Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu tạo chủng virus nhược độc gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn từ chủng cường độc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ LIÊN

NGHIÊN CỨU TẠO CHỦNG VIRUS NHƯỢC ĐỘC GÂY
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN Ở LỢN
TỪ CHỦNG CƯỜNG ĐỘC

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.... tháng ... năm 2016
Tác giả luận văn



Đỗ Thị Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn tôi đã nhận được nhiều sự
quan tâm giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn. Tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa thú y, các thầy cô giáo Học Viện Nông Nghiệp
Việt nam đã chia sẻ tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Thú y cho phép tôi được
bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào bộ môn Bệnh
Lý, Khoa Thú y – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn tơi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đồng thời tôi cũng bày tỏ sự biết ơn đến các Thầy, Cô trong bộ môn Bệnh Lý,
khoa Thú y – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, các anh chị phịng thí nghiệm trung
tâm đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp tốt nhất.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người đã ln
động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày ....tháng ... năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Liên

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Danh mục hình ........................................................................................................... viii
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Lịch sử và tình hình dịch bệnh PRRS ở lợn....................................................... 3

2.1.1.

Tình hình dịch PRRS trên thế giới .................................................................... 3

2.1.2.

Tình hình dịch PRRS tại Việt Nam. .................................................................. 5


2.2.

Hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản (PRRS) .................................................. 7

2.2.1.

Căn bệnh .......................................................................................................... 7

2.2.2.

Đặc điểm dịch tễ học ...................................................................................... 13

2.2.3.

Triệu chứng .................................................................................................... 16

2.2.4.

Bệnh tích ........................................................................................................ 18

2.2.5.

Chẩn đốn ...................................................................................................... 19

2.2.6.

Biện pháp phịng và điều trị ............................................................................ 21

2.3.


Kỹ thuật ni cấy tế bào trong nghiên cứu virus học .......................................... 23

2.3.1.

Thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy ................................................... 23

2.3.2.

Điều kiện nuôi cấy .......................................................................................... 24

2.3.3.

Các kỹ thuật nuôi cấy tế bào ........................................................................... 25

2.3.4.

Khả năng tiếp truyền virus PRRS trên dòng tế bào MARC-145 ...................... 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu....................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 27

3.3.


Vật liệu nghiên cứu......................................................................................... 27

iii


3.3.1.

Nguyên liệu .................................................................................................... 27

3.3.2.

Động vật thí nghiệm ....................................................................................... 27

3.3.3.

Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ........................................................................ 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................... 28

3.5.1.

Phương pháp tiếp truyền virus trên tế bào MARC-145 .................................... 28

3.5.2.


Giám định virus PRRS bằng phương pháp RT-PCR ....................................... 31

3.5.3.

Bố trí thí nghiệm............................................................................................. 35

3.5.4.

Xác định hàm lượng kháng thể có trong máu .................................................. 37

3.5.5.

Phương pháp khám lâm sàng .......................................................................... 38

3.5.6.

Phương pháp đo chỉ tiêu huyết học ................................................................. 38

3.5.7.

Phương pháp mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể ........................................... 38

3.5.8.

Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý .................................................................. 39

3.5.9

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 40


Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 41
4.1.

Kết quả về đặc tính sinh học của chủng virus KTY-PRRS-08 qua các đời
cấy chuyển...................................................................................................... 41

4.1.1.

Kết quả xác định khả năng gây bệnh tích tế bào CPE của chủng virus
cường độc KTY-PRRS-08 qua các đời cấy chuyển ......................................... 41

4.1.2.

Kết quả xác định hiệu giá virus qua các đời cấy chuyển .................................. 43

4.1.3.

Kết quả xác định đường cong nhân lên trên môi trường tế bào ........................ 44

4.2

Kết quả về đặc tính sinh học phân tử của chủng virus KTY-PRRS-08 qua
các đời cấy chuyển ......................................................................................... 47

4.2.1.

Kết quả so sánh tương đồng nucleotide gen ORF5 của các chủng virus
PRRS nghiên cứu ở các đời cấy chuyển khác nhau ........................................ 47


4.2.2.

Kết quả giải trình tự amino acid ...................................................................... 52

4.3.

Kết quả về tính kháng nguyên của chủng virus KTY-PRRS-08 cấy
chuyển trên môi trường marc-145 ở đời 90 ..................................................... 56

4.4.

Kết quả nghiên cứu về độc lực của chủng virus KTY-PRRS-08 cấy
chuyển trên môi trường marc-145 ở đời 90 ..................................................... 58

4.4.1.

Kết quả theo dõi thân nhiệt của lợn trước và sau khi gây nhiễm virus ............. 58

4.4.2.

Kết quả theo dõi tần số hô hấp của lợn trước và sau khi gây nhiễm virus ........ 60

iv


4.4.3.

Kết quả theo dõi triệu chứng của lợn sau khi gây nhiễm virus ......................... 62

4.4.4.


Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu huyết học của lợn sau khi gây nhiễm
virus ............................................................................................................... 62

4.4.5.

Kết quả biến đổi bệnh lý đại thể ở lợn thí nghiệm ........................................... 64

4.4.6.

Kết quả biến đổi bệnh lý vi thể ở lợn thí nghiệm. ............................................ 65

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 66
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 66

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 67

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 68
Phụ lục ....................................................................................................................... 73

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng việt

Cs

Cộng sự

DNA

Deoxyribonucleic acid

DMEM

Dulbecco’s Modified Eagle Medium

DPI

Day Post Inoculated

DWP

Deep-well-plate

ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay

H.E

Hematoxylin & Eosin


IPMA

Immuno – Peroxidase Monolayer Assay

LDHV

Lactic dehydrogennase virus

NXB

Nhà xuất bản

OIE

Tổ chức thú y thế giới

PBS

Phosphate Buffer Saline

PCR

Polymerase Chain Reaction

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PRRSV


Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

RNA

Virus

RT – PCR

Ribonucleic Acid

TPB

Reverse Transcriptase – Polymerase Chain Reaction

TCID50

Tryptose Phosphate Broth

TMB

Tissue Culture Infective fifty percent Dose
3,3’,5,5’-Tetrammethylbenzidine

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Protein cấu trúc của PRRSV .......................................................................... 8
Bảng 2.2. Sức đề kháng của PRRSV............................................................................ 12
Bảng 3.1. Thành phần phản ứng RT-PCR .................................................................... 31

Bảng 3.2. Các bước thực hiện phản ứng RT-PCR ........................................................ 32
Bảng 3.3. Bảng bố trí thí ngiệm ................................................................................... 36
Bảng 4.1. Kết quả xác định khả năng gây bệnh tích tế bào (CPE) trên mơi trường tế
bào MARC-145 ........................................................................................... 42
Bảng 4.2. Kết quả giám định bệnh tích tế bào bằng RT-PCR ....................................... 42
Bảng 4.3. Kết quả xác định hiệu giá virus qua các đời cấy chuyển ............................... 43
Bảng 4.4. Vị trí sai khác về nucleotide của chủng KTY-PRRS-08 sau các đời cấy
chuyển khác nhau trên tế bào MARC-145 .................................................... 50
Bảng 4.5. So sánh tương đồng nucleotide đoạn gene ORF5 của chủng KTY-PRRS08 các đời cấy chuyển .................................................................................. 51
Bảng 4.6. Vị trí sai khác về amino acid của chủng KTY-PRRS-08 ở các đời cấy
chuyển trên tế bào MARC-145 .................................................................... 54
Bảng 4.7. So sánh tương đồng amino acid đoạn gene ORF5 của chủng KTYPRRS-08 các đời cấy chuyển ....................................................................... 55
Bảng 4.8. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PRRSV của lợn trước khi gây
nhiễm chủng virus KTY-PRRS-08 ............................................................... 56
Bảng 4.9. Kết quả xét nghiệm kháng thể sau khi gây nhiễm chủng virus KTYPRRS-08 cấy chuyển trên môi trường MARC-145 ở đời 90 ......................... 57
Bảng 4.10. Kết quả theo dõi thân nhiệt của lợn trước và sau khi gây nhiễm virus ..................59
Bảng 4.11. Kết quả theo dõi tần số hô hấp của lợn trước và sau khi gây nhiễm virus ............61
Bảng 4.12. Kết quả theo dõi triệu chứng của lợn sau khi gây nhiễm virus .................... 62
Bảng 4.13. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu huyết học của lợn sau khi gây nhiễm virus .......63
Bảng 4.14. Bệnh tích đại thể ở một số khí quan lợn thí nghiệm .................................... 64
Bảng 4.15. Bệnh tích vi thể ở một số khí quan lợn thí nghiệm ..................................... 65
Bảng 4.16. Bệnh tích vi thể ở một số khí quan lợn ở lơ đối chứng................................ 65

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ tình hình dịch bệnh PRRS độc lực cao ở châu Á từ năm 2006
đến năm 2010 ..................................................................................................4
Hình 2.2. Hình thái virus PRRS .....................................................................................7

Hình 2.3. Cấu trúc bộ gen của PRRSV ..........................................................................8
Hình 2.4. Virus PRRS xâm nhập và phá hủy tế bào đại thực bào ................................. 14
Hình 4.1. Đường biểu diễn sự nhân lên và phát triển của chủng virus KTYPRRS-08-P#10 .............................................................................................. 44
Hình 4.2. Đường biểu diễn sự nhân lên và phát triển của chủng virus KTYPRRS-08-P#30 .............................................................................................. 45
Hình 4.3. Đường biểu diễn sự nhân lên và phát triển của chủng virus KTYPRRS-08-P#90. ............................................................................................. 45
Hình 4.4. So sánh trình tự nucleotide của gene ORF5 của chủng virus KTYPRRS-08 qua các đời cấy chuyển .................................................................. 49
Hình 4.5. So sánh trình tự amino acid của gene ORF5 của chủng virus KTYPRRS-08 qua các đời cấy chuyển .................................................................. 53
Hình 4.6. Biểu đồ diễn biến hàm lượng kháng thể kháng chủng virus KTYPRRS-08-P#90 trong máu lợn thí nghiệm ...................................................... 58

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Liên
Tên Luận văn: Nghiên cứu tạo chủng virus nhược độc gây Hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản ở lợn từ chủng cường
Ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Tạo chủng virus nhược độc gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn từ
chủng cường độc phân lập tại Việt Nam phục vụ công tác chế tạo vacxin phịng Hội
chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản ở lợn.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp truyền virus trên tế bào MARC-145, phương pháp chiết tách
ARN, phương pháp RT-PCR và phương pháp giải trình tự gen, phương pháp đọc kết
quả giải trình tự gen, phương pháp ELISA, phương pháp khám lâm sàng, phương pháp
đo chỉ tiêu huyết học, phương pháp xử lý số liệu

Kết quả chính và kết luận
1. Đặc tính sinh học của chủng virus KTY-PRRS-08 sau 90 đời cấy chuyển.
Chủng KTY-PRRS-08 bắt đầu gây bệnh tích tế bào vào thời điểm 12 giờ và
bệnh tích đạt 100% vào thời điểm 60 giờ sau khi gây nhiễm ở đời tiếp truyền đầu tiên
cho đến đời tiếp truyền thứ 30. Từ đời tiếp truyền 40 đến 90, thời điểm bắt đầu xuất
hiện bệnh tích tế bào sớm hơn và thời điểm bệnh tích đạt 100% đã rút ngắn xuống cịn
48 giờ.
Chủng virus KTY-PRRS-08 có hiệu giá tương đối cao, ổn định qua các đời cấy
chuyển, hiệu giá virus cao nhất được xác định là đời 50 với giá trị là 8,12 ± 0,87 x 107.
Quy luật nhân lên của chủng virus KTY-PRRS-08 đã có sự thay đổi ở đời từ
đời 30.
2. Đặc tính sinh học phân tử của chủng virus KTY-PRRS-08 sau 90 đời cấy chuyển.
Đã xác định được trình tự nucleotide đoạn ORF5 của chủng KTY-PRRS-08 ở
các đời cấy chuyển. Đoạn gen ORF5 quy định kháng ngun GP5 của chủng virus
KTY-PRRS-08 có kích thước 603bp mã hố cho 200 amino acid của protein kháng
ngun GP5. Trình tự nucleotide và axit amin của trong đoạn gen ORF5 của chủng
nghiên cứu qua các đời cấy chuyển trên môi trường tế bào Marc-145 tương đối ổn định,

ix


mức độ tương đồng về nucleotide từ 98,67% đến 100% về nucleotide và từ 97% đến
100% về amino acid.
3. Tính kháng nguyên của chủng virus KTY-PRRS-08 cấy chuyển trên môi trường
MARC-145 ở đời 90.
Sau 10 ngày gây nhiễm có hàm lượng kháng thể trong máu của lợn thí nghiệm
được gây nhiễm virus chủng KTY-PRRS-08 cấy chuyển trên môi trường MARC-145 ở
đời 90.
4. Thử độc lực của chủng virus KTY-PRRS-08 cấy chuyển trên môi trường MARC-145
ở đời 90.

Chủng virus cường độc KTY-PRRS-08 đã nhược độc sau 90 đời cấy chuyển

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thi Lien
Thesis title: Development of attenuated strain of Porcine Reproductive and Respiratory
Syndrome virus from virulent strain
Major: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To develop attenuated strain caused Porcine Reproductive and Respiratory
Syndrome from virulent strain isolated in Vietnam for vaccine production against
Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome.
Materials and Methods
Method of virus transmission on MARC-145 cells, RNA extraction method,
RT-PCR method and gene sequencing methods, methods of reading sequencing
results, ELISA, clinical examination methods, measurement of hematological
indicators, data analysis.
Main findings and conclusions
1. Biological characteristics of KTY-PRRS-08 after 90 subcultures
Pathogenesis of PRRS-KTY-8 viral strains start to show in cells at the time of
12 hours and it reaches 100% at the time of 60 hours after infecting in the first
generation to the 30th generation. From 40th generation to 90th generation, time when it
begans to appear disease traces in cells is earlier and the time of the disease traces
reaching 100% is shortened to 48 hours

KTY-PRRS-08 strain has a relatively high titer, stable through subcultures, the
highest viral titer is of the 50th subculture, 8.12 ± 0.87 x 107.
The law of multiplication of viruses KTY-PRRS-08 has had a change from
th

30 subculture.
2. Molecular biology of the virus strainKTY-PRRS-08 after 90 subcultures
Determining the nucleotide sequences of the strains ORF5 gene segments after
the transplant continuous life. ORF5 gene segments defined antigens of strain GP5
KTY - PRRS - 08 size 603 bp encoding 200 amino acids of protein for antigen GP5.
The sequence of nucleotides and amino acids of ORF5 gene segments of strains in
research over the lifetime environmental subcultures on Marc-145 cells is relatively

xi


stable, the degree of similarity of nucleotides from 98.64% to 100%; the amino acid
from 97 % to 100%.
3. Antigen of KTY-PRRS-08 virus strain subcultured in MARC-145 environment
in the 90th subculture.
After 10 days of infection, antibodies in the blood of the laboratory pigs which
were infected with KTY-PRRS-08 virus implanted on the MARC-145 environment in
90th generation
4. Test of virulence of KTY-PRRS-08 virus strain environment in MARC-145 in
th
90 subculture.
KTY-PRRS-08 viral strain with high toxic intensity became weaker after 90th
implanting generation.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nước ta trong những năm gần đây có những
thay đổi đáng kể và đóng góp một phần khơng nhỏ trong sự phát triển của ngành
nơng nghiệp, góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở nông thôn cũng như
thành thị.
Chăn nuôi lợn đang khơng ngừng phát triển. Hiện nay, hình thức chăn
ni tập trung cơng nghiệp dần thay thế cho các hình thức chăn ni nhỏ lẻ, bởi
lợi ích từ nghành chăn ni công nghiêp mang lại, tuy nhiên một số hạn chế
không thể phủ nhận tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các bệnh truyền
nhiễm có chiều hướng gia tăng và khó phịng tránh hơn lợn dễ bị mắc một số
bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng…đặc biệt là
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn. Hội chứng này đã và đang gây thiệt
hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndome reproductive – PRRS hay còn gọi là bệnh Tai xanh) là
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng
lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm với các biểu hiện như sốt cao, da
mẩn đỏ, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao (Gao và cs, 2004). Virus PRRS là một loại
virus có nhân RNA với đích tấn công là các đại thực bào dẫn đến hiện tượng suy
giảm miễn dịch ở lợn tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn gây bệnh khác tấn
công. Đây là mầm bệnh có khả năng thay đổi cấu trúc gen liên tục làm xuất hiện
các chủng mới vì thế bệnh tai xanh ln là đề tài nóng, chủ đề quan trọng cho các
nghiên cứu về virus.
Hiện nay, hội chứng này đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên
thế giới, kể cả các nước có ngành chăn ni lợn phát triển và có thể gây ra những
tổn thất rất lớn cho người chăn nuôi. Theo kết quả đánh giá tác động kinh tế của
PRRS với ngành chăn nuôi lợn của Mỹ, hàng năm nước này phải gánh chịu

những tổn thất và chi phí cho cơng tác phịng chống bệnh lên đến 560 triệu USD.
Hội chứng này lần đầu tiên phát hiện ở Mỹ vào năm 1987, sau đó là ở Châu Âu
(tại Đức vào cuối năm 1990 và tại Hà Lan vào năm 1991) và châu Á đầu những
năm 90, đến nay các biện pháp khống chế bệnh vẫn chưa khẳng định là thành
1


cơng. Do đó, chắc chắn những tổn thất liên quan đến PRRS vẫn còn tiếp tục xảy
ra ở nhiều nước trên thế giới. Để có thể giảm thiệt hại thì vacxin là yếu tố quyết
định trong cơng tác phịng chống dịch bệnh PRRS.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 21 loại vacxin phòng bệnh tai xanh. Tại
Việt Nam một số loại vacxin đang lưu hành đều nhập khẩu từ nước ngồi, ví dụ
vacxin của hãng Bestar (Singapore); Hipra (Tây Ban Nha); Boehringer Ingelheim
(Đức) và JXA1-R của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng vacxin phòng bệnh
ở nước ta hiện nay chưa đem lại hiệu quả như mong muốn do chúng ta chưa có
một thơng tin chính xác về các chủng PRRS từ thực địa, việc nghiên cứu để sản
xuất ra vacxin từ các chủng virus PRRS phân lập từ Việt Nam đang là vấn đề
được đặt ra. Để phục vụ việc chế tạo vacxin phòng PRRS, việc nghiên cứu tạo
chủng virus nhược độc từ chủng cường độc phân lập được từ thực địa là điều cần
thiết. Xuất phát từ thực tế đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
tạo chủng virus nhược độc gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn từ
chủng cường độc”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tạo chủng virus nhược độc gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở
lợn từ chủng cường độc phân lập tại Việt Nam phục vụ cơng tác chế tạo vacxin
phịng Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH PRRS Ở LỢN
Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản (Porcine reproductive and respiratory
syndrome - PRRS) là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn. Bệnh với các biểu
hiện đặc trưng: rối loạn sinh sản ở lợn nái và các triệu chứng hô hấp ở lợn con và
lợn trưởng thành. Bệnh do PRRSV, thành viên bộ Nidovirales, họ Arterividae,
giống Arterivirus gây ra. Hiện nay có hai chủng virus là chủng Châu Âu (type 1
hay European type) và chủng Châu Mỹ (type 2 hay North American type).
2.1.1. Tình hình dịch PRRS trên thế giới
Từ cuối những năm 1980, các đàn lợn ở Mỹ đã trải qua một đợt dịch bệnh
nghiêm trọng không rõ nguyên nhân gọi là “Bệnh bí hiểm ở lợn” (Mystery Swine
Disease-MSD) (Keffaber K.K.,1989). Triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm
rối loạn sinh sản, viêm phổi và giảm khả năng sinh trưởng. Một đợt dịch tương tự
cũng xảy ra tại Đức tháng 11 năm 1990 và nhanh chóng lan sang các nước cịn
lại của Châu Âu. Mùa đông năm 1990-1991 lần lượt các quốc gia Châu Âu như
Hà Lan, Bỉ, Pháp, Tây ban Nha đã báo cáo về hội chứng này với nhiều tên gọi
khác nhau: “Bệnh tai xanh” (Blue-eared Pig Disease), “Hội chứng hô hấp và sảy
thai ở lợn” (Porcine Epidemic Abortion and Respiratory Syndrome-PEARS), hay
“Hội chứng hô hấp và vô sinh ở lợn” (Swine Infertility and Respiratory and
Respiratory Disease-SIRD) (Botner A. et al., 1994).
Năm 1991, Wenvoort và các nhà khoa học tại Viện thú y Trung ương
Lelystad (Hà Lan) là những người đầu tiên phân lập được căn nguyên bệnh và đặt
tên cho virus này là Lelystad (Terpstra C. et al., 1991, Wensvoort G. et al., 1991).
Năm 1992, Collins và cộng sự ở Mỹ cũng báo cáo về việc phân lập thành công virus
gây bệnh và sử dụng tên gọi VR2332 để chỉ các chủng phân lập ở Bắc Mỹ (Collins
J. E. et al., 1992, Hirose O et al., 1995). Cũng trong năm 1992, hội nghị quốc tế và
tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) đã nhất trí đặt tên cho bệnh là “Hội chứng rối loạn
sinh sản và hô hấp ở lợn” (Porcine Reproductive and Respiratory syndrome-PRRS).
Năm 1998, bệnh được phát hiện ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo Cục Thú y (2008), từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước và vùng lãnh

thổ thuộc tất cả các châu lục trên thế giới đều có dịch PRRS lưu hành (trừ Châu
3


Úc và Newzeland). Có thể khẳng định rằng PRRS là nguyên nhân gây tổn thất
kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới (Nguyễn Bá Hiên
và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2007).
Tại Trung Quốc, theo báo cáo của đoàn chuyên gia quốc tế và chuyên gia
của Trung Quốc được phát hành vào tháng 12/2007, kể từ năm 2006, đàn lợn của
Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Hội chứng sốt cao ở lợn do nhiều
nguyên nhân, trong đó chủ yếu là virus PRRS và các loại mầm bệnh khác gồm:
virus Dịch tả lợn, PCV-2 chiếm 96,5%.... Kết quả nghiên cứu toàn diện của Trung
Quốc đã khẳng định chủng virus PRRS gây bệnh tại nước này là chủng độc lực
cao, đặc biệt có sự biến đổi của virus (thiếu hụt 30 aa trong gen). Chủng độc lực
cao này đã gây ra đại dịch ở 10 tỉnh Phía Nam, làm cho hơn hai triệu lợn ốm, trong
đó chết khoảng 400.000 con. Tháng 7 năm 2007, dịch tiếp tục lan rộng ở các đàn
lợn thuộc 25 tỉnh, thành phố với trên 180.000 lợn ốm; chết trên 45.000 con.
Tại Hồng Kơng và Đài Loan đã xác định có cả hai chủng Châu Âu và Bắc
Mỹ cùng lưu hành, đặc biệt trong cùng một con lợn ở Hồng Kông đã xác định
nhiễm cả hai chủng nêu trên; dịch PRRS cũng được thông báo ở Thái Lan từ các
năm 2000 – 2007..

Hình 2.1. Bản đồ tình hình dịch bệnh PRRS độc lực cao ở châu Á từ
năm 2006 đến năm 2010
(2006 màu đỏ, 2007 màu hồng, 2009 màu xanh, 2010 màu xanh nhạt).

4


Hiện nay, hội chứng này đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên

thế giới, kể cả các nước có ngành chăn ni lợn phát triển như Mỹ, Hà Lan, Anh,
Đan Mạch, Pháp, Đức… đã gây ra những tổn thất rất lớn về kinh tế cho người
chăn nuôi lên đến hàng trăm triệu đôla. Các nước trong khu vực có tỷ lệ PRRS
lưu hành rất cao như: Trung Quốc 80%, Đài Loan 94,7 – 76,4%, Philippin 90%,
Thái Lan 97%, Malaysia 94%, Hàn Quốc 67,4 – 73,1%.
2.1.2. Tình hình dịch PRRS tại Việt Nam.
Diễn biến dịch PRRS tại Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vào năm
1997, PRRS được phát hiện trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh miền Nam. Kết
quả kiểm tra thấy 10/51 lợn giống nhập khẩu có huyết thanh dương tính với
PRRS. Tồn bộ số lợn này đã được xử lý vào thời gian đó. Tuy nhiên, trong
những năm tiếp theo, các nghiên cứu về bệnh trên những trại lợn giống tại các
tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ lợn có huyết thanh dương tính với bệnh rất khác
nhau, từ 1,3% cho tới 68,29% (Báo cáo của Cục Thú y, 2007). Như vậy có thể
thấy virus PRRS đã xuất hiện và lưu hành tại nước ta trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, kể từ khi xác định được lợn có kháng thể kháng virus PRRS ở đàn lợn
giống nhập từ Mỹ, tại Việt Nam chưa từng có vụ dịch PRRS nào xảy ra.
Dấu ấn quan trọng của dịch PRRS tại Việt Nam được bắt đầu từ ngày
12/3/2007, hàng loạt đàn lợn tại Hải Dương có những biểu hiện ốm khác thường.
Ngày 23/3/2007, lần đầu tiên cơ quan thú y tại tỉnh này đã báo cáo cho Cục Thú
y, ngay sau đó ngày 26/3/2007, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương- Cục
Thú y đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus
PRRS (2007). Do lần đầu tiên dịch PRRS xuất hiện tại Việt Nam và do không
quản lý được việc buôn bán, vận chuyển lợn ốm, dịch PRRS đã lây lan nhanh và
phát triển mạnh tại 6 tỉnh thành khác nhau thuộc Đồng bằng Sông Hồng, gồm:
Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang và Hải Phịng làm hàng ngàn con
lợn mắc bệnh. Tổng số con ốm và mắc bệnh ở đợt dịch này là 31.750 con, số con
chết và đem xử lý là 7.296 con.
Đợt dịch thứ 2: Diễn ra từ ngày 25/6 đến 11/12/2007. Ngày 25/6/2007,
dịch lại xuất hiện tại tỉnh Quảng Nam sau lan rộng ra 178 xã của 40 huyện, thị xã
thuộc 14 tỉnh, thành trong cả nước: Cà Mau, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu,

Khánh Hịa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế,
Quảng Trị, Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình và Hải Dương với tổng số con ốm là
38.827 con, số con chết và tiêu hủy là 20.366 con.

5


Năm 2008
Đầu năm 2008 dịch tái xuất hiện ở nhiều xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh và chỉ 1
tháng sau (tháng 4-2008) dịch đã bùng phát ở 775 xã, phường thuộc 57 huyện, thị
của 10 tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Nghệ An, Lâm Đồng, Thừa
Thiên Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định với tổng số lợn mắc
bệnh khoảng 255.250 con, số con chết và phải tiêu hủy là 254.242 con. Đây là
đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay.
Năm 2009
Theo thống kê của Cục Thú y dịch PRRS đã xuất hiện và bùng phát trở lại
vào ngày 18/2/2009 trên địa bàn huyện Yên Hưng, Quảng Ninh và sau đó tiếp tục
lan rộng tại 69 xã thuộc 26 huyện 13 tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Lâm
Đồng, Nghệ An, Huế, Hà Tĩnh, Bến Tre, Bắc Giang, Bình Dương, Đắc Lắc,
Đồng Nai, Gia Lai, Hưng Yên, Quảng Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long làm 7.030
con lợn bị mắc bệnh và phải tiêu hủy 5.847 con.
Năm 2010
+ Đợt 1: Tại miền Bắc
Dịch tai xanh xảy ra từ ngày 23/3/2010 tại tỉnh Hải Dương.
Tổng số lợn mắc bệnh là 146.051 con, trong đó số tiêu hủy là 65.911 con.
+ Đợt 2: Tại miền Trung và miền Nam
Đợt dịch này bắt đầu từ ngày 01/6/2010 tại Sóc Trăng. Sau đó dịch xuất
hiện tại Tiền Giang (ngày 19/6), Bình Dương (ngày 27/6), Long An (ngày 15/7),
Quảng Trị (ngày 01/7), Lào Cai (ngày 11/7).
Tổng số lợn trong đàn mắc bệnh là 970.857con, số mắc bệnh là 717.830

con, trong đó số chết và tiêu hủy là 413.540 con.
Năm 2011
Dịch được ghi nhận nổ ra đầu tiên khi tỉnh Quảng Trị công bố dịch vào
ngày 25/3/2011. Sau đó Nghệ An cơng bố dịch vào ngày 16/4/2011 tiếp đó các
tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hà Tĩnh, Bắc Ninh đồng loạt công bố. Tổng số lợn
mắc bệnh là 14.704 con, số con chết và tiêu hủy là 13.831 con.
Năm 2012
Dịch PRRS bắt đầu xảy ra từ 11/01 tại tỉnh Lào Cai, đến những tháng cuối
năm toàn quốc đã ghi nhận 14 tỉnh có dịch lợn tai xanh là Điện Biên, Yên Bái,
Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hịa Bình, Lạng
6


Sơn, Bạc Liêu, Đồng Nai, Nghệ An, Bình Dương. Cục Thú y cũng nhận định
dịch tai xanh năm 2012 có diễn biến bất thường hơn so với năm 2011, tốc độ lây
lan rất nhanh, số lượng heo mắc bệnh phải tiêu hủy cao gấp 2,5 lần so cùng kỳ
năm 2011. Tính đến cuối năm 2012 cịn 6 tỉnh: Đăk Lăk, Quảng Nam, Phú n,
Khánh Hịa, Thái Bình và Long An có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày với tổng
số lợn mắc bệnh là gần 6.000 con.
Năm 2013
Đầu năm tình hình dịch PRRS diễn ra khá phức tạp, tỉ lệ lợn chết và lợn
tiêu hủy đã lên đến 6.000 con, bùng phát mạnh thành dịch ở 6 tỉnh: Thanh Hóa,
Ngệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình.
Năm 2014 đến đầu năm 2016: dịch PRRS ở lợn đã được kiểm sốt tốt và
khơng xảy ra dịch trên diện rộng trong phạm vị cả nước, tuy nhiên dịch vẫn xảy
ra lẻ tẻ tại một số trang trại, hộ chăn nuôi gây thiệt hại lớn cho chủ trang trại và
người chăn ni.
2.2. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HƠ HẤP & SINH SẢN (PRRS)
2.2.1. Căn bệnh
2.2.1.1. Hình thái và cấu trúc của virus PRRS

Virus PRRS là một virus ARN chuỗi đơn dương, virus được xếp vào bộ
Nidovirales, họ Arteriviridae, chi Arterivirus (Collins JE, 1992). Virus có cấu trúc
gần giống với virus gây viêm khớp ở Ngựa (EAV), Lactic dehydrogennase virus của
chuột (LDHV) và virus gây xuất huyết trên khỉ (SHFV) (Rossow KD và cs, 1998).
Quan sát virus dưới kính hiển vi điện tử thấy virus có dạng hình cầu, có vỏ
bọc, trên bề mặt có nhiều gai nhơ ra, kích thước 45nm – 80nm và chứa nhân
nucleocapxit kích thước 25nm – 35nm (William T.Christianson, 2000).

Hình 2.2. Hình thái virus PRRS

7


Đây là ARN virus với bộ gen là một phân tử ARN sợi đơn dương, kích
thước genome dài 14,5 kilobase. Hệ gen gồm 9 khung đọc mở (ORF – open
reading frame) có khả năng mã hố cho 9 protein cấu trúc. Trong đó có 6 phân
tử protein chính có khả năng trung hoà kháng thể bao gồm 4 phân tử
glycoprotein, 1 phân tử protein màng (M) và 1 protein vỏ nhân virus. Nhưng
hoạt động trung hoà xảy ra mạnh với các protein có khối lượng phân tử 45,31
và 25 KD (bảng 2.1).

Hình 2.3. Cấu trúc bộ gen của PRRSV
Bảng 2.1. Protein cấu trúc của PRRSV
KL phân tử

Gen mã hoá

GP 3

45 kDa


ORF 3

GP 4

31 kDa

ORF 4

GP 2

29 kDa

ORF 2

GP 5

25 kDa

ORF 5

M

19 kDa

ORF 6

N

19 kDa


ORF 7

Vai trò
Quan trọng trong miễn dịch.

Là protein liên kết vỏ bọc kết hợp glycogen
có tính bám dính tế bào đa dạng nhất.
Là protein liên kết vỏ bọc có tính bảo tồn
cao nhất.
Là protein vỏ bọc nhân có tính kháng
ngun cao.

8


Việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng loại vacxin phòng bệnh PRRS phù
hợp đối với chủng PRRSV lưu hành tại Việt Nam là lựa chọn tốt nhất đối với
công tác phòng chống dịch cũng như đối với nền chăn nuôi. Việc lựa chọn loại
vacxin phù hợp dựa trên việc phân tích cấu trúc phân tử của các chủng PRRSV
lưu hành. Bộ gen của PRRSV gồm có 7 ORF, mã hoá cho các thành phần khác
nhau của virus (Kappes and Faaberg, 2015). Tuy nhiên, chỉ có 3 ORF có ý nghĩa
quan trọng trong định danh virus, đó là ORF5, ORF6 và ORF7 quy định tổng
hợp các protein tương ứng: glycoproteins envelope (protein GP5) 25kDa,
nucleocapsid (N) 15kDa và membrane protein (M) 19kDa (Dea et al., 2000;
Kappes and Faaberg, 2015). Đây là những protein cấu trúc quan trọng nhất, chúng
chiếm 90 - 95% lượng protein cấu trúc của virus. Qua phân tích gen và theo dõi sự
thay đổi trình tự nucleotide của các dòng PRRSV, người ta đã xác định rằng ORF7
và ORF6 có tính ổn định rất cao, chúng gần như khơng thay đổi trong suốt q
trình tiến hố (Dea et al., 2000; Kappes and Faaberg, 2015). Trong khi đó ORF5

lại biến đổi nhiều giữa các chủng được phân lập. Những biến đổi đó thường là do
hiện tượng đột biến điểm của một số chủng khi phân tích trình tự gen đích (Ansari
et al., 2006). Sự thay đổi amino acid sẽ gây ra sự thay đổi trong cấu trúc protein
nguyên gốc của virus dẫn đến làm thay đổi đặc tính sinh học và phân tử của virus
gây ra sự thay đổi về đặc tính gây bệnh. Như vậy, sự biến đổi của ORF 5 (GP5) là
một trong những nguyên nhân làm gia tăng khả năng lây nhiễm và gây bệnh của
PRRSV, làm cho bệnh dịch PRRS ngày càng phức tạp do làm giảm hiệu quả
phòng bệnh của các vacxin đang lưu hành (Ostrowski et al., 2002).
Trong số các protein chức năng, protein vỏ GP5 mã hóa bởi ORF 5 của
PRRSV (Kappes and Faaberg, 2015). GP5 của các chủng virus phân lập có thể
khác nhau về di truyền, được phân tích khi xác định dịch tễ học bằng phương
pháp sinh học phân tử. GP5 có trọng lượng phân tử 25 kDa, là một protein được
glycosyl hóa gắn với vỏ của virus, có tính kháng ngun mạnh và có vai trị quan
trọng trong q trình gây bệnh của virus. Protein GP5 là đích chủ yếu của kháng
thể trung hòa, tham gia vào cơ chế lẩn tránh đáp ứng miễn dịch cơ thể của vật
chủ của PRRSV, do ngăn cản hiện tượng trình diện kháng nguyên virus của các
đại thực bào với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch trong cả đáp ứng miễn dịch
dịch thể và qua trung gian tế bào (CMI) (Dea et al., 2000; Ostrowski et al., 2002).
Bên cạnh đó, vùng N bao gồm 119 amino acid của GP5 còn liên quan đến hiện
tượng chết theo chương trình (opotosis) của các tế bào nhiễm (Dea et al., 2000).
Như vậy, việc nghiên cứu giải mã ORF 5 (GP5) của PRRSV là thực sự cần thiết,
9


nó khơng chỉ cho phép xác định mức độ tiến hóa của chủng và genotype của
virus PRRS đương nhiễm, mà cịn cung cấp dữ liệu di truyền học chính xác giúp
cho việc nghiên cứu điều chế vacxin thế hệ mới phù hợp với virus PRRS đang
lưu hành.
2.2.1.2. Phân loại Virus PRRS
Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn là một

virus thuộc họ Arteriviridae, tên họ virus này được bắt nguồn từ một loài virus
trong họ, đó là virus gây viêm động mạch ngựa (Equine arteritis virus). Năm
1991, Viện Thú y Lelystad (Hà Lan) đã phân lập thành công virus gây ra hội
chứng PRRS, sau đó là Mỹ và Đức. Ngày nay, virus được gọi là Lelystad để ghi
nhớ sự kiện nơi đầu tiên virus này được phân lập. Tuy nhiên, PRRSV vẫn là tên
gọi phổ biến.
Dựa vào phân tích cấu trúc gen và phân tích về phát sinh lồi virus phân
lập khác nhau trên thế giới (Nelsen và GenBank, 1998) người ta xác định được 2
chủng nguyên mẫu (prototype) phân lập ở Châu Âu (Virus LeLysad-LV) và
chủng Bắc Mỹ (VR-2332) (Murtaugh và Elam, 1995; Benfield và Nelson, 1992).
Nhóm I gồm các virus thuộc chủng Châu Âu, nhóm Virus này được các nhà
khoa học Viện thú y trung ương Lelystad (Hà Lan) là những người đầu tiên phân lập
được các tác nhân gây bệnh PRRS là do một loại virus RNA sợi đơn dương gây ra
và được đặt tên là Lelystad-LV để kỷ niệm phát hiện này (Terpstra et al., 1991).
Nhóm II gồm các virus thuộc dịng Bắc Mỹ (VR-2332). Nhóm này được
Collins và cộng sự Mỹ phân lập năm 1992 (OIE,2008). Tuy 2 nhóm này có một
số khác biệt về tính di truyền và hình dạng nhưng chúng lại có tính tương đồng
về cấu trúc khoảng 60% (Han và Wang, 2006).
Qua phân tích trình tự nucleotit và amino acid của 2 prototyp VR-2332 và
virus Lelystad của 1 số tác giả cho thấy các virus đang tiến hóa do đột biến ngẫu
nhiên và tái tổ hợp trong gen (Meng, 1995; Kapur et al., 1996).
Qua các lần phân lập người ta đã chứng minh được có sự biến dị di truyền
mạnh trong cả hai chủng trên, được khẳng định qua phân tích trình tự nucleotide
và amino acid của các khung đọc mở (ORFs) của LV và VR-2332. Trình tự
amino acid của VR-2332 so với LV là 76% (ORF2), 72% (ORF3), 80%
(ORF4&5), 91% (ORF6) và 74% (ORF7). Phân tích trình tự cho thấy các virus
đang tiến hóa do đột biến ngẫu nhiên và tái tổ hợp trong gen (Bierk et al., 2011;
Bush et al., 1995). Các chủng virus này gây bệnh trên động vật cảm thụ với bệnh
10



cảnh giống nhau nhưng chúng là 2 đại diện cho 2 gennotyp khác biệt (Coles,
2004; Nodejil and Nielen, 2003; Gibert and Larochelle, 1996).
Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy sự khác biệt về tính di truyền
trong các virus phân lập từ các vùng địa lý khác nhau. Bản thân các virus trong
cùng 1 nhóm cũng có sự thay đổi về chuỗi nucleotide khá cao đến 20%. Chủng
Bắc Mỹ có 3 subtyp: VR-2332, Taiwan và 807/97 phân lập ở Canada. Chủng
Châu Âu có 2 subtyp: 110 phân lập tại Hà Lan và Olot tại Tây Ban Nha.
Qua nghiên cứu giải mã gen của virus tại Mỹ và Trung Quốc cho thấy: các
mẫu virus gây ra các ổ dịch PRRS tại Việt Nam có mức độ tương đồng về amino
acid từ 99-99,7% so với chủng virus PRRS gây bệnh thể độc lực cao ở Trung
Quốc và đều mất 30 amino acid. Kết quả này cũng hồn tồn giống với kết quả
cơng cường độc của Trung tâm chuẩn đoán thú y TW. Tất cả đều thống nhất
chủng virus gây ra các ở dịch PRRS ở Việt Nam hiện nay thuộc dòng Bắc Mỹ,
chủng này có sự tương đồng về kháng nguyên với chủng có độc lực cao gây bệnh
tại Trung Quốc (Cục thú y, 2008)
chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại Việt Nam chiếm
đa số là chủng Trung Quốc (65%), kế đến là dòng NA (32%) và ít nhất là chủng
EU (1,3%) (Nguyễn Ngọc Hải và Võ Khánh Hưng, 2012)
2.2.1.3. Khả năng gây bệnh và sức đề kháng của virus PRRS
* Khả năng gây bệnh:
PRRSV chỉ gây bệnh cho lợn. Lợn tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm,
nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Loài lợn rừng cũng
mắc bệnh, đây có thể coi là nguồn dịch bệnh thiên nhiên.
Về mặt độc lực người ta thấy PRRS tồn tại dưới 2 dạng:
+ Dạng cổ điển: Có độc lực thấp, ở dạng này khi mắc bệnh thì có tỷ lệ
chết thấp, chỉ từ 1-5% trong tổng đàn.
+ Dạng biến thể độc lực cao: Gây nhiễm và chết nhiều lợn.
Thông thường virus chỉ gây bệnh cho lợn, không gây bệnh cho người và
động vật khác. Tuy nhiên, một số loài thủy cầm chân màng, vịt trời đã được chứng

minh là rất mẫn cảm với virus PRRS, và virus có thể nhân lên ở lồi vịt này, do đó
vấn đề phát tán virus ra diện rộng là khó tránh khỏi (Zimmerman et al., 1997).
* Sức đề kháng:
Virus có sức đề kháng yếu với ngoại cảnh với các chất sát trùng thông
11


thường và mơi trường có pH axit virus dễ dàng bị tiêu diệt. dưới tác động của ánh
nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại vơ hoạt virus nhanh chóng, các dung mơi hịa tan
chất béo cũng dễ dàng phá hủy virus (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2009).
Bảng 2.2. Sức đề kháng của PRRSV
Điều kiện môi trường

Khả năng đề kháng

Virus trong bệnh phẩm
- 700C đến – 200C

Hàng năm

1 tuần ở 40C

Giảm 90% hiệu quả

1 tháng ở 40C

Vẫn phát hiện được virus

6 ngày ở 20 – 210C


Đề kháng tốt

24 giờ ở 370C

Đề kháng tốt

20 phút ở 560C

Đề kháng tốt

pH 6,5- 7,5

Đề kháng tốt

pH < 6,5 hoặc pH >7,5

Đề kháng kém

Virus trong huyết thanh
72 giờ ở 250C

Vẫn phát hiện được virus

72 giờ ở 40C hoặc – 200 C

Vẫn phát hiện được virus

2.2.1.4. Đặc điểm ni cấy
Virus PRRS thể hiện tính hướng tế bào hẹp hơn các virus khác trong họ
Arteriviruses. Ở động vật bệnh, virus có tính hướng cao vào các đại thực bào

khác nhau trong phổi, hạch bạch huyết và nhau thai. Các nghiên cứu in vitro liên
quan đến virus PRRS chủ yếu tiến hành trên đại thực bào phế nang nguyên thủy
(PAM), cũng là tế bào đích của virus trong cơ thể lợn. Bên cạnh PAM, các bạch
cầu đơn nhân có nguồn gốc từ đại thực bào, bạch cầu đơn nhân có nguồn gốc từ
tế bào đi gai (DC) và tế bào tuỷ xương phát triển từ DC cũng mẫn cảm với
virus PRRS trong ống nghiệm.
PAM là môi trường tốt nhất cho phân lập virus vì nó có độ nhạy cao nhất,
virus có thể nhân lên với số lượng lớn và có thể ni cấy tất cả các chủng virus
PRRS trên thế giới. Nhưng nhược điểm của nó là phải chuẩn bị môi trường từ
12


×