Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC ÁNH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT KHÔNG
THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN ĐỐNG ĐA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học :

TS. Phạm Văn Vân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Ánh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy,
hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Văn Vân, là người trực tiếp
hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND quận Đống Đa, UBND phuờng Nam Đồng,
Láng Hạ, Láng Thượng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thơng tin,
số liệu, trong q trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân
trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập, nghiên cứu
để hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Ánh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận, ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với
các tổ chức .......................................................................................................... 3


2.1.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 3

2.1.2.

Một số khái niệm của công tác quản lý Nhà nuớc về đất đai đối với các tổ
chức..................................................................................................................... 3

2.1.3.

Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 6

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao đất giao đất cho các tổ chức sử
dụng đất ............................................................................................................ 11

2.2.

Tình hình thực hiện việc giao đất cho các tổ chức ở việt nam ......................... 14

2.2.1.

Những quy định hiện hành về giao đất ............................................................. 14

2.2.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam............................. 19


2.2.3.

Hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng của các tổ chức trên
tồn quốc........................................................................................................... 23

2.2.4.

Tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu
tiền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội ................................................................ 26

2.2.5.

Đánh giá chung ................................................................................................. 27

iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 28
3.1.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 28

3.2.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 28

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 28


3.3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã
hội trên địa Quận Đống Đa ............................................................................... 28

3.3.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức ................................................ 28

3.3.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ
chức trên địa bàn quận Đống Đa ...................................................................... 29

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29

3.4.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 29

3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 29

3.4.3

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 29


3.4.4.

Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý tài liệu, số liệu ............................... 30

3.4.5.

Phương pháp so sánh, đánh giá ........................................................................ 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 31
4.1

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường quận Đống Đa ....... 31

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 31

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 32

4.1.3.

Thực trạng môi trường ...................................................................................... 33

4.2.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội.................................................................. 34


4.2.1.

Tình hình phát triển kinh tế .............................................................................. 34

4.2.2.

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................................ 34

4.2.3.

Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nơng thơn ............................... 35

4.3.

Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai .............................................. 36

4.3.1.

Tình hình quản lý đất đai .................................................................................. 36

4.3.2.

Hiện trạng sử dụng đất đai ................................................................................ 39

4.4.

Hiện trạng sử dung đât theo mục đích của các tổ chức được nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn 3 phường thuộc quận
Đống Đa ............................................................................................................ 43


iv


4.5.

Đánh giá công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn 3 phường nam đồng,
láng hạ, láng thượng thuộc quận Đống Đa ....................................................... 48

4.5.1.

Thực trạng sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất tại quận Đống Đa ............................................................. 48

4.5.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất khơng mục đích của các tổ chức được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại 3 phường thuộc quận Đống
Đa...................................................................................................................... 50

4.5.3.

Tình hình sử dụng đất vào mục đích khác của các tổ chức được Nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất quận Đống Đa ......................................... 52

4.5.4.

Tình hình cho thuê, cho thuê lại đất của các tổ chức được Nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất .......................................................................... 53


4.5.5.

Tình hình tranh chấp đất và lấn chiếm của các tổ chức được Nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất .................................................................. 54

4.5.6.

Biến động diện tích đất trong quá trình quản lý sử dụng của các tổ chức
được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ........................................ 55

4.5.7.

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ................................................. 57

4.6.

Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ...... 58

4.7.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất đã giao cho các
tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận Đống
Đa...................................................................................................................... 61

4.8.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của
các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận

Đống Đa ............................................................................................................ 61

4.8.1.

Giải pháp về chính sách pháp luật .................................................................... 62

4.8.2.

Giải pháp về kinh tế .......................................................................................... 63

4.8.3.

Giải pháp về khoa học công nghệ ..................................................................... 63

4.8.4.

Giải pháp về thanh kiểm tra .............................................................................. 63

4.8.5.

Giải pháp về tăng cường quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong thời gian tới ........................... 64

v


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 65
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 65


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 66

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 67
Phụ lục .......................................................................................................................... 69

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết Tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hố – hiện đại hoá

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HSĐC


Hồ sơ địa chính

KT-XH

Kinh tế xã hội

LH

Láng Hạ

LT

Láng Thượng



Nam Đồng

SDĐ

Sử dụng đất

TP

Thành phố

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Tình hình đất chưa sử dụng của các tổ chức sử dụng đất ở nước ta
năm 2016 ..................................................................................................... 26

Bảng 4.1.

Dân số và biến động dân số quận Đống Đa năm 2016 ............................... 34

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Đống Đa năm 2016 ................... 42

Bảng 4.3.

Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích của các tổ chức đuợc giao đất
không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn 3 phuờng ...................................... 44

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụng đất của các loại hình tổ chức được Nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất .................................................................... 49

Bảng 4.5.

Tình hình quản lý, sử dụng đất của các loại hình tổ chức được Nhà
nước giao đất khơng thu tiền sử dụng đất ................................................... 51

Bảng 4.6.


Tình hình sử dụng đất vào mục đích khác của các tổ chức được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ................................................... 52

Bảng 4.7.

Tình hình cho thuê, cho thuê lại của các tổ chức được Nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất .................................................................... 54

Bảng 4.8.

Biến động diện tích đất trong quá trình quản lý, sử dụng của các tổ
chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất .......................... 55

Bảng 4.9.

Biến động diện tích đất theo loại hình tổ chức trong quá trình quản
lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất .................................................................................................. 56

Bảng 4.1.

Tình hình cấp GCN quyền sử dụng đất của các loại hình tổ chức
được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất .................................. 57

viii


DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu đơi tuợng sử dụng đất quận Đống Đa năm 2016 ........................... 43


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh
Tên luận văn: Đánh giá công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Đống Đa – thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức đuợc Nhà nuớc
giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho
các tổ chức đuợc Nhà nuớc giao không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Đống Đa.
Phuơng pháp nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: Trên địa bàn quận Đống Đa có 802 tổ chức đuợc Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất với 1015 khu đất có tổng diện tích là 147,1ha.
- Phuơng pháp điểu tra, thu thập tài liệu, số liệu.
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại Sở Tài Nguyên và Môi Truờng
thành phố Hà Nội, phịng Tài Ngun và Mơi Truờng quận Đống Đa, UBND phuờng
Nam Đồng, UBND phuờng Láng Hạ, UBND phuờng Láng Thượng.
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Điều tra 50/165 tổ chức đuợc Nhà nuớc giao đất không
thu tiền sử dụng đẩt trên địa bàn gồm các thông tin chung về tổ chức, tình hình quản lý
và sử dụng đất của các tổ chức.
- Phuơng pháp thống kê, so sánh, xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng hợp
Kết quả chính và kết luận

Quận Đống Đa là quận trung tâm nằm ở phía Tây nam của thành phố Hà Nội, tiếp
giáp với 5 quận Hồn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng. Quận
Đống Đa có 21 phuờng với dân số 402.059 nguời. Quận có tốc độ tăng truởng kinh tế
cao, hoà nhập với nền kinh tế thị truờng.
Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên tồn quận là 994,7ha, chiếm
0,298% diện tích tự nhiên của thành phố, đất phi nơng nghiệp chiếm 100% tổng diện
tích đất tự nhiên của quận. Quận có tiềm năng đất đai cho phát triển đô thị, dịch vụ chất
luợng tốt.

x


Kết quả nghiên cứu: Đề tài đã tiến hành đánh giá thực trạng tình hình quản lý sử
dụng đất của các tổ chức đuợc Nhà nuớc giao đất không thu tiền sử dụng đất trên dịa
bàn 3 phuờng thuộc quận Đống Đa cho thấy:
- Trên địa bàn 3 phuờng có tổng cộng 165 tổ chức đuợc Nhà nuớc giao 178 khu
đất không thu tiền sử dụng đất với tổng diện tích là 88,69ha. Trong đó bao gồm 5 loại
hình tổ chức: UBND phuờng, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức sự nghiệp công, cơ quan
đơn vị của Nhà nuớc và quốc phịng an ninh.
+ Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ được giao đất không thu tiền sử dụng
đất trên địa bàn quận cho thấy:
+ Có 88,1594ha chiếm 99,35 % diện tích của các tổ chức được Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đúng mục đích được giao; có 0,5306ha chiếm 0,65% diện tích
sử dụng đất sai mục đích.
+ Có 1 loại hình tổ chức đang sử dụng đất để xảy ra tình trạng tranh chấp với diện
tích tranh chấp là 0,149ha.
+ Đã cấp 129 GCNQSDĐ trong tổng số 178 khu đất cho 165 tổ chức, diện tích là
67,4455ha đạt 84,8%.
+ Có 1 loại hình tổ chức đang cho thuê trái phép với tổng diện tích cho thuê là
0,149 ha.


xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ngoc Anh
Thesis title: “Evaluation of the reality and solution managerment using land of
organizations has been allocation by the state without land use fee in Dong Da district,
Ha Noi city.”
Major: Land management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
Evaluation of the reality and solution managerment using land of organizations
has been allocation by the state without land use fee in Dong Da district, Ha Noi city.
Propose management solutions to use the land fund which were delivered
effectively to organizations without land use fee in Dong Da district.
Research Methods
- Study location: In the area of Dong Da district, there are 802 organizations
allocated land without collection of land use fees with 1015 land areas with a total area
of 147.1ha.
- The method of surveying, collecting documents and data
+ Secondary data collection: Data collection at Hanoi Department of Natural
Resources and Environment, Department of Natural Resources and Environment, Dong
Da District, People's Committee of Dong Da District, People's Committee of Lang Ha
Ward, People's Committee of Lang Thuong District.
+ Secondary data collection: A survey of 50/165 organizations that have been
allocated land by the State without land use fees includes general information on the

organization, management and use of land by organizations.
- Statistical methods, comparison, data processing.
- General methods
Main results and conclusions
Dong Da District is a central district located in the southwest of Hanoi, adjacent to
5 districts of Hoan Kiem, Ba Dinh, Cau Giay, Thanh Xuan and Hai Ba Trung. Dong Da
district has 21 wards with a population of 402,059. The district enjoys a high economic
growth rate and integrates into the market economy.
Current land use: The total area of the district is 994.7ha, accounting for
0.298% of the city's natural area, non-agricultural land accounts for 100% of the

xii


county's natural land area. The district has land potential for urban development,
good quality services.
Research results: The project has assessed the current status of land use
management and management by organizations that are allocated land by the State
without land use fees in 3 wards of Dong Da district.
- In the area of 3 wards, there are 165 public buildings that are allocated 178 land
without land use fee with the total area of 88.69 ha. This includes 5 types of
organizations: People's Council, socio-political organizations, public organizations,
agencies and units of the State and national defense.
+ Assessing the land use situation of the groups allocated land without collection
of land use fee in the district showed that:
+ There are 88.1594 ha, accounting for 99.35% of the area of the organizations
allocated land by the State without charge for the right purpose assigned; 0.5306 ha,
accounting for 0.65% of the land use wrong purpose.
+ There is one type of organization currently using the land for disputes with a
disputed area of 0.143ha.

+ Issued 129 LURCs (Certificate of land use rights) out of a total of 178 land
plots for 165 organizations, with an area of 67.4455ha, achieving 84.8%.
+ There is one type of organization is illegally leased with a total area of 0.147 ha.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xã hội hình thành một nền sản xuất thường được xây dựng từ 3 yếu tố đầu
vào là lao động, đất đai (gồm cả tài nguyên thiên nhiên) và vốn. Các yếu tố đầu
vào này được xác định như các nguồn lực bảo đảm sự phát triển và bền vững của
nền sản xuất xã hội. Các yếu tố đầu vào này cũng hình thành từng khu vực thị
trường riêng, có tính chất đặc thù, cần tới sự điều tiết trực tiếp của Nhà nước
thông qua quy hoạch. Đối với đất đai ở nước ta, Nhà nước có nhiệm vụ tạo
nguồn cung đất trong thị trường sơ cấp, tạo đầu vào cho thị trường thứ cấp thông
qua quy hoạch sử dụng đất và việc giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai có
tác động trực tiếp tạo thành cơng trong q trình đầu tư phát triển gắn với giải
quyết nhà ở, xố đói giảm nghèo, giám sát q trình đơ thị hố, bảo vệ mơi
trường, bảo đảm điều kiện dân sinh, bảo tồn và phát triển văn hố nhằm bảo đảm
tính bền vững.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Sử dụng đất đai
có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại về kinh tế và ổn định chính trị, phát triển
xã hội của cả trước mắt và lâu dài. Ở Việt Nam Nhà nước là đại diện cho nhân
dân thực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
toàn bộ đất đai trên lãnh thổ. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và ban hành các quy định cụ thể để quản lý việc sử dụng đất
của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. (Đỗ Thị Tám, Phạm Minh Giáp, 2015).
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 245/TTg ngày 22 tháng 4 năm

1996; Chỉ thị số 31/2007/CTTTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 và Chỉ thị số
134/CT-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2010. Về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi
phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Quận Đống Đa là một trong những quận trung tâm nằm ở phía Tây nam của
Thành phố Hà Nội, tiếp giáp với 5 quận Hồn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh
Xn, Hai Bà Trưng. Quận Đống Đa có diện tích 994,7 ha gồm 21 phường với
dân số 402.059 người. Quận Đống Đa là một trong những quận có sự phát tr ển
mạnh mẽ về k nh tế, xã hộ của thành phố Hà Nội, kéo theo đó là những vấn đề
về thực trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không

1


thu tiền sử dụng đất. Thực tế cho thấy việc sử dụng đất được giao không thu tiền
sử dụng đất của 802 tổ chức còn rất nhiều vấn đề cần phải thảo luận như việc sử
dụng khơng đúng mục đích được giao, việc cho thuê lại, việc lấn chiếm, để
hoang đất… Để kịp thời chấn chỉnh lại việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Từ thực tế trên và nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của việc đánh giá
cơng tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất là vấn đề rất cần nghiên cứu vì vậy tơi tiến hành thực hiện đề tài
: “Đánh giá công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Đống Đa – thành phố
Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao
đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện công
tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đấttrên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

1.3. YÊU CẦU
Nghiên cứu, nắm vững chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, chính
sách của Thành phố Hà Nội và của quận Đống Đa về việc giao đất không thu tiền
sử dụng đất cho tổ chức.
Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phải chính xác, phản ánh đúng
quá trình thực hiện quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất
không thu tiền sử dụng đấttrên địa bàn quận.
Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa
phương liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất của các tổ chức được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Đống Đa.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
dân cư, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng. Tại Điều 53 Hiến pháp Nước Cộng
hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Đất đai, tài nguyên nước,
tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu
tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”; tại khoản 1
Điều 54 Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy
định "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp
luật”. Theo đó mọi tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công
nhận quyền sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. Nhà

nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết
do luật định vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, cơng cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi
thường theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Một số khái niệm của công tác quản lý Nhà nuớc về đất đai đối với các
tổ chức
Theo điều 3 Luật Đất đai năm 2013, một số khái niệm liên quan đến các tổ
chức quản lý sử dụng đất được hiểu như sau:
Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là
việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất cho các tổ chức để trao quyền sử
dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê
đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu
cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà khơng có nguồn gốc được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

3


đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất
được xác định.
Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người
này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa
kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng
đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người
sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà

nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực
hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác
theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
* Phân loại các tổ chức sử dụng đất được nhà nước giao đất sử dụng đất
Tổ chức sử dụng đất, quản lý đất (còn gọi là đối tượng sử dụng quản lý đất)
là tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc được Nhà nước
công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng, được Nhà nước giao đất
cho các tổ chức để quản lý, quy định trong Luật này bao gồm:
- Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ
chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy
định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển
quyền sử dụng đất.
- Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc
Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ
chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu
tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.

4


- Tổ chức sự nghiệp công là tổ chức do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực
hiện các hoạt động dịch vụ công do ngân sách nhà nước chi trả.

Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì Loại hình tổ chức được phân thành:
Tổ chức trong nước gồm:
- Tổ chức kinh tế gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã;
- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước gồm cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban
nhân dân cấp xã); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc
phịng, an ninh;
- Tổ chức sự nghiệp cơng lập gồm các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có
chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập,
tổ chức kinh tế);
Tổ chức nước ngồi gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc
Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ
chức liên chính phủ;
Người Việt Nam định cư ở nước ngồi gồm người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; doanh nghiệp
của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh giữa
người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
hoặc doanh nghiệp người Việt Nam định cư ở nước ngồi nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng đất để thực hiện dự
án đầu tư tại Việt Nam;


5


Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo gồm:
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng
phong tục, tập qn hoặc có chung dịng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm
bảo tồn bản sắc dân tộc, như đất làm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức
tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
2.1.3. Cơ sở pháp lý
Từ thập niên 80 trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến
đáng kể. Nền kinh tế tự cung, tự cấp đã dần chuyển sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần với định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế ngày càng phát triển
dẫn đến sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế và các hình thức sản xuất. Từ chỗ
kinh tế quốc doanh chiếm đa số thì đến nay kinh tế tư nhân, liên doanh liên kết
phát triển đóng vai trị khơng thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân.
Nhờ có chính sách đổi mới đó mà đời sống người dân ngày càng cải thiện.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì vấn đề đặt ra với cơ quan quản lý
đất đai là làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng
của các ngành sản xuất và của đời sống nhân dân. Đây là vấn đề được Đảng và
Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng giải quyết. Sự quan tâm đó được thể hiện
qua Luật Đất đai và hàng loạt các văn bản của Chính phủ và các Bộ, Ngành có
liên quan qua các thời kỳ,cụ thể như:
Luật Đất đai năm 1993 quy định hình thức giao đất cho các tổ chức khơng
thu tiền sử dụng đất, tổ chứccó thu tiền sử dụng đất đối với đất ở, đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp và giao đất cho các tổ chức sử dụng đất đối với tổ

chức trong nước sử dụng khơng vì mục đích lợi nhuận. Hình thức cho thuê đất
đối với các đối tượng như: tổ chức kinh tế trong nước; tổ chức nước ngồi có
chức năng ngoại giao.
Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998, có bổ sung hình thức giao đất cho
các tổ chức có thu tiền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế trong nước đối với các dự
án xây dựng kinh doanh nhà ở và các dự án sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng
cơ sở hạ tầng.

6


Luật Đất đai năm 2003, quy định cụ thể về hình thức cho th đất như sau: tổ
chức nước ngồi, cá nhân nước ngoài được lựa chọn giữa thuê đất trả tiền một lần
và trả tiền hàng năm. Đối với chính sách giao đất cho các tổ chức sử dụng đất,
Điều 33, mục 3, chương 2 của Luật Đất đai năm 2003 quy định 07 trường hợp
được nhà nước giao đất cho các tổ chức sử dụng đất, trong đó phần lớn diện tích
đất giao tập trung vào 2 đối tượng sau: các tổ chức được giao đất cho các tổ chức
nơng nghiệp nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp và đất
chuyên dùng giao cho các tổ chức xây dựng trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp,
quốc phịng, an ninh và các mục đích cơng cộng khơng có mục tiêu lợi nhuận.
Luật Đất đai năm 2013, quy định cụ thể về hình thức cho giao đất cho các
tổ chức sử dụng đất như sau:
Giao đất cho các tổ chức sử dụng đất: Nhà nước giao đất cho các tổ chức sử
dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất cho các tổ chức nông nghiệp trong
hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này; Người sử dụng đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ
quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích
cơng cộng khơng nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này; Tổ chức sự

nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng cơng trình sự nghiệp;
Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà
nước; Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi
nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này.
Trong thực tế hiện nay một phần khơng nhỏ diện tích đất đã bị các cơ quan,
tổ chức sử dụng vào các mục đích khác hoặc không phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất như: cho thuê, bỏ hoang không sử dụng hoặc bị tổ chức, cá nhân lấn
chiếm, chiếm dụng,… làm lãng phí nguồn tài nguyên đất, ảnh hưởng đến môi
trường sống (gây ô nhiễm môi trường do bị bỏ hoang), bức xúc trong dư luận,
mất ổn định xã hội (tranh chấp, khiếu kiện kéo dài).
Để từng bước khắc phục tình trạng trên, ngày 14 tháng 12 năm 2007 Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về việc kiểm kê quỹ
đất đang quản lý sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
với mục tiêu tổng hợp và đánh giá thực trạng việc quản lý sử dụng quỹ đất của

7


các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trên cơ sở đó đưa ra những
giải pháp quản lý sử dụng hiệu quả hơn đối với quỹ đất này.
Qua kết quả kiểm kê quỹ đất đang quản lý sử dụng của các tổ chức được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg cho thấy cho
thấy tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức trên phạm vi cả nước
vẫn còn nhiều, phổ biến ở hầu hết các địa phương, dưới nhiều hình thức như: sử
dụng đất khơng đúng mục đích được giao, được th hoặc cho thuê, cho mượn,
chuyển nhượng đất trái phép; để đất hoang hóa, quản lý lỏng lẻo để bị lấn, bị
chiếm đất. Mức độ vi phạm pháp luật đất đai nhiều nhất là các tổ chức kinh tế,
các nông trường, lâm trường quốc doanh và các tổ chức sự nghiệp công; nhiều vụ
việc phức tạp, kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết. Để kịp thời khắc phục

những yếu kém, đồng thời chấn chỉnh lại việc quản lý sử dụng đất của các tổ
chức được Nhà nước giao đất, cho th đất thì Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
134/CT-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2010 về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi
phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Ở nước ta, do các đặc điểm lịch sử, KT-XH của đất nước trong mấy thập kỷ
qua có nhiều biến động lớn, nên các chính sách về đất đai cũng theo đó khơng
ngừng được sửa đổi, bổ sung. Từ năm 1993 đến năm 2003, Nhà nước đã ban
hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Sau khi
Quốc hội thông qua Luật Đất đai 2013 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành
đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Với một hệ thống quy phạm khá hoàn chỉnh,
chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đề cập mọi quan hệ đất đai phù hợp với thực tế. Các văn
bản quy phạm pháp luật về đất đai của Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng
trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, giải
quyết tốt mối quan hệ đất đai ở khu vực nông thôn, bước đầu đã đáp ứng được
quan hệ đất đai mới hình thành trong q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa; hệ
thống pháp luật đất đai ln đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát
triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội (Gia Huyên,
Nguyễn Đình Bồng, 2006).
Luật Đất đai 2013 ra đời đã đổi mới bằng hình thức thay đổi nhiều quy định
của nhà nước nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, hồn chỉnh hơn những thiếu sót tại Luật đất đai 2003.

8


* Các văn bản, chính sách về giao đất cho các tổ chức sử dụng đất tại
Việt Nam trong giai đoạn vừa qua
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định:
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo
đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức

và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài". Các quy định về giao đất cho các tổ chức sử
dụng đất tại Luật Đất đai năm 2003.
Để cụ thể hóa những nội dung trên Chính phủ đã ban hành các văn bản
hướng dẫn cụ thể như sau:
- Nghị định số 85/CP ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ quy định
việc thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất và Chỉ thị số 245/TTg ngày 22 tháng 4 năm
1996 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện một số việc cấp bách trong
quản lý sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về thi hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ
quy định việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ
về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ tái định cư;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn
liền với đất;

9



- Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14
tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 19/11/2013 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy
định về giá đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy
định về thu tiền sử dụng đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 2014 quy
định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
- Nghị định 47/2014/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (Có hiệu lực từ
01/07/2014).
- Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc
kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và
nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ.
- Thơng tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19
tháng 5 năm 2014 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu lực từ 05/07/2014).
-Thơng tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19
tháng 5 năm 2014 về hồ sơ địa chính (Có hiệu lực từ 05/07/2014).
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19
tháng 5 năm 2014 về bản đồ địa chính (Có hiệu lực từ 05/07/2014).
- Thơng tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.

10


- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02
tháng 6 năm 2014 về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất (Có hiệu lực từ 17/07/2014).
- Thơng tư 30/2014/TT-BTNMT BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày 02 tháng 6 năm 2014 về Quy định quy định về hồ sơ giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (Có hiệu lực từ 17/07/2014).
- Thơng tư 37/2014/TT-BTNMT BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê
đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thơng tư 76/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16 tháng 6 năm 2014
hướng dẫn Nghị định 45 về thu tiền sử dụng đất (Có hiệu lực từ 01/08/2014).
- Thơng tư 77/2014/TT- BTC BTC của Bộ Tài chính ngày 16 tháng 6 năm
2014 hướng dẫn Nghị định 46 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Có hiệu lực từ
01/08/2014).
- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Chỉ
thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao đất giao đất cho các tổ chức
sử dụng đất
2.1.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của
nền KT-XH. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các
văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù
hợp với tình hình thực tế.
Ở nước ta, trong mấy thập kỷ qua có nhiều biến động lớn, nên các chính
sách về đất đai cũng theo đó khơng ngừng được sửa đổi, bổ sung. Từ năm 1993
đến năm 2003, Nhà nước đã ban hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý và sử dụng đất. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai 2013 cùng với
các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Với một hệ

11


×