Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố lai châu, tỉnh lai châu giai đoạn 2010 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ XUÂN THỦY

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LAI CHÂU,
TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Trần Đức Viên
PGS.TS. Ngô Thế Ân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018


Tác giả luận văn

Đỗ Xuân Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực h ện luận văn, ngồ sự cố gắng của bản thân tơ đã nhận
được rất nh ều sự g úp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo; Sự giúp đỡ của gia
đình, đồng nghiệp trong nghành và bạn bè.
Nhân dịp này, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS.
Trần Đức Viên, PGS.TS. Ngô Thế Ân cùng tồn bộ cán bộ, giảng viên Khoa Mơi
trường – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, những người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài cũng như tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu và công tác.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND
thành phố Lai Châu; Cán bộ Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường tỉnh Lai Châu
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian theo học cũng như thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Xuân Thủy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị, sơ đồ .................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................... 2

1.3.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.


Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới và ở việt nam ............................. 3

2.1.1.

Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới .................................................... 3

2.1.2.

Hiện trạng môi trường nước mặt ở việt nam ...................................................... 5

2.1.3.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt ở việt nam ............................. 8

2.1.4.

Thực trạng nước mặt tại tỉnh lai châu ............................................................... 12

2.2.

Sử dụng chỉ số wqi đánh giá chất lượng mặt trên thế giới và việt nam............ 13

2.2.1.

Kinh nghiệm xây dựng wqi của một số quốc gia trên thế giới ......................... 13

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu về wqi ở việt nam .......................................................... 17


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 20
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 20

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 20

3.3.

Đối tượng nghiên cứu/vật liệu nghiên cứu ....................................................... 20

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23

3.5.1.

Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu thứ cấp....................................... 23

iii


3.5.2.


Phương pháp điều tra thực địa .......................................................................... 24

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 24

3.5.4.

Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá ........................................................ 27

3.5.5.

Phương pháp lập bản đồ ................................................................................... 28

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 29
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tp lai châu................................................. 29

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 29

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 34

4.2.


Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt thành phố lai châu ...................... 38

4.2.1.

Đánh giá thơng số hóa lý .................................................................................. 40

4.2.2.

Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ ............................................................. 40

4.2.3.

Đánh giá mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh vật ............. 41

4.2.4.

Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số wqi .............................................. 42

4.3.

Diễn biến chất lượng nước mặt thành phố lai châu giai đoạn 2010 – 2017 ..... 44

4.3.1.

Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trong mùa mưa ............................ 44

4.3.2.

Diến chất lượng môi trường nước mặt trong mùa khô ..................................... 47


4.4.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại thành phố lai châu.......... 52

4.4.1.

Nước thải sinh hoạt ........................................................................................... 52

4.4.2.

Rác thải sinh hoạt ............................................................................................. 54

4.4.3.

Chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp ............................................. 56

4.4.4.

Chất thải từ các hoạt động khác ........................................................................ 56

4.5.

Giải pháp nâng cao chất lượng nước mặt tp lai châu ....................................... 60

4.5.1.

Khó

khăn,


vướng

mắc

trong

nâng

cao

chất

lượng

nước

mặt

................................................................................................................. 60
4.5.2.

Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng nước ........................................ 61

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 69
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 69

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 70

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 71

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

STNMT

Sở Tài nguyên và Môi trường

SKH&CN

Sở Khoa học và Công nghệ

SNN&PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SGD&ĐT


Sở Giáo dục và Đào tạo

TNMT

Tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ mơi trường

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

ONMT

Ơ nhiễm mơi trường

BCL

Bãi chôn lấp

KCN

Khu công nghiệp

CTR

Chất thải rắn


NXB

Nhà xuất bản

RTSH

Rác thải sinh hoạt

NTSH

Nước thải sinh hoạt

NM

Nước mặt

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

VSV

Vi sinh vật

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

UBND


Ủy ban nhân dân

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐBSH

Đồng bằng sơng hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sơng cửu long

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố và dạng của nước trên trái đất .......................................................... 3
Bảng 2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước .................................................. 4
Bảng 2.3. Chất lượng môi trường nước Việt Nam năm 2006 ........................................ 6
Bảng 2.4. Các bệnh liên quan đến môi trường nước tại Kon Tum giai đoạn 2006
- 2010 ............................................................................................................. 7
Bảng 2.5. Thành phần NTSH khu dân cư ...................................................................... 8
Bảng 2.6. Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong NTSH đô thị
giai đoạn 2006 - 2009 tại Việt Nam ............................................................... 9

Bảng 2.7. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
từ các KCN vùng Đông Nam Bộ năm 2009 ................................................ 11
Bảng 2.8. Lựa chọn thông số chất lượng nước quan trọng với các trọng số ................ 19
Bảng 2.9. Phân loại nguồn nước mặt theo chỉ số WQI ................................................ 19
Bảng 3.1. Danh mục các điểm lấy mẫu và ký hiệu mẫu .............................................. 20
Bảng 3.2. Thống kê các nguồn thải theo vị trí quan trắc .............................................. 22
Bảng 3.3. Bảng quy định các giá trị qi, BPi ................................................................. 25
Bảng 3.4. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ......................... 26
Bảng 3.5. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ............................ 26
Bảng 3.6. Các mức đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI .................................. 27
Bảng 4.1. Nhiệt độ các tháng trong năm 2013 - 2016 .................................................. 31
Bảng 4.2. Độ ẩm tương đối các tháng trong năm 2013 - 2016 .................................... 32
Bảng 4.3. Lượng mưa các tháng trong năm 2012 - 2016 ............................................. 33
Bảng 4.4. Dân số thành phố Lai Châu theo các đơn vị hành chính, năm 2017 ............ 35
Bảng 4.5. Biến động dân số thành phố Lai Châu ......................................................... 35
Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước tại các khu vực quan trắc tại thành phố Lai
Châu năm 2017 ............................................................................................ 38
Bảng 4.7. Giá trị WQI tại các vị trí quan trắc trên địa bàn thành phố Lai Châu
qua 2 lần quan trắc năm 2017 ...................................................................... 42
Bảng 4.8. Chỉ số Chất lượng WQI tại các hồ trên địa bàn thành phố trong mùa
mưa, giai đoạn 2010-2017 ........................................................................... 44

vi


Bảng 4.9. Chỉ số Chất lượng WQI cá hồ trên địa bàn thành phố mùa khô giai
đoạn 2010 – 2017 ......................................................................................... 47
Bảng 4.10. Chỉ số chất lượng nước WQI các hồ nội thành giai đoạn 2010 – 2017
theo mùa ....................................................................................................... 50
Bảng 4.11. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt tại thành phố Lai Châu, 2017 .............. 53

Bảng 4.12. Các khu dân cư thải NTSH trực tiếp ra suối ................................................ 54
Bảng 4.13. Lượng rác thải phát sinh tại thành phố Lai Châu, 2017 ............................... 55
Bảng 4.14. Lượng nước thải phát sinh do ngành nông nghiệp năm 2017...................... 56
Bảng 4.15. Các cơ sở sản xuất công nghiệp tại thành phố Lai Châu, 2017 ................... 57
Bảng 4.16. Lượng chất thải rắn phát sinh của từng cơ sở sản xuất ................................ 57

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Tỷ lệ sử dụng nước một số ngành ở Việt Nam năm 2010 ........................... 10
Hình 3.1. Sơ đồ phương pháp lập bản đồ tính tải lượng ơ nhiễm ................................ 28
Hình 4.1. Sơ đồ địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 29
Hình 4.2. Bản đồ độc dốc thành phố Lai Châu ............................................................ 30
Hình 4.3. Biến động nhiệt độ trong năm tại TP Lai Châu ........................................... 32
Hình 4.4. Biến động ẩm độ trong năm tại TP Lai Châu .............................................. 33
Hình 4.5. Biến động lượng mưa trong năm tại TP Lai Châu ....................................... 34
Hình 4.6. Một số chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước tại các vị trí quan trắc ............... 42
Hình 4.7. Chỉ số WQI tính tốn theo các điểm quan trắc, mùa mưa 2017 .................. 43
Hình 4.8. Chỉ số WQI tính tốn theo các điểm quan trắc, mùa khơ 2017 ................... 43
Hình 4.9. Diễn biến chỉ số WQI mùa mưa qua các năm............................................. 45
Hình 4.10. Diễn biến nồng độ một số thông số tại các vị trí quan theo các năm
2010 – 2017.................................................................................................. 46
Hình 4.11. Diễn biến chỉ số WQI vào mùa khô qua các năm ........................................ 48
Hình 4.12. Diễn biến nồng độ một số thơng số tại các vị trí quan trắc vào mùa
khơ................................................................................................................ 49
Hình 4.13. So sánh giá trị WQI giữa mùa mưa và mùa khô giai đoạn 2010 – 2017
trên địa bàn thành phố Lai Châu .................................................................. 51
Hình 4.14. Lượng nước thải sinh hoạt thải ra trên địa bàn thành phố ........................... 53
Hình 4.15. Lượng rác thải sinh hoạt thải tại thành phố Lai Châu .................................. 55

Hình 4.16. Tải lượng ơ nhiễm từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ........... 59

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đỗ Xuân Thủy
2. Tên luận văn: Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố
Lai Châu, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010 – 2017.
3. Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60 44 03 01

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
5. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Lai Châu
giai đoạn 2010 - 2017.
- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước mặt trên địa
bàn thành phố Lai Châu.
6. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu thứ cấp
- Phương pháp điều tra thực địa
- Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá
- Phương pháp lập bản đồ
7. Các kết quả chính
Hiện trạng nước chất lượng nước mặt thành phố Lai Châu đã có biểu hiện ơ nhiễm
ở một số vị trí quan trắc. Trong đó có chỉ tiêu TSS tương đối cao trong mùa mưa, dao
động từ 26 – 62 mg/l. Nồng độ COD ở hầu hết các mẫu đều nằm trong giới hạn cho
phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1. Có 3 vị trí quan trắc vợt quá giới hạn

cho phép từ 1,17 – 1,9 lần là NM1, NM3 và NM9; giá trị BOD5 cũng có xu hướng giảm
vào mùa mưa (mùa khô: 5mg/l -30mg/l; mùa mưa: 6mg/l – 32mg/l. Đối với các thông
số về dinh dưỡng, hàm lượng Amoni (NH4+) nằm dưới ngưỡng cho phép theo QCVN
08-MT:2015/BTNMT cột B1 và mức độ ơ nhiễm dinh dưỡng cho amoni có xu hướng
giảm nhẹ vào mùa khô; Giá trị thông số Photphat (P-PO43-): ở hầu hết các vị trí đều vượt
qua ngưỡng QCVN chỉ có vị trí quan trắc MN8 và MN9 là nằm dưới ngưỡng QCVN
08-MT:2015/BTNMT cột B1.
Chỉ số đánh giá chất lượng nước tổng hợp WQI cho thấy năm 2017 có 2 vị trí
quan trắc NM8 và NM9 chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng cần có biện pháp xử lý thích hợp. Ba vị trí quan trắc NM3, NM7, NM1 chất
lượng nước đều có dấu hiệu ô nhiễm.

ix


Diễn biến chỉ số WQI nước mặt mùa mưa từ năm 2010 đến năm 2017: Các vị trí
quan trắc có xu hướng ơ nhiễm, có thể dùng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích
tương đương khác: NM1, NM2, NM3, NM4, NM6; Các vị trí quan trắc có chỉ số WQI
(76-79): Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử lý:
NM5, NM7, NM8, NM9. Diễn biến chỉ số WQI nước mặt mùa khô từ năm 2010 đến
năm 2017: Xu thế chất lượng nước giảm đi rất rõ, đặc biệt là 2017. Chỉ số WQI đợt 1
năm 2017 giảm từ 4,1% đến 27,2% so với năm 2010; Vị trí có chỉ số WQI giảm lớn
nhất là khu vực (NM6 – phường Đông Phong).

x


THESIS ABSTRACT
1. Writing master: Do Xuan Thuy
2. Thesis title: Evaluation of surface water quality at Lai Chau city, Lai Chau

province for the period 2010 – 2017
3. Major: Environmental science

Code: 60.44.03.01

4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
5. Research Objectives
- To evaluate the quality of surface water in Lai Chau city for the period 2010 - 2017.
- To propose measures for improving surface water quality management
effectivelly in Lai Chau city.
6. Materials and Methods
- Secondary data collection method
- Field survey method
- Data processing methods
- Comparative and evaluation method
- Mapping method
7. Main findings and conclusions
The analysis of current surface water quality in Lai Chau city indicates that the
water was pollited at some monitoring locations. Particularly, the concentration of total
suspended solids in water (TSS) was high during the rainy season, ranged from 26-62
mg/l, of which two samples, MN6 and MN5 have a TSS value higher than the permitted
level; COD concentrations in most samples were within the limit of QCVN 08-MT:
2015/BTNMT column B1. There were 3 monitoring sites exceeding the allowable limits
from 1,17 to 1,9 times at NM1, NM3 and NM9; BOD5 values also tend to decrease in
rainy season (dry season: 5mg/l -30mg/l, rainy season: 6mg/l - 32mg/l. Regarding the
nutrient contamination, ammonium (NH4+) content were below the permitted level
according to QCVN 08-MT: 2015/BTNMT column B1 and level of nutrient pollution
for ammonium tends to decrease slightly in dry season. The value of the Phosphate (PPO43-): only MN8 and MN9 monitoring sites were under the threshold, and all the
remaining observation sites exceeded the QCVN 08-MT: 2015 / BTNMT column B1.
In 2017, two monitoring sites, NM8 and NM9, had good water quality indices

for domestic water supply but appropriate treatment measures are needed. Water
quality at three monitoring sites, NM3, NM7 and NM1, had the WQI values that

xi


indicate slight pollution.
The WQI in rainy season from 2010 to 2017: The monitoring sites tend to be
heavily polluted but can be used for irrigation purposes and other similar purposes such
as NM1, NM2, NM3, NM4, NM6; Monitoring locations have WQI (76-79): Good use
for domestic water supply but treatment is NM5, NM7, NM8, NM9. The WQI of dry
season from 2010 to 2017: The trend of water quality is clearly reduced, especially in
2017. The WQI of the first phase in 2017 decreased from 4.1% to 27, 2% compared to
2010; The largest drop in WQI was in the area (NM6 - Dong Phong Ward).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lai Châu là tỉnh có nguồn nước mặt dồi dào được cung cấp bởi các hệ
thống sông, suối, ao hồ dày đặc khắp tỉnh với mật độ từ 5,5- 6 km/km2. Đặc biệt,
Lai Châu là vùng thượng lưu của sông Đà, có nhiều con sơng, suối khác nhau có
lưu vực lớn như sông Nậm Na, sông Nậm Mu, sông Nậm Mạ,... Nước mặt là
nguồn tài nguyên lớn và chủ yêu để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là
nguồn thuỷ năng lớn để phát triển thuỷ điện, trong đó có thuỷ điện Lai Châu với
cơng suất 1.200MW, lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm, thuỷ điện Huổi
Quảng 560MW, thuỷ điện Bản Chát 200MW và khoảng 20 cơng trình thuỷ điện
nhỏ đã vận hành có cơng suất từ 3-30MW.
Thành phố Lai Châu là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Lai

Châu. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của thành phố đã tăng
lên rõ rệt, sự phát triển này đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân, cải
thiện chất lượng cuộc sống trên các mặt: kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, dịch vụ
về giao thông vận tải… Song song với việc phát triển về kinh tế thì áp lực về môi
trường cũng là vấn đề trọng tâm mà các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố
cùng với người dân phải chung tay giải quyết.
Hiện nay phần lớn các sông, suối, ao, hồ, đặc biệt là các hệ thống hồ trung
tâm (Hệ thống liên hoàn 3 hồ trung tâm có diện tích khoảng 240.000 m2) trong
khu vực thành phố đã và đang có dấu hiệu bị ơ nhiễm bởi nước thải, trầm tích,
bùn đáy do phải tiếp nhận lưu lượng nước thải vượt quá khả năng tự làm sạch,
gây ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh (là vùng chũng, thấp của
thành phố độ cao 830 m so với mực nước biển so với điểm cao nhất của thành
phố 1.660 m so với mực nước biển). Vì hồ ở khu vực trung tâm, lại là hồ điều
hòa của thành phố nên cảnh quan như: Cây xanh, đường đi dạo khu vực này cũng
dành được sự quan tâm đầu tư lớn từ đó cũng khéo theo đặc thù là xung quanh
các hồ thường có nhiều hàng quán, gây mất vệ sinh môi trường. Tại nhiều nơi
việc đổ rác, phế thải xuống hồ còn khá phổ biến làm thu hẹp diện tích mặt nước
và gây ơ nhiễm mơi trường. Chính sự ơ nhiễm đó, thời gian gần đây tại một số hồ
đã xảy ra hiện tượng cá chết hoặc hiện tượng phú dưỡng bởi hàm lượng các chất
hữu cơ vượt quy chuẩn cho phép. Do đó, việc đánh giá diễn biến và chất lượng

1


nước của các sông, suối, ao, hồ khu vực thành phố Lai Châu là rất cần thiết trên
cơ sở đó có các kế hoạch quản lý nguồn nước mặt hiệu quả nhằm duy trì và phát
huy giá trị về mơi trường, văn hóa, cũng như những giá trị về lịch sử.
Từ những lý do trên, đề tài “Đánh giá dễn biến chất lượng nước mặt trên
địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010 - 2017” đã được
thực hiện.

1.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Lai Châu có xu thế ơ nhiễm
tăng lên trong một số năm gần đây, đặc biệt là ở những thủy vực tiếp nhận nước
thải từ khu vực trung tâm, tập trung dân số cao. Nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu là
từ các áp lực tăng dân số và hoạt động dịch vụ từ các khu vực dân cư gây ra.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Lai
Châu giai đoạn 2010 - 2017.
- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước mặt
trên địa bàn thành phố Lai Châu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các con, suối, ao, hồ trên địa bàn thành
phố Lai Châu với 5 phường và 2 xã.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2017.
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước mặt.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Nghiên cứu này góp phần đánh giá chất lượng nước mặt thơng qua chỉ số
chất lượng nước WQI và phân tích các áp lực thể hiện trên bản đồ theo các
phường xã của tồn thành phố Lai Châu.
- Đề tài có ý nghĩa mô tả được xu thế biến động về chất lượng nước mặt từ
2010 - 2017, từ đó chỉ ra yếu tố gây ra tác động đến chất lượng nước mặt trên địa
thành phố Lai Châu. Những kết quả của đề tài có thể ứng dụng để quy hoạch,
kiểm sốt và quản lý nâng cao chất lượng nước các con sông, suối, ao, hồ, đảm
bảo sự phát triển bền vững của địa phương.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở

VIỆT NAM
2.1.1. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới
- Nước là một tài nguyên phong phú nhưng nước chỉ hữu dụng với con
người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất lượng theo yêu cầu.
Hơn 99% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu dụng với đa số các
mục đích của con người do độ mặn (nước biển), địa điểm, dạng băng hà (Thu
Trang, 2013).
Bảng 2.1. Phân bố và dạng của nước trên trái đất
Địa điểm

Diện tích

Tổng thể tích

% tổng

(km2)

nước (km2)

lượng nước

Các đại dương và biển (Nước mặn)

361.000.000

1.230.000.000

97,2


Khí quyển (hơi nước)

510.000.000

12.700

0,001

Sơng, rạch

-

1.200

0,0001

Nước ngầm (đến độ sâu 0,8km)

130.000.000

4.000.000

0,31

Hồ nước ngọt

855.000

123.000


0,009

Tảng băng và băng hà

28.200.000

28.600

2,15

Nguồn: Cục địa chất Mỹ (2014)

- Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy với khoảng gần 1,4.109 km3 tổng lượng nước
trên trái đất thì trên 96% là nước mặn. Và trong tổng lượng nước ngọt trên trái
đất nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm bằng 1/150 của 1%
của tổng lượng nước trên trái đất. Nhưng nước sông và hồ lại là nguồn nước chủ
yếu mà con người sử dụng hàng ngày.
- Ô nhiễm hiện nay đang là vấn đề rất được quan tâm. Theo thống kê của
viện nước quốc tế (SIWWI) được công bố tại “Tuần lễ nước thế giới’ ngày
5/9/2013, trung bình trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra
sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý trực tiếp
đổ vào nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Điều đã làm cho hiện tượng
ô nhiễm nước mặt ngày càng phổ biến và xảy ra trên quy mơ tồn cầu.

3


Bảng 2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Tác nhân


Sông

Hồ, Ao

Hồ chứa

Chất rắn lơ lửng

++

+

+

Hàm lượng phú dưỡng

+

++

+++

Nitrat hóa

+

_

_


Mặn hóa

+

_

_

Các nguyên tố vết

++

++

++

Axit hóa

+

++

++

Vi khuẩn gây bệnh

+++

+


+

Các hợp chất hữu cơ

+++

+

+

Chế độ thủy văn

++

+

-

Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước (2004)
Ghi chú: (+++) là mức nghiêm trọng, (++) mức vừa phải, (+ ) mức ít , (-) rất ít hoặc khơng có

- Với các tác nhân ơ nhiễm được liệt kê ở bảng cho thấy ô nhiễm nước trên
thế giới đang là vấn đề nghiêm trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến con người và sinh
vật. Theo kết quả nghiên cứu của Ann (2006) cho biết: “Cứ 15 giây lại có một trẻ
em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ
phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng trên toàn cầu”.
- Qua nghiên cứu của Trần Thanh Xuân (2008) thì sự BĐKH đã dẫn đến sự
suy giảm tài nguyên nước. Những nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo
tổng lượng nước mặt vào năm 2025, 2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%,
91%, 86% số lượng nước hiện nay, trong khi đó vấn đề ơ nhiễm nước mặt đang

ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Theo Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (2007) cho biết: “5 dịng sơng đang
phục vụ cho khoảng 870 triệu người ở châu Á đang nằm trong số 10 dịng sơng
bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới. Những con sông nói trên gồm sơng Trường
Giang (Trung Quốc), sơng Salween (chảy qua Trung Quốc, Myanmar và Thái
Lan), sông Indus (Pakistan), sông Hằng (Ấn Độ) và sông Mê Kông đang phải
chịu những mối đe dọa nghiêm trọng khác nhau”.
- Theo thống kê tình hình ơ nhiễm nước trên thế giới cho thấy Châu Âu các
sơng ngịi có nồng độ muối nitrat vượt quá 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép (Huỳnh
Thu Hà và Võ Văn Bé, 2003).

4


- Ô nhiễm nước cũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở Nhật
Bản mà 4 nguyên nhân chính là: Cơng nghiệp hóa nhanh chóng, đơ thị hóa nhanh
chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống
thoát nước, cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức
khỏe nhân dân và môi trường trong sạch (Lê Huy Bá, 2002).
- Theo Ston (1999), hàng trăm dặm sơng chảy qua TP. New York đã khơng
cịn sự sống do chất thải của một số nhà máy trong nhiều năm tồn đọng chưa
được giải quyết. Ước tính các ngành cơng nghiệp thực phẩm, giấy, hóa chất trên
tồn nước Mỹ hàng năm thải ra sông một lượng cặn bã lỏng là 954,5 tỷ m3 với
các chất ô nhiễm chỉ thị khác nhau.
- Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch và ơ
nhiễm nguồn nước trầm trọng. Theo thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWWI)
được công bố tại “Tuần lễ nước thế giới" ngày 21-8-2014 780 triệu người không
được tiếp cận với nguồn nước sạch an tồn. Ước tính khoảng 3,5 triệu người
khơng được đáp ứng quyền sử dụng nước và 2,5 tỷ người sử dụng nước không
đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh. Ước tính khoảng 80% lượng nước thải trên tồn cầu

và 90% lượng nước thải của các nước đang phát triển không được thu thập và xử
lý trước khi thải ra môi trường, đe dọa sức khỏe con người và môi trường.
- Trong khi đó nhu cầu nước ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông ngiệp và nâng cao mức sông của con người. Theo sự ước tính, bình
qn tồn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp sử dụng cho công
nghiệp và 10% cho sinh hoạt, giải trí (Chiras, 1991).
- Như vậy nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng và ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe của con người.
2.1.2. Hiện trạng mơi trường nước mặt ở Việt nam
- Việt Nam có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sơng
lớn có diện tích trên 10.000 km2. Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú,
chiếm khoảng 2% tổng lượng dịng chảy của các sơng trên thế giới. Tổng lượng
dịng chảy sơng ngịi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km3,
trong đó tổng lượng ngồi vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng chảy
nội địa là 340 km3, chiếm 40% (Bộ TNMT, 2010).
- Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước
thách thức hết sức lớn về nạn ONMT nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp

5


và đô thị.
- Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sơng chính cịn khá
tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề.
Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước
đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như:
BOD5, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (Lê Quốc Tuấn
và cs., 2013).
- Đặc biệt nghiêm trọng là các con sông nằm trong nội thành nội thị. Chúng
bị ô nhiễm ngiêm trọng bởi thường xuyên phải tiếp nhận những nguồn thải trực

tiếp với lượng rất lớn hàng ngày. Bảng 2.3 chỉ ra nồng độ các chất ô nhiễm ở
những con sông ở Việt Nam năm 2006.
Bảng 2.3. Chất lượng môi trường nước Việt Nam năm 2006
Lưu vực sông

Thượng lưu

Hạ

Nước

Nước

Vùng

sông

lưu sông

ngầm

ven bờ

Đông Bắc

+++++

++

++++


+++

Đồng bằng sông Hồng

++++

++

+++

+++

Bắc Trung Bộ

++++

+++

++++

++++

Nam Trung Bộ

+++++

++

++++


++++

Tây Nguyên

+++++

++++

+++++

++++

Đông Nam Bộ

++++

+

+++

++

Đồng bằng sông Cửu Long

++++

++

+++


+++

Tây Bắc

+++++

++++

+++++
Nguồn: Bộ TNMT (2006)

Ghi chú: Chất lượng nước sẽ giảm dần theo số lượng dấu (+) từ tốt giảm dần về ngoài tiêu chuẩn cho phép

- Bên cạnh chất lượng nước của các con sơng đều suy giảm thì chất lượng
nước tại các ao, hồ, kênh, mương tại các khu vực cũng bị ơ nhiễm cục bộ. Ở
thành thị nước hồ thì bị ơ nhiễm chủ yếu do NTSH, cịn ở nơng thơn thì nước mặt
lại bị ơ nhiễm bởi hoạt động của các làng nghề thủ cơng (Bộ TNMT, 2008).
- Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước
đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá
mức tài nguyên nước và BĐKH. Sự suy kiệt và diễn biến bất thường của các
nguồn tài nguyên nước phản ánh thực tế Việt Nam đã và đang đứng trước nguy

6


cơ thiếu nước về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa, Đặc biệt việc cạn kiệt nguồn nước
thể hiện rõ nhất trong năm nay, khi các vùng ĐBSH, miền Trung, Tây Nguyên,
và ĐBSCL đều gặp hạn (Bộ TNMT, 2010).
Nguồn nước bị ơ nhiễm là ngun nhân chính dẫn đến hàng loạt các bệnh

liên quan đến đường ruột, phụ khoa, tiêu hóa, da liễu, thậm chí là cả bệnh ung
thư. Năm 2007 cả nước có 992.137 người dân nơng thơn bị bệnh tiêu chảy,
38.529 người mắc bệnh lỵ trực khuẩn, 3.021 người mắc bệnh thương hàn do sử
dụng nước sinh hoạt khơng đảm bảo vệ sinh, trong đó 88% trường hợp mắc bệnh
là do thiếu nước sạch (Bộ TNMT, 2010).
Bảng 2.4. Các bệnh liên quan đến môi trường nước tại Kon Tum giai đoạn
2006 - 2010
Tên bệnh

Số người mắc bệnh
2006

2007

2008

2009

2010

Lỵ

6.073

4.977

4.043

5855


11.355

Tiêu chảy

12.488

10.688

11.171

14.457

9.609

Nhiễm khuẩn

135

134

199

240

250

Nấm

2


2

2

4

0

Ngộ độc

2

21

36

41

12

Bệnh do tiếp xúc với
động thực vật có độc

0

99

131

110


34

Nguồn: Bộ TNMT (2012)

- Có thể nhận thấy rằng tỷ lệ số ca mắc bệnh khơng hề có xu hướng giảm
mặc dù điều kiện vật chất của các cơ sở y tế ngày càng được nâng cao. Đáng lo
ngại hơn là số ca bị mắc bệnh tiêu chảy chiếm số lượng rất lớn.
- Những quy định nghiêm ngặt về nước thải cơng nghiệp đã giảm bớt phần
nào tình trạng ơ nhiễm chất độc hại. Tuy nhiên, các con sông và đường biển tại
những khu đô thị vẫn bị ô nhiễm nặng nề do các chất hữu cơ và sinh vật phù du.
- Cuối cùng, sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm
nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu khơng có các biện pháp quản lý tốt tài
ngun nước. Cũng vì lẽ đó mà người ta cho rằng, khủng hoảng nước hiện nay
khơng chỉ do nước q ít không đủ để thoả mãn nhu cầu của con người mà còn
do sự quản lý nguồn nước quá kém gây nên hàng tỷ người và môi trường gánh
chịu hậu quả.

7


2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt ở Việt Nam
Tùy theo đặc trưng của từng khu vực mà môi trường tiếp nhận những nguồn
ô nhiễm khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể đến ba nguồn thải chính tác động đến
môi trường nước mặt gồm nguồn thải nông nghiệp, cơng nghiệp, và sinh hoạt.
2.1.3.1. Ơ nhiễm do hoạt động sinh hoạt
- Q trình đơ thị hóa Việt Nam diễn ra nhanh chóng, cơ sở hạ tầng ngày
càng phát triển nhưng vấn đề BVMT chưa thật sự được quan tâm. Đặc biệt là hệ
thống xử lý NTSH của nước ta vô cùng thô sơ.
- Thành phần NTSH phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước, đặc điểm hệ thống

thoát nước điều kiện trang thiết bị vệ sinh và có thể tham khảo theo bảng 2.5.
Bảng 2.5. Thành phần NTSH khu dân cư
STT

Chỉ tiêu

Trong khoảng

Trung bình

1

Tổng chất rắn ( TS), mg/l

350 - 1.200

720

2

Chất rắn hoà tan (TDS) , mg/l

250 - 850

500

3

Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l


100 - 350

220

4

BOD5, mg/l

110 - 400

220

5

Tổng Nitơ, mg/l

20 - 85

40

6

Nitơ hữu cơ, mg/l

8 - 35

15

7


Nitơ Amoni, mg/l

12 - 50

25

8

Nitơ Nitrit, mg/l

0 - 0,1

0,05

9

Nitơ Nitrat, mg/l

0,1 - 0,4

0,2

10

Clorua, mg/l

30 - 100

50


11

Độ kiềm , mgCaCO3/l

50 - 200

100

12

Tổng chất béo, mg/l

50 - 150

100

13

Tổng Phốt pho, mg/l

8
Nguồn: Metcalf and Eddy (1991)

- Đặc trưng của NTSH là hàm lượng chất hữu cơ lớn (từ 50 đến 55%), các
chất hoormon, các chất kích thích, chất tẩy rửa tổng hợp, các vitamin từ chất bài
tiết của con người động vật; một lượng lớn các VSV trong đó có VSV gây bệnh.

8



Đồng thời trong nước thải cịn có nhiều vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ, cần thiết
cho các quá trình chuyển hố chất bẩn trong nước. Trong nước thải đơ thị cịn có
vi khuẩn gây bệnh phát triển, tổng số Coliform từ 106 đến 109 MPN/100ml,
Fecal Coliform từ 104 đến 107 MPN/100ml (Thu Trang, 2013).
- Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư đô thị ngày càng tăng nhanh do sự
phát triển dân số và dịch vụ đô thị (thể hiện qua bảng 2.6) trong khi đó hầu hết
các đơ thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Bảng 2.6. Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong NTSH đô
thị giai đoạn 2006 - 2009 tại Việt Nam
Lưu lượng NTSH
Năm

đô thị
(m3/ngày)

Tổng thải lượng các chất (kg/ngày)
TSS

BOD

COD

2006

1.823.408

2.450.205

1.128.234


2.131.108

2007

1.871.912

2.515.382

1.152.246

2.187.797

2008

1.938.664

2.605.080

1.199.548

2.265.814

2009

2.032.000

2.730.500

1.257.300


2.374.900
Nguồn: Bộ TNMT (2010)

Ghi chú: Tính tốn dựa trên hệ số phát thải của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO, 1993)

- Qua bảng 2.8 ta thấy quá trình đơ thị hóa diễn ra nhanh đã tạo ra sức ép về
nhiều mặt, làm tăng lượng chất thải sinh hoạt. Trong khi đó phần lớn các bãi
chơn lấp hiện nay đều không đươc xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong
trạng thái quá tải, nước rỏ rỉ ra từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ONMT
nước nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huân và cs ( 2010) về
ảnh hưởng của nước NTSH tới chất lượng nước sơng Tơ Lịch thì các chỉ tiêu cơ
bản của các mẫu nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt theo
QCVN 08 : 2008/BTNMT, cột B2. Cụ thể DO rất thấp,chỉ từ 0,32 - 0,89 mg/l;
BOD từ 25 - 64 mg/l, COD từ 46 - 91 mg/l vào màu khô và 27 - 74 mg/l trong
mùa mưa; NH3 từ 1,33 - 7,88 mg/l; Coliform vượt giới hạn ở tất cả các mẫu từ 5
- 130 lần.
- Như vậy NTSH của đô thị, các khu dân cư và các cơ sở dịch vụ, cơng
trình cơng cộng có khối lượng lớn, hàm lượng chất bẩn cao, nhiều vi khuẩn gây
bệnh là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước.

9


2.1.3.2. Ơ nhiễm do hoạt động nơng nghiệp
- SXNN đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Với khoảng
70% dân số ở vùng nông thôn. Theo Bộ TNMT (2010) nông nghiệp là ngành sử
dụng nhiều nước nhất chủ yếu là để phục vụ tưới lúa và hoa màu (Hình 2.1)

Hình 2.1. Tỷ lệ sử dụng nước một số ngành ở Việt Nam năm 2010
Nguồn: Bộ TNMT (2010)


- Sản lượng và năng suất cây trồng không ngừng nâng cao kép theo nhu cầu
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều. Theo tính toán của
Bộ NN&PTNT (2008) ở Việt Nam, hiệu suất sử dụng phân Đạm mới chỉ đạt 30 45%, Lân từ 40 - 45% và Kali từ 40 - 50% tùy theo chất đất và giống cây trồng,
tùy thời vụ. Như vậy còn 55 - 75% lượng Đạm tươi tương đương với khoảng 2
triệu tấn Supe Lân và 50 - 60% lượng Kali tương đương với khoảng 340 nghìn
tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất chưa sử dụng.
- Lượng phân chưa sử dụng một phần còn lại trong đất một phần bị rửa trôi
theo nước mặt do mưa, theo các cơng trình thủy lợi ra các ao hồ, sơng suối gây
ONMT nguồn nước mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước
ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat
hóa gây ra do ơ nhiễm khơng khí. Lượng Nitơ và Photpho trong phân bón dư
thừa theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Hàng năm, nước ta sử dụng trung bình 15000 - 25000 tấn thuốc bảo vệ
thực vật. Bình quân một ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 - 0,5 kg thuốc bảo vệ thực
vật. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây ra phú dưỡng hoặc ô nhiễm độc nước.
Đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng SXNN, đặc biệt 2 châu thổ sông Hồng
và sông Cửu Long (Bộ TNMT, 2010).

10


- Nước chảy tràn trên mặt đất do mưa hoặc do thốt nước ra từ đồng ruộng là
nguồn ơ nhiễm nước sơng, hồ do cuốn theo nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, phân
bón vơ cơ, hữu cơ và xác chết động, thực vật. Phân và nước tiểu của động vật là
nguồn ô nhiễm khá lớn đối với các nguồn nước, nó làm tăng chất ơ nhiễm dễ phân
hủy sinh học và nhiều loại VSV gây bệnh trong nước. Các loại phân bón vơ cơ gây
phú dưỡng nguồn nước, thuốc bảo vệ thực vật làm tăng chất hữu cơ khó phân hủy
trong nước, gây độc cho hệ sinh vật nước (Võ Dương Mộng Huyền và cs., 2013).
2.1.3.3. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp

- Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và KCN là
nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa.
- Trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều
ngành cơng nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, cũng như phạm vi phân bố. Cùng
với đó là sư gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư cho hệ thống xử lý
nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Vùng Đông Nam Bộ, với tồn bộ các tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn, là vùng có lượng
phát sinh nước thải lớn nhất cả nước. Số lượng KCN có hệ thống xử lý đang ở
mức trung bình (50 - 60%) hơn nữa 50% trong số đó vẫn chưa hoạt động hiệu
quả (Bộ TNMT, 2012).
Bảng 2.7. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải từ các KCN vùng Đông Nam Bộ năm 2009
Khu vực

Lượng
nước thải
m3/ngày

TSS

BOB5

COD

Tổng N

Tổng P

TP. HCM


57.700

12.694

7.905

18.406

3.347

4.616

Đồng Nai

179.066

39.395

24.532

57.122

10.386

14.325

Bà Rịa Vũng
Tàu
Bình Dương


93.550

20.581

12.816

29.482

5.426

7.484

45.900

10.098

6.288

14.642

2.662

3.672

Tây Ninh

11.700

2.574


1.603

3.732

679

936

Bình Phước

100

22

14

32

6

8

Long An

25384

5.585

2.478


8098

1.472

2.031

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

Nguồn: Bộ TNMT (2009)

11


- Nhiều KCN đã có hệ thống nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đầu nối của
các doanh nghiệp trong còn thấp. Nhiều nơi doanh ngiệp xây dựng hệ thống xử
lý nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực
trạng đã dẫn đến phần lớn nước thải của các KCN khi xả ra môi trường đều có
thơng số ơ nhiễm cao hơn nhiều so với quy chuẩn.
- Làng nghề cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước rất lớn, đặc
biệt là ở đồng bằng sông Hồng, nơi tập trung nhiều làng nghề nhất cả nước với
900 làng nghề (chiếm gần 60,5% tổng làng nghề trên cả nước). Điển hình như
làng nghề Vân Hà (Làng Vân Hà, Bắc Giang) có hơn 880 hộ gia đình nấu rượu.
Người dân ở đây lấy các phế phẩm từ việc nấu rượu để nuôi lợn, trong làng có
khoảng 15.000 đến 200.000 con lợn, mỗi ngày làm phát sinh 1.500 m3 nước thải,
gần 100 m3 rác chủ yếu là phân gia súc. Tất cả không được xử lý mà đổ trực tiếp
ra ao hồ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước (Bộ TNMT, 2008).
Hoạt động sản xuất tác động lực lớn lên môi trường nước mặt Việt Nam.
2.1.4. Thực trạng nước mặt tại tỉnh Lai Châu
- Lai Châu là vùng lưu vực sông Đà, mật độ sông suối cao từ 5,5- 6
km/km2. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 04 con sơng lớn là sơng Đà, sơng Nậm

Na, sông Nậm Mạ và sông Nậm Mu. Sông Đà dài 910 km, có diện tích lưu vực
lên tới 52.900 km2, đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài 543 km qua các tỉnh
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
- Sông Nậm Na có diện tích lưu vực khoảng 2.190 km2, chảy qua các địa
bàn gồm toàn bộ huyện Phong Thổ, khu vực Tam Đường, phần tây Bắc của Sìn
Hồ với mơ đun dịng chảy trung bình 40-80 m3/s. Sơng Nậm Mạ chảy qua tồn
bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tổng diện tích lưu vực khoảng 930 km2, độ
dốc khá nhỏ, chế độ dịng chảy thuận, mơ đun trung bình đạt 50 m3/s. Sông Nậm
Mu chảy dọc theo thung lũng Bình Lư, Than Un có diện tích lưu vực khoảng
170 km2, mơ đun dịng chảy mùa kiệt đạt 8 m3/s, mùa lũ đạt 12-14 m3/s. Ngồi
ra, cả tỉnh cịn có hàng trăm con suối nhỏ là phụ lưu của các con sơng nói trên.
- Nhìn chung, nguồn nước lục địa trên địa bàn tỉnh Lai Châu có chất lượng
tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ơ nhiễm. Kết quả phân tích các mẫu nước mặt các
năm từ 2010 - 2015 cho thấy, các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho phép
QCVN 08: 2008/BTNMT (cột B). Tuy nhiên, khi so sánh với QCVN 08:
2008/BTNMT cột A (áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp

12


×