Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn landrace và áp dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.85 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
CỦA BỆNH TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH (PED) TRÊN
LỢN LANDRACE VÀ ÁP DỤNG KỸ THUẬT HĨA MƠ
MIỄN DỊCH TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH

Ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Lan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Yến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS. TS. Nguyễn Thị Lan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Bộ môn Bệnh lý thú y, Khoa Thú y - Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng thí nghiệm trọng
điểm công nghệ sinh học thú y và bộ môn Bệnh lý thú y đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Yến

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. II
MỤC LỤC .................................................................................................................. III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................VI
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. VII
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. VIII
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... X
THESIS ABSTRACT ................................................................................................ XII
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2


1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 2

1.5.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 2

1.5.1.

Ý NGHĨA KHOA HỌC................................................................................. 2

1.5.2.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN ................................................................................ 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 4
2.1.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH PED TRONG VÀ NGỒI
NƯỚC ........................................................................................................... 4

2.1.1.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH PED TRONG NƯỚC ........................... 4

2.1.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH PED NGỒI NƯỚC ............................ 5


2.2.

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ VIRUS GÂY BỆNH PED .................................. 8

2.2.1.

PHÂN LOẠI VÀ HÌNH THÁI CỦA VIRUS GÂY BỆNH PED ................... 8

2.2.2.

CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA VIRUS GÂY BỆNH ...................................... 9

2.2.3.

TÍNH CHẤT NUÔI CẤY............................................................................ 12

2.2.4.

SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA VIRUS GÂY BỆNH PED ..................................... 12

2.2.5.

TRUYỀN NHIỄM HỌC.............................................................................. 12

2.2.6.

TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH .............................................................. 14

2.2.7.


CHẨN ĐỐN ............................................................................................. 15

2.2.8.

PHỊNG BỆNH ........................................................................................... 18

iii


2.3.

SƠ LƯỢC VỀ HĨA MƠ MIỄN DỊCH........................................................ 20

2.3.1.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ............................................................................. 20

2.3.2.

NGUYÊN LÝ ............................................................................................. 20

2.3.3.

KHÁNG NGUYÊN (ANTIGEN) ................................................................ 21

2.3.4.

KHÁNG THỂ (ANTIBODY) ...................................................................... 21


2.3.5.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÁNG THỂ .................................... 22

2.3.6.

CÁC PHƯƠNG PHÁP NHUỘM ................................................................ 22

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 25
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................... 25

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 25

3.3.

ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU................................................... 25

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 26

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 26

3.5.1.


PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG ...................... 26

3.5.2.

PHƯƠNG PHÁP RT-PCR .......................................................................... 26

3.5.3.

PHƯƠNG PHÁP MỔ KHÁM, QUAN SÁT BỆNH TÍCH ĐẠI
THỂ ............................................................................................................ 28

3.5.4.

PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN VI THỂ VÀ QUAN SÁT
BỆNH TÍCH TRÊN TIÊU BẢN.................................................................. 29

3.5.5.

PHƯƠNG PHÁP NHUỘM HĨA MƠ MIỄN DỊCH.................................... 32

3.5.6.

PHƯƠNG PHÁP NI CẤY TẾ BÀO ...................................................... 33

3.5.7.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP VIRUS......................................................... 34

3.5.8.


XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................................................ 34

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 35
4.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA
LỢN LANDRACE MẮC PED .................................................................... 35

4.1.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
CHỦ YẾU CỦA LỢN LANDRACE MẮC PED ......................................... 37

4.1.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ ĐẠI
THỂ CỦA LỢN LANDRACE MẮC PED .................................................. 41

4.1.3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VI
THỂ CỦA LỢN LANDRACE MẮC PED .................................................. 43

4.2.

KẾT QUẢ NHUỘM HÓA MÔ MIỄN DỊCH .............................................. 50

iv



4.2.1.

KẾT QUẢ NHUỘM HĨA MƠ MIỄN DỊCH .............................................. 50

4.2.2.

SO SÁNH KẾT QUẢ NHUỘM HĨA MƠ MIỄN DỊCH VỚI CÁC
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN KHÁC ..................................................... 52

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 56
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................. 56

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 58
TIẾNG VIỆT .............................................................................................................. 58
TIẾNG ANH ............................................................................................................... 58

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CPE
DAB


Nghĩa tiếng Việt
- Cytopathogenic effect
- 3,3'-Diaminobenzidine

DMEM
DMSO

- Dµlbecco's Modified Eagle's medium
- Dimethyl sµlfoxide

E
EDTA

- Envelop Protein
- Ethylendiamin Tetraacetic Acid

ELISA
FBS

- Enzym Linked Immunorobent Assay
- Fetal bovine serum

IHC

- Immunohistochemistry

N

- Nuclecapxit protein


M
ORF3

- Membrain protein
- Open reading frame 3

PBS
PED
PEDV

- Phosphat buffer salin
- Porcine Epidemic Diarrhea
- Porcine Epidemic Diarrhea virus

RNA
RT-PCR

- Ribonucleic acid
- Reverse transcription polymerase chain reaction

S
TBE

- Spike protein
- Tris-borate-EDTA buffer

TGE
TPB


- Transmissible gastroenteritis
- Tryptose Phosphate Broth

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thành phần phản ứng RT-PCR.................................................................. 27
Bảng 3.2. Nhiệt độ và thời gian trong từng giai đoạn của chu kỳ nhiệt phản ứng
RT-PCR .................................................................................................... 27
Bảng 4.1. Thông tin các ca bệnh chẩn đoán PED ....................................................... 35
Bảng 4.2. Kết quả chẩn đoán PED bằng phản ứng RT-PCR ...................................... 35
Bảng 4.3. Kết quả phản ứng RT-PCR và PCR xác định sự có mặt của một số
virus gây tiêu chảy trên lợn ....................................................................... 37
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của lợn Landrace mắc PED ...... 37
Bảng 4.5. Bệnh tích đại thể trên một số cơ quan của lợn Landrace mắc PED ............. 41
Bảng 4.6. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở ruột của lợn mắc tiêu chảy do
virus (PED) ............................................................................................... 46
Bảng 4.7. Bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của lợn con mắc tiêu chảy do virus
(PED) ........................................................................................................ 48
Bảng 4.8. Kết quả nhuộm hóa mơ miễn dịch mẫu ruột của lợn Landrace mắc
PED .......................................................................................................... 51
Bảng 4.10. So sánh kết quả của một số phương pháp chẩn đoán virus PED ................. 54

vii


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Những khơng bào trong bào tương của một tế bào hấp thu ở ruột non
lợn, chứa các hạt virus PED có đường kính từ 90-190 nm (x20.000) ........... 9
Hình 2.2. Virus PED chủng KPEDV-9 phân lập tại Hàn Quốc nhuộm với urany
acetat 2%. Chiều dài thanh nằm ngang tương đương 100nm ........................ 9
Hình 2.3. Mơ hình cấu trúc bộ gen virus PED ........................................................... 10
Hình 2.4. Mơ hình nguyên lý của phản ứng RT-PCR ................................................ 17
Hình 2.5. Hình ảnh Test chẩn đốn nhanh bệnh PED ................................................ 18
Hình 2.6. Kháng thể đa dòng và kháng thể đơn dòng ................................................ 21
Hình 2.7. Một số phương pháp nhuộm hóa mơ miễn dịch (IHC) ............................... 24
Hình 4.1. Kết quả điện di sản phẩm phản ứng RT-PCR............................................. 36
Hình 4.2. Lợn sút cân, gầy cịm ................................................................................ 40
Hình 4.3. Lợn mệt mỏi.............................................................................................. 40
Hình 4.4. Lợn nằm dồn đống .................................................................................... 40
Hình 4.5. Phân dính hậu mơn, chân........................................................................... 40
Hình 4.6. Phân lỏng màu vàng .................................................................................. 40
Hình 4.7. Lợn bị tiêu chảy ........................................................................................ 40
Hình 4.8. Dạ dày, ruột căng, thành mỏng .................................................................. 42
Hình 4.9. Hạch màng treo ruột sưng to ..................................................................... 42
Hình 4.10. Thành ruột mỏng, xuất huyết ..................................................................... 42
Hình 4.11. Ống dưỡng chất sung huyết ....................................................................... 42
Hình 4.12. Dạ dày xuất huyết ..................................................................................... 43
Hình 4.13. Lách sẫm màu ........................................................................................... 43
Hình 4.14. Phổi chứa nhiều bọt ................................................................................... 43
Hình 4.15. Hạch bẹn nơng sưng .................................................................................. 43
Hình 4.16. Phổi viêm .................................................................................................. 43
Hình 4.17. Thận xuất huyết điểm ................................................................................ 43
Hình 4.18. Biểu mô dạ dày đứt nát (HE 10X) ............................................................. 49
Hình 4.19. Hoại tử tế bào biểu mơ ruột (HE 20X) ........................................................ 49

viii



Hình 4.20. Tĩnh mạch chứa nhiều hồng cầu (HE 10X) ................................................ 49
Hình 4.21. Ruột thấm nước phù ở hạ niêm mạc ruột (HE 10X) ................................... 49
Hình 4.22. Lơng nhung ruột đứt nát (HE 10X) ............................................................ 49
Hình 4.23. Thâm nhiễm tế bào viêm ở ruột (HE 10X) ................................................. 49
Hình 4.24. Phổi nhiều tế bào viêm, tổ chức kẽ phổi tăng sinh (HE 10X) ..................... 50
Hình 4.25. Sung huyết hạ niêm mạc ruột (HE 20X) ................................................... 50
Hình 4.26. Hồng cầu tràn lan ở hạch (HE 10X) ........................................................... 50
Hình 4.27. Lơng nhung ruột tù đầu (HE 10X) ............................................................. 50
Hình 4.28. Virus ở tế bào biểu mơ ruột ....................................................................... 51
Hình 4.29. Virus tập trung ở phần lơng nhung bị đứt nát ............................................. 51
Hình 4.30. Virus ở tế bào biểu mơ ruột ....................................................................... 51
Hình 4.31. Virus tập trung ở phần lông nhung bị đứt nát ............................................. 51
Hình 4.32. Tế bào Vero bình thường........................................................................... 53
Hình 4.33. Tế bào Vero khi bắt đầu có bệnh tích......................................................... 53
Hình 4.34. Bệnh tích tế bào đang phát triển ................................................................ 53
Hình 4.35. Tế bào bị Phá hủy hoàn toàn...................................................................... 53

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Yến
Tên Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch
(PED) trên lợn Landrace và áp dụng kỹ thuật hóa mơ miễn dịch trong chẩn đốn
bệnh
Chun ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Giúp chẩn đốn nhanh và chính xác bệnh do virus PED gây ra trên lợn.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của lợn Landrace mắc bệnh PED. Nghiên cứu
bệnh tích đại thể của lợn Landrace mắc bệnh PED. Nghiên cứu bệnh tích vi thể của lợn
Landrace mắc bệnh PED. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật hóa mơ miễn dịch trong chẩn
đốn bệnh. Máy chuyển đúc mẫu tự động, máy cắt tổ chức Microtom, máy làm khơ tiêu
bản, kính hiển vi quang học, máy ly tâm, máy gia nhiệt PCR. Formol 10%, paraffin,
xylen, thuốc nhuộm Hematoxilin – Eosin, 10% FBS, dung dịch đệm EDTA; dòng tế
bào Vero-NIH; DMEM, FBS, kit tách chiết RNA tổng số, cặp mồi gene S, kit phản ứng
RT-PCR, đệm TBE, agarose. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn Landrace
mắc bệnh PED bằng các phương pháp: phương pháp khám lâm sàng; phương pháp RTPCR; phương pháp mổ khám, quan sát bệnh tích đại thể; phương pháp làm tiêu bản vi
thể và quan sát bệnh tích trên tiêu bản; phương pháp nhuộm hóa mơ miễn dịch, phương
pháp phân lập virus.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc điểm bệnh lý trên 22 lợn Landrace mắc
PED là:
- Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc PED: sốt, ủ rũ, mệt mỏi, gầy sút,
giảm ăn, nằm dồn đống, sốt, nôn.
- Bệnh tích đại thể của lợn mắc PED: Bệnh tích ở ruột: Ruột căng phồng, thành
mỏng, chứa dịch vàng, xuất huyết (100%). Bệnh tích ở dạ dày: dạ dày căng phồng, chứa
thức ăn không tiêu, xuất huyết (77,27%). Hạch lympho lâm ba sưng to, xuất huyết, sung
huyết (100%). Phổi viêm, xuất huyết (40,91%). Thận xuất huyết điểm (63,63%).
- Bệnh tích vi thể ở ruột: Ruột non: lông nhung đứt nát, ngắn lại; tế bào biểu mơ
bong tróc, thối hóa, hoại tử, thâm nhiễm tế bào viêm và xuất huyết ở lớp đệm, lớp hạ

x



niêm mạc; ruột già: Tuyến Lieberkuun đứt nát, tế bào biểu mơ bong tróc. Bệnh tích ở dạ
dày: Tế bào niêm mạc bong tróc, viêm. Bệnh tích hạch màng treo ruột: viêm hạch, xuất
huyết. Bệnh tích ở phổi: viêm, xuất huyết. Bệnh tích ở gan, lách: sung huyết, nhồi
huyết. Thận bị viêm cầu thận.
Kết quả nhuộm hóa mơ miễn dịch trên ruột đã chỉ ra virus PED tập trung chủ yếu
ở tế bào biểu mô lông nhung và các tế bào tuyến ruột. Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu
ruột có chất chứa bên trong phù hợp trong cơng tác chẩn đốn bệnh PED bằng phương
pháp nhuộm hóa mơ miễn dịch.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Yen
Thesis Title: Pathological characteristics of porcine epidemic diarrhea (PED)
in Landrace pigs and using immunohistochemistry to diagnosis
Major: Veterinary

Code: 60.64.01.01

Training Institution: Vietnam National University of Agricµlture
Research purposes: To diagnose PED fastly and corectly.
Research Methods
In this research, the clinical signs, macro findings and histopathology of infected
Landrace pigs with PED virus were showed. In addition, immunohistochemistry
staining method also was used in diagnosis. We used automated-vacuum tissue
processor, microtome, water bath, warming table, microscope, centrifuge, thermal
cycler PCR, Neutral formol 10%, paraffin, xylene, Hematoxilin – Eosin stain, 10%FBS,
EDTA buffer, Vero-NIH cell line, DMEM, FBS, RNA extraction kit, primers of S gene,

RT-PCR kits, TBE buffer, agarose. Main pathological characteristics of Landrace pigs
infected with PED virus by standard methods such as: Clinical signs, RT-PCR,
necropsy, gross finding, slide preparation and histopathology, immunohistochemistry,
virus isolation.
Main resµlts and conclusion
This research shows pathological characteristics in 22 Landrace pigs infected
PED virus including:
- The main clinical signs of pig infected PED were anorexia, exhausted, fever,
vomit and huddle.
- Gross pathological findings were mainly present in the intestines and lymph
node. The small intestine was distended with watery yellow translucent content,
bleeding (100%). The stomach was distended with undigested food translucent content,
bleeding (77,27%). Mesenteric lymph nodes were hyperemia, congested, hemorrhage
(100%). Pneumonia, hemorrhage (40,91%), hemorrhagic spots in kidneys (63,63%).
- Microscopically, the intestinal layers included: broken and shorten villi,
epithelial cells were detached, degeneration, necrosis; inflammatory cell infiltrate and
hemorrhage in muscµlaris, sub mucosa. In large intestine, intestinal crypts were broken
and detached. In stomach, epithelial cells were detached, inflammatory cell infiltrate.
Mesenteric lymph nodes were hemorrhage; pneumonia, hemorrhage, congested,
infracted in spleen and liver, glomerµlonephritis in kidney.

xii


According to the immuno histochemical staining in the intestine, PED virus is
predominantly concentrated in the villi and epithelial cells of crypts. This resµlt
indicates that intestine samples with matter in lumen are suitable for the diagnosis of
PED disease by immunohistochemistry staining method.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tiêu chảy thành dịch ở lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) do một virus
thuộc nhóm 1, giống Coronavirus gây ra là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
đàn lợn. Virus gây bệnh trên mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở lợn con theo mẹ,
lợn mắc bệnh có triệu chứng điển hình như nơn, tiêu chảy, lợn nằm chồng lên
nhau và thích nằm lên trên bụng mẹ, phân lợn con màu vàng lỏng có chứa sữa
chưa tiêu hết, lợn trưởng thành mắc bệnh phân có màu xi-măng, thành ruột
mỏng. Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100%.
Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu vào thập niên 1970 và lan sang Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào những năm 1980. Năm 1971, một số bệnh dịch
cấp tính chưa được biết đến xảy ra trên đàn lợn thịt và lợn nuôi vỗ béo ở nước
Anh, với triệu chứng lâm sàng gần giống như bệnh viêm dạ dày ruột truyền
nhiễm (TGE) (chỉ khác là dịch không xảy ra ở lợn con theo mẹ). TGEV và một
số tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa khác được loại bỏ. Dịch đã lây lan ra khắp
châu Âu và được gọi với tên “tiêu chảy thành dịch do virus (Epidemic Viral
Diarrhea- EVD). Từ năm 2000 cho đến nay bệnh PED đã được phát hiện ở Thái
Lan, Philippin, Việt Nam. Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng lợn con
nhạy cảm nhất với tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao.
Ở Việt Nam, virus PED được phát hiện tại một số đàn lợn bị tiêu chảy vào
năm 2008, gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi. Từ khi phát hiện PED chưa
có nhiều nghiên cứu sâu về các triệu chứng lâm sàng, đặc điểm bệnh lý để đưa ra
các kết luận chắc chắn sự có mặt của PEDV cho cơng tác chẩn đốn, phát hiện
sớm bệnh của cán bộ thú y cơ sở để kịp thời đưa ra biện pháp phòng chống, điều
trị bệnh PED tại các cơ sở chăn nuôi. Hơn nữa ngày càng nhiều bệnh ghép xảy ra
với tốc độ lây lan nhanh, có những triệu chứng lâm sàng, đặc điểm bệnh tích gần
giống nhau và giống PED dẫn tới rất khó xác định nguyên nhân của bệnh. Vì vậy
cơng tác chẩn đốn, phịng và trị bệnh PED nhanh, chính xác và hiệu quả là hết

sức cần thiết để giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Nghiên cứu về
triệu chứng lâm sàng, đặc điểm bệnh lý của bệnh sẽ có ý nghĩa lớn cung cấp
nguồn tài liệu phục vụ cho cán bộ thú y cơ sở, cho người chăn ni có định
hướng bước đầu trong xác định nguyên nhân gây bệnh.
Hiện nay, nhiều phương pháp chẩn đốn sự có mặt của virus đã được thiết

1


lập như RT-PCR, phân lập virus, miễn dịch huỳnh quang, hóa mơ miễn dịch...
Với từng phương pháp chẩn đốn có những ưu điểm riêng, cụ thể phương pháp
RT-PCR đã được ứng dụng nhiều trong việc chẩn đoán bệnh tại các phịng thí
nghiệm và các trung tâm chẩn đốn bởi có nhiều ưu điểm như nhanh, chính xác,
có thể xét nghiệm số lượng mẫu nhiều mà chỉ cần một lượng nhỏ mẫu bệnh
phẩm. Với phương pháp hố mơ miễn dịch thì ưu điểm là độ chính xác cao vì
ngun lý của phương pháp là dựa vào sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể
đặc hiệu, đặc biệt là với phương pháp này có thể xác định được sự phân bố của
virus ở các cơ quan tổ chức, cơ quan từ đó khuyến cáo cho việc lựa chọn mẫu
phục vụ cho việc chẩn đốn và nghiên cứu. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu
nào sử dụng kỹ thuật hóa mơ miễn dịch trong chẩn đoán bệnh PED. Xuất phát từ
thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc
điểm bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Landrace và áp
dụng kỹ thuật hóa mơ miễn dịch trong chẩn đốn bệnh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Giúp chẩn đốn nhanh và chính xác bệnh do virus PED gây ra trên lợn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là lợn Landrace mắc bệnh tiêu chảy thành dịch
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2016 tới tháng 4/2017
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Phòng thí nghiệm trọng điểm cơng nghệ sinh học thú y – Khoa Thú y

+ Bộ môn Bệnh lý - Khoa Thú y, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1.4. NHỮNG ĐĨNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở áp dụng kỹ thuật hóa mơ miễn dịch trong chẩn đốn bệnh PED ở
lợn sẽ xác định được chính xác sự phân bố của virus PED trong các cơ quan của
lợn mắc PED. Từ đó khuyến cáo cho việc thu thập mẫu bệnh phẩm phục vụ cho
chẩn đoán bệnh.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng trong giảng dạy và nghiên
cứu về bệnh PED ở lợn trong các trường, viện nghiên cứu chuyên ngành thú y; là
tư liệu khoa học quý báu và cần thiết cho những người làm công tác thú y cơ sở
về bệnh PED.

2


1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chẩn đốn bằng hóa miễn dịch và có thể
chuyển giao kỹ thuật tới các phịng thí nghiệm trong lĩnh vực thú y. Kết quả
nghiên cứu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng cho việc lựa chọn mẫu bệnh phẩm
phục vụ cho công tác phân lập virus để sản xuất vacxin phòng và khống chế dịch
bệnh do virus PED gây ra giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH PED TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh PED trong nước
Ở Việt Nam có nghiên cứu của tác giả Toan et al. (2011), PED xảy ra lần

đầu ở Việt Nam đầu năm 2008. PEDV ở Việt Nam có sự khác biệt cao về một
phần trình tự nucleotide của gen S so với các tài liệu đã được công bố như PEDV
phân lập ở Châu Âu (Brl/87.CV7770 và ở Hàn Quốc (Spk1, Chinju99, DR13 và
KNU -0801). Mối quan hệ của hai gen protein S và M cho thấy PEDV ở Việt
Nam giống với dòng virus phân lập ở Trung Quốc (JX -2004 -2 và DX), ở Thái
Lan (07NP01, 08NP02 và 08CB01), gần đây ở Hàn Quốc (KNU -0802 và
CPF299). Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy PEDV ở Việt Nam có nguồn
gốc ở Trung Quốc trải qua di truyền và biến thể nhiều đời hình thành nên một
PEDV mới ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Nguyễn Tất Toàn và cs. (2012) đã nghiên cứu và phát hiện
virus gây bệnh tiêu chảy cấp (PEDV) trên heo ở các tỉnh miền đông Nam Bộ.
Bước đầu đã xây dựng kỹ thuật nested RT-PCR để chẩn đoán phân biệt virus gây
viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm (TGEV) và virus gây dịch tiêu chảy cấp trên
heo (PEDV) trong các ổ dịch năm 2008-2010. Trong 284 mẫu ruột và phân được
thu thập từ heo con có biểu hiện bệnh đặc trưng của dịch tiêu chảy, kết quả đã
cho thấy 41,90% số mẫu dương tính với PEDV. Khơng phát hiện được mẫu
dương tính với TGEV. Kết quả chẩn đoán cho thấy tỉ lệ mẫu dương tính với
PEDV ở ruột (58,14%) cao hơn mẫu phân (16,96%).
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Điệp và Nguyễn Thị Lan (2012) đã ứng dụng
kỹ thuật RT-PCR chẩn đoán bệnh tiêu chảy do virus PED gây ra cho lợn con theo
mẹ nuôi tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu được tiến hành trên đàn
lợn con theo mẹ dưới 10 ngày tuổi. Kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR
đã cho thấy tất cả những con lợn có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng, bệnh tích
như : sốt, chán ăn, bỏ ăn, tiêu chảy phân nhiều nước màu vàng xám, có sữa
khơng tiêu, lợn gầy yếu, ủ rũ, mệt mỏi. Dạ dày căng phồng chứa thức ăn không
tiêu, ruột non căng phồng, thành ruột bị bào mỏng, chứa dịch màu vàng, hạch
màng treo ruột sưng to. Những con lợn có triệu chứng trên xét nghiệm bằng RTPCR đều mắc PED.

4



Nguyễn Thị Hoa và cs. (2015) đã phân lập được chủng virus PED lưu hành ở
phía bắc Việt Nam và xây dựng cây sinh học phân tử thể hiện mối quan hệ di
truyền của các chủng virus PED.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh PED ngoài nước
Bệnh tiêu chảy thành dịch trên lợn được phát hiện đầu tiên tại nước Anh
vào năm 1971. Bệnh xảy ra trên lợn tăng trưởng và vỗ béo với các biểu hiện lâm
sàng ở lợn ốm giống hệt như bị nhiễm virus gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
(TGEV), chỉ khác một đặc điểm quan trọng đó là lợn con đang bú mẹ khơng mắc
bệnh. TGEV và các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa khác đã được xác định
không phải là nguyên nhân gây ra bệnh trên. Sau đó căn bệnh này đã lây lan sang
các nước châu Âu và được gọi là bệnh “tiêu chảy thành dịch do virus” (Epidemic
viral diarrhea – EVD). Năm 1976 căn bệnh tiêu chảy giống TGE lại xuất hiện
nhưng xảy ra trên tất cả lợn ở mọi lứa tuổi, gồm cả lợn con đang trong giai đoạn
bú sữa mẹ, khả năng nguyên nhân gây bệnh là TGEV và các tác nhân gây bệnh
đường tiêu hóa khác cũng đã được loại trừ. Khi đó, tên EVD loại 2 được đưa ra
để phân biệt với EDV loại 1 là bệnh bùng phát năm 1971 với sự khác nhau đó là
lợn con đang bú mẹ chỉ mắc EDV loại 2 mà không mắc EDV loại 1.
Năm 1978, Coronavirus đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các
đợt bùng phát EVD loại 2. Kết quả gây bệnh thực nghiệm cho lợn bằng một
chủng virus phân lập được (CV777) cho thấy bệnh tích đường tiêu hố biểu hiện
điển hình trên cả lợn con và lợn vỗ béo. Rõ ràng là Coronavirus này liên quan tới
sự bùng phát EVD loại 1 và loại 2, từ đó tên bệnh đã được đổi thành “tiêu chảy
thành dịch trên lợn” viết tắt theo tên tiếng anh là PED (Porcine Epidemic
Diarrhea).
Các virus này thuộc chi Coronavirus, một virus rất quan trọng trong thú y,
gây nhiều dịch bệnh nghiêm trọng trên nhiều loài động vật (Murphy và ctv,
1999). PED do porcine epidemic diarrhea virus (PEDV) gây ra, được phát hiện
đầu tiên ở Anh quốc vào năm 1971, lúc đầu chỉ xảy ra trên heo cai sữa (phân loại
là PED-type I). Năm 1976, PED được quan sát trên heo mọi lứa tuổi đặc biệt ảnh

hưởng nặng nề trên heo con theo mẹ (phân loại là PED-type II). PED khó phân
biệt với TGE qua triệu chứng lâm sàng và bệnh học. Khi bệnh này bùng phát,
những nhà chuyên môn mô tả bệnh giống như viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
(TGE-like). Tuy nhiên, căn bệnh PEDV được xác định là một Coronavirus khác
với virus TGE. PED-type I và PED-type II cũng được chứng minh đều do cùng
một virus gây ra vào năm 1982.

5


Debouck and Pensaert (1980) đã đặt tên cho virus tiêu chảy cấp là Porcine
Epidemic Diarrhea Virus – PEDV dựa trên cơ sở di truyền và kháng nguyên,
PEDV được phân loại trong nhóm 1 của giống Coronavirus họ Coronaviridae,
cùng với TGEV, Coronavirus gây bệnh cho lợn, mèo.
Hiện nay, bệnh đã được xác nhận có mặt ở một số nước châu Âu, Trung
Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (Debouck et al., 1981). Tuy nhiên, ở châu Á, dịch
lại xảy ra nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao trên lợn ở tất cả các lứa tuổi, và
không thể phân biệt chúng về mặt lâm sàng với bệnh TGE thể cấp tính.
Theo Kocherhans et al. (2001) đã được giải trình tự và xác định có chứa
28.033 nucleotide tồn bộ gen CV777 của PEDV. Dựa trên trình tự nucleotide
của gen sao chép PEDV được xem như là có mối quan hệ gần gũi nhất với
Coronavirus người 229E và TGEV.
Bridgen et al. (1993) xác định trình tự gen protein N quyết định PEDV giữ
một vị trí trung gian giữa 229E và TGEV.
Debouck et al. (1981) đã tìm ra các đặc tính sinh hóa của virus nhạy cảm
với ether và chloroform, mật độ của nó trong succarose là 1,18 g/ml. Tế bào
thích nghi ni cấy PEDV phải ổn định trong 50oC, bị mất tác dụng gây nhiễm
khi ở nhiệt độ 60oC trong 30 phút. Virus sống trong khoảng pH từ 4,0 đến 9,0 ở
4oC và khoảng pH từ 6,5 đến 7,5 ở 37oC
Theo Kweon et al. (1997) chỉ ra rằng khơng có thêm bằng chứng nào chứng

tỏ có hơn một serotype của PEDV. Các đoạn polypeptide phân lập được ở Hàn
Quốc cho thấy khối lượng phân tử cũng tương tự với dòng nguyên mẫu CV777.
Việc nghiên cứu virus PED trong phịng thí nghiệm rất khó khăn đã có rất
nhiều loại tế bào được thử nghiệm để nuôi cấy PEDV nhưng vẫn không thành
công. Các tác giả Hofmann and Wyler (1988) đã tìm ra tế bào Vero (thận khỉ
xanh Châu Phi) để hỗ trợ cho công tác nối truyền các đời của PEDV. Virus phát
triển phụ thuộc vào sự có mặt của trypsin trong mơi trường ni cấy tế bào.
Bệnh lý tế bào do virus gây ra là các thể không bào và hợp bào lên tới 100
nhân. Sau 15 giờ gây nhiễm virus nhân lên nhanh với hiệu quả cao nhất 105,5
đơn vị tế bào.
Từ năm 1982 tới năm 1990, những kháng thể kháng lại PEDV được xác
định trong các quần thể lợn tại Bỉ, Hà Lan, Thụy Sỹ, Bungari và Đài Loan
(Hofmann and Wyler, 1988). Ở vùng Đông Bắc Ấn Độ 21,2% trong số 528 mẫu

6


huyết thanh của lợn từ 2-6 tháng tuổi dương tính với kháng thể PEDV. Virus đã
được phân lập ở hầu hết các nước chăn nuôi lợn tại Châu Âu cũng như ở Trung
Quốc. Hiện chưa có báo cáo nào cơng bố về bùng phát PED ở vùng Bắc và
Nam Mỹ.
Ở châu Âu, sự bùng phát PED ít xảy ra và gần đây những báo cáo nghiên
cứu về sự lưu hành cũng như chẩn đốn PED ít được thực hiện.
Tại Hà Lan, một nghiên cứu về virus học lâm sàng ở các ca PED cấp tính
trong một trại chăn ni cả lợn thịt, lợn giống đã được thực hiện. Kết quả cho
thấy tiêu chảy trầm trọng nhất xảy ra trên lợn vỗ béo và lợn nái sinh sản với lợn
con theo mẹ và sau cai sữa, bệnh biểu hiện nhẹ hơn hoặc khơng biểu hiện. Bệnh
sau đó trở thành dịch địa phương tồn tại ở tuổi 6-10 tuần và ở lợn hậu bị mới
nhập vè trong thời gian ít nhất 1,5 năm kể từ khi bệnh bùng phát lần đầu tiên.
Ở Tây Ban Nha, PED đã được xác nhận là nguyên nhân gây dịch tiêu chảy

địa phương tại 7 trong số 15 trại, với triệu chứng tiêu chảy kéo dài trên một số
lợn nái tại một trại. Một khảo sát huyết thanh học đã được thực hiện từ năm
1992-1993 cho thấy 1513 trong số 5052 lợn nái có kháng thể đặc hiệu kháng
PEDV, chiếm 55% trong số 803 trại giống theo dõi (Carvajal et al., 1995).
Ở Bỉ, một nghiên cứu về huyết thanh học trên các trại lợn nuôi vỗ béo cho
thấy 50% trại kiểm tra dương tính với PEDV năm 1993. Tuy nhiên khơng có trại
nào dương tính khi kiểm tra lại vào năm 1997, điều này chỉ ra rằng trong những
năm gần đây mức độ lưu hành của virus đã giảm đáng kể (Pensaert, 1998).
Ở Anh, PED bùng phát lần đầu năm 1998 kéo dài trên 2 tháng, bệnh xảy ra
ở 3 lứa lợn liên tiếp trong giai đoạn 8-15 tuần tuổi tại một trại nuôi hướng thịt.
Ở Hungari, năm 1995 có 5,5% trong số 92 mẫu lợn cai sữa thu từ 19 trại
kiểm tra dương tính với PEDV và virus này được xác định là căn nguyên quan
trọng nhất gây ra tiêu chảy ở lợn sau cai sữa.
Ở Cộng Hòa Séc, 27 trong số 219 mẫu phân thu được từ lợn tiêu chảy ít
hơn 21 ngày tuổi dương tính với PEDV, lợn thường bị ghép với các virus gây ra
tiêu chảy khác (Rodak et al., 2005).
Khác với tình trạng hiện nay ở Châu Âu, dịch tiêu chảy xảy ra rất trầm
trọng với tỷ lệ cao gần đây đã được báo cáo ở khu vực Châu Á. Các đợt bùng
phát xảy ra ở dạng cấp tính rất nghiêm trọng, rất khó phân biệt về mặt lâm sàng
với bệnh TGE ở thể cấp tính.

7


Ở Nhật Bản, những đợt dịch bùng phát vào tháng 9 năm 1993 và tháng 6
năm 1994 đã làm 1400 lợn chết với tỷ lệ 30-100% ở lợn con theo mẹ. Trong suốt
thời gian xảy ra dịch bệnh, lợn trưởng thành chỉ có biểu hiện chán ăn một thời
gian ngắn và lợn nái giảm sản lượng sữa (Sueyoshi et al., 1995). Mùa đông năm
1996, một đợt PED đã xảy ra ở 108 trại lợn tiêu chảy chủ yếu gặp ở lợn con và
39500 trong số 56256 lợn con mắc PED đã chết.

Cũng tại Nhật Bản, Shibata et al. (2000) đã nghiên cứu thành công sự nhân
lên của virus PED trong tế bào bàng quang và thận lợn. Tiếp theo đó Kadoi và et
al., (2002) đã phân lập được dòng P-5V sử dụng như một chủng vacxin nuôi cấy
trong tế bào dòng lợn KSEK6 và IB-RS2.
Ở Hàn Quốc, PED đã gây tiêu chảy trên lợn ở tất cả lợn ở mọi lứa tuổi.
Trong 71 ca bệnh đường tiêu hóa do virus được chẩn đoán tại Viện nghiên cứu
Thú y, từ tháng 1 năm 1992 tới tháng 12 năm 1993 có 56,33% ca được xác định
là PED trong đó lợn con dưới 10 ngày tuổi chiếm tới 90% số ca mắc bệnh.
Từ tháng 8 năm 1997 tới tháng 7 năm 1999 có 1258 ca bệnh đường ruột ở
lợn xảy ra tại 5 tỉnh thành trong đó có 50,4% được xác định là PED (Chae et
al., 2000). Một khảo sát huyết thanh học tại các cơ sở giết mổ tại Hàn Quốc cho
thấy trong số 469 mẫu huyết thanh thu từ 7 tỉnh có 17,6 – 79% (trung bình
45%) là dương tính với PEDV, điều này cho thấy virus đã trở thành dịch địa
phương tại một số vùng. Từ những kết quả nghiên cứu được, một số ý kiến cho
rằng tình trạng mắc PED ở Châu Á tiến triển trong thời gian gần đây phản ánh
bệnh mang tính địa phương rõ hơn khi lưu hành trong quần thể nái phần nào đã
có miễn dịch.
Tại Hoa Kỳ ngày 17/5/2013, Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã công bố
phát hiện PED lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Đến năm 2014 đã chứng kiến PED hoành
hành trên khắp 30 tiểu bang của nước này.
2.2. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ VIRUS GÂY BỆNH PED
2.2.1. Phân loại và hình thái của virus gây bệnh PED
Dựa trên đặc điểm kháng nguyên và di truyền, virus PED (PEDV) được xếp
vào chi Coronavirus, họ Coronaviridae, cùng với TGEV, coronavirus ở mèo, chó
và coronavirus 229E ở người. Hạt PEDV mang những điểm đặc trưng của họ
Coronaviridae. Theo phân loại về huyết thanh học, người ta xác định vius PED
hiện mới chỉ có 1 serotype. Các chủng PEDV phân lập từ châu Âu, Hàn Quốc và

8



Trung Quốc đều tương đồng về mặt huyết thanh với với chủng CV777 phân lập
từ thực địa ở Bỉ năm 1978.
Hình thái của PEDV trong tế bào biểu mơ đường tiêu hoá tương tự như các
coronavirus khác (Ducatelle et al., 1982). Virus có một nhân đậm đặc điện tử với
quầng sáng ở giữa và những phần toả ra từ nhân dạng chuỳ dài xấp xỉ 20nm. Hạt
virus xác định từ mẫu phân có hình thái đa dạng và đường kính biến đổi từ 90
đến 190 nm (hình 1, 2) (Pensaert et al., 1981). Virus nhân lên thông qua việc nảy
chồi từ các màng bên trong bào tương tế bào vật chủ.

Hình 2.1. Những khơng bào trong bào Hình 2.2. Virus PED chủng KPEDV-9
tương của một tế bào hấp thu ở ruột non phân lập tại Hàn Quốc nhuộm với
lợn, chứa các hạt virus PED có đường urany acetat 2%. Chiều dài thanh nằm
kính từ 90-190 nm (x20.000)

ngang tương đương 100nm

Nguồn: />/v10n2p81.html

Nguồn: />
2.2.2. Cấu trúc phân tử của virus gây bệnh
PEDV có cấu trúc giống với các virus khác trong họ, có đường kính khoảng
95 – 190nm, có một lớp bề mặt hình dùi cui nhơ ra dài khoảng 18-23nm, là virus
có vỏ bọc. Nhân có cấu trúc là RNA sợi đơn, kích thước 27 – 32kb.
PEDV mang glycoprotein S (Spike) có khối lượng phân tử 180.000 –
200.000 dalton, protein màng M (Membrane) có khối lượng phân tử 27.000 –
32.000 dalton và protein N (Nucleocapsid) có khối lượng phân tử 57.000 –
58.000 dalton. Virus khơng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.
Hiện nay người ta mới chỉ phát hiện được 1 serotyp PEDV. Có 2 chủng virus
PED:


9


- Chủng PED 1 (ở châu Âu): Chỉ nhiễm trên lợn trong giai đoạn tăng
trưởng.
- Chủng PED 2 (ở châu Á): Nhiễm trên tất cả các loại lợn, kể cả lợn nái
trưởng thành.
Về đặc điểm cấu tạo phân tử, PEDV là virus có vỏ bao bọc, bộ gen là sợi
RNA đơn dương, kích thước khoảng 28kb với mũ 5’ và đuôi polyA 3’. Bộ gen
của virus gồm một vùng không dịch mã đầu (UTR) 5’, một UTR đầu 3’, ít nhất 7
khung đọc mở (ORF) mã hoá cho 4 protein cấu trúc gồm gai (S), vỏ (E), màng
(M), và nucleocapsid (N) và 3 protein không cấu trúc (enzym tái bản replicases
1a, 1b và ORF3). Những khung đọc mở này được sắp xếp theo trình tự: 5’replicase (1a, 1b) – S – ORF3 – E – M – N – 3’.
Gen polymerase gồm 2 khung đọc mở (Open Reading Frame – ORF) 1a
và 1b, chiếm 2/3 bộ gen tính từ đầu 5’ và mã hố cho các polyprotein tái bản
khơng cấu trúc (replicase 1a và 1b). Các gen mã hoá cho protein cấu trúc chính
như S (150-220 kDa), E (7kDa), M (20-30kDa) và N (58kDa) nằm ở vị trí tiếp
nối gen polymerase. Gen ORF3 là một gen phụ trợ, nằm giữa các gen cấu trúc.
Nó mã hố cho một protein bổ trợ, số lượng và trình tự của các gen thay đổi ở
các coronavirrus khác nhau (hình 2.3) (Murphy et al., 1999).
Bộ gen virus PED
Đầu 3’

Đầu 5’
Khung đọc mở 1a
Khung đọc mở 1b

Hình 2.3. Mơ hình cấu trúc bộ gen virus PED


10


Protetin cấu trúc của PEDV tương tự như các coronavirus khác. Virus có
một protein gai (S) với trọng lượng phân tử khoảng 180-200 kDa, một protein
màng (M) 27-32 kDa, một protein nucleocapsid gắn với RNA nặng 57-58 kDa
(Duarte and Laude, 1994).
Protein S của PEDV là glycoprotein loại 1 gồm 1383 amino acid (aa). Nó
chứa một chuỗi peptid tín hiệu (1-18aa), các epitop trung hoà (499-638, 748755), 764-771, và 1368-1374), một vùng xuyên màng (1334 – 1356), và một
vùng ngắn nằm trong bào tương. Protein S cũng có thể được chia thành vùng S1
(1-789 aa) và vùng S2 (790-1383 aa) dựa trên tính tương đồng của nó ở
coronavirus khác nhau. Giống như các protein S của coronavirus khác, protein S
của PEDV là một loại gai glycoprotein (kháng nguyên bề mặt) trên bề mặt virus,
chúng đóng vai trị quan trọng trong việc điều hoà tương tác với các glycoprotein
thụ thể đặc hiệu trên tế bào vật chủ trong quá trình xâm nhập, kích thích tạo
kháng thể trung hồ ở vật chủ tự nhiên. Ngồi ra, glycoprotein S cũng liên quan
tới sự thích nghi sinh trưởng trong điều kiện phịng thí nghiệm và sự giảm độc
lực khi gây bệnh trên động vật (Park et al., 2007). Để đạt kết quả tốt hơn, cần
tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc virus PEDV để làm rõ mối quan hệ
di truyền, sự đa dạng về chủng, tình trạng dịch tễ học của PEDV trên thực địa và
mối quan hệ giữa các dạng đột biến với chức năng của virus.
Protein M là thành phần vỏ lớn nhất của virus PED, glycoprotein cấu trúc
màng với một đầu tận cùng gắn amin ngắn phía ngồi virus và một đầu tận cùng
gắn carboxy ở bên trong. Protein M khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong chu
trình lắp ráp virus mà còn trong việc tạo ra kháng thể trung hồ virus với sự có
mặt của bổ thể. Protein M có thể đóng một vai trị trong q trình tạo ra αinterferon (α-IFN. Việc đồng thời biểu hiện protein M và N cho phép tạo thành
các hạt giả virus có khả năng biểu lộ hoạt tính sinh interferon tương tự như hạt
virus hoàn chỉnh. Việc tiến hành thêm các nghiên cứu về glycoprotein M sẽ làm
tăng thêm hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ di truyền, sự đa dạng giữa các
chủng PEDV và tình trạng dịch tễ của PEDV trên thực địa.

Protein N là một phosphoprotein cơ bản gắn với RNA virus, cung cấp nền
tảng cấu trúc cho các nucleocapsid xoắn kép. Các epitop protein N được chứng
minh là đóng vai trị quan trọng trong việc gây ra miễn dịch trung gian tế bào
protein N có thể được sử dụng như một mục tiêu cho chẩn đốn sớm và chính
xác PEDV.

11


×