Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Một số giải pháp về cách học trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng nhật báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.38 KB, 47 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những thị trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của các
doanh nhân Nhật Bản. Tính từ đầu năm 2012 đến nay, trong số 32 quốc gia và vùng
lãnh thổ có dự án đầu tư mới vào 31 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Nhật Bản là quốc
gia dẫn đầu với số vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,86 tỷ USD, chiếm
67,1% tổng vốn đầu tư mới vào Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi giới doanh nghiệp Nhật
Bản đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ hiện còn yếu kém và cam kết xây dựng một
vài khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Chính điều này cùng
với việc đồng yên tăng giá đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật
Bản ồ ạt tiến vào thị trường Việt Nam với qui mơ bình qn đầu tư 8,8 triệu USD/dự
án.
Nhờ việc thực hiện các chính sách mời gọi đầu tư hợp lý, Việt Nam đã trở thành một
trong những điểm đến hàng đầu trong danh sách lựa chọn của các doanh nghiệp Nhật
Bản trong năm 2011 với tổng kim ngạch đầu tư là 1,84 tỷ USD.
Đặc biệt, sau khủng hoảng động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011, Chính phủ Nhật
Bản tập trung tái thiết đất nước và định hướng các doanh nghiệp trong nước mở rộng
đầu tư ra nước ngoài, quan tâm hơn cả đến thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam,
tạo ra tác động lan tỏa sâu rộng đối với nền kinh tế.
Nhiều năm nay, Nhật Bản không chỉ nằm trong tốp các nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất,
mà còn là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ
Việt Nam và Nhật Bản đã trở nên khăng khít, mật thiết hơn bao giờ hết. Tình hình quốc
tế cũng như trong khu vực đã có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mối quan hệ
giữa hai nước ngày một sâu sắc hơn.


2


Với nền kinh tế đang trên con đường phát triển và mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt
Nam và Nhật Bản đã thu hút số lượng người Việt Nam theo học tiếng Nhật tăng lên.
Để có thể am hiểu ngơn ngữ quốc gia nói chung và Nhật ngữ nói riêng thì trước hết
ngữ pháp và từ vựng là hai yếu tố khơng thể thiếu.
Để học tốt tiếng Nhật ngồi việc học nhiều từ và ngữ pháp thì việc học trợ từ đóng
một vai trị rất quan trọng. Chúng ta biết được ý nghĩa của câu thông qua từ và ngữ
pháp nhưng để hiểu đúng ý nghĩa đó thì phải dựa vào trợ từ.
Trong đó [WA(は)]và [GA(が)] là hai trợ từ mặc dù có cùng nghĩa và có thể thay thế
cho nhau nhưng khi sử dụng thì ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi. Trợ từ [WA(は)] và
[GA(が)] đi sau danh từ đóng vai trị làm chủ ngữ . Trong một câu có hai chủ ngữ thì
u cầu sử dụng chính xác hai trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] là điều cần thiết để hiểu
đúng ý nghĩa của câu.
Là sinh viên trường Đại học Lạc Hồng, khoa Đông Phương Học, chuyên nghành
Nhật Bản học. Người viết nhận thấy tầm quan trọng của hai trợ từ [WA(は)] và
[GA(が)] do đó người viết muốn tìm hiểu về hai trợ từ này và điều kiện để thành lập
một câu có sử dụng [WA( は)]và [GA(が)].

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Tài liệu tiếng Việt về đề tài gồm có:
Giang Thị Thanh Nhã, Ban Biên tập trường Đại Học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc Gia
Hà Nội (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu và dạy- học tiếng nhật,
Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tập hợp các đề tài nghiên cứu trong đó có đề
tài nghiên cứu về trợ từ [WA(は)]và [GA(が)].
Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt,Nhà xuất bản Giáo Dục là cuốn sách giới
thiệu về các loại từ, đặc điểm cấu tạo và chức năng cũng như ý nghĩa của các loại từ.


3

Hoàng Văn Hành (chủ biên), Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (2008), Từ tiếng

việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam – viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Văn Hóa
Sài Gịn viết về từ và cấu trúc từ trong tiếng Việt.
-Tài liệu tiếng Nhật về đề tài gồm có:
野田尚史 (1985,2005),

“日本語文法セルフ.マスターシリーズ1はとが”, く

ろしお出版 khái quát về cách sử dụng trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] và có các bài tập
áp dụng trong từng trường hợp.
野田尚史(1996), “新日本語文法選書1「は」と「が」” ,くろし出版 khái quát
về đặc điểm và chức năng của hai trợ từ [WA(は)] và [GA(が)], đưa ra những trường
hợp và đối tượng được sử dụng cùng hai trợ từ này.

3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
a) Mục tiêu:
Người viết chọn đề tài “ Tìm hiểu về trợ từ [WA(は)] và[GA(が)] trong tiếng Nhật”
mục tiêu trước hết là muốn khái quát lại về định nghĩa, đặc điểm, cấu tạo, chức năng
của trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật.
Mục tiêu thứ hai là tóm tắt, giải thích ý nghĩa rõ ràng, hình thức sử dụng trợ từ
[WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật, giúp người học sử dụng chính xác từng tình
huống.
Mục tiêu thứ ba là so sánh, đối chiếu tìm ra những điểm tương đồng - khác biệt giữa
hai trợ từ Việt- Nhật về đề tài này.
b) Phạm vi nghiên cứu:
Hình thức trình bày về cách sử dụng trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật
trong luận văn này khơng phải là tồn bộ cách sử dụng của hai trợ từ. Người viết chỉ đề
cập đến những cách sử dụng cơ bản trong những trường hợp cụ thể.


4


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này với mục đích “Tìm hiều về trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng
Nhật” người viết đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Thống kê: Từ những tài liệu tìm được (sách, báo, tạp chí,…) người viết thống kê và
sắp xếp những hàng mục.
- Phương pháp phân tích: phân tích chức năng và ý nghĩa của hai trợ từ [WA(は)] và
[GA(が)].
- Phương pháp so sánh, đối chiếu : So sánh chức năng và ý nghĩa của hai trợ từ
[WA(は)] và [GA(が)] với trợ từ “ thì” trong tiếng Việt.

5. Những đóng góp của đề tài
Khái quát lại về định nghĩa, đặc điểm, cấu tạo, chức năng, vai trị, giải thích ý nghĩa
rõ ràng và hình thức sử dụng trợ từ [WA(は)] và [ GA(が)] trong tiếng Nhật, giúp
người học sẽ có thêm kiến thức về hai trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] để hiểu đúng ý
nghĩa trong câu và sử dụng chính xác từng tình huống.

6. Cấu trúc của đề tài
Chƣơng I: Giới thiệu về trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] tiếng Nhật
Chƣơng II: Hình thức sử dụng [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật và điều kiện
thành lập một câu vừa sử dụng [WA(は)] và [GA(が)]
Chƣơng III: Một số giải pháp về cách học trợ từ trong tiếng Nhật


5

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I: Giới thiệu về trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật.

Chƣơng II: Hình thức sử dụng trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật và

điều kiện thành lập một câu vừa sử dụng [WA(は)] và [GA(が)].

Chƣơng III: Một số giải pháp về cách học trợ từ trong tiếng Nhật


6

CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ TRỢ TỪ
[WA(は)] VÀ [GA(が)]
TRONG TIẾNG NHẬT


7

1.1 Định nghĩa trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật
Trợ từ tiếng Nhật có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện tính chắp dính và
có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngữ pháp tiếng Nhật. Có thể nói, mọi ý
nghĩa ngữ pháp, ngữ dụng… đều được thể hiện bằng trợ từ. Xét một cách tổng quát thì
trợ từ tiếng Nhật là những phân từ đánh dấu chức năng ngữ pháp hay biểu thị các kiểu
quan hệ ngữ nghĩa của các từ mà chúng đi kèm trong câu. Có thể nói, đặc trưng loại
hình cơ bản của tiếng Nhật được thể hiện rõ nhất qua sự có mặt của các trợ từ và hoạt
động tích cực của chúng trong câu. Trợ từ tiếng Nhật có những đặc điểm cơ bản sau:
- Về hình thức, trợ từ là những từ có hình thức tương đối ngắn (từ 1 đến 4 âm tiết).
- Về mặt ý nghĩa, trợ từ khác với danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ… ở chỗ
chúng khơng có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa thực để biểu thị tên gọi, biểu thị hoạt động,
trạng thái hay tính chất và số lượng của sự vật hay ý nghĩa xưng hô, chỉ định thay thế
tên gọi của sự vật… Tuy nhiên, khơng thể coi chúng là những từ hồn tồn trống nghĩa.
Ý nghĩa cơ bản của trợ từ là biểu thị quan hệ, tuỳ theo vị trí của chúng trong câu và các
từ loại mà chúng đi cùng.

- Về chức năng, trợ từ tiếng Nhật khơng có khả năng làm trung tâm của cụm từ hay
làm thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Trợ từ chủ yếu biểu hiện ý nghĩa ngữ
Pháp, các quan hệ ngữ pháp, xác định vị trí của các thành phần câu.
- Trong câu, trợ từ khơng có khả năng đứng độc lập mà ln tồn tại bên cạnh một từ
nào đó, như cái “nhãn” của nó. Chính nhờ có trợ từ mà trật tự từ của các thành phần
câu – trừ vị ngữ - là tương đối tự do. Sự thay đổi vị trí của các thành phần câu không
làm ảnh hưởng đến ý nghĩa cơ bản của câu. Nói chung, vị trí của trợ từ thay đổi, chức
năng ngữ pháp và chức năng ngữ nghĩa cũng thay đổi.
- Về loại, trợ từ tiếng Nhật có nhiều loại, với những chức năng khác nhau. Dựa trên
tiêu chí hình thức (vị trí của trợ từ trong câu) và tiêu chí chức năng (khả năng kết hợp
với các từ loại nào), trợ từ được chia thành nhiều nhóm khác nhau.


8

[WA(は)] nghĩa là "thì" trong tiếng Việt là trợ từ đi sau danh từ đóng vai trị làm chủ
ngữ trong câu, là một trợ từ có nhiều chức năng được dùng để chỉ một người hay sự
việc đã được giới thiệu từ trước mà người nói lẫn người nghe đều quen thuộc (danh từ,
tên...). dùng để chỉ những thông tin, giải thích, thực tế, phong tục có thể dùng với
những trợ từ như [NI(に)], [DE(で)], [KARA(から)], [MADE(まで)] (hai trợ từ) để
làm nổi rõ. Ngồi ra ... [WA(は)] cịn có thể dùng thay trợ từ [O(を)] để nhấn mạnh
đối tượng.
[ GA(が)] có thể dịch là “về phần...” hay “ Nói về…” được dùng khi tình trạng hay
sự việc mới vừa xảy ra hay mới được giới thiệu.Chủ đề có thể là bất cứ gì mà người
đối thoại muốn nói, thường dùng cho quán ngữ (cụm từ được dùng theo thói
quen).Trong tiếng Nhật trợ từ [ GA(が)] có thể thay thế trợ từ [WA(は)] và làm cho ý
nghĩa của câu thay đổi.
1.2 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của trợ từ[WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng
Nhật
1.2.1 Đặc điểm cấu tạo của trợ từ [WA(は)] và [ GA(が)] trong tiếng Nhật

[WA(は)] nghĩa là "thì" trong tiếng Việt, là trợ từ hay được dùng đệm cho trạng từ
thời gian (ví dụ thay vì nói [ima(今)] thì dùng [ima wa (今は)] ", trạng từ nơi chốn ví
dụ thay vì nói [ ベトナムで( Betonamu de)] thì nói [ベトナムでは( Betonamu deha)]
và dùng cho nhiều trường hợp khác, được dùng trong câu kể và nhấn mạnh chủ thể và
cụm từ đứng trước nó có cấu trúc như sau:
[Chủ thể] [WA(は)] [tính chất]/[hành động]
Trong trường hợp đưa đối tượng lên để nhấn mạnh, thì chủ thể sẽ được theo sau bởi
trợ từ [GA(が)] có sự kết hợp giữa trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] để nhấn mạnh đối
tượng cũng giống như tiếng Việt cũng đảo đối tượng lên trước để nhấn mạnh (thường
dùng trợ từ "thì"),

sẽ có cấu trúc sau:


9

Câu thông thường:
[Chủ thể] [WA(は)] [đối tượng] [O(を)] [hành động]
Câu nhấn mạnh:
[Đối tượng] [WA(は) [chủ thể] [GA(が)] [hành động]
Chúng ta có thể thấy, trong tiếng Việt, đảo đối tượng lên để nhấn mạnh thường là
trong câu hỏi hoặc sử dụng khi đang nối tiếp nội dung từ trước đó .
Trong tiếng Nhật chủ ngữ ngôi thứ nhất trong câu khẳng định được ẩn đi do đó trợ từ
cũng được ẩn theo chủ ngữ.
(Chủ thể ẩn) [vế câu làm đối tượng của hành động] [O(を)]

[hành động]

[GA(が)] được dùng trong câu trả lời cho một câu hỏi về chủ thể và sử dụng trong
câu có dạng sau:

[chủ thể] [GA(が)] [tính chất]/[hành động] {koto/mono}
1.2.2 Chức năng của trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật
1.2.2.1

Chức năng của trợ từ [WA(は)]

a) Một trong những chức năng cơ bản của [ WA(は)] là biểu hiện chủ ngữ trong câu.
Chủ ngữ là phần giới hạn phạm vi( đối tượng) muốn trình bày trong câu . Sau chủ ngữ
là phần giải thích miêu tả về chủ ngữ đó.
Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ tham khảo 2 câu ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1:子供たちは

カレーを作っています。(Kodomotachi wa kare- o

tsukutteimasu)
Bọn trẻ thì đang làm món cà ri.
Ví dụ 2: カレーは 子供たちが作っています。(Kare-wa kodomotachi ga
tsukutteimasu)
Cà ri thì bọn trẻ nó đang làm.


10

Trợ từ [WA(は)] trong câu 1 được dùng trong trường hợp khi người nghe muốn biết
thông tin về “ những đứa trẻ” thì người nói sẽ thơng báo cho người nghe biết “ những
đứa trẻ đang làm gì” hoặc là “ những đứa trẻ đang làm món gì”.
Mặt khác trợ từ [WA(は)] dùng trong câu 2 trong trường hợp người nghe muốn biết về
món cà ri thì người nói thơng báo “ món cà ri như thế nào” hoặc là “ ai đã làm món cà
ri”.
Như vậy [WA(は)] là chủ ngữ chỉ thị hoàn toàn độc lập với cách chỉ thị của trợ từ

[GA(が)] và [O(を)]. Vì vậy điều cơ bản ở đây cho dù danh từ nào đi nữa thì nó
Cũng có thể trở thành chủ ngữ của câu.
Ví dụ: (Kodomotachi wa) trong câu số 1 danh từ chỉ chủ thể của hành động
(kodomota chi) là chủ ngữ. (Kare-wa) trong câu số 2 danh từ chỉ đối tượng của hành
động (kare-) cũng trở thành chủ ngữ.
Khi phân tích như vậy ta thấy [WA(は)]là trợ từ biểu hiện chủ ngữ trong câu khác
với [GA( が)] và [O( を)] biểu thị vế câu.
b) Chức năng thứ hai của [WA(は)] là có ý nghĩa so sánh
[WA(は )] là trợ từ chỉ ra chủ ngữ trong câu nhưng không nhấn mạnh chức năng
biểu thị chủ ngữ mà nhấn mạnh ý so sánh .
Ví dụ 3:子供たちはカレーは 作っているがごはんはんは 炊いていない。
(kodomotachi wa kare- wa tsukutteiru ga gohan wa taite inai)
Cà ri thì bọn trẻ nấu nhưng cơm lại khơng nấu.
Ví dụ trên ta cảm thấy người nói muốn nhấn mạnh ý so sánh( kare- )với (gohan)
Ta có cấu trúc so sánh sau đây:
…… A [WA(は )] X keredo, B [WA(は )] Y.
A và B trong câu 4 đều thuộc thành phần giống nhau còn X và Y chỉ những động tác
và trạng thái đối lập như “ nấu” , “ không nấu”, cấu trúc [ A wa X] và [ B wa Y] được
nối với nhau bằng các từ [KEDO(けど)],[GA(が)].


11

Tức nhiên ý nghĩa so sánh được nêu ra không chỉ bị giới hạn trong cấu trúc 4. Ví dụ
trong câu 5 (kare-wa) có ý nghĩa so sánh .
Ví dụ 5: 子供たちはカレーは作っています。 ( kodomotachi wa kare- wa tsukutte
imasu)
Cà ri thì bọn trẻ đang làm.
Khi nghe câu này thì người nghe vẫn hiểu được nghĩa của câu ngoài cà ri ra thì bọn
trẻ khơng làm món nào khác.Ngồi ra , so với câu khẳng định thì trợ [WA( は)] thường

được dùng trong câu phủ định hơn.
Ví dụ 6: 子供たちはカレーを作っています。(Kodomotachi ha kare- ha
tsukuteimasu)
Bọn trẻ làm cà ri.
Ví dụ 7:

子供たちはカレーは作っています。(kodomotachi ha kare- ha

tsukutteimasu)
Cà ri thì bọn trẻ làm.
Trong câu 6 và 7 là câu khẳng định , câu 6 vì khơng sử dụng [WA(は )] nên là một câu
bình thường nhưng câu 7 đã sử dụng [WA( は)] là một câu có ý so sánh mạnh.
Ví dụ 8:子供たちはカレーは 作っていません。 ( kodomotachi wa kare- wa
tsukutte imasen)
Cà ri thì bọn trẻ khơng nấu.
Ví dụ 9:子供たちはカレーを作っていません。 ( kodomotachi wa kare- o
tsukutteimasen)
Bọn trẻ không nấu cà ri.
Trong câu 8 và 9 là câu phủ định nhưng câu 8 sử dụng [WA(は ) là một câu bình
thường , trợ từ [WA( は )] được sử dụng trong câu phủ định như câu 8 có ý nghĩa so
sánh “ Khơng làm cà ri nhưng lại làm những món khác”. Tuy nhiên trợ từ [WA( は)]
được sử dụng trong câu khẳng định như câu 7 nhiều khi ta không cảm thấy nó nhấn


12

mạnh ý so sánh.Do đó chức năng của [WA(は )] không nhấn mạnh nhiều đến chủ ngữ
nhưng lại nhấn mạnh ý phủ định.
1.2.2.2 Chức năng của trợ từ [GA(が)]
[WA(は)] là trợ từ biểu hiện chủ ngữ trong câu nhưng [GA(が)] là trợ từ biểu thị

thành phần chính của vị ngữ. [WA(は)] và [GA(が)] vì có mức độ hồn tồn khác
nhau nên có lẽ khơng có quan hệ đối lập với nhau. Tuy nhiên trong thực tế nó lại có
quan hệ đối lập.
Ví dụ 10:八木はホームラン打った。 (hachiki ha ho-muran utta)
(Hachiki wa) trong câu 10 biểu hiện chủ ngữ trong câu, đồng thời( hachiki wa)là
thành phần chính biểu hiện chủ thể của động tác .[WA(は)] không phải là trợ từ biểu
hiện cấu tạo chính nhưng trong câu này (hachiki wa) đối với động từ (utsu) thì nó là
thành phần cấu tạo chính . [WA(は)] không phải là trợ từ biểu thị thành phần chính
một cách chủ động nhưng trong câu 10 này ( hachiki wa) đối với động từ ( utsu) nó là
thành phần chính cịn (Hachiki ga) trong câu 11 thì nó sẽ như thế nào?
Ví dụ 11: 八木がホームランを打った。 (Hachiki ga ho-muran o utta)
(Hachiki ga) chỉ ra thành phần chính của ( utsu) đồng thời (hachiki ga) này cũng
biểu hiện nó khơng phải là chủ ngữ của câu.
Tóm lại sử dụng (hachiki ga) này vì nó khơng biểu hiện chủ ngữ (hachikiwa) .Với ý
nghĩa như vậy thì [GA(が)] của (hachimoku ga) biểu thị nó khơng phải là chủ ngữ của
câu.
Do đó (hachiki wa) của câu 10 và (hachiki ga) câu 11 có điểm một chung là chúng
đều là thành phần chính của động từ (utsu) nhưng có sự đối lập giữa (hachiki wa) là
chủ ngữ của câu cịn (hachiki ga) khơng phải là chủ ngữ của câu.Vì vậy sự đối lập
giữa chủ ngữ và khơng phải chủ ngữ, khơng chỉ có [WA( は ) và [GA(が )] mà (homuran wa) của câu 12 và (ho-muran o) của câu 13 có điểm một chung là chúng đều là


13

thành phần chính của động từ (utsu) nhưng đối lập nhau về chủ ngữ và khơng phải chủ
ngữ.
Ví dụ 12:ホームランは 八木が打った。(ho-muran wa hachimoku ga utta)
Ví dụ 13.ホームランを八木が打った。(ho-muran o hachiki ga utta)
Ví dụ 14: 昨日の試験では 八木がホームランを打った。(kynou no shiken dewa
hachiki ga ho-muran o utta)

Ví dụ 15: 昨日の試験で 八木がホームランを打った。 ( kynou no shiken de
hachiki ga ho-muran o utta)
Chủ ngữ (kynou no shikenn dewa) và ( kynou no shiken de) không phải là chủ ngữ
có sự đối lập nhau, đây là sự đối lập giữa trợ từ [DEWA( では )] và trợ từ [DE(で )].
Sự đối lập này cơ bản là do các trợ động từ và bảng về sự đối lập đó như sau
[GA(が)]

[O(を)]

[NI(に)]

[DE(で)]

Chủ ngữ

―wa

―wa

―niwa

―dewa

Không phải

―ga

―o

―ni


―de

chủ ngữ
Sự đối lập như bảng trên là sự đối lập về cấu tạo, sự đối lập trên dưới là sự đối lập
về chủ ngữ và không phải chủ ngữ.
Sự đối lập giữa [---WA] và [----GA] giống như bảng trên mà chúng ta biết về cấu tạo
của trợ từ [GA( が )] là sự đối lập giữa chủ ngữ và khơng phải chủ ngữ .Nó có chung
điều cơ bản sau:
Về trợ từ [O( を) có sự đối lập giữa [O(を )] không phải chủ ngữ và [WA(は)] là
chủ ngữ .Về trợ từ [NI(に)] có sự đối lập giữa [NI(に)] không phải chủ ngữ và
[WA(は)] là chủ ngữ. Như vậy trợ từ [GA( が )] có chức năng biểu hiện danh từ đó
nhưng khơng phải là chủ ngữ của câu.


14

CHƢƠNG II
HÌNH THỨC SỬ DỤNG
TRỢ TỪ [WA(は)] VÀ
[GA(が)] TRONG TIẾNG
NHẬT VÀ ĐIỀU KIỆN
THÀNH LẬP MỘT CÂU
VỪA SỬ DỤNG
[WA(は)] VÀ [GA(が)]


15

Có thể nói “trợ từ” là một loại từ rất quan trọng và không thể thiếu trong tiếng Nhật.

Mặc dù trợ từ tiếng Nhật là một tiểu hệ thống đã được phân định rõ ràng thành các
nhóm chức năng khác nhau, chuyên biểu đạt các ý nghĩa ngữ pháp, ngữ dụng riêng biệt
nhưng trong thực tiễn sử dụng thường xảy ra hiện tượng cạnh tranh, luân phiên thay thế
cho nhau. Để có thể phân biệt được trợ từ nào nên dùng trong trường hợp nào không
phải là một việc dễ dàng, nhất là đối với những người mới học tiếng Nhật. Trong số
các trợ từ thì trợ từ [WA(は)] và trợ từ [GA(が)] là hai trợ từ được sử dụng nhiều nhất,
đồng thời cũng dễ bị nhầm lẫn nhất.
2.1 Hình thức sử dụng trợ từ [WA(は)] trong tiếng Nhật
Trong câu hỏi có các từ nghi vấn nằm ở phần vị ngữ như là [(dare) ai] [(nan) cái gì]
[doko (ở đâu)] [itsu (khi nào)] [dore (cái nào)] [ikura (bao nhiêu)] [nan no (loại nào)]
[dare (của ai)] [donna hito (người như thế nào)] thì trợ từ [WA(は)] được đặt sau chủ
ngữ của câu hỏi và câu trả lời.
Câu hỏi:
[Chủ ngữ] [WA(は)] [Từ nghi vấn] [ka]
Câu trả lời:
[Chủ ngữ] [WA(は)] [Phần trả lời]
Ví dụ 16:
Câu hỏi: あの人はだれですか。(Ano hito ha dare desu ka)
Người kia là ai vậy?
Câu trả lời: あの人は京都大学の山田先生です。(Ano hito hakyoutodaigaku
no Yamadasensei desu)
Người kia là thầy Yamada trường Đại học Kyoto.
Trong câu hỏi ở phần vị ngữ có các từ nghi vấn đi cùng với trợ từ như : [Nani o]
[dare ni] [dare to] [doko de] [nanji ni] [ikura de] [donnahon o] [donopasu ni] thì ta sẽ
thêm trợ từ [WA(は)] sau chủ ngử của câu hỏi và câu trả lời.


16

Câu hỏi: [Chủ ngữ] [WA(は)] [Từ nghi vấn] [Trợ từ] [Động từ] [Ka]

Câu trả lời: [Chủ ngữ] [WA(は)] [Phần trả lời] [Trợ từ] [Động từ]
Ví dụ 17:
Câu hỏi: 山下さんはどんな音楽をよく聞きますか。( Yamashita san ha donna
ongaku o yoku kiki masuka)
Anh Yamashita thường nghe nhạc gì vậy ?
Câu trả lời: 私はクラシック音楽をよく聞きます。( Watashi ha kurashikku ongaku
o yoku kiki masu )
Tơi thường nghe nhạc cổ điển.
Ví dụ 18:
Câu hỏi: 山田さんは肉と魚とどちらをよく食べます。(Yamada san ha niku to
sakana to dochira o yoku tabemasu ka)
Anh Yamada thịt với cá thì thường ăn cái nào?
Câu trả lời: 私は魚をよく食べます。(Watashi ha sakana o yoku tabemasu)
Tơi thường ăn cá.
Trong ví dụ này (watashi ha) nhiều khi được bỏ đi
Trong câu hỏi có hai vị ngữ và buộc phải chọn một trong hai vị ngữ đó thì trợ từ
[WA(は)] được đi sau chủ ngữ trong câu hỏi và câu trả lời.
Câu hỏi: [Chủ ngữ] [WA(は)] [A ka] [B ka]
Câu trả lời: [Chủ ngữ] [WA(は)] [A/B ]
Ví dụ 19:
Câu hỏi: これはソースですか、しょうゆですか。(Kore ha so-su desu ka shouyu
desu ka)
Cái này là nước sốt hay nước tương vậy ?
Câu trả lời: それはしょうゆです。(Sore ha shouyu desu)


17

Cái đó là nước tương đấy.
(Sore ha) trong câu này có thể lược bỏ

Trong câu hỏi muốn xác định phần vị ngữ của câu có chính xác hay khơng ta thường
thêm trợ từ [WA(は)] vào sau chủ ngữ của câu hỏi và câu trả lời.
Câu hỏi: [Chủ ngữ] [WA(は)] [Phần muốn hỏi] [Ka]
Câu trả lời: [Vâng/không] [Chủ ngữ] [WA(は)] [Phần trả lời]
Ví dụ 20:
Câu hỏi: このみかんはおいしいですか。(Kono mikan ha oishii desu ka)
Quả qt này có ngon khơng ?
Câu trả lời: ええ、このみんかんはとてもおいしいです。(Ee, kono minkan ha
totemo oishii desu)
Dạ, quả quýt này ngon lắm đó chị.
Trong ví dụ này thì (kono mikan ha) có thể lược bỏ.
Khi muốn truyền đạt một điều gì đó về chủ ngữ [watashi/ watashitachi ( tôi/Chúng
tôi)] [anata (bạn)] [watashi/watashi no- (- của tôi/ của chúng tôi)] và [kore/sore/are
(cái này/cái đó, cái kia) ] [koko/soko/asoko (Chỗ này/ chỗ đó/ chỗ kia)] thì ta thêm trợ
từ [WA(は)] vào sau chủ ngữ đó.
Ví dụ 21: 私は今月の末までにこの論文を仕上げなければなりません。(Watashi
ha kongetsu no suemadeni kono ronbun o shiagenakerebanarimasen)
Tơi đến cuối tháng này phải hồn thành xong bài luận văn
Ví dụ 22: これは200年ぐらい前の日本の地図です。(Kore ha nihyaku nen
gurai mae no nihon no chizu desu)
Đây là bản đồ Nhật Bản 200 năm trước
Trong câu có chủ ngữ là danh từ giống với danh từ đưa ra trước đó hoặc danh từ thay
thế như [kare (anh ấy)] [kanojo ( cô ấy)] [kore/sore ( cái này, cái đó)] [kono-/sono-


18

(chỗ này, chỗ đó)] thì khi muốn truyền đạt một điều gì về chủ ngữ đó ta thêm trợ từ
[WA(は)] vào sau chủ ngữ.
Ví dụ 23: 日本で一番大きな湖は琵琶湖です。琵琶湖は京都府の東の滋賀県にあ

ります。(Nihon de ichiban ookina mizuumi ha Biwako desu. Biwako ha Kyoutofu no
higashi no Shigaken ni arimasu)
Hồ lớn nhất ở Nhật là hồ Biwa. Hồ Biwa nằm ở tỉnh Shiga phía đơng phủ Kyoto.
Ví dụ 24: 松本さんは今日はお休みですか。 ( Matsumoto san ha kyou ha
oyasumidesu ka)
Anh Matsumoto hôm nay nghỉ hả?
ええ、彼は ゆべ 交事故で入院したんです。(Ee, kare ha yube
koutsuujiko de nyuuin shitan desu)
Ừ, Vì tối hơm qua anh ấy bị tai nạn nên nằm viện rồi.
Trong câu có chủ ngữ là một danh từ có quan hệ với danh từ đã được nói trước đó thì
khi muốn truyền đạt điều gì về danh từ đó ta đặt trợ từ [WA(は)] sau chủ ngữ của câu.
Ví dụ 25: 私には子供が2人います。うえの子は女で、去年結婚して今横浜に
住んでいます。下のはおとこで、阪大の大学院で電気工学を勉強しています。
(Watashi niha kodomo ga futari imasu. Ue no ko ha onnade, kyounen kekkonshite ima
Yokohama ni sunde imasu. Shita no ha otoko de , handai no daigakuin de
denkikougaku o benkyoushiteimasu)
Tơi có hai người con. Đứa lớn là con gái, năm ngối cháu nó đã lập gia đình và
hiện giờ thì đang sống ở Yokohama. Cịn đứa nhỏ là con trai thì đang học nghành Kỹ
thuật điện tử ở viện Đại học Osaka.
Trong câu biểu hiện một việc diễn ra thường xuyên hoặc thói quen của ai đó thì ta
thêm trợ từ [WA(は)] vào chủ ngữ của câu.
Ví dụ 26: 地球は太陽の周りを回っている。(chikyuu ha taiyou no mawari o
mawatte iru)


19

Trái đất xoay quanh mặt trời.
Ví dụ 27: 私の祖父は毎日9時に寝て、5時に起きます。(Watashi no sofu ha
mainichi kuji ni nete, goji ni okimasu)

Hàng ngày ông của tôi ngủ lúc 9 giờ và dậy lúc 5 giờ.
Những câu diễn tả sự việc có tính phán đốn và đang nghĩ trong đầu mà khơng phải
sự việc mình trực tiếp nghe và nhìn thấy, thường sử dụng với các động từ [omotte iru
(đang nghĩ)] [kangaeteiru(đang suy nghĩ)] [-tsumori da (dự định)] [kanjiteiru (đang
cảm thấy) ] [ki ni shiteiru(đang quan tâm)] [aishiteiru (đang yêu)] [nikun deiru (đang
ghét)] [odoroita (ngạc nhiên)] [bikkurishita (ngạc nhiên)] thì trợ từ [WA(は)] được đặt
sau chủ ngữ của câu.
Ví dụ 28: 木村さんは就職しないで大学院の試験を受けるつもりらしい。
( Kimura san ha shuushoku shinaide daigakuin no shiken o ukeru tsumori rashii)
Có lẽ chị Kimura dự định thi cao học mà không đi làm.
2.2 Hình thức sử dụng trợ từ [GA(が)] trong tiếng Nhật
Trong câu hỏi mà các từ nghi vấn [dore (cái nào)] [dochira (cái nào, ở đâu, ai)]
[donohito (người nào)] [dochira no- (của-)] [dare (ai)] [nani (cái gì)] [donnahito( người
như thế nào)] [doko(ở đâu)] [itsu (khi nào)] nằm ở phần chủ ngữ thì trợ từ [GA(が)]
thường được đi sau chủ ngữ trong câu hỏi và câu trả lời.
Câu hỏi:

[Từ nghi vấn] [GA(が)] …… [ka]

Câu trả lời: [ Phần trả lời] [GA(が)] …..
Ví dụ :
Câu hỏi 29: だれがそんなことを言ったんですか。(dare ga sonnakoto o ittan desu
ka)
Ai đã nói ra việc đó ?
Câu trả lời: 山口君が言ったんです。(Yamaguchi kun ga ittan desu)
Cậu Yamaguchi đã nói.


20


Trong ví dụ này trước từ nghi vấn (dare) khơng có thành phần nào khác thì động từ
phía sau sẽ được đổi thành dạng (no desu) hoặc (n desu) và trong câu trả lời (ga ittan)
nhiềukhi được lược bỏ.
Ví dụ 30 :
Câu hỏi: あしたのパーテイーにはどんな人が来ますか。 (ashita no pa-tei- niha
donna hito ga kimasu ka)
Bữa tiệc ngày mai người nào sẽ đến vậy ?
Câu trả lời: 大学生や大学院性が50人ぐらい来ます。( Daigakusei ya
daigakuinsei ga gojuu nin gurai kimasu)
Khoảng 50 sinh viên đại học và cao học sẽ đến.
Khác với ví dụ 29 trước, trong câu này (donna hito ga) có (ashita no pa-tei- niha) thì
động từ phía sau sẽ không đổi thành (no desu) hoặc (n desu) nhưng khi trả lời câu phần
(ga kimasu) ít khi bị lược bỏ.
Trong câu hỏi có hai chủ ngữ và buộc phải chọn một trong hai chủ ngữ đó thì thường
thêm trợ từ [GA(が)] vào chủ ngữ trong câu hỏi và câu trả lời.
Câu hỏi: [N1] [GA(が)] [A KA] [N2] [GA(が)] [A KA]
Câu trả lời: [N1/ N2] [GA(が)] [A]
Ví dụ 31 :
Câu hỏi: この白い建物が工学部ですか。それとも、あの赤い建物ですか。
( kono shiroi tatemono ga kougakubu desu ka. Soretomo, ano akai tatemono desu ka)
Tòa nhà màu trắng này là khoa Kỹ thuật hay tòa nhà màu đỏ kia vậy?
Câu trả lời: あの赤い建物です。( ano akai tatemono desu)
Tòa nhà màu đỏ kia.
Ở danh từ thứ hai thì nhiều khi phần (ga kougakubu) được lược bỏ do đó chỉ nói (ano
akai tatemono desu ka)


21

Những câu có dạng「AよりBのほうがーか」(B thì….hơn A khơng ?)「Aのな

かで ~が~」( Trong số A thì B…. phải khơng ?) là câu hỏi xác định phần đã chọn
trong chủ ngữ có chính xác hay khơng. Dạng câu này thì trợ từ [GA(が)] theo sau chủ
ngữ trong câu hỏi và câu trả lời.
Ví dụ 32: 駅前までタクシーで行きましょうか。(Ekimae made takushi- de
ikimashou ka)
Chúng ta cùng đi taxi đến nhà ga nha ?
バスよりタクシーのほうがはやいですか。 (Basu yori takushi- no hou ga
hayai desu ka)
Vậy đi taxi nhanh hơn đi xe buýt hả ?
ええ、タクシーのほうがずっとはやいですよ。(Ee,takushi- no hou ga
zutto hayai desu yo)
Ừ, nhanh hơn nhiều chứ.
Khi vị ngữ có danh từ và động từ, tính từ giống như danh từ và động từ đã đưa ra
trước đó và phần muốn diễn tả cho người nghe nằm ở phần chủ ngữ thì ta thêm trợ từ
[GA(が)] vào sau chủ ngữ đó.
Ví dụ 33 : これから富士山が見えますか。(Kore kara fujisan ga miemasu ka)
Từ chỗ này nhìn thấy được núi Phú Sỹ hả ?
ええ、あれが富士山です。(Ee, are ga Fujisan desu)
Ừ, cái đó là núi Phú sĩ đấy.
Ví dụ 34: いい時計を持っていますね。(Ii tokei o motteimasu ne)
Bạn có cái đồng hồ đẹp nhỉ.
ええ、父が入学祝いに買ってくれたんです。(Ee, chichi ga nyuugaku iwai
ni kattekuretan desu)
À, Ba mình đã mua cho mình lúc nhập học.


22

Trong câu diễn tả sự việc mà chủ ngữ sử dụng các động từ chỉ sự tồn tại [aru (có)]
[iru (có)] hay động từ tri giác như [mieru (nhìn thấy) ], hay các tự động từ khác như

[hajimaru (bắt đầu)] [kimaru (quyết định)] thì trợ từ [GA(が)] sẽ đi sau chủ ngữ đó và
chủ ngữ đó nhiều khi là những danh từ không đưa vào trong câu.
+Khi động từ biểu hiện trạng thái hiện tại như [mieru (nhìn thấy)] [natteiru (đang
reo)] thì người nói muốn diễn ta sự việc hiện giờ mình đang nhìn và nghe thấy chứ
khơng phải là do phán đốn.
Ví dụ 35 : あっ、冨士さんだ。冨士さんが見える。( Attsu, Fujisan da. Fujisan ga
mieru)
A, núi Phú Sỹ. Tơi có thể nhìn thấy núi Phú Sỹ.
+Khi động từ ở dạng quá khứ như [kimashita (đã đến)] [atta (đã có)] thì người nói
muốn diễn tả sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ 36 :

きのう川本さんから手紙が来ました。(Kinou kawamoto san kara

tegami ga kimashita)
Hôm qua, thư từ anh Kawamoto đã đến.
Trong câu diễn tả sự việc mà chủ ngữ sử dụng những động từ về người như [hanasu
(nói)] [miru ( nhìn)] [yasumu( nghỉ)] [benkyousuru( học)] thì trợ từ [WA(は)] đi sau
chủ ngữ đó. Tuy nhiên, trong câu diễn tả động tác của con người giống như các câu sau
đây thì sau chủ ngữ đó là trợ từ [GA (が)].
+Trong câu người nói muốn diễn tả đã nhìn thấy người khác xuất hiện và ở trước
mặt mình đi cùng với những động từ như [kita (đã đến)] [-tekita] [haittekita (đã vào)]
[hanashikaketekita (đã bắt chuyện)] [ -iru] [-teiru] [neteiru (đang ngủ)] [tatteiru (đang
đứng)] thì trợ từ [GA(が)] được đặt sau chủ ngữ.
Ví dụ 37 :

渋谷駅で友達を待っていると、30歳ぐらいの女の人が話しかけて

きた。 (Shibuya eki de tomodachi o matteiru to, sanjussai gurai onna no hito ga
hanashikakete kita)



23

Khi tơi đang đợi bạn ở nhà ga Shibuya thì có một người phụ nữ đã đến bắt
chuyện.
+ Trong câu diễn tả sự việc ngạc nhiên và những việc không mong muốn đã xảy ra
như [nakunatta (đã mất)] [nyuuinshita (đã nhập viện)] thì trợ từ [GA(が)] được đặt sau
chủ ngữ.
Ví dụ 38 : きのうの午後、木下先生が亡くなった。(Kinou no gogo, kinoshita
sensei ga nakunatta)
Chiều hôm qua thầy Kinoshita đã mất rồi.
Trong câu diễn tả việc ngạc nhiên mà sử dụng tính từ biểu hiện sự việc khác với bình
thường, thì trợ từ [ GA(が)] cũng được đặt sau chủ ngữ của câu.
Ví dụ 39 : あっ、西の空が真赤だ。(Attsu, Nishi no sora ga makka da)
A, bầu trời ở phía Tây đỏ rực ln kìa.
本当だ。きれいな夕焼けだ。(Hontou da. Kirei na yuuyake da)
Đúng thật. Hồng hơn đẹp q ha.
2.3 Điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa trợ từ [WA(は)] và trợ từ [GA(が)]
2.3.1 Điểm tƣơng đồng
a)Trợ từ [WA(は)] và trợ từ [GA(が)] đƣợc đặt sau danh từ
Ví dụ 40 : 私は学生です。(watashi ha gakusei desu)
Tơi là sinh viên.
Ví dụ 41:私が先生です。(Watashi ga sensei desu)
Tơi là giáo viên.
b) Đƣợc dùng trong câu hỏi và trợ từ trong câu trả lời giống nhƣ trợ từ của câu
hỏi
Ví dụ 42 :
Câu hỏi: 山田さんの趣味は何ですか。(Yamada san no shumi ha nan desu ka)
Sở thích của anh Yamada là gì vậy?



24

Câu trả lời: 私の趣味は外国の切手を集めることです。(Watashi no shumi ha
gaikoku no kitte o atsumeru koto desu)
Sở thích của tơi là sưu tập tem của nước ngồi.
Ví dụ 43 :
Câu hỏi : どこが入り口ですか。(Doko ga iriguchi desu ka)
Cửa vào ở đâu vậy?
Câu trả lời: あの小さなドアが入り口です。(Ano chiisana doa ga iriguchi desu)
Cửa vào ở chỗ cửa nhỏ kia kìa.
c) Trợ từ [WA(は)] và trợ từ [GA(が)] có thể thay thế cho nhau
Ví dụ 44 : 鈴木さんより木村さんの方が若い。(Suzuki san yori kimura san no hou
ga wakai)
So với anh Suzuki thì anh Kimura trẻ hơn
Ví dụ 45 : 3人の中で木村さんがいちばん若い。(San nin no naka de kimura san
ga ichiban wakai)
Trong ba người thì anh Kimura trẻ nhất.
Khi thay trợ từ [GA(が)] bằng trợ từ [WA(は)] thì có thể nói như sau đây:
Ví dụ 46 : 木村さんは鈴木さんより若い。(Kimura san ha Suzuki yori wakai)
Anh Kimura thì trẻ hơn anh Suzuki
Ví dụ 47 : 鈴木さんは木村さんほど若くない。(Suzuki san ha kimura san hodo
wakakunai)
Anh Suzuki không trẻ bằng anh Kimura.
d) Trợ từ [WA(は)] và trợ từ [GA(が)] có thể thay thế cho trợ từ [O(を)]
+ Trợ từ [WA(は)] thay thế cho trợ từ [O(を)]và kết hợp với trợ từ [GA(が)] để nhấn
mạnh đối tượng



25

V í d ụ 48: 渡辺さんは手紙を書いています。(Watanabe san ha tegami o
kaiteimasu)
Chị Watanabe đang viết thư.
Trợ từ [WA(は)] trong câu 48 được dùng trong trường hợp khi người nghe muốn
biết thông tin về “Chị Watanabe ” thì người nói sẽ thơng báo cho người nghe biết
“ Chị Watanabe đang làm gì” hoặc là “ Chị Watanabe đang viết cái gì”. Khi trợ từ
[WA(が)] thay thế cho trợ từ [O(を)] và kết hợp với trợ từ [GA(が)] thì giống câu ví
dụ 49 dưới đây.
Ví dụ 49: 手紙は渡辺さんが書いています。(Tegami ha Watanabe san ga
kaiteimasu)
Thư thì chị Watanabe đang viết.
Trong trường hợp này người nghe muốn biết về “thư” thì người nói thơng báo cho
người nghe biết “Thư như thế nào” hoặc là “ai đang viết thư”.
+Trợ từ [GA(が)] thay thế cho trợ từ [O(を)] trong câu diễn tả khả năng.
Ví dụ 50 :

よしださんはからい料理が食べられますか。(Yoshida san ha karai

ryouri ga taberaremasu ka)
Anh Yoshida có thể ăn đồ cay được khơng ?
ええ、食べられます。(Ee, taberaremasu)
Vâng, tơi có thể ăn được.


×