: "Management of payment of medical examination and treatment
costs at the Hanoi-Bac Ninh General Clinic".
Major in: Application accounting

Code: 8340301

Training facility: Vietnam National University and Agriculture
Research purposes
Based on the theory and practice of management of medical examination and
treatment costs, the subject analyzes and assesses the situation of management of
payment of medical examination and treatment costs at the Hanoi-Bac Ninh General

Clinic, thereby bringing issue some solutions to perfect the management of medical
examination and treatment costs at the clinic.
Research Methods
The method of data collection
Secondary data collection was collected from the following sources:
- Social insurance in Bac Ninh Province: circulars, decrees and guidance
documents.

Reports on medical service payments between clinics and social insurance, other
data...
- Primary data collection was conducted through interviews and questionnaires.
Collect data through interviews, expert questionnaires on issues affecting
hospital payment activities.
- Use the questionnaire to survey patients and their family members about the payment.

Data analysis method
* Descriptive statistics method
Descriptive statistics are used in the study to describe the data collected from
empirical research in a variety of ways, based on statistics, data, reports, accounting
records and financial statements. Then analyze the causes and find solutions to improve
the efficiency.
* Comparative method
The method of comparing incomes and the results of the implementing solutions
during recent years, from there finding advantages, disadvantages, strengths and
weaknesses to propose more effective solutions.

xi


Main results and conclusions

Overview of the overall picture of the operation of payment of medical
examination and treatment costs at the Hanoi-Bac Ninh General Clinic.
Reflecting the current situation of management and payment of medical
examination and treatment expenses at the Hanoi-Bac Ninh General Clinic.
Proposing solutions to perfect the management of payment of medical expenses
at the Hanoi-Bac Ninh General Clinic.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, hệ thống y tế tại Việt Nam
hiện nay được đánh giá có bước phát triển mạnh mẽ. Nhà nước đã có nhiều chính
sách mới đối với hoạt động của các cơ sở y tế nhằm tăng cường năng lực hoạt động
của các đơn vị. Các chủ trương, chính sách này một mặt đã tạo ra hành lang pháp lý
khá rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng trong
việc phát huy quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu
nhập cho cán bộ đồng thời khuyến khích các đơn vị tăng cường tính tự chủ, giảm
dần sự phụ thuộc vào NSNN cho các hoạt động của cơ sở. Tuy nhiên, việc thực hiện
các chủ trương mới diễn ra trong bối cảnh các chính sách liên quan hiện hành cịn
nhiều điểm chưa phù hợp như chính sách thu hồi một phần viện phí. Bước sang thời
kỳ đổi mới, cơ chế bao cấp cũ khơng cịn nữa, xã hội có nhiều thành phần kinh tế
khác nhau và các loại hình khám chữa bệnh cũng phát triển ngày càng đa dạng.
Đổi mới lĩnh vực y tế ở nước ta được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ
chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ KCB, như các chính sách thu một
phần viện phí năm 1989, Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 1993 và sửa đổi
năm 2003, về việc giảm viện phí cho người có cơng với nước, người nghèo của Bộ
Y tế (1994); chính sách “xã hội hóa” và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở
y tế công lập và gần đây là Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế

tài chính của đơn vị sự nghiệp y tế công lập; liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính (2012) đã
ban hành Thơng tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC, theo đó điều chỉnh
470/3.000 giá dịch vụ y tế. Đây là tiền đề để tạo một nền tảng để cải tiến, đổi mới cơ
chế tài chính trong lĩnh vực y tế, từng bước chuyển dần đầu tư ngân sách của nhà
nước cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang cho người được thụ hưởng dịch vụ. Nhà nước
đã có nhiều chính sách mới đối với hoạt động của các cơ sở y tế nhằm tăng cường
năng lực hoạt động của các đơn vị. Các chủ trương, chính sách này một mặt đã tạo
ra hành lang pháp lý khá rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y
tế nói riêng trong việc phát huy quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm để phát
triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ, đồng thời khuyến khích các đơn vị tăng
cường tính tự chủ, giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN cho các hoạt động của cơ sở.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương mới diễn ra trong bối cảnh các chính sách
liên quan hiện hành còn

1


nhiều điểm chưa phù hợp như chính sách thu hồi một phần viện phí…. Điều này
đã làm cho tính tự chủ của cơ sở y tế đã phần nào bị giới hạn. Khác với những
năm trước đây khi còn cơ chế bao cấp của Nhà nước, việc khám chữa bệnh hầu
như khơng mất tiền, mọi khoản phí tổn đều do Nhà nước đài thọ. Bước sang thời
kỳ đổi mới, cơ chế bao cấp cũ khơng cịn nữa, xã hội có nhiều thành phần kinh tế
khác nhau và các loại hình khám chữa bệnh cũng phát triển ngày càng đa dạng.
Làm thế nào để người dân được hưởng dịch vụ bệnh viện hoàn hảo, xứng đáng
với số tiền họ bỏ ra mua dịch vụ là điều đáng để các nhà quản lý phải cân nhắc.
Một số quy định mới về BHYT được thực hiện như thơng khám, chữa
bệnh tồn quốc; điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh cùng với đó là số lượng
bệnh nhân tăng lên đáng kể gây không ít khó khăn trong q trình quản lý thanh
tốn chi phí khám, chữa bệnh. Việc khơng kiểm sốt khám chữa bệnh thơng
tuyến dẫn đến tình trạng chỉ định và sử dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật trùng lặp

trong các lần đi khám. Chính vì vậy, cơng tác quản lý thanh tốn chi phí khám,
chữa bệnh có vai trị rất quan trọng đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Quản lý
thanh tốn chi phí khám chữa bệnh tốt khơng chỉ đem lại lợi ích cho cơ sở khám
chữa bệnh mà cịn đảm bảo được lợi ích, quyền lợi được hưởng của người đến
khám chữa bệnh. Thực hiện tốt công tác quản lý thanh tốn chi phí khám chữa
bệnh có thể cải tạo, nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh đem lại lợi ích
sức khoẻ cho tồn xã hội, là nền tảng tốt cho một đất nước phát triển. Nếu thực
hiện quản lý thanh tốn chi phí khám chữa bệnh không tốt sẽ ảnh hưởng vô cùng
lớn cho cơ sở khám chữa bệnh mà cịn có ảnh hưởng đến cả xã hội.
Trong bối cảnh xã hội hóa dịch vụ y tế, các bệnh viện tư nhân và phòng khám
tư nhân phát triển mạnh mẽ, góp phần giảm tải các bệnh viện công và nâng cao chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh, góp phần nâng cao mức hưởng thụ dịch vụ và nâng
cao sức khỏe cho toàn nhân dân. Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng, tuy nhiên cơng tác
quản lý quỹ khám, chữa bệnh BHYT tại các địa phương vẫn đang gặp nhiều thách
thức. Giá dịch vụ y tế ban hành theo Thông tư số 37/TTLT-BYT-BTC được bắt đầu
thực hiện từ 01/3/2016 theo đúng lộ trình, đến ngày 21/4/2017 mức giá có kết cấu
tiền lương đã được áp dụng thực hiện trên tồn quốc. Tác động của nó đến chi phí
khám, chữa bệnh BHYT được thể hiện rõ. Trong khi đó Phịng khám Đa khoa Hà
Nội- Bắc Ninh là một đơn vị mới được thành lập tháng 10/2016 được đăng ký khám,
chữa bệnh bảo hiểm y tế và dịch vụ. Do mới thành lập trong quá trình hoạt động
khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế trong q trình quản lý thanh tốn chi

2


phí khám, chữa bệnh như quy trình thủ cơng, mối quan hệ giữa các phịng ban và
bộ phận kế tốn còn rời rạc, thụ động.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý thanh tốn chi phí khám
chữa bệnh, vận dụng những cơ sở lý luận đã được học tại trường và kết hợp với
những thực tế thu nhận được tại Phòng khám Đa khoa Hà Nội- Bắc Ninh em đã

chọn đề tài: “Quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại Phòng khám Đa
khoa Hà Nội - Bắc Ninh’’.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý chi phí khám chữa bệnh, luận văn phân tích đánh giá thực trạng quản lý chi phí
khám chữa bệnh tại Phịng khám Đa khoa Hà Nội- Bắc Ninh từ đó đưa ra giải
pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí khám, chữa bệnh tại Phịng khám.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hố một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thanh tốn chi
phí khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế.
Đánh giá thực trạng quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại Phòng
khám Đa khoa Hà Nội- Bắc Ninh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý
thanh tốn thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại Phòng khám.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa
Hà Nội- Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tập trung tại Phòng khám Đa khoa Hà Nội- Bắc
Ninh.
Về thời gian: Nghiên cứu từ ngày 10/08/2018 đến ngày 30/08/2018. Thời
gian sử dụng số liệu là quý 1 năm 2019.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thanh tốn chi
phí khám chữa bệnh tại Phịng Khám Đa Khoa Hà Nội- Bắc Ninh.
-

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những vấn đề chung về quản lý thanh toán chi phí khám, chữa bệnh
2.1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm quản lý
Có nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau về quản lý. Quản lý có thể phân
ra theo cách tiếp cận, phân ra qua vai trò, chia ra theo kiểu kinh nghiệm... nhưng
tổng kết chung nhất theo cách tiếp cận hệ thống đảm bảo đầy đủ nhất thì “Quản
lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và
khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của
tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”.
-

Dịch vụ khám, chữa bệnh: Là một loại hàng hóa công đặc thù nhằm đáp ứng

nhu cầu cơ bản để phục vụ sức khỏe của con người. Chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh là khả năng của các dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng các nhu cầu của người
bệnh và các bên có liên quan. Nhu cầu ln ln biến động nên chất lượng cũng
luôn luôn biến động theo thời gian, khơng gian, điều kiện sử dụng từ phía người
bệnh, từ các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội. Chất lượng
của dịch vụ khám chữa bệnh còn liên quan đến khả năng thanh toán của người bệnh
cho một mức độ chất lượng nào đó. Để có dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng thì
các cơ sở phải nắm bắt và phục vụ đúng nhu cầu của người bệnh.

Chi phí khám, chữa bệnh: Có nhiều quan điểm khác nhau về chi phí, đối
với người cung cấp dịch vụ, chi phí là tất cả các khoản người sử dụng cần phải
chi trả trên cơ sở đã tính đúng, tính đủ của việc chuyển giao dịch vụ. Đối với
người bệnh chi phí là tổng số tiền người bệnh phải có để trả trực tiếp cho các dịch

vụ (chi phí trực tiếp) cộng thêm các chi phí khác cần phải bỏ ra trong thời gian
dưỡng bệnh và mất mát do nghỉ ốm gây nên (chi phí gián tiếp và chi phí cơ
hội).Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe số tiền chi
trả của người sử dụng dịch vụ y tế thấp hơn thực tế tổng chi phí tạo ra dịch vụ y
tế đó. Phần cịn lại do nhà nước chi trả. Chi phí mà các cơ sở khám chữa bệnh thu
của người sử dụng dịch vụ y tế hay thanh toán với BHYT hiện nay ở Việt Nam
chỉ là một phần viện phí được quy định theo Nghị định 95/CP ngày 27/08/1994
của Chính phủ.”Điều 3 Thơng tư 39/2018/TT-BYT, (Bộ Y tế,2018)”.

4


Chi phí khám chữa bệnh là phần chi trả trực tiếp các chi phí KCB tại thời
điểm người bệnh sử dụng dịch vụ y tế.
2.1.1.2. Phân loại đối tượng thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh
Theo Điều 20 Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 (Chính
phủ, 2012) quy định về đối tượng phải thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh
bao gồm:
*
Tất cả cá nhân, tổ chức (kể cả người nước ngồi đang cơng tác, lao động,
học tập, du lịch, quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam) khi sử dụng các dịch vụ y tế tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cơng lập đều phải thanh tốn chi phí theo mức
giá dịch vụ và số lượng dịch vụ đã sử dụng, trong đó:
+
Người có thẻ Bảo hiểm Y tế: Được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí
khám, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mức quy định của pháp
luật về Bảo hiểm Y tế. Phần chênh lệch giữa chi phí khám bệnh, chữa bệnh và
mức thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế do người bệnh thanh toán cho cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh;
+

Người khơng có thẻ Bảo hiểm Y tế: Thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh
cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các đối tượng được Nhà nước thanh
tốn chi phí khám chữa bệnh.
+
Người nước ngồi là cơng dân của nước có ký kết Điều ước quốc tế về
khám, chữa bệnh với Việt Nam thì chi phí khám, chữa bệnh; sẽ được áp dụng
theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
*Các đối tượng sau được Nhà nước thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa
bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập:
+
Người bị bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 66 của Luật khám
bệnh, chữa bệnh;
+
Người bị bệnh phong và người bị một số bệnh theo Quyết định của cấp có
thẩm quyền;
+
Người bệnh trong các trường hợp thiên tai, thảm họa lớn theo quyết định
của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khi điều trị tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh do Trung ương quản lý; của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh khi điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do địa phương quản lý.
Quy định về KCB đúng tuyến của đối tượng có thẻ BHYT:

5


Theo Điều 11, Thông tư 40/2015/TT-BYT (Bộ Y tế, 2015) quy định về các
trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến
huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc

phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm
cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền
tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện khơng có khoa y học cổ truyền).
Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh
viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa,
việnchuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm
chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện
chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
- Trường hợp cấp cứu:
+
Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào.
Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và
ghi vào hồ sơ, bệnh án.
+
Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội
trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc
được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu
cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban
đầu sau khi đã điều trị ổn định.
Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có
bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên
giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực
hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chun mơn.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc
lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh,
chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với
tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.

Trong trường hợp địa phương đó khơng có cơ sở y tế tương đương thì
người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác

6


có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu. Quy định về mức hưởng
thẻ BHYT Căn cứ theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 (Chính
phủ, 2018); theo đó mức hưởng BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) từ ngày
01/12/2018 được phân loại như sau:
Khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến được hưởng: Về quyền lợi được hưởng
BHYT theo các mức chi phí khám, chữa bệnh và đối tượng được hưởng được
quy định cụ thể ở bảng 2.1 cho thấy tùy vào đối tượng cụ thể mà mức được
hưởng là 100%, 95% hoặc 80% chi phí khám, chữa bệnh.
Bảng 2.1. Mức hưởng của KCB đúng tuyến
STT

Đối tượng hưởng

Quyền lợi
hưởng
1

100% Chi phí - Trẻ em dưới 6 tuổi

2

3

Nguồn: Chương IV-Mức hưởng khám, chữa bệnh BHYT theo Luật BHYT (2014)


7


- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (trái tuyến, vượt tuyến) như sau:
+
KCB tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh theo
phạm vi và mức hưởng quy định;
+
KCB tại bệnh viện tuyến tỉnh: Mức hưởng bằng 60% chi phí điều trị nội
trú theo phạm vi và mức hưởng quy định;
+
KCB tại bệnh viện tuyến trung ương: Mức hưởng bằng 40% chi phí điều
trị nội trú theo phạm vi và mức hưởng quy định;
* Một số trường hợp cần lưu ý:
Đối với các trường hợp trong tình trạng cấp cứu được hưởng 100% chi phí
điều trị nội trú.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được
hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
-

Từ ngày 01/01/2016, thông tuyến KCB xã, huyện trong cùng địa bàn tỉnh:

người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã
hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện
tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có được chi trả theo mức hưởng đúng tuyến
-

Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại


vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tạ xã
đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh tốn chi phí
KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến
trung ương và có mức hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Quản lý thanh tốn chi phí khám chữa bệnh: Là việc quản lý toàn bộ các
nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước cấp,vốn vay và các nguồn vốn chủ sở hữu
và các nguồn vốn khác; tài sản, vật tư của phòng khám để phục vụ nhiệm vụ
khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy có thể nói quản lý thanh tốn chi phí khám chữa
bệnh là một bộ phận của quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh tại Phịng khám.
2.1.1.3. Đặc điểm của thanh tốn chi phí khám chữa bệnh trong bối cảnh xã
hội hóa dịch vụ y tế
Xã hội hóa dịch vụ y tế là tổ chức sự vận động tham gia của các tổ chức
đoàn thể trong xã hội cùng như các nhà đầu tư vào việc cung cấp dịch vụ y tế để

8


từng bước nâng cao dịch vụ này góp phần phục vụ mức hưởng thụ và nâng cao
sức khỏe của nhân dân.
Xã hội hóa y tế thực hiện theo Nghị quyết 90/ND-CP năm 1997. Nghị
quyết 05/NQ- CP năm 2005. Nghị định 53/2006/NĐ-CP năm 2006 (thay thế nghị
định 73/1999/NĐ- CP năm 1999).
Trong bối cảnh xã hội hóa dịch vụ y tế, ngành y tế có nhiều chuyển biến
đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc, và nâng cao sức khỏe của nhân dân . Từ
cơ chế quản lý y tế nặng dấu ấn của thời bao cấp chuyển sang cơ chế tự chủ , tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính. Đẩy mạnh chủ trương xã hội

hóa nhằm huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho y tế tạo điều kiện cho ngành y
tế phát triển nhanh hơn, chất lượng cao hơn.Xã hội hóa dịch vụ y tế cần được
theo sát, quản lý kiểm tra , giám sát chặt chẽ.
Tuy nhiên, xã hội hóa dịch vụ y tế cịn bộc lộ nhiều hạn chế trong q trình
quản lý thanh tốn chi phí khám chữa bệnh. Cơng tác quản lý thanh tốn chi phí
khám chữa bệnh là hết sức qua trọng và phải được quán triệt.
Quản lý thanh tốn chi phí khám chữa bệnh là việc quản lý toàn bộ các
nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay và các nguồn vốn khác; tài
sản, vật tư của để phục vụ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy có thể nói quản lý thanh tốn chi phí khám chữa bệnh là một bộ
phận của quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh .
Quản lý chi phí khám chữa bệnh vừa phải tuân thủ quy định của Luật kế
toán, kiểm toán vừa phải theo đúng chế độ định mức qui định của Luật Khám
chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế.
Mục tiêu quản lý chi phí khám chữa bệnh là tăng nguồn thu hợp pháp, cân
đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết
kiệm. Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo cơng bằng trong khám bệnh, chữa
bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo. Từng bước tiến tới hạch
toán chi phí và giá thành khám bệnh, chữa bệnh.
2.1.1.4. Vai trị, ngun tắc của quản lý thanh tốn chi phí khám chữa bệnh
* Vai trị của quản lý thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh
Rõ nhất là người bệnh khơng mất thời gian chờ đợi, được tính đúng, tính
đủ, tính chính xác, được công khai minh bạch về giá thu viện phí. Cơ quan bảo
hiểm được hỗ trợ trong cơng tác quản lý, đảm bảo tính chính xác cho người bệnh.

9


Hơn nữa, cán bộ quản lý ngành y tế sẽ có cơ sở dữ liệu chung để quản lý trên
tồn tỉnh.

Giúp cơ sở cung ứng dịch vụ y tế chủ động hơn trong điều hành thanh
tốn chi phí KCB, kiểm sốt quỹ BHYT, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét
nghiệm để tiết kiệm tối đa chi phí KCB, rút ngắn số ngày điều trị và nâng cao
chất lượng KCB.
Góp phần thúc đẩy chất lượng và hiệu quả DVYT ở những khía cạnh cơ
bản, như tinh giản thủ tục, giảm chi phí, đề cao các giá trị tinh thần và hiệu suất,
tăng sự hài lịng của người bệnh; khuyến khích liên tục nâng cao trình độ chun
mơn và năng lực quản lý chất lượng khám, chữa bệnh
Quản lý quyền lợi hưởng BHYT giúp cho người có thẻ BHYT tiếp cận tối
đa các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến.
Nâng cao chất lượng KCB BHYT, khơng để tình trạng bội chi quỹ BHYT.
Bảo đảm phát triển BHYT, cân bằng Quỹ khám, chữa bệnh BHYT bền vững hơn.
Cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực
hành tiết kiệm.
*Ngun tắc quản lý thanh tốn, tạm ứng và quyết tốn chi phí khám,
chữa bệnh
Cơ quan bảo hiểm xã hội thanh tốn chi phí khám chữa bệnh với cơ sở
khám chữa bệnh trên cơ sở hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các
trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật, trái tuyến dựa trên
các phương thức thanh toán. Cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn hình thức thanh
tốn phù hợp để ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội. Hàng tháng, cơ sở
khám chữa bệnh phải lập bảng kê thanh tốn chi phí khám chữa bệnh với cơ quan
bảo hiểm y tế dựa theo những nguyên tắc sau:
1.
Thanh tốn chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi được hưởng
của người bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
2.
Chỉ thanh toán những dịch vụ kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh.
3.


Áp dụng giá theo hạng bệnh viện được cấp thẩm quyền phê duyệt.

4.
Đảm bảo bệnh nhân được sử dụng vật tư, thuốc theo định mức kinh tế kỹ
thuật đã xây dựng. Các khoản chi phí đã được tính trong cơ cấu giá của DVKT
được quỹ BHYT chi trả, đề nghị không thu thêm tiền của người bệnh.

10


5.
Thống kê thanh toán các DVKT phải đảm bảo đúng tên quy định trong
Nghị quyết 13/2013/NQ-HĐND không thay đổi nội dung hoặc thêm bớt từ.
6.

Tính hợp lý trong thanh tốn chi phí khám chữa bệnh

-Những chi phí xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức năng ngồi
những quy định về định mức thì phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
Người thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện các
kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dị chức năng trong phạm vi cơng
việc được phân công theo quy định tại Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo
Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế và
Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế (Bộ Y tế, 2011).
Kết quả xét nghiệm phải được Trưởng khoa Xét nghiệm là bác sỹ hoặc cử
nhân sinh học hoặc cử nhân hóa học hoặc dược sỹ đại học hoặc kỹ thuật viên xét
nghiệm (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề kết luận, ký xác nhận;
Việc thực hiện các DVKT thăm dò chức năng như siêu âm, nội soi phải do
Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo hợp lệ về siêu âm, nội soi

thực hiện;
Kết quả chẩn đốn hình ảnh (X quang, CT-Scanner, MRL...) phải do Bác
sĩ chuyên khoa X quang có chứng chỉ hành nghề đọc và kết luận. Cử nhân X
quang (tốt nghiệp đại học) khơng được kết luận chẩn đốn.
Trường hợp cơ sở KCB không thực hiện đúng quy định Bộ Y tế, cơ quan
BHXH khơng có cơ sở để thanh tốn theo chế độ BHYT cho cơ sở đó. Đối với
chi phí khám chữa bệnh nội trú thì căn cứ vào các hướng dẫn điều trị, hướng dẫn
sử dụng thuốc do Bộ Y tế ban hành; quy chế chun mơn; quy trình kỹ thuật;
danh mục thuốc, vật tư y tế sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh để đánh giá tính
hợp lý và chất lượng điều trị nội trú theo các nội dung cơ bản sau:
Chẩn đoán phù hợp với triệu chứng được mơ tả trong bệnh án và mã chẩn
đốn theo ICD10; thống kê tỷ lệ đúng/sai giữa chẩn đoán vào viện và ra viện;
thống kê nguyên nhân bệnh nhân phải chuyển viện.
Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với chẩn đoán, số lần thực hiện
hợp lý theo yêu cầu điều trị.
Sử dụng thuốc: loại thuốc, liều lượng, đường dùng, thời gian dùng đối với
bệnh nhân (phù hợp với chẩn đốn, tuổi, giới tính…), mức độ tiến triển của quá
trình điều trị. Và phải thực hiện quy chế chuyên môn:

11


×