Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nâng cao năng lực cán bộ đoàn cơ sở trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.49 KB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ TRUNG HIẾU

NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dung bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin tơi trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Tác giả luận văn

Ngô Trung Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường, nghiên cứu viết luận văn bản thân tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các thầy, cơ giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam; Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của PGS.TS. Phạm Bảo Dương đã trực
tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Huyện Đồn Gia Lâm và một số ban, ngành khác đã
cung cấp số liệu thực tế và thơng tin cần thiết để hồn thành luận văn này
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn


Ngô Trung Hiếu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ và hộp ................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng và phẠm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực .................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 4

2.1.2.

Yếu tố cấu thành năng lực cán bộ đoàn cơ sở và vai trò nâng cao năng lực ............. 7


2.1.3.

Nội dung nghiên cứu nâng cao năng lực cán bộ Đoàn cơ sở ............................. 9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cán bộ Đoàn cơ sở .................................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 19

2.2.1.

Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cán bộ trẻ với sự phát triển
của các nước trên thế giới ................................................................................. 19

2.2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn về năng lực cán Đoàn ở một số địa phương Việt Nam ........... 23

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương ..................................................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28


iii


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 28

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 29

3.1.3.

Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 32

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 33

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................ 34


3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 34

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 35

4.1.

Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn trên địa bàn huyện Gia Lâm .......... 37

4.1.1.

Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ Đồn cơ sở ................................................... 38

4.1.2.

Về chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng công tác .............................................. 39

4.1.3.

Về năng lực tham mưu ..................................................................................... 45

4.1.4.

Năng lực tổ chức hoạt động .............................................................................. 48

4.1.5.


Năng lực tuyên truyền, giáo dục cho Đoàn viên, thanh niên ............................ 53

4.1.6.

Năng lực quản lý, điều hành ............................................................................. 58

4.1.7.

Đánh giá chung về năng lực cán bộ Đoàn cơ sở ở nông thôn huyện Gia Lâm .... 60

4.1.8.

Đánh giá thực thi các giải pháp nâng cao năng lực CBĐCS trên địa bàn
huyện Gia Lâm ................................................................................................. 63

4.2.

Các yếu tổ ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cán bộ Đoàn cơ sở ................... 65

4.2.1.

Yếu tố thuộc bản thân cán bộ Đoàn .................................................................. 65

4.2.2.

Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Chính quyền................................................. 69

4.2.3.


Chính sách của Nhà nước ................................................................................. 69

4.2.4.

Yếu tố khác ....................................................................................................... 73

4.3.

Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ Đoàn trên địa bàn huyện Gia Lâm ......... 74

4.3.1.

Hồn thiện cơng tác quy hoạch, tuyển chọn quản lý và sử dụng cán bộ
Đoàn.................................................................................................................. 74

4.3.2.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở ........................... 75

4.3.3.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cán bộ Đồn ........................... 77

4.3.4.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trị vị trí của
tổ chức đồn thanh niên và đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở .................................... 80

4.3.5.


Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động của tổ chức Đoàn cơ
sở....................................................................................................................... 80

iv


4.3.6.

Thực hiện cơng tác xã hội hố hoạt động đồn ................................................ 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 83
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 83

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 84

5.2.1.

Kiến nghị với Tỉnh Đoàn .................................................................................. 84

5.2.2.

Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương ................................................ 84

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 85
Phụ lục .......................................................................................................................... 87


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BTV

Ban thường vụ

CBĐ

Cán bộ đoàn

CBĐCS

Cán bộ đoàn cơ sở

CC

Cơ cấu

CLB


Câu lạc bộ

CN – XD

Công nghiệp - xây dựng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DT

Diện tích

ĐVTN

Đồn viên thanh niên

ĐV-TN

Đồn viên thanh niên

KT

Kinh tế

LHTN VN

Liên hiệp thanh niên Việt Nam


LHTN

Liên hiệp thanh niên

LLCT

Lý luận chính trị

NK

Nhân khẩu

NN

Nông nghiệp

SL

Số lượng

TCCN&DN

Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

THPT

Trung học phổ thông

TNCS


Thanh niên cộng sản

TTN

Thanh thiếu nhi

UBND

Uỷ ban nhân dân

VH

Văn hóa

XH

Xã hội

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2017 ...... 30
Bảng 3.2. Bảng phân bổ mẫu điều tra, khảo sát ........................................................... 34
Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu cán bộ Đồn cơ sở theo giới tính năm 2017................. 38
Bảng 4.2.

Số lượng và cơ cấu cán bộ Đoàn theo độ tuổi năm 2017 ........................... 39

Bảng 4.3. Trình độ văn hóa và trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ Đồn

cơ sở năm 2017 ............................................................................................ 40
Bảng 4.4. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ Đồn cơ sở năm 2017 ....................... 41
Bảng 4.5. Bảng tự đánh giá kiến thức chuyên mơn của cán bộ Đồn cơ sở ................ 42
Bảng 4.6. Bảng tự đánh giá kỹ năng của cán bộ Đoàn cơ sở ....................................... 43
Bảng 4.7. Đánh giá của các cấp về thái độ làm việc đối với cán bộ Đoàn cơ sở ......... 44
Bảng 4.8. Đánh giá về năng lực tham mưu của cán bộ Đoàn các cấp ......................... 46
Bảng 4.9. Đánh giá của lãnh đạo Đảng, chính quyền về năng lực tham mưu của
cán bộ Đoàn cơ sở ........................................................................................ 47
Bảng 4.10. Kết quả các hoạt động Đoàn các cấp giai đoạn 2012-2017 ......................... 50
Bảng 4.11. Đánh của cán bộ Đoàn, lãnh đạo về giá năng lực tổ chức hoạt động
của cán bộ Đoàn cơ sở ................................................................................. 51
Bảng 4.12. Đánh giá của Đoàn viên thanh niên đối với năng lực tổ chức hoạt
động CBĐCS ............................................................................................... 52
Bảng 4.13. Đánh giá của Đoàn viên thanh niên đối với chất lượng hoạt động .............. 53
Bảng 4.14. Bảng kê hoạt động công tác giáo truyên truyền, giáo dục cho Đoàn
viên thanh niên 2015 – 2017 ........................................................................ 54
Bảng 4.15. Đánh giá của Đoàn viên thanh niên đối với hoạt động tuyên truyền
của Đoàn cơ sở 2015 - 2017 ........................................................................ 55
Bảng 4.16. Phương thức tiếp cận tuyên truyền của Đoàn viên thanh niên .................... 56
Bảng 4.17. Đánh giá của Đoàn viên về mức độ tiếp cận được thơng tin các hoạt
động Đồn .................................................................................................... 57
Bảng 4.18. Đánh giá của Đoàn viên mức độ hiểu về nội dung, ý nghĩa của các
hoạt động Đoàn ............................................................................................ 57
Bảng 4.19. Số lượng Đoàn viên từ 2012 - 2017 ............................................................. 59
Bảng 4.20. Bảng tự đánh giá năng lực quản lý, điều hành của cán bộ Đoàn cơ sở ....... 60

vii


Bảng 4.21. Các lớp tập huấn cho cán bộ đoàn cơ sở từ 2015 - 2017 ............................. 64

Bảng 4.22. Độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm và trình độ chun mơn của cán bộ
Đoàn cơ sở ................................................................................................... 66
Bảng 4.23. Đánh giá của cán bộ Đoàn về mức lương hiện tại ....................................... 70
Bảng 4.24. Đánh giá của cán bộ Đoàn cơ sở về các lớp đào tạo, tập huấn ............... 71

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HỘP
Biểu đồ 4.1.

Tự đánh giá năng lực tham mưu của CBĐCS ......................................... 46

Hộp 4.1.

Cần bồi dưỡng thêm một số kỹ năng quan trọng cho cán bộ
Đồn cơ sở............................................................................................... 45

Hộp 4.2.

Cần có những cơ chế chính sách phù hợp cho cán bộ Đoàn cơ sở ......... 73

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Trung Hiếu
Tên luận văn: Nâng cao năng lực cán bộ đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội
Mã số: 8340410


Ngành: Quản Lý Kinh Tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng năng lực cán bộ Đoàn
cơ sở ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong
thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyện Gia Lâm; các chủ chương, chính sách liên
quan tới cơng tác Đồn thanh niên; các báo cáo năm, báo cáo quý, các bảng tổng hợp số
liệu liên quan tới cơng tác Đồn cơ sở của các xã, thị trấn từ Huyện Đoàn Gia Lâm; các
đề tài nghiên cứu liên quan tới cơng tác Đồn, cán bộ Đồn; Kết hợp phương pháp thu
thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra 45 cán bộ đoàn cơ sở; 05 cán bộ huyện đồn và 06
lãnh đạo Đảng, chính quyền và 45 đồn viên thanh niên nhằm thu thập các thơng tin
phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu
truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, thống kê so sánh và hệ
thống chỉ tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu nâng cao cán bộ đoàn cơ sở
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Hiện nay tổ chức Đồn huyện Gia Lâm có 46 cơ sở đồn trực thuộc, 36 cơ sở Hội
Liên hiệp Thanh niên và 46 liên đội trực thuộc. Trên địa bàn huyện có hơn 60.000 người
ở độ tuổi thanh niên, 11.216 đoàn viên đang sinh hoạt tại các cơ sở Đoàn trực thuộc. Tổng
số có 272 cán bộ đồn cơ sở giữ chức danh bí thư, phó bí thư đồn xã, thị trấn trong đó
55,1% cán bộ là nam và 44,9% là nữ giới. Về độ tuổi, cán bộ đoàn cơ sở trên địa bàn
huyện Gia Lâm khá trẻ, có đến 53,3% có độ tuổi từ 25 tới 30. Về trình độ chuyên mơn
nghiệp vụ, trình độ học vấn mức khá cao, 91,2% đã tốt nghiệp THPT; 67,3% đạt trình độ
chun mơn cao đẳng, đại học; tất cả cán bộ đoàn đều đáp ứng u cầu về trình độ lý luận
chính trị.
Năng lực cán bộ đoàn cơ sở trên địa ban huyện Gia Lâm ở cấp xã, thị trấn được cán

bộ Huyện Đoàn, lãnh đạo Đảng, chính quyền đánh giá cao hơn đối với cán bộ cấp chi
đoàn. Hàng năm, đoàn cơ sở triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa, thu hút nhiều đoàn

x


viên thanh niên tham gia. Nổi bật nhất là công tác giáo dục tư tưởng, được 80% đoàn viên
thanh niên đánh giá tích cực. Phương pháp tuyên truyền hiệu quả thơng qua truyền miệng,
băng rơn, tổ chức chương trình. Tuy nhiên việc sử dụng internet để quảng bá về đoàn
thanh niên cịn hạn chế, chỉ có 55,6% đồn viên biết tới đồn thơng qua mạng máy tính.
Về cơng tác quản lý điều hành, số lượng đoàn viên thanh niên hiện nay tăng theo hàng
năm. Đến giữa năm 2017, huyện Gia Lâm có 63.875 đồn viên thanh niên gây áp lực lớn
tới cơng tác quản lý.
Ngồi những mặt tích cực nhiệt tình, giàu kinh nghiệm trong cơng tác,… năng lực
cán bộ đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như:
một số cán bộ đoàn thiếu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý mối quan hệ, các hoạt động
chưa phong phú, đổi mới về nội dung, tính sáng tạo chưa cao, chưa đáp ứng được nhu
cầu của đoàn viên thanh niên. Đặc biệt, 38,9% cán bộ đoàn cơ sở cấp chi đoàn bị đánh
giá chưa chủ động trong công tác tham mưu; 44,3% đoàn viên thanh niên đánh giá cán
bộ cấp chi đồn có năng lực tổ chức hoạt động trung bình yếu. Một số cán bộ đoàn chưa
năng động, chủ động trong cơng tác, hoạt động mang tính hình thức, chưa tâm huyết.
Qua nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hạn chế trên như: thiếu thốn về kinh phí,
chế độ đãi ngộ về lương chưa thỏa đáng khiến 84,4% cán bộ đồn phải kiêm nhiệm
hoặc làm cơng việc khác để đảm bảo cuộc sống; công tác đào tạo, nâng cao chất lượng
chưa đáp ứng được phần đơng cán bộ đồn; kinh nghiệm cơng tác ít, 46,7% cán bộ có
kinh nghiệm dưới 5 năm.

xi



THESIS ABSTRACT
Name of student: Ngo Trung Hieu
Major: Master in Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives of the study:
Based on the research of the capacity of Young union cadres in Gia Lam district,
Hanoi, this thesis suggested some solutions to improve the capacity of Young Union
leaders in the Gia Lam district, Hanoi in the coming time.
Research methodology:
Study used data collection methods of secondary data including natural,
economic and social conditions in Gia Lam district; policies related to Youth Union;
annual reports, quarterly reports, data tables related to Young Union cadres works of
communes and towns from Gia Lam Young Union committee; research topics related to
Young union cadres missions and works; The primary data collection was collected
through 45 commune young cadres; 05 district officials and 06 leaders of the Party,
government and 45 youth union members. The research uses a number of traditional
data analysis methods such as descriptive statistical methods, statistical disaggregation,
comparative statistics, and research indicators to clarify the content of the study.
Key findings and conclusions:
At present, the Gia Lam Youth Union has 46 Young facilities, 36 junior
associations and 46 young men committee teams. There are more than 60,000 youths in
the district and 11,216 members are members of the Youth Union. There are 272 young
commune cadres holding the post of secretary, deputy secretary of the commune and
town committee, of which 55.1% are male and 44.9% are female. In terms of age, the
youth union member in Gia Lam district is quite young, with 53.3% of the member aged
25 to 30. In terms of professional qualifications, the level of education is quite high, 91,
2% have completed high school; 67.3% reached colleges and universities; All team

members meet the requirement of political theoretical level.
The capacity of young union cadres in Gia Lam district at commune and district
level was more appreciated by cadres of Young Committee, Party and government
officials. Every year, they carry out many meaningful activities and attract many youth
union members. Most prominent is the education of thought, which is 80% youth union
members positive assessment. Effective communication methods through word of

xii


mouth, banners, program organization. However, the use of internet to advertise youth
union is limited, only 55.6% of union members know about the network via computer
network. Regarding management and administration, the number of youth union
members has increased annually. By mid-2017, Gia Lam district has 63,875 youth
unionists putting great pressure on management.
In addition to the enthusiastic and experienced in the work, ... capacity of Young
cadres in the Gia Lam district still have the limitations such as some members lack
communication skills, skills of relationship processing, activities are not rich,
innovation in content, creativity is not high, not meet the needs of youth union
members. In particular, 38.9% of junior-level cadres were not active in advising; 44.3%
of youth union members evaluated that the staff of the provincial level was weak. Some
cadres are not active in the work, formal activities, not enthusiastic. Throughout the
study, there were many reasons for this limitation: lack of funding and poor salary
compensation that left 84.4% of the union staff members to work or to do other work to
ensure living; Training and quality improvement have not met the majority of the staff;
Experience is low, 46.7% of staff has experience less than 5 years.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức do Đảng trực tiếp
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến tự
nguyện phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, đó là những đồn viên
cộng sản trẻ tuổi, nguồn bổ sung quan trọng, đảm bảo cho Đảng phát triển khơng
ngừng. Vị trí của thanh niên luôn được đề cao, được xác định là nhân tố chủ lực
để phát triển kinh tế, bộ mặt của đất nước, nâng cao vai trò và vị thế của Việt
Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Trước u cầu của thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, q trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, địi hỏi phải chăm lo,
bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Huyện Gia Lâm là nơi có lực lượng Đồn thanh niên hùng hậu có nhiệm
vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi; tổ
chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho ĐVTN góp phần
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phịng, an ninh
chính trị; phối hợp với chính quyền, các đồn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội
làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đồn, tích cực xây dựng cơ sở
Đoàn, Hội, Đội. Hiện nay, tổ chức Đoàn huyện Gia Lâm có 46 cơ sở đồn trực
thuộc, 36 cơ sở Hội Liên hiệp Thanh niên và 46 liên đội trực thuộc. Trên địa bàn
huyện có hơn 60.000 người ở độ tuổi thanh niên, 11.216 đoàn viên đang sinh
hoạt tại các cơ sở Đoàn trực thuộc. Phong trào thi đua ln được đổi mới hình
thức về nội dung, hình thức, Đồn thanh niên huyện ln được Thanh đồn Hà
Nội đánh giá là đơn vị suất sắc dẫn đầu thi đua, nhiều năm được thành phố tặng
cờ thi đua xuất sắc. Để đạt được nhiều thành tích cao, các cán bộ Đoàn, đặc biệt
là cán bộ Đoàn cơ sở đã phát huy tinh thần xung kích sáng tạo trong các hoạt
động: giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, chung sức vì cộng đồng.
Tuy nhiên, trong q trình hoạt động, đội ngũ cán bộ Đồn cơ sở trên địa bàn
huyện Gia Lâm còn bộc lộ nhiều bất cập về năng lực chuyên môn, năng lực quản

lý ảnh hưởng tới hiệu quả các hoạt động chưa đạt được như kỳ vọng. Cơng tác
thu hút tập hợp đồn viên thanh niên còn yếu kém; khả năng tổ chức hoạt động

1


còn hạn chế; kiến thức về tin học văn phòng chưa đáp ứng được công việc; ý
thức trong công tác báo cáo chưa được nêu cao.
Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đoàn tại một số cơ sở đoàn trên
địa bàn huyện chưa được triển khai thường xuyên, hoạt động chưa thực sự hấp
dẫn; công tác tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa kịp thời và liên
tục; việc nắm bắt, định hướng tư tưởng cho đồn viên, thanh niên có lúc cịn
chưa kịp thời. Lực lượng đoàn viên, thanh niên tại một số cơ sở đồn cịn mỏng,
số lượng đồn viên có tuổi đời trẻ khơng nhiều, do vậy các hoạt động của Đồn
thiếu nguồn nhân lực để thực hiện. Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ thanh niên do
hạn chế về nhận thức, ít quan tâm tới hoạt động Đoàn, chưa thực sự nhiệt tình,
trách nhiệm tham gia hoạt động đồn.
Trước sự biến đổi nhanh chóng của xã hội đặt ra cho lực lượng thanh niên
những yêu cầu của công tác chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò, sức mạnh
của thanh niên trong thời kỳ mới, vì vậy địi hỏi người cán bộ Đồn phải tự hồn
thiện mình và phải được chuẩn hóa về chun mơn, kỹ năng, nghiệp vụ. Đây là
một yêu cầu rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
hiện nay về nguồn nhân lực trẻ, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng và
quyền hạn của người cán bộ Đồn cơ sở.
Vì vậy, việc nâng cao năng lực cán bộ Đồn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
trong việc nâng cao vai trị, hồn thành nhiệm vụ, đóng góp công sức tới xây dựng
và bảo vệ đất nước của Đồn thanh niên huyện, vì thế tơi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nâng cao năng lực cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội” nhằm phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực
cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng năng lực và nâng cao năng lực cán bộ
Đoàn cơ sở ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp
nâng cao năng lực cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực
cán bộ Đoàn cơ sở.

2


Phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ
Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội tới năm 2025.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là năng lực và nâng cao
năng lực của cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm trong huy động
nguồn lực, triển khai các hoạt động Đoàn trong thực tế.
Đối tượng điều tra: Cán bộ Đoàn cơ sở chủ yếu tập trung vào 2 đối tượng
chính là Bí thư và Phó bí thư Đồn, cán bộ UBND các cấp, đoàn viên thanh niên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
Về thời gian: số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm 2015 đến 2017, số liệu
sơ cấp được thu thập, điều tra trong năm 2017, đề xuất giải pháp đến năm 2025.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nâng cao

năng lực cán bộ Đoàn cơ sở.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về lí luận: Đã tổng hợp và phát triển được các khái niệm, nội dung và các
yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến công tác nâng cao chất lượng của cán bộ
Đoàn cơ sở.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu đã chỉ ra trong công tác nâng cao chất lượng của
đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được quan tâm. Cán
bộ Đoàn cơ sở đã được nâng cao từ trình độ chun mơn, kỹ năng làm việc, thái
độ làm việc, năng lực tham mưu, năng lực tổ chức hoạt động, năng lực tuyên
truyền, năng lực quản lý điều hành. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trơng
cơng tác nâng cao năng lực cán bộ Đồn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm. Vì
vậy từ những ưu điểm và hạn chế nghiên cứu đề ra được nhóm giải pháp nhằm
nâng cao năng lực của cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Năng lực của cán bộ
Theo từ điển tiếng việt, năng lực là khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm

chất đạo đức và trình độ chun mơn.
Theo Bernard (1997) “năng lực là một tập hợp các kỹ năng, kiến thức,
hành vi và thái độ được cá nhân tích luỹ và sử dụng để đạt được kết quả theo yêu
cầu công việc”.
Năng lực =Kỹ năng + kiến thức + Hành vi + Thái độ
Tóm lại, khái niệm năng lực được hiểu là tổng hợp kiến thức, kỹ năng,
thái độ nhằm thực hiện tốt công việc được giao. Sự khác biệt giữa khả năng và

năng lực đó là khả năng chỉ bao gồm hiểu biết và kỹ năng, năng lực chính là khả
năng và thái độ.
Năng lực = Kiến thức + Kỹ năng + Thái độ
- Kiến thức là những hiểu biết thu nhận được thơng qua q trình học tập,
bồi dưỡng ở trường lớp và quá trình tiếp xúc với cuộc sống hàng ngày. Kiến thức
được thể hiện thông qua bằng cấp chuyên môn đào tạo. Mỗi một lĩnh vực lại có
văn bằng, chững chỉ riêng cơng nhận và có mức độ cao thấp khác nhau. Cá nhân
có nhiều văn bằng, chứng chỉ được nhà nước công nhận thể hiện độ rộng kiến
thức của cá nhân đó.
Đối với mỗi lĩnh vực, nghề nghiệp riêng, kiến thức chính là cơng cụ giúp
cá nhân có thể hồn thành tốt nhiệm vụ, định hướng giải quyết vấn đề một cách
nhanh chóng, chính xác. Khơng có kiến thức chun mơn thì cá nhân khó có thể
thực thi, hồn thành tốt cơng việc.
- Kỹ năng là khả năng vận dụng những hiểu biết, vận dụng kiến thức của
mình vào hoạt động thực tế. Nói cách khác kỹ năng chính là những thao tác,
những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện
một hoạt động nào đó trong một mơi trường quen thuộc. Kỹ năng giúp cho cá
nhân thích ứng với hồn cảnh, mơi trường thay đổi. Kỹ năng có được có thể do

4


bẩm sinh hoặc học tập đồng thời được pháp triển hồn thiện hơn thơng qua q
trình làm việc, tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Đối với mỗi ngành nghề, lĩnh vực yêu cầu cần những kỹ năng khác nhau.
Một số kỹ năng quan trọng đó là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng thu thập, xử lý thông tin,…
- Thái độ là sự cố gắng, sự nhiệt tình, ý thức của cá nhân đối với cơng việc
mà họ đang thực hiện. Đối với cá nhân có khả năng hồn thành cơng việc thì yếu
tố thái độ là then chốt để hồn thành cơng việc. Thái độ tích cực và tiêu cực sẽ

đem lại kết quả hoàn thành cơng việc khác nhau. Đối với thái độ tích cực, kết quả
công việc luôn ở mức độ cao, trái lại thái độ tiêu cực kìm hãm quá trình làm việc,
gây ra trì trệ, sai lệch đem lại kết quả kém hiệu quả hoặc chất lượng cơng việc
suy giảm thậm chí khơng hồn thành cơng việc.
Thái độ của cá nhân có thể thay đổi, phụ thuộc vào các yếu tố đặc biệt là
thế giới quan, sức khỏe. Cách nhìn, quan điểm của cá nhân quyết định thái độ tác
động vào sực vật, hiện tượng tác động vào cá nhân. Sức khỏe tốt đem lại nguồn
năng lượng dồi dào, sự dẻo dai, sự minh mẫn, sáng suốt tập trung cao độ, có khả
năng về thể chất, đáp ứng được công việc.
2.1.1.2. Cán bộ
- Cán bộ là chỉ những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước (cơ quan dân cử,
cơ quan hành chính) và thuộc biên chế của một cơ quan, đơn vị và được
hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Cán
bộ, cơng chức năm 2008 thì cán bộ là cơng dân Việt Nam, được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội ở
trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp tỉnh), ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước. Và cán bộ, công chức, viên chức đều là những người
đang thi hành công vụ hay dịch vụ công.
Đặc điểm của một cán bộ bao gồm:
Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam.
Thứ hai, về chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm: Cán bộ phải là người được
bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong Cơ

5


quan, Tổ chức, Đơn vị thuộc cấp Trung ương, cấp Tỉnh, cấp Huyện. - Cán bộ

phải có đủ tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chun mơn phù hợp
với chức danh, chức vụ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Các vấn đề liên quan
tới bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ được quy định cụ thể ở chương III – Luật
Cán bộ, Công chức năm 2008. Theo khoản 2 Điều 21 Luật Cán bộ, Công chức
năm 2008 quy định: “Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam căn
cứ vào điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội và quy
định của Luật này quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. Chức vụ, chức danh
cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước được xác định theo quy định của Luật tổ
chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tồ án nhân dân, Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân, Luật kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Thứ ba, về nơi làm việc: Cán bộ là những người hoạt động trong các cơ
quan của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở Tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương, ở Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh.
Thứ tư, về thời gian công tác: Cán bộ đảm nhiệm công tác từ khi được bầu
cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cho tới khi hết nhiệm kì hoặc xin thơi việc, từ chức hay
bị bãi nhiệm (Điều 30, Luật Cán bộ, Công chức, 2008). Chấm dứt đảm nhiệm
chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (Luật Bảo hiểm Xã
hội, 2014).
Trong trường hợp đặc biệt, đối với cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc
tương đương trở lên có thể được kéo dài thời gian cơng tác theo quy định của cơ
quan có thẩm quyền (Luật Cán bộ, cơng chức, 2008).
2.1.1.3. Cán bộ Đồn
- Tổ chức Đoàn cơ sở: Theo Chương II, Điều 6, Điều lệ Đồn TNCS Hồ
Chí Minh, Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp: Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và
chi đoàn cơ sở, cấp huyện và tương đương, cấp tỉnh và tương đương và cấp
Trung ương. Tổ chức Đoàn cơ sở là cấp thấp nhất trong 4 cấp trong hệ thống tổ
chức của Đoàn (Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2012).
- Cán bộ Đồn: Theo điều lệ Đồn TNCS Hồ Chí Minh, cán bộ Đồn là

người đoàn viên thanh niên tiêu biểu về phẩm chất đạo đức và năng lực công tác
trong lực lượng thanh niên, được đồn viên thanh niên tín nhiệm và bầu cử qua

6


Đại hội của Đoàn. Đây là người đại diện cho tập thể đoàn viên, thanh thiếu nhi,
biết đoàn kết tập hợp và giáo dục thanh thiếu nhi, biết tổ chức các phong trào
hành động cách mạng và xây dựng củng cố tổ chức Đoàn thanh niên.
Nhiệm vụ của cán bộ Đoàn:
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam; kiên định mục tiêu và lý tưởng của Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; đường lối, chính sách của
Đảng pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng lao
động; gương mẫu chấp hành Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
sự phân cơng của tập thể lãnh đạo, ban thường vụ đoàn cùng cấp và sự lãnh đạo,
chỉ đạo của tổ chức đoàn cấp trên.
- Tận tuỵ với cơng tác đồn và phong trào thanh thiếu nhi; tơn trọng và
liên hệ mật thiết với đồn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân. Nêu
cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
- Tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun
mơn, nghiệp vụ, rèn luyện sức khoẻ và kỹ năng công tác đoàn.
- Cán bộ đoàn ở mỗi cấp, mỗi địa phương, đơn vị phải là tấm gương cho
đoàn viên và thanh niên noi theo.
Trong luận văn này:
- Cán bộ Đoàn cơ sở: Là những người giữ chức danh Bí thư chi đồn,
Phó bí thư, Bí thư Đồn cấp cơ sở trở lên.

- Nâng cao năng lực cán bộ đoàn cơ sở: là việc nâng cao, cải thiện kiến
thức, kỹ năng, thái độ của các cán bộ Đoàn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) nhằm
phát huy hiệu quả trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại cơ sở.
2.1.2. Yếu tố cấu thành năng lực cán bộ đoàn cơ sở và vai trò nâng cao năng lực
2.1.2.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cán bộ Đoàn cơ sở
Yếu tố cấu thành năng lực gồm có:
(1) Kiến thức về Đồn TNCS Hồ Chí Minh là những hiểu biết có được do
từng trải hoặc do học tập; kiến thức là những hiểu biết về Đoàn cần thiết để đảm

7


nhiệm vị trí cán bộ Đồn. Kiến thức cán bộ Đồn cần phải có gồm có những kiến
thức phổ thơng, hiểu biết về những văn bản, quy định của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh. Kiến thức này được tích lũy từ học tập, đào tạo, sự quan sát, học hỏi cá nhân
(2) Kỹ năng thực hiện công việc: là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận
áp dụng vào thực tế. Kỹ năng thực hiện công việc quyết định sự thành cơng, hiệu
quả cơng việc đó. Kỹ năng mang tính thực hành, mang tính đặc thù nghề nghiệp,
khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực, công việc cụ thể. Đối với cán bộ Đoàn cần tập
trung vào những kỹ năng tham mưu lãnh đạo, kỹ năng quản lý, kỹ năng tổ chức
hoạt động, kỹ năng trình bày,…
(3) Thái độ trong cơng tác Đoàn là sự biểu hiện ra ngoài của ý nghĩ, tình
cảm của một ai tới một sự việc nào đó. Trong công việc, thái độ là các suy nghĩ,
các ứng xử, ý thức trong công việc. Thái độ ảnh hưởng tới tính thần làm việc,
khả năng tiếp thu ý kiến trong q trình làm việc.
2.1.2.2. Vai trị nâng cao năng lực cán bộ Đoàn cơ sở
- Giúp tăng cường nhận thức cho ĐVTN: Cán bộ Đồn cơ sở có nhiệm vụ
quan tâm, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai cho tổ chức đoàn các cấp tuyên
truyền, giáo dục cho đồn viên, thanh niên về chủ trương, chính sách của Ðảng,
pháp luật của Nhà nước, về tình hình nhiệm vụ của thanh niên trong giai đoạn

mới. Nâng cao chất lượng cán bộ Đồn cơ sở chính là điều kiện để thực hiện tốt
hơn công tác giáo dục truyền thống, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, lịch sử truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Ðảng, của Ðoàn, tổ
chức học tập các bài học lý luận chính trị phù hợp đồn viên, thanh niên ở từng
lĩnh vực. Ðẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ học tập và
làm theo lời Bác”. Tuyên truyền chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động 'Ðoàn viên
phấn đấu trở thành đảng viên', giới thiệu kịp thời các gương tốt, các mơ hình hay
trong cơng tác nâng cao nhận thức về đảng cho đoàn viên, thanh niên. Các cơ sở
Đồn thường xun nắm bắt tình hình tư tưởng, kịp thời đấu tranh, tuyên truyền
định hướng, từng bước đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống và tệ nạn xã hội
trong thanh niên thông qua các phương tiện truyền thông.
- Tăng khả năng thu hút tập hợp: Trình độ cán bộ đồn cơ sở được nâng
cao góp phần tăng chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đoàn - Hội – Đội với nội
dung thiết thực, đa dạng, phong phú, giúp phát triển tinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu, nguyện vọng

8


và lợi ích chính đáng của các tầng lớp thanh niên thông qua công tác thu húp tập
hợp ĐVTN tham gia phong trào lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho
bản thân, q hương, góp phần phát triển nơng nghiệp, xây dựng nông thôn mới
trong thanh niên nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của
hàng hóa, cải cách thủ tục hành chính trong thanh niên, công nhân viên chức; các
hoạt động hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường; phong trào học
tập và rèn luyện xứng danh bộ đội cụ Hồ trong các lực lượng vũ trang, góp phần
xây dựng Quân đội chính quy, từng bước hiện đại; các hoạt động phịng chống
tội phạm, phịng chống HIV/AIDS, bảo vệ mơi trường, hoạt động “uống nước
nhớ nguồn”, nhân đạo, từ thiện, “đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động thực hiện mục
tiêu về dân số, sức khỏe, mơi trường, kế hoạch hóa gia đình, các hoạt động giao

lưu hội nhập Quốc tế.
- Nâng cao vị trí, vai trị trong ĐVTN trong mọi lĩnh vực xã hội: Trong bất
kỳ giai đoạn nào trong phát triển kinh tế - xã hội, ĐVTN luôn chiếm một vị trí vơ
cùng quan trọng. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp đổi mới
đất nước có thành công được hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh
niên. Cán bộ Đồn chính là tấm gương để noi theo, học tập, dẫn dắt toàn bộ
ĐVTN hoàn thành sứ mệnh, phát huy vai trị, thể hiện vị trí của mình trong mọi
lĩnh vực của xã hội.
- Nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho cấp Ủy Đảng, chính quyền:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đồn thanh niên chính là tham mưu
cho cấp ủy Đảng và chính quyền. Nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, có ý
nghĩa, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích thanh niên học tập, lao động, rèn
luyện, khởi nghiệp và vui chơi giải trí lành mạnh, tạo điều kiện hỗ trợ cho cơng
tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi cần được kịp thời tham mưu để đạt hiệu
quả cao, tránh chồng chéo, tăng tính chủ động, sáng tạo hồn thành nhiệm vụ.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu nâng cao năng lực cán bộ Đồn cơ sở
2.1.3.1. Đánh giá năng lực chun mơn, nghiệp vụ
Năng lực CBĐCS được xác định cấu thành bởi các yếu tố:
a. Kiến thức của CBĐCS:
Là hiểu biết của CBĐCS về công tác thanh thiếu nhi, về nghiệp vụ đồn,
hội, đội, hiểu biết các kỹ năng cơng tác thanh niên thông qua việc học qua trường
lớp, các lớp tập huấn, từ kinh nghiệm làm việc của mình. Việc đánh giá kiến thức

9


của CBĐCS thông qua việc học qua các cấp bậc khác nhau như học hết THPT,
cao đẳng, đại học, thạc sĩ,… Ngồi ra kiến thức cịn được thể hiện qua việc tham
gia các lớp tập huấn như tập huấn hè, lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ
công tác Đoàn, tâp huấn khởi nghiệp cho thanh niên,…

Nếu cán bộ Đồn cơ sở có đầy đủ kiến thức, khả năng ra quyết đinh, xử lý
cơng việc chun mơn sẽ chính xác; khả năng tuyên truyền vận động, báo cáo, tổ
chức, quản lý được nâng cao về chất lượng. Ngược lại, cán bộ Đồn thiếu kiến
thức về chun mơn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định sai về mặt quy định, lệch lạc
về nội dung do hiểu sai vấn đề, khả năng quản lý, tổ chức hạn chế; nếu thiếu kiến
thức bổ trợ như tiếng anh, tin học, khả năng tiếp cận với kiến thức mới thông qua
Internet sẽ hạn chế, việc áp dụng cơng nghệ vào cơng việc khó khăn, mất nhiều
thời gian để giải quyết vấn đề về văn bản, báo cáo, quản lý,…
b. Kỹ năng CBĐCS:
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng là điều kiện vô cùng quan trọng để người cán
bộ Đồn trở thành người có năng lực xuất sắc. Một số kỹ năng quan trọng phải
kể đến như
(1) Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo: Tham mưu cho lãnh đạo, cấp ủy Đảng
khi có vấn đề phát sinh liên quan đến cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu
nhi; lãnh đạo, định hướng hoạt động chi đoàn; nắm bắt tư tưởng, định hướng
đoàn viên thanh niên, tổ chức sinh hoạt định hướng tư tưởng cho đoàn viên
(2) Kỹ năng tổ chức các hoạt động: Là phương pháp tổ chức một chương
trình hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động phong trào hay là việc điều
hành các hội nghị, các buổi họp, buổi kết nạp Đoàn, đại hội, hội nghị chi
đoàn,…; kỹ năng này đặc biệt quan trọng trong các hoạt động, giúp gắn kết các
cá nhân thông qua các trò chơi, mua hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện vui, đọc,
ngâm thơ, dựng tiểu phẩm,…
(3) Kỹ năng trình bày, tuyên truyền, vận động: Trong rất nhiều kỹ năng
cần thiết đối với người cán bộ Đoàn, một kỹ năng khơng thể thiếu được đó là kỹ
năng trình bày. Để trình bày tốt một vấn đề đặt ra, người cán bộ Đồn cần có các
kỹ năng cụ thể sau:
- Lắng nghe chăm chú.
- Diễn đạt đơn giản.
- Định nghĩa trong sáng, rõ ràng.


10


- Quan tâm đến phản ứng của người nghe.
- Gây ảnh hưởng
- Giải quyết thắc mắc
(4) Kỹ năng quản lý: Cán bộ Đồn cơ sở cũng chính là một nhà quản lý
đồng thời cần biết phần công nhiệm vụ, định hướng cho cấp dưới, làm cơng tác
tư tưởng cho Đồn viên, quản lý tốt hồ sơ, công văn liên quan đến cơng tác
Đồn. Việc quản lý bao gồm quản lý con người và quản lý liên quan tới sổ sách,
báo cáo. Đối với đề tài này, tôi nghiên cứu giới hạn ở việc quản lý đoàn viên
thanh niên và quản lý việc ghi chép, báo cáo.
c. Thái độ CBĐCS:
Bác Hồ từng nói: “Có tài mà khơng có đức là một người vơ dụng, có đức
mà khơng có tài sẽ khơng làm được việc gì”. Nếu có kiến thức, kỹ năng làm việc
tốt tuy nhiên không tâm huyết với công việc, chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân, có mục
đích, tư tưởng lệch lạc thì cũng sẽ vơ dụng. Biểu hiện của người cán bộ có trách
nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc là ý thức làm việc có đầy đủ khơng, có cố
gắng nỗ lực để hồn thành nhiệm vụ khơng, có dám đặt lợi ích tập thể lên trên lợi
ích cá nhân khơng,… Thái độ tích cực của cán bộ Đồn cơ sở được đánh giá cao
thơng qua việc chấp hành nghiêm túc chế độ làm việc của cơ quan, địa phương;
sự nhiệt tình khơng quản thời gian làm việc ngày nghỉ, ngày lễ, ngồi giờ hành
chính,… và được thể hiện thông qua đánh giá của lãnh đạo Đảng, chính quyền,
đồn viên thanh niên tại cơ sở.
Số lượng kỹ năng thành thạo của cán bộ Đoàn cơ sở phản ảnh phần nhiều
khả năng hồn thành cơng việc, sự khéo léo, linh hoạt của người cán bộ đó.
2.1.3.2. Đánh giá năng lực tham mưu lãnh đạo
Tham mưu lãnh đạo là việc thường xuyên mà cán bộ Đoàn cơ sở phải thực
hiện. Quy trình thơng thường, cán bộ Đồn cơ sở cấp xã/thị trấn sẽ tham mưu
lãnh đạo tới lãnh đạo Đảng, chính quyền cơ sở hoặc cán bộ Huyện Đồn; đối với

cán bộ Đoàn cơ sở cấp chi đoàn sẽ tham mưu cho cán bộ Đoàn cơ sở cấp xã/thị
trấn. Về nội dung tham mưu, đó là các nội dung, phương thức, tổ chức một
chương trình, hoạt động tại cơ sở hoặc liên quan tới hoạt động của Đoàn cấp trên.
Việc tham mưu có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo tính đúng đắn, tránh sai sót, phù
hợp với tình hình hiện tại, sửa chữa kịp thời những vấn đề phát sinh, tránh lãng
phí về cơ sở vật chất, quản lý dễ dàng thông qua phân công nhiệm vụ.

11


×