Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu đại lâm, xã tam đa, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG
NGHỀ NẤU RƯỢU ĐẠI LÂM, XÃ TAM ĐA,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hiền

i


LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh, người
đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu,
sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó
khăn trong q trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học “Khoa học
Mơi trường” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích
và giúp tơi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tơi xin cám ơn về những đóng góp
có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cương nghiên cứu.
Xin cám ơn các anh chị làm việc tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi
trường – Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi trong
suốt q trình tơi tham gia khóa học và thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hiền

ii


năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cám ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................................................. vi
Danh mục bảng................................................................................................................................ vii
Danh mục hình................................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix
Thesis abstract..................................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Giả thiết khoa học.............................................................................................................. 2

1.3.

Mục đích nghiên cứu......................................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 2


1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................ 4
2.1.

Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội........................................................................ 4

2.1.1.

Khái niệm và tiêu chí làng nghề..................................................................................... 4

2.1.2.

Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề.................................................... 5

2.1.3.

Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội......................................... 7

2.2.

Tình hình phát triển làng nghề ở việt nam................................................................. 11

2.2.1.

Vài nét về lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam............................................. 11

2.2.2.


Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay................................................ 13

2.2.3.

Khái quát về ô nhiễm mơi trường làng nghề Việt Nam.......................................... 15

2.3.

Tình hình phát triển làng nghề tỉnh bắc ninh............................................................. 20

2.3.1.

Lịch sử phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh........................................ 20

2.3.2.

Những tồn tại trong phát triển làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh................................... 21

2.3.3.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề trong tỉnh Bắc Ninh........23

Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu............................ 26

iii


3.1.


Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 26

3.2.

Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 26

3.3.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 26

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp......................................................................... 26

3.4.2.

Phương pháp điều tra phỏng vấn.................................................................................. 27

3.4.3.

Phương pháp khảo sát và lấy mẫu............................................................................... 27

3.4.4.

Phương pháp phân tích................................................................................................... 33


3.4.5.

Phương pháp so sánh đối chứng................................................................................... 34

3.4.6.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...................................................................... 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................................................. 36
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội làng nghề đại lâm, xã tam đa........................ 36

4.1.1.

Vị trí địa lý........................................................................................................................ 36

4.1.2.

Địa hình, địa chất............................................................................................................. 37

4.1.3.

Điều kiện khí hậu............................................................................................................. 37

4.1.4.

Điều kiện về thủy văn..................................................................................................... 38

4.1.5.


Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................................. 38

4.2.

Thực trạng sản xuất làng nghề rượu đại lâm............................................................. 41

4.2.1.

Thực trạng chung............................................................................................................. 41

4.2.2.

Phân bố các hộ sản xuất tại làng nghề Đại Lâm....................................................... 48

4.2.3.

Thực trạng phát sinh các nguồn chất thải tại làng nghề Đại Lâm........................49

4.3.

Hiện trạng môi trường làng nghề đại lâm.................................................................. 55

4.3.1.

Hiện trạng môi trường khơng khí xung quanh.......................................................... 56

4.3.2.

Hiện trạng mơi trường nước.......................................................................................... 60


4.3.5.

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường xã hội................69

4.4.

Hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề đại lâm................................... 72

4.4.1.

Chính sách quản lý mơi trường của chính quyền địa phương............................... 72

4.4.2.

Ý thức bảo vệ mơi trường của cộng đồng dân cư.................................................... 73

4.4.3.

Hiện trạng chất thải rắn........................................... Error! Bookmark not defined.

4.5.

Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động sản xuất rượu
và cải thiện chất lượng môi trường làng nghề đại lâm........................................... 78
iv


4.5.1.


Giải pháp về chính sách................................................................................................. 78

4.5.2.

Giải pháp giáo dục mơi trường..................................................................................... 79

4.5.3.

Các giải pháp công nghệ................................................................................................ 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 85
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 85

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo......................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BNN

Bộ Nông nghiệp

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CNH- HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CTR

Chất thải rắn

KTXH

Kinh tế xã hội




Nghị định



Quyết định

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

HTX

Hợp tác xã

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


TT

Thông tư

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TDTT

Thể dục thể thao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

SXSH

Sản xuất sạch hơn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.


Các dạng chất thải phát sinh tại một số làng nghề địa bàn tỉnh Bắc Ninh
23

Bảng 3.1.

Vị trí lấy mẫu khơng khí...................................................................................... 28

Bảng 3.2.

Vị trí lấy mẫu nước thải....................................................................................... 30

Bảng 3.3.

Bảng vị trí lấy mẫu phân tích mơi trường nước mặt..................................... 31

Bảng 3.4.

Vị trí lấy mẫu nước ngầm làng Đại Lâm......................................................... 32

Bảng 3.5.

Bảng các thông số và phương pháp phân tích chất lượng khơng khí.......33

Bảng 3.6.

Bảng các thơng số và phương pháp phân tích chất lượng nước................. 34

Bảng 4.1.


Cơ cấu phân bố lao động tại xã Tam Đa năm 2014...................................... 38

Bảng 4.2.

Tình hình chăn ni của xã năm 2014............................................................. 39

Bảng 4.3.

Bảng quy mô chăn nuôi lợn của Đại Lâm....................................................... 42

Bảng 4.4.

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề Đại Lâm............................ 42

Bảng 4.5.

Giá bán của một số loại rượu ở Đại Lâm........................................................ 47

Bảng 4.6.

Thống kê thu nhập bình quân của làng nghề Đại Lâm................................. 47

Bảng 4.7.

Bảng phân bố các hộ nấu rượu và chăn nuôi theo đơn vị hành chính......48

Bảng 4.8.

Bảng thống kê các hộ có bể bioags làng Đại Lâm........................................ 48


Bảng 4.9.

Bảng tính tốn khối lượng phát sinh nước thải sinh hoạt làng Đại Lâm..50

Bảng 4.10.

Sản lượng rượu gạo và sắn bình quân 1 ngày ở Đại Lâm theo điều tra.. .51

Bảng 4.11.

Nhu cầu phát thải nước ngâm, rửa săn và vo gạo từ quá trình sản
xuất rượu làng Đại Lâm

51

Bảng 4.12.

Tổng lượng nước thải chăn ni làng Đại....................................................... 52

Bảng 4.13.

Bảng dự tốn khối lượng chất thải rắn phát sinh trong chăn nuôi tại
làng Đại Lâm 54

Bảng 4.14.

Bảng kết quả đo đạc và phân tích chất lượng mơi trường khơng khí
làng Đại Lâm 57

Bảng 4.15.


kết quả phân tích nước thải làng nghề Đại Lâm............................................ 61

Bảng 4.16.

Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại làng nghề Đại Lâm............................ 64

Bảng 4.17.

Kết quả phân tích nước ngầm............................................................................. 67

Bảng 4.18.

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến sức khỏe người dân.....................71

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực........................................ 13

Hình 3.1.

Sơ đồ vị trí lấy mẫu khơng khí........................................................................... 29

Hình 3.2.


Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải làng nghề......................................................... 31

Hình 3.3.

Sơ đồ vị trí lẫy mẫu nước mặt làng nghề Đại Lâm....................................... 32

Hình 3.4.

Sơ đồ vị trí lẫy mẫu nước ngầm làng nghề Đại Lâm.................................... 33

Hình 4.1.

Bản đồ xã Tam Đa................................................................................................. 36

Hình 4.2.

Tình hình số hộ sản xuất rượu Đại Lâm từ năm 2011-2015....................... 41

Hình 4.3.

Sơ đồ quy trình sản xuất rượu sắn, gạo làng nghề Đại Lâm.......................43

Hình 4.4.

Khu vực sản xuất rượu làng Đại Lâm.............................................................. 45

Hình 4.5.

Trang thiết bị sản xuất của làng nghề Đại Lâm............................................. 46


Hình 4.6.

Sơ đồ phát sinh nước thải và thành phần nước thải từ hoạt động nấu
rượu truyền thống Đại Lâm

50

Các nguồn phát sinh ra chất thải rắn từ hoạt động làng nghề nấu
rượu truyền thống Đại Lâm

53

Hình 4.7.
Hình 4.8.

Bã rượu (bỗng rượu)............................................................................................. 53

Hình 4.9.

Sơ đồ hệ thống xử lý chất thải, nước thải chăn ni làng Đại Lâm..........76

Hình 4.10.

Sơ đồ các yếu tố tác động gây ô nhiễm mơi trường làng Đại Lâm...........77

Hình 4.11.

Sơ đồ xử lý nước thải tập trung làng nghề Đại Lâm..................................... 80

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Làng nghề Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ lâu
đã nổi tiếng với nghề nấu rượu với 398 hộ tham gia nấu rượu. Ngồi nghề nấu
rượu Đại Lâm cịn kéo theo nghề phụ là chăn nuôi lợn nhằm tăng thêm thu nhập.
Bên cạnh đó cũng Đại Lâm cũng là một trong những làng nghề gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng ở Bắc Ninh. Vấn đề nước thải và chất thải rắn từ hoạt động
nấu rượu và chăn nuôi hầu như không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để mà xả
trực tiếp ra ao và sông gây ô nhiễm môi trường phá hủy cảnh quan nông thôn ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bằng các phương pháp khảo sát, lấy mẫu phân
tích để nghiên cứu thực trạng sản xuất, nguồn phát sinh chất thải và vấn đề quản
lý môi trường của làng nghề. Kết quả phân tích mẫu cho thấy mơi trường nước
thải tại làng nghề Đại Lâm có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng các chất hữu cơ, môi
trường nước ngầm có dấu hiệu ơ nhiễm sắt, vấn đề quản lý chất thải rắn từ hoạt
động sản xuất vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt là vấn đề về nguồn sỉ than và chất
thải từ hoạt động chăn nuôi. Từ đó tơi có đề xuất ra một số biện pháp quản lý và
xử lý chất thải nhằm hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại làng nghề góp
phần giúp làng nghề cải thiện được các vấn đề về môi trường tạo nên bộ mặt
khang trang hơn làng nghề Đại Lâm.

ix


THESIS ABSTRACT
Dai Lam trade village is located on Tam Da commune, Yen Phong district,
Bac Ninh province. It is famous for brewing alcohol for a long time Dai Lam also
has another sideline. It is breeding pigs in order to raise the income. However Dai
Lam is one of the most poluted trade villages in Bac Ninh. Almost waste water
and hard waste matter from brewing alcohol and breeding are not processed.

They are sometimes processed but not absolute. They are let out the ponds
directly. It polutes the environment, destroys the beauty of rural area and affects
community health. By studying and analysing the real situation of production, the
source of waste matter and the environment management of the trade village I see
that the environment of Dai Lam has the signs of poluting with organic
substances. The underground water system has the signs of poluting with irons.
The waste matter management has some problems about coal residues and waste
from breedings Because of these problems, I give some management methods
and deal with waste matter. I hope that my ideas can save environment.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề
đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nhiều
làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mơ
và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa khơng những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn
cho xuất khẩu với giá trị lớn.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, hiện nay cả nước
có tới 2017 làng nghề, riêng đồng bằng sơng Hồng có khoảng 800 làng nghề. Với
việc ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ – CP (9/6/2004) về khuyến khích phát
triển cơng nghiệp nơng thơn của Chính phủ thì tốc độ phát triển mở rộng của các
làng nghề truyền thống diễn ra khá mạnh. Hiện nay, ở hầu hết các làng nghề, mức
thu nhập tăng lên nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm xuống do mơi trường
xuống cấp và chi phí cho sức khỏe ngày càng tăng đang đe dọa nghiêm trọng tính
bền vững của làng nghề. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề có xu
thế ngày càng trầm trọng hơn, trong đó có làng nghề Đại Lâm – một điểm nóng

về ô nhiễm môi trường ở tỉnh Bắc Ninh.
Làng Đại Lâm, xã Tam Đa nằm phía Đơng Bắc của huyện n Phong,Tỉnh
Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km và thành phố Bắc Ninh khoảng
5km, đồng thời lại có tuyến giao thông thủy quan trọng trên sông Cầu chạy qua.
Với vị trí thuận lợi, Đại Lâm sớm phát triển thương nghiệp bn bán, trao đổi
hàng hóa với các vùng xung quanh.
Tam Đa là xã có nhiều ngành nghề phụ phát triển, song tập trung chủ yếu là
nghề nấu rượu truyền thống nổi tiếng từ xưa tới nay với sản phẩm rượu Đại Lâm
mà ai cũng biết đến. Hiện nay với 398 hộ đang làm nghề nấu rượu kết hợp chăn
nuôi lợn. Các chất thải từ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày của người
dân chưa qua xử lý đều được đổ trực tiếp vào các ao hồ hoặc đổ ra sơng Cầu. Bên
cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã còn thiếu, chưa đồng bộ càng làm cho
tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở đây trở nên đặc biệt nghiêm trọng.
Chính vì vậy, việc điều tra khảo sát, nghiên cứu các nguồn thải, đánh giá
hiện trạng và diễn biến môi trường là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể và hữu
hiệu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề Đại Lâm. Để góp phần vào
việc phát triển làng nghề, bảo vệ mơi trường ở địa phương trước tình hình đó tơi
1


đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Đại
Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài thực hiện sẽ cung
cấp các thông tin về hiện trạng môi trường khu vực làng nghề và đề xuất ra một
số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường phục vụ cho sự phát triển của
làng nghề.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Một lượng lớn nước thải, chất thải từ nấu rượu và chăn nuôi vẫn hàng ngày
được thải trực ra ao hồ cống rãnh chung mà chưa được qua xử lý đang là vấn đề
nhức nhối và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại làng nghề nấu rượu Đại
Lâm cũng như tại các làng nghề nấu rượu khác trên cả nước. Theo phản ánh của

người dân sống quanh làng nghề vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến
cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Trong quá trình thực hiện đề tài,
các mẫu khơng khí và nước tại khu vực nghiên cứu sẽ được phân tích nhằm kiểm
chứng cho vấn đề ô nhiễm tại làng nghề nấu rượu. Kết quả phân tích sẽ trả lời
cho câu hỏi mơi trường đang bị ô nhiễm như thế nào, ảnh hưởng tới người dân ra
sao từ đó mới đề xuất ra một số giải pháp quản lý và xử lý nhằm hạn chế tình
trạng ơ nhiễm mơi trường do hoạt động nấu rượu và chăn ni gây ra.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Đại Lâm xã Tam Đa,

huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu Đại

Lâm xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại làng nghề nấu rượu Đại Lâm xã Tam Đa,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 2/2015 đến tháng 4/2016.
1.5.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ đánh giá hiện trạng môi trường sản xuất rượu và chăn nuôi làng
nghề Đại Lâm. Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp
phần nâng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường cho các
hộ sản xuất rượu và chăn nuôi. Đồng thời kết quả nghiên cứu cịn phục vụ cho
việc học tập và cơng tác nghiên cứu sau này.
2


- Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động nấu rượu

chăn nuôi, và đề xuất những giải pháp để cải thiện môi trường cho làng nghề Đại
Lâm và nâng cao chất lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư.
Cung cấp thông tin cho người dân về hiện trạng môi trường tại địa
phương, từ đấy giúp cho người dân nhận biết được các vấn đề môi trường đang
xảy ra để người dân ý thức được việc bảo vệ môi trường tại địa phương.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LÀNG NGHỀ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
2.1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề
 Khái niệm

Làng nghề là một bộ phận của kinh tế nông thôn. Sự phát triển của làng
nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân làng
nghề. Hiện nay đã có những cơng trình nghiên cứu về nghề và làng nghề của các
nhà sử học, kinh tế, văn hóa với những cách tiếp cận khác nhau. Nhìn chung,
khái niệm làng nghề được tạo bởi hai chủ thể là làng và nghề. Tuy nhiên, không
phải bất cứ quy mô nào của nghề cũng được gọi là làng nghề. Làng được gọi là
làng nghề khi các hoạt động của ngành nghề phi nông nghiệp đạt đến một quy
mô nào đó và mang tính ổn định.
Theo Thơng tư số 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn... hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, có các hoạt động
ngành nghề phi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về
lao động làm nghề cũng như mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và
thu nhập của làng nghề .
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có các hoạt động ngành nghề được


hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.
Tuy nhiên, không phải làng nào có ngành nghề phi nơng nghiệp đều được
gọi là làng nghề. Làng được gọi là làng nghề khi đã đạt được những tiêu chí nhất
định.
 Tiêu chí làng nghề

Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng thơn đã đưa ra những tiêu
chí cơng nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:

- Nghề truyền thống

4


+ Là nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm

đề nghị cơng nhận.
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của

làng nghề.
- Làng nghề: Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, Làng nghề

được cơng nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành

nghề nông thôn.

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời

điểm đề nghị cơng nhận.
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Làng nghề truyền thống: là làng đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một

nghề truyền thống được công nhận.
Trước đây, do chưa thống nhất về tiêu chí làng nghề nên có nhiều tài liệu số
liệu rất khác nhau về làng nghề cả nước. Theo JICA và Bộ NN&PTNT, năm 2002 cả
nước có 2.017 làng nghề; theo tác giả Tăng Thế Cường, Viện Chiến lược và Chính
sách Bộ Khoa học và Cơng nghệ thì có 1.450 làng nghề; theo Bộ Cơng nghiệp thì có
1.502 làng nghề (2004). Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
năm 2006 cả nước có 1.077 làng nghề (Tổng cục thống kê, 2008)

2.1.2. Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề
Các làng nghề ở Việt Nam có đặc điểm phong phú đa dạng về nhiều mặt
như bề dày lịch sử, ngành nghề và sản phẩm. Do đó, các làng nghề có thể phân
loại theo nhiều cách khác nhau. Dựa theo các quy định của nhà nước về quan
điểm của các nhà nghiên cứu, làng nghề có thể được phân loại theo những cách
chủ yếu sau:
Phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản phẩm:
+ Làng nghề thủ cơng: Làm ra các mặt hàng sử dụng thường nhật như dao,

kéo, mây tre đan gia dụng, chiếu... Đặc điểm của các làng nghề này là sản xuất
thủ công bằng tay và các cơng cụ đơn giản. Do chi phí thấp nên loại hình này khá
phổ biến.
5


+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Làm ra các mặt hàng có giá trị văn hóa và


trang trí như đồ mỹ nghệ chạm khảm, chạm khắc tượng gỗ, đá, các đồ mỹ nghệ
bằng bạc, dệt thảm...
+ Làng nghề công nghiệp: Sản xuất các hàng hóa thành phẩm và bán

thành phẩm như sản xuất giấy, dệt, may mặc, gốm sứ, tái chế nhựa, kim loại,
thuộc da...
+ Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Chế biến các loại nông sản

như xay xát, sản xuất miến dong, bún, bánh, sản xuất bia, nấu rượu, giết mổ vật
nuôi, chế biến hoa quả...
+ Làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên liệu: Sản xuất vật liệu xây

dựng như gạch, ngói, vơi, cát...
+ Làng nghề buôn bán và dịch vụ: Thực hiện bán buôn, bán lẻ và cung cấp

dịch vụ.
- Phân loại theo số lượng làng nghề:
+ Làng một nghề là làng ngoài nghề nơng ra chỉ có thêm một nghề phi

nơng nghiệp xuất hiện, tồn tại và chiếm ưu thế tuyệt đối.
+ Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỉ trọng các

nghề chiếm ưu thế gần như tương đương nhau. Loại làng nhiều nghề gần đây mới
xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh.
- Phân loại theo thời gian làm nghề:
+ Làng nghề truyền thống là những làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời

với những sản phẩm danh tiếng được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ cho
đến ngày nay.

+ Làng nghề mới hình thành là do yêu cầu phát triển kinh tế nhằm nâng

cao đời sống trên cơ sở vận dụng các tiềm năng sản xuất của địa phương (chủ
yếu là giải quyết vấn đề lao động). Các làng nghề mới hình thành này do cịn hạn
chế về các điều kiện sản xuất nên sản phẩm của làng nghề thường có chất lượng
thấp hoặc ở các công đoạn thô.
- Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: Trong những

năm gần đây, sự phát triển “nóng” của các làng nghề đã dẫn tới tình trạng ơ
nhiễm mơi trường ở nhiều làng nghề trong cả nước. Căn cứ theo nguồn thải và
mức độ ơ nhiễm có thể phân ra các nhóm làng nghề sau:
6


+ Làng nghề ơ nhiễm nặng là làng nghề có ít nhất một thông số môi

trường đặc trưng cho loại hình làng nghề được xem xét trong dịng thải cao hơn 5
lần 7 TCCP.
+ Làng nghề ơ nhiễm trung bình là làng nghề có ít nhất một thơng số mơi

trường đặc trưng cho loại hình làng nghề được xem xét trong dòng thải cao hơn
từ 2 – 5 lần TCCP.
+ Làng nghề ơ nhiễm nhẹ là làng nghề có các thơng số mơi trường đặc

trưng cho loại hình làng nghề được xem xét trong dịng thải khơng q 2 lần
TCCP.
Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm nhằm đánh giá
đặc trưng và quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Cách
phân loại này địi hỏi phải có đầy đủ các số liệu về mơi trường đất, nước, khơng
khí tại các làng nghề mới đảm bảo độ chính xác.

Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích
mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi
trường làng nghề, cách phân loại theo phương thức sản xuất và loại hình sản
phẩm là phù hợp hơn cả, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều
có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau,
nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động khác nhau đối
với mơi trường.
2.1.3. Vai trị của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thơn
theo hướng CNH – HĐH
Trong q trình phát triển, các làng nghề đã có vai trị tích cực góp phần
tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ
sản xuất nơng nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nơng nghiệp có thu
nhập cao hơn. Khi nghề thủ cơng hình thành và phát triển thì kinh tế nơng thơn
khơng chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công
nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.
Xét trên góc độ phân cơng lao động thì các làng nghề đã có tác động tích
cực tới sản xuất nơng nghiệp. Nó khơng chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu
vực nơng nghiệp mà cịn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành
nông nghiệp.
7


Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng
cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị
trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển
sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản
phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới.
Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở
rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất

nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một
sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ
nơng thơn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại
thu nhập cao cho người lao động.
Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. Sự phát triển lan
tỏa của làng nghề đã mở rộng quy mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động
(Đỗ Quang Dũng, 2006).
2.1.3.2. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương
mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác.
Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiều
nghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm
mới, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các
làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính
thời vụ trong sản xuất nơng nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động
nơng thơn. Vai trị tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát
triển lan tỏa sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao
động, tạo ra động lực cho sự phát triển KT-XH ở vùng đó (Ngơ Trà Mai, 2009).
Đặc biệt, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống có ý
nghĩa rất quan trọng. Trên phương diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Trên phương diện xã hội, xuất khẩu hàng thủ công truyền thống là nhân tố quan
trọng để kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động
thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi.
8


Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếp
giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập

cho người lao động. Ở nơi có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập và mức
sống cao hơn so với vùng thuần nông.
2.1.3.3. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn
chế di dân tự do
Khác với một số ngành nghề cơng nghiệp, đa số các nghề thủ cơng khơng
địi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do
thợ thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là quy
mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và
các nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng nghề có thể huy
động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do
đặc điểm sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở
của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao
động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi
lao động, trẻ em vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp
việc, lực lượng này chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề.
Sự phát triển của làng nghề đã có vai trị tích cực trong việc hạn chế di dân
tự do ở nơng thơn. Q trình di dân tự do hình thành một cách tự phát do sự tác
động của quy luật cung cầu lao động; diễn ra theo hướng di chuyển từ nơi thừa
lao động và giá nhân công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá nhân công cao, từ nơi
có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao. Quá trình này xét trên bình diện chung
của nền kinh tế đã có những tác động tích cực làm giảm sức ép việc làm ở khu
vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở thành phố; đồng thời làm
tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho người dân nơng
thơn. Tuy nhiên, nó lại có những tác động tiêu cực tới đời sống KT-XH, gây áp
lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ở thành thị và là một khó khăn lớn trong
vấn đề quản lí đơ thị.
Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại thị
là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời
sống nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly nơng, bất ly hương”
khơng chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao

động mà cịn có vai trị tích cực trong việc hạn chế dịng di dân tự do ra đơ thị.
9


2.1.3.4. Đa dạng hóa kinh tế nơng thơn, thúc đẩy q trình đơ thị hóa
Đa dạng hóa kinh tế nơng thôn là một trong những nội dung quan trọng của
công nghiệp hóa nơng thơn. Đa dạng hóa kinh tế nơng thơn là biện pháp thúc đẩy
kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra sự chuyển biến mới về chất, góp
phần phát triển KT-XH khu vực nơng thơn. Vì vậy, phát triển làng nghề là một
trong những giải pháp quan trọng để thực hiện q trình đơ thị hóa.
Trong mối quan hệ biện chứng của q trình sản xuất hàng hóa, các nghề
thủ cơng truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra
hướng phát triển mới với nhiều nghề trong một làng nông nghiệp. Đồng thời
cùng với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử
dụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật
liệu, công nghệ, thị trường. Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa với sự đa dạng của
các loại sản phẩm được hình thành và phát triển, trong mối quan hệ với các
ngành nghề khác, làng nghề đóng góp vai trị động lực.
Ở những vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành trung tâm

giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. Những trung tâm này ngày càng
được mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thơn. Hơn nữa,
nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở, và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt. Dần
dần ở đây hình thành một cụm dân cư với lối sống đơ thị ngày một rõ nét, nông
thôn đổi thay và từng bước được đơ thị hóa qua việc hình thành các thị trấn, thị
tứ. Vì vậy dễ nhận thấy rằng ở một làng nghề phát triển thì ở đó hình thành một
phố chợ sầm uất của các nhà buôn bán, dịch vụ. Xu hướng đơ thị hóa nơng thơn
là xu hướng tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nông thôn, là yêu
cầu khách quan trong phát triển làng nghề (Bộ Công Thương, 2008).

2.1.3.5. Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc
Lịch sử phát triển của làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển
văn hóa của dân tộc, nó là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy; đồng thời là
sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc. Các làng nghề phát triển sẽ bảo
tồn, duy trì và phát triển nhiều ngành nghề và các giá trị văn hóa của dân tộc.
Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao
động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc

10


sáng tạo của người thợ thủ công. Các sản phẩm của các làng nghề chứa đựng
những phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt
Nam, nhiều sản phẩm làng nghề có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm
chứa những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng
của mỗi làng nghề và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc
đồng thời có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện
những thành tựu, phát minh mà con người đạt được.
Nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ cơng mỹ nghệ là những di sản văn
hóa q báu mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thể hệ
sau. Cho đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo,
độc đáo, đạt trình độ bậc cao về mỹ thuật cịn được lưu giữ, trình bày tại nhiều
viện bảo tàng nước ngồi.
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Vài nét về lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam
Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạn khác
nhau, gắn với những cung bậc thăng trầm của lịch sử. Đặc biệt, từ giai đoạn đổi
mới nền kinh tế đến nay, dưới tác động to lớn của sự biến đổi nền kinh tế trong
nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề cũng có những
thay đổi lớn, có những thành cơng mới nhưng cũng có khơng ít những vấn đề nan

giải.
Xuất hiện từ rất lâu đời (điển hình như các làng nghề ở Hà Tây cũ, Bắc
Ninh, Hưng Yên có từ thời nhà Lê, Nhà Lý). Các làng nghề nơng thơn đã có
những bước đánh dấu khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam.
Làng nghề trước Cách mạng tháng Tám đã khá phong phú, đa dạng, nó
được hình thành từ các nghề cũ và một số nghề mới được phát triển nhằm đáp
ứng thị trường luôn thay đổi phức tạp (nhìn chung khơng khác lắm so với các
nghề đương thời). Thời gian này, nghề dệt lụa (Hà Đơng) đã có những bước tiến
xa hơn, trở thành nghề thủ công xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho số lượng
lao động lớn.
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, có thể chia lịch sử phát triển của
làng nghề thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Cơng nghiệp hóa, ưu tiên phát

triển cơng nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ cơng tham gia vào các Hợp tác
11


xã. Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước XHCN, với các hàng hóa chính
là hàng thủ cơng mỹ nghệ. Do đó, chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa được
quyết định bởi đường lối, chính sách của Nhà nước. Cũng chính trong giai đoạn
này, nhiều làng nghề đã bị mai một.
- Giai đoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động,

cùng với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam đã lâm vào
giai đoạn khủng hoảng, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự suy
sụp của hệ thống bao cấp đã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ cơng nghiệp buộc
phải tìm đường cải thiện cuộc sống theo con đường tự phát. Nhiều làng nghề đã
được khôi phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân.

- Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển

của làng nghề, nó được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp
sang cơ chế thị trường. Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới
quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và với làng
nghề nói riêng. Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi
phục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vốn, kỹ thuật, hình thành
nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao động, tăng dần sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu… Điển hình như làng gốm Bát Tràng, gốm Đồng
Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Bình… (Nguyễn Thị Huế, 2013).
- Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các sản

phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh tế Việt
Nam bước sang một giai đoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng với
thời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường của Việt Nam
không ngừng được mở rộng. Nhiều làng nghề đã khơi phục nhanh chóng, trong
đó nhiều làng vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống (như
làng Chạm bạc Đồng Xâm, làng nghề thêu Quất Động, làng gốm Bát Tràng…).
Hơn nữa nhiều làng nghề mới đã được hình thành (Làng gỗ Đồng Kỵ, gạch ngói
Hương Canh…).
Các làng nghề thu hút rất nhiều lao đông, nâng cao thu nhập cho người
dân, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm
khuyến khích làng nghề phát triển đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm
bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển làng nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ
12


lâm vào tình trạng suy thối do nhiều ngun nhân khác nhau (do bế tắc về thị
trường, do bị cạnh tranh, do thiếu vốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi

trường…). Để giải quyết những khó khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng
nghề và gắn với thực trạng kinh tế xã hội trong nước và thế giới nói chung (Trần
Minh Yến, 2003).
2.2.2. Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay
Theo thống kê, hiện trong cả nước có 13% số hộ nơng dân chuyên sản
xuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề, thu hút hơn 29% lực
lượng lao động ở nông thôn. Các làng nghề hoạt động với các hình thức khá đa
dạng: Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá
thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác (Đặng
Kim Chi, 2005). Làng nghề Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản là:
* Phân bố làng nghề trong cả nước
Với các chỉ tiêu đã đề ra, cho nay, Việt Nam có khoảng 2.017 làng nghề,
thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau. Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề lớn
như Hà Tây (cũ) với 280 làng nghề, Bắc Ninh (187), Hải Dương (65), Hưng Yên
(48)… với hàng trăm ngành nghề khác nhau, phương thức sản xuất đa dạng. Tuy
nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại không đồng đều trong cả nước.
Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần
70% số lượng các làng nghề trong cả nước (1.594 làng nghề), trong đó tập trung
nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sơng Hồng. Miền Trung có khoảng
111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề (Sở tài nguyên môi trường
tỉnh Bắc Ninh, 2012).

15.5
5.5

Miền Bắc
Miền Trung

79


Miền Nam

Hình 1.1. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực
13


* Tình hình sản xuất của các làng nghề
- Nguyên liệu cho sản xuất:

Nguyên vật liệu cho các làng nghề chủ yếu được khai thác ở các địa
phương trong nước. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phong phú nơng
sản và thực vật, đồng thời có nguồn khống sản phong phú, đa dạng trong đó có
các loại vật liệu xây dựng. Do đó, hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy từ trực
tiếp từ tự nhiên.
Do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khai thác và cung ứng các
nguyên liệu tại chỗ hay các vùng khác trong nước đang dần bị hạn chế. Các làng
nghề chế biến gỗ, mây tre đan trong những năm qua đòi hỏi cung cấp một khối
lượng nguyên liệu rất lớn, đặc biệt là các loại gỗ quý dùng cho sản xuất đồ gỗ ga
dụng và gỗ mỹ nghệ. Nhiều nguyên liệu chúng ta đã phải nhập từ một số nước
khác.
Sự khai thác bừa bãi, khơng có kế hoạch đã làm cạn kiệt tài nguyên và gây
ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Việc sơ chế các nguyên liệu chủ yếu do các
hộ, các cơ sở sản xuất tự làm với kỹ thuật thủ cơng hoặc các máy móc thiết bị tự
chế lạc hậu. Do đó, chưa khai thác hết hiệu quả của các ngun liệu, gây lãng phí
tài ngun.
- Cơng nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất
Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông thôn, nhất là ở khu vực các hộ tư
nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một
phần. Trình độ cơng nghệ cịn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã
cũ, sử dụng lại của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn không đảm bảo

yêu cầu kỹ thuật, an tồn và vệ sinh mơi trường.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhiều
làng nghề đã áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc mới, hiện đại. Ví dụ,
làng gốm Bát Tràng đã dùng đã dần dần đưa công nghệ nung gốm sứ bằng lò tuy
nen (dùng ga và điện) thay cho lò hộp và lò bầu (dùng than và củi), nhào luyện
đất bằng máy thay cho bằng tay thủ công, dùng bàn xoay bằng mô tơ điện thay
cho bàn xoay bằng tay.

14


×