Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 137 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM DUY NHÂN

QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC GIA TRONG
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KINH MÔN, TỈNH
HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Phát triển nông thôn

Mã ngành:

8620116

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Duy Nhân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Tỉnh đồn Hải Dương; Ban Thanh niên
Nơng thơn – Cơng nhân & Đơ thị Tỉnh đồn Hải Dương; các đồng chí cán bộ Huyện
đồn Kinh Mơn, các bộ đồn cơ sở cùng các đồng chí cán bộ Ngân hàng Chính sách &
Xã hội huyện Kinh Mơn đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thơng tin, số
liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Xin chân
thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ, động
viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Trong q trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thành luận
văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cô và bạn bè.
Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên
nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm

đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hồn thiện hơn.

Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Duy Nhân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục........................................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................. vii
Danh mục bảng....................................................................................................................... viii
Danh mục hộp........................................................................................................................... ix
Danh mục hình.......................................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ......................................................................................................................... ix
Danh mục biểu đồ...................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... xi
Thesis abstract........................................................................................................................ xiii
Phần 1. Đặt vấn đề................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng...................................................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.3.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 4

1.4.

Các đóng góp của luận văn........................................................................................ 4


1.4.1.

Đóng góp về lý luận.................................................................................................... 4

1.4.2.

Đóng góp về thực tiễn................................................................................................ 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng nguồn vốn quỹ quốc
gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên..................................................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 6

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 6

2.1.2.

Một số quan điểm về sử dụng vốn hiệu quả........................................................... 8

2.1.3.

Đặc điểm của thanh niên và nhu cầu việc làm của thanh niên .......................... 11

2.1.4.

Đặc điểm và vai trò của Quỹ quốc gia về việc làm............................................. 12


iii


2.1.5.

Nội dung quản lý sử dụng Quỹ quốc gia.............................................................. 15

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải
quyết việc làm cho thanh niên 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 20

2.2.1.

Kinh nghiệm trong sử dụng Quỹ quốc gia cho giải quyết việc làm ở các
nước trên thế giới và trong khu vực

20

2.2.2.

Khái quát về nguồn Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm ở Việt Nam .......24

2.2.3.

Kinh nghiệm trong sử dụng Quỹ quốc gia cho giải quyết việc làm ở các

địa phương trong nước 27

2.3.

Tổng quan các nghiên cỨu có liên quan............................................................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 33

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................... 33

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................................... 34

3.1.3.

Một số đặc điểm về thanh niên huyện Kinh Môn............................................... 37

3.2.

Phương pháp nghiên cỨu........................................................................................ 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin............................................................................. 42


3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin............................................................ 43

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 46
4.1.

Thực trạng quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho
thanh niên huyện kinh môn

46

4.1.1.

Khái quát Quỹ quốc gia về việc làm tại Hải Dương........................................... 46

4.1.2.

Bộ máy tổ chức hoạt động quản lý vốn Quỹ quốc gia về việc làm tại
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

48

4.2.2.


Phân bổ, tổ chức chuyển vốn và giải ngân........................................................... 50

4.2.3.

Xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án............................................................. 52

4.2.4.

Tổ chức tập huấn và tuyên truyền.......................................................................... 54

4.2.5.

Công tác quản lý đối tượng vay vốn...................................................................... 56

4.2.6.

Thu hồi và sử dụng vốn thu hồi, xử lý rủi ro........................................................ 58

4.2.7.

Đánh giá về kết quả quản lý sử dụng Quỹ quốc trên địa bàn huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương 61

iv


4.2.8.

Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá............................................................... 67


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết

việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương. 69
4.3.1.

Điều kiện và các quy định của Quỹ Quốc gia về việc làm ................................ 69

4.3.2.

Nguồn nhân lực trong quản lý................................................................................ 73

4.3.3.

Nguồn tài chính và nguồn cơ sở vật chất cho quản lý ........................................ 75

4.3.4.

Sự phối hợp của các bên có liên quan................................................................... 76

4.3.5.

Trình độ và nhận thức của thanh niên có nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc
gia về việc làm 79

4.4.

Đánh giá công tác quản lý sử dụng quỹ quốc gia trên địa bàn huyện kinh


mơn, tỉnh hải dương
4.4.1.

80

Đánh giá tính cần thiết và hiệu quả của Quỹ quốc gia trong giải quyết
việc làm cho thanh niên huyện Kinh Môn

80

4.4.2.

Đánh giá tính cơng bằng của Quản lý sử dụng Quỹ quốc gia........................... 85

4.4.3.

Đánh giá tính bền vững của Quỹ quốc gia........................................................... 86

4.5.

Các giải pháp tăng cường quản lý sử dụng quỹ quốc gia trong giải quyết
việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện kinh môn, tỉnh hải dương. 86

4.5.1.

Giảm bớt các thủ tục hành chính và đổi mới cơng tác thẩm tra, thẩm định

trước khi cho vay vốn 88
4.5.2.


Tăng cường bổ sung nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm và nâng mức
cho vay

90

4.5.3.

Tổ chức kiện toàn, củng cố tổ tiết kiệm và vay vốn........................................... 91

4.5.4.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát............................................................... 93

4.5.5.

Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp, các ngành.................................................. 93

4.5.6.

Tăng cường chế độ phụ cấp và cơ sở vật chất cho cán bộ quản lý sử
dụng Quỹ quốc gia tại cơ sở

4.5.7.

94

Tăng cường nắm bắt chủ trương và định hướng của Đảng và Nhà nước
về chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên thời kì mới 95

4.5.8.


Tăng tính dự báo tình hình thanh niên và vấn đề việc làm cho thanh niên

tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 97
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................... 101
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 101

v


5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 102

5.2.1.

Đối với Tỉnh đoàn Hải Dương............................................................................. 102

5.2.2.

Đối với UBND huyện Kinh Môn......................................................................... 103

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 104
Phụ lục..................................................................................................................................... 108

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

NĐ-CP


Nghị định – Chính phủ

PTNT

Phát triển nơng thơn

TB

Trung bình

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

TM-DV

Thương mại, dịch vụ

TNCS

Thanh niên Cộng sản

TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xun Thái Bình Dương

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Kinh Môn từ 2015-2017 ............................................... 35
Bảng 3.2: Thanh niên huyện Kinh Môn giai đoạn 2015 - 2017 ...................................... 37
Bảng 3.3. Phân bổ lao động nông thôn theo các ngành .................................................... 38
Bảng 3.4. Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm thanh niên huyện Kinh Môn
giai đoạn 2014 - 2017......................................................................................... 39
Bảng 3.5. Thực trạng học nghề của thanh niên huyện Kinh Môn 2014 -2017 ............41
Bảng 4.1. Kế hoạch phân bổ và tỉ lệ (%) phân bổ so với kế hoạch đề ra từ năm
2013 – 2018.......................................................................................................... 51
Bảng 4.2. Tham gia lớp tập huấn do Tỉnh đoàn tổ chức giai đoạn 2015-2018 ............55
Bảng 4.3. Lớp tập huấn do Huyện đồn Kinh Mơn - Ngân hàng CSXH huyện
Kinh Môn tổ chức giai đoạn 2013-2018.......................................................... 55
Bảng 4.4. Tổng hợp các dự án nợ quá hạn tại huyện Kinh Môn giai đoạn 2014 – 2017
59
Bảng 4.5. Mục đích sử dụng Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm cho thanh niên
huyện Kinh Môn giai đoạn 2016-2018............................................................ 72
Bảng 4.6. Trình độ chun mơn của Tổ trưởng Tổ TK&VV huyện Kinh Mơn..........73
Bảng 4.7. Trình độ nghiệp vụ Cơng tác quản lý sử dụng Quỹ Quốc gia về việc

làm giai đoạn 2016-2018.................................................................................... 75
Bảng 4.8. Trang bị cơ sở vật chất của các Tổ trưởng tổ TK&VV.................................. 76
Bảng 4.9. Trình độ của thanh niên có nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia về giải
quyết việc làm tại huyện Kinh Môn giai đoạn 2016-2018........................... 79
Bảng 4.10. Kết quả về vốn vay và thanh niên được giải quyết việc làm tại huyện
Kinh Môn giai đoạn 2013-2017........................................................................ 81
Bảng 4.11. Kết quả truyền thông về Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho
thanh niên tại huyện Kinh Môn giai đoạn 2013-2018................................... 82
Bảng 4.12. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ vốn tồn đọng từ Quỹ quốc gia về việc làm tại
huyện Kinh Môn giai đoạn 2013 -2017........................................................... 83
Bảng 4.13. Kết quả về thiết lập các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi tại Tỉnh
đoàn giai đoạn 2013 – 2017............................................................................... 84
Bảng 4.14. Công tác thẩm định hồ sơ cho thanh niên vay vốn từ Quỹ quốc gia
huyện Kinh Môn giai đoạn 2013-2018............................................................ 85
Bảng 4.19. Ma trận phân tích điểm điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) về
việc Quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh
niên trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương..................................... 87

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Đánh giá ưu điểm của huyện đoàn Kinh Môn trong Quản lý sử dụng
Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên 61

Hộp 4.2.

Đánh giá của Thanh niên khi nghiên cứu văn bản liên quan tới Quỹ

quốc gia

64

Hộp 4.3.

Đánh của thanh niên với mức được vay vốn từ Quỹ quốc gia ..................... 71

Hộp 4.4.

Đánh giá về trình độ chun mơn của đối tượng trực tiếp quản lý nguồn

vốn
Hộp 4.5.

74

Đánh giá về việc phối hợp giữa huyện đồn và NHCSXH huyện ...............77

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ vị trí huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương ............................................... 33

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên
tại huyện Kinh Môn

49

Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý đối tượng vay vốn tại huyện Kinh Môn ............................... 57

Sơ đồ 4.3. Quy trình giải quyết thủ tục giải ngân Quỹ quốc gia về việc làm cho
thanh niên huyện Kinh Môn

ix

78


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Kênh thông tin tuyên truyền về Quỹ quốc gia........................................... 50
Biểu đồ 4.2. Mức vay và nhu cầu vay vốn của thanh niên huyện Kinh Mơn .............50
Biểu đồ 4.3. Mục đích vay vốn của thanh niên huyện Kinh Môn................................. 53
Biểu đồ 4.4. Đánh giá của thanh niên về thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án ............54
Biểu đồ 4.5. Đánh giá của thanh niên về công tác tập huấn, tuyên truyền của cấp
tỉnh và cấp huyện

56

Biểu đồ 4.6. Thanh niên đã được vay vốn từ Quỹ quốc gia huyện Kinh Môn ...........57
Biểu đồ 4.7.

Đánh giá cơ quan chủ quản, quá trình kiểm tra giám sát và xử lý
mâu thuẫn, nợ quá hạn của thanh niên huyện Kinh Môn

60

Biểu đồ 4.8. Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát quản lý Quỹ Quốc gia tại
huyện Kinh Môn.

69


Biểu đồ 4.9. Đánh giá của thanh niên về sự phối hợp giữa các bên liên quan trong
quản lý Quỹ quốc gia tại huyện Kinh Môn.

77

Biểu đồ 4.10. Đánh giá tính hiệu quả Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho
thanh niên huyện Kinh Môn giai đoạn 2013-2017

x

81


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Duy Nhân
Tên luận văn: Quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh
niên trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8620116

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho
thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2017, từ đó
đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết
việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Các thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, tình hình thanh niên

và việc làm của thanh niên huyện Kinh Mơn, chính sách và các qui định về sử dụng
Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm và kết quả tổ chức các hoạt động liên quan đến
Quỹ quốc gia được thu thập thông qua các tài liệu chuyên ngành, sách tham khảo, các
ấn phẩm đã công bố, Website…các báo cáo đánh giá và tổng kết về tình hình quản lý
sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Hải Dương và
huyện Kinh Môn trong thời gian qua.
Các thông tin và số liệu mới được tiến hành thu thập thông qua điều tra, phỏng
vấn sâu đội ngũ cán bộ cấp tỉnh và huyện (4 người), tham quan mơ hình và trao đổi
với các thanh niên đã sử dụng vốn vay (20 người); khảo sát bằng phiếu điều tra 265
thanh niên đã vay và có nhu cầu vay vồn từ Quỹ quốc gia để phát triển kinh tế. Các
nội dung khảo sát tập trung vào tình hình quản lý Quỹ, kết quả và hiệu quả trong sử
dụng và trong quản lý vốn vay từ Quỹ và các kiến nghị đề xuất và tăng cường quản lý
Quỹ quốc gia trong giai quyết việc làm cho thanh niên.
Các phương pháp truyền thống là thống kê mô tả, thống kê so sánh được sử
dụng để phân tích chi tiết về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý
sử dụng Quỹ quốc gia. Phương pháp phân tích SWOT cũng được áp dụng để tổng hợp
phân tích các điểm mạnh điểm yếu, các cơ hội và thách thức trong quản lý sử dụng để
đưa ra các giải pháp chiến lược.
Kết quả chính và kết luận
Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh
Môn đã được quản lý khá hiệu quả và đúng mục đích. Việc thẩm định, cho vay, công

xi


tác kiểm tra, giám sát và xử lý các rủi ro đã được thực hiện đúng qui trình. Bên cạnh
đó công tác tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức nhân
rộng mơ hình CLB thanh niên làm kinh tế giỏi cũng được thực hiện đồng bộ. Do đó đã
nâng cao được kết quả và hiệu quả sử dụng Quỹ, đặc biệt là việc giải quyết việc làm
cho thanh niên huyện Kinh Môn.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến Quản lý sử dụng Quỹ quốc gia đó là i) chính
sách và các qui định; ii) nguồn nhân lực trong quản lý; iii) nguồn tài chính cơ sở vật
chất cho quản lý; iv) sự phối hợp của các bên có liên quan; v) trình độ và nhận thức
của thanh niên có nhu cầu vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tại huyện Kinh Môn.
Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả trong Quản lý sử dụng Quỹ quốc gia
trên địa huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau i)
Tăng cường nắm bắt chủ trương và định hướng của Đảng và Nhà nước; ii) Giảm bớt
các thủ tục hành chính; iii) Tăng cường bổ sung nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm;
iv) Tổ chức kiện toàn, củng cố tổ tiết kiệm và vay vốn; v) Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát; vi) Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp, các ngành; vii) Tăng cường chế
độ phụ cấp và cơ sở vật chất cho cán bộ quản lý sử dụng Quỹ quốc gia tại cơ sở; viii)
Tăng cường việc dự báo tình hình thanh niên và vấn đề việc làm cho thanh niên tại
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

xii


THESIS ABSTRACT
Student: Pham Duy Nhan
Thesis title: Management of national fund usage for jobs resolutions for the youth in
Kinh Mon district, Hai Duong province
Major: Rural Development

Code : 8620116

Training institution: Vietnam National University of
Agriculture Research objectives:
This thesis is to evaluate the situation of management of national fund usage in jobs
resolutions for the youth in Kinh Mon district, Hai Duong province between 2015-2017,
thereby to recommend the solutions to strengthen the management of National Fund usage

in jobs resolutions for the youth of the district in the time coming.

Research methods
The secondary data focusing on socioeconomic characteristics, the situation of the
young people’s employment in Kinh Mon district, policies and regulations of National
Fund usage, assessment reports of the status of national fund usage for job resolutions for
the youth were collected through annual reports, books, publications and websites.

The primary data were collected through survey and in-depth interview.
Specifically, the study interviewed communal and district authorities (4 people),
visiting the models and interviewing young people using loans (20 people); doing the
survey by using questionnaire with 264 young people who have borrowing demand
and received loans from the National Fund to create jobs. The contents of the survey
focus on management of National Fund usage, results and effectiveness in using the
loans, as well as in the management of the national fund; recommendations for
strengthening the management of national fund usage in job resolutions for the youth.
The data analysis methods like descriptive statistics, comparative statistics were
employed to analyze the situation of management of national fund usage and its
influencing factors. SWOT analysis was also applied to analyses the strength,
weakness, opportunities and challenges in the management of national fund usage,
thereby propose strategic solutions.
Main research results
-

The national fund for job creation for young people in Kinh Mon district has been

managed effectively and for the right purposes. Assessement, lending, inspection,
supervision and treatment of risks have been carried out correctly under the regulations.
Besides, propaganda activities, training and transferring technology in production,


xii


scaling up the model of typical economic developing youth club were also carried out
comprehensively, thereby, improved the results and effectiveness of the usage of national
fund, especially for job resolutions for the young people living in Kinh Mon district.

The main factors influencing the management of national fund usage are: (i)
policies and regulations, human resource for management; (iii) physical and financial
resources; (iv) the cooperation among the relevant stakeholders; (v) Knowledge and
awareness of young people who have demand for borrowing loans from national fund.
To strengthen the effectiveness in management of national fund usage in Kinh
Mon district, Hai Duong province, the following measures need to be implemented
comprehensively: (i updating polices and orientation of the government; ii) reducing
administrative procedures; iii) reinforcing the source of national fund for job
resolutions; (iv) improving organization capacity in mobilizing savings and lending; v)
enhancing activities of inspection and supervisors; vi) promoting the cooperation
between management levels and sectors; vii) improving allowances and working
conditions for the staff of national fund at district level; viii) promoting the forecast of
the number of young people and their employment demand.

xiv


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc làm có vai trị quan trọng trong đời sống của cá nhân cũng như của toàn
xã hội. Đối với mỗi cá nhân thì có việc làm đi đơi với việc ni sống bản thân và
đóng góp đến sự phát triển của hộ, vì vậy vấn đề việc làm ảnh hưởng trực tiếp và
chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân và hộ gia đình và ảnh hưởng đến xã hội. Tuy

nhiên vấn đề thất nghiệp, nhất là thất nghiệp của thanh niên, đặc biệt là thanh niên
nông thôn vẫn là vấn đề nóng hiện nay. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ
lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp, chỉ đạt trên, dưới 70%. Đã có nhiều nỗ lực
của Nhà nước trong việc tăng cường cơ hội việc làm cho người dân, một trong
những chính sách nổi bật là tạo lập “Quỹ quốc gia giải quyết việc làm” cho người
dân trong đó có thanh niên ngay từ những năm đầu của thập kỷ
90. Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước có hạn, bội chi ngân sách vẫn ở
mức cao, vấn đề quản lý sử dụng nâng cao hiệu quả đầu tư công nói chung và đầu
tư tạo việc làm nói riêng là rất cần thiết. Một số đánh giá về quản lý sử dụng Quỹ
quốc gia trong giải quyết việc làm đã chỉ ra những tồn tại như ngày càng tập trung
nhiều cho hộ gia đình vay vốn, ít hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều việc
làm mới. Các quy định về Quỹ giải quyết việc làm chưa được sửa đổi, bổ sung kịp
thời gây khó khăn trong q trình triển khai thực hiện. Chính sách chủ yếu hướng
vào hỗ trợ, khuyến khích chưa rõ trách nhiệm của các đối tượng điều chỉnh của
chính sách.
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế và chính sách an sinh xã hội đối với các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và lực lượng
lao động lớn như Việt Nam. Theo kết quả điều tra hằng năm có khoảng 1,5
- 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động; tổng số thanh niên trong độ tuổi lao
động là 24,3 triệu người, chiếm hơn 44% lực lượng lao động cả nước (Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống Kê, 2016). Giải quyết việc làm
cho người lao động trong sự phát triển của thị trường là tiền đề quan trọng để sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh
tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, hội nhập với khu vực và thế
giới.

1



Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm, Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra nhiều chính sách thiết thực về việc làm. Có thể nói một trong
những chính sách quan trọng đó là Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm theo Nghị
quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Quỹ quốc gia về việc làm nhằm hỗ trợ một phần về tài chính để khuyến khích các
tổ chức, đơn vị kinh tế và người lao động ở mọi thành phần kinh tế tự giải quyết
việc làm và tạo việc làm mới. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ quốc gia về việc làm
mà người lao động có việc làm và tạo việc làm cho gia đình và xã hội. Trong đó,
phải kể đến là lực lượng lao động trong độ tuổi thanh niên - nguồn nhân lực trẻ của
xã hội. Thanh niên là lực lượng tiên phong trong phát triển chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, đồng thời cũng là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự đổi
mới kinh tế đất nước.
Cũng như nhiều tỉnh trong cả nước, Tỉnh đoàn Hải Dương cũng đã triển khai
nhiều chính sách giải quyết việc làm theo nguồn Quỹ quốc gia cho thanh niên của
12 huyện trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Kinh Mơn.
Huyện Kinh Mơn là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, giáp với Hải Phòng và
Quảng Ninh, được xếp vào huyện miền núi của tỉnh. Nhưng nhờ triển khai nguồn
vốn hỗ trợ từ Quỹ quốc gia về việc làm mà nhiều thanh niên từ chỗ thất nghiệp đã
có việc làm, vươn lên làm giàu chính đáng và tạo việc làm cho gia đình, thanh niên
địa phương. Tuy nhiên, trong thời qua việc quản lý sử dụng Quỹ quốc gia về giải
quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Mơn cịn nhiều hạn chế
như: bộ máy tổ chức quản lý không ổn định, nhiều thanh niên sử dụng vốn vay sai
mục đích, nợ quá hạn tăng, gia tăng tình trạng thanh niên vay bỏ đi nơi khác không
xác định được thông tin, hệ thống văn bản hướng dẫn tổ chức quản lý còn chung
chung, cơng tác truyền thơng về chính sách và tập huấn cán bộ chịu trách nhiệm tổ
chức thực thi chính sách chưa thường xuyên. Do vậy, kết quả giải quyết việc làm
cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Môn còn nhiều hạn chế, chỉ mới đáp ứng
được một phần nhu cầu việc làm cho thanh niên của huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải
Dương.
Đã có một số nghiên cứu của tỉnh Hải Dương liên quan đến quản lý sử dụng

nguồn Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho người lao động tại Hải Dương.
Tuy nhiên trên thực tế chưa có nghiên cứu, đánh giá nào đi sâu nghiên cứu về quản
lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn
huyện Kinh Môn. Việc xây dựng cơ sở lý luận về quản lý sử dụng Quỹ quốc

2


gia trong giải quyết việc làm là yêu cầu cấp thiết, tạo nền tảng cho việc phân tích,
đánh giá thực trạng q trình quản lý, sử dụng để từ đó có thể đề xuất giải pháp cơ
bản để hồn thiện tổ chức quản lý sử dụng đạt hiệu quả cao trong giải quyết việc
làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Môn. Do vậy, tôi chọn đề tài:
“Quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên
địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm
cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Mơn, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất giải
pháp nhằm tăng cường quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm
cho thanh niên trên địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý

sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên.
-

Đánh giá thực trạng công tác quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải


quyết việc làm cho thanh niên tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trong thời gian
qua.
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng Quỹ quốc gia về giải

quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
-

Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý sử dụng

Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng
-

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng Quỹ quốc gia nói chung và

cơng tác quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên.

-

Đối tượng khảo sát: Các bên có liên quan trong công tác quản lý vốn Quỹ

trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung

3



Công tác quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh
niên trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
1.3.2.2. Phạm vi về thời gian
- Các số liệu thứ cấp được thu thập trong các năm gần đây, tập trung vào 2015-

2017
-

Các số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2017 và năm 2018

-

Các giải pháp được áp dụng cho giai đoạn 2018 đến 2025

1.3.2.3. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Có các cơ sở lý thuyết nào về vấn đề quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong

giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn nói chung và thanh niên nơng thơn nói
riêng
-

Có bài học kinh nghiệm nào hay ở trên thế giới và ở các địa phương trong

nước về quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên

nơng thơn có thể vận dụng cho huyện Kinh Môn, Hải Dương
Thực trạng việc quản lý sử dụng Quỹ quốc gia trong giải quyết việc làm
cho thanh niên huyện Kinh Môn đang diễn ra như thế nào? Đạt được các kết quả
gì? Có gì cịn hạn chế, bất cập?
-

Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng Quỹ quốc gia

trong giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Kinh Môn, yếu tố nào đang thúc
đẩy, yếu tố nào đang hạn chế, cản trở trong quản lý sử dụng vốn Quỹ này?
Để tăng cường quản lý vốn Quỹ, nâng cao chất lượng và hiệu quả của Quỹ
này thì cần có các giải pháp gì trong thời gian tới?
1.4. CÁC ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Đóng góp về lý luận
Hệ thống các vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm trong quản lý vốn vay cho
giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.
Cung cấp các thông tin dữ liệu về thực trạng quản lý sử dụng vốn vay Quỹ
quốc gia trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kinh Môn.

4


1.4.2. Đóng góp về thực tiễn
-

Những nghiên cứu của luận văn là cơ sở để địa phương và ban quản lý Quỹ

quốc gia của Tỉnh Hải Dương có các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử
dụng vốn vay Quỹ quốc trong giải quyết việc làm cho thanh niên các huyện trên
địa bàn tỉnh Hải Dương.


5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN QUỸ QUỐC GIA TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về thanh niên
Suốt nửa thế kỷ giáo dục, tổ chức, rèn luyện các thế hệ thanh niên nước ta
thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp vẻ vang của Đảng, dân tộc,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều khái niệm thanh niên mang tính xã hội, nhân
văn sâu sắc.
Thanh niên là “người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành” (Hồng Phê, 2015)

Thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người
trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí
tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật
thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng
vai trị quyết định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc
(Quốc hội nước CHXHCNVN, 2005)
Có thể tóm lược khái niệm thanh niên như sau: thanh niên là thời kỳ quan
trọng nhất trong quá trình phát triển con người, kết thúc giai đoạn thiếu niên để
chuyển sang tuổi trưởng thành với trách nhiệm xã hội đầy đủ của công dân.
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý sử dụng
Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý sử dụng: “Quản lý” là
trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo yêu cầu nhất định. “Sử dụng” là lấy làm phương tiện để phục vụ nhu
cầu, mục đích nào đó.

Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá
nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định ( Haror Koontz, 1976)
Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người
khác (Mariparker Follit, 1930).
Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra

6


những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của
tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể (Đặng Quốc Bảo, 1995).
Từ các định nghĩa được nhìn nhận từ nhiều góc độ, chúng ta thấy rằng tất cả
các tác giả đều thống nhất về cốt lõi của khái niệm quản lý sử dụng, đó là trả lời
câu hỏi; Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể
quản lý); Quản lý sử dụng như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái
gì? (Cơng cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý)? Hiệu quả ra sao? Từ
đó chúng ta có thể đưa ra định nghĩa:
Quản lý sử dụng là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều
khiển, liên kết, sử dụng các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể
thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến
mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của mơi trường.
Q trình “quản lý sử dụng” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở
trạng thái “ổn định”; sử dụng có hiệu quả, hợp lý, gồm việc sửa sang, sắp xếp, đổi
mới đưa hệ thống vào thế “phát triển”.
2.1.1.3. Khái niệm Quỹ quốc gia về việc làm
Quỹ quốc gia về việc làm là: Khoản tài chính dự trữ của quốc gia được lập để
giải quyết việc làm và hỗ trợ dịch vụ việc làm. Quỹ quốc gia việc làm được tạo lập
từ các nguồn sau: ngân sách nhà nước; khoản trợ giúp của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước hỗ trợ việc làm. Cho vay giải quyết việc làm là một hình thức

tín dụng tài trợ trong đó Nhà nước dùng nguồn lực tài chính của mình để hỗ trợ
cho các thành phần kinh tế, các đối tượng xã hội dựa trên nguyên tắc có hoàn trả
với những điều kiện ưu đãi nhằm thực hiện mục tiêu tạo thêm việc làm (Hội Đồng
Bộ trưởng, 1992).
Quỹ quốc gia về việc làm được vận hành trên nguyên tắc bảo tồn và tăng lên,
trước hết, cho vay với lãi suất nâng đỡ hoặc bảo tồn giá trị cho vay đối với hộ tư
nhân, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tạo được chỗ làm việc mới hoặc thu hút
thêm lao động; trợ giúp cho các chương trình, dự án tạo việc làm, các trung tâm
dạy nghề và dịch vụ việc làm, trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động (Hội Đồng Bộ trưởng, 1992).

7


2.1.2. Một số quan điểm về sử dụng vốn hiệu quả
Xét về bản chất hiệu quả sử dụng vốn hay Quỹ, trong các quan điểm trước
đây, về lý luận cũng như thực tiễn đều coi giá trị thặng dư là do kết quả của lao
động sống sáng tạo ra; yếu tố đất đai, tài ngun khơng tính đến, yếu tố vốn bị xem
nhẹ. Vì vậy khi xét các yếu tố tác động đến kết quả sản xuất, người ta chỉ đánh giá
phân tích theo ba yếu tố cơ bản: Lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,
trong đó yếu tố lao động là cơ bản nhất. Từ đó địi hỏi, bản chất về hiệu quả sử
dụng vốn được đề cập một cách đầy đủ hơn. Trước hết các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh tuân thủ theo quy tắc: “đầu vào” và “đầu ra” được quy định bởi thị
trường. Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? (Đoàn Thị Thu
Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2015).
Như vậy, bản chất hiệu quả sử dụng Quỹ (vốn) là một mặt của hiệu quả
kinh doanh, nó là một đại lượng so sánh giữa một bên là kết quả đạt được với bên
kia là số vốn bỏ ra; trong đó chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận rịng với số vốn chủ sở
hữu được coi là chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa quan trọng về hiệu quả sử dụng vốn
doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu các tiêu chuẩn về hiệu quả sử

dụng vốn doanh nghiệp trong cơ chế thị trường lại có nhiều quan điểm khác nhau.
Với các nhà đầu tư trực tiếp (những người mua cổ phiếu, góp vốn) tiêu
chuẩn hiệu quả vốn đầu tư là tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn cổ đông và chỉ số
tăng giá cổ phiếu mà họ nắm giữ (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền,
Chính sách kinh tế, 2015).
Với các nhà đầu tư gián tiếp (những cá nhân, tổ chức cho vay vốn) ngoài
tỷ suất lợi tức vốn vay, họ rất quan tâm đến sự bảo toàn giá trị thực tế của đồng
vốn cho vay qua thời gian (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2015).
Đối với Nhà nước là chủ sở hữu về cơ sở hạ tầng, đất đai, tài nguyên môi
trường…, tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp đồng nghĩa với hiệu quả
kinh doanh, đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nghĩa là tiêu chuẩn về
hiệu quả được xác định thông qua tỷ trọng về thu nhập mới sáng tạo ra, tỷ trọng
các khoản thu về ngân sách, số chỗ làm việc mới tăng thêm,… so với số vốn doanh
nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền,
2015).
Dựa vào điểm hồ vốn trong kinh doanh có một số quan điểm cho rằng:
tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn khác với tiêu chuẩn hiệu quả kinh

8


doanh ở chỗ, tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở điểm hoà vốn xác
định. Tức là kết quả hữu ích thực sự được xác định khi mà thu nhập bù đắp hoàn toàn
số vốn bỏ ra. Phần vượt trên điểm hoà vốn mới là thu nhập để làm cơ sở xác định hiệu
quả sử dụng vốn (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2015).

Dựa trên lợi nhuận kinh tế : Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp đã bỏ ra những chi phí được phản ánh vào giá thành sản phẩm nhưng
cịn một số chi phí khác như: tiền lương của chủ doanh nghiệp, đất đai, nhà cửa,
lợi thế cửa hàng, uy tín,… của họ khơng được hoạch tốn vào giá thành sản phẩm.

Tất cả các khoản này gọi là chi phí ngầm. Mặt khác cịn một khoản chi phí được
xét đến nếu giả thiết số vốn đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh được đầu tư vào
một phương án khác có hiệu quả hơn, gọi là chi phí thời cơ hay chi phí cơ hội.
Theo quan điểm này tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được xác
định trên cơ sở lợi nhuận kinh tế.
Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kinh tế
Đây là quan điểm xác định tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn mang tính chất
tồn diện, nhưng nó chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu hoặc quản lý, cịn về mặt
hạch tốn cụ thể thì khơng thể xác định được chi phí ngầm và chi phí cơ hội
(Falconer and J. Forestry, 1987).
Dựa trên thu nhập thực tế, một số quan điểm lại đưa ra tiêu chuẩn hiệu
quả như sau: Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, cái mà nhà đầu tư quan tâm
là lợi nhuận ròng thực tế chứ khơng phải lợi nhuận rịng danh nghĩa. Lợi nhuận
ròng thực tế được đo bằng khối lượng giá trị hàng hố có thể mua được từ lợi
nhuận rịng để thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của các nhà đầu tư. Do đó, tiêu
chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn của quan điểm này là tỷ suất lợi nhuận thực tế
được xác định bằng cách loại trừ tỷ lệ lạm phát trong tỷ suất lợi nhuận ròng. Với
quan điểm này đã phản ánh được tiêu chuẩn đích thực cuối cùng về kết quả lợi ích
tạo ra của đồng vốn (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2015).
Qua nghiên cứu các quan điểm trên, chúng ta có thể đi đến thống nhất về
bản chất và tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp hiện nay, cần giải
quyết các vấn đề sau:
– Hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một mặt của hiệu quả kinh doanh mà khơng
phải là tồn bộ hiệu quả kinh doanh, do vốn chỉ là một yếu tố của quá trình kinh
doanh. Ngược lại, nói đến hiệu quả kinh doanh có thể có một trong các yếu tố

9



×