Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và sức khỏe người lao động tại một số doanh nghiệp sản xuất xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.4 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÀNH TRUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trịnh Quang Huy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Thành Trung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Trịnh Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Xây dựng; Trung
tâm y học dự phịng nghành Xây dựng; Cơng ty xi măng Vicem Hồng Thạch; Công ty
xi măng Vicem Tam Điệp đã giúp đỡvà tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 24 tháng 6. năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. II
MỤC LỤC .................................................................................................................. III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. VI
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. VII
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... IX
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1

1.2.

GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .........................................................................2

1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2

1.4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................2

1.4.1.

Phạm vi thời gian ..........................................................................................2

1.4.2.


Phạm vi khơng gian .......................................................................................2

1.5.

NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI...........................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................4
2.1.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
TẠI VIỆT NAM ............................................................................................4

2.1.1.

Tổng quan về nhu cầu cung và cầu ngành xi măng ........................................4

2.1.2.

Năng lực sản xuất ..........................................................................................5

2.1.3.

Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đầu ngành .................6

2.2.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT XI
MĂNG TẠI VIỆT NAM ...............................................................................7


2.2.1.

Trình độ cơng nghệ........................................................................................7

2.2.2.

Các ngun liệu, nhiên liệu thay thế trong ngành công nghiệp xi măng........ 10

2.3.

CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM VÀ TÁC HẠI CỦA CHẤT Ô NHIỄM TỚI
SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XI
MĂNG ........................................................................................................ 13

2.4.

TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE
NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG TRÁNH
TRONG MƠI TRƯỜNG SẢN XUẤT......................................................... 15

2.4.1.

Điều kiện vi khí hậu ....................................................................................15

iii


2.4.2.

Tiếng ồn ...................................................................................................... 21


2.4.3.

Bụi và ảnh hưởng của bụi ............................................................................ 25

2.4.4.

Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất ........................................................28

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 32
3.1.

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU....................... 32

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 32

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................32

3.1.3.

Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 32

3.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 32


3.3.

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ............................... 32

3.3.1.

Phương pháp điều tra ...................................................................................32

3.3.2.

Đo đạc và phân tích mơi trường làm việc của người lao động tại các địa
điểm nghiên cứu .......................................................................................... 34

3.3.3.

Phương pháp khảo sát tình trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật, bệnh nghề
nghiệp và liên quan đến nghề nghiệp ...........................................................36

3.3.4.

Phương pháp xác định bệnh nghề nghiệp ..................................................... 37

3.3.5.

Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khỏe
công nhân .................................................................................................... 39

3.3.6.

Phương pháp xử lí số liệu ...........................................................................39


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................40
4.1.

ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ CÔNG NGHỆ TẠI 02 CÔNG TY SẢN
XUẤT XI MĂNG ....................................................................................... 40

4.1.1.

Cơng ty xi măng Vicem Hồng Thạch ......................................................... 40

4.1.2.

Công ty xi măng Vicem Tam Điệp .............................................................. 46

4.2.

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI 02 CÔNG TY .............. 53

4.3.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CÔNG TY
SẢN XUẤT XI MĂNG ...............................................................................59

4.3.1.

Đánh giá điều kiện vi khí hậu ...................................................................... 59

4.3.2.


Các yếu tố vật lý .......................................................................................... 60

4.3.3.

Hơi khí độc.................................................................................................. 65

4.4.

ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI 02 CÔNG TY SẢN XUẤT XI MĂNG .............. 67

iv


4.5.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG72

TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT XI MĂNG ............................................................ 72
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................74
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................74

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 76


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

(n)

: Số mẫu phân tích

KK

: Khơng khí

KQ

: Kết quả

KS

: Khảo sát

LUX

: Đơn vị đo cường độ chiếu sáng

PX


: Phân xưởng

XM

: Xi măng

SXXM

: Sản xuất xi măng

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

BVMT

: Bảo vệ mơi trường

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TCVSLĐ

: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


STT

: Số thứ tự

HOSE

: Sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh

HNX

: Sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội

BCC

: Cổ phiếu cơng ty xi măng Bỉm Sơn

HOM

: Cổ phiếu công ty xi măng Hoàng Mai

NLĐ

: Người lao động

TNLĐ

: Tai nạn lao động

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Năng lượng bức xạ và mức độ ảnh hưởng ................................................. 17
Bảng 2.2. Biến đổi về cảm giác nhiệt da trán ............................................................. 19
Bảng 2.3. Thời gian tiếp xúc với mức âm tương đương .............................................23
Bảng 3.1. Số lượng mẫu đo đạc phân theo khu vực sản xuất ......................................34
Bảng 4.1. Cơ cấu lao động của Công ty xi măng Tam Điệp .......................................52
Bảng 4.2. Phân loại lao động theo tuổi đời ................................................................53
Bảng 4.4. Phân loại công việc ...................................................................................54
Bảng 4.5. Học tập về an tồn lao động ...................................................................... 54
Bảng 4.6. Tình trạng sử dụng các loại phương tiện bảo hộ lao động .......................... 55
Bảng 4.7. Đánh giá chủ quan về tình trạng sử dụng và tác dụng của các loại
phương tiện bảo hộ lao động ..................................................................... 55
Bảng 4.8. Thói quen trong làm việc và sinh hoạt .......................................................57
Bảng 4.9. Tiền sử về bệnh tật .................................................................................... 57
Bảng 4.10. Một số biểu hiện sức khỏe (điều tra) ..........................................................58
Bảng 4.11. Một số biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý thần kinh........................................ 58
Bảng 4.12. Tình hình dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu (khám sức khỏe
định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động) ...........................59
Bảng 4.13. Các yếu tố vi khí hậu ................................................................................. 59
Bảng 4.14. Độ chiếu sáng, cường độ tiếng ồn chung ...................................................60
Bảng 4.15. Cường độ tiếng ồn phân tích theo dải tần tại 02 đơn vị .............................. 62
Bảng 4.16. Nồng độ bụi tại 02 đơn vị ..........................................................................64
Bảng 4.17. Nồng độ hơi khí tại 02 đơn vị .................................................................... 65
Bảng 4.18. Tình hình khám sức khỏe của người lao động tại 2 đơn vị ......................... 67
Bảng 4.19. Phân bố bệnh tật ........................................................................................ 68
Bảng 4.20. Phân bố bệnh tật theo nhóm đối tượng....................................................... 69
Bảng 4.21. Phân bố bệnh tật theo các đơn vị ............................................................... 69
Bảng 4.22. Phân bố bệnh đường hô hấp theo các nhóm đối tượng ...............................70
Bảng 4.23. Bệnh đường tiêu hóa ................................................................................. 70

Bảng 4.24. Các triệu chứng của bệnh tâm thần kinh ....................................................70

vii


Bảng 4.25. Bệnh về da ................................................................................................ 71
Bảng 4.26. Bệnh cơ khớp xương .................................................................................71
Bảng 4.27. Kết quả chụp xquang phổi theo các đơn vị ................................................ 71
Bảng 4.28. Kết quả đo chức năng hơ hấp.....................................................................72
Bảng 4.29. Kết quả đo thính lực sơ bộ ......................................................................... 72

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sản xuất tiêu thụ xi măng qua các năm (triệu tấn/năm) ................................5
Hình 2.2. Sơ đồ các công đoạn sản xuất xi măng dây chuyền công nghệ lị quay ..........10
Hình 2.3. Các dạng chất thải phát sinh trên từng cơng đoạn sản xuất xi măng .......... 13
Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ đang được áp dụng tại Cơng ty xi măng
VICEM Hồng Thạch ............................................................................... 41
Hình 4.2. Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu .................................................................42
Hình 4.3. Dây chuyền nghiền ngun liệu................................................................. 43
Hình 4.4. Lị nung ..................................................................................................... 43
Hình 4.5. Dây chuyền nghiền xi măng ...................................................................... 44
Hình 4.6. Dây chuyền đóng bao xi măng ..................................................................45
Hình 4.7. Khu xuất thủy và tồn cảnh nhà máy .........................................................46
Hình 4.8. Silo xi măng .............................................................................................. 46
Hình 4.9. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ đang được áp dụng tại Công ty xi măng
VICEM Tam Điệp ..................................................................................... 48
Hình 4.10. Khu văn phịng làm việc Cơng ty xi măng Vicem Tam Điệp .....................52

Hình 4.11. Khu vực sản xuất Công ty xi măng Vicem Tam Điệp ................................53

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thành Trung
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và sức khỏe người lao động
tại một số doanh nghiệp sản xuất xi măng.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm mơi trường lao động trong các dây chuyền sản xuất xi măng
tại một số cơ sở sản xuất xi măng. Đánh giá tình trạng sức khỏe và đặc điểm bệnh liên
quan đến nghề nghiệp của người lao động tại một số cơ sở sản xuất xi măng.Môi trường
làm việc của công nhân ngành xi măng khá độc hại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
người lao động như yếu tố tâm lý (lao động căng thẳng), yếu tố vật lý (tiếng ồn, vi khí
hậu, bụi, bức xạ, ánh sáng v.v…). Để bảo vệ quyền lợi thiết thực cho người lao động,
đặc biệt với công nhân trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì việc
tìm hiểu, phát hiện các bệnh da nghề nghiệp từ đó đề ra các biện pháp dự phịng, điều trị
nhằm hạn chế các ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động là vơ cùng cần thiết. Từ đó,
đề xuất giải pháp quản lý môi trường và các giải phápdự phòng các bệnh liên quan đến
tiếp xúc nghề nghiệp cho người lao động thuộc ngành xi măng.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Đo đạc và phân tích môi trường làm việc của người lao động tại các địa
điểm nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát tình trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật, bệnh nghề nghiệp
và liên quan đến nghề nghiệp.
- Phương pháp xác định bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan với nghề nghiệp.
- Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của môi trường lao động tới sức khỏe cơng nhân.
- Phương pháp xử lí số liệu.
Kết quả chính và kết luận
- Quan nghiên cứu về thực trạng cơng nghệ và tình hình lao động của các
cơng ty sản xuất xi măng trong nghiên cứu cho thấy đặc trưng của ngành xi măng:
Khối lượng máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất xi măng là lớn và nhiều nên đòi
hỏi phải một số lượng lao động tương ứng để vận hành và theo dõi, do đó lực lượng

x


công nhân kỹ thuật của công ty chiếm trên 50% tổng sống lao động. Mặt khác, đây
là ngành công nghiệp nặng, mức độ độc hại cao, thời gian làm việc 3 ca liên tục nên
thơng thích hợp với lao động nữ do đó số lao động nữ trong cơng ty chiếm 15% mà
phần lớn là khối hành chính và các đơn vị phụ trợ.
- Kết quả khảo sát về vi khí hậu cho thấy các vị trí này đều có nhiệt độ cao
hơn TCVSCP, có tới 40/60 mẫu đo vượt TCVSLĐ từ 1,6-2 oC.Cường độ ồn chung
của Công ty xi măng Vicem Tam Điệp và Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đều
vượt tiêu chuẩn từ 6,6-6,8 dBA. Nồng độ bụi hơ hấp và bụi tồn phần tổng số đo 60
mẫu có 37 mẫu khơng đạt TCVSCP, hầu hết các mẫu vượt TC đều ở các vị trí khu
vực nghiền. Hàm lượng silic từ 2,1-3,2%. Nồng độ hơi khí CO, CO2 trong tổng số
30 mẫu có 14 mẫu vượt TCVS tập trung ở 2 công ty. Nồng độ SO2 và NO2 trong
tổng số 30 mẫu đo, có 8 mẫu khơng đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
- Kết quả trên cho thấy sức khỏe người lao động của các đơn vị này tương đối
tốt, tuy nhiên đối tượng thuộc sức khỏe loại I tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi đời từ 2040 tuổi.Phân loại lao động theo tuổi đời cho thấy ở độ tuổi từ 31-40 tuổi chiếm tỉ lệ cao
nhất 39,3%. Tuổi đời trên 50 tuổi chỉ có 7,3%.Đa số người lao động có tuổi đời từ 3140 và ≤30 chiếm tỉ lệ cao là (39,3% và 35,5%). Nhóm có tuổi đời ≥50 tuổi chiếm tỉ lệ
rất thấp 7,3%. Nhìn chung đối tượng nghiên cứu ở lứa tuổi còn trẻ, đang trong độ tuổi

lao động sung sức. Nhóm cơng nhân có tuổi nghề ≥5-10 và <20 năm chiếm tỉ lệ cao
nhất 56%; Nhóm có tuổi nghề >20 năm chiếm tỉ lệ thấp nhất 15,3%; Nhóm lao động có
tuổi nghề dưới 5 năm cũng chiếm tỉ lệ khá cao 28,7%.
- Trong số 300 đối tượng nghiên cứu có 258 là nam giới chiếm 86% và 42 là nữ và
chiếm 14%. Trong công nghiệp sản xuất xi măng là nghề nặng nhọc độc hại, được xếp vào
lao động loại V. Công việc này chỉ phù hợp với nam giới hơn là nữ.
- Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra được các nhóm giải pháp gồm:
Giải pháp về biện pháp kỹ thuật; Giải pháp về biện pháp tổ chức lao động; Giải pháp về
giám sát y tế và sức khỏe; Các giải pháp về phương tiện bảo hộ lao động cá nhân.

xi


THESIS ABTRACT
Full name: Nguyen ThanhTrung
Thesis title: Assessment of the environmental quality's current status of and worker's
health at some cement factories
Major: Environmental Science

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Research on the working environment characteristics of cement production lines
at some cement factories. Assess the health status and characteristics of occupational
diseases of employees at some cement factories. The working environment of workers
in the cement industry is quite toxic, with many factors affecting workers such as
psychological factors (labor stress), physical factors (noise, microclimate, dust,
Radiation, light, etc.). In order to protect the practical interests of workers, especially
workers in heavy, hazardous or dangerous working conditions, the investigation and

detection of occupational skin diseases to find out prophylaxis, treatment to limit the
impact on the health of workers is extremely necessary. From that, propose solutions to
environmental management and preventive measures related to occupational exposure
to workers in the cement industry.
Materials and Methods:
- Method of investigation
- Measure and analyze the working environment of the employees at the study sites
- Method of surveying health status, morbidity, industrial diseases and
occupational disease.
- Method to identify industrial diseases and occupational diseases
- Method of assessing the impact of the working environment on workers' health
- Data processing method
Main results and conclusions
- Research on the current state of technology and labor situation of the cement
companies shows characteristics of the cement industry: The volume of machinery and
equipment of cement production lines is huge that requires a corresponding number of
employees to operate and monitor, so the company's technical workers account for more
than 50% of total labor. On the other hand, this is a heavy industry with high levels of

xii


toxicity and working time of 3 consecutive shifts which should not be suitable for
female workers. Therefore, the number of female employees in the company accounts
for 15% who mainly work for administrative and supportive units.
- Microclimate survey results show that these sites have higher temperature than
TCVSC, up to 40/60 samples exceeded TCV from 1.6-2oC. The noise intensity of
Vicem Tam Diep Cement Company and Vicem Hoang Thach Cement Company both
exceeds the standard of 6.6-6.8 dBA. Of Concentration of total respirators and dusts of
60 samples, there were 37 samples which failed to meet hygienic allowed standards,

most of them were in the grinding area. Silicon content is from 2.1 to
3.2%. Concentration of CO, CO2 in total of 30 samples with 14 samples exceeded the
standard of hygiene in 2 companies. Of 30 samples with SO2 and NO2 concentrations,
8 samples do not meet hygiene standards.
- The above results show that the health of the employees of these units is
relatively good, however, subjects in I health category mainly focus on the age group of
20-40 years old. Classification of labor by age shows that the highest proportion is 3940% in the age group of 31-40. The age of over 50 is only 7.3%. Most of the workers
aged 31-40 and ≤30 accounts for a high proportion (39.3% and 35.5%). The age group
≥50 years old accounts for a very low 7.3%. In general, man power is young and in
working age. Groups of workers having working seniority ≥5-10 and <20 years
accounted for the highest rate of 56%; Groups with seniority > 20 years occupied the
lowest rate of 15.3%; The group of workers working less than 5 years occupies a high
rate of 28.7%.
Of the 300 subjects studied, 258 were males, accounting for 86% and 42
females, accounting for 14%. In industry, cement production is a heavy, hazardous
occupation, classified as Class V. This job is more suitable for men than for women.
- From the results of research, the topic has given the groups of solutions,
including: Solutions to technical measures;

Solutions to labor organization

measures; Solutions to medical and health surveillance; Solutions to personal
protective equipment.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành cơng nghiệp xi măng của Việt Nam đã có lịch sử phát triển trên 100

năm, bắt đầu từNhà máy xi măng Hải Phòng được thành lập năm 1899. Từ năm
1991 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh nhất của ngành xi măng Việt Nam. Sau
19 năm, tổng công suất thiết kế đã gấp 13 lần và Việt Nam trở thành nước đứng
đầu khối ASEAN về sản lượng xi măng. Năm 2010, tổng công suất thiết kế các
nhà máy xi măng đạt 63 triệu tấn, năng lực sản xuất 53 triệu tấn, về cơ bản cung đã
vượt cầu. Theo định hướng quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam, tổng
công suất năm 2015 là 84 triệu tấn và đến năm 2025 là 121 triệu tấn.
Việt Nam đang trong quá trình đơ thị hóa nên nhu cầu xây dựng dân dụng,
công nghiệp, giao thông cần rất nhiều xi măng. Mặt khác, nước ta rất dồi dào về
nguyên liệu (đá vôi, đá sét, phụ gia)... và có điều kiện tiếp cận với những công
nghệ, thiết bị mới nhất. Đặc biệt, với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của Việt
Nam được đào tạo liên tục, được hỗ trợ từ nguồn vốn vay trong và ngoài nước là
nền tảng thuận lợi cho sự phát triển.
Khác với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cứ ở đâu có nhà máy xi
măng là ở đó hình thành các cụm dân cư xung quanh, vấn đề quan hệ nhà sản
xuất với cộng đồng dân cư trở nên rất quan trọng. Do đó, ngành xi măng đang
góp phần phá vỡ mơi trường cảnh quan và ô nhiễm tại các khu dân cư. Từ những
thực tế trên, địi hỏi ngành xi măng phải có những biện pháp tích cực nhằm sử
dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi truờng (BVMT).
Tuy nhiên, thách thức lớn hiện nay của ngành xi măng là phải tìm được giải pháp
quản lý cũng như áp dụng công nghệ phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng tiết
kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất clinker - xi măng, góp phần giảm giá
thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và BVMT, sức
khỏe con người.
Môi trường làm việc của công nhân ngành xi măng khá độc hại, có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến người lao động như yếu tố tâm lý (lao động căng thẳng),
yếu tố vật lý (tiếng ồn, vi khí hậu, bụi, bức xạ, ánh sáng v.v…), yếu tố hóa học
(hóa chất, sơn, hơi khí độc: CO, CO2 , H2, NO2, NO3, C6H6 v.v…). Để bảo vệ
quyền lợi thiết thực cho người lao động, đặc biệt với công nhân trong điều kiện


1


lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì việc tìm hiểu, phát hiện các bệnh da
nghề nghiệp từ đó đề ra các biện pháp dự phòng, điều trị nhằm hạn chế các ảnh
hưởng tới sức khỏe người lao động là vơ cùng cần thiết.
Cho tới nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về tác động mơi trường
lao động tới sức khỏe của người làm việc. Vì vậy để đánh giá đúng thực trạng
bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của cơng nhân ngành xi măng, trên cơ sở đó để
đưa ra các biện pháp phòng chống các yếu tố tác động đến sức khỏe là việc làm
rất cần thiết. Chính vì lý do trên chúng tơi thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và sức khỏe người lao
động tại một số doanh nghiệp sản xuất xi măng”
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Môi trường lao động của cơng nhân ngành xi măng khơng đảm bảo và có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến người lao động.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu đặc điểm mơi trường lao động trong các dây chuyền sản xuất xi
măng tại một số cơ sở sản xuất xi măng.
- Đánh giá tình trạng sức khỏe và đặc điểm bệnh liên quan đến nghề
nghiệp của người lao động tại một số cơ sở sản xuất xi măng.
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường và các giải pháp dự phòng các
bệnh liên quan đến tiếp xúc nghề nghiệp cho người lao động thuộc ngành xi
măng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong 15 tháng (từ 03/2016 đến 05/2017).
1.4.2. Phạm vi không gian
Tiến hành nghiên cứu tại Công ty xi măng Vicem Tam Điệp - xã Quang
Sơn, TP Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình và Cơng ty xi măng VicemHồng Thạch - xã

Kinh Tân, Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học về hiện trạng môi trường lao
động và sức khỏe của người lao động trong ngành sản xuất xi măng. Những kết

2


quả điều tra của đề tài có tính đại diện nên có độ tin cậy để hỗ trợ q trình đưa
ra những giải pháp nâng cao việc bảo vệ sức khỏe người lao động ngành sản xuất
xi măng tại một số doanh nghiệp.
Ngồi ra, những số liệu phân tích cũng giúp cảnh báo về mức độ an tồn
của mơi trường lao động, sức khỏe người lao động, giúp giảm thiểu được các rủi
ro xấu có thể xảy ra.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà sử dụng lao động,
các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học có thể tham khảo để áp dụng
vào các nhiệm vụ mà mình triển khai.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Tổng quan về nhu cầu cung và cầu ngành xi măng
Hiện nay có 46 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh trong
ngành xi măng, với tổng công suất lên đến 68.5 triệu tấn/năm, trong đó gồm có:
68 dây chuyền lị quay với tổng công suất thiết kế 67.32 triệu tấn/năm và 13 dây
chuyền xi măng lị đứng với tổng cơng suất thiết kế 1.18 triệu tấn/năm. Trong khi
đó nhu cầu tiêu thụ trong nước liên tục bị sụt giảm. Năm 2012 tồn ngành cơng

nghiệp xi măng tiêu thụ 53.61 triệu tấn xi măng và clinker. Trong đó xi măng
tiêu thụ nội địa đạt 45.5 triệu tấn giảm 8% so với năm 2011, xuất khẩu đạt 8.1
triệu tấn clinker và xi măng (trong đó xi măng đạt 1.6 triệu tấn). Như vậy cung đã
vượt cầu khá nhiều. Về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo vùng miền thì thị trường
miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất 41 - 46%, miền Nam 31 -33 %, miền Trung
chiếm tỷ lệ thấp nhất 21 - 25%. Bên cạnh đó, do tính chất ngành xây dựng có tính
mùa vụ nên tiêu thụ xi măng trong quý 2 và quý 4 là cao nhất (sau tết và mùa khơ
ở miền Nam). Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến lượng hàng tồn kho và doanh thu của
công ty xi măng. Ngành xi măng trong những năm gần đây đang trong giai đoạn
rất khó khăn, cung vượt cầu vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt
trong khi thị trường bất động sản lại đóng băng, nhiều dự án phải dừng hoạt giãn
tiếp độ nên nhu cầu tiêu thụ xi măng càng sụt giảm. Các nhà máy chỉ hoạt động
cầm chừng, giá nguyên liệu đầu vào lại cao, chi phí lãi vay lớn do đầu tư xây
dựng nhà máy xi măng khá tốn kém, nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá
sản như XM Đồng Bành, XM Hạ Long, XM Quang Sơn… Sản xuất và tiêu thụ6
tháng đầu năm 2013, tình hình tiêu thụ xi măng có những tín hiệu khá lạc quan,
tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể cả nước đã tiêu thụ 29.5 triệu tấn sản
phẩm, trong đó tiêu thụ nội địa đạt 22.7 triệu tấn, xuất khẩu 6.8 triệu tấn. Tiêu
thụ nội địa giảm 4% so với cùng kỳ tuy nhiên xuất khẩu lại tăng 210%. Tình hình
tiêu thụ trong nước khó khăn nên nhiều doanh nghiệp xi măng đẩy mạnh tìm
kiếm thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu xi măng chủ yếu như Đài Loan,
Singapore, Indonesia, Campuchia… với giá xuất khẩu từ 40-42 USD/tấn. Giá
xuất khẩu này vẫn thấp hơn giá xi măng bình quân của thế giới khoảng 8-10
USD/tấn. Xuất khẩu tăng giúp lượng xi măng tồn kho tháng 6 giảm so với tháng

4


5-2013, lượng tồn kho hiện chỉ còn khoảng 2.6 triệu tấn, chủ yếu là clinker. Thị
trường xi măng được nhận định có diễn biến tích cực hơn so với cùng kỳ năm

ngối. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan, những doanh nghiệp tiêu thụ tốt vẫn
là các thương hiệu quen thuộc như VICEM, FICO, Nghi Sơn, Chinfon, Holcim,
Cẩm Phả…, trong khi nhiều đơn vị khác vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Hình 2.1. Sản xuất tiêu thụ xi măng qua các năm (triệu tấn/năm)
2.1.2. Năng lực sản xuất
Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xi măng Việt Nam là 68.5 triệu
tấn. Trong đó 11 cơng ty xi măng lớn chiếm hơn 50%, Hà Tiên 1 có cơng suất
thiết kế lớn nhất với 7.3 triệu tấn/năm. STT Nhà máy xi măng,địa điểm,cơng suất
hiện tại (ngàn tấn) 1 Hồng Thạch Hải Dương 4,000; 2 Nghi sơn Thanh Hóa
4,300; 3 Bỉm Sơn Thanh Hóa 4,000; 4 Chinfon Hải Phịng 4,500; 5 Bút sơn Hà
Nam 3,000;6 Hoàng Mai Nghệ An 1,400; 7 Tam Điệp Ninh Bình 1,400; 8 Hải
Phịng Hải Phịng 1,400; 9 Phúc Sơn Hải Dương 4,000; 10 Holcim Kiên Giang
3,600;11 Hà Tiên 1 TP HCM 7,300; Tổng công suất 38,900. Theo Hiệp hội Xi
măng Việt Nam, năm 2013 sẽ có 6 nhà máy xi măng với công suất 6.72 triệu tấn
đi vào hoạt động, tổng công suất cả nước lên trên 75 triệu tấn/năm. Đó là Nhà
máy XM X18 cơng suất 1,000 tấn/ngày; Nhà máy XM 12/9 Nghệ An (XM Dầu
khí) công suất 0.6 triệu tấn/năm; Nhà máy XM Trung Sơn - Bình Minh (Hịa
Bình) 0.91 triệu tấn/năm; Nhà máy XM Hương Sơn 0.35 triệu tấn/năm; XM Mai

5


Sơn (Sơn La) 0.91 triệu tấn/năm; XM Công Thanh 2 (Thanh Hóa) 3.6 triệu
tấn/năm.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đầu ngành
Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1
Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà
Tiên thành lập vào năm 1960. Năm 2007 chuyển sang hoạt động theo mơ hình cổ
phần hóa và niêm yết trên sàn Hose. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các

loại xi măng (Xi măng PC 40; Xi măng hỗn hợp PCB40; Xi măng MS-PCB40…)
tổng công suất 7.3 triệu tấn năm với 2 nhà máy và 4 trạm nghiền. HT1 là đơn vị
chủ lực của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam tại Miền Nam với tổng vốn điều lệ
1,980 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là nhà máy xi măng Bỉm
Sơn thành lập vào năm 1980. Chính thức hoạt động theo mơ hình cổ phần hóa
từ 05/2006, đến tháng 11/2006 niêm yết trên sàn HNX, hiện hoạt động với vốn
điều lệ 956 tỷ đồng. BCC thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, chuyên sản
xuất xi măng Portland hỗn hợp PCB30, PCB40 mang thương hiệu xi măng “con
voi” với tổng công suất 4 triệu tấn/năm. BCC đã khẳng định được vị thế của
mình trên thị trường phía Bắc. Các nhà máy của BCC đặt gần các nguồn
nguyên liệu đá vôi, đất sắt để sản xuất clinker giúp BCC kiểm sốt được chi phí
sản xuất khá hiệu quả.
Cơng ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn
Công ty cổ phần Xi măng VicemBút Sơn là doanh nghiệp nhà nước thành
lập năm 1997. Hoạt động theo mơ hình cổ phần hóa vào 23/03/2006, đến
05/12/2006 chính thức niêm yết trên sàn Hnx, hiện đang hoạt động với vốn điều
lệ 1,090 tỷ đồng. BTS thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Các loại sản
phẩm chính của cơng ty là xi măng Portland PC40, PC50, xi măng Portland hỗn
hợp PCB30, PCB40 với tổng công suất 3 triệu tấn/năm. Công ty cổ phần Xi
măng VicemBút Sơnmang thương hiệu “Quả địa cầu” với hàm ý chất lượng và
dịch vụ quốc tế. BTS có quy trình sản xuất khép kín, chủ động được nguồn
ngun liệu. Đây là lợi thế cạnh tranh của BTS so với các doanh nghiệp khác
cùng ngành.

6


Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh

Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh tiền thân là là Xí
nghiệp Than ng Bí thành lập vào năm 1987. Hoạtđộng kinh doanh ban đầu chỉ
là sản xuất than, sau đó mở rộng sang lĩnh vực sản xuất xi măng và xây lắp. Đến
năm 1998, UBND tỉnh quảng Ninh đã sáp nhập một số đơn vị vào xí nghiệp
ng Bí để thành lập Cơng ty Xi măng và Xây Dựng Quảng Ninh. Tháng 3/2005
doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và niêm yết trên sàn vào ngày 17/01/2008,
hiện đang hoạt động với vốn điều lệ 184 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu năm
2012, sản xuất và kinh doanh xi măng mang lại doanh thu lớn nhất cho QNC,
chiếm 93% với thương hiệu xi măng Lam Thạch. Tổng công suất các nhà máy
của QNC là 1.3 triệu tấn/năm. HOM - Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hồng
Mai: Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hồng Mai tiền thân là công ty Xi măng
Nghệ An thành lập năm 1995. Tháng 04/2008 công ty thực hiện cổ phần hóa đến
07/2009 Cơng ty Xi măng Hồng Mai chính thức lên sàn Hnx, hiện đang hoạt
động với vốn điều lệ 720 tỷ đồng. HOM thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.
Công ty đã đầu tư công nghệ và thiết bị của Cộng hịa Pháp, cơng suất 4,000 tấn
clinker/ngày (tương đương 1.4 triệu tấn xi măng/năm). HOM chuyên sản xuất
các sản phẩm xi măng PCB 30, PCB 40, PC 40…Thế mạnh của HOM là nguồn
nguyên liệu dồi dào. Hiện tại Công ty đang khai thác nguyên vật liệu trên Mỏ đá
Hoàng Mai B với trữ lượng 132,646,000 tấn và Mỏ sét Quỳnh Vinh với trữ lượng
4,297,000 tấn đủ nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động liên tục trên 80 năm với
chất lượng ổn định.
2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CƠNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT XI
MĂNG TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Trình độ cơng nghệ
Số nhà máy xi măng trên tồn Việt Nam được chia thành 3 nhóm chính:
nhóm trực thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, các đơn vị liên
doanh với nước ngoài và các nhà máy xi măng được những tập đồn và cơng ty
tư nhân tự đầu tư xây dựng. Tổng cộng trên cả nước có gần 100 nhà máy sản xuất
xi măng. Trình độ cơng nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp,
Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng. Hiện nay với

các dự án dây chuyền, nhà máy xi măng lớn sẽ thay thế công nghệ cũ, giúp năng
lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần. Cung vượt cầu là tình trạng mà ngành

7


xi măng đang phải đối mặt. Vì vậy xuất khẩu xi măng được coi là giải pháp giúp
ngành vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh chính là tăng chất lượng sản phẩm. Chủ
trương của chính phủ, đến năm 2015 chấm dứt hoạt động của tất cả hệ thống xi
măng lò đứng và chuyển sang xi măng lò quay và đến năm 2015 tất cả các nhà
máy phải tự túc ít nhất 20% năng lượng điện từ việc tận dụng nguồn nhiệt khí
thải thừa.
Xi măng được làm bằng đá vôi kết hợp với với hàm lượng nhỏ các
nguyên liệu khác (như đất sét) được nung trong lò ở nhiệt độ tới 1450°C. Chất
rắn ra lò, được gọi là “clinker”, được nghiền với một lượng nhỏ thạch cao thành
một hỗn hợp bột có tên “xi măng portland thơng thường” - đây là loại xi măng
được sử dụng phổ biến nhất (thường gọi là OPC). Nhiều người sử dụng địi hỏi
xi măng phải có những đặc tính riêng biệt, điều này có thể tạo ra bằng cách
nghiền thêm một số thành phần khác để trộn lẫn với clinker. Phụ gia điển hình
bao gồm xỉ, tro bay, phụ phẩm từ lị cao hoặc sản xuất điện năng. Một loại khác
có tên pozzolana, được làm từ xỉ núi lửa nghiền mịn, sau khi trộn với vơi bột sẽ
có tính năng như OPC và tạo hồ trong nước. Do tính năng sử dụng trong xây
dựng, xi măng được sản xuất theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo. Những tiêu
chuẩn này có thể khác nhau theo vùng và đặt ra giới hạn về loại và lượng phụ
gia được sử dụng.
* Công đoạn gia công sơ bộ ngun nhiên liệu phụ gia: Đá vơi có kích
thước ≤ 300mm được kẹp hàm đến kích thước ≤ 60mm, đập búa đến cỡ hạt ≤
20mm và vận chuyển đến các Silơ chứa. Phụ gia, khống hố (nếu sử dụng) được
kẹp hàm đến cỡ hạt yêu cầu, được vận chuyển đến Silơ chứa phụ gia khống hố.

Đất sét, than, phụ gia điều chỉnh phối liệu được đập, cân đạt tiêu chuẩn, được vận
chuyển đến các Silô riêng biệt.
* Công đoạn nghiền phối liệu: Đá vơi, sét, phụ gia, khống hố, than ở
các Silơ được cân định lượng theo tỷ lệ quy định tạo thành hỗn hợp được vận
chuyển vào máy nghiền bi, được nghiền mịn độ 6 - 12%, được vận chuyển lên
các silô chứa phối liệu.
* Công đoạn chứa và đồng nhất phối liệu: Phối liệu trong các silô được
trộn đều đồng nhất theo các tỷ lệ quy định.

8


* Công đoạn nung Clinker: Sau khi trộn đều, phối liệu được vận chuyển lên
bunke qua cấp liệu vít định lượng, trộn đều đến độ ẩm 12 - 14% thì vê viên 6 10mm rải vào lò nung đến kết khối ở 1400-1450oC thành clinker.
* Công đoạn tháo vận chuyển chứa clinker: Clinker được quay trong lị
“xoay” đến kích thước ≤ 100mm, tháo ra là bằng cấp liệu nung hoặc băng tải
tấm, được làm lạnh bằng khơng khí và nước, được kẹp hàm đến cỡ hạt ≤ 15mm,
chuyển vào kho hoặc vận chuyển lên các silô chứa.
* Vận chuyển nghiền clinker xi măng: Clinker, thạch cao, phụ gia khoáng
tháo từ silô chứa được cân định lượng theo tỷ lệ và được nghiền mịn trên máy
nghiền bi, qua máy phân li cỡ hạt đến độ 6 - 12% còn lại trên sàn 0,08 và vận
chuyển lên các silô chứa xi măng bột.
* Cơng đoạn đóng bao và xuất xi măng: Xi măng bột được tháo, vận
chuyển lên các két chứa trung gian, qua sàng lọc bỏ tạp vật, qua máy đóng bao
để đóng vào các bao giấy có khối lượng 50 ± 0,5 kg vận chuyển băng chuyền
đến máng xuất xuống ô tô, xà lan, tàu hỏa, số xi măng chưa được tiêu thụ thì
chuyển vào kho chờ tiêu thụ. Mọi quy trình sản xuất xi măng ở bất kỳ nhà
máy nào đều được tóm tắt theo sơ đồ hình trên:
+ Thợ khoan, bắn mìn tại xưởng mỏ: khai thác nguyên liệu.
+ Lái xe, máy (ủi, xúc) tại xưởng mỏ, xưởng xe máy: khai thác và vận

chuyển đất đá.
+ VH máy (đập, nghiền, đóng bao, băng tải và các thiết bị vận chuyển, lị,
nén khí...) tại các xưởng ngun liệu, nghiền xi măng, lị, đóng bao, nước...
+ Thợ cơ khí: sửa chữa và gia công các thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Thợ điện: vận hành trạm điện, sửa chữa điện.
+ Thợ xây dựng thuộc xưởng sửa chữa cơng trình có nhiệm vụ xây dựng
các cơng trình phụ trợ, sửa chữa bảo dưỡng lị.
+ Lao động thủ cơng: làm vệ sinh máy móc, nhà xưởng.

9


Đập nghiền, sàng

Khai thác VC

Ngun
liệu thơ

Đất, đá

Ngun
liệu mịn
Vận chuyển

Lị nung

Nung ở to cao

XM rời

Clinke

Nghiền

XI MĂNG
Đóng bao

Phụ gia

XM bao

Hình 2.2. Sơ đồ các công đoạn sản xuất xi măng dây chuyền
công nghệ lò quay
2.2.2. Các nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong ngành công nghiệp xi măng
Ngành công nghiệp xi măng có rất nhiều cơ hội thay thế một phần các loại
nguyên liệu và nhiên liệu truyền thống bằng các sản phẩm phụ và chất thải từ các
ngành công nghiệp khác. Các hợp chất thay thế này có thể được sử dụng làm
nguyên liệu, nhiên liệu hoặc là thành phần của xi măng.
Nhiều loại chất thải hoặc sản phẩm phụ có thể tận dụng nhiệt lượng để
thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như than, dầu. Các chất thay thế có loại
sử dụng được ngay, có loại phải qua sơ chế, nhưng phần lớn đều phải chế biến,
pha trộn để đảm bảo sự đồng nhất và khơng thay đổi tính chất nhiệt.

10


Các nguyên liệu và nhiên liệu thay thế được lựa chọn có chứa hàm
lượng khống có ích như silic, canxi, nhơm và sắt có thể được sử dụng như
ngun liệu trong lò thay thế cho đất sét, đá sét hoặc đá vơi. Một số ngun
liệu vừa chứa các khống có ích vừa có nhiệt trị nên việc phân biệt giữa nhiên

liệu và nguyên liệu thay thế trong một số trường hợp là khơng rõ ràng. Ví dụ
như bùn thải có nhiệt trị thấp, khi cháy trong lị, tro của nó có chứa một số
khống có ích tham gia vào thành phần clinker.
Một số nguyên liệu được trộn cùng với clinker nghiền mịn có thể tạo
ra các loại xi măng với các tính năng khác nhau. Chúng có thể điều chỉnh
thời gian đóng rắn của xi măng (thạch cao nhân tạo); chúng có thể có hoạt
tính xi măng (xỉ lị cao); chúng có thể là các chất trơ hồn tồn. Sử dụng các
hợp chất thay thế là rất quan trọng trong việc làm giảm tác động đối với môi
trường, giảm chi phí năng lượng đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải CO2
phát thải trên 1 tấn xi măng sản xuất ra.
Năng lượng và các khoáng thu hồi từ các chất thải sử dụng trong lò xi măng
Hệ thống lò trong các nhà máy xi măng có một số đặc điểm đặc biệt phù
hợp cho việc tận dụng thu hồi các khống xi măng và năng lượng có hiệu quả từ
các nguồn ngun, nhiên liệu thải:
• Nhiệt độ trong lị cao, nhiệt độ ngọn lửa tại vịi đốt chính là 2000oC,
nhiệt độ hình thành clinker là 1450 oC, và nhiệt độ tại calciner 1000-1200oC. Thời
gian lưu của khí cháy trong các lò xi măng khoảng trên 5 giây với nhiệt độ lớn
hơn 1000oC, trong khi đó thời gian lưu khí cháy của các lị đốt chất thải chỉ có 2
giây. Thời gian lưu trong lò của các nguyên liệu rắn từ hàng chục phút đến một
giờ tùy thuộc vào công nghệ sản xuất xi măng.
• Các q trình nhiệt trong lị xảy ra ở mơi trường oxi hóa.
• Điều kiện oxi hóa và hoạt động ổn định trong lị sẽ đảm bảo để các hợp
chất hữu cơ trong chất thải được phân hủy hoàn toàn và chuyển thành nhiệt năng
cung cấp cho các q trình cơng nghệ.
• Các ngun liệu thải trong lò được tiếp xúc với lượng lớn nguyên liệu
kiềm mà có khả năng khử các khí tiềm ẩn axit thốt ra từ q trình cháy.
• Các hợp chất vơ cơ, bao gồm hầu hết các kim loại nặng, tro của nó sau
khi cháy sẽ nằm lại trong các hợp chất clinker và xi măng. (*)

11



×