Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.39 KB, 134 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VY MINH HUẤN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI
LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Vy Minh Huấn

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được
sự hướng dẫn tận tình, tận tâm của PGS.TS. Phạm Văn Hùng. Tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo hướng dẫn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, các cô Khoa
Kinh tế & PTNT – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tác giả xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo: UBND huyện Chi Lăng, cán bộ
Phịng nơng nghiệp&PTNT huyện Chi Lăng và các hộ tham gia phỏng vấn đã tạo điều
kiện để tác giả có được kết quả nghiên cứu tốt nhất.
Tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả
trong quá trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Vy Minh Huấn


ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn................................................................................................................................... ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng......................................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................ 2
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................... 2

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................... 4

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm sản xuất na theo hướng bền vững............................................................... 9
2.1.3. Vai trò phát triển sản xuất na theo hướng bền vững................................................ 13
2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất na theo hướng bền vững ............................................ 15
2.1.5. Các yếu tố ảnh hướng tới phát triển sản xuất na theo hướng bền vững ................ 20
2.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................................................... 26

2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất na trên thế giới........................................................... 26
2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất na tại Việt Nam.......................................................... 27

iii


2.2.3. Một số nghiên cứu liên quan....................................................................................... 31
2.2.4. Bài học kinh nghiệm..................................................................................................... 33
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 34
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................... 34

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên........................................................................................ 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chi Lăng........................................................ 36
3.2.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 44

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................... 44
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................. 46
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................... 46
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................................ 47
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 50
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện
Chi Lăng......................................................................................................................... 50

4.1.1. Khát quát tình hình phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện ............................... 50
4.1.2. Thực trạng phát triển sản xuất na theo hướng bền vững của các hộ điều tra .......57
4.1.3. Tình hình tiêu thụ na tại hộ nông dân trên địa bàn huyện Chi Lăng ..................... 64
4.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất na của hộ................................................ 71
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất na theo hương bền vững của
hộ nông dân.................................................................................................................... 78

4.2.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................... 78
4.2.2. Thị trường tiêu thụ......................................................................................................... 79
4.2.3. Chính sách của Nhà nước............................................................................................. 80

4.2.4. Điều kiện sản xuất của hộ............................................................................................ 81
4.2.5. Khoa học kỹ thuật.......................................................................................................... 82
4.3.

Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất na theo hướng bền vững ở
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.................................................................................. 83

4.3.1. Định hướng chung cho phát triển sản xuất na theo hướng bền vững của hộ
nông dân......................................................................................................................... 83
4.3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp.............................................................................................. 84
4.3.3. Một số giải pháp cho phát triển sản xuất na theo hướng bền vững của hộ dân ...85
iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 90
5.1.

Kết luận........................................................................................................................... 90

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................ 91

5.2.1. Kiến nghị đối với các hộ sản xuất na......................................................................... 91
5.2.2. Đối với chính quyền UBND cấp xã và UBND cấp huyện ..................................... 92
5.2.3. Đối UBND cấp tỉnh....................................................................................................... 92
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................... 93

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVTV
CN–XD
DV
ĐVT
GTSX
GTSXNN
Hộ NN
KTCB
LĐNN
NN
NN&PTNT
NSBQ
NHTT
PTNT
PTSX
SL
SX
SXKD
TM
TM–DV
TSCĐ
Trđ
UBND

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Chi Lăng qua 3 năm (2013-2015) .................... 37
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Chi Lăng năm 2015 .............................. 39
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở vật chất của huyện Chi Lăng năm 2015 ................................ 41
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Chi Lăng qua các năm 2013 - 2015 ....43
Bảng 3.5. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp........................................................................... 44
Bảng 4.1. Năng suất na của hộ nông dân huyện Chi Lăng năm 2015............................ 53
Bảng 4.2. Sản lượng na tươi của các xã huyện Chi Lăng qua các năm (2013 - 2015)
54
Bảng 4.3. Khối lượng và giá bán na của huyện Chi Lăng qua 3 năm ............................. 56
Bảng 4.4. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra................................................................. 57
Bảng 4.5. Tình hình đất đai, lao động, TSCĐ, vốn của các hộ điều tra .........................58
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng na của các hộ điều tra ................................... 59
Bảng 4.7. Chi phí chăm sóc na giai đoạn kiến thiến cơ bản của các hộ ......................... 60
Bảng 4.8. Chi phí chăm sóc na của hộ trong thời kỳ SXKD của các hộ điều tra
năm 2015............................................................................................................... 62
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất na của các nhóm hộ điều tra ....................... 63
Bảng 4.10. Giá bán các loại na Chi Lăng năm 2015.......................................................... 65
Bảng 4.11. Quyết định giá và thông tin giá bán na của hộ................................................ 66
Bảng 4.12. Tình hình tiêu thụ na của hộ nơng dân điều tra tại huyện Chi Lăng ............68
Bảng 4.13. Nhận thức của người sản xuất về nhãn hiệu tập thể ....................................... 69
Bảng 4.14. Ý kiến nhu cầu người dân về tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể na
Chi Lăng................................................................................................................ 70
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả trong sản xuất na của các nhóm hộ
điều tra................................................................................................................... 72
Bảng 4.16. Tỷ lệ hô nghèo của huyện Chi Lăng qua các năm 2011 - 2015 ....................76
Bảng 4.17. Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sản xuất na ............................ 78
Bảng 4.18. So sánh giá bán tại nhà so với bán tại chợ và điểm thu gom ........................80
Bảng 4.19. Mong muốn của người dân về hỗ trợ của nhà nước....................................... 81


vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Chi Lăng, Lạng Sơn................................................. 34
Sơ đồ 1.1. Mô tả nội dung phát triển sản xuất na bền vững .............................................. 19
Sơ đồ 4.1 Hệ thống tổ chức SXKD na huyện Chi Lăng.................................................... 51

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất na theo hướng bền
vững trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ đó đề xuất giải pháp phát triển
sản xuất na bền vững trong những năm tới.
Tác giả đã nghiên cứu cây na Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và phản ánh được cây
na là cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân tăng thu nhập và xóa
đói giảm nghèo. Phát triển sản xuất na theo hướng bền vững là điều cần thiết để đạt
được mục tiêu cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn khái quát được tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tết xã hội của huyện.

Luận văn có sử dụng cả phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp.
Phương pháp phân tích số liệu là thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê kinh tế, phương pháp phân tích SWOT và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đáp
ứng được các mục tiêu đề ra. Phương pháp chọn mẫu là số hộ sản xuất na đáp ứng
được tổng thể cho phép phân tích và nhận định dúng với thực trạng.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn trình bày được các khái niệm liên quan đến sản xuất, phát triển sản xuất

na theo hướng bền vững; vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất na theo
hướng bền vững. Các cấu chúc cơ sở lý luận đã bám sát vào tên đề tài, làm sáng tỏ nhiều
khía cạnh về lý luận và là cơ sở quan trọng cho những phương hướng tiếp cận sâu.

Luận văn tổng hợp được tình hình sản xuất na trên thế giới và ở Việt Nam, luận
văn rút ra bài học cho địa bàn nghiên cứu.
Tác giả đã bám sát các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận văn đã phân tích được
thực trạng phát triển na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Chi Lăng. Nội dung
nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ và đánh giá hiệu
quả sản xuất na bền vững.
Luận văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất na bền vững bao gồm:
Điều kiện tự nhiên; thị trường; chính sách của Nhà nước; điều kiện sản xuất của hộ và
khoa học kỹ thuật.
Luận văn đề ra được định hướng và các giải pháp nhằm phất triển sản xuất na
theo hướn bền vững của hộ nông dân trên địa bàn huyện Chi Lăng trong thời gian tới.

ix


Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất na tại huyện Chi Lăng và phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất na, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhắm phát triển
na theo hướng bền vững bao gồm: (1) Hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phát triển sản
xuất na bền vững; (2) Giải pháp quy hoạch và bố trí phát triển diện tích trồng na trên địa bàn
huyện; (3) Giải pháp áp dụng kỹ thuật trong sản xuất na của hộ; (4) Giải pháp nhằm tăng
cường sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ na.

Luận văn có kiến nghị đối với các hộ sản xuất, chính quyền địa phương và tỉnh
về biện pháp phát triển sản xuất na bền vững trong các năm tiếp theo.

x



THESIS ABSTRACT

Research Objectives
The thesis is to assesse the sustainability of custard-apple production in Chi
Lang district, Lang Son province, then to recommend solutions for sustainable
development of custard-apple production in the future.
As results of the thesis, the author has showed that custard-apple production in
Chi Lang, Lang Son is economical efficiency and helps improving farmers’ income as
well as poverty reduction. The custard-apple sustainable-oriented production is
necessary to attain objectives of economics, society and environment.
Methodology
The thesis gives an overview of district’s natural conditions as well as socioeconomics.
Methods of collectiong secondary and primary data are used in the thesis.
Methods of analyzing data includes statistic descriptives, statistic comparison,
economic statistics, SWOT matrix, and the system of research indicators matches with
research objectives proposed. Number of surveyed households is suitable with
population and reflects status of production.
Research results
The author presents concepts of production, custard-apple sustainable –
oriented production development. The theory background is closed to thesis theme and
expresses many theoretical aspects as well as research approach.
The thesis has generalized custard-apple production status in Vietnam and other
several countries. Moreover, it also gives lessons for research site.
The author keeps follow the research objectives proposed, the thesis has
analyzed the status of custard-apple sustainable-oriented production, marketing and
economic efficiency.
The thesis has analyzed factors effecting on custard-apple sustainable-oriented
production such as natural conditions, market, policies, technologies as well as

production conditions of farmers.
The thesis also recommended solutions to developing custard-apple
sustainable-oriented production in Chi Lang in the future.

xi


Based on analysis of custard-apple sustainable-oriented production in Chi Lang and
effecting factors, the author recommends several solutions to develop custard-apple
sustainable-oriented production, including : (1) Enhancing policies for custard-apple
production; (2) Solutions in planning custard-apple production area in the district; (3)
Solutions in adopting technologies into custard-apple production; (4) Solutions to strengthen
linkages and participation of stakeholders in production and marketing of custard-apple.

The thesis presents recommendations to production households, local
government to develop custard-apple production sustainably in the future.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta là một nước có khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc trồng
và phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cây ăn quả đặc sản. Vì vậy,
phát triển sản xuất những sản phẩm đặc sản có chất lượng cao đang là một trong
những hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây,
trước tình hình kinh tế hội nhập, ngành trồng cây Việt Nam đã được Đảng, Nhà
nước và các cơ quan chức năng quan tâm sâu sắc để phục vụ cho nhu cầu trong
nước và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Chi Lăng là một huyện miền núi nằm về phía Nam tỉnh Lạng Sơn. Do đặc
điểm khí hậu thời tiết, nơng hóa, thổ nhưỡng, Chi Lăng có điều kiện thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp với các loại cây như lúa, ngô, khoai, sắn và trồng các loại
cây ăn quả như: na, vải, nhãn, hồng... Đặc biệt là cây na. Hiện nay, huyện Chi Lăng
có diện tích trồng na rộng lớn đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, tạo nguồn thu nhập
lớn cho các hộ nông dân trồng na.
Na là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng khá cao trong ngành
nông nghiệp, na quả khi chín có phẩm vị thơm ngon có thể sử dụng để ăn tươi, làm
bánh, kem, v.v. Nhiều nghiên cứu trên quan điểm phát triển nông lâm - môi trường
và bảo tồn đa dạng sinh học cho thấy phát triển sản xuất na đạt được cả ba mục
tiêu: Kinh tế - Xã hội - Môi trường.
Na là giống cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người dân Chi
Lăng nói chung và góp phần xây dựng thương hiệu na Chi Lăng ngày càng vững
chắc của tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Na Chi Lăng có phẩm chất và hương vị thơm
ngon đặc trưng, giàu chất dinh dưỡng nhất là các loại vitamin. Với những đặc điểm
trên, nhiều năm qua, cây na của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn được xác định là
cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài. Những năm qua, để thực hiện các mục
tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện Chi Lăng đã coi nhiệm vụ phát
triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện là một trong những
nhiệm vụ cơ bản trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

1


Trong những năm qua việc phát triển sản xuất cây na trên địa bàn huyện Chi
Lăng tuy đã và đang hình thành vùng tập trung nhưng vẫn tự phát là chính, vẫn
trồng quảng canh theo tập quán canh tác cũ, trông chờ vào sự may rủi của thời tiết.
Trong nền sản xuất hàng hoá hiện nay, cây na ở huyện Chi Lăng đã biểu hiện
những nhược điểm cơ bản như: Bị bệnh nhiều, năng suất chưa cao, mã quả chưa
đẹp…, nên khó có được chỗ đứng trên thị trường trong nước. Sản xuất tập trung

gây căng thẳng về thời vụ thu hoạch và gây ứ đọng, hư hỏng sản phẩm. Việc tiêu
thụ sản phẩm cịn mang tính tự phát, thiếu thông tin về nhu cầu của thị trường nên
thường bị ép giá, gây thua thiệt cho người sản xuất.
Nhằm giải quyết những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất na theo
hướng bền vững trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất na theo

hướng bền vững.
-

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất na theo hướng bền vững của hộ

nông dân trên địa bàn huyện Chi Lăng trong thời gian qua.
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất na theo hướng

bền vững của hộ nông dân trên địa bàn huyện Chi Lăng.
-

Đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm phát triển sản xuất na theo


hướng bền vững của hộ nông dân trên địa bàn huyện Chi Lăng trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.

Biến động sản xuất na ở huyện trong những năm qua như thế nào: diện

tích, cơ cấu giống, năng suất, sản lượng…?
2.

Hoạt động sản xuất na của hộ nông dân như thế nào và vai trò của họ

trong phát triển bền vững sản xuất na?

2


3.

Hiệu quả kinh tế sản xuất na ở cấp hộ nơng dân như thế nào và xu hướng

biến động?
4. Tính bền vững của sản xuất na tại huyện như thế nào?
5. Các yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bền vững na tại huyện?
6.

Những giải pháp nào khắc phục các khó khăn, các vấn đề hạn chế nhằm

phát triển bền vững na tại huyện trong những năm tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động sản xuất na trên địa bàn huyện Chi

Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
-

Đối tượng điều tra trực tiếp là các hộ nông dân sản xuất na trên địa bàn

huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu phát triển sản xuất na theo hướng bền vững và các giải pháp
nhằm phát triển na bền vững tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
1.4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
1.4.2.3. Phạm vi thời gian
-

Số liệu sơ cấp và thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong thời

gian từ năm 2013 đến năm 2015.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất, con
người đấu tranh với thiên nhiên để làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra
lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải vật chất khác phục vụ cho
cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người là lực lượng sản xuất chủ
yếu giữ vai trị quyết định. Có nhiều quan điểm khác nhau về sản xuất, trong đó có
hai quan điểm chính sau:
Theo quan điểm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS), thì sản xuất là tạo
ra của cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có hai ngành sản xuất là nông nghiệp và
nông nghiệp (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995).
-

Theo hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hiệp quốc, thì quan niệm về

sản xuất rộng hơn. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nên trong xã hội
có ba ngành sản xuất là nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ. Q trình sản xuất
bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào, để tiến hành sản xuất cho tới khi có
các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho (Nguyễn Minh Hiểu, 2004).
Sản xuất là q trình phối hợp và điều hịa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu
giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào
hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,..., Xn)
Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X 1, X2,..., Xn là
lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất.
* Các yếu tố tham gia sản xuất.
Theo Nguyễn Thanh Liên (2011), bất cứ q trình sản xuất nào cũng có sự
tham gia của 3 yếu tố: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và lực lượng lao động

(con người). Trong đó lực lượng lao động là yếu tố quyết định.
4


+
Đối tượng lao động trong sản xuất na là: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật….
+
Tư liệu lao động trong sản xuất na là: Diện tích đất, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, nhà xưởng, kho tàng, cơ sở hạ tầng.
+
Lực lượng lao động trong sản xuất na là người lao động có trình độ kỹ
thuật, kinh nghiệm và kỹ năng trong sản xuất na.
Các yếu tố này thường gọi là yếu tố đầu vào hay nguồn lực sản xuất.
*
Sản phẩm: Tồn bộ sản phẩm hữu ích thu được từ cây na trong một thời
kỳ nhất định, thường tính là một năm. Sản phẩm thu được từ cây na là:
- Quả na tươi chưa qua sơ chế.
- Quả na đã qua sơ chế.
b) Phương thức sản xuất
Có hai phương thức sản xuất (Nguyễn Thanh Liêm, 2011), đó là:
Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo đủ
nhu cầu của bản thân và gia đình họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị
trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dùng để trao đổi trên thị trường. Sản xuất hàng hóa
thường được tiến hành trên quy mơ lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này
mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải sản xuất theo hướng thứ hai. Nhưng cho

dù sản xuất theo mục đích nào, thì người sản xuất cũng phải trả lời được 3 câu hỏi
cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Như vậy chúng ta có thể hiểu, sản xuất là quá trình tác động của con người
vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm, sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho đời sống con người.
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động của con người
để tạo ra sản phẩm hữu ích. Như vậy phát triển sản xuất được coi là một qúa trình tăng
tiến về qui mơ (sản lượng) và hồn thiện về cơ cấu. Phát triển sản xuất cũng được coi
là một q trình tái sản xuất mở rộng, trong đó qui mô sản xuất sau lớn hơn quy mô
sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận (Phạm Ngọc Linh, 2013).
5


Phát triển sản xuất (PTSX) có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (Phạm Ngọc Linh, 2013). Trong đó:
PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích
đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuật
giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ
phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao
gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mơ diện tích của mỗi hộ nông dân, hoặc cả
hai.
PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện sản
xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và
hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm giống,
vốn, kỹ thuật và lao động.
Trong qúa trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về sản
phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản xuất,

việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ cấu, để tạo
ra một cơ cấu hoàn hảo (Phạm Ngọc Linh, 2013).
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất
tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến
nguồn tài nguyên.
Vậy tăng trưởng sản xuất là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm
sản xuất trong một thời gian nhất định. Là kết quả của tất cả các hoạt động và dịch
vụ sản xuất tạo ra.
Còn hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ sản
xuất ra trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Phát triển sản xuất nông nghiệp
Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế
và xã hội. Theo Vũ Đình Thắng (2006) cho rằng: “Phát triển nơng nghiệp thể hiện
q trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó
và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát
triển là một ngành sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về
6


đầu ra (sản phẩm và dịch vụ), đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ
cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về
nông nghiệp. Trước hết, phát triển nơng nghiệp là một q trình, khơng phải trong
trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy
luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nơng nghiệp của Chính phủ, nhận
thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ
tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển là kết quả của q
trình phát triển nơng nghiệp.
Phát triển nông nghiệp khác với tăng trưởng nông nghiệp: Tăng trưởng
nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nơng nghiệp có nhiều đầu ra
so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều

về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp thường được đo bằng mức tăng thu nhập
quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nơng
nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi. Trái lại phát triển nông nghiệp thể
hiện cả về lượng và về chất. Phát triển nông nghiệp khơng những bao hàm cả tăng
trưởng mà cịn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nơng nghiệp, sự
thích ứng của nền nơng nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân
trong quản lý và sử dụng nguồn lực; Sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các
nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế.
Phát triển nơng nghiệp cịn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và môi
trường.Tăng trưởng và phát triển nơng nghiệp có quan hệ với nhau. Tăng trưởng là
điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng chiến lược phát
triển nông nghiệp chưa hợp lý mà có tình trạng ở một số quốc gia có tăng trưởng
nơng nghiệp nhưng khơng có phát triển nơng nghiệp” (Vũ Đình Thắng, 2006).
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển: Bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, phát triển bên cạnh sự
tăng thu nhập bình qn đầu người cịn bao gồm nhiều khía cạnh khác như: Sự
tăng trưởng cộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của
sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đơ thị hóa, sự tham gia của các
dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội
dung của phát triển (Phạm Ngọc Linh, 2013).
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, cải
thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của công dân.
7


Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống, bao gồm
tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng và phát
triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng
diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất lượng
của nền kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội

(Phạm Ngọc Linh, 2013).
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,
tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng
của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là
sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh
tế tạo ra. Còn phát triển có thể hiểu là một q trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội
(Phạm Ngọc Linh, 2013).
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong báo cáo
“Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển
(WCED) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững được định nghĩa “là sự phát triển
đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de
janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền
vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát
triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hồ giữa 3
mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế),
phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô
nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng mơi trường, phịng chống cháy và chặt phá
rừng; Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

8


2.1.1.4. Phát triển nông nghiệp bền vững

Theo GS.TS Đỗ Kim Chung, GS.TS Phạm Vân Đình (2009) cho rằng: Phát
triển nơng nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức,
kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu
ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của
mai sau. Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài ngun, sẽ
phù hợp về kỹ thuật và cơng nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về
mặt xã hội (FAO, 1992). Phát triển nông nghiệp bền vững là q trình đảm bảo hài
hịa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông
nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai.
Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được hai yêu
cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu hiện tại về nông sản và các dịch vụ liên quan và
duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm gìn giữ quỹ
đất, nước, rừng, khí hậu và tính đa dạng sinh học…). Nơng nghiệp bền vững là
phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật vừa thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển (Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình, 2009).
2.1.1.5. Phát triển sản xuất na theo hướng bền vững
Từ khái niệm về phát triển bền vững ở trên, kết hợp với đặc điểm của phát
triển sản xuất na, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về phát triển sản xuất na bền
vững như sau: Phát triển sản xuất na bền vững là quá trình phát triển cần sự kết
hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt
các vấn đề xã hội và môi trường trong sản xuất na. Sự phát triển đó địi hỏi phải
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai của sản xuất na.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất na theo hướng bền vững
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế của cây na
Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai/giai, sa lê, phan lệ chi, (danh
pháp hai phần: Annona squamosa), là một loài thuộc chi na (Annona) có nguồn
gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa
rõ do hiện nay nó được trồng khắp nơi nhưng người ta cho rằng nó là cây bản địa

của vùng Caribe (Dương Phong, 2011).

9


Được trồng từ lâu năm trên địa bàn, với đặc điểm na, quả dễ bóc và có vị
thơm, ngon đặc biệt, na Chi Lăng đã từng bước chinh phục khách hàng, khẳng định
giá trị kinh tế và thương hiệu của nó trên thị trường. Vùng phát triển na mở rộng,
những năm đầu cây được trồng chủ yếu ở các xã như xã Quang Lang, xã Chi Lăng,
thị trấn Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ sau này đã nhân rộng diện tích ra các xã trên
địa bàn như: xã Mai Sao, Xã Y Tịch, xã Thượng Cường... Với giá bán trung bình từ
20 - 40 ngàn đồng/1kg, hàng năm các hộ nghèo nhờ na đã thốt nghèo, đời sống
khơng ngừng được cải thiện. Cây na đã thực sự tích cực góp phần xố đói, giảm
nghèo trên địa bàn huyện Chi Lăng trong những năm qua (Nguyễn Văn An, 2010).
Đặc tính cây trồng
Cây na cao cỡ 2–5 mét, lá mọc xen ở hai hàng; hoa xanh, quả trịn có nhiều
múi (thực ra mỗi múi là một quả), hạt trắng có màu nâu sậm. Hạt có chứa độc tố,
có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.
Các giống na


miền Bắc, quả na được phân thành hai loại là na dai và na bở dựa vào

đặc tính của quả (sự liên kết giữa các múi với vỏ và giữa các múi với nhau).
Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, khơng dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na
nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh,
thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị
ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở.
Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) được coi là "vựa na" lớn nhất cả nước, nơi này
có 2 khu vực trồng na nổi tiếng: Na bở ở khu vực thị trấn Đồng Mỏ và na dai khu

vực Đồng Bành (Nguyễn Văn An, 2010).


miền Nam có mãng cầu dai hay còn gọi là mãng cầu Cấp (mãng cầu

Vũng Tàu). Mãng cầu dai chắc, nhiều thịt, ít hột, vỏ mỏng và ngọt hơn các loại
mãng cầu khác. Những quả mãng cầu Cấp có vỏ xù xì, múi khơng đều, khơng
mọng, nhưng có vị thơm và ngọt sắc (Dương Phong, 2011).
2.1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất na
Na thuộc nhóm cây ăn quả rụng lá trong mùa đông, thân gỗ hoặc thân bụi
cao từ 3 - 5m, có nhiều cành. Cành na nhỏ, lá mỏng. Cuống lá ngắn, lá rụng xong
trơ cuống và lúc đó mới mọc mầm mới.

10


Na là lồi cây có tính thích nghi cao, mọc được ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và khơ. Tuy vậy cây vẫn sinh trưởng được
trong điều kiện nóng ẩm.
0

Nhiệt độ thích hợp cho na sinh trưởng phát triển là 17 - 25 C (Dương
Phong, 2011).


1. Cách nhân giống


Nhân giống bằng hạt: do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản


được 2 – 3 năm. Xử lý hạt bằng cách: xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit
o

sunfuric, ngâm nước nóng 55 – 60 C trong 15 - 20 phút, hạt có thể nảy mầm sau 2
tuần lễ. Trồng từ hạt sau 2 - 3 năm cây có thể cho trái (Dương Phong, 2011).


Nhân giống vơ tính bằng biện pháp ghép cành: Trước hết phải chọn

những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao,
dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Na dai chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc
ghép là na dai và nê (có người gọi là bình bát vì trái giống bình bát) nhưng hạt nê
khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép na dai. Có thể ghép áp, ghép cành hay
ghép mắt. Gốc ghép phải 1 - 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm
trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành
gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho
áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 - 6 cm (Dương Phong, 2011).
2. Đặc tính


Na dai ưa đất thống, khơng nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất

cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và khơng bón phân
thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây
khoẻ, nhiều nhựa sức sống tốt thì mới cho trái ngon.


Na dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Ở đất cát ven biển hay ở đất

cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá, khi mùa mưa trở lại vào tháng 4 - 5 lại ra lá, ra

hoa. Những lứa đầu hoa rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, quang hợp đủ thì trái
đậu. Những lứa hoa cuối, vào tháng 7 - 8 cũng rụng nhiều; trái kết được cũng nhỏ
vì vậy na dai thuộc loại trái có mùa khơng như chuối, dứa, đu đủ, và cả na xiêm
nữa (ở miền Nam là loại trái quanh năm). Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy,
trồng na dai khơng cần tưới. Tuy vậy, nếu có tưới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài
hơn (Dương Phong, 2011).
11




Na dai tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa

xuân ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ đó na dai khơng những trồng được ở miền Bắc
mà còn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ... (Dương Phong, 2011).
3. Trồng và chăm sóc
Khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ươm cây giống bằng cách gieo hạt ở trong
bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 - 50 cm đem trồng thì dễ
sống hơn.


Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng quá dày và thường không bón

phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4 m ở đất xấu, 5 m ở đất tốt kết
hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều (Dương Phong, 2011).


Thời vụ trồng: đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết phải

tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ươm trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi

cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp
trời hạn cũng có lợi (Dương Phong, 2011).


Bón phân: Nên bón 20- 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi

cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau đó từ
năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai lần trước mùa
mưa và sau khi thu trái. Phân khống (bón thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK
16-16- 8: 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg.
Ví dụ năm thứ hai bón 1 kg/cây, năm thứ ba 1,5 kg và đến năm 9, 10 thì thơi khơng tăng
nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi
cây, và sau đó tăng lên chút ít mỗi năm (Dương Phong, 2011).

Sâu bệnh:
Na dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phịng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các
vườn ít chăm sóc. Khi na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu
trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sơi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái
hút nhựa, từ khi trái cịn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi
vì chỗ này vỏ mỏng, khơng những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà cịn làm
giảm chất lượng do vị nhạt (Nguyễn Danh Vàn, 2005).


Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin... Xịt vào cuối vụ,

khi khơng cịn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, khơng xịt
nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ (Nguyễn Danh Vàn, 2005).
12



×