Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật hợp tác xã năm 2012 trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN DUY CHINH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ
NÔNG NGHIỆP SAU CHUYỂN ĐỔI THEO LUẬT
HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

60 62 01 16

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…..tháng… .năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Chinh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển Nông thôn, Khoa Kinh tế phát triển nông thơn - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Thị ủy Từ Sơn,
Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn, Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…..tháng… .năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Chinh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstact ................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 3

1.5.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.5.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 4

Phân 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 5

2.1.2.

Đặc điểm và vai trò của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ................................... 8

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ..................... 11

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp....................... 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 14

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp ................................................................................................. 14

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Việt Nam .............. 19


iii


2.2.3.

Bài học rút ra cho phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn
thị xã Từ Sơn .................................................................................................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 30

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 44


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 45

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin .................................................. 46

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 49
4.1.

Thực trạng phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi trên
địa bàn thị xã Từ Sơn........................................................................................ 49

4.1.1.

Phát triển về số lượng hợp tác xã...................................................................... 49

4.1.2.

Phát triển chất lượng hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ..................................... 54

4.1.3.

Thực trạng các giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau
chuyển đổi trên địa bàn thị xã Từ Sơn .............................................................. 78


4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau
chuyển đổi trên địa bàn thị xã Từ Sơn .............................................................. 83

4.2.1.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ............................................... 83

4.2.2.

Trình độ cán bộ quản lý .................................................................................... 85

4.2.3.

Lao động ........................................................................................................... 86

4.2.4.

Vốn ................................................................................................................... 87

4.2.5.

Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 87

4.2.6.

Ý thức thành viên.............................................................................................. 88


4.3.

Giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi trên
địa bàn thị xã Từ Sơn........................................................................................ 89

4.3.1.

Quan điểm......................................................................................................... 89

4.3.2.

Định hướng phát triển ...................................................................................... 89

4.3.3.

Một số giải pháp phát triển HTX DVNN sau chuyển đổi trên địa bàn thị
xã Từ Sơn.......................................................................................................... 91

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 103
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 104


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 106
Phụ lục ........................................................................................................................ 109

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu



Cao Đẳng

CN

Cơng nghiệp

ĐH

Đại học


DT

Diện tích

DT/CP

Doanh thu/Chi phí

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

HTX DVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KCN

Khu cơng nghiệp

LN/CP


Lợi nhuận/Chi phí

LN/DT

Lợi nhuận/Doanh thu

NN

Nơng nghiệp

NQ

Nghị quyết



Quyết định

SL

Số lượng

TN

Tự nhiên

TSDH

Tài sản dài hạn


TSNH

Tài sản ngắn hạn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TV

Thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua các năm 2014 2016 ............................................................................................................. 33
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động thị xã Từ Sơn qua 3 năm (2014 – 2016) .......... 35
Bảng 3.3. Đối tượng và mẫu điều tra ........................................................................... 45
Bảng 4.1. Biến động số lượng HTX DVNN sau chuyển đổi tại thị xã Từ Sơn qua
các năm ........................................................................................................ 50
Bảng 4.2. Biến động số lượng HTX DVNN đã chuyển đổi phân theo loại hình
hoạt động trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua các năm ...................................... 51
Bảng 4.3. Đánh giá HTX DVNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn năm 2016...................... 53
Bảng 4.4. Xếp loại HTX DVNN đã chuyển đổi phân trên địa bàn thị xã Từ Sơn

qua các năm.................................................................................................. 54
Bảng 4.5. Tình hình tài sản, nguồn vốn của HTX DVNN từ năm 2014 – 2016 .......... 56
Bảng 4.6. Trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ quản lý HTX DVNN ................ 59
Bảng 4.7. Đánh giá của thành viên về năng lực cán bộ quản lý HTX DVNN ............. 60
Bảng 4.8. Kinh nghiệm quản lý của cán bộ quản lý HTX DVNN ............................... 61
Bảng 4.9. Biến động số lượng thành viên HTX DVNN trên địa bàn thị xã Từ
Sơn qua các năm .......................................................................................... 63
Bảng 4.10. Lợi ích của thành viên tham gia vào HTX DVNN ...................................... 64
Bảng 4.11. Danh mục cơng trình trạm bơm điện HTX DVNN thị xã Từ Sơn đang
quản lý .......................................................................................................... 66
Bảng 4.12. Danh mục các kênh mương HTX đang quản lý........................................... 67
Bảng 4.13. Diện tích nạo vét kênh mương, chi phí qua các năm 2014-2016................. 68
Bảng 4.14. Đánh giá của thành viên về dịch vụ thủy nông của các HTX DVNN ............... 68
Bảng 4.15. Thực trạng hoạt động dịch vụ làm đất của HTX DVNN thị xã Từ Sơn ............ 70
Bảng 4.16. Đánh giá của thành viên về mức độ đáp ứng của dịch vụ làm đất do
các HTX cung cấp ........................................................................................ 70
Bảng 4.17. Kết quả hoạt động dịch vụ làm đất của HTX DVNN trên địa bàn thị xã
Từ Sơn.......................................................................................................... 71
Bảng 4.18. Đánh giá của thành viên về chất lượng dịch vụ làm đất của các HTX
DVNN .......................................................................................................... 72

vii


Bảng 4.19. Đánh giá của thành viên về chất lượng dịch vụ bảo vệ thực vật của các
HTX DVNN ................................................................................................. 73
Bảng 4.20. Đánh giá của thành viên về chất lượng các buổi tập huấn kỹ thuật của
các HTX DVNN .......................................................................................... 75
Bảng 4.21. Số lượng thóc giống cung ứng của HTX DVNN trên địa bàn thị xã Từ
Sơn ............................................................................................................... 76

Bảng 4.22. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX DVNN giai đoạn
2014 -2016 ................................................................................................... 77
Bảng 4.23. Mức độ tiếp cận vốn tín dụng của các HTX DVNN sau chuyển đổi
trên địa bàn thị xã Từ Sơn ............................................................................ 78
Bảng 4.24. Đánh giá của HTX DVNN về lãi suất của các chương trình tín dụng
hỗ trợ phát triển hợp tác xã .......................................................................... 79
Bảng 4.25. Đánh giá của thành viên về mức độ ảnh hưởng của chủ trương, chính
sách tới phát triển HTX DVNN ................................................................... 84
Bảng 4.26. Đánh giá của thành viên về mức độ ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng tới
phát triển HTX DVNN................................................................................. 88

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Cơ cấu kinh tế thị xã Từ Sơn 2016 ......................................................... 37

Biểu đồ 4.1.

Tỷ lệ loại hình HTX DVNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong năm 2016..... 52

Biểu đồ 4.2.

Đánh giá của thành viên về năng lực cán bộ quản lý HTX DVNN ........ 60

Biểu đồ 4.3.

Lợi ích của thành viên tham gia vào HTX DVNN ................................. 65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hộp 4.1.

Công tác tập huấn cán bộ HTX ............................................................... 86

Hộp 4.2.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng thành viên ................................................. 87

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Duy Chinh
2. Tên luận văn: “Giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi
theo luật hợp tác xã năm 2012 trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”
3. Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60.62.01.16

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Thực trạng các HTX DVNN của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tuy đã được
chuyển đổi cơ bản về tổ chức bộ máy, quy mô và phương thức hoạt động theo luật HTX
năm 2012, đáp ứng được phần lớn các dịch vụ cơ bản trong sản xuất nông nghiệp cho
kinh tế hộ. nhưng phần lớn các HTX DVNN hiện nay chưa mang lại hiệu quả kinh tế
cao như mong đợi cho thành viên, các HTX hoạt động cịn mang tính phong trào và
hình thức, trình độ và năng lực của cán bộ quản lý HTX yếu kém, không huy động
được nguồn vốn từ thành viên và đang dần đánh mất vai trị của mình. Xuất phát từ lý

luận và thực tiễn ở trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật hợp tác xã năm 2012 trên địa bàn
thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển các hợp tác xã dịch
vụ nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX năm 2012, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi trên địa bàn thị xã
Từ Sơn từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau
chuyển đổi theo luật HTX năm 2012 trong thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu
chung, đề tài có một số mục tiêu cụ thể như: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển hợp tác xã DVNN sau chuyển đổi theo luật HTX năm 2012;
Đánh giá thực trạng phát triển các hợp tác xã DVNN sau chuyển đổi theo luật HTX năm
2012 trên địa bàn thị xã Từ Sơn; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác
xã DVNN sau chuyển đổi theo luật HTX năm 2012 trên địa bàn thị xã Từ Sơn; Đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi theo
luật HTX năm 2012 trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Đề tài sử dụng các phương pháp phân
tích như: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ
thống kê.
Đề tài đã đạt được một số kết quả: Các HTX trên địa bàn thị xã Từ Sơn chuyển
đổi theo Luật HTX 2012 từ năm 2014 cùng với sự chỉ đạo chung của tỉnh Bắc Ninh.

x


Quá trình đổi mới kinh tế HTX năm 2012 được gắn với việc triển khai thực hiện Luật
HTX năm 2012, Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập. Đến nay 100% các HTX DVNN trên địa bàn thị xã đã chuyển đổi
theo Luật HTX 2012. Quá trình chuyển đổi và đăng ký lại đó tạo điều kiện củng cố tổ
chức quản lý, đổi mới quan hệ sản xuất và tăng cường lực lượng sản xuất trong các
HTX; vai trò tự chủ của các HTX được đề cao, thành viên tham gia HTX một cách tự

nguyện, nhiều HTX đã xây dựng được phương án hoạt động hợp lý, huy động được sự
tham gia đóng góp của đơng đảo thành viên. Với việc chuyển đổi mơ hình HTX hoạt
động theo luật năm 2012, vai trị của HTX sẽ được nâng lên thông qua việc thực hiện tốt
các khâu tổ chức sản xuất, mở rộng các dịch vụ, mở rộng các liên kết từ cung ứng sản
phẩm đầu vào tới tiêu thụ sản phẩm.
Qua nghiên cứu thực trạng, đề tài có phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi trên địa bàn thị xã Từ Sơn: Chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Trình độ cán bộ quản lý; Lao động; Vốn; Cơ
sở hạ tầng; Ý thức thành viên. Từ kết quả nghiên cứu trên, tơi đã đề xuất phương hướng
và những nhóm giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi
trong thời gian tới. Giải pháp về chủ trương, chính sách; Giải pháp về tổ chức, thực
hiện; Giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý; Giải pháp bồi dưỡng, đào tạo lao
động; Giải pháp về vốn; Giải pháp về cơ sở hạ tầng; Giải pháp về ý thức thành viên;
Tăng cường liên kết giữa HTX với các tổ chức, thành phần kinh tế khác.

xi


THESIS ABSTACT
1. Master candidate: Nguyen Duy Chinh
2. Thesis title: Solutions to develop agricultural services cooperatives following the
cooperative law in 2012 in Tu son district, Bac Ninh.
3. Major: Managerial Economic

Code: 60 34 04 10

4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
5. Research objectives
General objective of the research is to evaluate the situation of the
development of agricultural services cooperatives following the cooperative law in

2012, analyze the influencing factors to develop agricultural services cooperatives
following the cooperative law in 2012 in Tu son district from that propose the
solutions to develop agricultural services cooperatives following the cooperative law
in 2012 in Tu son district in the coming years. To implement the general objective, the
research had some specific objectives: (1) Contribute to systemize the theoretical and
practical issues about developing agricultural services cooperatives following the
cooperative law in 2012 in Tu son district; (2) Evaluate the situation of developing
agricultural services cooperatives following the cooperative law in 2012 in Tu son
district; (3) Analyze the influencing factors to develop agricultural services
cooperatives following the cooperative law in 2012 in Tu son district; (4) Propose the
solutions to develop agricultural services cooperatives following the cooperative law
in 2012 in Tu son district. The research employed the analysis method such as
Descriptive, comparative, methods.
The research achieved the following outcomes: The cooperatives in Tu Son
district reformed followed by cooperative law in 2012 from 2014 with the orientation of
the local government of Bac Ninh province. The process of reformation of the
cooperatives was attached with the implementation of cooperative law in 2012, the
conclusion No.56-KL/TW date 21/2/2013 of Ministry of Politics about promoting the
Central Resolution 5 (IX) to keep reforming, developing and improving the efficiency
of collective economy. Until then 100% agricultural services cooperatives in the district
transformed following the cooperative law in 2012. The reformation process and
register also created opportunities to stabilize management, reform the production
relationship and promote labor force in the cooperatives; independent role of
cooperative was high, volunteering participations of members, many cooperatives
operated efficiently, mobilized a large number of participants. Along with
transformation of cooperatives following the law in 2012, the role of cooperatives

xii



would rise by implementing well the stage of organizational management, services and
linkage expansion from production to marketing the products.
After studying on the situation, the research analyzed some influencing factors
to develop agricultural services cooperatives following the cooperative law in 2012 in
Tu son district: Orientation, Policies of the Party and Government; Manager capacity;
Labor; Capital; Infrastructure; Member's awareness. Therefore, the author proposed the
following solutions to develop agricultural services cooperatives following the
cooperative law in 2012 in Tu son district in the coming years. Solution about
orientation, policies; solutions about organizing and implementing; solutions about
enhancing manager's capacity; solutions about training labors; solutions about capital;
solutions about improving infrastructure; solutions about raising member's awareness;
improving the linkage between the cooperatives and other organizations.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác
định cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, có
vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay. Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng,
từ thấp đến cao, trong đó hợp tác xã (HTX) là nịng cốt.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) là tổ chức kinh tế tập thể
các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật hợp tác xã (HTX) để phát huy sức
mạnh tập thể của từng thành viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có
hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các
ngành nghề khác ở nông thôn đây là một loại hình HTX kiểu mới. Hoạt động của

HTX DVNN bao gồm: dịch vụ các yếu tố đầu vào, đầu ra, dịch vụ các khâu cho
sản xuất nông nghiệp các HTX DVNN được tổ chức với mục đích phục vụ cho
sản xuất nơng nghiệp của hộ nơng dân mà khơng vì mục đích lợi nhuận.
Từ khi luật HTX ra đời, với hệ thống hành lang pháp lý rõ ràng hơn trước,
đã làm cho bản chất HTX thay đổi theo hướng tích cực, nhờ đó đã tạo điều kiện
cho các loại hình HTX ngày càng phát triển. Cũng như cả nước, thời gian qua các
HTX nói chung, HTX dịch vụ nơng nghiệp (DVNN) nói riêng đã có những
chuyển biến tích cực, đổi mới cơ bản về tổ chức bộ máy, quy mô và phương thức
hoạt động theo luật HTX năm 2003, đáp ứng được phần lớn các dịch vụ cơ bản
trong sản xuất nông nghiệp cho kinh tế hộ, giúp đỡ hộ xã viên tăng năng lực sản
xuất, sản phẩm đạt chất lượng cao, mở rộng thị trường…
Tuy nhiên, sau 10 năm đi vào hoạt động, Luật HTX năm 2003 đã bộc lộ
nhiều điểm yếu, không những làm suy giảm động lực tham gia vào Hợp tác xã
của người dân mà còn góp phần tạo nên tình trạng yếu kém kéo dài của các HTX.
Để khắc phục những điểm yếu của luật HTX năm 2003, Luật HTX năm 2012 có
hiệu lực từ ngày 01/7/2013 đã làm rõ hơn về bản chất và cách thức tổ chức của
HTX, thể hiện sự khác biệt so với doanh nghiệp ở mục tiêu thành lập, quan hệ sở
hữu, quan hệ kinh tế, quan hệ quản lý, và quan hệ phân phối phù hợp với lý luận

1


chung và kinh nghiệm quốc tế về HTX. Đặc biệt, mục tiêu của HTX khơng phải
là tối đa hố lợi nhuận, mà là tối đa hóa lợi ích trước mắt và lâu dài của thành
viên bằng cách đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về sản phẩm, dịch vụ,
hoặc tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho thành viên một cách hiệu quả hơn.
Thực trạng các HTX DVNN của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã được
chuyển đổi cơ bản về tổ chức bộ máy, quy mô và phương thức hoạt động theo luật
HTX năm 2012, đáp ứng được phần lớn các dịch vụ cơ bản trong sản xuất nông
nghiệp cho kinh tế hộ. Hiện nay đã có 29 HTX trên địa bàn thị xã từ sơn chuyển

đổi xong theo luật HTX 2012 (UBND thị xã Từ Sơn, 2017). Nhưng phần lớn các
HTX DVNN hiện nay chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao như mong đợi cho thành
viên, các HTX hoạt động cịn mang tính phong trào và hình thức, trình độ và năng
lực của cán bộ quản lý HTX yếu kém, không huy động được nguồn vốn từ thành
viên và đang dần đánh mất vai trị của mình. Vì vậy, u cầu phát triển các HTX
DVNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn là yêu cầu cấp bách không chỉ đối với sự tồn tại
của bản thân các HTX DVNN mà còn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội địa phương. Vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra đối với thị xã Từ Sơn là phải
đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động của các HTX DVNN, rút ra những
kinh nghiệm trong phát triển các HTX DVNN trong thời gian tới.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn ở trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi theo luật
hợp tác xã năm 2012 trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau
chuyển đổi theo luật HTX năm 2012, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển đổi trên địa bàn thị xã Từ Sơn từ
đó đề xuất một số giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển
đổi theo luật hợp tác xã năm 2012 trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã
DVNN sau chuyển đổi theo luật HTX năm 2012;
- Đánh giá thực trạng phát triển các hợp tác xã DVNN sau chuyển đổi theo
luật HTX năm 2012 trên địa bàn thị xã Từ Sơn;

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã DVNN sau

chuyển đổi theo luật HTX năm 2012 trên địa bàn thị xã Từ Sơn;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp sau chuyển đổi theo luật HTX năm 2012 trên địa bàn thị xã Từ Sơn.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chuyển đổi HTX theo luật HTX 2012 hiện nay tại thị xã Từ
Sơn diễn ra như thế nào?
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển HTX sau chuyển đổi theo
luật HTX 2012 tại thị xã Từ Sơn?
- Giải pháp nào giúp cho các HTX sau chuyển đổi hoạt động được bền
vững và phát triển?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển hợp
tác xã.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thu thập số liệu thứ cấp, từ năm 2014 - 2016.
+ Thời gian thu thập số liệu sơ cấp, từ 3/2016 – 8/2017
- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề về phát triển hợp tác
xã sau chuyển đổi theo luật HTX năm 2012.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
phát triển, hợp tác xã, phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, đặc điểm phát
triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, vai trị của phát triển hợp tác xã dịch vụ
nơng nghiệp, nội dung nghiên cứu phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và
các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hơp tác xã dịch vụ nông nghiệp sau chuyển
đổi trên địa bàn thị xã Từ Sơn.


3


1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
về phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Việt Nam, cũng như thực tiễn về
phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở một số địa phương của Việt Nam và
những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn về phát triển hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Từ những nội dung đó Luận văn phân
tích thực trạng về phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo các mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân về phát
triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu; và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn thị xã
Từ Sơn.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Hợp tác xã
Liên minh HTX quốc tế định nghĩa: “HTX là một tổ chức tự trị của những
người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của
họ về kinh tế, xã hội và văn hố thơng qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý
dân chủ” (Đào Xuân Cần, 2012).
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “HTX là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên
kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng tài sản mà họ đã

chuyển giao vào HTX. Phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn
đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức
năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần
chung” (Bộ kế hoạch đầu tư, 2007).
Luật Hợp tác xã Cộng hòa liên bang Đức định nghĩa: “Hợp tác xã đăng ký
là những tập thể với số lượng xã viên không hạn chế nhằm khuyến khích việc sản
xuất, kinh doanh của các xã viên, thông qua cơ sở sản xuất kinh doanh chung”
(Đào Xuân Cần, 2012).
Luật hợp tác xã Philippin định nghĩa: “Hợp tác xã là sự hiểu biết của
những người có cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt
được mục tiêu kinh tế - xã hội chung; có sự đóng góp cơng bằng về vốn; chấp
nhận phần đóng góp hợp lý vào các cơng việc và phần lợi ích của việc kinh
doanh theo nguyên tắc hợp tác đã được chấp nhận chung (Đào Xuân Cần, 2012)
Luật hợp tác xã năm 2003, định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập
thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi
ich chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát
huy sức mạnh của tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn

5


điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vón khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật” (Quốc hội, 2003).
Luật HTX năm 2012, định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,
đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập
và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm

nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” (Quốc hội, 2012).
2.1.1.2. Dịch vụ nông nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp
a. Dịch vụ nông nghiệp
Dịch vụ nông nghiệp được hiểu là những điều kiện, những yếu tố và động
tác cần thiết cho một quá trình sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm nào đó trong
nơng nghiệp (ví dụ: cung ứng giống cây trồng, con gia súc, làm đất, tưới tiêu, bảo
vệ đồng điền và phòng trừ sâu bệnh) mà người sản xuất khơng có sẵn, khơng thể
làm hoặc tạo ra được, hoặc nếu tự làm thì khơng có hiệu quả, cho nên họ phải
tiếp nhận các điều kiện, các yếu tố đó từ bên ngồi bằng các hình thức khác nhau
như mua, bán, trao đổi, thuê (Nguyễn Ngọc Bích, 2012).
DVNN được phân loại theo 2 cách:
- Phân loại theo quá trình sản xuất
+ Dịch vụ trước sản xuất
+ Dịch vụ trong sản xuất
+ Dịch vụ sau sản xuất
- Phân loại theo tính chất kinh tế- kỹ thuật:
+ Dịch vụ tài chính
+ Dịch vụ thương mại
+ Dịch vụ khuyến nông
b. Hợp tác xã nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác rất quan trọng bởi lẽ nông nghiệp
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mang tính thời vụ cao do đó hợp tác với nhau
tạo ra sức mạnh, tận dụng được thời gian, vật lực, tài lực. Có nhiều mơ hình tổ
chức hợp tác như: hình thức đổi cơng, vần cơng, hợp tác xã bậc thấp đến hợp tác
xã bậc cao. Hợp tác xã là sản phẩm của lịch sử, nó ngày càng phát triển phục vụ
đắc lực cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp.

6



Như vậy, hợp tác xã nông nghiệp được hiểu: Hợp tác xã nơng nghiệp là
một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức
kinh tế của những người nơng dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện
liên kết lại để phối hợp giúp nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu
về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc luật
pháp quy định, có tư cách pháp nhân (Cao Đức Phát, 2014).
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ do nông dân và những
người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra
theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên
nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế
hộ gia đình các thành viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề khác; cải
thiện đời sống thành viên; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
c. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
HTX DVNN là tổ chức kinh tế tập thể các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
luật hợp tác xã (HTX) để phát huy sức mạnh tập thể của từng thành viên tham gia
HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nơng thơn đây là một loại hình
HTX kiểu mới (Nguyễn Ngọc Bích, 2012).
2.1.1.3. Quan điểm phát triển
Theo Raaman Weitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội”.
Phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản lượng sản
phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt
của cuộc sống. Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực

trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, xã hội. Đó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế
theo hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Môi trường kinh tế và xã hội, các khía cạnh tổ
chức và kỹ thuật ngày càng thuận lợi cho các tác nhân tham gia. Khơng những vậy,
phát triển cịn đảm bảo tăng khả năng thích ứng với hồn cảnh mới của quốc gia,

7


các ngành, các doanh nghiệp và của mọi người dân. Sự phát triển sẽ đảm bảo nâng
cao phúc lợi của người dân về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và sự tự do bình
đẳng, sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giữa các dân tộc, các tầng lớp cư dân
và sự bình đẳng trong phát triển giữa nam và nữ (Mai Thanh Cúc, 2006).
Phát triển kinh tế là phát triển bên cạnh sự tăng lên về thu nhập bình qn
đầu người nó cịn đề cập tới nhiều khía cạnh nữa như: Sự tăng trưởng cộng các
thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự đô thị hóa, vấn đề cơng bằng, phân
phối lợi ích trong xã hội, sự tham gia các dân tộc của một quốc gia trong quá
trình tạo ra sự thay đổi (Đỗ Kim Chung, 2009).
Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều lý thuyết về sự phát triển. Mặc dù
có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nói chung đều cho rằng phát triển kinh tế là
khái niệm toàn diện hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Đối với mỗi xã hội, thơng
thường nói đến phát triển là nói đến sự đi lên, sự tiến bộ của toàn xã hội một cách
tồn diện.
2.1.1.4. Phát triển hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp
Phát triển HTX DVNN là mở rộng phạm vi dịch vụ, nâng cao chất lượng
dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các hộ thành viên, giúp lao động HTX
có nhiều việc làm, doanh thu, lợi nhuận của HTX và thu nhập của thành viên
nâng cao và ổn định hơn, tạo sự gắn kết giữa thành viên và HTX.
Phát triển HTX DVNN có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp xã hội sử dụng
nguồn lực một cách hiệu quả, nâng cao thu nhập cho cộng đồng, từ đó thúc đẩy

sự phát triển của kinh tế nông hộ, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống dân cư
nơng thơn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi công cuộc cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).
2.1.2. Đặc điểm và vai trị của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
2.1.2.1. Đặc điểm của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Hiện nay, kinh doanh các hoạt động dịch vụ được coi là nhiệm vụ chủ yếu
và quan trọng nhất của các HTX DVNN, các hoạt động này có các đặc điểm sau:
- Dịch vụ nông nghiệp được hiểu là điều kiện, yếu tố cần thiết, cần có cho
q trình sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó trong nơng nghiệp mà
người sản xuất khơng sẵn có, khơng làm được hoặc làm khơng có hiệu quả và họ
phải tiếp nhận các điều kiện, yếu tố đó từ bên ngồi bằng các cách thức khác
nhau như: mua, bán, trao đổi, thuê, nhờ...

8


- Hoạt động dịch vụ nông nghiệp là hoạt động nhằm cung cấp, trao đổi,
tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ giữa người sản xuất nông nghiệp và người cung
cấp dịch vụ theo một phương thức nhất định nào đó.
- Dịch vụ hỗ trợ nơng nghiệp là loại hoạt động có tính chất bao cấp đối với
người sản xuất nông nghiệp ở một chừng mực nhất định.
Hoạt động dịch vụ nơng nghiệp có những đặc điểm sau:
+ Tính thời vụ: do sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ nên các hoạt
động dịch vụ nông nghiệp cũng sẽ mang tính thời vụ;
+ Được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính cạnh tranh cao;
+ Tính có thể tự dịch vụ: Bản thân ngành nông nghiệp đã mang đặc điểm
của tính tự phục vụ, tức là sử dụng những gì mà ngành sẵn có để phục vụ cho các
q trình sản xuất tiếp theo;
+ Hoạt động nơng nghiệp chỉ có hiệu quả cao khi được thực hiện đồng
thời và trên phạm vi rộng lớn;

+ Nhiều loại hình dịch vụ khó định lượng chính xác. (Nguyễn Anh Sơn,
2010).
Từ các đặc điểm từ hoạt động dịch vụ của các HTX DVNN, Có thể khái
quát các đặc điểm cơ bản của HTX DVNN như sau:
Một là, HTX DVNN là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông
hộ, nông trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất kinh doanh và đời
sống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được hoặc làm nhưng kém
hiệu quả.
Hai là, cơ sở thành lập của HTX DVNN là dựa vào việc cùng góp vốn của
các thành viên và quyền chủ hồn tồn bình đẳng giữa các thành viên theo
nguyên tắc mỗi thành viên một phiếu biểu quyết khơng phân biệt lượng vốn góp
ít hay nhiều.
Ba là, mục đích kinh doanh của HTX DVNN là nhằm trước hết dịch vụ
phục vụ sản xuất nông nghiệp cho thành viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng,
chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái
sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá và lãi suất nội bộ thấp hơn
giá thị trường.
Bốn là, HTX DVNN thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,
dân chủ và cùng có lợi.

9


Năm là, HTX DVNN là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những
thành viên thực sự có nhu cầu, có mong muốn khơng lệ thuộc vào nơi ở và cũng
chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh. Như
vậy trong mỗi thơn, mỗi xã có thể cùng tồn tại nhiều loại hình HTX có nội dung
kinh doanh khác nhau, có số lượng thành viên khơng như nhau, trong đó một số
nông hộ, trang trại đồng thời là thành viên của một số HTX.
Sáu là, nông hộ thành viên, nông trại vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong

HTX DVNN vừa là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động kinh doanh và hạch toán độc
lập. Do vậy, quan hệ giữa HTX và thành viên vừa là quan hệ liên kết, giúp đỡ nội
bộ vừa là quan hệ giữa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập. Cơ
chế liên kết của HTX cần phản ánh được mối quan hệ phức tạp đó.
Từ những đặc trưng trên có thể rút ra bản chất của HTX là: HTX là tổ
chức kinh tế liên kết cơ sở của các nơng hộ và nơng trại, mang tính chất vừa
tương trợ giúp đỡ, vừa kinh doanh các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nơng
nghiệp. Vì vậy, phát triển HTX DVNN là tăng cường mối liên kết giữa nông hộ
và nông trại, phát triển kinh tế nông thôn từ chính các hoạt động dịch vụ của các
HTX DVNN (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).
2.1.2.2. Vai trò của phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ưu tiên
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, phát triển HTX DVNN
vừa là nội dung quan trọng, vừa là tiền đề của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vai
trị của phát triển HTX DVNN được thể hiện trên những nét sau đây:
Thứ nhất: Phát triển HTX DVNN sẽ tạo nên sự phân công lao động và tổ
chức lao động mới, vừa tạo ra năng suất lao động và năng suất nông nghiệp cao,
vừa tạo điều kiện để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành công
nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ trong nơng thơn. Đó
cũng là một nội dung quan trọng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn ở nước ta hiện nay.
Thứ hai: Nhờ phát triển HTX DVNN với sự góp vốn của hộ xã viên thỏa
đáng mà HTX DVNN đủ sức hoạt động kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học - công
nghệ vào sản xuất. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

10



Thứ ba: Nhờ phát triển HTX DVNN mới tạo ra quy mơ sản xuất hàng hóa
lớn thích ứng với nhu cầu của thị trường, hạn chế và khắc phục dần tình trạng sản
xuất nhỏ, phân tán, manh mún, mang nặng tính tự cung, tự cấp của kinh tế hộ cịn
đang phổ biến ở nước ta hiện nay.
Thứ tư: HTX DVNN là một tổ chức kinh tế của nông dân đồng thời là một
trường học thực tế để nâng cao trình độ của người lao động và đào tạo, rèn luyện
những cán bộ quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ năm: Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa đặt ra yêu cầu của
hợp tác hóa nói chung và phát triển HTX DVNN nói riêng, vừa tạo điều kiện để
thúc đẩy và hỗ trợ HTX DVNN, nhất là cung cấp phương tiện kỹ thuật và công
nghệ cho HTX DVNN để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tăng cường phát triển hoạt động dịch vụ của HTX góp phần phát triển lực
lượng sản xuất, tạo vốn và sử dụng vốn, cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả lao động, các nguồn lực có sẵn trong dân. Từ đó
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, từng bước xây dựng nông
thôn mới theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cùng với việc đảm bảo
thực hiện tốt một số khâu dịch vụ nhằm hỗ trợ sản xuất của nông dân, các hoạt
động dịch vụ của HTX cịn góp phần ngăn chặn những tiêu cực do tác động của
cơ chế thị trường mang lại, bằng cách cung cấp thông tin kịp thời tới người dân
dịch vụ đầu vào và đầu ra. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho nơng dân thực hiện
những chính sách xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng chung,
tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Thông qua hoạt động dịch vụ của HTX sẽ đảm bảo cho hộ xã viên phát
triển sản xuất đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế khác. Hoạt động dịch vụ
của HTX sẽ góp phần tạo nên sự phát triển cân đối của kinh tế nơng nghiệp, nơng
thơn, góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương, tiếp
sức cho nông dân từng bước chuyển từ nền sản xuất nhỏ lẻ, sang nền sản xuất
lớn, sản xuất hàng hóa (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

2.1.3.1. Phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp theo số lượng
Phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp theo số lượng được đánh giá thông
qua các chỉ tiêu: Số HTX DVNN biến động qua các năm; Số HTX theo các hình

11


×