Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 71 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỈ TIÊU LÂM SÀNG,
PHI LÂM SÀNG VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU
TRỊ Ở ĐÀN LỢN NÁI MẮC HỘI CHỨNG VIÊM VÚ,
VIÊM TỬ CUNG, MẤT SỮA (MMA) ĐANG NUÔI TẠI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG
LỢN HẠT NHÂN THỤY PHƯƠNG, VIỆN CHĂN NUÔI

Ngành:

Thú y

Mã ngành :

60 64 01 01

Người hướng dẫn:

TS. Trịnh Đình Thâu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi với sự giúp đỡ
của tập thể trong và ngoài cơ quan.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, và tôi xin chịu trách nhiệm
về những số liệu trong luận văn này.


Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Có được cơng trình nghiên cứu này, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn và
kính trọng sâu sắc tới TS. Trịnh Đình Thâu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian chỉ bảo tận tình giúp tơi thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
Quản lý đào tạo, Bộ môn Giải phẫu vật nuôi, Khoa Thú y – Học viện nông nghiệp Việt
Nam đã giúp đỡ tôi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương,
Lãnh đạo và cán bộ viên chức Trung tâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa học,
các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi nâng cao kiến
thức, hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt để hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Phương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục............. ............................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn…………………………………………………………………….…………viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

2.

Tìm ra được phác đồ điều trị hiệu quả hội chứng MMA. ................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 2


1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn nái ...................................................................... 3

2.1.1.

Sự thành thục về tính .......................................................................................... 3

2.1.2.

Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp .................................................. 5

2.1.3.

Khoảng cách giữa các lứa đẻ .............................................................................. 7

2.1.4.

Sinh lý đẻ ............................................................................................................ 7

2.1.5.

Sinh lý tiết sữa của lợn nái.................................................................................. 8


2.2.

Hội chứng MMA ................................................................................................ 9

2.2.1.

Khái niệm ........................................................................................................... 9

2.2.2.

Ảnh hưởng của hội chứng MMA ..................................................................... 15

2.3.

Tình hình nghiên cứu hội chứng MMA ............................................................ 16

2.3.1.

Tình hình mắc hội chứng MMA ....................................................................... 16

2.3.2.

Nguyên nhân gây bệnh ..................................................................................... 19

2.3.3.

Biến đổi lâm sàng và phi lâm sàng ................................................................... 21

2.3.4.


Phịng bệnh ....................................................................................................... 23

2.3.5.

Chẩn đốn và điều trị bệnh ............................................................................... 25

iii


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 28
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 28

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 28

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 28

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 28

3.4.1.

Khảo sát tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở lợn nái sau sinh ................................... 28


3.4.2.

Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái .............. 28

3.4.3.

Biến đổi lâm sàng ............................................................................................. 29

3.4.4.

Biến đổi sinh lý, sinh hóa máu ......................................................................... 29

3.4.5.

Thử nghiệm phác đồ điều trị hội chứng MMA ................................................. 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29

3.5.1.

Điều tra tỷ lệ mắc hội chứng MMA.................................................................. 29

3.5.2.

Phương pháp xác định các biến đổi lâm sàng lợn nái mắc MMA .................... 30

3.5.3.


Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 30

3.5.4.

Thử nghiệm điều trị hội chứng MMA .............................................................. 30

3.6.

Xử lý số liệu...................................................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33
4.1.

Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc hội chứng MMA .................................................... 33

4.1.1.

Tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở đàn nái sau sinh tại Trung tâm nghiên cứu
và phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương ................................................ 33

4.1.2.

Tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ ........................................................... 35

4.2.

Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái .............. 37

4.3.


Các biến đổi lâm sàng ....................................................................................... 39

4.4.

Biến đổi sinh lý, sinh hóa máu ......................................................................... 40

4.4.1.

Biến đổi sinh lý máu ......................................................................................... 41

4.4.2.

Biến đổi sinh hóa máu ...................................................................................... 45

4.5.

Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA .................................................. 47

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 50
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 50

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 50

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 51
Một số hình minh họa ..................................................................................................... 56


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa của chữ viết tắt

ACTH

Adrenocorticotropic hormone: Kích tố tuyến trên thận

CFU

Clony Forming Unit: đơn vị khuẩn lạc

cs

Cộng sự

FSH

Follicule Stimulating Hormone: Kích tố nang trứng

GOT

Glutamat Oxaloacetat Transaminase: Enzym trao đổi amin

IL-6


Interleukin-6: là một Glycoprotein gồm 184 acid amin.

LH

Luteinising Hormone: Kích hồng thể tố

MIC

Minimum inhibitory concentration: nồng độ ức chế tối thiểu

MMA

Metritis, mastitis, agalactia: hội chứng viêm tử cung, viêm vú,
mất sữa

PGF2α

Prostaglandin F2-alpha: hormon sinh sản

PPDS/ PDS

Postpartum dysgalactia syndrome: Hội chứng rối loạn tiết sữa
sau đẻ.

STH

Somato trophin hormone: Kích tố phát triển

TNFα


Tumor necrosis factor: Cytokine-yếu tố hoại tử khối u

TSH

Thyroid Stimulating Hormone: Kích tố tuyến giáp

YCW

Yeast cell wall: men vách tế bào

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ nái mắc hội chứng MMA ...................................................................... 33
Bảng 4.2. Tỷ lệ nái mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ ................................................... 36
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái........... 37
Bảng 4.4. Một số biểu hiện lâm sàng của nái mắc MMA............................................... 39
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của nái mắc hội chứng MMA và nái không mắc
........................................................................................................................ 41
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu hệ bạch cầu của nái mắc hội chứng MMA và nái không
mắc ......................................................................................................... 43
Bảng 4.7. Hàm lượng protein tổng số, các tiểu phần protein trong huyết thanh nái mắc
MMA và nái không mắc................................................................................. 45
Bảng 4.8. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA và khả năng sinh sản của nái
sau khi khỏi bệnh............................................................................................ 48

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tiết diện núm vú và phân loại khả năng hoạt động của núm vú lợn cái ....... 12
Hình 2.2. Sơ đồ cơ chế phát sinh chứng mất sữa .......................................................... 17
Hình 2.3. Sơ đồ cơ chế phát sinh chứng viêm tử cung.................................................. 17
Hình 2.4. Sơ đồ cơ chế phát sinh chứng viêm vú.......................................................... 17
Hình 2.5. Sơ đồ cơ chế gây hội chứng MMA ................................................................ 18
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc hội chứng MMA................................................................ 35
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ ............................................. 36
Hình 4.3. Biểu đồ cơng thức bạch cầu lợn khỏe ............................................................ 43
Hình 4.4. Biểu đồ cơng thức bạch cầu lợn mắc MMA .................................................. 44
Hình 4.5. Biểu đồ tiểu phần protein huyết thanh lợn khỏe ............................................ 45
Hình 4.6. Biểu đồ tiểu phần protein huyết thanh lợn mắc MMA................................... 46

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Thị Phương
Tên luận văn: “Nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm
phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA)
đang nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương,
Viện Chăn nuôi”.
Ngành: Thú y

Mã ngành: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá được ảnh hưởng của hội chứng MMA lên đàn nái mắc bệnh nuôi tại
Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương.

2. Tìm ra được phác đồ điều trị hiệu quả hội chứng MMA.
Nội dung nghiên cứu
Khảo sát thực trạng mắc hội chứng MMA ở đàn lợn nái sau sinh nuôi tại Trung
tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương.
Đánh giá ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Xác định các biến đổi lâm sàng
Xác định các biến đổi sinh lý và sinh hóa máu của lợn mắc hội chứng MMA.
Thử nghiệm điều trị trên đàn nái mắc hội chứng MMA.
Phương pháp nghiên cứu
Xác định tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA căn cứ hồ sơ theo dõi, kết hợp với
theo dõi trực tiếp.
Xác định một số biến đổi lâm sàng của lợn nái mắc MMA như sốt, tăng tần số
hô hấp, ủ rũ, kém ăn, có dịch viêm tử cung, khơng cho con bú.
Xác định các biến đổi sinh lý, sinh hóa máu của nái trong nghiên cứu được xác
định bằng hệ thống xét nghiệm tự động: Hema Screen 18 (xác định các chỉ tiêu sinh lý)
và mấy Cell-Dyn 3700 Abbott Hoa Kỳ (xác định các chỉ tiêu sinh hóa).
Thử nghiệm điều trị, so sánh hiệu quả điều trị của 3 phác đồ.
Kết quả chính và kết luận
1. Tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở đàn lợn nái nuôi theo mô hình trang trại tại
Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương trong khoảng thời
gian nghiên cứu là 16,25%; Nái đẻ ở lứa 1 và từ lứa 6 tỷ lệ mắc hội chứng cao hơn
những lứa còn lại.

viii


2. Nái mắc hội chứng MMA giảm tỷ lệ động dục lại sau cai sữa từ 95,64% còn
81,03%; thời gian động dục trở lại sau cai sữa kéo dài từ 5,29 ± 1,52 ngày lên 6,11 ±
1,76 ngày; làm giảm năng suất sinh sản của nái mắc MMA: giảm số lứa/nái/năm, giảm
số con cai sữa/nái/năm.

3. Nái mắc hội chứng MMA giảm tỷ lệ động dục lại sau cai sữa từ 95,64% còn
81,03%; thời gian động dục trở lại sau cai sữa kéo dài từ 5,29 ± 1,52 ngày lên 6,11 ±
1,76 ngày; làm giảm năng suất sinh sản của nái mắc MMA: giảm số lứa/nái/năm, giảm
số con cai sữa/nái/năm.
4. Chỉ tiêu sinh lý máu (hồng cầu và bạch cầu) tăng lên; chỉ tiêu sinh hóa máu
(prtein huyết thanh) giảm.
5. Kháng sinh Amoxicillin và Gentamicin có tác dụng tốt trong điều trị hội
chứng MMA (tỷ lệ khỏi bệnh >86,67%).
Trong phác đồ điều trị bệnh bằng kháng sinh có bổ sung 10mg PGF2α hay 30IU
Oxitocin cho hiệu quả điều trị tốt hơn: rút ngắn thời gian điều trị và tăng năng suất sinh
sản của nái.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Thi Phuong
Thesis title: “Research the signs of clinical, paraclinical changes manifestations and
Experimental treatment of sows infected with matritis-mastitis-agalactia (MMA)
syndrome in Thuy Phuong pig research and development Centre, The National institute
of animal Science”.
Major: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
1. It was determined effecting of MMA syndrome essessment to sows at Thuy
Phuong pigs research and development centre.
2. Find out effective treatment MMA syndrome.

Research Objectives
To determine the real situation imported sows get metritis-mastitis-agalactia
(MMA) syndrome in Thuy Phuong pig research and development centre.
Effect of MMA on reproductive performance of sows.
To determine changing of clinical indicator
To determine changing of physiological and biochemical parameters of pigs
with MMA syndrome.
Experimental treatment in sows with MMA syndrome.
Materials and Methods
Determine the percentage of sows with MMA based on the sow records at the
research station, in combination with direct monitoring.
To determine changing of clinical indicator as Pyrexia, restlessness, and
anorexia The sows metritis-mastitis-agalactia (MMA) syndrome were not willing for the
piglets to suckle or exhibited a marked disinterest in the piglets.
Determine changing of physiological and biochemical parameters of pigs with
MMA syndrome: Testing blood physiological criteria by the Hema Screen 18; Testing
of blood biochemical parameters by Cen-difl 3700.
Trial of treatment with 3 regimens and evaluation of treatment results of
each regimen.

x


Main results and conclusions
1. The rate of imported sows get MMA in Thuy Phuong pig research and
development station average 16,25%; Sow in the first litter and from the sixth litter has
higher ratio of MMA than other litters.
2. Sows has MMA syndrome reduce reproductive performance: reduce the rate
of re-oestrus after weaning from 95,64% to 81,03%; prolonged eostrus time back from
5,29 ± 1,52 days to 6,11 ± 1,76 days; reduced weaning weight at 21 days of age,

weaned/sow weaning, prolonged postweaning weaning time sows, lower conception
rates than healthy sows.
3. Hyperthermia, respiratory frequency, poor appetite; Inflammation of the uterus,
reduction or discontinuation of sows in the sows are clinical manifestations of MMA.
4. There was a significant change in the physiological and biochemical
parameters of sows with MMA compared to normal sows.
5. Antibiotics Amoxicillin and Gentamicin are effective in treating MMA
(86,67% cure rate).
In the treatment regimen with antibiotics supplemented with 10mg PGF2α or
30IU Oxitocin for better therapeutic effect: shorten treatment time and increase
reproductive yield of sows.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năng suất sinh sản của lợn nái là yếu tố quyết định hiệu quả chăn ni lợn
nói chung và chăn ni lợn nái nói riêng đối với mỗi cơ sở chăn ni. Trong đó,
quản lý mầm bệnh là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của chăn
nuôi lợn nái sinh sản. Bên cạnh việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, các bệnh
sinh sản xảy ra thường xuyên trên nái, đặc biệt các bệnh sinh sản trên nái sau
sinh có ảnh hưởng lớn đến tiềm năng sinh sản của nái và chất lượng lợn con được
sinh ra. Một trong số đó là các bệnh hội chứng MMA (viêm tử cung – Metritis,
viêm vú – Mastitis, mất sữa – Agalactia).
Hội chứng MMA trên lợn nái là tình trạng xáo trộn sinh lý của nái sau khi
sinh, thường được ghi nhận trên chẩn đốn lâm sàng gồm có: vú sưng, cứng, đỏ,
giảm hoặc ngừng tiết sữa, tử cung tiết dịch viêm chảy ra bên ngoài, xảy ra khá
phổ biến ở các mức độ khác nhau, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe, khả năng sinh sản, sức sản xuất của lợn nái mà còn ảnh hưởng đến chất

lượng lợn con, hội chứng MMA làm giảm tiết sữa và đặc biệt làm thay đổi thành
phần của sữa qua đó làm tăng tỷ lệ chết ở lợn sơ sinh tới 80% (Shrestha, 2012).
Ở Việt Nam, đã có những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống
về hội chứng MMA như đánh giá tỷ lệ mắc, phân lập vi khuẩn gây bệnh, thử
nghiệm phác đồ điều trị (Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho, 1985; Trịnh Đình
Thâu và cs., 2010); xác định sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, xác
định sự biến động hàm lượng vi khuẩn và thành phần hóa học, tính chất của sữa
lợn mắc hội chứng MMA (Nguyễn Thị Hồng Minh và cs., 2013). Việc tiếp cận
nghiên cứu tổng thể từ nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng, phi lâm sàng, các yếu
tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc và đánh giá hiệu quả của một số giải pháp phòng, trị
hội chứng MMA là yêu cầu cấp thiết trong thực tế sản xuất hiện nay.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng và hạn chế tác hại của hội chứng MMA,
góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái được nuôi giữ tại Trung
tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương đồng thời góp
thêm tư liệu khoa học cho việc hồn thiện chương trình phịng chống, hạn chế
dịch bệnh trên đàn lợn ở Trung tâm, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sự biến đổi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm
phác đồ điều trị ở đàn lợn nái mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa

1


(MMA) đang nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân
Thụy Phương, Viện Chăn nuôi”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Đánh giá được ảnh hưởng của hội chứng MMA lên đàn nái mắc bệnh
nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương.
2. Tìm ra được phác đồ điều trị hiệu quả hội chứng MMA.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Địa điểm nghiên cứu:

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương
trực thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Địa chỉ:Phường Thụy
Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Phịng thí nghiệm trọng điểm cơng nghệ sinh học – Khoa thú y – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam. Địa chỉ: Giảng đường B, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2016 đến tháng 08/2017
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Nái ngoại được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lợn
hạt nhân Thụy Phương sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 07/2016 đến hết
tháng 06/2017; Đàn lợn con được sinh ra từ những lợn nái được nghiên cứu,
đang trong giai đoạn theo mẹ.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu một cách có hệ thống về hội chứng MMA, từ biểu hiện
triệu chứng trên lâm sàng đến các chỉ tiêu phi lâm sàng và đề xuất điều trị hội
chứng MMA.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống
về hội chứng MMA trên đàn lợn sinh sản nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn
Thụy Phương.
Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu giúp cho người quản lý đưa ra
các biện pháp phịng chống bệnh có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và
thiệt hại do bệnh gây ra, từ đó nâng cao năng suất sinh sản cho đàn nái tại cơ sở
chăn nuôi.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC LỢN NÁI

Đặc điểm sinh lý sinh dục của gia súc nói chung và lồi lợn nói riêng đặc
trưng cho lồi, có tính ổn định với từng giống vật ni. Nó được duy trì qua các
thế hệ và ln củng cố, hồn thiện qua q trình chọn lọc. Ngồi ra còn chịu ảnh
hưởng của một số yếu tố như: ngoại cảnh, điều kiện ni dưỡng chăm sóc, sử
dụng... Để đánh giá đặc điểm sinh lý của lợn nái người ta thường tập trung
nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sau đây:
2.1.1. Sự thành thục về tính
Khái niệm
Sự thành thục về tính được đánh dấu khi con vật bắt đầu có phản xạ sinh
dục và có khả năng sinh sản. Lúc này, tất cả các bộ phận sinh dục như: buồng
trứng, tử cung, âm đạo, ... đã phát triển hoàn thiện và có thể bắt đầu bước vào
hoạt động sinh sản. Đồng thời với sự phát triển hoàn thiện bên trong thì ở bên
ngồi các bộ phận sinh dục phụ cũng xuất hiện và gia súc có phản xạ về tính hay
xuất hiện hiện tượng động dục.
Tuy nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính
biệt và các điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc nuôi dưỡng. Những con lợn
tăng trưởng nhanh sẽ thành thục sớm (Nguyễn Thiện, 2008). Lợn nái sau khi
thành thục có khả năng sinh sản nhưng sẽ không được phối giống trong lần động
dục đầu tiên do sự thành thục về tầm vóc thường diễn ra chậm hơn thành thục về
tính, do đó lợn mang thai trong giai đoạn này dễ dẫn dến khó đẻ và lợn con được
sinh ra yếu.
Các yếu tố ảnh hưởng
+ Các yếu tố di truyền
Các giống lợn khác nhau, tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Những
giống có thể vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn những giống có thể vóc
lớn. Sự thành thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần
đầu tiên và xảy ra lúc 3 – 4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các
giống lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6 – 7 tháng tuổi đối với hầu
hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển (Rothschild and Bidanel, 1998).


3


Theo Phạm Hữu Doanh và cs. (1995), tuổi thành thục về tính của lợn nái
ngoại và nái lai muộn hơn nái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái, Mường Khương,..).
Các giống lợn nội thường có tuổi thành thục từ 4-5 tháng tuổi (120 - 150 ngày
tuổi). Lợn ngoại là 6-8 tháng tuổi, lợn lai F1 (ngoại x nội) thường động dục lần
đầu ở 6 - 8 tháng tuổi.
+ Các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các yếu tố về di truyền, các yếu tố ngoại cảnh như chế độ nuôi
dưỡng, bệnh tật,... cũng ảnh hưởng rất rõ ràng đến tuổi thành thục về tính.
- Chế độ ni dưỡng: chế độ ni dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành
thục về tính dục. Những lợn được chăm sóc ni dưỡng tốt, tuổi thành thục về
tính dục sớm hơn những lợn được ni dưỡng trong điều kiện kém. Nguyễn Tấn
Anh (1998) cho biết, để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu cầu dinh dưỡng đối
với lợn cái hậu bị cần lưu ý đến cách thức nuôi dưỡng.
- Ảnh hưởng của mùa vụ và thời gian chiếu sáng tới tuổi động dục:
Theo Cẩm nang chăn nuôi (1996) cho rằng: những lợn cái hậu bị được
sinh ra trong mùa đơng thì động dục lần đầu chậm hơn những con cái hậu bị
được sinh ra trong các mùa khác trong năm. Ngoài ra sự thành thục về tính dục bị
chậm là do nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá thấp cũng ảnh hưởng đến phát dục. Vì vậy
cần có những biện pháp chống nóng, chống lạnh cho lợn. Còn đối với thời gian
chiếu sáng, được xem như một phần của ảnh hưởng mùa vụ. Mùa đông, thời gian
chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm. Thời gian chiếu
sáng trong ngày là 12 giờ bằng ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo sẽ làm cho lợn cái
hậu bị động dục sớm hơn so với những lợn có thời gian chiếu sáng trong ngày
thấp hơn.
- Ảnh hưởng của việc ni nhốt đến tính phát dục
Mật độ nuôi nhốt ảnh hưởng đến sự thành thục về tính dục. Lợn cái hậu bị
cần được ni theo nhóm ở mật độ thích hợp thì sẽ khơng ảnh hưởng đến sự phát

triển tính dục. Những lợn cái hậu bị ni nhốt đơng trên một đơn vị diện tích
trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên nếu nuôi tác
biệt lợn cái hậu bị trong thời gian phát triển cũng làm chậm sự thành thục về tính.
Mặt khác, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất và tuổi động dục lần đầu. Tiểu khí hậu chuồng ni được hình thành do
nhiều tác nhân: khí hậu vùng, kiểu chuồng, hướng chuồng, độ thơng thống, khả

4


năng thốt nước, hàm lượng khí NH3, CO2, H2S... Sự trao đổi khí và lượng phân
trong chuồng quyết định đến tiểu khí hậu chuồng ni.
Thí nghiệm được tiến hành ở Úc cho thấy hàm lượng amoniac (NH3) cao
sẽ làm chậm thời gian động dục lần đầu là 25 – 30 ngày (Paul Hughes and James
Tilton, 1996).
- Ảnh hưởng của con đực: sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng đến
tuổi thành thục về tính dục của lợn cái hậu bị. Theo Paul Hughes and James
Tilton (1996), nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ngày với thời
gian 15 - 20 phút/lần thì kết quả 83% lợn nái (ngoài 90kg thể trọng) động dục lúc
165 ngày tuổi.
Theo Hughes P.E (1982), những lợn đực dưới 10 tháng tuổi khơng có tác
dụng trong việc kích thích phát dục, bởi vì những lợn đực cịn non này chưa tiết
ra lượng feramon đó là thành phần cần thiết của “hiệu ứng đực giống”.
“Hiệu ứng đực giống” tốt nhất khi lợn cái hậu bị khoảng 160 ngày tuổi và
lợn đực ít nhất là 10 tháng tuổi, việc nhốt cái hậu bị cạnh chuồng đực giống và
cho chúng tiếp xúc trực tiếp trong 1 khoảng thời gian ngắn mỗi ngày sẽ tạo ra
đáp ứng tốt nhất ở lợn cái hậu bị.
Như vậy, việc sử dụng đực giống cho tiếp xúc trực tiếp với cái hậu bị
cũng là cách tốt nhất cho việc thành thục tính dục ở lợn cái hậu bị nhưng cũng
cần chú ý đến yếu tố ngoại cảnh làm giảm tác dụng của việc tiếp xúc giữa đực

giống và con cái hậu bị.
2.1.2. Chu kỳ tính và thời điểm phối giống thích hợp
+ Chu kỳ tính
Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra
liên tục và có tính chu kỳ. Các nỗn bào trên buồng trứng phát triển, lớn dần,
chín và nổi lên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf, khi nang vỡ, trứng rụng
gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng, con cái có những biểu hiện ra bên ngồi
gọi là động dục. Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ
(Trần Tiến Dũng và cs., 2002).
Chu kỳ tính ở những lồi khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu mới
thành thục về tính, chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 - 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn
định. Một chu kỳ tính của lợn cái dao động trong khoảng từ 18 - 22 ngày, trung

5


bình là 21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trước động dục, giai
đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn nghỉ ngơi.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm được chu kỳ tính và các giai đoạn
của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn ni có chế độ ni dưỡng, chăm
sóc sao cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm góp phần nâng cao
khả năng sinh sản của lợn nái.
+ Cơ chế động dục
Chu kỳ động dục của lợn cái được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh và thể
dịch. Khi các nhân tố ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực... tác động
và kích thích vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác động
lên tuyến yên, kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH (Follicle Stimulating
Hormone) và LH (Luteinzing Hormone). FSH kích thích nỗn bao phát triển
đồng thời cùng với LH làm cho nỗn bao thành thục, chín và rụng trứng. Khi
nỗn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì bao nỗn tiết ra

Oestrogen chứa đầy xoang bao noãn. Khi hàm lượng hormone này trong máu
đạt 64-112% sẽ kích thích con vật có biểu hiện động dục. Đồng thời dưới tác
động của Oestrogen cơ quan sinh dục biến đổi: tử cung hé mở, âm hộ, âm đạo
sung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều
kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Cuối chu kỳ động dục thì Oestrogen lại
kích thích tuyến yên tiết ra LH và giảm tiết FSH. Khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ
3/1 thì sẽ kích thích trứng chín và rụng trứng. Sau khi trứng rụng thể vàng
được hình thành ở nơi bao nỗn vỡ ra. Thể vàng tiết Progesterone giúp cho
quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung đồng thời ức chế tiết FSH
của tuyến yên làm cho bao noãn trong buồng trứng cái không phát triển được
và kết thúc một chu kỳ động dục.
+ Thời điểm phối giống thích hợp
Thời gian tinh trùng lợn đực sống trong tử cung lợn nái khoảng 45 - 48
giờ, trong khi thời gian trứng của lợn nái tồn tại và thụ thai hiệu quả là rất ngắn,
cho nên phải tiến hành phối giống đúng lúc. Thời điểm phối giống thích hợp nhất
là vào giữa giai đoạn chịu đực. Đối với lợn nái ngoại, thời điểm phối giống tốt
nhất là sau khi có hiện tượng chịu đực 6-8 giờ, hoặc cho phối vào cuối ngày thứ 3
và sang ngày thứ 4 kể từ lúc bắt đầu động dục (nếu lợn nái chịu đực trước 5 ngày
sau cai sữa thì buổi sáng chịu đực, buổi chiều phối, buồi chiều chịu đực thì sáng

6


hôm sau phối; lợn nái sau cai sữa 5 ngày trở lên chịu đực lúc nào phối lúc đó).
Khi thụ tinh nhân tạo, thường phối 2 lần (phối lặp) ở giai đoạn chịu đực “chặn
đầu, khóa đi” của thời kỳ rụng trứng.
2.1.3. Khoảng cách giữa các lứa đẻ
Khoảng cách giữa các lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh
sản của gia súc cái. Đây là tính trạng tổng hợp bao gồm thời gian có chửa, thời
gian bú sữa, thời gian từ cai sữa đến thụ thai lứa sau, do vậy khoảng cách giữa

lứa đẻ ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/năm, số lứa đẻ của nái/năm. Nhiều cơng
trình nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của các giống lợn dao động không
đáng kể trong khoảng 113-115 ngày, đây là yếu tố ít biến đổi, khơng chịu ảnh
hưởng bởi kích thích bên ngồi cũng như kích thích của thai.
Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể tác động bằng cách rút ngắn
thời gian bú sữa và cai sữa sớm ở lợn con. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã kết
luận: để rút ngắn thời gian sau đẻ đến phối giống lại có kết quả thì phải chăm sóc
ni dưỡng tốt và đặc biệt phải cai sữa sớm lợn con, từ đó làm tăng số con cai
sữa/nái/năm, tăng số lứa đẻ của nái/năm. Để rút ngắn thời gian cai sữa, tiến hành
tập ăn sớm cho lợn con từ 5-7 ngày tuổi đến khi lợn con có thể sống bằng thức ăn
được cung cấp, khơng cần sữa mẹ (Lê Thanh Hải và cs., 1994). Hiện nay, ở các
trang trại thời gian cai sữa phổ biến là 21 ngày tuổi, sau cai sữa từ 5-6 ngày nái
được phối.
2.1.4. Sinh lý đẻ
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002), gia súc cái mang thai trong một thời
gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động
của hệ thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn đẻ đẩy bào thai ra
ngồi, q trình này gọi là q trình sinh đẻ.
Khi gần đẻ, con cái sẽ có các biểu hiện: trước khi đẻ 1-2 tuần, nút niêm
dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra ngoài. Trước khi đẻ
1-2 ngày, cơ quan sinh dục thay đổi: âm môn phù to, nhão ra và sung huyết nhẹ,
đầu núm vú to, bầu vú căng to, sữa bắt đầu tiết. Ở lợn, sữa đầu là một trong
những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia súc đẻ:
-

Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong;

-

Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu;


-

Trước khi đẻ ½ ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu;

7


-

Trước khi đẻ 2-3 giờ, hàng vú sau vắt được sữa đầu.

* Cơ chế đẻ: đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ
chế thần kinh – thể dịch, với sự tham gia tác động cơ giới của thai đã thành thục.
- Về mặt cơ giới: thai trong tử cung cơ thể mẹ sinh trưởng và phát triển
một cách tối đa. Ở thời kỳ cuối, thai to tiếp giáp với tử cung, thai chèn ép xoang
bụng, đè mạnh vào cơ quan sinh dục, ép chặt mạch máu và đám rối thần kinh
hơng-khum, làm kích thích truyền về thần kinh trung ương, điều tiết hormone
gây đẻ. Mặt khác, thai chèn ép, co đạp vào tử cung làm kích thích tử cung co
bóp, sự co bóp tăng theo thời gian, kể cả cường độ và tần số, dẫn đến tử cung mở
và thai thốt ra ngồi.
- Nội tiết: trong thời gian mang thai, thể vàng và nhau thai cùng tiết ra
Progesterone, hàm lượng progesterone trong máu tăng tạo nên trạng thái an thai.
Đến kỳ chửa cuối, thể vàng teo dần và mất hẳn nên lượng progesterone giảm.
Đồng thời tuyến yên tiết Oxytocine, nhau thai tăng tiết Relaxin làm giãn dây
chằng xương chậu và mở cổ tử cung, tăng tiết Oestrogen làm tăng độ mẫn cảm
của cổ tử cung với Oxytocine trước khi đẻ.
- Biến đổi quan hệ giữa cơ thể mẹ và bào thai: khi thai đã thành thục thì
quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai khơng cịn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở
thành như một ngoại vật trong tử cung neen được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ.

Thời gian đẻ kéo dài hay ngắn tùy từng loài gia súc, ở lợn thường từ 2-6 giờ được
tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi bào thai cuối cùng ra ngồi.
2.1.5. Sinh lý tiết sữa của lợn nái
Q trình tiết sữa của lợn nái được chia làm 2 giai đoạn:
* Quá trình tổng hợp sữa:
Quá trình tổng hợp sữa được điều tiết theo cơ chế thần kinh và thể dịch.
Dưới tác động của FSH và LH các tế bào thượng bì tuyến vú, tế bào mạch quản
tổ chức phát triển mạnh. Prolactin - hormone thùy trước tuyến yên kích thích tế
bào nang tuyến tổng hợp sữa từ những nguyên liệu lấy trong máu. Các nguyên
liệu lấy trong máu nhờ vai trị của hormone: STH, TSH, Glucagons, ACTH...
STH kích thích quá trình trao đổi Lactoza, Cazein, MgSO4, kháng thể... Cazein
trong sữa được tổng hợp từ Glucoza, Fructoza ở huyết tương. Mỡ sữa được tổng
hợp từ Glycerin và axít béo.

8


* Quá trình thải sữa:
Quá trình thải sữa cũng nhờ cơ chế thần kinh thể dịch. Khi lợn con bú tạo
cảm giác truyền về thần kinh trung ương đến vùng dưới đồi kích thích tuyến yên
tiết Oxytocine. Oxytocine kích thích hệ cơ trơn đầu vú co bóp đẩy sữa ra ngồi.
Sự tiết sữa của lợn nái khơng đồng đều:
- Lượng sữa được tiết ra trong ngày đầu gọi là sữa đầu, sữa đầu có thành
phần khác với sữa thường. Trong sữa đầu có 13,7% Prealbumin; 11,48%
Albumin; 12,7% α-globulin; 11,29% β-globulin và γ-globulin. Đây chính là các
kháng thể có chức năng miễn dịch cho lợn con nếu lợn con được bú sữa đầu sớm.
- Sự tiết sữa không đều theo lứa đẻ: sản lượng sữa tăng dần từ lứa 1 đến
lứa 5 sau đó giảm dần.
2.2. HỘI CHỨNG MMA
2.2.1. Khái niệm

Hội chứng viếm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) trên lợn nái là tình
trạng xáo trộn sinh lý của nái sau khi sinh, thường được ghi nhận trên chẩn đoán
lâm sàng gồm có: vú sưng cứng đỏ sẫm, giảm hoặc ngừng tiết sữa, tử cung tiết
dịch viêm chảy ra bên ngoài. Những hiện tượng bệnh lý này gọi là hội chứng
MMA. Viêm vú, viêm tử cung, mất sữa thường đi kèm với nhau hoặc xảy ra
riêng lẻ, khi chúng xảy ra với mức độ nặng thì có rất nhiều tác hại đối với lợn nái
và lợn con.
Viêm tử cung (Metritis)
Là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau khi đẻ,
quá trình viêm phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng của thành tử
cung gây rối loạn sinh sản, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, thậm
chí làm cho gia súc cái mất khả năng sinhsản.
Trong hội chứng MMA, viêm tử cung là chứng thường gặp nhất và xảy ra
ở nhiều cấp độ, thông qua tính chất của dịch viêm tiết ra từ tử cung, thường gặp
các dạng viêm sau:
- Viêm dạng nhờn: thường xuất hiện sớm sau khi sinh, lớp niêm mạc tử
cung bị tổn thương nhẹ, kích thích tiết dịch nhờn tử cung, dịch viêm thường
loãng, lợn cợn, mùi tanh, sau vài ngày dịch tiết giảm dần. Nhiều khi không
cần điều trị cũng tự khỏi.

9


- Dạng viêm mủ: thể viêm này tương đối nặng, niêm mạc tử cung bị tổn
thương nặng, có sự xâm nhập của vi trùng sinh mủ và hầu hết các vi trùng cơ
hội. Dạng viêm mủ đơi khi cũng chính là hậu quả của viêm nhờn. Viêm dạng
mủ thường biểu hiện các triệu chứng sốt, chán ăn, tiết dịch viêm nhiều mủ có
thể lẫn một ít máu.
- Viêm dạng mủ lẫn máu: đây là dạng viêm rất nặng, thường đi kèm với
nguyên nhân đẻ khó, sót nhau, tử cung bị tổn thương nặng. Nái có biểu hiện

sốt cao. Dịch viêm rất hôi thường dẫn đến viêm vú mất sữa. Nếu không can
thiệp kịp thời nái rất dễ bị tử vong sau một thời gian hoặc khơng cịn khả năng
ni con.
Theo Đào Trọng Đạt và cs. (2000), bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do
các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung; dụng cụ dẫn tinh
không được vô trùng khi phối giống đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn nái
gây viêm.
- Khi phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc
mang vi khuẩn từ những lợn nái khác bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang
cho lợn khỏe.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc
tử cung, theo đó vi khuẩn xâm nhập gây viêm tử cung kế phát.
- Lợn nái sau đẻ bị sót nhau xử lý không triệt để dẫn đến viêm tử cung.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sẩy thai truyền nhiễm, phó
thương hàn,lao…
- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ
không sạch; trong thời gian lợn đẻ cổ tử cung mở, tạo điều kiện cho vi sinh vật
xâm nhập và gây viêm.
- Do nấm xâm nhập.
Ngoài các ngun nhân trên, viêm tử cung cịn có thể là biến chứng
nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung trong thời gian động dục (do lúc
đó cổ tử cung mở) (Lê Văn Năm, 1997). Theo Madec and Neva (1995), bệnh
viêm tử cung và các bệnh ở đường tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn

10


trong nước tiểu cũng phát triển trong âm đạo và việc gây nhiễm ngược lên tử

cung là rất dễ xảy ra.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002); Trần Thị Dân (2004), khi lợn nái bị
viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau: Sảy thai; Bào thai phát triển
kém hoặc thai chết lưu; Giảm sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn con
theo mẹ; Ảnh hưởng đến khả năng động dục trở lại.
Biểu hiện rõ nhất trên lâm sàng mà người chăn nuôi và bác sỹ thú y nhận
thấy ở lợn viêm tử cung lúc đẻ là: chảy mủ ở âm hộ, sốt, bỏ ăn. Mặt khác, các
quá trình bệnh lý xảy ra lúc đẻ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất sinh sản của lợn
nái sau này. Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung.
Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên
nhân làm giảm độ mắn đẻ. Ngoài ra, viêm tử cung là một trong những nguyên
nhân dẫn đến hội chứng MMA, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con cai sữa thấp. Đặc
biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì cịn ảnh hưởng tới hoạt
động của buồng trứng (Madec and Neva, 1995).
Xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiện
vào lúc đẻ và thời kỳ tiền động dục, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch
viểm có thể chảy ra ngồi. Lượng dịch viêm khơng ổn định, có thể từ vài millilit
(ml) đến vào trăm ml. Tính chất của dịch viêm cũng khác nhau, từ dạng dung
dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng đặc như kem, có thể có màu
đỏ do viêm có chảy máu. Người ta thấy rằng thời kỳ sau đẻ hay xuất hiện viêm
tử cung cấp tính, cịn viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kỳ cho sữa
(Madec and Neva, 1995). Để chẩn đoán, người ta dựa vào những triệu chứng
điển hình cục bộ ở cơ quan sinh dục và triệu chứng toàn thân như dịch viêm và
thân nhiệt: Thân nhiệt là một trị số hằng định ở động vật bậc cao. Theo Hồ Văn
Nam và cs. (1997), thân nhiệt bình thường của lợn là 38 - 38,50C; khi viêm,
thân nhiệt tăng từ 1,5 - 20C; Dịch viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm, bao
gồm nước, thành phần hữu hình và các chất hòa tan.
Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ
ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu hậu
quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đốn chính xác mỗi thể viêm, từ đó

đưa ra phác đồ điều trị tối ưu, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp
nhất,nhằm đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

11


Viêm vú (Mastitis)
Cấu trúc bên trong và phân loại khả năng hoạt động của núm vú lợn cái
được trình bày tại hình 1:

Hình 2.1. Tiết diện núm vú và phân loại khả năng
hoạt động của núm vú lợn cái
Nguồn: Muirhead and Alexander (2010)

Viêm vú thường ít gặp hơn viêm tử cung. Viêm vú xảy ra ở một vú hoặc
vài vú hay cả bầu vú, với biểu hiện một hoặc nhiều bầu vú sưng, nóng, đau có khi
thành u, cục làm lợn đau đớn. Khi ấn vào bầu vú bị viêm cịn để lại vết, vú ngừng
hoặc giảm tiết sữa, có khi sữa lẫn máu. Viêm vú thường đi kèm với sốt cao, bầu
vú bị đau, lợn nái hay nằm sấp không cho con bú. Khi viêm vú xảy ra gây ra tác
hại rất lớn vì ảnh hưởng trực tiếp lên lợn sơ sinh. Nếu không chữa trị kịp thời, vú
bị viêm teo lại, mất sữa, có khả năng bị xơ hóa bầu vú và mất khả năng cho sữa
của lợn nái.
Theo Nguyễn Như Pho (2002), nguyên nhân gây viêm vú thông thường
nhất là trầy xước vú do sàn, nền chuồng nhám, vi trùng xâm nhập vào tuyến sữa.
Hai loại vi trùng chính gây bệnh là Staphylococcus aureus và Streptococcus

12


agalactiae. Các nguyên nhân khác gây viêm như: số con q ít khơng bú hết

lượng sữa sản xuất; kế phát từ viêm tử cung nặng; hoặc do kỹ thuật cạn sữa
không hợp lý trong trường hợp cai sữa sớm; do vệ sinh khơng đảm bảo, chuồng
trại q nóng hoặc q lạnh; do lợn mẹ sát nhau, lợn con khi đẻ ra không được
bấm răng nanh ngay; lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao
hàm lượng sữa tiết ra quá nhiều ứ đọng lại trong vú tạo điều kiện cho vi khuẩn
xâm nhập phát triển mạnh mẽ về số lượng và độc lực; do stress: Nái mang thai
sắp đến ngày sinh thường bị stress, stress làm giảm sức đề kháng của lợn nái tạo
cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây viêm.
Với nguyên nhân chấn thương cơ học hoặc lợn con bú không hết sữa,
bệnh viêm vú chỉ xuất hiện trên một vài vú. Trường hợp kế phát viêm tử cung
hoặc cạn sữa khơng hợp lý, nhiều vú hoặc có khi tồn bộ bầu vú bị viêm.Theo
Muirhead and Alexander (2010), nguyên nhân gây viêm một hay nhiều vú ở lợn
do nhiều loại vi khuẩn hoặc có thể do kế phát từ bệnh khác, xảy ra lác đác ở từng
cá thể hoặc cả đàn. Bệnh thường xuất hiện tập trung từ khi lợn đẻ đến 12 giờ sau
đó, vi khuẩn xâm nhập vào một hay nhiều bầu vú thông qua núm vú do trầy xước
(do răng của lợn con hay nền chuồng cứng). Nhóm vi khuẩn gây viêm vú gồm:
Coliform, Klebsiella, Staphylococcus, Streptococcus, Miscellaneous. Trong đó
vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus chỉ gây viêm từng tuyến vú,
Klebsiella spp gây viêm vú cấp tính và nhóm vi khuẩn Escherichia coli (E.coli)
với nhiều type khác nhau đã được phân lập ở hầu hết các trường hợp viêm vú,
độc tố của E. coli sinh ra là nguyên nhân gây viêm vú, mất sữa. Theo
Christensen et al. (2007), khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mơ
vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là Staphylococcus spp và
Arcanobacterium pyogenes. Theo White (2013), nguyên nhân chủ yếu gây viêm
vú cấp tính do các loại vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, đôi khi Pseudomonas nhiễm
qua núm vú từ phân và nền chuồng. Vì vậy, việc vệ sinh chuồng trại và núm vú
đóng vai trị quan trọng trong phòng bệnh.
Biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu
hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn
cợn lẫn máu, sau 1-2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao 40 41,50C. Tùy số lượng vú bị viêm, nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm

trùng trực tiếp vào bầu vú, đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy,
lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa liên tục địi bú, kêu rít, đồng thời

13


×