Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá sức sản xuất của các tổ hợp lai giữa nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đực PIDU và DUROC nuôi tại trang trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA CÁC TỔ HỢP LAI
GIỮA NÁI F1 (LANDRACE × YORKSHIRE) PHỐI VỚI
ĐỰC PIDU VÀ DUROC NUÔI TẠI TRANG TRẠI

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã ngành:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS - Đặng Thái Hải

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Hùng Cường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS - Đặng Thái Hải đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Hóa Sinh, Khoa Chăn ni - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ kĩ thuật và tồn thể anh chị em
cơng nhân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Cường

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục hình ................................................................................................................. vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstract ................................................................................................................ viii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.............................................................. 3

2.1.1.

Tính trạng số lượng ............................................................................................ 3

2.1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng .................................................. 4

2.1.3.


Hệ số di truyền ................................................................................................... 5

2.1.4.

Cơ sở của sự lai tạo giống và ưu thế lai ............................................................. 6

2.1.5.

Cơ sở sinh lý, sinh sản ở lợn nái ...................................................................... 10

2.1.6.

Quy luật tiết sữa của lợn nái và quá trình sinh trưởng con lợn con ................. 14

2.2.

Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của
lợn nái .............................................................................................................. 15

2.2.1.

Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ...................................................................... 15

2.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái.......................................... 18

2.3.


Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt và các yếu tố ảnh
hưởng ......................................................................................................................... 22

2.3.1.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt ................................... 22

2.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng ...................................................................................... 23

2.4 .

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ...................................................... 25

2.4.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nưởc .................................................................... 25

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 27

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 31

iii


3.1.


Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................... 30

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 30

3.1.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 30

3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 30

3.2.1.

Năng suất sinh sản của lợn nái ......................................................................... 30

3.2.2.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa ........................................................................ 31

3.2.3.

Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của con lai từ cai sữa đến giết
thịt .................................................................................................................... 31

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 32


3.3.1.

Theo dõi năng suất sinh sản ............................................................................. 32

3.3.2.

Theo dõi tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ................................................... 33

3.3.3.

Theo dõi khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của con lai từ cai sữa
đến giết thịt ...................................................................................................... 34

3.3.4.

Xử lý số liệu ..................................................................................................... 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 35
4.1.

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu ............... 35

4.1.1.

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu ............... 35

4.1.2.

Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu qua

các lứa đẻ ......................................................................................................... 46

4.2.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa ........................................................................ 59

4.3.

Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn giai đoạn từ cai sữa đến xuất bán ..... 60

4.3.1.

Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi..... 60

4.3.2.

Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn cởa lợn giai đoạn từ 60 ngày đến xuất bán ......... 61

Phần 5. Kết luận và đề nghị ........................................................................................ 65
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 65

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 65

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 66

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn ............................. 32

Bảng 3.2.

Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho từng loại lợn .......................................... 33

Bảng 4.1.

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối với
đực Duroc và PiDu .................................................................................... 37

Bảng 4.2.

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối đực
Duroc và PiDu lứa đẻ 1.............................................................................. 47

Bảng 4.3.

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối đực
Duroc và PiDi lứa đẻ 2 .............................................................................. 48

Bảng 4.4.

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối đực
Duroc và PiDu lứa đẻ 3.............................................................................. 49


Bảng 4.5.

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối đực
Duroc và PiDu lứa đẻ 4.............................................................................. 50

Bảng 4.6.

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối
đực Duroc và PiDu lứa đẻ 5 ....................................................................... 51

Bảng 4.7.

Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) phối đực
Duroc và PiDu lứa đẻ 6.............................................................................. 52

Bảng 4.8.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ........................................................... 59

Bảng 4.9.

Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn giai đoạn từ cai sữa ngày
đến 60 ngày ........................................................................................ 60

Bảng 4.10. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn giai đoạn từ 60 ngày đến
xuất bán ............................................................................................. 62

v



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Số con đẻ ra/ổ, số con đẻ ra sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn nái F1
(L×Y) phối với đực Duroc và PiDu ............................................................... 41
Hình 4.2. Khối lưọng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của nái F1(L×Y) khi phối
với đực Duroc và PiDu .................................................................................. 44
Hình 4.3. Số con đẻ ra/ổ của nái F1(L×Y) phối với đực Duroc và PiDu qua các
lứa .................................................................................................................. 53
Hình 4.4. Số con đẻ ra sống/ổ của lợn nái F1(L×Y) phổi với đực Duroc và PiDu
qua các lứa ..................................................................................................... 54
Hình 4.5. Số con cai sữa/ổ của lợn nái F1(L×Y) phối với Duroc và PiDu qua các lứa.......55
Hình 4.6. Khối lượng cai sữa/ổ của nái F1 (L×Y) phối với đực Duroc và PIDu
qua các lứa ..................................................................................................... 56
Hình 4.7. Khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc và PiDu
qua các lứa ..................................................................................................... 57

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hùng Cường
Tên luận văn: “Đánh giá sức sản xuất của các tổ hợp lai giữa nái F1 (Landrace ×
Yorkshire) phối với đực PiDu và Duroc nuôi tại trang trại”.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học Viên Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc và

PiDu trong điều kiện chăn nuôi trang trại, xác định năng suất sinh sản, tiêu tốn thức
ăn/kg lợn con cai sữa, năng suất sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của 2 tổ
hợp lai trên.
Phương pháp nghiên cứu
Năng suất sinh sản của nái F1(Landrace × Yorkshire) phối với đực Duroc và
PiDu được xác định căn cứ vào số liệu thu thập, kế thừa qua sổ theo dõi của trang trại.
Các chỉ tiêu sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
trọng được xác định thông qua việc theo dõi khối lượng cơ thể lợn, lượng thức ăn tiêu
thụ trong thời gian nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc, PiDu ni tại
trang trại Quốc Dũng I có kết quả tốt và tương đương nhau ở các chỉ tiêu tuổi đẻ lứa
đầu, số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ. Năng suất sinh sản của lợn
nái lai F1(L×Y) phối với đực Duroc và PiDu tăng dần từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 4, sau đó
giảm dần từ lứa đẻ 5 và 6.
Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn con cái sữa ở hai công thức lai này cho
kết quả tương đương nhau.
Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của lợn từ cai sữa đến đến 60 ngày ở hai tổ hợp
lai Duroc × F1(L×Y) và PiDu × F1(L×Y) đạt tương ứng là 400,67 g/ngày và 1,58kg thức
ăn/kg tăng trọng; 408,12 g/ngày và 1,66 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Từ 60 ngày đến giết thịt, tăng trọng của 2 tổ hợp lai đạt lần lượt là 733,97 và
741,99 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở tổ hợp lai Duroc × F1(L×Y) đạt 2,56 kg
và ở PiDu × F1(L×Y) đạt 2,49 kg.

vii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hung Cuong
Thesis title: “The evaluation of the productivity of crossbred F1 sows (Landrace ×

Yorkshire) with PiDu and Duroc boars breeding on farm”.
Major:Animal science

Code: 60 62 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The estimation of reproductive performance of F1(L×Y) sows in fertilization
with Duroc and PiDu boars in the farm conditions, feed consumption per kg of weaner
pigs, feed consumption per kg gain of the two hybrid combinations.
Methods
Reproductive performance of F1 sows (Landrace × Yorkshire) in fertilization
with Duroc and PiDu boars was determined on the basis of collected data, inheritance
from the farm logbook and monitoring data for the period research. Growth and feed
consumption per kg of weaned pigs, feed consumption per kg gain was determined by
monitoring the amount of feed consumed from the beginning of mating weaning time
for experimental monitoring pigs.
Main findings and conclusions
Reproductive performance of F1(L×Y) hybrid sows fertilization with Duroc,
PiDu boars feeded at Quoc Dung I farm showed relatively good results in indicators
such as: Age at first calving, number of infants per sow, number of weaners/sow,
weaning weight/sow. The reproductive performance of F1(L×Y) sows fertilization with
Duroc and PiDu boar increased from parity 1 to parity 4, then decreased from parity 5
and 6.
Feed consumption to produce 1 kg of weaned pigs in the two hybrid
combinations has similar results.
Weight gain and feed consumption of weaned pigs up to 60 days in two Duroc ×
F1(L×Y) and PiDu × F1(L×Y) hybrid combinations were 400.67 g/day and 1.58 kg feed
respectively per kg gain weight; 408.12 g/day and 1.66 kg feed/kg gain.
From 60 days to slaughter, weight gain of two hybrid combinations were

733,97 và 741,99 g/day. Feed consumption/kg gain in two Duroc × F1(L×Y) and PiDu ×
F1(L×Y) hybrid combinations were 2,56 and 2,49 kg/kg gain.

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng,
đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nhiều địa phương chủ trương khuyến khích phát triển
chăn ni, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo hướng
sản xuất hàng hố, với quy mơ hợp lý, tăng hiệu quả chăn ni, tạo vùng sản xuất
hàng hố tập trung đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng
và số lượng. Theo Tổng cục thống kê năm 2016, cả nước có trên 29,1 triệu con
lợn, trong đó có hơn 4,2 triệu lợn nái, lợn thịt xuất chuồng trên 51 triệu con, sản
lượng thịt xuất chuồng tăng 4,95% so với năm 2015. Trong chiến lược phát triển
chăn nuôi lợn, nước ta đặt mục tiêu tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp
đạt hơn 42% vào năm 2020. Trước nhu cầu của thị trường về thịt lợn, thịt bò, thịt
gà và các sản phẩm từ sữa ngày càng tăng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề ra
mục tiêu thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững.
Các giống lợn nội của nước ta có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện
chăn ni của Việt Nam, tuy nhiên năng suất thấp, tỷ lệ mỡ cao, không đáp ứng
được nhu cầu. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về số lượng và chất lượng sản phẩm
thịt lợn, nước ta đã nhập các giống lợn ngoại như: Yorkshire, Landrace, Duroc,
Pietrain...để ni thích nghi, phục lai tạo sản xuất giống lợn trọng nước. Các
giống lợn nhập vào nước ta dần thích nghi và cho năng suất cao, trong đó thì hai
giống lợn Landrace và Yorkshire có khả năng thích nghi tốt nhất, đây là hai
giống lợn hướng nạc, việc lai tạo hai giống lợn này để tạo ra thế hệ lợn nái lai hai
giống là một trong những hướng đi quan trọng để mở rộng quy mô, chất lượng
sản phẩm và thay đổi cơ cấu đàn lợn ở nước ta.

Ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn hiện nay lợn lai F1(Landrace ×
Yorkshire) được ni làm nái rất phổ biến để phối với đực Duroc, Pietrain, và
PiDu (Pietrain × Duroc) tạo ra con lai thương phẩm nuôi lấy thịt phục vụ cho
việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Việc theo dõi, đánh
giá năng suất sinh sản, sinh trưởng của các tổ hợp lai là những vấn đề rất cần
thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc trong những năm tiếp theo.
Với mục tiêu phát triển nơng nghiệp tồn diện, tăng nhanh tổng sản lượng
thịt và nâng cao chất lượng thịt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu,

1


nghiên cứu các tổ hợp lai nhằm xác định những cặp lai phù hợp là yêu cầu cấp
thiết đối với sản xuất hiện nay, đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn ngoại ở các
trang trại chăn nuôi ở địa phương. Xuất phát từ cơ sở thực tế trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá sức sản xuất của các tổ hợp lai giữa nái F1
(Landrace × Yorkshire) phối với đực PiDu và Duroc nuôi tại trang trại.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá năng suất sinh sản của hai tổ hợp lai lợn nái F1(Landrace ×
Yorkshire) × PiDu (Pietrain × Duroc) và F1(Landrace × Yorkshire) × Duroc
- Đánh giá tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg lợn con cai sữa.
- Đánh giá năng suất sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của
các tổ hợp lai F1(Landrace × Yorkshire) × PiDu(Pietrain × Duroc) và
F1(Landrace × Yorkshire) × Duroc từ cai sữa đến giết thịt.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Mỗi giống vật ni có bản chất sinh học được thể hiện qua kiểu hình đặc
trưng riêng của nó. Kiểu hình là biểu hiện cụ thể của kiểu gen dưới tác động của
các nhân tố môi trường khác nhau. Để công tác chọn giống vật nuôi đạt kết quả
tốt, trước tiên cần có những kiến thức cơ bản về di truyền học, đặc biệt là bản
chất của di truyền và ưu thế lai của từng tính trạng.
2.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng là đặc trưng của một cá thể mà ta có thể quan sát hay xác định
được. Có hai loại tính trạng là tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác giữa các cá
thể là sự sai khác về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại, Darwin đã chỉ rõ:
sự khác nhau này là nguồn vật liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên cũng như
chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều gen, mỗi
gen chỉ có một tác động nhỏ, đặc biệt tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn
bởi điều kiện mơi trường. Giá trị của tính trạng số lượng có thể xác định bằng các
phép đo. Ngồi ra, các giá trị quan sát được của tính trạng số lượng là các biến
biến thiên liên tục.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế
của vật ni đều là các tính trạng số lượng.
Có hai hiện tượng di truyền cơ bản có liên quan đến các tính trạng số
lượng và mỗi hiện tượng di truyền này là một cơ sở lý luận cho việc cải tiến di
truyền các giống vật nuôi. Trước hết là sự giống nhau giữa các con vật có quan
hệ họ hàng, đó là cơ sở của sự chọn lọc. Sau đó là hiện tượng suy hóa cận huyết
và ngược lại là hiện tượng ưu thế lai, đây là cơ sở của sự chọn phối để nhân
giống thuần chủng hoặc lai tạo.
Cơ sở lý thuyết của di truyền học số lượng đã được thiết lập từ đầu thế kỷ
XX. Cho đến nay, di truyền học số lượng đã được nhiều nhà di truyền học thống
kê bổ sung, nâng cao và trở thành mơn khoa học có cơ sở khoa học vững chắc,
được ứng dụng rộng rãi vào việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi theo
Nguyễn Văn Thiện (1995).


3


2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng
Giá trị kiểu hình (P - Phenotyphic value) của bất kỳ tính trạng số lượng
nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G - Genotypic value) và sai
lệch mơi trường (E - Enviromental deviation).
Giá trị kiểu hình (P) được biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó:
P: giá trị kiểu hình
G: giá trị kiểu gen
E: sai lệch mơi trường
2.1.2.1. Giá trị kiểu gen (G)
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen quy định. Tuỳ
theo tác động khác nhau của gen các giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần
khác nhau: giá trị cộng gộp (A - Additive value) hoặc giá trị giống (Breeding;
value), sai lệch trội (D - Dominance deviation) và sai lệch tương tác gen hoặc sai
lệch lấn át gen (I - Interaction deviaton hoặc Epistatic deviation).
G=A+D+I
Giá trị cộng gộp (A): để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời con
phải có một giá trị đo lượng có quan hệ với gen chứ khơng phải có liên quan với
kiểu gen. Mỗi một gen trong tập hợp các gen quy định một tính trạng số lượng
nào đó đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng số lượng đó. Tổng các
hiệu ứng mà các gen nó mang được gọi là giá trị cộng gộp hay còn gọi là giá trị
giống của cá thể.
Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có thể
truyền được cho thế hệ sau. Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự giống
nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là nhân tố chủ yếu sinh ra đặc tính
di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể với sự chọn lọc.

Tác động của các gen được gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu
gen đồng hợp, bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của
chúng cho đời sau. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ
tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay giá trị giống.

4


Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa
các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử (Đặng Hữu
Lanh và cs., 1999). Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể, quan
hệ trội cùa bố mẹ không truyền được sang con cái.
Sai lệch át gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa
các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch át gen không có khả năng di truyền
cho thế hệ sau.
2.1.2.2. Sai lệch môi trường (E)
Sai lệch môi trường được thể hiện thống qua sai lệch môi trường chung
(Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es).
Sai lệch môi trường chung (Eg): là sai lệch do loại mơi trường tác động
lên tồn bộ con vật suốt đời cùa nó.
Sai lệch mơi trường riêng (Es): là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động
lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời con vật.
Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cẩu tạo từ hai locus trở lên có giá
trị kiểu hình chi tiết như sau:
P =A + D +I + Eg + Es
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng cho
thấy, muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
- Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm:
+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc.
+ Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối giống

tạp giao.
- Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi
như chuồng trại, thức ăn, thú y, quản lý....
2.1.3. Hệ số di truyền
Để xác định ảnh hưởng của di truyền đối với giá trị kiểu hình, Lush
(1949) (trích từ Lasley, 1974) đưa ra khái niệm hệ số di truyền: Giá trị của hệ số
di truyền cho ta một khái niệm về mức tiến triển có thể đạt được khi tiến hành
chọn lọc đối với một tính trạng nhất định.
Theo Phan Cự Nhân và cs. (1985), Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính
trạng có hệ số di truyền thấp, hiệu quả lai giống lai lại cao. Ngược lại, các tính

5


trạng có hệ số di truyền cao, hiệu quả chọn lọc sẽ cao nhưng hiệu quả lai giống
lại thấp.
Ở lợn hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp cịn
các tính trạng có liên quan đến chất lượng sản phẩm và sự sinh trưởng có hệ số di
truyền cao.
2.1.4. Cơ sở của sự lai tạo giống và ưu thế lai
2.1.4.1. Lai giống
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho đực giống và cái giống
thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này có thể là hai
dịng, hai giống, hai lồi khác nhau. Do đó đời con của chúng mang đặc tính của
bố mẹ nó.
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần
số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền . của
quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối
với một số tính trạng nhất định.

2.1.4.2. Ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có các đặc điểm vượt trội hơn cha mẹ về
sức sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản, về tính chống
chịu với điều kiện bất lợi của môi trường và khả năng sử dụng chất dinh dưỡng...
Ưu thế lai hay sức sống con lai hồn tồn ngược với suy hố cận huyết và
sự suy giảm sức sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống.
Thuật ngữ ưu thế lai được hiểu như sau: Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời
con so với trung bình của đời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn
kháng đối với bệnh tật và tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao, khả năng
lợi dụng thức ăn tốt.
Theo Dickerson (1974), khi lai giữa hai giống thì con lai chỉ có ưu thế lai cá
thể. Khi lai ba giống, nếu dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai
có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai
giao phối với nái của giống thứ ba, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của
bố, do bố là con lai F1. Trong lai bốn giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu
thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố.
Theo Đặng Vũ Bình (2000), cần phân biệt ba biểu hiện sau đây của ưu thế lai:

6


- Ưu thế lai cá thể: là ưu thế lai do kiểu gen của chính con vật gây nên
- Ưu thế lai của mẹ: là ưu thế lai do kiểu gen mà mẹ con vật gây ra thông
qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó. Chẳng hạn, nếu bản thân mẹ là con
lai thông qua sản lượng sữa, khả năng ni con khéo… mà con lai có được ưu
thế này.
- Ưu thế lai của bố: là ưu thế lai do kiểu gen của bố con vật gây ra thông
qua điều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó. Ưu thế lai của bố không quan trọng
bằng ưu thế lai của mẹ.
Bản chất hiện tượng ưu thế lai được giải thích bởi ba thuyết đó là thuyết

trội, thuyết siêu trội và tương tác gen.
- Thuyết trội: Các gen có lợi phần lớn là gen trội, giả thiết này cho rằng mỗi
bên cha mẹ có những cặp gen trội đồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ
F1 sẽ có các gen trội ở tất cả các locus. Nếu bố có kiểu gen AABBCCddeeff và
mẹ có kiểu gen aabbccDDEEFF thì thế hệ F1 có kiếu gen là: AaBbCcDdEeFf. Do
tính trạng số lượng được quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất có một kiểu gen
đồng hợp hồn tồn là thấp. Ngồi ra, vì sự liên kết giữa các gen trội và gen lặn
trên cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp được kiểu gen tốt nhất cũng
thấp. Nhiều tác giả đã chứng minh được hiện tượng này và thuyết trội đã được bổ
sung thông qua giả thiết sự liên kết của các gen.
- Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với
hiệu quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen di hợp tử có tác động lớn
hơn các cặp alen đồng hợp tử Aa>AA>aa. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có khả
năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường.
- Tương tác gen: Tương tác giữa các gen trong cùng một locus dẫn tới
hiện tượng trội khơng hồn tồn. Tương tác giữa các gen trong các locus khác
nhau, bao gồm vô số các kiểu tương tác phức tạp, đa dạng, phù hợp với tính chất
phức tạp, đa dạng của sinh vật.
Cơ sở thống kê của ưu thế lai: Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer
đưa ra từ năm 1964. Ưu thế lai ở F1: HF1 = dy2, trong đó d là giá trị của kiểu gen
dị hợp, y là sai khác về tần số gen giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi
ảnh hưởng đồng thời của tất cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: HF1 = ∑dy2.
Như vậy, ưu thế lai ở F1 phụ thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự khác
biệt giữa hai quần thể.

7


Cơ sở thống kê này cho phép tính tốn được ưu thế lai ở các thế hệ lai
khác nhau. Ưu thế lai ở F1: HF2 = l/2dy2. Do đó HF2 = l/2H F1

Thay đổi trung bình từ F1 đến F2 cũng được coi là hiện tượng suy hoá cận
huyết. Ưu thế lai ở F1, F2 có thể phức tạp do ảnh hưởng của mẹ. Chẳng hạn, tính
trạng số con trong ổ của lợn. Ưu thế lai quan sát được ở F1 khơng có đóng góp
của mẹ ở F2, mặc dù ưu thế lai mất đi một nửa nhưng lại có ảnh hưởng ưu thế lai
của mẹ, do mẹ là con lai của F1.
Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những đóng góp, những ảnh hưởng tốt
xấu do kiểu hình mẹ gây ra đối với kiểu hình của đời con. Ảnh hưởng của mẹ đối
với kiểu hình của đời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh
hoặc sự phốỉ hợp giữa di truyền và ngoại cảnh của những cá thể mẹ khác nhau
gây ra. Ảnh hưởng của mẹ có thể được thực hiện trong quá trình thụ tinh, có
chửa, tiết sữa và ni con. Các ảnh hưởng này chỉ có thể xuất hiện tức thời, song
cũng có thể kéo dài suốt đời của vật ni và được thể hiện ở nhiều cơ chế sinh
học khác nhau, có 5 loại ảnh hưởng của mẹ:
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất nhưng phải là ADN ngoài nhân.
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất do ADN ngoài nhân.
- Ảnh hưởng của mẹ trong giai đoạn trước đẻ.
- Ảnh hưởng của mẹ qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con.
- Ảnh hưởng của mẹ sau khi sinh.
Khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu
dùng đực của giống thuần giao phối với nái lai, con lai có cả ưu thế lai cá thể và
ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F1. Nếu dùng đực lai giao phối với nái của
giống thứ 3, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của bố, do bố là con lai F1.
Trong lai 4 giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả ưu thế lai của mẹ và ưu thế
lai của bố.
Tính ưu thế lai đối với một số tính trạng nhất định từ các giá trị trung bình
của đời con và giá trị trung bình của bố mẹ theo cơng thức sau:
(BA + AB) -

(AA + BB)


H (%) =
(BA + AB)

8


Trong đó, H: ưu thế lai, BA: Fl(bố B, mẹ A), AB: Fl(bố A, mẹ B), AA: bố
A, mẹ A, BB: bố B, mẹ B.
* Các yếu tố ảnh hướng đến ưu thế lai:
- Công thức lai
Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai, mức độ ưu thế lai đạt được có
tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con,
ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con.
Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở
giai đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả
phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5 10%, khi lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10 15%, số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0 - 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng
được l kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998).
- Tính trạng
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, các tính trạng khác nhau thì có mức
độ di truyền khác nhau. Những tính trạng liên quan đến khả năng ni sống và
khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng này có hệ số di truyền
thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn
lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau, số con đẻ ra/ổ có ưu thế
lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%, số con cai sữa có ưu thế lai của mẹ là
11%, khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%, ưu thế lai của mẹ
18% (Richard, 2000).
- Sự khác biệt giữa bố và mẹ
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống
đem lai khác xa nhau về di truyền thì ưu thế lai thu được càng lớn. Nếu các giống

hay các dịng đồng hợp tử đối với một tính trạng nào đó thì mức độ dị hợp tử sẽ
giảm dần.
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý, ưu thế lai càng cao. Như vậy,
ưu thế lai của một tính trạng phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh.
2.1.4.3. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy việc lai giống đã mang lại

9


hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới, những
nước phát triển chăn nuôi lợn có tới 90% giống thương phẩm là con lai. Tuy
nhiên việc kết hợp lai hai giống cho ưu thế lai cao phụ thuộc vào sự lựa chọn, xác
định ưu thế lai của tổ hợp lai dựa trên giá trị giống. Trong thực tế việc nhân
giống hiện đang sử dụng một số công thức lai “ba máu”, “bốn máu” như: Duroc
× F1(L×Y); F1(P×D) x F1(L×Y),…
Theo Wiliam (1997) ở lợn có ba loại ưu thế lai:
- Ưu thế lai ở lợn mẹ: Có lợi cho các cá thể đời con, là ưu thế lai quan
trọng nhất bởi năng suất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa, đây là chỉ
tiêu kinh tế quan trọng nhất.
- Ưu thế lai ở lợn con: Có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở sự tăng
khối lượng, sức sống, đặc biệt là sau cai sữa.
- Ưu thế lai về đực giống: Được tạo thành từ bố, ưu thế lai của con giống
được thể hiện rất hạn chế.
Để lợn lai ni thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn/kg
tăng trọng thấp, tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai được tổ chức
theo sơ đồ hình tháp nhằm thực hiện cơng thức lai giữa nhiều dịng, giống khác
nhau. Năng suất chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào cơng tác giống, để có
năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt thì cơng tác giống là vấn đề then chốt, để
có tổ hợp lai thì ngun liệu lai chính là con giống ở đàn giống hạt nhân sẽ quyết

định cho năng suất chăn nuôi lợn.
2.1.5. Cơ sở sinh lý, sinh sản ở lợn nái
Sinh sản là một quá trình hết sức phức tạp của cơ thể động vật nhằm duy
trì nịi giống và đảm bảo sự tiến hóa của sinh vật đồng thời làm chức năng tái sản
xuất của gia súc, gia cầm nói chung và với lợn nói riêng.
Để tăng cường chức năng này nhằm nâng cao sức sản xuất của đàn lợn,
trên cơ sở thực tiễn cơng tác chọn giống và tạo giống mới, hồn thiện những
giống chủ chốt, nuôi dưỡng đàn gia súc non cao sản, phịng và trị bệnh về sinh
sản, cần có sự biểu hiện đầy đủ về sinh lý sinh sản của lợn.
2.1.5.1. Tính thành thục
Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có
khả năng sinh sản. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục
đầu tiên. Tuy vậy trong lần động dục này hầu như lợn cái không chửa đẻ vì vậy nó

10


chỉ báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái. Hệ số di truyền của tuổi
thành thục về tính rất thấp và có sự khác biệt về tuổi thành thục về lợn cái. Theo
Banne Bonadona (1995): thành thục tính dục ở lợn nái bắt đầu khoảng 6 tháng
tuổi. Lợn Yorkshire có tuổi thành thục về tính là 250 ngày, khi đạt khối lượng
khoảng 90kg. Nghiên cứu khác trên lợn Meishan cho thấy lợn nái hậu bị Meishan
thành thục về tính ở 100 ngày, sớm hơn lợn nái hậu bị Large White (Bolet, 1986).
Lợn Móng Cái thành thục về tính lúc 4 tháng tuổi, chu kỳ động dục 21
ngày, thời gian kéo dài động dục 3 ngày.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính:
+ Giống: Các giống khác nhau có tuổi thành thục về tính cũng khác nhau.
Các giống lợn nội thành thục về tính sớm hơn các giống lợn ngoại. Lợn nội
thường thành thục về tính vào tháng tuổi thứ 4 – 5, lợn ngồi vào tháng thứ 6 – 7.
+ Điều kiện ni dưỡng quản lý: trong điều kiện mơi trường chăm sóc và

quản lý tốt, chế độ sử dụng đúng, sức khỏe của lợn được tăng lên thì tính thành
thục của gia súc xuất hiện sớm, nhưng nếu điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và
quản lý kém, chế độ quản lý, sử dụng khơng hợp lý, sức khỏe giảm sút tính thành
thục của lợn xuất hiện muộn.
+ Điều kiện ngoại cảnh: Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự
thành thục của lợn nái. Với khí hậu nóng ẩm làm cho lợn nái có tính thành thục
sớm hơn. Do đó những vùng nhiệt đới như Việt Nam lợn thành thục sớm hơn
những vùng ôn đới, hàn đới và đặc biệt lợn nái sớm hơn lợn đực (Trần Tiến
Dũng và cs., 2002).
+ Tuổi thành thục về tính của lợn: Sự thành thục về tính thường biểu hiện
sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Do đó để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát
dục của cơ thể con mẹ được tốt, đảm bảo phẩm chất giống nên cho lợn giao phối
khi đã hồn tồn thành thục về thể vóc. Tất nhiên khơng nên để q muộn vì nó
ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý sinh dục bình thường của lợn.
+ Tuổi thành thục về thể vóc: Khi cơ thể đã thành thục về tính nhưng sự
sinh trưởng, phát triển của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn này mà cho
giao phối kết quả có thụ thai thì cơ thể con mẹ chưa thể đảm bảo cho thai phát
triển, con đẻ ra nhỏ, đồng thời cơ quan sinh dục, bộ phận cấu tạo của khung
xương chậu còn hẹp nên dễ gây khó đẻ. Cịn đối với lợn đực hoạt động tính dục
sớm thì dịch hồn làm việc mạnh, nhiều khi cơ thể chưa trưởng thành sẽ ảnh

11


hưởng tới chức năng của cơ quan sinh dục, làm suy yếu khả năng giao phối.
Nhưng điều đặc biệt là cũng không nên cho giao phối quá muộn sẽ không có lợi
cho sinh sản, ảnh hưởng khơng tốt đến lợn đực và lợn nái.
2.1.5.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục và phối giống cho lợn
Chu kỳ sinh dục của lợn:
Khi lợn cái thành thục về tính thì có hiện tượng động dục và hiện tượng

này lặp đi lặp lại sau một thời gian nhất định được gọi là chu kỳ động dục, đa số
lợn nội xuất hiện vào khoảng thời gian từ 4 – 5 tháng tuổi, lợn ngoại xuất hiện
vào 6 – 7 tháng tuổi nhưng 1 – 2 chu kỳ đầu chưa ổn định và sau đó ổn định dần.
Mỗi chu kỳ động dục thường kéo dài từ 18 – 21 ngày và trải qua 4 giai đoạn:
* Giai đoạn trước động dục (kéo dài 2 – 3 ngày)
- Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ động dục. Tính thành thục trong đó bao
gồm sự phát triển của bao noãn đã thành thục, nổi rõ trên bề mặt của buồng
trứng. Buồng trứng to hơn bình thường, các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường
sinh trưởng, số lượng lông nhung tăng lên, đường sinh dục xung huyết, nhu động
tử cung tăng cường, màng nhầy của âm đạo tiết ra niêm dịch. Tất cả những biến
đổi này đều chuẩn bị cho quá trình tách tế bào trứng ra khỏi bao trứng.
- Biểu hiện bên ngoài: Âm đạo sưng, đỏ hồng, khơng có hoặc có ít nước
nhờn, khơng chịu cho đực nhảy, hay bỏ chạy khi ấn mạnh vào hông. Ở giai đoạn
này lợn thường bỏ ăn hay ăn ít, hay kêu rít, quậy phá.
Giai đoạn này không nên dẫn tinh, khơng nên phối ép vì trứng chưa rụng
nên khơng có khả năng thụ thai.
* Giai đoạn động dục (kéo dài 2 – 3 ngày)
- Trong giai đoạn này bên trong cơ thể tế bào trứng đã tách khỏi nỗn bao,
tồn bộ cơ thể gia súc và cơ quan sinh dục biểu hiện hàng loạt các biến đổi sinh lý.
Biểu hiện bên ngoài: Âm đạo phù thũng, niêm mạc xung huyết, niêm dịch
từ âm đạo chảy ra ngoài nhiều, ở giai đoạn này hưng phấn của con vật cao độ,
con vật ở trạng thái không yên tĩnh, xuất hiện các phản xạ: đứng lỳ, hai chân
dạng ra, đuôi cong lên, có biểu hiện sẵn sàng giao phối, giai đoạn này phối giống
là tốt nhất. Trứng sẽ rụng sau 24 – 30h từ khi con vật có biểu hiện chịu đực và
kéo dài 45 – 50h.
Ở giai đoạn này nếu được thụ thai thì chu kỳ sẽ dừng lại, gia súc cái ở giai

12



đoạn mang thai và cho đến một giai đoạn sau khi đẻ xong thì chu kỳ mới xuất
hiện trở lại, trường hợp nái khơng có thai chuyển sang giai đoạn kế tiếp.
* Giai đoạn sau động dục (kéo dài 3 – 4 ngày)
Giai đoạn này tồn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần
dần khơi phục trở lại trạng thái sinh lý bình thường. Tất cả các phản xạ động dục,
biểu hiện động dục, tính hưng phấn mất hẳn và chuyển sang thời kỳ yên tĩnh.
* Giai đoạn yên tĩnh (kéo dài 10 – 12 ngày)
Đây là giai đoạn dài nhất và còn tùy thuộc vào sự tồn tại của thể vàng, khi
thể vàng tiêu biến đi thì chu kỳ mới lại bắt đầu.
2.1.5.3. Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn ở giai đoạn mang thai
Thời kỳ mang thai trung bình của lợn là 114 ngày, nó dao động trong
khoảng 110 – 118 ngày và được chia ra làm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn phôi thai (ngày thứ 1 đến ngày thứ 22)
Sau khi tinh trùng vào ống dẫn trứng và gặp ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng
thì thực hiện q trình phá vỡ các màng của tế bào trứng để kết hợp tạo thành
bào tử. Sau khoảng 20h hợp tử bắt đầu phân chia, đến 48h sự phân chia đó sẽ tạo
thành 8 tế bào phôi, lúc này hợp tử chuyển dần vào bên sừng tử cung và làm tổ ở
đó. Khi làm tổ ở tử cung thì hợp tử sẽ tiếp tục phân chia thành hàng trăm tế bào
hình cầu và túi phơi được hình thành sau 7 – 8 ngày và đồng thời màng ối được
hình thành. Màng ối là màng trong cùng bọc lấy thai, có chứa dịch ối, có tác
dụng làm ổn định thai và tránh các va chạm cơ học. Màng niệu được hình thành
sau khoảng 10 ngày và là màng ở giữa có chứa dịch niệu, chứa kích tố nhau thai
và nước tiểu của nhau thai. Màng đệm hình thành sau 12 ngày, tiếp giáp với niêm
mạc tử cung của lợn mẹ, trên màng liệu đệm có nhiều lơng nhung có tác dụng hút
chất dinh dưỡng của mẹ vào phôi thai.
Thời kỳ này chủ yếu hình thành các nang, ở cuối kì hình dáng đầu cũng
được hình thành, tim, gan cũng được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh. Thời kỳ
này mối liên kết giữa mẹ và con chưa chắc chắn nên dễ bị sảy thai. Cuối thời kì
này mỗi phơi chỉ nặng 2 – 3 gam.
* Giai đoạn tiền thai (ngày thứ 23 đến ngày 39)

Giai đoạn này thai phát triển mạnh, nhau thai đã được hình thành nên sự
kết hợp giữa cơ thể mẹ và con chắc chắn hơn. Hầu hết các khí quan đã hình

13


thành rõ rệt, cho đến cuối giai đoạn thì bào thai đã tương đối hồn chỉnh hình
dạng, mỗi thai đã lên đến 6 – 7 gam.
* Giai đoạn bào thai (ngày 40 – khi đẻ)
Ở giai đoạn này sự trao đổi chất của bào thai diễn ra mãnh liệt để hồn
thành những phần cịn lại của cơ thể như: lơng, răng, và bắt đầu hình thành các
đặc điểm về giống. Thai phát triển rất nhanh, nhất là từ ngày thứ 90 trở đi và cuối
giai đoạn khối lượng lên gần mức tối đa. Lúc này dinh dưỡng của thai được lấy
qua nhau thai và cho đến khi thai phát triển đầy đủ, các khí quan hồn chỉnh và
thai được đẩy ra ngoài.
2.1.6. Quy luật tiết sữa của lợn nái và quá trình sinh trưởng con lợn con
2.1.6.1. Quy luật tiết sữa của lợn nái
a. Quy luật tiết sữa đầu và sữa thường
Thời gian tiết sữa đầu là một tuần sau khi đẻ. Trong sữa đầu hàm lượng
protein, vitamin cao hơn sữa thường. Đặc biệt trong sữa đầu hàm lượng globulin
và MgSO4 cao, hai chất này đều rất quan trọng đối với lợn con. Từ tuần tuổi thứ
hai trở đi bắt đầu tiết sữa thường, ở sữa hàm lượng lipit, đường lactoze, khoáng
(Ca,P) cao hơn sữa đầu. Sau khi đẻ ra, cho lợn con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt,
sữa đầu có ý nghĩa đối với lợn con trong khoảng 24h sau khi đẻ. Globulin là loại
protein kháng thể tăng cường sức đề kháng của lợn con. MgSO4 có tác dụng tẩy
các chất cặn bã trong đường tiêu hóa hình thành trong q trình phát triển bào
thai. Nếu khơng nhận được sữa đầu thì lợn con có sức đề kháng kém và dễ bị rối
loạn tiêu hóa.
b. Quy luật tiết sữa không đều
- Tiết sữa không đều theo thời gian: Từ 1 – 15 ngày đầu sau khi đẻ lượng

sữa của lợn nái tăng dần, từ 15 – 21 ngày lượng sữa đạt mức cao nhất và tương
đối ổn định, sau 21 ngày lượng sữa bắt đầu giảm và sau 28 ngày lượng sữa giảm
nhanh cùng chất lượng sữa.
- Tiết sữa khơng đều ở các vị trí vú: Thường các vú ở phía trước ngực của
lợn nái, lượng sữa tiết ra nhiều hơn và có chất lượng cao hơn các vú khác ở phía sau.
c. Thời gian cai sữa và điều kiện cai sữa sớm cho lợn con
Để có hiệu quả trong chăn ni lợn nái cao sản thì tốt nhất cai sữa cho lợn
khi đạt khối lượng 6,3 – 8,0kg lúc này khả năng tiêu hóa thức ăn đã hoàn thiện,

14


khẩu phần tập ăn cho lợn con gần giống với sữa mẹ từ đó đảm bảo được tốc độ
tăng trọng của lợn con sau cai sữa. Để lợn con cai sữa được sớm cần có một khẩu
phần ăn đặc biệt dựa vào thể trạng của lợn con. Cai sữa muộn làm tăng khoảng
cách giữa hai lứa đẻ và ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Đối với
các giống khác nhau, thời gian cai sữa cũng khác nhau, với lợn nội thời gian cai
sữa dài hơn lợn ngoại. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra thời gian cai sữa
thích hợp cho lợn ngoại tốt nhất là 21 – 28 ngày, lúc này cơ thể lợn con đã phát
triển tương đối ổn định và đã thích hợp với điều kiện ngoại cảnh nên đã có thể
tách khỏi mẹ để lợn con tiếp xúc với thức ăn đảm bảo tốc độ sinh trưởng của lợn
con sau cai sữa.
2.1.6.2. Sự sinh trưởng và phát triển của lợn con
Sau khi được tách khỏi cơ thể mẹ, lợn con sinh trưởng và phát triển rất
nhanh. Ở giai đoạn này cơ thể mới tiếp xúc với mơi trường bên ngồi nên có
nhiều yếu tố tác động dẫn đến cơ thể lợn con yếu, do hệ tiêu hóa chưa hồn thiện,
nguồn dinh dưỡng chủ yếu do cơ thể mẹ cung cấp. Mặt khác giai đoạn này lợn
con tăng nhanh về khối lượng, khả năng tích lũy về dinh dưỡng mạnh, khối
lượng sau 10 ngày có thể tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi tăng
gấp 4 lần, 60 ngày tuổi tăng 14 lần. Các cơ quan bộ phận trong đường tiêu hóa

phát triển nhanh cả về thể tích lẫn kích thước. Chức năng tiêu hóa chưa hồn
thiện nhất là vào 2 – 3 tuần tuổi đầu, ở giai đoạn này lợn con chủ yếu tiêu hóa
sữa mẹ.
2.2. CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
2.2.1. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai
sữa /nái/ năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa.
Ian Gordon (2004) cho rằng trong các trại chăn nuôi hiện đại, số lợn con
cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất
năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng của các
thành phần cấu thành ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản
xuất trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ
sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi
thụ thai lứa sau.

15


Theo Van der Steen (1986), sức sinh sản của lợn nái bao gồm các chỉ tiêu
về tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra /ổ và thời gian từ khi cai sữa
đến động dục lại, phối giống có kết quả.
Trần Đình Miên và cs. (1997) cho biết: việc tính tốn khả năng sinh sản
của lợn nái cần xét đến các chỉ tiêu như chu kỳ động dục, tuổi thành thục về tính,
tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa và số con đẻ ra/lứa.
Mabry et al. (1997) cho rằng: các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu
của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21
ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận
của người chăn nuôi lợn nái.
Năng suất sinh sản của lợn nái được cấu thành bởi nhiều yếu tố, do đó cũng

có nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Trong thực tế người
ta thường quan tâm đến một số chỉ tiêu quan trọng về năng suất mà qua đó có thể
đánh giá được khả năng cũng như năng suất sinh sản của lợn nái như:
- Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị động
dục lần đầu. Tùy theo từng giống và điều kiện chăm sóc, ni dưỡng khác nhau
mà tuổi động dục khác nhau. Lợn ngoại có tuổi động dục muộn hơn lợn nội. Việc
chăm sóc, ni dưỡng cũng ảnh hưởng đến tuổi động dục lần đầu.
- Tuổi phối giống lần đầu: Thông thường người ta phối giống lần đầu vào
lần động dục thứ hai hoặc thứ ba vì ở lần động dục đầu cơ thể phát triển chưa đầy
đủ, chưa tích lũy đủ dinh dưỡng ni bào thai và trứng rụng ít, chưa đều nên
thường bỏ qua khơng phối giống.
- Tuổi đẻ lứa đầu: Là tuổi khi lợn nái đẻ lứa thứ nhất hoặc khoảng cách lứa
đẻ đối với lợn nái đẻ từ lứa thứ hai trở lên Trương Lăng (2003). Tuổi đẻ lứa đầu
nói lên tuổi thành thục về tính, thể vóc đảm bảo về khối lượng của lợn nái khi
đưa vào phối giống.
- Số con đẻ ra/ổ (con): Là tổng số con đẻ ra trong một ổ bao gồm cả số con
đẻ ra sống và số con đẻ ra chết. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ sai hay đẻ ít
con của giống, khả năng nuôi con của lợn nái đồng thời đánh giá được kỹ thuật
chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai và kỹ thuật phối giống. Do đó, đây là
chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Thông thường số con
đẻ ra/ổ khác nhau qua các lứa đẻ và tuân theo một quy luật, lứa đầu thường
khơng cao sau đó tăng lên ở lứa thứ hai, tương đối ổn định ở các lứa tiếp theo

16


×