Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học một số mẫu giống đậu tương phục vụ cho công tác chọn tạo giống chất lượng tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.79 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ CHINH

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC MỘT SỐ MẪU
GIỐNG ĐẬU TƯƠNG PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC
CHỌN TẠO GIỐNG CHẤT LƯỢNG TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học Cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Tuyết Châm
TS. Quách Ngọc Truyền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực
và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chinh

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực tập, để hồn thành đề tài này ngồi sự nỗ lực của bản thân,
tơi đã nhận được sự chỉ đạo tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa cùng quý thầy cô
trong khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp đỡ và có những góp ý q báu, kịp thời cho
tơi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.Lê Thị Tuyết Châm - Bộ
môn Di Truyền Mẫu giống - Khoa Nông Học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tiếp theo, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến thầy giáo TS. Quách Ngọc
Truyền - Bộ môn Sinh lý sinh hóa và chất lượng nơng sản, Viện cây lương thực và cây
thực phẩm, Thanh Trì - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trinh thực hiện và hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cám ơn ngài Jeong-Dong Lee - Trường Đại học
Kyungpook Hàn Quốc, đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hồn thành
luận văn tốt nghiệp
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo các anh chị của Viện Nghiên cứu và
Phát triển Cây trồng đã hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần
cho tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn giúp
đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suất thời gian thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chinh

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... vii
Danh mục bảng ......................................................................................................... viii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi
Thesis Abstract ........................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................. ............1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1


1.2.

Mục đích yêu cầu ..............................................................................................2

1.2.1. Mục đích ...........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................................2
1.3.

Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3

1.4.

Ý nghĩa khoa học thực tiễn ................................................................................3

1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.4.2 . Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Nguồn gốc .........................................................................................................4

2.2.

Giá trị của đậu tượng .........................................................................................4

2.2.1. Giá trị về mặt công nghiệp ...............................................................................4
2.2.2. Giá trị về mặt nông nghiệp ...............................................................................4
2.2.3. Giá trị về dinh dưỡng của hạt đậu tương ..........................................................5
2.2.4. Axit béo trong đậu tương ...................................................................................5

2.3.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới ..................................8

2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới .........................................................8
2.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới. ....................................................12
2.4.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam .........................................15

iii


2.4.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở việt nam .........................................................15
2.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam ...................................................19
2.4.3. Một số nghiên cứu về chất lượng đậu tương ở Việt Nam .................................21
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................23
3.1.

Địa điểm và thời gian ......................................................................................23

3.1.1. Địa điểm .........................................................................................................23
3.1.2. Thời gian.........................................................................................................23
3.2.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .....................................................................23

3.2.1. Thí nghiệm 1 ...................................................................................................23
3.2.2. Thí nghiệm 2 ...................................................................................................23
3.2.3. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................23

3.2.4. Nội dung nghiêm cứu ......................................................................................24
3.3.

Phương pháp thí nghiệm..................................................................................24

3.3.1. Thí nghiệm 1 ...................................................................................................24
3.3.2. Thí nghiệm 2 ...................................................................................................24
3.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm .....................................................25
3.4.

Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................26

3.4.1. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ..........................................................................26
3.4.2. Chỉ tiêu hình thái ..............................................................................................27
3.4.3. Các chỉ tiêu sinh lý ...........................................................................................27
3.4.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh ..........................................................................27
3.4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................28
3.4.6. Chỉ tiêu chất lượng ............................................................................................28
3.5.

Xử lý số liệu ....................................................................................................30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................31
4.1.

Đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu trong
vụ Xuân và Thu Đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội ....................................31

4.1.1. Đặc điểm thân, lá của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu trong vụ
Xuân và Thu đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội ..........................................31

4.1.2. Đặc điểm hoa, quả và hạt của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu trong
vụ Xuân và Thu đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội .....................................34

iv


4.2.

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đậu tương
trong điều kiện 2 vụ Xuân và Thu Đông năm 2015 tại Gia Lâm Hà nội ...........36

4.2.1. Giai đoạn từ gieo đến nảy mầm .......................................................................36
4.2.2. Giai đoạn từ khi mọc đến ra hoa.......................................................................38
4.2.3. Giai đoạn từ ra hoa đến kết thúc ra hoa. ...........................................................39
4.2.4. Giai đoạn kết thúc ra hoa đến chín ...................................................................40
4.2.5. Tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống trong 2 vụ
Xuân và Thu đông tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2015 ..........................................41
4.3.

Sự hình thành và phát triển nốt sần của các mẫu giống đậu tương nghiên
cứu trong vụ Xuân và vụ Thu Đông tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2015. ..............41

4.4.

Một số chỉ tiêu sinh lý của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu trong vụ
Xuân và Thu Đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội .........................................44

4.4.1. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá .....................................................................44
4.4.2. Chỉ số diệp lục ................................................................................................46
4.4.3. Khả năng tích lũy chất khơ của một số mẫu giống đậu tương nghiên cứu

trong vụ Xuân và Thu đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội. ..........................48
4.5.

Khả năng chống chịu của các mẫu giống đậu tương thí nghiệm vụ Xuân
và thu đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội .....................................................51

4.5.1. Khả năng chống đổ của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu trong vụ
Xuân và vụ Thu Đông tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2015....................................51
4.5.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các mẫu giống đậu
tương nghiên cứu trong vụ Xuân và Thu Đông tại Gia Lâm, Hà Nội năm
2015. ...............................................................................................................53
4.6.

Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống đậu tương
nghiên cứu trong vụ Xuân năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội...............................55

4.6.1. Yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu
trong vụ Xuân năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội .................................................55
4.6.2. Năng suất của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu trong vụ Xuân và Thu
Đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội .............................................................64
4.7.

Đánh giá hàm lượng protein và lipid của các mẫu giống đậu tương nghiên
cứu trong vụ Xuân và Thu Đông 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội ............................68

4.8.

Đánh giá hàm lượng axit béo của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu
trong vụ Thu Đông 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội .................................................70


v


4.9.

Một số mẫu giống triển vọng trong hai vụ Xuân và Thu đông năm 2015 .........73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................75
5.1. Kết luận ................................................................................................................75
5.2. Kiến nghị ..............................................................................................................76
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................77

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNNPTNT

: Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

CNSH

: Công nghệ sinh học

Cs


: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture organization

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

NIR

: Near-Infrared-re

ALA

: Alpha-linolenic acid

TT

: Trung tâm

TV

: Cộng tác viên


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới từ 2003 đến 2013 ..........8

Bảng 2.2.

Sản xuất đậu tương của một số nước trên thế giới trong ba năm
2011-2013 .................................................................................................9

Bảng 2.3.

Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam .........................16

Bảng 2.4.

Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam từ 2013- 2016 ......17

Bảng 4.1.

Đặc điểm hình thái của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu trong
vụ Xuân và Thu đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội ..............................33

Bảng 4.2:

Đặc điểm màu sắc hoa, quả hạt của các dịng, mẫu giống trong thí

nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội .......................35

Bảng 4.3.

Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của các mẫu giống đậu
tương nghiên cứu trong vụ Xuân và Thu đông năm 2015 tại Gia
Lâm, Hà Nội ............................................................................................37

Bảng 4.4.

Số lượng và khối lượng nốt sần của các mẫu giống đậu tương nghiên
cứu trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội. ............43

Bảng 4.5.

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các mẫu giống đậu tương nghiên
cứu trong vụ Xuân và Thu đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội..................45

Bảng 4.6.

Chỉ số diệp lục của các mẫu giống nghiên cứu trong vụ Xuân và Thu
Đông tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2015 .......................................................47

Bảng 4.7.

Khả năng tích lũy chất khơ tỷ lệ thân lá/rễ của các mẫu giống đậu
tương nghiên cứu trong vụ Xuân và Thu đông năm 2015 tại Gia
Lâm, Hà Nội ............................................................................................49

Bảng 4.9.


Một số yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống đậu tương nghiên
cứu trong vụ Xuân và Thu đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội..................56

Bảng 4.10. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống đậu tương nghiên
cứu trong vụ Xuân và Thu đôngnăm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội..................61
Bảng 4.11. Năng suất của các mẫu giống đậu tương nghiên cứu trong vụ Xuân
và Thu đông 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội ...................................................65
Bảng 4.12. Hàm lượng Protein và Lipit tổng số của các mẫu giống đậu tương
nghiên cứu trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội ......68
Bảng 4.13. Đánh giá hàm lượng axit béo của các mẫu giống đậu tương nghiên
cứu trong vụ Thu đông 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội ..................................71
Bảng 4.14. Một số mẫu giống triển vọng Vụ Xuân và Thu đông năm 2015................73

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Biểu đồ diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới từ
2003 đến 2013 ...........................................................................................8

Hình 2.2.

Biểu đồ diện tích, năng suất, sản lượng đậu tươngcủa Việt Nam
2012- 2016 ..............................................................................................17

Hình 2.3.


Sản lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương của Việt Nam giai đoạn
2010-2014. ..............................................................................................18

Hình 3.1.

Sơ đồ hoạt động của máy sử dụng quang phổ NIR...................................31

Hình 3.2.

Sơ đồ hệ thống sắc ký khí ........................................................................30

Hình 4.1.

Tổng thời gian sinh trưởng của các mẫu giống đậu tương vụ Xn,
Thu đơng .................................................................................................41

Hình 4.2.

Khả năng tích lũy chất khơ của mẫu giống đậu tương vụ Xuân và
Thu đông năm 2015 tại Gia lâm, Hà Nội. ................................................50

Hình 4..3.

Chiều cao cây cuối cùng của một số mẫu giống đậu tương 2 vụ
Xuân, Thu đơng năm 2015 ......................................................................57

Hình 4.4.

Năng suất thực thu của 2 vụ Xn, Thu đơng năm 2015 ..........................66


Hình 4.5.

Biểu đồ hàm lượng Protein và Lipit tổng số của một số mẫu giống
đậu tương nghiên cứu trong vụ Xuân và Thu đơng năm 2015 tại Gia
Lâm, Hà Nội ...........................................................................................69

Hình 4.6.

Biểu đồ hàm lượng axit béo của 2 mẫu giống AK03/DT96, mẫu
giống Nhật 12-1 ......................................................................................72

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Chinh
Tên Luận văn: Đánh giá đặc điểm nông sinh học một số mẫu giống đậu tương phục vụ
cho công tác chọn tạo giống chất lượng tại Gia Lâm – Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học một số mẫu giống đậu tương trong vụ Xuân và
Thu Đông năm 2015 tại Gia Lâm – Hà Nội, xác định được hàm lượng protein tổng số,
lipit tổng số và hàm lượng axit béo có trong đậu tương từ đó xác định được các mẫu
giống có năng suất cao, phẩm chất và chất lượng tốt.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:

Thí nghiệm 1
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học một số mẫu giống đậu tương, xác định
hàm lượng protein tổng số, lipit tổng số và hàm lượng axit béo phục vụ cho công tác chọn
tạo giống chất lượng trong vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội.
Thí nghiệm 2
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học một số mẫu giống đậu tương xác định
hàm lượng protein tổng số, lipit tổng số và hàm lượng axit béo phục vụ cho công tác
chọn tạo giống chất lượng trong vụ Thu Đông 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội.
Vật liệu nghiên cứu: Thí nghiệm gồm19 mẫu giống đậu tương địa phương được
Trung tâm Tài nguyên Di truyền thực vật cung cấp và giống đối chứng DT96.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố với 2 lần lặp lại
Các số liệu, kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel 2007, chương
trình IRRISTAT 5.0 và xác định định hàm lượng protein tổng số và lipit tổng số bằng
phương pháp phân tích sử dụng quang phổ Near-Infrared-red (NIR) có bước sóng từ
720 -2500nm , xác định hàm lượng axit béo bằng phương pháp sắc ký khí( Jong- Hyun
Chae 2015).
3. Kết quả chính và kết luận
Qua 2 vụ đều cho thấy hàm lượng protein và lipid có mối tương quan nghịch.
Hàm lượng protein càng cao thì hàm lượng lipid càng thấp và ngược lại. Kết quả phân

x


tích từ 20 mẫu giống nghiên cứu cho thấy chỉ có duy nhất 1 mẫu giống có hàm lượng
axit Stearic vượt trội hẳn so với các mẫu giống khác là mẫu giống AK03/DT96 (
11.81%) đây cũng là hàm lượng axit Stearic mà các nhà chọn tạo mẫu giống đang tìm
kiếm. Do đó, có thể sử dụng vật liệu này trực tiếp cho sản xuất đậu tương giàu Stearic
hoặc sử dụng để làm vật liệu cho chọn tạo mẫu giống. Ngoài ra vật liệu có thể sử dụng
cho các nghiên cứu chức năng gen tìm ra các gen quy định tính trạng giàu Stearic. Kết

quả nghiên cứu này là cơ sở giúp đánh giá và tìm kiếm ra những mẫu giống có năng
suất cao chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất cũng như các nghiên cứu chọn mẫu giống
tiếp theo.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Chinh
Thesis title: Evaluation of agronomical characteristics of soybean accession for the
quality improvement in Gia Lam - Hanoi.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives: Evaluation of agronomical characteristics of soybean
collection was conducted in Spring and Autumn Winter 2015 at Gia Lam - Hanoi. The
objective of this study was assessment of productivity and quality including total
protein, total lipid and fatty acid content in soybean accessions.
2. Materials and Methods
Experiment 1:
Evaluation of agronomical characteristics of soybean collection was conducted in
Spring 2015 at Gia Lam - Hanoi, assessment of productivity and quality including total
protein, total lipid and fatty acid content in soybean accessions.
Experiment 2:
Evaluation of agronomical characteristics of soybean collection was conducted in
Autumn Winter 2015 at Gia Lam - Hanoi, assessment of productivity and quality
including total protein, total lipid and fatty acid content in soybean accessions.
Materials research: Twenty soybean accessions and one check cultivar - DT96 was

provided Plant Genetic Resources Center.
Data & result of experiments were processed by Excel 2007, IRRISTAT 5.0
program and total protein,and total lipid in soybean accessions were determined method
Near-Infrared-red (NIR), fatty acid conent was determined chromatography ( JongHyun Chae 2015).
3. Main findings and conclusions
The results showed that the planting season and external conditions affected the
productivity and the content of the protein, lipid and fatty acid in soybean seeds. The
content of protein and lipid have negative correlation. The higher protein is, the lower
lipid is and vice versa. Fatty acid profiles, including ALA and Stearic concentration,
were measured from 10 randomly selected seeds from each genotype by
chromatography. Only one accession had the highest Steraic acid concentration is
AK03/DT96( 11.81%). It can be used to produce Stearic rich soybean or as genetic
material for soybean quality improvement.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây
thuộc họ Đậu (Fabaceae) và là lồi bản địa của Đơng Á. Hạt đậu tương rất giàu
protein, lipit và chất khoáng cần thiết khác, do vậy chúng được trồng để ép dầu
làm thức ăn cho người và gia súc…
Hạt đậu tương chứa hàm lượng protein, lipit và các khoáng chất thiết yếu
cao. Trong hạt đậu tương có các thành phần hố học sau protein (40%), lipid (1225%), glucid (10-15%); có các muối khống Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các
vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose. Đậu tương là một
trong những cây trồng hạt dầu chính trên thế giới và đại diện 56,0% của sản xuất
hạt mẫu giống dầu thực vật của thế giới trong năm 2013 (SoyStats 2014,
www.soystats.com). Dầu đậu tương thông thường bao gồm 120 g /kg acid
palmitic, 40 g /kg acid stearic, 230 g /kg acid oleic, acid linoleic 530 g /kg, và 80

g /kg acid linolenic (Wilson, 2004).
Thêm vào đó, cây đậu tương là cây thực phẩm dễ canh tác. Sản phẩm từ
cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến
thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu
nành,... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như
gia súc. (Riaz, Mian N, (2006). Dầu đậu tương cũng được sử dụng trong công
nghiệp như làm si, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo... (Đoàn Thị
Thanh Nhàn và cs., 1996).
Ngoài ra, trồng cây đậu tương cịn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất
các cây trồng khác. Điều này có được là do hoạt động cố định N2 của loài vi
khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu. Do đó, cây đậu tương đóng vai
trị quan trọng trong cơ cấu cây trồng và trong công thức luân canh, xen canh với
các loại cây trồng khác (Ngô Thế Dân và cs, 1999).Các nghiên cứu cho thấy, sau
mỗt vụ trồng đậu tương đã cố định và bổ sung vào đất từ 60 - 80 kg N/ha, tương
đương 300 - 400 kg đạm Sulphát (Chu Văn Tiệp, 1981) .
Do những giá trị to lớn mà đậu tương mang lại, ngày nay đậu tương được
cả thế giới chú trọng và phát triển. Tuy nhiên thực tiễn ở Việt Nam không được
như mong đợi khi diện tích, năng suất và sản lượng đều giảm, chất lượng chưa
cao. Lý do chính vẫn là khơng có đủ mẫu giống tốt cho sản xuất, đồng thời chế

1


độ thâm canh còn thấp, chưa áp dụng được những biện pháp kĩ thuật làm tăng
năng suất; mặt khác tập hợp mẫu giống địa phương bị lẫn tạp, thối hóa nghiêm
trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng. Vì vậy việc thu thập và đánh
giá vật liệu di truyền là một bước cơ bản trong mọi chương trình cải tiến cây trồng.
Trong công tác cải tiến cây trồng, năng suất và chất lượng của mẫu giống cây trồng là
các đặc điểm phức tạp được điều khiển bởi nhiều gen và cũng chịu tác động của môi
trường. Do vậy đánh giá năng suất và chất lượng vật liệu di truyền đậu tương là cần

thiết phục vụ cho chọn tạo mẫu giống . Trong nghiên cứu để chọn ra các mẫu giống
đậu tương mới, đánh giá đặc điểm nông sinh học là một bước không thể thiếu
nhằm chọn ra những mẫu giống tốt, những mẫu giống triển vọng, phù hợp với
nhu cầu sản xuất của địa phương.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Đánh giá đặc điểm nông sinh học một số mẫu giống đậu tương phục vụ
cho công tác chọn tạo giống chất lượng tại Gia Lâm – Hà Nội ”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
1.2.1. Mục đích
-Nghiên cứu một số đặc điểm nơng sinh học các mẫu giống đậu tương để
tìm ra các đặc tính tốt,phục vụ cho cơng tác chọn mẫu giống đậu tương chất
lượng.
- Đánh giá năng suất,hàm lượng protein, lipit và một số axit béo trong đậu
tương một số dòng, mẫu giống đậu tương trong vụ Xuân và Thu Đông năm
2015 tại Gia Lâm, Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các dịng, mẫu giống đậu tương
trong vụ Xn và Thu Đơng năm 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng, mẫu giống đậu
tương trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Đánh giá khả năng chống chịu và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các
dòng, mẫu giống đậu tương trên đồng ruộng trong vụ Xuân và Thu Đông năm
2015 tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Đánh giá được chất lượng protein, lipit và các axit béo có trong đậu tương
của các dịng, mẫu giống đậu tương trên đồng ruộng trong vụ Xuân và Thu Đông
năm 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội.

2



- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, mẫu
giống đậu tương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm gồm 19 mẫu giống đậu tương địa phương được Trung tâm Tài
nguyên Di truyền thực vật cung cấp và 1 mẫu giống đối chứng DT96.
Thí nghiệm được tiến hành trong 2 vụ Xuân và vụ Thu đơng năm 2015, tại
khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nơng học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ xung các dẫn liệu cơ bản trong nghiên cứu về đặc điểm nơng sinh học
để tìm ra mẫu giống đậu tương chất lượng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần hồn thiện quy
trình chọn tạo mẫu giống đậu tượng cho năng suất và chất lượng tốt.
Sử dụng làm tài liệu trong nghiên cứu, giảng dạy và trong chỉ đạo sản xuất
cây đâu tương chất lượng.
1.4.2 . Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được những mẫu giống đậu tương có hàm lượng protein, lipit và
axit béo cao góp phần mở rộng diện tích trồng , nâng cao năng suất, chất lượng
và tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất đậu tương.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC
Cây đậu tương với tên gọi khoa học Glycine max (L) Merrill, là một trong
những cây trồng có lịch sử lâu đời nhất của loài người. Dựa trên tài liệu cổ của
Trung Quốc về sự phân bố địa lý của các loài hoang dại, sự đa dạng di truyền của
các mẫu giống đậu tương và các bằng chứng khảo cổ chỉ ra rằng Trung Quốc là
trung tâm khởi nguyên và đa dạng di truyền của đậu tương trồng trọt (Zhuang,

1999). Đậu tương trồng được thuần hóa từ lồi hoang dại (Glycine ussuriensis)
tại miền đông châu Á (Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản, vùng sông Dương tử và
các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc). Dựa vào sự đa dạng về hình thái, Fukuda
(1933); Vavilop (1951); Hymowitz (1970) và về sau nhiều nhà khoa học khác
cũng đã thống nhất rằng, đậu tương có nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung Quốc)
vào khoảng thế kỉ thứ 11 trước Công nguyên. Từ Trung Quốc, đậu tương đã lan
dần khắp thế giới (Ying-Hui Li et al., 2010).
Ở Việt Nam đậu tương trồng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc, miền Bắc
nước ta từ thế kỉ 13 (Lê Quý Đôn đã ghi chép lại trong sách “Vân đài loại ngữ”)..
2.2 . GIÁ TRỊ CỦA ĐẬU TƯƠNG
2.2.1 . Giá trị về mặt cơng nghiệp
Khơng chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng, đậu tương là nguyên liệu cho
nhiều ngành công nghiệp khác như: Chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà
phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng
không, nhưng chủ yếu vẫn là dùng để ép dầu. Hiện nay trên thế giới dầu đậu
tương chiếm 50% tổng lượng dầu thực vật. Chúng có đặc điểm như là:Khô
chậm, ngưng tụ ở nhiệt độ -15 đến -18oC, chỉ số iốt cao: 120 – 127. Từ dầu này
người ta có thể sản xuất các sản phẩm cơng nghiệp khác như: Nến, xà phịng, ni
lơng v.v...
2.2.2 . Giá trị về mặt nông nghiệp
Làm thức ăn cho gia súc: Đậu tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc
bởi vì tồn cây đậu tương có hàm lượng đạm khá cao. Các sản phẩm phụ như
thân lá tươi, hoặc nghiền nhỏ đều có thể dùng làm thức ăn cho gia súc. Ngay
như khô dầu- sản phẩm phi công nghiệp cũng có thành phần dinh dưỡng khá
cao: 6,2% N, 0,7% P2O5, 2,4% K2O, vì thế làm thức ăn cho gia súc rất tốt
(Ngô Thế Dân và cs., 1999).

4



Cải tạo đất: Đậu tương là cây luân canh cải tạo đất tốt vì với 1 ha trồng
đậu tương nếu sinh trưởng, phát triển tốt sẽ để lại trong đất từ 30-60 kg N
(Phạm Gia Thiều, 2000). Thân lá đậu tương dùng bón ruộng hay thay phân hữu
cơ rất tốt bởi hàm lượng N trong thân chiếm 0,05%, trong lá chiếm 0,19%
(Nguyễn Danh Đơng, 1982) vì vậy có thể giảm chi phí về phân bón N. Dùng
đậu tương để phủ, trống xói mịn ở vùng đồi núi.
2.2.3. Giá trị về dinh dưỡng của hạt đậu tương
(Hàm lượng Protein và lipit)
Giá trị chất lượng của cây đậu tương được quyết định bởi các thành phần
chứa trong hạt đậu tương, gồm có: Protein, lipit, hyđratcacbon và các chất
khống, trong đó protein và lipit là hai thành phần quan trọng nhất. Protein chiếm
khoảng 40 - 50% và lipit biến động từ 12 - 24% tùy theo mẫu giống và điều kiện
khí hậu (Đồn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
Protein: có phẩm chất tốt nhất trong số các protein của thực vật.
- Protein của đậu tương dễ tiêu hóa hơn thịt và khơng có các thành phần

tạo thành cholesteron, khơng có các dạng axit uric…
Protein của đậu tương khơng chỉ có hàm lượng cao (hàm lượng của
protein trong gạo chỉ 6,2 - 12%; ngô: 9,8 - 13,2% thịt bò: 21%; thịt gà: 20%; cá:
17 - 20% và trứng: 13 - 14,8%) mà cịn có phẩm chất tốt nhất trong số các
protein có nguồn gốc thực vật.
Lipid
- Hạt đậu tương có chứa hàm lượng lipit cao hơn các loại đậu đỗ khác

nên được coi là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng.
- Lipit của đậu tương chứa khoảng 60-70% các axít béo chưa no có hệsố

đồng hố cao, mùi vị thơm như 52-65% axit linoleic;25-36% axit oleic và axit
linolenolic khoảng 2-3% (Ngô Thế Dân và cs., 1999). Dùng dầu đậu tương trong
khẩu phần ăn hàng ngày có thể tránh được xơ vữa động mạch.

2.2.4. Axit béo trong đậu tương
Axit béo là thành phần quan trọng trong cấu trúc màng tế bào. Những
axit béo có liên quan với tác dụng trong việc giảm các vấn đề sức khỏe khác
nhau như bệnh tim mạch, hen suyễn, dị ứng, và các yếu tố kháng khuẩn
(Simopoulos, 2002)

5


* Axit béo no, bão hòa: Axit palmitic (16: 0) và axit stearic (18:0)
- Axit palmitic(16: 0) C16H32O2 ( CH3(CH2)14COOH) là axit béo bão hòa
chiếm ưu thế trong dầu đậu tương. Nói chung hạt đậu tương thường chứa khoảng
12% axit palmitic. Bởi vì các nguy cơ sức khỏe liên quan đến việc tăng
cholesterogenic của các axit béo bão hịa, vì vậy giảm mức độ axit palmitic là
một mục tiêu cải thiện phẩm chất axit béo trong đậu tương.
- Axit stearic (18: 0) CH3 (CH2) 16CO2H trong đậu tương khoảng 4%
được ưa thích bởi vì khơng mẫu giống như các axit palmitic, axit stearic (18: 0)
đã được chứng minh là trung tính trong việc nâng cao cholesterol huyết thanh
máu (Yadav, 1996). Axit stearic khơng bị oxi hóa bởi yếu tố mơi trường, được sử
dụng chủ yếu trong sản xuất chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm như dầu gội và sản
phẩm kem cạo râu. Axit stearic được sử dụng để sản xuất bổ sung vào chế độ ăn
uống. Trong pháo hoa , axit stearic thường được sử dụng để phủ bột kim loại như
nhôm và sắt. Điều này ngăn cản quá trình oxy hóa , cho phép tác phẩm được lưu
trữ trong một khoảng thời gian dài….
Hiện nay tại Mỹ đang triển khai chương trình tạo mẫu giống đậu tương
nâng cao hàm lượng stearic.
* Axit béo khơng no, khơng bão hịà: axit oleic(18: 1), axit linolenic
(18: 2), axit linolenic (18: 3)
- Vị trí nối đơi của C=C trong chuỗi cacbon của các axit béo khơng bão
hịa tạo nên sự khác biệt lớn trong việc cơ thể con người chuyển hóa chúng. Nếu

nối đôi đầu tiên cách 3 cacbon so với đầu Methyl gọi là Omega 3, cách 6 cacbon
gọi là Omega 6 , cách 9 cacbon là Omega 9
- Axít oleic(18:1). n-9 CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH. Là một axit có
nối đơi Omega 9. Trong đậu tương thường chứa khoảng 23% axit oleic (18: 1) là
một trong những axit quan trọng trong đậu tương
Axit oleic là một trong những axit tăng lợi ích về mặt sức khỏe và tăng độ
ổn định oxy hóa. Nó có tác dụng làm giảm cholesterol, xơ cứng động mạch và
bệnh tim (Grundy1986; Wardlaw và Snook năm 1990; Chang và Huang 1998).
Những nhà nghiên cứu Halver và các đồng nghiệp cho rằng axits oleic có thể
kết hợp vào trong màng tế bào mạch máu có thể nhận được tín hiệu giảm huyết áp
Hàm lượng axit oleic cao còn làm tăng độ ổn định oxy hóa, sử dụng dầu
trong dược phẩm, mỹ phẩm,và các sản phẩm công nghiệp như dầu nhờn và dầu
diesel sinh học.

6


Axit oleic có thể bị biến tính khi thực phẩm được chiên, xào giịn, nướng.
- Axit linoleic

Dầu đậu tương có chứa một nồng độ cao axit linoleic (18: 2) (Omega 6) và
axit linoleic (18: 3)(Omega 3)
Linoleic acid (18: 2)n-6 CH3(CH2)4CH=CH2CH=CH(CH2)7COOH là một
axit béo chiếm khoảng 53% trong dầu đậu tương (Wilson, 2004)
Linolenic acid n-3 CH3CH2(CH=CH-CH2)3(CH2)6COOH trong dầu đậu
tương có 8-10% axit linolenic (18: 3) (Wilson, 2004).
- Axit linoleic có những đặc điểm như sau:

Tổng hợp axits trong cơ thể
Rất tốt cho tim mạch, ngừa được chứng tim đập loạn nhịp, ngừa nghẽn

mạch vành và giúp điều hòa tim.
Làm giảm hiện tượng viêm sưng, hấp thụ vitamin E, C, tăng cường linh
hoạt của tuần hoàn hệ thống và chống tia UV.
Giảm chất béo Triglycerit và giúp ngăn không cho mỡ bám vào thành
mạch máu.
Làm tăng Cholesterol có lợi.
Giúp tăng cường các hoạt động thần kinh, trí nhớ, hoạt động của não, làm
giảm huyết áp, chống trầm cảm.
Giảm tỉ lệ ung thư về ruột.
Chống đông tụ máu và giúp ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục.
Ngừa ung thư tiền liệt tuyến.
Bảo vệ mắt khỏi chứng mù do sự phát triển bất thường của mạch máu ở
võng mạc
Những axit linoleic có một số lượng lớn các liên kết đôi mà dễ bị quá trình
oxy hóa dẫn đến giảm tuổi thọ, độ ổn định thấp, dễ bị hủy bởi ánh sáng, và nhiệt
độ cao. Dưới tác dụng của oxy, dễ bị hơi. Q trình oxy hóa của axit linolenic
với ba liên kết đơi dễ bị phá hủy dẫn tới thực phẩm nhanh ôi thiu, vì vậy axit
linoleic chỉ làm salad thự phẩm ăn nhanh vì dễ bị oxy hóa, thực phẩm khơng bảo
quản được lâu.
Vì vậy dù Axit axit linoleic là một axit béo quan trong đối với con người
nhưng trong công nghiệp sản xuất dầu nói riêng thì là 1 axit béo cần giảm bớt để
tăng độ bền ở nhiệt độ cao. Trong cơng nghiệp nói chung thì axit linoleic khơng
được sử dụng rộng dãi vì dễ bị oxi hóa và khơng bảo quản được lâu lâu

7


2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU ĐẬU TƯƠNG TRÊN
THẾ GIỚI
2.3.1 . Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

Theo thống kê của FAO (2014) sản xuất đậu tương trong những năm gần
đây trên thế giới ngày càng được mở rộng và phát triển. Diện tích, năng suất và sản
lượng đậu tương không ngừng tăng qua từng năm (Bảng 2.6 và Hình 2.1)
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới từ 2003 đến 2013
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(triệu ha)
83,64
96,60
92,56
95,35
90,16
96,46
99,33
102,80
103,80
104,92
111,27


Năng suất
( tạ/ha)
22,79
22,44
23,18
23,29
24,37
23,97
22,49
25,78
25,23
22,98
24,84

Sản lượng
(triệu tấn)
190,65
205,52
214,56
219,67
219,73
231,27
223,41
265,04
261,94
241,14
276,40
Nguồn: FAOSTAT (2014)


300
250
200
Diện tích (triệu ha)
150

Năng suất (tạ/ha)
Sản lưọng (triệu tấn)

100
50
0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hình 2.1. Biểu đồ diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới
từ 2003 đến 2013

8


Từ bảng 2.6 cho thấy từ năm 2003 đến năm 2013 diện tích, năng suất và
sản lượng đậu tương tồn cầu liên tục tăng.
Về diện tích: Diện tích trồng đậu tương tăng mạnh qua các năm. Cụ thể là
từ năm 2003 đến năm 2010, sau 7 năm phát triển thì diện tích trồng đậu tương đã
tăng 19,16 triệu ha. Thời điểm năm 2013 thì diện tích trồng đậu tương đạt 111,27
triệu ha gấp 1,33 lần so với năm 2003.
Về năng suất: Năng suất đậu tương có sự biến động qua các năm. Bảng
2.3.1.cho thấy từ 22,44 tạ/ha năm 2004 đã lên tới 25,78 tạ/ha năm 2010, tuy
nhiên vào năm 2013 thì năng suất có giảm đi một chút, chỉ cịn 24,84 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương liên tục tăng qua các năm. Năm 2003

sản lượng đậu tương chỉ đạt 190,65 triệu tấn nhưng đến năm 2013 sản lượng đã
tăng vượt trội và đạt 276,40 triệu tấn, tăng gấp 1,44 lần so với năm 2003.
Đậu tương là một trong 9 cây lấy dầu chính của thế giới. Do vậy đậu tương
được trồng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở
khu vực châu Mỹ chiếm 70,03%, tiếp đó là tại các nước ở khu vực châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ… chiếm 23,15% ( Bộ Nơng nghiệp Mỹ - USDA, 2010). Diện
tích đậu tương trên thế giới tập trung chủ yếu ở Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Argentina
và Ấn Độ. Trong đó nước Mỹ, Brazil, Argentina là những nước sản xuất đậu tương
hàng đầu trên thế giới chiếm hơn 70% diện tích đậu tương hằng năm.
Bảng 2.7. Sản xuất đậu tương của một số nước trên thế giới
trong ba năm 2011-2013
Năm
Nước

Diện tích
(triệu ha)
2011

2012

Năng suất
( tạ/ha)
2013

2011

2012

Sản lượng
(triệu tấn)

2013

2011

2012

2013

Thế giới

103,81 104,92 111,27 25,23 22,98 24,84 261,94 241,14 276,40

Mỹ

29,85

30,79

30,70

28,19 26,64 29,14

84,19

82,05

89,48

Brazil


23,97

24,97

27,86

31,21 26,36 29,32

74,81

65,84

81,70

Argentina

18,74

17,57

19,41

26,07 22,81 25,39

48,87

40,10

49,30


Trung Quốc

7,89

6,75

6,60

18,36 19,33 18,94

14,48

13,05

12,50

Ấn Độ

10,18

10,84

12,20

11,99 13,53

12,21

14,66


11,94

9,79

Nguồn: FAOSTAT (2014)

9


Qua bảng 2.7 ta có nhận xét về diện tích trồng, năng suất cũng như sản
lượng đậu tương của các nước ln có sự biến động qua các năm:
• Mỹ luôn là nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới. Năm 2013 diện tích
đậu tương của Mỹ đạt 30,70 triệu ha, chiếm 27,59% diện tích đậu tương thế giới,
sản lượng đạt 89,48 triệu tấn, chiếm 32,37% tổng sản lượng đậu tương của thế
giới. Tuy nhiên năng suất đậu tương lại giảm từ 28,19 tạ/ha năm 2011 xuống còn
26,64 tạ/ha năm 2012. Một trong những nguyên nhân khiến cho năng suất đậu
tương của Mỹ giảm là do người dân ít chú trọng đến cây đậu tương và chuyển
sang trồng ngô vì nhu cầu sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức
ăn gia súc tăng mạnh đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy vậy Mỹ vẫn là cường
quốc đứng đầu thế giới về sản xuất đậu tương. Theo thơng báo của Bộ Nơng
Nghiệp, Mỹ có 5 vùng sản xuất đậu tương chính: Vùng vành đai ngơ phía Tây,
phía Đông, Đông Nam, vùng châu thổ và bang Atlantic (Hazera và Fryar,1981).
Hiện nay diện tích trồng đậu tương ở Mỹ đứng thứ 3 sau lúa mì, ngơ và được
coi là mặt hàng có giá trị chiến lược trong xuất khẩu và thu hồi ngoại tệ. Năng
suất đậu tương của Mỹ liên tục tăng chủ yếu là do biết áp dụng đồng bộ các
biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất, trong đó yếu tố mẫu giống được chú trọng
và phát triển hơn cả.
• Brazil là cường quốc đứng thứ 2 về tổng diện tích và sản lượng đậu tương
và đang được dự báo sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2014 trở thành nước đứng đầu về
sản xuất đậu tương trên thế giới. Năm 2013, diện tích trồng chiếm 25,04% diện

tích trồng đậu tương của thế giới, sản lượng chiếm 29,56% sản lượng đậu tương
thế giới. So với Trung Quốc, diện tích gieo trồng đậu tương của Brazin lớn gấp
4,2 lần, năng suất cao gấp 1,5 lần và sản lượng cao gấp 6,5 lần theo số liệu thống
kê năm 2013. Braxin rất quan tâm tới việc sản xuất đậu tương do vậy diện tích
năng suất và sản lượng khơng ngừng được tăng lên trong 3 năm gần đây. Ngày
nay, để tăng năng suất và sản lượng đậu tương Braxin đang tiếp tục đẩy mạnh
công tác mẫu giống, sử dụng gống mới như mẫu giống chống chịu sâu bệnh, mẫu
giống chuyển gen,.., áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất
nhằm nâng cao sản lượng đậu tương hàng năm.
• Quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất đậu tương là Argentina. Tại quốc gia
này đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mì. Từ năm 1961 – 1962
chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển đậu tương nên diện tích và
sản lượng đậu tương tăng lên khá mạnh. Hiện nay có thể nói đậu tương và các

10


sản phẩm từ đậu tương là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của Argentina, với
kim ngạch đạt 21,881 tỷ USD trong năm 2013, chiếm gần 26,4 % tổng kim
ngạch xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này. Năm 2013 diện tích trồng đậu tương
tăng 0,94 (triệu ha), sản lượng tăng 0,43 (triệu tấn) so với năm 2011, nhưng năng
suất lại giảm 0,68 (tạ/ha).
• Trung Quốc là nước đứng thứ 4 trên thế giới và là nước đứng đầu châu
Á về sản xuất đậu tương, cây đậu tương ở Trung Quốc chủ yếu được trồng ở
vùng Đông Bắc (Đường Hồng Dật, 1995). Năng 2012, năng suất đậu tương ở
Trung Quốc đạt 19,33 tạ/ha và sản lượng đạt 13,05 triệu tấn. Qua bảng trên cho
thấy năng suất đậu tương của Trung Quốc còn thấp nhiều so với các nước Mỹ,
Brazil, Argentina. Tuy nhiên theo FAO (2010) mức năng suất này vẫn cao hơn
một số nước khác trong khu vực như Ấn Độ (12-13 tạ/ha), Việt Nam (13-14
tạ/ha).

• Đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất đậu tương là Ấn Độ. Ấn Độ là nước
có sự biến động nhất về tình hình sản xuất đậu tương, năm 2012 với diện tích trồng là
10,84 triệu ha nhưng sản lượng đạt 13,53 triệu tấn cao hơn so với năm 2013 mặc dù
diện tích trồng tăng lên (12,20 triệu ha). Tuy diện tích trồng đậu tương của Ấn Độ
tăng dần qua các năm từ 19,18 triệu ha năm 2011 lên đến 12,20 triệu ha năm
2013 nhưng sản lượng và năng suất lại có phần giảm sút: Sản lượng giảm từ
12,21 triệu tấn năm 2011 xuống còn 11,94 triệu tấn năm 2013, năng suất giảm
2,2 triệu ha từ năm 2011 đến năm 2013.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 101 nước trồng đậu tương nhưng
khơng phải tất cả đều cung cấp đủ nhu cầu đậu tương của nước đó, phần lớn các
nước đều phải nhập khẩu đậu tương từ bên ngoài.Châu Á cũng là khu vực có
diện tích trồng đậu tương lớn trên thế giới với diện tích 20,36 triệu ha (năm
2009) chiếm khoảng 1/5 diện tích trồng đậu tương thế giới nhưng chỉ đạt sản
lượng 27,6 triệu tấn chiếm khoảng 12,42% sản lượng đậu tương thế giới. Châu
Á là châu lục có nhiều nước sản xuất đậu tương nhất nhưng sản lượng cũng chỉ
đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu cho các nước khu vực này. Nguyên
nhân năng suất đậu tương đậu tương của châu Á thấp (chỉ bằng khoảng 60%
năng suất trung bình thế giới) do khu vực này chủ yếu là các nước nghèo, đang
phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nơng nghiệp, trình độ dân trí thấp, khả
năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế do thiếu vốn, diện
tích canh tác nhỏ lẻ, phân tán.

11


Đây chính là lý do hàng năm các nước châu Á vẫn phải nhập khẩu trên
8,00 triệu tấn hạt đậu tương; 1,5 triệu tấn dầu; 1,8 triệu tấn sữa đậu nành. Những
nước nhập khẩu nhiều: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Indonexia,
Malayxia,Việt Nam, Philippine… Trong đó nước nhập khẩu nhiều nhất trên thế
giới là Trung Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) (Rahamianna and

S.Nikkumi, 2002) Trung Quốc nhập khẩu 41,10 triệu tấn đậu tương hạt chiếm
khoảng 40,34% trên tồn thế giới, tiếp đến là Nhật Bản, Đài Loan…
Nhìn chung sản xuất đậu tương của thế giới trong những năm gần đây
phát triển rất mạnh do giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của nó mang lại. Năng
suất đậu tương tăng là do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong
công tác nghiên cứu và chọn tạo mẫu giống đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ
sinh học (CNSH) vào sản xuất. Năm 2011, diện tích cây trồng ứng dụng CNSH
trên tồn cầu đạt 140 triệu ha, trong đó đậu tương chiếm gần 60%, tập trung ở
các nước Mỹ, Argentina, Braxin, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Paraguay, Nam
Phi, Uruguay (Clive James, 2011).
2.3.2 Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chọn mẫu giống đậu tương được
các nhà khoa học trên thế giới công bố: Các nghiên cứu về phương sai di truyền,
các mơ hình tương tác, mơ hình ưu thế lai của Gates (1960), Croisant and Torrie
(1970), Baker (1978), Sokol and Baker (1977)… Nghiên cứu về hệ số di truyền
của năng suất hạt Brim et al.,(1973) cho rằng tỉ lệ dầu và đạm trong hạt đậu
tương có tương quan nghịch với nhau từ đó các ông đưa ra phương hướng chọn
mẫu giống phù hợp với mục đích sử dụng (Ngơ Thế Dân và cs, 1999). Về nguồn
gen đậu tương thì đến nay khá phong phú, được lưu trữ ở nhiều nước trên nhiều
quốc gia trong đó chủ yếu ở 15 nước: Đài Loan, Úc, Trung Quốc, Pháp, Nigeria,
Ấn Độ, Mỹ, Inđônexia, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái
Lan, Liên Xô (cũ) có khoảng 45.038 mẫu giống.
Hiện nay, trên thế giới ở những quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên
tiến, những nghiên cứu mới nhất về đậu tương đều tập trung về tích hợp hệ gen,
xác lập bản đồ di truyền qua đó tìm hiểu chức năng gen, xác định gen ứng cử
viên của từng tính trạng và sử dụng phương pháp Marker phân tử để chọn tạo
mẫu giống mới có các đặc tính mong muốn, trong đó đóng góp nhiều nhất là Mỹ
và Trung Quốc.

12



×