Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá ảnh hưởng chương trình 135 giai đoạn 20111 2015 trên địa bàn huyện yên lập tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH 135
GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN LẬP-TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Bùi Đình Hịa

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

Tác giả luận văn

Vũ Anh Tuấn

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên của Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin
cảm ơn các cơ quan ban ngành,các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú
Thọ đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện, đóng góp nhiều ý kiến cho nội
dung nghiên cứu của đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Đình Hồ, người đã
trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tác giả hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, xong luận văn khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi
của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Vũ Anh Tuấn

ii

năm 2017


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ viii
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản về chương trình và đánh giá tác động ảnh
hưởng của chương trình ................................................................................... 4

2.1.2.

Chương trình 135 ............................................................................................. 9

2.2.


CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 15

2.2.1.

Kết quả thực hiện chương trình 135 trên phạm vi cả nước ............................ 15

2.2.3.

Kinh nghiệm thực hiện Chương trình 135 của một số địa phương ................ 23

2.2.4.

Bài học rút ra cho huyện n Lập.................................................................. 28

2.3.

TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ...... 29

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 32
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 32

iii


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Yên Lập ................................................................ 32


3.1.2.

Đời sống kinh tế ............................................................................................. 32

3.1.3.

Đời sống văn hóa, tinh thần............................................................................ 33

3.1.4.

Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................... 34

3.1.5.

Kết cấu hạ tầng ............................................................................................... 34

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 35

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 35

3.2.2.

Phương pháp phân tích ................................................................................... 36

3.2.3.


Phương pháp tổng hợp, xử lí số liệu .............................................................. 36

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 36

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 38
4.1.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 HUYỆN YÊN LẬP
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 .................................................. 38

4.1.1.

Việc thành lập và hoạt động của bộ máy chỉ đạo điều hành .......................... 38

4.1.2.

Cơng tác tun truyền về Chương trình 135 .................................................. 40

4.1.3.

Công tác kiểm tra giám sát thực hiện ............................................................. 40

4.1.4.

Công tác huy động và phân bổ vốn ................................................................ 40

4.1.5.


Kết quả thực hiện từng hợp phần ................................................................... 41

4.2.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ ............................. 46

4.2.1.

Ảnh hưởng đến kinh tế của người dân ........................................................... 46

4.2.2.

Ảnh hưởng đến xã hội và môi trường ............................................................ 48

4.2.3.

Đánh giá của người hưởng lợi về ảnh hưởng của chương trình ..................... 49

4.2.4.

Đánh giá của người hưởng lợi về các nguyên nhân thành cơng của
chương trình ................................................................................................... 51

4.3.

ĐÁNH GIÁ CHUNG ..................................................................................... 56

4.3.1.


Những thành tựu ............................................................................................. 56

4.3.2.

Những bất cập trong thực hiện chương trình ................................................. 56

4.3.3.

Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm ............................................................ 59

4.4.

BỐI CẢNH, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH 135 ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 ................................... 61

iv


4.4.1.

Bối cảnh của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 ................................... 61

4.4.2.

Mục tiêu, địa bàn thụ hưởng và kết cấu của Chương trình 135 huyện
Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 63

4.4.3.


Giải pháp thực hiện chương trình giai đoạn 2017-2020................................. 64

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 72
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 72

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 75

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CT

Chương trình


ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

KLHT

Khối lượng hồn thành

KNKL

Khuyến nơng-khuyến lâm

KT- KT

Kinh tế - kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

PTSX

Phương thức sản xuất



Quyết định

THCS


Trung học cơ sở

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất chương trình 135 .......................... 43
Bảng 4.2. Vốn đầu tư xây dựng CSHT chương trình 135 ............................................ 44
Bảng 4.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn, bản và cộng đồng thuộc CT 135.............. 45
Bảng 4.4. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuộc CT 135 ......................... 45
Bảng 4.5. Năng suất một số cây trồng chính trước khi thực hiện Chương trình và
sau khi thực hiện Chương trình (n=120) ...................................................... 46
Bảng 4.6. Tình hình phát triển chăn nuôi trước và sau khi thực hiện .......................... 47
Bảng 4.7. Nguồn thu chính từ nơng nghiệp tính bình qn/hộ/năm ............................ 48
Bảng 4.8. Đánh giá của Chính quyền xã về thay đổi chất lượng cuộc sống của
người dân ..................................................................................................... 49
Bảng 4.9. Đánh giá của các hộ thụ hưởng về tác động của chương trình 135 ............. 50
Bảng 4.10. Ngun nhân chính làm cho đời sống nhân dân được cải thiện .................. 51

Bảng 4.11. Số người biết về các hoạt động của Chương trình 135 ................................ 51
Bảng 4.12. Quản lý và lập kế hoạch ở cấp xã ................................................................ 52
Bảng 4.13. Làm chủ đầu tư các cơng trình/dự án phát triển cơ sở hạ tầng thuộc
Chương trình 135 ......................................................................................... 53
Bảng 4.14. Đóng góp của cộng đồng cho các cơng trình CSHT thuộc CT 135 ............. 54
Bảng 4.15. Tỷ lệ tham gia và chất lượng của Ban giám sát nhân dân............................ 55

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Vũ Anh Tuấn
Tên luận văn: Đánh giá ảnh hưởng chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn
huyện Yên lập tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam (VNUA)
1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chương trình 135, luận
văn tập trung nghiên cứu thực trạng, kết quả đạt được và những ảnh hưởng của chương
trình 135 đến kinh tế, xã hội huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm thực hiện thành cơng chương trình 135 trên địa bàn nghiên cứu .
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập dữ liệu gồm dữ
liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu bao gồm: Phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh; phương pháp chuyên gia và xử lý
dữ liệu bằng phần mềm MS Excel.

3. Kết quả nghiên cứu chính
Ngồi khái quát tình hình chung của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, luận văn đã
đạt được kết quả sau:
Thứ nhất, đề tài đã đưa ra được những kết quả đạt được của chương trình 135 tại
huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015. Cụ thể: đã thành lập và có cơ chế
hoạt động của bộ máy chỉ đạo điều hành chương trình; đã tuyên truyền được đầy đủ và
kịp thời về chương trình 135; đã thực hiện được quá trình kiểm tra giám sát thực hiện;
Chỉ ra kết quả của công tác huy động - phân bổ vốn và kết quả thực hiện từng hợp phần
của chương trình.
Hai là, thơng qua các số liệu thứ cấp và số liệu điều tra của tác giả, đề tài đã
đánh giá được ảnh hưởng của chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015 tới phát triển kinh
tế, xã hội và mơi trường. Từ đó nêu ra những thành tựu và cả những bất cập trong việc
thực hiện chương trình; phân tích được các nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong
việc thực hiện chương trình 135 của huyện Yên Lập trong giai đoạn trên.
Ba là, đề tài đã phân tích được bối cảnh, mục tiêu và giải pháp thực hiện chương
trình 135 trong giai đoạn tiếp theo. Với địa bàn thực hiện chương trình 135 của huyện

viii


trong giai đoạn 2017-2020 là 6 xã, luận văn đã chỉ ra các nhóm giải pháp nhằm phát huy
những thành tựu, hạn chế những tồn tại của giai đoạn trước để kết quả của chương trình
giai đoạn tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.
4. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài cho thấy, qua 5 năm 2011-2015 thực hiện Chương trình
135 trên địa bàn huyện đã góp phần làm chuyển biến về kinh tế - xã hội các xã, thôn,
bản đặc biệt khó khăn của huyện Yên Lập. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đã có
những tiến bộ đáng ghi nhận ở cơng tác triển khai trong q trình thực hiện chương
trình. Bên cạnh những hiệu quả đạt được vẫn còn một số mục tiêu chưa đạt theo như kế
hoạch đã đặt ra ra ở đầu chương trình. Cần thực hiện các giải pháp chung và giải pháp

cho từng hợp phần để việc triển khai chương trình 135 trong giai đoạn tiếp theo đạt
được những mục tiêu đề ra.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Anh Tuan
Thesis title: Evaluation the effect of 135 program during the period 2011-2015 at Yen
Lap District, Phu Tho Province.
Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
1. Research objectives:
Based on the systematizing the theoretical issues of the 135 program, the thesis
focused on the current situation, achievements and impacts of the 135 program on
socio-economy of Yen Lap district, Phu Tho province, proposed effective solutions to
have successfully implement program 135 in the research area.
2. Research Methodology
Thesis used the following methods: Data collection methods include secondary
data and primary data; Methods of data processing and synthesis include: descriptive
statistical method, comparative statistical method; and data processing using MS Excel
software.
3. Main research results
In addition to the general overview of Yen Lap district, Phu Tho province, the
thesis has achieved the following results:
Firstly, the thesis showed the results of 135 program in Yen Lap District, Phu
Tho Province in the period 2011-2015. Specifically: established and operated the

mechanism of the program; to be sufficient and timely propaganda about the 135
program; have implemented the process of inspection and supervision; indicates the
results of mobilization - allocation of capital and implementation results of each
program’s component.
Secondly, through the secondary data and survey data of the author, the thesis
has assessed the impact of 135 program during period 2011-2015 on economic, social
and environmental development. Thus, the thesis pointed out the achievements and
disadvantages in the implementation of the program; analyze the causes and lessons
learned in implementing the 135 program of Yen Lap district in the period.
Thirdly, the topic has analyzed the concept, objectives and solutions to
implement 135 program in the next term. The size area where applying 135 program to
the district in the period 2017-2020 was 6 communes, the thesis has pointed out groups
of solutions to promote the achievements, limiting the drawbacks of the previous period
to support the next stage to achieve better results.

x


4. Conclusion
According to the research, the thesis showed that through the five years 20112015, the implementation of 135 program in the district has contributed to the socioeconomic development of difficulty communes and villages of Yen Lap district. The
results of the research also showed that significant progress has been made in the
implementation of the program. In addition to the achieved results, there are still some
unfulfilled targets as the plan at the beginning of the program. There should be general
solutions and solutions for each component so that the implementation of the 135
program in the next term will achieve the planned objectives.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm qua, các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và
miền núi đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư triển khai chương trình 135
nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, giảm dần sự chênh lệch về mức sống giữa
các dân tộc, các vùng miền trong cả nước. Kết thúc chương trình 135 giai đoạn
2011-2015, nhiều mục tiêu của chương trình đã hồn thành như: 98% trung tâm
xã và 70% thơn có điện so với mục tiêu là 95% trung tâm xã và trên 60% thơn có
điện. 58,94 xã có hệ thống thủy lợi nhỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống so
với mục tiêu là 50% (Ủy ban dân tộc, 2016).
Bên cạnh đó một số mục tiêu của chương trình chưa hồn thành: Tỷ lệ
giảm nghèo đạt 3,5%/năm so với mục tiêu đề ra là 4%/năm; 84,46% thơn có
đường cho xe cơ giới và 38,87% thơn có đường giao thơng đạt chuẩn so với mục
tiêu là 85% thơn có đường cho xe cơ giới và 50% thơn có đường giao thơng đạt
chuẩn; 49% xã có trạm y tế đạt chuẩn so với mục tiêu là trên 50% xã có trạm y tế
đạt chuẩn (Ủy ban dân tộc, 2016). Mục tiêu của chương trình chưa hồn thành
bởi nhiều lí do khác nhau, xong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và
điều kiện thực tế tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vẫn cịn nhiều mặt bất
cập. Đặc biệt ở cấp địa phương, cụ thể:
Trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành: Việc giao trách nhiệm quản
lý, chỉ đạo các nội dung của Chương trình cho nhiều đơn vị khác nhau dẫn đến sự
chồng chéo trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Nhiều địa phương còn lúng túng
trong tổ chức thực hiện dẫn đến chỉ đạo chưa hợp lý, sử dụng kinh phí chưa đúng
mục tiêu. Việc tồn đọng vốn xây dựng cơ bản vẫn tiếp tục kéo dài.
Việc thẩm định giá nguồn vốn hỗ trợ sản xuất mất nhiều thời gian, gây
ảnh hưởng đến tiến độ, đồng thời nguồn kinh phí cịn ít, u cầu thực hiện trong
năm kế hoạch dẫn đến khó khăn cho triển khai các mơ hình có chu kỳ kinh doanh
kéo dài; đối tượng thường sống phân tán, khó đầu tư thành vùng sản xuất lớn; số
hộ không nghèo tham gia các mô hình ít dẫn đến khó khăn trong việc nâng cao
chất lượng và sản xuất theo chuỗi giá trị.
Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chất lượng chưa cao.


1


Một số tỉnh giải ngân thấp, kéo dài nhiều năm nên kết quả cả về khối lượng và
giải ngân vốn đạt thấp so với kế hoạch. Nhiều địa phương chưa bố trí được kinh
phí quản lý cho cơ quan thường trực các cấp, các xã khơng bố trí cán bộ phụ
trách cơng tác dân tộc hoặc bố trí kiêm nhiệm nhưng thường xuyên thay đổi làm
ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Chế độ thông tin, báo cáo ở địa phương thực
hiện chưa đầy đủ, kịp thời và chưa thống nhất theo quy định, nên khó khăn cho
cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Chưa có cơ chế làm động lực khuyến khích
người dân tham gia đồng hành cùng Chương trình. Huy động nguồn lực từ ngân
sách địa phương, cộng đồng chưa cao. Một số địa phương phân bổ nguồn lực cho
xã, thôn bản chưa xuất phát từ điều kiện thực tế của xã, cịn kéo dài, chia đều
bình quân.
Yên Lập là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Phú Thọ có tổng
diện tích đất tự nhiên là 43.746 ha. Trên địa bàn huyện Yên Lập có 16 xã/72 xã
đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 của tỉnh Phú Thọ. Qua
5 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn huyện đã
đạt được nhiều kết quả quan trọng, đảm bảo ngun tắc cơng khai, dân chủ trong
q trình tổ chức thực hiện; góp phần làm chuyển biến về kinh tế - xã hội tại các
xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông - lâm
- nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến với quy mô vừa và nhỏ, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Tổng nguồn
vốn đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện đạt
trên 126.217,80 triệu đồng. Từ nguồn vốn của chương trình 135 và lồng ghép các
nguồn vốn khác huyện Yên Lập đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra: Tỷ lệ hộ
nghèo giảm từ 38,8% năm 2011 xuống còn 16% năm 2015 (bình quân giảm
3,66%/năm); 100% trung tâm xã, 90% khu dân cư có điện lưới Quốc gia, 65% số
thơn có đường cho xe cơ giới… Ngồi ra, Chương trình 135 giai đoạn 2011 2015 cũng đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nghề cho lao động dân tộc

thiểu số, nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ cấp xã; bộ mặt
nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân
tộc trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên.
Mặc dù đạt được những thành tích đã nêu trên, xong những bất cập trong
thực hiện chương trình 135 của cả nước nêu trên cũng là những bất cập trong quá
trình thực hiện chương trình 135 của huyện. Ngoài ra,việc đánh giá ảnh hưởng

2


của chương trình đến kinh tế -xã hội và mơi trường ở cả 3 giai đoạn đều chưa
được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ thực tế đó, tơi đã chọn đề tài:“Đánh giá
ảnh hưởng chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Yên lập
tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chương trình 135,
luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng, kết quả đạt được và những ảnh hưởng
của chương trình 135 đến kinh tế, xã hội huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm thực hiện thành công chương trình 135 trên địa bàn
nghiên cứu .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chương trình 135 và ảnh
hưởng của Chương trình 135 đến kinh tế, xã hội.
- Đánh giá ảnh hưởng của chương trình 135 đến kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chương trình 135 tại huyện
Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng chương trình 135 đến kinh tế-xã hội
trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Thời gian đánh giá ảnh hưởng chương trình 135
trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015.
- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn của
huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chương trình và đánh giá tác động ảnh
hưởng của chương trình

2.1.1.1. Chương trình
Chương trình là tổng hợp các dự án, hoạt động được quản lý một cách
phối hợp trong một thời gian nhất định nhằm đạt được một số mục đích chung đã
định trước. Các chương trình có tính chất định hướng các cơng việc chính cần
phải làm để đạt được các mục tiêu của kế hoạch. Mỗi chương trình thường đề ra
một số mục tiêu chung, tiêu chuẩn chung (Judy L.Baker, 2002).
2.1.1.2. Đánh giá tác động/ảnh hưởng của chương trình
Theo từ điển trực tuyến Bussiness dictionary, tác động là phép đo sự ảnh
hưởng (kết quả) vô hình hoặc hữu hình của một vật hoặc hành động của một
thực thể hoặc tác dụng lên vật hoặc thực thể khác. Như vậy, có thể hiểu rằng tác
động là những thay đổi gắn với một tác động của một việc, một vật lên việc, vật
khác và tác động chính sách là những thay đổi gắn với tác động của một chính
sách. Như vậy, để xác định tác động chính sách thì phải xác định được đối tượng
chịu tác động của chính sách.

Ngân hàng thế giới (2008) định nghĩa: “Đánh giá tác động là đánh giá
những thay đổi gắn với những tác động của một dự án, chương trình, chính sách.
Những thay đổi đó có thể được dự định trước hoặc không như dự định”.
Đánh giá tác động được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu khơng có
tác động của chính sách/chương trình/dự án thì kết quả đầu ra sẽ như thế nào”?
Điều này liên quan đến thuật ngữ được gọi là phân tích phản thực, đó là “một sự
so sánh giữa điều gì thực sự xảy ra với điều gì xảy ra nếu khơng có sự can thiệp
của chính sách” (White H., 2006).
Với cách hiểu như trên, đánh giá tác động được xem là một cơng việc
nhằm tìm ra những lý do dẫn đến sự thay đổi gắn trực tiếp với những tác động từ
chính sách. Hiểu một cách đơn giản, đó là một sự so sánh kết quả đầu ra giữa
việc có chính sách và khơng có chính sách. Việc so sánh này cũng khơng phải là
một phép trừ đơn giản của hai tình huống trên, bởi khơng có chính sách thì đầu ra
cũng khơng phải ngun trạng như lúc ban đầu mà có sự thay đổi từ các tác động

4


khác. Sự thay đổi do các tác động khác trong trường hợp khơng có chính sách lại
khơng nhìn thấy được bởi đối tượng được tác động thực tế là đã có chính sách.
Vì vậy phải tìm một mẫu so sánh đối chứng phù hợp để so sánh với nhóm được
hưởng tác động của chính sách.
Theo nhóm IRD-DIAL (2008), câu hỏi chính cần phải giải đáp là “điều gì
sẽ diễn ra (hoặc đã diễn ra) nếu chính sách, chương trình hay dự án đó khơng
được triển khai”. Khi đó, khó khăn nằm ở việc lựa chọn một kịch bản tham chiếu
(hay kịch bản đối chứng) để đối chiếu với chính sách có liên quan nhằm đánh giá
những tác động quan sát được hay những tác động kỳ vọng. Nhóm tác giả xác
định khi đánh giá tác động đầy đủ cần quan tâm đến ba nội dung:
- Đánh giá nhu cầu: xác định mục tiêu chính sách, đối tượng mục tiêu, nhu
cầu cần thiết phải có chính sách…

- Đánh giá quy trình: việc đánh giá nhằm xác định chính sách đã được triển
khai thế nào trong thực tế. Với cùng một chính sách áp dụng chung cho nhiều
vùng, có thể mỗi địa phương có cách triển khai khác nhau dẫn đến những tác
động khác nhau.
- Đánh giá tác động : đánh giá nhằm xác định liệu chính sách có tạo ra tác
động mong đợi đối với các đối tượng mục tiêu, các hộ gia đình, các thể chế, các
đối tượng thụ hưởng của chính sách. Những tác động này là nhờ chương trình hay
nhờ yếu tố khác.
Trong một số tài liệu khác, đánh giá được định nghĩa là một quá trình bao
gồm: việc giám sát, đánh giá quá trình, đánh giá chi phí - lợi ích, và đánh giá tác
động. Tuy nhiên, các thành phần này rất khác nhau. Việc giám sát giúp đánh giá
xem một chương trình có được thực hiện như kế hoạch khơng. Một hệ thống
giám sát chương trình cho phép có sự phản hồi liên tục về tình hình thực hiện
chương trình, phát hiện các vấn đề cụ thể khi chúng xuất hiện.
Đánh giá quá trình liên quan tới cách thức và chương trình hoạt động, và
tập trung vào các vấn đề trong việc cung cấp dịch vụ.
Đánh giá chi phí lợi ích hay đánh giá chi phí hiệu quả là đánh giá các chi
phí của chương trình (bằng tiền tệ hay phi tiền tệ), đặc biệt là trong mối liên hệ
giữa chi phí với các cách sử dụng khác với những nguồn lực và với các lợi ích
mà chương trình tạo ra.
Và cuối cùng đánh giá tác động nhằm vào việc xác định một cách chung

5


hơn, liệu chương trình này có tạo ra những tác động mong muốn tới các cá nhân,
hộ gia đình và các thể chế, và liệu những tác động này có phải do việc thực hiện
chương trình mang lại hay khơng. Các đánh giá tác động cũng có thể phát hiện
những hậu quả khơng dự kiến trước, có thể là tích cực hay tiêu cực tới những đối
tượng thụ hưởng (Judy L.Baker, 2002).

2.1.1.3. Sự cần thiết phải đánh giá tác động/ảnh hưởng chương trình
Để nâng cao hiệu quả của một chính sách hay chương trình phát triển, việc
đánh giá tác động của các khoản đầu tư hỗ trợ cần phải được thực hiện để hiểu
được các khoản đầu tư, các chính sách hỗ trợ có thực sự đem lại hiệu quả hay
khơng. Nếu nhìn nhận một cách phiến diện, những kết quả đạt được tưởng như
do chính sách, chương trình đem lại nhưng thực tế lại là một kết luận sai lầm.
Một sự thay đổi ở kết quả đầu ra có thể do tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Việc đánh giá tác động phải chỉ rõ được những bằng chứng chứng minh sự thay
đổi nào gắn với những tác động trực tiếp từ các chính sách, chương trình. Đây là
căn cứ để xây dựng chính sách và được gọi là xây dựng chính sách thực chứng.
Đánh giá tác động có thể giúp:
Định lượng được những tác động của một chính sách tới lợi ích của đối
tượng hưởng lợi. Ví dụ: một mơ hình phát triển sản xuất mới có giúp tăng thu
nhập không, một khoản hỗ trợ làm nhà mới có giúp người dân cải thiện được sức
khoẻ khơng.
So sánh những lợi ích đạt được của các nhóm hưởng lợi khác nhau. Ví dụ:
có thể so sánh kết quả thi của nhóm học sinh nam và học sinh nữ khi cùng được
hỗ trợ bởi một chương trình đào tạo mới.
Kiểm chứng và đưa ra các lựa chọn thay thế. Ví dụ: kiểm chứng kết quả
giảm nghèo nhờ trợ cấp tiền hay nhờ đầu tư khoa học công nghệ.
2.1.1.4. Chuỗi kết quả của chương trình
Theo World Bank (2008), để đánh giá tác động cần phải hiểu và phân tích
chuỗi kết quả của một chính sách. Phân tích tác động dựa trên chuỗi kết quả giúp
xây dựng một khung lô-gic đáng tin cậy để hiểu được các mối quan hệ từ đầu
vào, hoạt động cho đến đầu ra của một chính sách. Nó hình thành một lơ-gic nhân
quả từ lúc khởi đầu với những nguồn lực ban đầu cho tới lúc kết thúc với những
mục tiêu dài hạn.
Trong chuỗi kết quả bao gồm 3 phần chính:

6



Triển khai: các công việc được triển khai để thực hiện chính sách (bao
gồm đầu vào, hoạt động và đầu ra). Những nội dung này có thể được theo dõi và
đo lường trực tiếp từ các hoạt động của dự án.
Kết quả/tác động: những kết quả, tác động dự định, gồm cả tác động ngắn
hạn và dài hạn (cuối cùng). Các tác động này khơng chỉ trực tiếp kiểm sốt bởi
chính sách và phụ thuộc vào những thay đổi trong cư xử của đối tượng hưởng lợi
từ chính sách. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào mối quan hệ tương tác giữa bên
cung cấp và bên có nhu cầu. Phần này liên quan đến đánh giá tác động để đo
lường tính hiệu quả.
Giả định và rủi ro: phần này khơng nằm trong sơ đồ chuỗi kết quả. Nó bao
gồm các minh chứng từ các tài liệu đã nêu về các mối quan hệ nhân quả và
những giả định được dựa vào đó. Phần này cũng đề cập đến những rủi ro có thể
ảnh hưởng đến kết quả dự kiến và các biện pháp hạn chế những rủi ro đó.
2.1.1.5. Cách tiếp cận đánh giá tác động/ảnh hưởng của chương trình
a. Cách tiếp cận
Nếu căn cứ vào thời điểm thực hiện đánh giá tác động so với tiến độ thực
hiện chính sách/dự án thì đánh giá tác động có cách tiếp cận là: (i) đánh giá tiên
nghiệm; (ii) đánh giá hậu nghiệm. Đánh giá tiên nghiệm thường được thực hiện
trước hoặc vào cùng thời gian chương trình, chính sách được triển khai và hoạt
động này cùng được đưa vào nội dung hoạt động của chương trình, chính sách.
Đánh giá hậu nghiệm đánh giá tác động của chương trình, chính sách sau khi
được triển khai.
Theo World Bank (2010), đánh giá tác động tiên nghiệm là tìm cách định
lượng các tác động dự kiến của các chính sách trong tương lai, dựa trên thực trạng
của khu vực mục tiêu đã cho, trong đó có thể sử dụng các mơ phỏng dựa trên giả
định về tình hình kinh tế. Đánh giá tiên nghiệm cũng dựa trên các mơ hình cấu
trúc về điều kiện kinh tế của đối tượng. Chẳng hạn, có thể có các giả định liên
quan đến mơ hình cấu trúc như xác định các tác nhân kinh tế chính trong xây dựng

chương trình (cá nhân, cộng đồng, chính quyền địa phương, trung ương), mối
liên hệ giữa các tác nhân này và những thị trường khác nhau trong xác định kết
quả từ chương trình.
Ngược lại, đánh giá hậu nghiệm tìm cách xác định những tác động thực tế
tích luỹ ở các đối tượng thụ hưởng nhờ can thiệp của chương trình. Một hình

7


thức đánh giá loại này là mơ hình hiệu quả can thiệp. Đánh giá hậu nghiệm có
lợi ích tức thời và phản ánh hiện thực. Nhưng những đánh giá này nhiều khi bỏ
sót những cơ chế đằng sau tác động của chương trình đối với dân cư, là những cơ
chế mà các mơ hình cấu trúc tìm cách nắm bắt và có thể có vai trị rất quan trọng
đối với quá trình tìm hiểu tác động của chương trình. Đánh giá hậu nghiệm cũng có
thể tốn kém hơn so với đánh giá tiên nghiệm vì địi hỏi phải thu thập dữ liệu về
các kết quả thực tế ở các nhóm đối tượng tham gia và không tham gia, cũng như
ở các yếu tố xã hội và kinh tế kèm theo khác có vai trị quyết định phương hướng
can thiệp.
b. Phương pháp đánh giá tác động/ảnh hưởng chương trình
+ Xác định các câu hỏi cần phải trả lời trong đánh giá
Đối với người nghiên cứu cần phải chú ý tới các mục tiêu của dự án để
đánh giá tác động. Ví dụ trong Chương trình giả thuyết PROSCOL dự án này có
hai mục tiêu chính đó là chuyển một khoản tiền mặt nhằm làm giảm tình trạng
nghèo đói hiện tại và với yêu cầu là những người nhận được chuyển khoản phải
cho con cái đi học, chương trình này nhằm mục tiêu làm giảm tình trạng nghèo
đói trong tương lại bằng cách nâng cao trình độ học vấn trong số các trẻ nghèo
hiện tại. Do vậy cần có hai phần thơng tin để đánh giá tác động. Thứ nhất liệu các
khoản chuyển tiền mặt có chủ yếu nhằm vào các hộ gia đình có thu nhập thấp
hay khơng? Và thứ hai, chương trình này làm tăng tỷ lệ nhập học lên bao nhiêu?
+ Đánh giá các nguồn dữ liệu

Để đánh giá sự tác động người nghiên cứu phải có các nguồn thơng tin
chính:
- Nguồn thứ nhất là dựa trên phỏng vấn với những người thực hiện
Chương trình.
- Nguồn thứ hai là điều tra hộ gia đình cịn gọi là (điều tra và so sánh mức
của các hộ gia đình trước khi thực hiện Chương trình và sau khi thực hiện
Chương trình...). Đây là phương pháp cơ bản trong đánh giá, thực chất là xem xét
những lợi ích mà chương trình đã tạo ra sau khi thực hiện và trước khi có chương
trình. Khi áp dụng phương pháp này, cần ghi rõ tình hình của cộng đồng trước
khi thực hiện chương trình (khó khăn, kết quả sản xuất, tình hình kinh tế, thu
nhập, tình hình xã hội sự nghèo đói....). Đồng thời phải xác định những tình hình
sau khi có chương trình ở các lĩnh vực tương ứng. Ngồi ra cịn phải biết những

8


thay đổi của cộng đồng, do tác động của sự phát triển chung tồn xã hội (Judy
L.Baker, 2002).
2.1.2. Chương trình 135
Ngày 31/7/1998, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 135/1998/ QĐTTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó
khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa (gọi tắt là
chương trình 135). Chương trình là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
đối với đồng bào các dân tộc, đầu tư tập trung nhằm phát triển kinh tế - xã hội
tổng hợp các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
2.1.2.1. Mục tiêu tổng quát của chương trình
Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở
các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa
nông thơn các vùng này thốt khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, chậm hoà nhập
vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an tồn xã hội, an
ninh quốc phịng.

2.1.2.2. Lập kế hoạch
Để có thể xác định được các hộ đồng bào là đối tượng thuộc diện hỗ trợ
của Chương trình 135, đồng thời xác định nhu cầu vốn và các nguồn lực hỗ trợ,
các địa phương sẽ công bố công khai các tiêu chuẩn và tiến hành bình xét cơng
khai, dân chủ, thơng qua các tổ chức đoàn thể và dưới sự giám sát của tồn thể
nhân dân. Việc bình xét được tiến hành tuần tự từ cấp thôn, bản, được ủy ban
nhân dân xã xem xét hợp trình ủy ban dân huyện kiểm tra tổng hợp trình ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định.
Dựa trên số hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng hỗ trợ đã được
bình xét, số thơn bản thuộc đối tượng được hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng đã
được cấp có thẩm quyền quyết định, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối
hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện ở địa
phương và dự tốn ngân sách đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ theo từng
chính sách. Trong đó sẽ xác định rõ các nguồn vốn thực hiện: nguồn vốn hỗ trợ
từ ngân sách trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương, và các nguồn vốn
huy động khác. Dự tốn kinh phí này được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch tổ
chức địa phương, đảm bảo tính khả thi và trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Căn cứ
kết quả bình xét các hộ của các huyện và dự tốn kinh phí do Sở Tài chính, Sở

9


Kế hoạch và đầu tư báo cáo, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tổng hợp, phê duyệt đề án
và dự tốn nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư,
Bộ Tài chính, Ủy ban dân tộc để tổng hợp trình Chính phủ, trình Quốc hội
quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chính
sách quy định tại Quyết định 135.
Như vậy, trong công tác xây dựng và lập kế hoạch triển khai thực hiện
chính sách, cấp huyện có nhiệm vụ tập hợp kiểm tra, tổng hợp các kết quả bình
chọn ở các xã để trình UBND tỉnh phê duyệt đề án.

2.1.2.3. Tổ chức thực hiện
a. Đối với các bộ ngành liên quan
+ Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực chương trình, có nhiệm vụ:
Giúp Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện chương trình và chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành, các địa phương quản lý chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và
các dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn;
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế
và đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng và hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng
cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Nghiên
cứu đề xuất các hình thức ghi cơng, biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá
nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chương trình.
Chủ trì phối hợp với các bộ liên quan và các địa phương xác định cụ thể
danh sách các xã, thơn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư chương trình trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định; phối hợp các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương
hàng năm rà soát, xác định các xã, thơn hồn thành mục tiêu ra khỏi diện đầu tư
chương trình từ năm 2008.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ
chế quản lý thực hiện chương trình này theo nguyên tắc: phân cấp quản lý cho cơ
sở, đơn giản về thủ tục nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ.
Xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai chương trình và kế hoạch thực
hiện hàng năm; hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai chương trình. Tổ
chức kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình ở các địa phương. Định kỳ 6
tháng và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện chương trình, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.

10


Chủ trì, phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các bộ, địa phương thực
hiện các dự án của chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính tổng

hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Bộ Kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ:
Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn ngân sách Trung ương cho các dự
án của chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của chương trình theo
thẩm quyền. Phối hợp với Ủy ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của
chương trình cho các bộ, địa phương.
+ Bộ Tài chính có nhiệm vụ:
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư bố trí nguồn vốn ngân sách Trung
ương cho các dự án của chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của
chương trình theo thẩm quyền. Vốn thực hiện chương trình được ghi thành một
khoản mục riêng trong kế hoạch hàng năm của địa phương do địa phương quản
lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng và đúng kế hoạch.
Phối hợp với Ủy ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của chương trình
cho các bộ, địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan hướng dẫn cơ chế tài chính thực
hiện chương trình.
+ Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có nhiệm vụ:
Theo dõi, chỉ đạo các địa phương về: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất (thủy lợi
rừng...).
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc hướng dẫn địa phương thực hiện dự
án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản
xuất của đồng bào các dân tộc trên địa bàn các xã thuộc chương trình.
+ Bộ Giao thơng vận tải có nhiệm vụ:
Thực hiện hồn thành 100% xã có đường ơ đến trung tâm xã. Chỉ đạo các
địa phương quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng nâng cấp
đường giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển.
b. Đối với cấp tỉnh
+ Ban Dân tộc tỉnh:
Là cơ quan thường trực BCĐ thực hiện Chương trình cấp tỉnh, chủ trì,

phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý chương

11


trình; Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, hướng dẫn UBND các
huyện lập kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm, tổng hợp xây dựng kế hoạch vốn
thực hiện từng năm và cả giai đoạn trên địa bàn tỉnh; Xây dựng kế hoạch vốn
thực hiện các dự án, chính sách của Chương trình 135 các huyện gửi Sở Kế
hoạch đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, thành viên BCĐ các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm
nghèo của tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng
hợp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hàng quý, hàng
năm, giữa kỳ và kết thúc Chương trình theo quy định; tham mưu, đề xuất cho
UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình; tham mưu
giúp UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo theo quy
định của tỉnh và Ủy ban Dân tộc; Tham mưu cho UBND tỉnh xử lý những vấn đề
chuyển tiếp đảm bảo nguyên tắc khi thực hiện theo hướng dẫn mới, không làm
gián đoạn hoặc chậm tiến độ thực hiện Chương trình; Thực hiện các nội dung
khác của Chương trình 135 theo nhiệm vụ UBND tỉnh giao.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ phát
triển sản xuất trên địa bàn các xã, xóm thuộc Chương trình 135 và chỉ đạo điểm ở
một số xã, thôn bản để rút kinh nghiệm và nhân rộng mơ hình; Hướng dẫn các
huyện lập kế hoạch, tổng hợp nhu cầu đầu tư, kiểm tra giám sát thực hiện quý, 01
năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án hỗ trợ PTSX trên địa bàn tỉnh gửi
Ban Dân tộc để tổng hợp.
+ Sở Kế hoạch và đầu tư:
Phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí
nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huy động nguồn vốn từ các

tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các dự án của Chương trình; Phối hợp với Ban Dân
tộc hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và hằng năm; tổng
hợp kế hoạch vốn thực hiện dài hạn và hằng năm trên địa bàn tỉnh báo cáo
UBND tỉnh.
+ Sở Tài chính:
Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết tốn các nguồn vốn của
Chương trình trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành; thực hiện khảo sát, rà
soát giá cả của mặt hàng trên thị trường để đưa ra thơng báo giá khi có tờ trình
duyệt giá của các đơn vị thực hiện Chương trình 135.

12


+ Kho bạc Nhà nước tỉnh:
Hướng dẫn việc quản lý, trình tự, thủ tục tạm ứng, thanh tốn vốn. Chỉ
đạo hệ thống Kho bạc Nhà nước cấp huyện phối hợp, cung cấp số liệu giải ngân
các chương trình, dự án theo yêu cầu của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo
Chương trình 135.
+ Các sở, ban, ngành liên quan: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở
Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,...
Có văn bản hướng dẫn về lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý; kiểm tra
giám sát chất lượng cơng trình, quy hoạch, các chế độ, chính sách để cấp huyện
và cấp xã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
+ Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo:
Phối hợp với các cơ quan liên quan, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể,
tổ chức xã hội hướng dẫn huyện, xã triển khai nội dung Chương trình; tổ chức
lồng ghép các chương trình, dự án do ngành quản lý với nội dung Chương trình
135; vận động các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia
thực hiện Chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
+ Các cơ quan thông tin đại chúng ở tỉnh và huyện:

Có nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an tồn khu, các thơn, bản đặc biệt khó khăn để tồn xã hội cùng tham gia
hưởng ứng thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình.
c. Đối với cấp huyện
Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương
trình trên địa bàn huyện theo kế hoạch, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, chống
thất thoát và tiêu cực. Chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả
nội dung Chương trình 135 trên địa bàn.
Hướng dẫn các xã lập kế hoạch đầu tư, căn cứ danh mục cơng trình trong
quy hoạch, UBND huyện quyết định đầu tư và báo cáo với UBND tỉnh, Ban Dân
tộc, Sở Kế hoạch - Đầu tư.
Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm và cả
giai đoạn, kế hoạch dự tốn kinh phí tổng thể và hàng năm báo cáo UBND tỉnh,
Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính.
Tổ chức huy động các nguồn lực, vận động đồng bào các dân tộc tích cực

13


×