Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tìm hiểu quan hệ việt nam trung quốc từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.09 KB, 84 trang )

Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện luận văn này,
bản thân tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình chu đáo và khoa học về mọi mặt như phương pháp,
kiến thức, tài liệu của thầy giáo hướng dẫn – TS Phạm
Ngọc Tân cùng các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử; các

cô, các bác, các chú ở thư viện trường Đại học Vinh, thư
viện khoa Lịch sử, thư viện Quân khu 4 và các bạn bè
đồng nghiệp đã góp ý kiến cho tơi trong q trình thực
hiện đề tài.

Nhân dịp này, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
quý báu và hiệu quả của thầy giáo hướng dẫn – TS Phạm
Ngọc Tân và các quý cô, thầy cùng các cô chú và bạn bè
đã giúp tơi hồn thành luận văn của mình.
Tháng 5/ 2002
Sinh viên: Mai

1

Thị Hương


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay


VIỆT – TRUNG HỮU NGHỊ
VẠN CỔ TRƯỜNG THÀNH
(Hồ Chí Minh – Xuân 1968)

2

Mai Thị Hương


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

MỤC LỤC
Tran
g

A

DẪN LUẬN

5

I

Lý do chọn đề tài

5

II


Lịch sử nghiên cứu vấn đề

7

III

Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài

8

1

Mục đích nghiên cứu của đề tài

8

2

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

9

IV

Phương pháp nghiên cứu

9

V


Bố cục luận văn

10

B

NỘI DUNG

11

Chương KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ NĂM
1

1950 ĐẾN NĂM 1986

11

1.1

Bối cảnh quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1950 đến

11

năm 1986
1.2

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1950 đến năm 1986

14


Chương QUAN HỆ VIỆT – TRUNG: MƯỜI LĂM NĂM KHÔI PHỤC VÀ PHÁT
2

TRIỂN (1986 – 2001)

29

2.1

Những yếu tố tác động đến q trình bình thường hố quan hệ

29

Việt – Trung
2.1.1
2.1.2

Tác động của tình hình thế giới và khu vực đến quan hệ Việt –
Trung cuối những năm 80 đầu những năm 90

29

Tác động của tình hình Việt Nam và Trung Quốc tới quan hệ Việt –

31

Trung
2.1.2.1


Tình hình Việt Nam

31

2.1.2.2

Tình hình Trung Quốc

33

2.2

Q trình bình thường hố và phát triển quan hệ Việt – Trung

36

(1986 – 2001)
2.2.1

Q trình bình thường hố quan hệ Việt – Trung (1986 – 1991)

36

2.2.2

Quan hệ Việt – Trung từ 1991 – 2001: Sự phát triển của tầm cao

41

mới

2.2.3

Ý nghĩa của việc việc bình thường hố và phát triển quan hệ Việt -

3

51


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

Trung
2.2.3.1

Với Việt Nam

51

2.2.3.2

Với Trung Quốc

54

2.2.3.3

Đối với khu vực và thế giới


57

Chương TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VIỆT – TRUNG

59

3
3.1

Những yếu tố thuận lợi đối với sự phát triển quan hệ Việt –
Trung trong những năm đầu thế kỷ XXI

3.1.1

59

Những tác động thuận chiều của tình hình quốc tế và khu vực đối
với quan hệ Việt – Trung

59

3.1.2

Tác động của tình hình bên trong đến quan hệ Việt – Trung

61

3.2

Những khó khăn và thách thức đối với sự phát triển quan hệ

Việt Nam và Trung Quốc trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI

63

3.2.1

Những vấn đề tồn tại trong quan hệ Việt – Trung

63

3.2.2

Những tác động ngược chiều của tình hình quốc tế và trong nước

3.3.

đối với quan hệ Việt – Trung

66

Triển vọng của sự phát triển quan hệ Việt – Trung trong thập

67

kỷ đầu của thế kỷ XXI
C

KẾT LUẬN

71


Phụ lục

74

Tài liệu tham khảo

77

4


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

A- DẪN LUẬN
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX quan hệ Xô - Mỹ, hai cường quốc lớn
nhất thế giới chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”. Đặc biệt, đến năm 1989 hai bên
tuyên bố xoá bỏ cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm. Điều này có tác dụng
lớn đến sự biến chuyển của tình hình thế giới. Quan hệ của nhiều nước trên thế
giới từ chỗ thường xuyên căng thẳng đã bắt đầu trở lại bình thường. Xu thế “đối
đầu” khơng cịn nữa, xu thế “đối thoại”, hồ bình, hợp tác đang trở thành xu thế
chủ yếu, đóng vai trò chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế từ những năm đầu thập kỷ
90 của thế kỷ XX trở lại đây. Mặt khác, trong bối cảnh mới của thế giới, “xu thế
tồn cầu hố, khu vực hố” đang trở thành xu thế vận động chính của nền kinh tế
tất cả các nước. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang nỗ lực phấn đấu để xây
dựng nên một “trật tự thế giới” mới – một “trật tự thế giới”, khơng có sự phân biệt
chế độ chính trị, hình thái kinh tế hay tơn giáo, sắc tộc, cùng nhau hợp tác chung

sống hồ bình trên mọi phương diện, lĩnh vực với phương châm cùng có lợi, cùng
chung sống hồ bình, giải quyết mọi vấn đề bằng thương lượng và đối thoại. Đó
cũng chính là xu thế “Đa phương hố - đa dạng hố” tồn cầu, góp phần cho sự
thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và liên kết giữa các quốc gia, lãnh thổ trong một
“mái nhà chung”.
Chính trong bối cảnh thế giới đó, mọi quốc gia đều có ý tưởng xích lại gần
nhau hơn, nhằm phát triển và nâng cao vị trí quốc tế của mình. Muốn vậy, các
nước cần phải mở rộng giao lưu và hội nhập, phát triển mối quan hệ hợp tác chính
trị, kinh tế, văn hoá … Trên cơ sở nhận thức vấn đề đó, ngày nay nhiều quốc gia,
dân tộc, đã gạt bỏ mọi mâu thuẫn, hiềm khích, xung đột, thù địch … để cùng nhau
hợp tác, giao lưu phát triển cùng có lợi, chung sống hồ bình và hữu nghị. Trên
tinh thần đó, Trung Quốc đã tiến hành bình thường hố quan hệ với Liên Xô, Ấn
Độ, Inđônêxia, Mông Cổ và chủ trương xúc tiến bình thường hố quan hệ với Việt
Nam. Ở khu vực Đông Nam Á, với việc Việt Nam tuyên bố rút quân đội của mình
ra khỏi lãnh thổ Campuchia năm 1985 và rút hết hoàn toàn vào năm 1989, quan hệ
Việt Nam với các nước ASEAN bắt đầu được cải thiện và có xu hướng xích lại gần
nhau hơn.
5


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

Trong một thế giới mà mức độ tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn, nhu cầu
phát triển, giao lưu, kinh tế, văn hoá nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau để hợp
tác vì lợi ích chung của dân tộc đang trở nên cấp thiết. Cũng như mọi quốc gia
khác quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc khơng nằm ngồi xu thế trên
của thế giới. Trong một môi trường quốc tế thuận lợi như hiện nay, quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc có điều kiện chuyển sang giai đoạn phát triển mới.

Trung Quốc là một cường quốc, có diện tích bằng 1/4 châu Á, chiếm gần 1/5
dân số thế giới, lại có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, là cái nơi của nền văn minh
nhân loại thời cổ. Ngày nay, Trung Quốc lại là nước đang phát triển theo con
đường xã hội chủ nghĩa, đang tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa, đã và đang
thu được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực, vị thế của Trung Quốc
trên thế giới ngày càng được nâng cao. Việt Nam là nước nằm ở khu vực Đông
Nam Á, với nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú và có vị trí
địa lý thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế, cả hai nước
đều cần đến nhau với tư cách là đối tác không thể thiếu.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có một vị trí chiến lược vơ cùng quan
trọng về địa lý, chính trị, an ninh, quốc phòng lẫn kinh tế, là cửa ngõ của các nút
giao thông yết hầu trên cả ba tuyến đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không của
khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cả thế giới; Lại là hai nước láng giềng “núi
liền núi, sông liền sông”, cùng tồn tại bên nhau qua hàng ngàn năm lịch sử và có
quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời.
Do vậy, xuất phát từ nhận thức về vị trí và vai trò của nhau trong khu vực và
trên trường quốc tế, cũng như lợi ích của hai dân tộc, việc bình thường hố quan hệ
hai nước Việt - Trung, cùng nhau hợp tác và phát triển đi lên trở thành điều rất cần
thiết. Dưới sự tác động của tình hình khu vực và thế giới, với phương châm “khép
lại quá khứ, mở ra tương lai”, “hướng về đại cục” dựa trên cơ sở năm ngun tắc
chung sống hồ bình, đáp ứng nguyện vọng, lòng mong mỏi của nhân dân hai
nước cũng như lợi ích chính đáng của hai nước, góp phần vào sự nghiệp hồ bình,
ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, Đảng và Chính phủ Việt
Nam - Trung Quốc đã cùng nhau bình thường hố và phát triển quan hệ giữa hai
nước lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên mọi sự hợp tác đều phải dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau. Do vậy
nghiên cứu một cách có hệ thống quan hệ hai nước trong bối cảnh quốc tế sau
6



Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

chiến tranh sẽ góp phần tìm hiểu chính sách đối ngoại của Việt Nam và Trung
Quốc trong thời gian qua, về chính sách của Trung Quốc ở khu vực Đơng Nam Á,
đặc biệt với Việt Nam, đồng thời hiểu rõ hơn vị trí của Việt Nam trong chiến lược
của Trung Quốc. Nghiên cứu “quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 đến nay
(tháng 11- 2001)” sẽ góp phần khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại
của nước ta trong thời gian qua, cũng như hiểu thêm những thăng trầm trong quan
hệ hai nước, vạch ra nguyên nhân cùng các nhân tố chi phối, tác động đến quan hệ,
ảnh hưởng của quan hệ đến lợi ích của từng nước và khu vực; Đồng thời rút ra một
số nhận xét về mối quan hệ Việt - Trung, từ đó góp phần nhỏ vào việc dự đốn
triển vọng của mối quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thiên niên kỷ
này.
Như chúng ta đã biết, trong chương trình học tập ở Đại học, phần lịch sử
Trung Quốc có vị trí đáng kể, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, tìm
hiểu về lịch sử nước này cũng như quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng
giềng (trong đó có Việt Nam), bởi vậy đã lơi cuốn chúng tơi đi sâu tìm hiểu nhằm
bổ sung những chi tiết mới. Đồng thời cũng là nguyên nhân khiến chúng tơi chọn
đề tài “Tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 đến nay” cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
II- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :
Trong bối cảnh mới của thế giới từ đầu thập kỷ 90 trở lại đây đặc biệt là do
sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực,
nên đã lôi cuốn sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Việt Nam. Trên cơ sở đó, để
đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về Trung Quốc, Trung tâm khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc. Từ Trung tâm này
đã ra đời nhiều cơng trình nghiên cứu về đất nước Trung Quốc cũng như mối quan
hệ Việt - Trung. Bên cạnh đó, cịn có nhiều tạp chí chun ngành khác như tạp chí

nghiên cứu Quốc tế, nghiên cứu Đông Nam Á, nghiên cứu kinh tế thế giới, tạp chí
cộng sản, báo nhân dân, báo quân đội … thường xuyên có những bài nghiên cứu
về Trung Quốc và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên tất cả các mặt. Những bài
viết như: “Nhìn lại quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến
nay” (Tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á số 1/1999); “Mốc mới trong quan hệ Việt Trung” của Vũ Khoan (Tạp chí cộng sản số 6, 3/1999); “Quan hệ hữu nghị Việt –
7


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

Trung tiến tới tầm cao mới” của Trường Lưu (Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2
(24) - 1999); “50 năm quan hệ Việt - Trung” của Bùi Thanh Sơn (Tạp chí nghiên
cứu Quốc tế số 01, 2/2000); “Mùa xuân mới của quan hệ Việt - Trung” của
Nguyễn Huy Quý (Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 1 (29) - 2000); “Củng cố
lòng tin và hợp tác lâu dài” của Xuân Thông (Tuần báo Quốc tế từ 6 - 12/12/1990)
… đã đề cập tới quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, đánh giá khách quan, khoa học
mối quan hệ hai nước.
Bên cạnh đó, có một số cuốn sách đã được xuất bản nghiên cứu về mối
quan hệ Việt - Trung. Như cuốn: “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
trong 30 năm qua” (NXB Sự thật Hà Nội 1981); “Sự thật về những lần xuất quân
của Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc” (NXB Đà Nẵng 1996) …
Trong các cuốn sách này đã trình bày khá rõ nét quan hệ chính trị Việt – Trung từ
năm 1945 đến trước khi hai nước bình thường hố quan hệ. Song do hoàn cảnh lịch
sử, các tác phẩm này nhìn chung có cách đánh giá và nhìn nhận có phần khắt khe,
khơng cịn phù hợp với xu thế hiện nay trong quan hệ giữa hai nước. Trong luận
văn này, chúng tơi tự đặt cho mình nhiệm vụ hệ thống hố, sắp xếp lại những vấn
đề đã được cơng bố trên các sách, tạp chí, báo nhằm có một cái nhìn tổng thể về
mối quan hệ Việt – Trung trong 16 năm qua.

III- MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Để tìm hiểu thêm về Trung Quốc cũng như chính sách đối ngoại của Trung
Quốc và Việt Nam trong thời kỳ hiện đại, đặc biệt mối quan hệ Việt - Trung, nên
chúng tơi chọn đề tài “Tìm hiểu quan hệ Trung Quốc – Việt Nam từ 1986 đến nay”
(tháng 11 - 2001).
Trong đề tài này chúng tôi đặt ra những mục đích sau:
- Tìm hiểu một cách khái qt về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
trước năm 1986 (giới hạn thời gian từ 1950 - 1986).
- Tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 đến 2001, trong đó
nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản:
+ Quá trình bình thường hố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 – 1991.
8


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

+ Tiến trình khơi phục và phát triển của quan hệ Việt - Trung từ 1991 – 2001.
- Dự đoán triển vọng của quan hệ Việt - Trung trong những năm đầu thế
kỷ XXI, trong đó vạch ra những nhân tố chi phối thuận chiều và ngược
chiều tới sự phát triển quan hệ Việt – Trung trong tương lai.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi khơng có tham vọng tìm hiểu sâu, kỹ về
mối quan hệ Việt - Trung trên tất cả các lĩnh vực, mà mục đích của đề tài chỉ nhằm
tìm hiểu mối quan hệ Việt - Trung trên lĩnh vực chính trị từ năm 1986 đến tháng 11
- 2001. Nếu đề tài hồn thành tốt sẽ góp phần nhỏ bé vào việc hiểu hơn mối quan
hệ của hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Với những tài liệu có được chưa phải là
nhiều và việc thu thập tư liệu còn gặp nhiều khó khăn và do trình độ cịn hạn chế

nên trong một thời gian ngắn chưa thể nắm được các nguồn tư liệu cần thiết nhất là
những tư liệu từ phía Trung Quốc. Nghiên cứu mối quan hệ chính trị là một lĩnh
vực có phần tế nhị, phức tạp và khó, trong khi nội dung được trình bày cịn đang
trong q trình phát triển, do đó là một sinh viên, lại là lần đầu tiên nghiên cứu một
đề tài lớn như vậy, nên cách viết, cách đánh giá vấn đề còn nhiều hạn chế. Chắc
chắn rằng những kết quả đạt được ở đây mới chỉ là bước đầu và khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy, cô, các bạn quan tâm tới vấn đề này, nhằm mục đích cuối cùng làm cho
luận văn có chất lượng và hoàn thiện hơn.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trước hết, đây là một đề tài nghiên cứu về khoa học xã hội, là một trong
những mảng của công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên mỗi loại đề tài bao giờ
cũng đặt ra những vấn đề cụ thể của nó, do vậy phương pháp chúng ta sẽ dùng để
nghiên cứu cũng phải tùy thuộc vào vấn đề đã được đặt ra. Với tư cách là một
người nghiên cứu lịch sử, xét về mặt quan điểm phải đứng trên lập trường chủ
nghĩa duy vật lịch sử; phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm phương pháp luận cho
vấn đề nghiên cứu. Vì lẽ đó, với đề tài đã chọn, phương pháp nghiên cứu tối ưu
nhất mà chúng tôi sử dụng trong luận văn là phương pháp bộ môn, phương pháp
lịch sử và phương pháp lơgíc.
9


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

Lịch sử cần phải tái hiện một cách chân thực nhất, những sự kiện diễn ra bao
giờ cũng phải rút ra được quy luật lịch sử của nó. Đồng thời cần phải đặt sự kiện
đó trong bối cảnh thế giới cũng như trong nước lúc đó. Qua phân tích cần sử dụng
phương pháp so sánh, thống kê xã hội học để đi đến những kết luận cụ thể. Vì vậy,

để hoàn thành tốt, cần phải tập hợp được nhiều tư liệu, qua đó để so sánh, đối chiếu
rồi tổng hợp những nét cơ bản của quan hệ Việt - Trung, của sự thăng trầm và phát
triển mối quan hệ hai nước.
V – BỐ CỤC LUẬN VĂN:
A - Dẫn luận
I- Lý do chọn đề tài
II- Lịch sử nghiên cứu đề tài
III- Mục đích, phạm vi nghiên cứu đề tài
IV- Phương pháp nghiên cứu
V- Bố cục đề tài.
B- Nội dung:
Chương 1: Khái quát về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
từ năm 1950 đến 1986
Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Mười lăm năm khôi
phục và phát triển (1986 - 2001)
Chương 3: Triển vọng của quan hệ Việt –Trung.
C- Kết Luận:
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

10


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

B- NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1986


1.1. Bối cảnh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1950 đến năm 1986
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “Núi liền núi, sông liền
sông” đều có lịch sử lâu đời và đã tồn tại bên nhau qua hàng ngàn năm lịch sử. Hai
dân tộc đã có nhiều nét tương đồng về văn hố và từ xa xưa đã có mối quan hệ
bang giao. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc đã từng có mối
quan hệ chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố v.v… Mối quan hệ
truyền thống này càng được củng cố và phát triển hơn trong thời kỳ hiện đại, đặc
biệt là trong thập kỷ gần đây.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), hồn cảnh lịch sử thế giới có nhiều
thay đổi có lợi cho nhiều quốc gia, lãnh thổ đang bị ách áp bức bóc lột của chế độ
thực dân. Trước thời cơ thuận lợi đó, nhiều quốc gia và lãnh thổ đã giải phóng đất
nước và giành được chính quyền, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó.
Mùa thu năm 1945, với tinh thần quật khởi, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc
cách mạng tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2 – 91945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, với cờ đỏ ngợp trời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt cho tồn thể đồng bào cả nước, đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Kể từ
đây, nước Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới: Độc lập, Tự do. Song trên thực
tế nhân dân Việt Nam đã không được hưởng trọn vẹn nền độc lập, tự do ấy. Với
âm mưu biến Việt Nam thành thuộc địa, Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ
hai, nhân dân Việt Nam đã phải bước vào một cuộc kháng chiến chín năm trường
kỳ gian khổ chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Bắt đầu từ năm 1950, cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể, chuyển dần từ thế
phòng ngự sang thế phản công chiến lược liên tục trên các chiến trường. Đỉnh cao
của sự chuyển biến này là chiến dịch Điện Biên Phủ, diễn ra từ ngày 13 – 3 đến
ngày 7 - 5 – 1954 và giành được thắng lợi to lớn, có tính chất quyết định tồn bộ
tiến trình của cuộc kháng chiến. Thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ (21 - 7
- 1954), rút quân về nước, lập lại hồ bình trên cơ sở thừa nhận chủ quyền dân tộc
11



Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

của ba nước Đông Dương. Nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Do so sánh lực lượng và tình hình chính trị thế giới phức tạp lúc đó, Việt
Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên
chủ nghĩa xã hội, cịn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và lực lượng tay sai thống
trị. Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước cịn chưa hồn
thành. Nhân dân miền Bắc Việt Nam vừa phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh,
khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục ủng hộ
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thực hiện hồ bình
thống nhất đất nước. Cuối cùng, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt
Nam kéo dài hơn 20 năm ròng (1954 - 1975) đã kết thúc và giành thắng lợi với Đại
thắng mùa xuân năm 1975 đưa non sông thu về một mối và từ đây dân tộc Việt
Nam, nhân dân Việt Nam bước vào thời kỳ hồ bình, độc lập thực sự, xây dựng đất
nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Do những điều kiện khách quan và chủ quan, nên cơng cuộc giành lại chính
quyền của nhân dân Trung Quốc diễn ra có muộn hơn so với Việt Nam. Ngày 1 –
10 –1949 là sự kiện lịch sử trọng đại của nhân dân Trung Quốc, tại Quảng trường
Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đơng đã tun bố trước tồn thế giới, sự ra
đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa – Nhà nước dân chủ nhân dân lớn
nhất châu Á. Kể từ đây nhân dân Trung Quốc bước vào công cuộc xây dựng đất
nước trong điều kiện lịch sử mới.
Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, Trung Quốc bước vào thời
kỳ đầu xây dựng cơ sở vật chất chủ nghĩa xã hội trong vòng 10 năm (1949 - 1959)
và đã gặt hái được những thành tựu quan trọng. Lần đầu tiên ở Trung Quốc đã xuất
hiện một chế độ xã hội mới tốt đẹp với sự phát triển tương đối nhanh chóng trên

mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, từ năm 1959, Trung Quốc bước vào thời kỳ dài khơng ổn định về
kinh tế, chính trị – xã hội (1959 - 1978). Đầu năm 1958, Mao Trạch Đông triệu tập
Hội nghị trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối “Đại nhảy vọt”
với phương châm xây dựng chủ nghĩa xã hội nhanh, nhiều, tốt, rẻ, tiếp đó đề ra
đường lối “Ba ngọn cờ hồng”: Đường lối chung, Đại nhạy vọt và Công xã nhân
dân. Những nhiệm vụ được đề ra trong thời điểm này đều là quá sức và do vậy,
Trung Quốc rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Năm 1958 có 30 triệu người
12


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

chết đói, đồng ruộng bị bỏ hoang, sản xuất bị đình đốn, nền kinh tế giảm sút
nghiêm trọng. Nhận thấy tình hình đất nước hết sức nguy ngập, Đảng cộng sản
Trung Quốc đã khẩn cấp thay thế một số nhân vật đứng đầu và lập ra tổ sữa chữa
sai lầm của đường lối đại nhảy vọt và ba ngọn cờ hồng (Mao Trạch Đơng khơng
cịn giữ chủ tịch nước, Lưu Thiếu Kỳ thay thế). Từ đây, Trung Quốc từ sự khủng
hoảng về kinh tế dẫn đến sự khủng hoảng về chính trị hết sức trầm trọng. Nội bộ
Đảng cộng sản Trung Quốc diễn ra sự bất đồng tranh chấp quyền lực giữa các cá
nhân, đảng phái hết sức quyết liệt mà đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hoá vơ
sản”. Trước tình hình đất nước lâm vào tình trạng bi đát về mọi mặt đó, Trung
Quốc thấy cần phải có một cuộc cách mạng để đổi mới đất nước phát triển kịp các
nước tiên tiến. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng
sản Trung Quốc họp (tháng 12 – 1978), quyết định đưa ra đường lối cải cách kinh
tế – xã hội của Trung Quốc. Đất nước Trung Quốc bước vào thời kỳ mới: ổn định
xây dựng đất nước. Cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc
Trung Quốc.

Như vậy, với việc hai nước Việt - Trung giành lại độc lập, thì việc khơi phục
mối quan hệ bang giao lâu đời trở thành một yếu tố khách quan tất yếu.
Tuy nhiên, mối quan hệ Việt - Trung bên cạnh chịu sự tác động của tình
hình trong nước, thì cịn chịu sự ảnh hưởng của tình hình khu vực và quốc tế. Đến
năm 1957, hầu hết các nước ở Đông Nam Á thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân kiểu cũ. Các nước này bước vào thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và phát
triển đất nước, với những bước đi khác nhau phù hợp với điều kiện lịch sử của
mình. Tuy nhiên, hầu hết các nước Đơng Nam Á đều có nền kinh tế phát triển yếu
ớt, lạc hậu. Do vậy, trong quá trình xây dựng đất nước, nhiều nước trong khu vực
đã chịu sự chi phối của các cường quốc bên ngoài như Anh, Pháp, đặc biệt là Mỹ.
Bên cạnh đó từ năm 1950, với việc các nước Đơng Âu hồn thành căn bản
cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và cùng với thắng lợi của cách mạng dân tộc,
dân chủ ở Trung Quốc, hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành trên phạm vi
tồn thế giới. Trong tình hình đó, với âm mưu bá chủ tồn cầu đồng thời chống lại
Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa. Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh
lạnh (tháng 3 – 1947), làm cho tình hình thế giới trở nên thường xuyên căng thẳng.
Mối quan hệ quốc tế lúc này là quan hệ đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ, hai khối
Đông – Tây. Cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ phát động đã lôi kéo hầu hết các quốc
13


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

gia, các khu vực trên thế giới vào vịng xốy của nó và lẽ đương nhiên Việt Nam,
Trung Quốc đặc biệt là Trung Quốc cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó.
Chính trong bối cảnh quốc tế và khu vực, cùng với tình hình nội tại của hai
nước Việt Nam - Trung Quốc, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc
đã được thiết lập. Ngày 18 –1 – 1950, hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã chính

thức thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Sự kiện này được ghi nhận như là
một mốc son trong lịch sử quan hệ hai nước. Kể từ đây, mối quan hệ hữu nghị Việt
– Trung bước sang giai đoạn mới, tầm cao mới, khác hẳn về “chất lẫn lượng” so
với những thời kỳ trước đó. Tuy rằng mối quan hệ này trong giai đoạn mới không
phải lúc nào cùng suôn sẻ.
1. 2. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1950 đến năm 1986
Sau ngày cách mạng Trung Quốc thành cơng (tháng 10 - 1949) trong bối
cảnh tình hình quốc tế có những chuyển biến thuận lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng Đảng và Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại
giao và tuyên truyền quốc tế, nhằm làm cho nhân dân thế giới trước hết là nhân
dân các nước xã hội chủ nghĩa hiểu rõ, ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam toàn diện hơn
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với lý do đó, Đảng và Chính phủ
Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu giúp đỡ sự nghiệp kháng
chiến của nhân dân Việt Nam.
Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong thời kỳ đầu sau khi giành độc lập,
những người lãnh đạo Trung Quốc với mong muốn tranh thủ điều kiện hồ bình để
nhanh chóng khơi phục và phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng cũng
như nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, nên đã tích cực ủng hộ,
và giúp đỡ nhân dân Việt Nam giành độc lập. Vì nước Việt Nam độc lập có nghĩa
là Trung Quốc khơng bị sự uy hiếp của chủ nghĩa đế quốc ở phía Nam và ngược lại
Trung Quốc được giải phóng có nghĩa là Việt Nam không bị sự uy hiếp của chủ
nghĩa đế quốc từ phương Bắc. Với tinh thần đó, đầu năm 1950, những người lãnh
đạo hai nước Việt - Trung đã xúc tiến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước.
Như đã nói ở trên, đề nghị của Đảng, Chính phủ Việt Nam được Đảng,
Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhanh chóng đáp ứng. Ngay cuối năm 1949,
đồng chí La Quý Ba được cử làm đại diện Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc
bên cạnh Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương với nhiệm vụ: chuyển cho
14



Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc các đề nghị viện trợ của Việt Nam. Ngày
5 – 1 – 1950, khi làm việc với đại diện Việt Nam tại Bắc Kinh, đồng chí Lưu Thiếu
Kỳ nói: “Cuộc kháng chiến ở Việt Nam do Đảng Việt Nam lãnh đạo rất đúng và
rất hay. Đảng Trung Quốc hết sức giúp Đảng Việt Nam hồn thành nhiệm vụ đó.
Các Đảng bạn khác nhất là Đảng cộng sản Liên Xô cũng cùng một quan điểm như
Đảng Trung Quốc và Việt Nam, trong cuộc kháng chiến phải tự lực cánh sinh là
chính. Sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là sự giúp đỡ chung” [61; 29 - 30]. Theo thoả
thuận giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô,
trước mắt Liên Xô trang bị cho Việt Nam một trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, một
số xe vận tải Mơlơtơva và thuốc qn y; Trung Quốc cịn trang bị vũ khí cho một
số đại đồn bộ binh và một đơn vị pháo binh, đồng thời đảm nhận vận chuyển hàng
viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Trung Quốc sẽ cử một đoàn cố vấn quân sự,
sang giới thiệu những kinh nghiệm chiến đấu của giải phóng quân và đồng ý cho
Việt Nam đưa Trường Lục quân sang Vân Nam để đào tạo và bổ túc cán bộ [61;
31]. Từ đây, Trung Quốc trở thành cầu nối giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ
nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đảm nhiệm vai trò chủ yếu viện trợ
cho Việt Nam kháng chiến.
Theo thoả thuận giữa lãnh đạo hai nước, Trung Quốc cử một đoàn cố vấn
quân sự gồm 79 cán bộ ưu tú do đồng chí Vi Quốc Thanh phụ trách sang giúp cơ
quan Bộ Tổng tư lệnh và một số đại đoàn chủ lực Việt Nam trên chiến trường
chính Bắc Bộ. Tại buổi gặp mặt các thành viên trong đoàn được tổ chức vào cuối
tháng 6 – 1950 ở Bắc Kinh trước khi lên đường sang Việt Nam, Chủ tịch Mao
Trạch Đơng nói: “Hồ Chí Minh và nhiều người Việt Nam đã từng tham gia và giúp
đỡ cho cuộc đấu tranh cách mạng của Trung Quốc, có người cịn đổ máu hy sinh.
Bây giờ các đồng chí sang giúp đỡ cuộc đấu tranh chống Pháp của họ là hoàn

toàn nên” [61; 30]. Và trên thực tế, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc sang Việt
Nam đã không chỉ làm nhiệm vụ cố vấn, mà còn tham gia vào các chiến dịch của
Việt Nam. Trong tổng số 50 chiến dịch lớn nhỏ, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc
tham gia bảy chiến dịch (Biên giới, Trung du, Đường 18, Hà - Nam – Ninh, Tây
Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ). Các đồng chí cố vấn đã đề xuất nhiều ý kiến
hay và trực tiếp chỉ đạo một số đơn vị chủ lực Việt Nam trên chiến trường chính
Bắc Bộ.
15


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

Bên cạnh sự ủng hộ lớn lao về mặt chính trị và tinh thần kể cả sức người,
Chính phủ và nhân dân Trung Quốc còn hết lòng chi viện về vật chất cho cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Chỉ riêng trong năm 1950, Việt Nam đã nhận
được 3.983 tấn hàng viện trợ của Trung Quốc, trong đó có 1.020 tấn súng đạn, 161
tấn quân trang, 30 xe vận tải Môlôtôva, 2.634 tấn gạo [40; 21]. Số hàng viện trợ đó
tuy chỉ chiếm 18,5% tổng số vật chất mà bộ đội Việt Nam sử dụng năm 1950, song
có giá trị cực kỳ quý báu và quan trọng. Trang bị và sức mạnh chiến đấu của một
số đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường chính Bắc Bộ
được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt là trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Việt Nam
gặp rất nhiều khó khăn về khâu hậu cần. Chính phủ Việt Nam, bên cạnh sự huy
động sức đóng góp của toàn dân, đặc biệt là nhân dân các tỉnh Sơn La, Lai Châu,
Việt Nam còn nhận được sự chi viện của Trung Quốc. Số gạo viện trợ của Trung
Quốc cho Việt Nam là 1.700 tấn bằng 6,8% tổng số huy động. Sau gạo là đạn,
Trung Quốc chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ 3.600 viên đạn pháo, đó là cơ
số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam từ cuối năm 1953, chiếm
18% tổng số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch. Ngoài số lượng đạn và pháo nói

trên, Trung Quốc cịn giúp trang bị cho Việt Nam một tiểu đoàn DKZ 75 ly và một
tiểu đồn hoả tiễn sáu nịng (Ca-chiu-sa). Hai tiểu đồn này đã kịp thời tham gia
đợt tổng cơng kích cuối cùng diễn ra chiều ngày 6 – 5 – 1954 và đã sử dụng 1.136
viên đạn [40; ]. Những viện trợ đó, góp phần tăng cường cho sức mạnh của Việt
Nam trong chiến dịch lịch sử này.
Như vậy, từ năm 1950, Việt Nam đã nhận được sự đồng tình ủng hộ, giúp
đỡ của bạn bè quốc tế đặc biệt là của nhân dân Trung Quốc. Số vũ khí, đạn, pháo,
quân trang và lương thực mà Chính phủ Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam
chiếm khoảng 20% tổng số vật chất bộ đội chủ lực Việt Nam sử dụng trên chiến
trường chính Bắc Bộ trong những năm 1950 – 1954. Điều này có ý nghĩa rất quan
trọng, trong hồn cảnh và điều kiện của Việt Nam lúc đó.
Trong những năm kháng chiến gian khổ và về sau, nhân dân Việt Nam biết
rõ Trung Quốc vừa mới giành chính quyền, đất nước cịn nhiều khó khăn lại phải
dốc sức Viện Triều chống Mỹ. Song Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã
ln đứng về phía Việt Nam. Ngồi sự ủng hộ lớn nhất, có ý nghĩa nhất là ủng hộ
về chính trị và tinh thần, Trung Quốc cịn hết lịng chi viện cho Việt Nam về vật
chất trong kháng chiến. Viện trợ của Trung Quốc đã giúp Việt Nam giải quyết
16


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

được nhiều khó khăn, nhất là về vũ khí và phương tiện vận chuyển để mở các
chiến dịch lớn … đồng thời nhiều kinh nghiệm quý báu về tác chiến và xây dựng
của Quân giải phóng Trung Quốc đã được bộ đội Việt Nam tiếp thu và vận dụng
có hiệu quả trên chiến trường Việt Nam. Tất cả đã góp phần quan trọng cho cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi.
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, đáng lẽ ra

nhân dân Việt Nam được hưởng một nền hồ bình, độc lập. Song thực tế đã không
như vậy, với âm mưu mới của kẻ thù mới - đế quốc Mỹ, Việt Nam lại bước vào
cuộc kháng chiến hơn 20 năm ròng (1954 - 1975) để giành lấy độc lập, toàn vẹn
lãnh thổ và bảo vệ thành qủa mà cách mạng tháng Tám đã gây dựng nên. Sau 21
năm chiến đấu vô cùng anh dũng và hy sinh, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi. Sự giúp đỡ nhiệt tình quý
báu của nhân dân và Chính phủ các nước trên thế giới – trong đó có sự giúp đỡ to
lớn của Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc anh em đã góp phần làm nên
thắng lợi đó.
Sự giúp đỡ của Trung Quốc trong những năm tháng nhân dân Việt Nam
chống Mỹ thực sự rất to lớn và có hiệu quả, những cũng phải trải qua “bước phát
triển có thử thách”.
Khi đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, Trung Quốc là một trong những nước
đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa này. Đến khi
Mỹ mở rộng chiến tranh sang miền Bắc – mở đầu bằng sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày
5 - 8 - 1964 thì ngày 6 - 8 - 1964, Chính phủ nước cộng hồ nhân dân Trung Hoa
đã ra tuyên bố lên án hành động xâm lược của Mỹ và khẳng định tình đồn kết và
trách nhiệm cao đối với Việt Nam, Trung Quốc cho rằng: Đế quốc Mỹ tấn công
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ tức là tấn cơng nước cộng hồ nhân dân Trung
Hoa, do vậy Trung Quốc phải có trách nhiệm cùng với Việt Nam đánh Mỹ. Trong
tiến trình của cuộc chiến tranh, với bất kỳ hành động leo thang nào của đế quốc
Mỹ, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc đều lên tiếng phản đối. Điều đó được thể
hiện qua các sự kiện như: ngày 9 - 2 - 1965, khi Mỹ dùng không quân và tàu chiến
đánh phá dữ dội thị xã Đồng Hới và một số mục tiêu thuộc tỉnh Quảng Bình, Vĩnh
Linh và đảo Cồn Cỏ, thì một ngày sau đó, ngày 10 - 2 – 1965, nhân dân thủ đơ Bắc
Kinh đã tổ chức cuộc mít tinh tại Quảng trường Thiên An Môn với hơn một triệu
người tham dự và sự tham gia của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà
17



Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

nhân dân Trung Hoa: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu
Bình …Tại cuộc mít tinh, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối tội ác chiến tranh của
đế quốc Mỹ và tỏ rõ quyết tâm ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân
Việt Nam. Tiếp đó, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ,
cứu nước (17 – 7 - 1966), thì ngày 22 – 7 – 1966 Trung Quốc đã tổ chức một cuộc
mít tinh lớn tại Thiên An Mơn để tỏ lịng ủng hộ Việt Nam. Trong dịp này, Chủ
tịch nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ đọc bản tuyên bố nhấn
mạnh: “Chính phủ Trung Quốc nhắc lại rằng, đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam tức
là xâm lược Trung Quốc. 700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu phương vững
chắc của nhân dân Việt Nam. Đất đai rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương
đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam. Nhân dân Trung Quốc hạ quyết tâm, đã
chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, sẽ có những hành động bất cứ lúc nào và ở đâu mà
nhân dân hai nước Việt – Trung cho là cần thiết để cùng nhau đánh bọn xâm lược
Mỹ v.v…” [40; 60]. Những lời tuyên bố đó thể hiện tình đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau
trong những lúc khó khăn của hai dân tộc Việt – Trung, thể hiện đậm nét tinh thần
vừa là đồng chí vừa là anh em như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Từ ngày 24 25/4/1970 nhân dịp Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương ra tuyên bố chung
cùng nhau đồn kết, gắn bó chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, Chính phủ và nhân
dân Trung Quốc đã ra tuyên bố bày tỏ sự ủng hộ kiên quyết nhất đối với bản tuyên
bố chung của Hội nghị. Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt
Nam, tuyên bố nêu rõ: “Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ
nhân dân Việt Nam tiến hành đến cùng cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, để
thực hiện mục tiêu thiêng liêng là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới
thống nhất đất nước. Quân xâm lược Mỹ và quân chư hầu phải lập tức rút khỏi
miền Nam hồn tồn và khơng điều kiện để nhân dân Việt Nam có thể tự giải
quyết vấn đề của mình, khơng có bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài” [40;
61]. Để nhấn mạnh hơn nữa sự ủng hộ tuyệt đối về mặt chính trị của nhân dân

Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đơng Dương – trong
đó có Việt Nam, Thủ tướng Chu Ân Lai nói rằng: “Nhân dân ba nước Đơng
Dương anh em có thể tin chắc rằng, trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, nhân
dân Trung Quốc mãi mãi đoàn kết sát cánh cùng chiến đấu để cùng nhau giành lấy
thắng lợi” [40; 61]. Rõ ràng, đối với nhân dân Việt Nam sự ủng hộ về chính trị,
18


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

tinh thần của Đảng, Chính phủ và 700 triệu nhân dân Trung Quốc là rất quý báu và
cần thiết.
Bên cạnh sự ủng hộ tuyệt đối về mặt chính trị, Trung Quốc còn giúp đỡ,
viện trợ về vật chất cho nhân dân Việt Nam. Trung Quốc là một trong những nước
đã viện trợ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam một
khối lượng hàng hoá, vũ khí, kỹ thuật, phương tiện chiến tranh, quân trang, quân
dụng khá lớn, kéo dài trong nhiều năm (mặc dù trong khoảng thời gian trên, Trung
Quốc cịn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, mức thu nhập bình qn tính theo đầu
người cịn rất thấp). Lấy đồng rúp của Liên Xơ làm đơn vị để tính tốn thì giá trị
hàng hố của các nước viện trợ cả về quân sự và kinh tế cho nhân dân Việt Nam
từ năm 1954 – 1975 là 7.067 triệu rúp (riêng 10 năm từ 1965 – 1975 là 6.561 triệu
rúp) [45; 317]. Số lượng trên chủ yếu là của nhân dân hai nước Liên Xô và Trung
Quốc. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc chủ yếu viện trợ cho Việt Nam vũ khí
bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, một
phần nhiên liệu, phương tiện vận tải và một số xe qn sự, pháo và đạn pháo. Chỉ
tính trong vịng 11 năm (1965 - 1975), Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam
4,847 triệu tấn lương thực, 262 triệu mét vải, 89,1 nghìn tấn bơng, 81,05 nghìn tấn
sợi, 625,67 nghìn tấn sắt thép các loại, 1,573 triệu tấn than mỡ, 760 nghìn tấn xi

măng, 1,774 triệu tấn xăng, dầu, mỡ nhờn các loại, 500 nghìn tấn phân urê, 2.510
toa xe lửa, 32.496 chiếc ô tô, 1.400 chiêc máy ủi, 1.000 chiếc máy kéo lớn và
3.300 chiếc máy kéo nhỏ [38]. Sự viện trợ đó của Trung Quốc đã có ý nghĩa thiết
thực đối với cuộc kháng chiến gian khổ của nhân dân Việt Nam .
Ngoài việc giúp đỡ vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh cho nhân dân
Việt Nam đánh Mỹ, Trung Quốc cịn đảm nhiệm một cơng việc rất quan trọng là
vận chuyển quá cảnh số lượng hàng hố, vũ khí, đạn dược mà các nước khác giành
cho Việt Nam. Thực tế, một số cảng biển của Trung Quốc đã trở thành nơi tiếp
nhận vũ khí đưa xuống tàu biển vận chuyển sang Việt Nam. Đồng thời, trong thời
kỳ chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả lần thứ hai của đế
quốc Mỹ, Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng các kho chứa xăng dầu ở Đồng
Đăng (Lạng Sơn), Quảng Ninh và chi viện cho Việt Nam hàng trăm kilômét
đường ống dã chiến, cùng một số máy móc thiết bị. Hoặc như khi Mỹ tiến hành thả
thuỷ lôi phong toả các cảng sông, biển, ngăn không cho tàu thuyền các nước
chuyên chở hàng hố, vũ khí vào giúp Việt Nam (1972), các thuỷ thủ Trung Quốc
19


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

đã dùng tàu vận tải Hồng Kỳ neo đậu ở phao số 0 hoặc trong các cảng của Việt
Nam, lợi dụng nước thuỷ triều thả hàng hoá (chủ yếu là lương thực, thực phẩm,
thuốc chữa bênh) giải quyết nhu cầu cấp thiết cho Việt Nam .
Tất cả những khối lượng vật chất phục vụ chiến tranh mà Trung Quốc đã
giành cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam , thực sự là biểu
tượng tốt đẹp của tình đoàn kết và tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa. Nguồn sức
mạnh vật chất này đã được nhân dân Việt Nam sử dụng có hiệu quả trên chiến
trường, từng bước đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Trung Quốc không những giúp đỡ Việt Nam về vật chất, kỹ thuật mà được
sự thoả thuận giữa Đảng và Chính phủ hai nước, một số đơn vị công binh và bộ đội
phịng khơng Trung Quốc đã sang giúp Việt Nam nâng cấp, sữa chữa và mở rộng
thêm các tuyến đường giao thông trên bộ thuộc các tỉnh biên giới giáp với Trung
Quốc. Một số trận địa phịng khơng của Trung Quốc đã triển khai để bảo vệ cho
lực lượng làm đường, bảo vệ cho việc vận chuyển bằng đường sắt và đường ô tô từ
vùng biên giới Trung Quốc xuống Lạng Sơn – Kép (Hà Bắc), Lào Cai - Yên Bái.
Ngay từ cuối tháng 5 – 1965, bộ đội công binh Trung Quốc được cử sang giúp đỡ
Việt Nam, đã ổn định nơi ăn chốn ở và bắt đầu triển khai công việc được giao, đến
cuối năm 1969 công việc sữa chữa, nâng cấp quốc lộ 3 đã cơ bản hoàn thành và
đưa vào sử dụng. Những việc làm trên đã góp phần thúc đẩy tốc độ vận chuyển
khối lượng hàng hoá cho chiến trường nhiều hơn những năm trước đó. Mồ hơi,
cơng sức và cả máu của bộ đội công binh Trung Quốc trong thời gian giúp Việt
Nam sửa đường, mở đường thực sự là những đóng góp quan trọng có hiệu quả đối
với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Chính phủ và nhân dân Trung Quốc không những giúp đỡ cuộc kháng chiến
của nhân dân Việt Nam về vật chất, tinh thần mà lớn lao hơn, Trung Quốc cùng
tham gia chiến đấu chống Mỹ với Việt Nam. Cụ thể khi Mỹ mở rộng chiến tranh
phá hoại miền Bắc, việc bảo vệ lực lượng công binh đang mở đường và bảo vệ
hành lang biên giới vào các cửa khẩu, nơi tập kết, chuyên chở hàng hố trở nên rất
cần thiết. Trước u cầu đó, được sự thỏa thuận của hai Đảng, hai Nhà nước bắt
đầu từ cuối năm 1966, một số chi đội phịng khơng Trung Quốc đã luân phiên nhau
sang tham gia chiến đấu chống máy bay Mỹ một số khu vực thuộc biên giới Việt –
Trung. Đã có những chiến sỹ Trung Quốc chiến đấu anh dũng và hy sinh tại chiến
trường Việt Nam. Trân trọng và ghi nhớ công ơn của các chiến sỹ quân đội Trung
20


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay


Mai Thị Hương

Quốc đã chiến đấu, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ trên miền Bắc Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã tuyên dương công
trạng, tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương cao quý cho các cán bộ, chiến
sỹ của bạn, đồng thời xây dựng nghĩa trang và khắc bia ghi nhận công lao của các
chiến sỹ Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt
Nam .
Tất cả sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn mà Chính phủ và nhân dân Trung Quốc
giành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thật sự có ý nghĩa
lớn lao, góp phần tạo nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt
Nam. Điều đó nói lên rằng: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi nhân dân Việt Nam
gặp khó khăn thì đều có sự ủng hộ, giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Trung
Quốc anh em. Điều đó được minh chứng qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Chứng tỏ rằng mối quan hệ
hữu nghị Việt - Trung đã luôn luôn được vun đắp và ngày một tốt đẹp, bền vững
cùng với chiều dài của thời gian. Mối bang giao đó thắm đượm tinh thần anh em,
đồng chí và tinh thần quốc tế vơ sản. Sự giúp đỡ nhiệt thành của Trung Quốc với
Việt Nam vô cùng quý giá và nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên.
Tuy nhiên, bên cạnh sự giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả về mặt vật chất và
tinh thần kể trên, ở một số thời điểm trước những thử thách nghiêm trọng, Trung
Quốc cũng đã gây nên những trở ngại cho tiến trình kháng chiến của quân và dân
Việt Nam. Điều đó, trên thực tế đã làm cho mối quan hệ Việt - Trung từ những
năm 1954 đến 1975 khơng phải khơng có sự thăng trầm, rạn nứt.
Với chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam (7 – 5 - 1954) đã
buộc thực dân Pháp vào ngồi vào bàn đàm phán, để tìm giải pháp thương lượng
cho vấn đề Đông Dương. Tại Hội nghị Giơnevơ, lập trường của những người lãnh
đạo Trung Quốc và Việt Nam đã có sự khác nhau trong việc giải quyết vấn đề
Đông Dương. Trung Quốc muốn chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương bằng
một giải pháp theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là đình chỉ chiến sự mà khơng có giải

pháp chính trị. Trung Quốc chủ trương giải quyết riêng rẽ ba vấn đề Việt Nam,
Lào, Campuchia, trong đó nước Việt Nam sẽ bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17, Trung
Quốc nhiều lần ép Việt Nam nhân nhượng để ký Hiệp định Giơnevơ. Sở dĩ như
vậy bởi vì, lúc này Trung Quốc trên cơ sở tính tốn lợi ích của mình khơng muốn
Việt Nam được thống nhất cả hai miền Nam Bắc, vì sợ Việt Nam mạnh lên sẽ là
21


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

mối nguy hại cho Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc chỉ cần Bắc Việt Nam được
giải phóng và là khu đệm an tồn, cịn miền Nam Việt Nam có thể lệ thuộc vào
Pháp hay Mỹ đều có lợi cho Trung Quốc. Sự thay đổi trong thái độ của những
người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam - là một điều đáng phê phán. Bởi lẽ
ra, qua thăng trầm của lịch sử, giờ đây hai nước đã đi theo một hướng, một lý
tưởng cao đẹp là: cùng xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, thì
quan hệ phải là sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần quốc tế vô sản. Cũng
từ đây quan hệ hai nước Trung – Việt chứa đựng những mâu thuẫn song chưa trở
thành gay gắt, bởi vì Việt Nam có nhiệm vụ nặng nề hơn phải hoàn thành là thống
nhất đất nước và Trung Quốc cũng nhận thấy trong bối cảnh đó Việt Nam chưa
phải là mối đe doạ chính của họ.
Khi nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiên chống Mỹ, một mặt
Trung Quốc vẫn giúp đỡ nhiệt tình cho Việt Nam, mặt khác, có những thay đổi
trong đường lối, hành động với Việt Nam. Đặc biệt là việc Trung Quốc từng bước
tiến hành thiết lập quan hệ với Mỹ đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sự
nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Trước tiên, Trung Quốc cố thuyết
phục Việt Nam chấp nhận chủ trương: “Trường kỳ mai phục”, không dùng lực
lượng vũ trang đánh Mỹ. Tháng 11 – 1956, chủ tịch Mao Trạch Đơng nói với

những người lãnh đạo Việt Nam rằng: “Việc chia cắt Việt Nam không thể giải
quyết trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ … Nếu mười năm chưa
được thì phải trăm năm” [40; 32]. Khi Mỹ thăm dò thái độ của Trung Quốc với
việc Mỹ mở rộng chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố: “Người (Mỹ)
khơng đụng đến ta (Trung Quốc) thì ta khơng đụng đến người” mà trên thực tế là
bật đèn xanh cho Mỹ. Đến năm 1968, khi ta giành thắng lợi trong cuộc tổng tiến
công mùa xuân năm 1968, buộc Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và
chấp nhận ngồi đàm phán với Việt Nam tại Pari (Pháp). Trung Quốc cho rằng:
“Lúc này Việt Nam chấp nhận đàm phán chưa phải là thời cơ và trên tư thế cao,
ta (Việt Nam ) đã nhân nhượng một cách vội vã” [40; 73] và rằng: “Việc Mỹ chấm
dứt ném bom miền Bắc Việt Nam là một sự thoả hiệp của Việt Nam với Mỹ” [40;
74]. Khi biết nhân dân Việt Nam vẫn kiên định thực hiện đường lối của mình,
Trung Quốc đã giảm viện trợ quân sự: năm 1969 xuống còn 40%, năm 1970 xuống
hơn 50% so với 1968, đồng thời đẩy nhanh mối quan hệ với Mỹ và tiến hành đàm
phán với Mỹ về các vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cũng kể từ
22


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

năm 1973, những người lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện những hành động khiêu
khích cơng khai, bằng việc lấn chiếm đất đai ở những tỉnh biên giới phía Bắc
nhằm làm suy yếu những cố gắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh
giải phóng hồn tồn miền Nam. Trung Quốc bắt đầu quay lại, tỏ rõ thái độ nước
lớn, khi Việt Nam yêu cầu mở đàm phán để phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ,
ngăn cản Việt Nam thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên vùng biển của
Việt Nam. Chính vì lẽ đó, cuộc đàm phán về đường biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ (tháng 11 - 1974) đã không đi tới kết quả tích cực

nào. Cũng từ năm 1974, khi hai bên cịn đàm phán về ranh giới biển thì Trung
Quốc đã đưa lực lượng hải quân và không quân chiếm đảo Hoàng Sa của Việt
Nam, nhằm tạo ra cái gọi là “sự đã rồi” cho dù rằng sau đó một năm (1975) Đặng
Tiểu Bình, trong cuộc hội đàm với những nhà lãnh đạo Việt Nam đã nói rằng
Hồng Sa và Trường Sa cần được bàn bạc để giải quyết. Tất cả những hành động
đó của Trung Quốc cũng khơng ngăn cản được chiến thắng hoàn toàn trọn vẹn của
nhân dân Việt Nam giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.
Sau khi Việt Nam thắng Mỹ, các nước anh em, bè bạn trong đó có Trung
Quốc đã gửi điện chúc mừng. Ngày 1 – 5 – 1975, các nhà lãnh Trung Quốc đã gửi
điện chúc mừng với nội dung: “… Thắng lợi của các đồng chí đã mở ra thời đại
mới của nước Việt Nam đã được giải phóng, có ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa quốc tế
trọng đại. Thắng lợi của các đồng chí đã cổ vũ hết sức mạnh mẽ tất cả các dân tộc
và nhân dân bị áp bức đang đấu tranh, nêu tấm gương sáng chói cho sự nghiệp
cách mạng chống đế quốc của nhân dân toàn thế giới. Thắng lợi của nhân dân
Việt Nam một lần nữa chứng minh hùng hồn rằng nhân dân một nước, dù là nhân
dân một nước nhỏ miễn là dám vùng dậy đấu tranh, dám cầm vũ khí, lấy chiến
tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa khơng sợ khó khăn, khơng sợ hy
sinh, khơng sợ vấp váp, kiên trì bền bỉ thì có thể đánh bại được bất kỳ kẻ thù nào
tưởng chừng như hùng mạnh và giành được thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu
tranh cho sự nghiệp chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, giải
phóng cho dân tộc” [43; 35]. Và khẳng định Trung Quốc: “… Sẽ tiếp tục làm trịn
nghĩa vụ quốc tế của mình, kiên quyết ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa nhằm cũng cố
thành qủa thắng lợi, thống nhất và xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam”
[43; 35].
23


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương


Nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã không thực hiện những lời hứa hẹn với
nhân dân Việt Nam. Trong lúc nhân dân Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh,
kinh tế, xã hội đang gặp rất nhiều khó khăn, đang rất cần sự giúp đỡ của các nước,
thì cũng là lúc Trung Quốc tuyên bố cắt hoàn toàn viện trợ, rút hết chuyên gia kỹ
thuật về nước, làm cho một số hạng mục cơng trình cơng nghiệp, giao thơng …,
của Việt Nam buộc phải ngừng lại, trong đó có khơng ít cơng trình buộc phải huỷ
bỏ vì khơng có vật tư, máy móc, kỹ thuật. Hơn thế nữa, Trung Quốc cịn u cầu
Việt Nam nhanh chóng thu xếp hồn trả số lượng “ngoại tệ mạnh” được quy đổi từ
những hàng hoá quân sự mà Trung Quốc đã cho Việt Nam vay theo quy chế “viện
trợ hồn lại”, thanh tốn sau chiến tranh. Như vậy, những người lãnh đạo Trung
Quốc đã khơng giữ đúng như lời hứa vào năm 1975.
Nhìn lại, quan hệ hai nước Việt - Trung từ năm 1950 – 1978, thì chúng ta
thấy rằng: Mối quan hệ đó diễn ra khơng thật sự sn sẻ và có phần phức tạp. Thực
chất Trung Quốc chưa bao giờ có thái độ công bằng vô tư trong quan hệ với Việt
Nam. Song nhân dân Việt Nam sẵn sàng bỏ qua quá khứ, hy vọng vào mối quan hệ
hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước đã được vun đắp qua nhiều thế hệ sẽ phát triển tốt
đẹp.
Tháng 12 – 1978, Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành Hội nghị Trung
ương III, khoá XI, mở ra thời kỳ mới cho đất nước Trung Quốc: Thời kỳ cải cách
mở cửa. Cùng với những cải cách về kinh tế, đường lối đối ngoại của Trung Quốc
có những điều chỉnh mới như là làm bạn với nhiều nước, thêm bạn bớt thù, phục
vụ cho phát triển đất nước, nâng cao vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Còn Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, cơng cuộc thống nhất đất nước được
hồn thành, thì điều hết sức cần thiết lúc này, là có hồ bình để khơi phục, củng cố
và phát triển đất nước sau hàng chục năm chiến tranh. Vì vậy, Việt Nam sẵn sàng
đặt quan hệ với các nước, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, viện trợ về kinh tế. Đó
chính là điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện mối quan hệ hai nước Việt – Trung.
Song trên thực tế quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ sau 1975 đến 1986 đã diễn ra
ngày càng xấu đi.

Trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc, thì quan hệ của
Trung Quốc với Việt Nam cũng khơng nằm ngồi sự điều chỉnh đó. Tuy nhiên, sự
điều chỉnh trên khơng phải theo chiều hướng tích cực mà ngược lại, Trung Quốc
vẫn dùng chính sách thù địch với Việt Nam bằng nhiều cách. Như liên tục trong
24


Quan hệ Việt - Trung từ 1986 đến nay

Mai Thị Hương

những năm 70, Trung Quốc tiến hành nhiều lần những vụ khiêu khích ở biên giới
Việt – Trung; Đầu năm 1978 dựng lên cái gọi là “Vấn đề nạn Kiều”, trong đó đưa
ra luận điệu “Vu cáo Việt Nam” là xua đuổi, bài xích, khủng bố người Hoa. Đồng
thời dụ dỗ, tổ chức cho Hoa kiều tiến hành di cư gây nên tình trạng hỗn loạn, lộn
xộn ở Việt Nam. Chỉ trong vịng mấy tháng đầu năm 1978 đã có tới 17 vạn người
Hoa di cư sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, để cơ lập Việt Nam và ngăn cản công
cuộc khôi phục, xây dựng đất nước ở Việt Nam, Trung Quốc đã vận động các
nước, các tổ chức quốc tế ngừng viện trợ cho Việt Nam, kêu gọi các nước ASEAN
lập “mặt trận chung với Trung Quốc” chống Việt Nam. Những hành động của
Trung Quốc trái với phương châm ngoại giao mà Trung Quốc đã thực hiện với các
nước khác, trái với năm ngun tắc chung sống hồ bình mà Trung Quốc là tác giả,
đồng thời vi phạm luật pháp quốc tế. Tất cả những điều đó làm cho quan hệ hai
nước Việt – Trung đã bị tổn thương và đi vào một khúc quanh nghiêm trọng. Đặc
biệt, ngày 17 – 2 –1979, Trung Quốc sử dụng 60 vạn qn có pháo binh, xe tăng
yểm trợ tiến cơng vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới dài hơn 1.000km. Đây
thực sự là đỉnh cao của hành động Trung Quốc chống Việt Nam. Cuộc chiến tranh
biên giới đã làm cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước bị tổn
thương nghiêm trọng. Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc chủ động tổ chức, được
tiến hành theo hai hướng nhưng cuối cùng đã thất bại, bị nhân dân thế giới và một

bộ phận nhân dân Trung Quốc lên án. Ngày 5 – 3- 1979 họ buộc phải tuyên bố rút
quân và đàm phán với Việt Nam. Sự kiện ngày 17 – 2 – 1979, đánh dấu một thời
kỳ đen tối trong lịch sử quan hệ hai nước – mà báo chí phương Tây gọi sự kiện này
là “Anh em đỏ chiến tranh với nhau”.
Thất bại trong cuộc chiến tranh với Việt Nam nhằm “Đánh sập huyền thoại
về tài bách chiến, bách thắng của quân đội Việt Nam”, Trung Quốc đã buộc phải
ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam. Tuy nhiên, trải qua các vòng đàm phán tại
Hà Nội cũng như Bắc Kinh, Trung Quốc vẫn giữ thái độ nước lớn với Việt Nam,
lẩn tránh những đề nghị của phía Việt Nam về những biện pháp cấp bách nhằm
chấm dứt các hoạt động khiêu khích ở biên giới hai nước. Đồng thời Trung Quốc
cịn đưa ra u sách vơ lý đòi Việt Nam từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trong suốt thập kỷ 80 những người lãnh đạo Trung Quốc, vẫn chưa từ bỏ
thái độ thù địch với Việt Nam, nhiều lần lên tiếng dọa “dạy cho Việt Nam bài học
25


×