Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO sự NGHIỆP SÁNG tác và NHỮNG ĐÓNG góp của NHÀ văn KHÁI HƯNG NHÓM tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.56 KB, 12 trang )

KHÁI HƯNG (1896 - 1947)
Tiểu sử:
- Tên thật: Trần Khánh Giư
- Quê huyện: Vĩnh Bảo, Hải Phòng
- Là nhà tiểu thuyết trụ cột của nhóm Tự lực văn đồn, cùng với Nhất
Linh, Hoàng Đạo làm nên một kiểu tiểu thuyết gọi là tiểu thuyết TLVĐ
nhưng ơng là người có sức viết dồi dào nhất
- Cũng như Nhất Linh và các tiểu thuyết gia trong nhóm TLVĐ, KH là
tri thức tân học được đào tạo chính qui trong nhà trường Pháp – Việt, được
tiếp thu căn cơ kĩ lưỡng văn hóa phương Tây, tiếp thu một cách tự nhiên và
đi con đường đã được dọn sẵn của tiểu thuyết phương Tây
- Tác phẩm chính: Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân
(1934), Tiêu Sơn tráng sĩ (1940 – theo Vũ Ngọc Phan), Trống mái (1935),
Gia đình (1936), Thốt ly (1937), Thừa tự (1938), Đẹp (1939), Thanh Đức
(1943)
Một số nhận định về tác giả:
Vũ Ngọc Phan: “Hiện nay, nhà văn mà được nam nữ thanh niên yêu
chuộng, được họ coi là người hiểu biết tâm hồn hơn cả, chỉ có Khái Hưng”
Khái Hưng quyến rũ những độc giả của mình vì độc giả thấy mình trong
tp. Hơn nữa, thanh niên tư sản và tiểu tư sản thành thị sống xa rời thực tế, rất
có óc mơ mộng, tình u là lẽ sống của họ. Tâm lí ái tình được khơi sâu, đề
tài tình yêu đa dạng: cái tình lẩn tránh của Lan, cái tình trắc trở của Mai, tình
của họa sĩ, tình của văn sĩ,... Đặc biệt, ngay ở những cảnh éo le nhất, người
ta khơng chìm vào cái buồn ảo não mà bị một cái gì nhẹ nhàng, hóm hỉnh
của tg lôi cuốn. Mọi vấn đề được giải quyết theo nhân sinh quan giai cấp, lối
thốt được tìm thấy trong ảo mộng
Bạch Năng Thi: “Văn KH nhẹ nhàng bay bướm, giàu hình ảnh và nhạc
điệu, phù hợp với nội dung lãng mạn”.


“Truyện dài hay truyện ngắn của Khái Hưng đều bố cục gọn gàng hợp lí


(...)lối kể chuyện nhanh, vui, sống; tả cảnh, tả người, tả tâm lí đều có chừng
mực; giữa câu chuyện chen lẫn những đoạn đối thoại sinh động, làm tốt ra
một cá tính, nổi bật một trường hợp. Những đoạn tả diễn biến tâm lí của
nhân vật thường tỉ mỉ và hấp dẫn: con người tiểu tư sản trí thuwscc thời ấy
ít hành động thực tế, nặng đời sống bên trong, được biểu hiện khá rõ nét”.
Một số vấn đề về sự nghiệp sáng tác:
• Đóng góp cho tiểu thuyết luận đề:
- KH và NL đã đề xuất và kiên trì theo đuổi tiểu thuyết luận đề và đã đem
lại những đóng góp nhất định cho mảng tiểu thuyết này. Tiểu thuyết luận đề
là loại tiểu thuyết thể hiện một ý tưởng XH mà người trí thức đeo đuổi. Ý
tưởng đó có trước và được nung nấu trong đầu. Lắm lúc để ý tưởng có sức
thuyết phục, họ chấp nhận hi sinh nghệ thuật. Họ đấu tranh, vận động mọi
người cùng theo đuổi để ý tưởng được hiện thực hóa.
- 3 nội dung chính mà tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (cũng như Nhất
Linh) tập trung thể hiện:
+ Luận đề cải thiện đời sống nông dân:
 Ở mảng này, nhà văn tập trung khắc họa chân dung những người trí
thức trẻ hiểu nơng thơn, có lịng với đồng bào, đấu tranh để cuộc sống bớt
tăm tối hơn. Tuy nhiên, các tác phẩm chưa gây được thành cơng và tiếng
vang. Vì họ đề ra những biện pháp nặng chủ nghĩa cải lương cũng như chưa
nhìn ra nguyên nhân. Phải đến những tác phẩm sau này của các nhà văn
thuộc bộ phận văn học hiện thực cách mạng thì vấn đề, biện pháp mới thực
sự triệt để.
 Gia đình (1936): trong tp này, KH đối lập cuộc sống được miêu tả
như là thanh thản, đầy hạnh phúc của cặp vợ chồng Hạc, Bảo “làm ruộng”
với cuộc sống nhỏ nhen kình địch về địa vị xã hộ của anh chị em một đại gia
đình PK. Hạc đang học đốc tờ, bỏ về ấp cùng với Bảo thực hiện những công
cuộc cải cách để nâng cao đời sống tinh thần dân quê. Họ vẫn thu tô nhưng



sau khi đã nạp đủ thuế còn bao nhiêu đem dốc cả vào công việc cải thiện đời
sống cho tá điền, phát thuốc, cưới chợ, đắp đường,... dựng cả khu nhà nghỉ
mát. Như tất cả những nhân vật thơ mộng khác của KH, Bảo và Hồng đã
thành cơng một cách dễ dàng. Họ sống thoải mái, thanh thản trong công
cuộc từ thiện ấy: “Hạnh phúc của họ chính là hạnh phúc của ta... cịn gì sung
sướng bằng trơng thấy ở trước mắt những người dân quê mặt mũi sạch sẽ nơ
đùa trị chuyện thảnh thơi”.
+ Luận đề đấu tranh cho quyền sống của nam nữ thanh niên, đặc biệt
là nữ giới
Ở mảng tiểu thuyết luận đề này, Khái Hưng đã đạt được thành công.
Nửa chừng xuân (1934): Với tiểu thuyết này, KH muốn lên án quan
niệm “môn đăng hộ đối”.
--> Tóm tắt: Nhân vật chính của cuốn truyện là Mai, con một nhà nho (cụ
Tú Lãm) khảng khái, khoáng đạt. Cha chết đi thì của cải cũng khánh kiệt.
Mai phải lo tiền ăn học cho em trai là Huy đang học năm thứ 3 trường Trung
học Bảo hộ. Trên một chuyến xe lửa, nàng tình cờ gặp Lộc là con một vị
quan, bạn cũ của cha nàng. Lộc say mê cái đẹp dịu dàng của Mai nên tìm
cách giúp đỡ nàng. Hai người yêu nhau. Lộc rủ Mai lên Hà Nội thuê nhà
chung sống với Huy. Nhưng bà Án, mẹ Lộc, khơng cho phép chàng chính
thức hóa cuộc hơn nhân vụng trộm. Bà tìm cách lợi dụng tính đa nghi của
con trai để đuổi Mai đi trong khi nàng đã có thai... Hai chị em ra đi thì gặp
được một người đàn bà bình dân (bà Cán) tận tình giúp đỡ. Nàng vui lòng
chịu khổ làm nghề bán hàng quà để có tiền ni em và ni con. Tuy giận
Lộc, nàng vẫn một lòng thủ tiết. Trong khi Huy bịnh, nàng còn được một gái
giang hồ (Diên) tỏ lòng thương yêu. Nàng khước từ lời xin lập gia đình của
một bác sĩ (Minh) đã hết lòng chữa cho em khỏi bệnh, và của họa sĩ Bạch
Hải đã thuê nàng làm mẫu trong một thời gian.


Sau khi đỗ bằng Cao đẳng tiểu học. Huy được bổ làm giáo học tại Phú

Thọ, Mai cùng em, con trai (Ái) và người lão bộc trung thành (ông Hạnh)
sống một cuộc đời bình thản. Nàng cố quên người cũ. Về phần Lộc, chàng
mắc mưu li gián của mẹ, vui lòng lấy con một vị tuần phủ rồi đi làm tri
huyện. Nhưng vợ chàng đẻ được hai đứa con gái đều chết cả. Bà Án lo lắng
đi lễ chùa, bói quẻ thẻ bà xin được nối đường tử tức của con bà. Bà hỏi
chuyện Lộc về Mai. Sau khi dò hỏi, Lộc mới được biết nàng vẫn một lòng
giữ “tiết sạch giá trong” và hiện đương sống với em. Bà Án tới Phú Thọ định
bắt cháu về nhưng không được. Lộc viết thơ xin lỗi Mai. Hai người gặp
nhau, Mai vẫn còn yêu Lộc nhưng nhất định khước từ cuộc tái hợp. Nàng
bày tỏ cho chàng một quan niệm nhân sinh lí tưởng: hi sinh ái tình và hạnh
phúc riêng cho kẻ khác, cho xã hội. Lộc vui vẻ hứa sẽ cách mạng đời sống
theo quan niệm cao đẹp của nàng
 Đánh giá:
- Đây là “một tiểu thuyết luận đề tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, đòi
quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân” (Nguyễn Hoành Khung)
Trong tiểu thuyết này, bà Án đại diện cho phái cũ, Mai, Lộc và Huy đại
diện cho phái mới. Bà Án là một hình tượng nghệ thuật khá chân thật. Bà
trước hết là người có ý thức đầy đủ sức mạnh của kẻ giàu sang có quyền thế,
đồng thời bà cũng có ý thức xác lập vai trị tuyệt đối của mình trong việc lấy
vợ cho con. Đối với bà, hơn nhân khơng thể là “kết quả của ái tình” mà là
phương tiện để thăng quan tiến chức, phải là môn đăng hộ đối. Bà Án luôn
lớn tiếng đề cao nghi lễ cổ, nào là “ngũ luân ngũ thường”, “tam tòng tứ
đức”... nhưng thực chất bà đã không từ bỏ một thủ đoạn xảo quyệt tàn ác nào
để có thể đạt được mục đích. Từ việc lừa dối Lộc, đến việc đang tâm bày
mưu đuổi Mai ra khỏi nhà khi cô đang bụng mang dạ chửa, đến việc tìm chỗ
Mai ở dùng lời lẽ đường mật để thuyết phục, thậm chí định dùng tiền của để


cướp đứa cháu “nối dõi tông đường”... bà Án đã hiện ngun hình một nhân
vật ích kỉ độc ác tiêu biểu cho những quan niệm ln lí cổ hủ vơ nhân đạo,

chà đạp lên nhân phẩm của con người và quyền sống, quyền hạnh phúc của
lứa đôi.
Nhân vật bà Án cũng phần nào phản ánh tính chất bảo thủ xấu xa của các
thế lực phong kiến đương thời. Bởi vậy Nửa chừng xn ít nhiều có giá trị
phản phong.
Tiêu biểu cho phái mới là Mai. Mặc dù là một cô «gái mới », có ý thức
khá sâu sắc về hạnh phúc cá nhân, Mai chỉ có thể chấp nhận cuộc sống « vợ
một, chồng một, yêu mến nhau » và cô vẫn giữ được những vẻ đẹp của đạo
đức truyền thống. Hình ảnh một người phụ nữ tần tảo ni em ăn học, có
tình u chung thủy sắt son, sống chan hịa đầy đặn với những người chung
quanh, có bản lĩnh, biết vượt qua mọi nỗi cay nghiệt của cuộc đời... đã gây
xúc động trong lòng người đọc. Tuy trực diện đấu tranh khơng khoan
nhượng chống lễ giáo pk, địi giải phóng cá nhân, nhưng nhân vật Mai
khơng bao giờ sống buông thả như một số nhân vật nữ sau này của Khái
Hưng (Liên trong Thanh đức). Nhân vật Mai thể hiện những yếu tố lành
mạnh nhất của Nửa chừng xn nói riêng và của Tự lực văn đồn nói chung.
Giá trị cơ bản của tp chính là ở chỗ đó.
- Dù khuynh hướng sáng tác của nhóm TLVĐ là chủ nghĩa lãng mạn
nhưng tác phẩm này đậm đặc chất hiện thực và nêu lên được vấn đề được rất
nhiều thanh niên quan tâm vì nó đề cập đến hạnh phúc, hơn nhân.
- Quan niệm về hơn nhân gia đình của Mai, đồng thời cũng là của nhà
văn KH trong tp này là một quan điểm tiến bộ mang ý nghĩa nhân đạo và
dân chủ. Đấy cũng là đặc điểm của tiểu thuyết của TLVĐ ở thời kì đầu.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo khi đặt nhân vật vào
những tình huống éo le:
+ Bà Án: một người đàn bà ít học nhưng ở địa vị cao nên dễ ra mặt hách
dịch, chua ngoa. Bà đã cứng cỏi với Lộc vì chàng khơng vâng lời bà; bà đã


hống hách với Mai khi nàng tỏ ra lí sự... Đơi chỗ bà làm cho độc giả khơng

ưa vì cử chỉ đài các của một mệnh phụ quyền quí. Nhưng người ta lại có cảm
tình với bà ở mối tình mẫu tử bà dành cho Lộc, bà luôn luôn lo lắng cho
chàng, cũng như tỏ ra rất hiền lành với nàng dâu, ta không gặp cảnh mẹ
chồng nàng dâu như trong Đoạn tuyệt. Yêu mến bà, người ta lại thương bà
những lúc bà vất vả tranh đấu với Mai, nhất là lần bà phải lên tận Phú Thọ
xin Mai và cháu Ái. Bà đã biện minh cho hành động dữ dằn của mình lúc
đuổi Mai đang khi bụng mang dạ chửa qua hàng lệ: “Khổ cho tôi chưa... con
tôi cũng vậy mà cô cũng vậy, các người cho tôi là một vị hung thần trời sai
xuống để phá cuộc hạnh phúc của các người... Nhưng tơi nào có ác nghiệt gì.
Tơi chỉ là một người bao giờ cũng nghĩ tới hạnh phúc của con, của cháu,
nghĩa là tôi nghĩ tới bổn phận của một người mẹ, của một người bà”
+ Lộc: đại diện cho cả một lớp thanh niên tân học thời đó. Họ mới giao
tiếp với văn học Tây phương, bị quyến rũ trước vẻ hào nhoáng xa hoa nên
muốn mặc lấy bộ áo tân tiến đó. Nhưng đồng thời trước giá trị tinh thần cổ
kính đáng quí, họ không muốn bỏ, họ muốn lưu lại. Tâm trạng họ thật bâng
khng, nhiều khi như vơ lí tưởng. Ta thấy chàng tỏ ra thông cảm với Mai
nhân lúc nàng túng thế, muốn tự do yêu nàng như đám thanh niên mới, đồng
thời chàng lại lưỡng lự vì cịn chữ hiếu, còn gia phong, còn địa vị,... Chàng
vừa muốn theo mới nhưng khơng dám dứt khốt, chàng rụt rè tiếc rẻ cái cũ...
Khái Hưng đã ghi lại khá trung thực tâm lí của lớp trai trẻ thế hệ này.
+ Mai: vai chính trong truyện, nàng chủ động suốt từ đầu tới cuối tp. Tâm
lí nàng có 2 giai đoạn thay đổi: đầu tiên, nàng tỏ ra là một người chị gương
mẫu như đa số các người chị ở miền quê Việt Nam, rất đảm đang lo liệu mọi
việc thay cha mẹ được ngay từ lúc mới lớn. Tuy là cô gái bận bịu với những
vấn đề trọng đại của gia đình, Mai vẫn là một thiếu nữ mới lớn, nên trước cái
nhìn say đắm của người bạn nam nào, Mai đã thẹn thùng. Rồi khi được Lộc


xin giúp đỡ, nàng đã sung sướng vô cùng, chỉ mong được dịp đền ơn. Nào
ngờ một hôm Lộc ngỏ lời cầu hôn Mai, Mai nhỏ lụy quay đi, Mai sung

sướng quá. Ái tình đã đánh ngã nàng nên khi Huy khuyên Mai nên ý tứ với
người đến hỏi nàng xem chừng không phải là mẹ Lộc, nàng đã cố biện hộ
rằng nàng lấy chàng để trả ơn! Cuộc tình duyên ấy đã đưa đến kết quả là
nàng có thai với Lộc, nhưng Lộc muốn trốn tránh trách nhiệm làm cha, Mai
cười nhạt. Rồi một sự hiểu lầm do mưu li gián của bà Án, Mai bỏ nhà ra đi
với hai bàn tay trắng. Khi Mai ra khỏi nhà Lộc, nàng bỗng trở nên cứng rắn
khác thường, không hề tỏ ra bị xúc động, yếu đuối trước tình yêu chân thành
của Minh cũng như của Hải dành cho nàng. Nàng mạnh mẽ xếp đặt mọi
công việc riêng chung của hai chị em một cách vững vàng. Không chỉ thế, ở
cuối truyện, nàng rất lí tưởng trong quyết định: nàng hi sinh vì tha nhân và
cũng chinh phục được Lộc cũng vì sự hi sinh cao cả này.
+ Luận đề về người chiến sĩ XH: trong một số tp của KH và NL, ta thấy
có sự xuất hiện của nhân vật chiến sĩ: Lộc (Nửa chừng xuân), Quang Ngọc
(Tiêu sơn tráng sĩ). Gần kết thúc truyện, Lộc nghĩ mình khơng sống vì mình
nữa, mình sẽ đi hoạt động cách mạng. Đây là điều khơng hợp lí vì trước đó
Lộc chưa bao giờ có tư tưởng này. Sự vơ lí này là kết quả chủ quan của các
nhà lãng mạn chủ nghĩa.
• Một số khuynh hướng đáng chú ý trong tiểu thuyết của Khái
Hưng
- Đọc tiểu thuyết của KH, người ta nhận thấy ban đầu ơng là một nhà
tiểu thuyết về lí tưởng, dần dần ngả về phong tục là loại ông có nhiều đặc
sắc nhất, rồi đến khi viết Hạnh, ơng bắt đầu khuynh hướng tâm lí, cũng như
Nhất Linh khi viết đến tập Bướm trắng vậy.
- Tiểu thuyết về lí tưởng của KH: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng
xuân, Trống mái




tình yêu của Ngọc và Lan trong Hồn bướm mơ tiên là thứ ái tình


vơ cùng thanh cao. Khi Ngọc khám phá ra Lan là con gái và Lan cũng rất
yêu Ngọc nhưng nàng say đạo Phật hơn, Ngọc đã khuyên nàng không nên xa
lánh chàng, chàng hứa sẽ “chân thành thờ cái linh hồn dịu dàng của Lan
trong tâm trí”, “suốt đời chàng sẽ khơng lấy ai, chỉ sống trong cái thế giới
mộng ảo của ái tình lí tưởng...”. Trong Nửa chừng xn, Mai là một người
bạn tình lí tưởng nhưng sau khi Lộc đã hối hận vì những lầm lỗi gây ra, Mai
vẫn nhất định xa chàng: “Em ở xa anh, nhưng tâm trí hai ta lúc nào cũng gần
nhau, thì trọn đời hai ta vẫn gần nhau” cịn Lộc thì nguyện “đem hết nghị
lực, tài trí ra làm việc cho đời”. Nhà văn khơng muốn có sự tái hợp giữa hai
người ở cuối truyện vì muốn tính tình hai người được cao thượng.

cái lí tưởng trong Trống mái là cái lí tưởng về thân hình đẹp theo
quan điểm mĩ thuật của hạng gái mới Việt Nam mà hiền là người tiêu biểu.
Hiền là một cô gái VN thuộc hạng phong lưu, ưa thích thể thao và có tư
tưởng mới, có quan điểm mới về cái đẹp của thân thể. Thấy Vọi, một chàng
đánh cá có những bắp thịt rắn chắc và một bộ ngực nở nang, nàng đăm say
mê, say mê mà khơng u, cũng khơng có một ý tưởng thầm vụng nào về
xác thịt. Đó cũng là một lí tưởng vì chỉ say mê mà khơng u là một điều
khó, bước đầu của tình u là sự say mê cái đẹp hình thức hay tinh thần.
- Tiểu thuyết phong tục: Thừa tự
+ Tóm tắt: truyện xoay quanh các nhân vật: bà Án Ba – một người dì
ghẻ, những kẻ nịnh hót vẫn tâng bốc là “cụ lớn” và mấy người con chồng.
Bà Ba chỉ có một mụn con gái là Cúc nên trong số hai người con chồng
(Trình và Khoa) khơng được hiển đạt như Bỉnh (con trưởng, làm tri huyện),
bà muốn chọn một người để cho ăn thừa tự (tài sản đó có được nhờ cho vay
nặng lãi, bòn rút của chồng). Bà ngỏ ý về thừa tự với Bỉnh để chàng nói lại
với 2 em. Từ khi anh nói cho biết, hai cặp vợ chồng Trình và Khoa đâm ra
nghi kị lẫn nhau. Sau hai bên đều hiểu cả và cả hai định không thèm ăn



miếng thừa tự ấy. Rốt cuộc bà Ba đem miếng mồi này đi kén rể. Tuy gặp
một bà mối (bà Hai) rất tài lợi và đáo để, những bà cũng gả được Cúc cho
cậu cử Phan là con một bà huyện chuyên môn đi “đào mỏ” mà không mất
một đồng xu nào cho chàng rể.
+ Trong đoạn kết, tác giả đặt câu này vào miệng Khoa: “kể đáng thương
thì đáng thương tuốt, từ bà Ba, Cúc, Phan, bà Huyện, cho chí cả anh em
mình”. Thật thế, vì trong từng ấy người, không người nào thật bụng yêu
thương nhau mà chỉ trông thấy điều lợi trong sự liên lạc với nhau thơi. Thừa
tự - người lợi dụng nó coi nó như một miếng mồi và người bị nó lung lạc
cũng đã biết nó là một miếng mồi, một miếng mồi đáng đem ra để nhử, một
miếng mồi đáng thèm thuồng, mà người ta tưởng như khơng có sự xấu xa và
nhục nhã.
+ “Thừa tự” vào số những tiểu thuyết phong tục có giá trị và rất hiếm
trong lúc này.
• Hồn bướm mơ tiên (1933) – tp mở đầu cho tiểu thuyết của KH,
không phải là tiểu thuyết luận đề nhưng vẫn tạo được tiếng vang.
- Tóm tắt: Tác giả mượn bối cảnh chùa chiền để miêu tả tình yêu giữa
Ngọc và chú tiểu Lan. Tại chùa Long Giáng, miền Trung du Bắc Việt, Ngọc
một thanh niên Tây học về thăm bác là sư cụ trụ trì chùa. Chú tiểu Lan đẹp
giai, thông minh dễ thương trở thành bạn thân của Ngọc, chàng hồi nghi
cho rằng Lan là gái giả trai vì giọng nói nước da của chú có vẻ giống con gái
nhiều

hơn.

Ngọc ở chùa đã mười hôm và nguyện trong mười ngày phải tìm ra sự thật.
Chàng được biết Lan ở nhà kho, tối ngủ cài then kỹ lưỡng càng sinh nghi.
Chàng theo dõi Lan một buổi tối nọ ở chùa trên khi chú cầu khấn Đức Phật
phù hộ cho chú đủ nghị lực xa lánh cõi trầm luân, chàng biết chú mặc cảm

tội lỗi vì đã có cảm tình với mình, Ngọc hay bịa chuyện nói bóng nói gió với
chú tiểu để dị xét chú, nào chàng có người u bỏ đi tu nên cứ đi các chùa


để tìm cơ ấy. Ngọc và Lan dần dần có thân tình vì gần nhau, chàng bèn viết
một bức thư tỏ lộ lịng mình rồi lên vườn sắn tìm Lan, Ngọc chưa kịp đưa
thư thì Lan vội về chùa, chàng tức quá xé bức thư làm bốn, chàng quay về
chùa thì Lan quay lại vườn sắn vì bỏ quên con dao, Lan chắp bốn mảnh thư
lại đọc và hiểu, Ngọc vẫn chưa biết Lan đã đọc thư mình.
Một hơm sư cụ sai chú tiểu Lan mang bánh sang tạ sư ông chùa Long Vân,
Ngọc xin đi cùng. Tới chùa, hai người ăn cơm nước do sư ơng đãi xong ra
ngồi ánh trăng ngồi nói chuyện, Ngọc cầm tay Lan, chú dựt tay chạy, hai
bên lôi kéo nhau, áo Lan tuột cúc trễ vạt ra, Ngọc thấy ngực Lan quấn vải
nâu.
Tối ấy Lan trốn đi vì Ngọc đã biết mình là gái, Ngọc đuổi theo hứa sẽ giữ bí
mật và sẽ bỏ về Hà Nội, chàng cho biết đã yêu Lan từ lâu, Lan nói phải dừng
lại

ngay.

Hơm sau trở về chùa Long Giáng, Lan được biết vào lúc chiều tối, Ngọc đã
về Hà Nội từ sáng, để lại mảnh giấy từ biệt. Lan khóc nhưng tự trấn tĩnh và
dẹp bỏ được những cám dỗ nhỏ nhen nơi dương thế.
- Sáu tháng trôi qua, Lan trải qua sự buồn nhớ, mừng lo, dần dần ngày
đêm vui đạo Phật lịng cũng ngi đi. Có lần Ngọc đi xe đạp đến gần chùa,
nghỉ ở quán rồi lại đi, Lan cho là trông lầm mà cũng vẫn cho đó là thực và
mong nó là thực.
- Rôi Ngọc trở lại thăm Lan, Lan trách Ngọc quên lời thề không trở lại
nữa, Ngọc cho biết đến thăm Lan lần cuối và chào từ biệt, Lan khóc ràn rụa
nước mắt, Ngọc muốn tiến tới, Lan đẩy ra, cô chỉ muốn có một giới hạn.

Ngọc hứa chỉ yêu thương trong tâm hồn và lâu lâu khi chàng được nghỉ học
sẽ về chùa thăm Lan.”
- Nghệ thuật:
+ Cách viết mới, rất đậm chất thơ, trong sáng khoáng đạt. Ngay từ bước
đi đầu tiên, văn của KH đã bộc lộ chất thơ, chất họa. Khơng khí chùa chiền


cùng như sự tích trong lối dẫn chuyện duyên dáng như đưa người đọc vào
thế giới mộng ảo thần tiên.
+ Văn đối thoại cho thấy năng lực bậc thầy của KH trong việc miêu tả
những xung đột vì kịch tác gia KH đã tác động đến nhà tiểu thuyết KH. Tác
phẩm mở đầu bằng một khơng khí vui nhộn của cảnh làng quê miền Bắc
nhưng sau đó lại khiến người đọc căng thẳng trước tình yêu của Ngọc và
Lan.
+ Bút pháp miêu tả tâm lí: Mặc dù chỉ là tác phẩm đầu tay, nhưng kỹ
thuật mô tả tâm lý nhân vật của Khái Hưng ở đây lại tỏ ra tế nhị thâm thúy
hơn cả so với toàn bộ văn nghiệp của ông.
Hồn Bướm Mơ Tiên là sự tranh đấu giằng co giữa tình yêu và chân lý,
giữa bụi trần và lịng mộ đạo ở tâm hồn một cơ gái trẻ đẹp đang trên đường
tu

hành

thoát

tục.

Khi Ngọc đã ở chùa được hơn mười ngày, chàng và chú Lan ngày một gần
gũi thân thiết. Thế rơi một mối tình chớm nở ở trái tim cơ gái giả trai này, cơ
ý thức được đó là một điều tội lỗi và đã lên bàn thờ Phật khấn nguyện, thề từ

bỏ lòng trần.
Trong đêm trăng tàn nhẫn ấy, Ngọc đã biết cái sự thực phũ phàng, chàng
tượng trưng cho sự cám dỗ, chàng nói đã yêu Lan từ lúc mới gặp nhau, nào
cô thông minh, xinh đẹp, chàng muốn hy sinh hết mọi sự, đến cả hạnh phúc,
cả tấm ái tình tuyệt vọng của chàng. Nhưng Lan ngăn chặn lại.
Trong đêm thanh vắng, hai người nhìn nhau, bóng trăng khuyết rọi đầu
cành, dịng sơng con thấp thống dưới bóng trăng như một giải lụa trắng rồi
xa xa lẫn trong sương mù. Bỗng có tiếng gà gáy nửa đêm dưới xóm, Lan giật
mình.
Trước sự cám dỗ dai dẳng ấy người ni cô vẫn đầy nghị lực, can đảm xua
đuổi nó đi để khơng bị rơi vào chịng tội lỗi. Cơ nói rằng đã trót thề trước
Phật Tổ và giữ lời thề ấy đến chết thì đủ thấy ý chí của người nữ nhi mạnh


mẽ



nhường

nào.

Khi trở về chùa Long Giáng cô vẫn khấn nguyện để Đấng Từ Bi cứu vớt
mình thốt cảnh trầm ln.
Tất cả những cám dỗ, những lời đường mật của chàng sinh viên trẻ, của
mối tình chớm nở là hiện thân của thử thách đối vối người đã xuất gia thoát
tục như Lan. Cô đã vượt qua được chặng đường thử thách nhưng vẫn run sợ
vì nó có thể phá hoại hồn tồn con đường học đạo của mình:
Là người đã xuất gia nhưng cơ cũng vẫn dạt dào tình cảm, khi biết tin
Ngọc về Hà Nội, Lan hốt hoảng:“- Về lúc nào?. . . sao lại về Hà Nội?. . . Về

Hà Nội rồi à?”. Đọc lá thư của Ngọc mấy lần, Lan ngồi phịch xuống giường
lấy tay bưng mặt khóc nức nở khơng ra tiếng, nỗi sầu khổ trong lịng theo
hai hàng lệ tn rơi, đó là dấu hiệu của mối tình đầu chớm nở, nhưng ngay
khi ấy lịng tin mộ đạo lại nhắc nhở cho cô biết rằng mình đã là kẻ xuất gia
thốt tục, Lan như tỉnh cơn mơ. Người ni cô mặc cảm tội lỗi đang ra sức xua
đuổi cám dỗ, người ta thấy cô vừa đáng thương, vừa đáng trọng:
Và sau cùng, trải qua bao nhiêu phấn đấu cam go, Lan đã đủ nghị lực để
xa lánh chốn trầm luân và lại dấn bước trên con đường thốt tục.
Qua ngọn bút mơ tả của Khái Hưng, Ngọc và Lan thể hiện hai thế giới hoàn
toàn khác biệt: Ngọc tiêu biểu cho người trần tục nghĩ rằng tình u mới là
quan trọng vơ biên, ở chàng cũng đã diễn ra sự tranh đấu giằng co giữa
lương tâm và tội lỗi, chàng cũng ý thức được rằng lấy tình yêu để cám dỗ
một người mộ đạo như Lan là điều tội lỗi. Lan tiêu biểu cho con người xuất
thế, cơ cho rằng tình u chỉ là ảo tưởng của hạnh phúc, sự thể hiện của chốn
trầm luân, nó chỉ là một sự nhỏ nhen so với lịng bác ái của Đấng Từ Bi.



×