Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG THÀNH

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHO VAY HỘ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ TỪ SƠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TIÊN SƠN

Chuyên ngành:

Quản Trị Kinh Doanh

Mã ngành:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS.Chu Thị Kim Loan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Các số liệu
được sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu
này chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào. Nếu sai tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cơ giáo, gia đình và
bạn bè.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Chu Thị Kim Loan - Khoa kế
toán và quản trị kinh doanh – Học viện Nông Nghiệp, đã có những góp ý cho tơi trong
q trình hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông Nghiệp, Khoa kế toán và quản trị kinh
doanh, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè và người
thân đã động viên, khuyến khích giúp tơi vượt qua những khó khăn trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Thành


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng, hình và biểu đồ .................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn chung về cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại
các làng nghề của ngân hàng thƣơng mại ...................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Cho vay và phân loại cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM) .................. 4

2.1.2.

Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề của NHTM ......................... 7

2.1.3.

Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề
của NHTM ........................................................................................................ 15


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề.................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Khái quát tình hình phát triển làng nghề ở Việt Nam....................................... 23

2.2.2.

Kinh nghiệm cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của một số NHTM ................ 24

2.2.3.

Bài học rút ra cho NHTM Công thương Việt Nam, Chi nhánh Tiên Sơn .............. 25

2.2.4.

Một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài ....................................... 26

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28

iii



3.1.1.

Đặc điểm cơ bản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi
nhánh Tiên Sơn ................................................................................................. 28

3.1.2.

Đặc điểm cơ bản của thị xã Từ Sơn.................................................................. 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 41

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 43
4.1.

Thực trạng cho vay hộ sản xuấ kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn
thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn ........................................................... 43

4.1.1.


Tổng quan về kết quả cho vay của Vietinbank Tiên Sơn ................................. 43

4.1.2

Quy trình cho vay hộ sản xuất

kinh doanh tại các làng nghề của

Vietinbank Tiên Sơn ......................................................................................... 45
4.1.3.

Mạng lưới cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn
thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn ........................................................... 48

4.1.4.

Các hình thức cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa
bàn thị xã Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn..................................................... 50

4.1.5.

Lãi suất cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị
xã Từ Sơn.......................................................................................................... 51

4.1.6.

Kết quả cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của Vietinbank Tiên Sơn ............... 52

4.1.7.


Đánh giá chung về cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn thị xã
Từ Sơn của Vietinbank Tiên Sơn ....................................................................... 59

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề ở thị xã Từ
Sơn của Vietinbank Tiên Sơn ........................................................................... 62

4.2.1.

Yếu tố thuộc về Vietinbank Tiên Sơn .............................................................. 62

4.2.2.

Nhân tố thuộc về Hội sở chính ........................................................................ 62

4.2.3.

Nhân tố thuộc về hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề............................... 63

4.2.4.

Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô .................................................................. 65

4.3.

Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của Vietinbank
Tiên Sơn............................................................................................................ 66


4.3.1.

Định hướng cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của Vietinbank Tiên
Sơn .................................................................................................................... 66

4.3.2.

Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ SXKD tại các làng nghề trên địa bàn thị xã
Từ Sơn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên
Sơn .................................................................................................................... 70

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 75
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 75

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 76

5.2.1.

Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ............................... 76

5.2.2.

Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước .................................................................. 78


5.2.3.

Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng ......................................... 79

5.2.4.

Kiến nghị với các làng nghề ............................................................................. 80

Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................................... 81
Phụ lục .......................................................................................................................... 83
Phiếu phỏng vấn khách hàng .......................................................................................... 83

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CBTD

Cán bộ tín dụng

CNH

Cơng nghiệp hóa

CSSX


Cơ sở sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

HMTD

Hạn mức tín dụng

KH

Khách hàng

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSBD

Tài sản bảo đảm

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Tình hình lao động của Vietinbank Tiên Sơn ............................................. 36
Bảng 3.2. Đặc điểm cơ sở vật chất của Vietinbank Tiên Sơn ..................................... 37
Bảng 4.1. Dư nợ cho vay của Vietinbank Tiên Sơn .................................................... 43
Bảng 4.2. Dư nợ cho vay hộ sản xuất trong làng nghề theo mạng lưới các
phòng giao dịch ........................................................................................... 48

Bảng 4.3. Đặc điểm mạng lưới cho vay các hộ SXKD tại các làng nghề trên
địa bàn thị xã Từ Sơn tại vietinbank Tiên Sơn ........................................... 49
Bảng 4.4. Dư nợ cho vay theo hình thức vay vốn trong làng nghề trên địa bàn
thị xã Từ Sơn............................................................................................... 51
Bảng 4.5. Mức lãi suất cho vay đối với các mục đích vay vốn ................................... 52
Bảng 4.6. Dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề của
Vietinbank Tiên Sơn ................................................................................... 52
Bảng 4.7. Doanh số cho vay, thu nợ trong cho vay hộ sản xuất (2016 - 2018) ......... 55
Bảng 4.8. Thị phần cho vay hộ SXKD (2016 - 2018) ................................................. 56
Bảng 4.9. Chênh lệch từ hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại làng
nghề ............................................................................................................. 57
Bảng 4.10. Nợ xấu trong cho vay hộ SXKD trong làng nghề ....................................... 58
Bảng 4.11. Đánh giá của hộ SKD về chất lượng cho vay của Vietinbank Tiên
Sơn .............................................................................................................. 59
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát hộ sản xuất kinh doanh về thời gian giải quyết hồ
sơ vay vốn ................................................................................................... 61
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản của khách hàng
vay ............................................................................................................... 64
Bảng 4.14. Doanh số cho vay của Vietinbank Tiên Sơn đối với hộ sản xuất kinh
doanh ở làng nghề Bắc Ninh (2009-2018) .................................................. 69
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ sxkd trong làng nghề ................. 69

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Tiên Sơn .................................................. 30


Hình 3.2.

Các lĩnh vực hoạt động chính của Vietinbank Tiên Sơn ........................... 34

Biểu đồ 3.1. Tổng tài sản của Vietinbank Tiên Sơn qua các năm ................................ 37
Biểu đồ 3.2. Lợi nhuận trước thuế của VietinBank Tiên Sơn ....................................... 38
Sơ đồ 4.1.

Quy trình cho vay hộ SXKD của Vietinbank Tiên Sơn ............................ 45

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:

Nguyễn Trọng Thành

Tên luận văn: “Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề
trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
- Chi nhánh Tiên Sơn”.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, bên
cạnh việc tạo ra nhiều cơng ăn việc làm thì các làng nghề trên địa bàn có những đóng
góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Các làng nghề đang có xu

hướng phát triển trên cơ sở khôi phục làng nghề truyền thống đồng thời phát triển, mở
rộng thêm nhiều làng nghề mới và đây cũng là chủ trương chú trọng phát triển của Tỉnh
trong những năm qua. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thúc đẩy cho
vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn” có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn thiết thực. Mục tiêu nghiên cứu đề tài (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn cơ bản về cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề của Ngân hàng
thương mại; (2) Đánh giá về thực trạng cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng
nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi
nhánh Tiên Sơn; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó; (3) Đưa ra một số
giải pháp nhằm thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn
thị xã Từ Sơn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp: là các bài báo, tài liệu, bài viết liên quan đến các hoạt
động cho vay của các NHTM từ các quy định của ngân hàng nhà nước, của các NHTM
được thu thập từ sách, tạp chí, internet… Các bài đánh giá, đề tài nghiên cứu về các
làng nghề truyền thống được thu thập từ thư viện của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Các nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được điều tra, khảo sát ý kiến đánh giá của các
hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn về hoạt động cho
vay của Vietinbank Tiên Sơn. Do giới hạn về điều kiện nghiên cứu và đặc điểm của hộ
SXKD trong các làng nghề (các hộ SXKD có các đặc điểm tương đối giống nhau và
thường có liên quan đến nhau về mối quan hệ gia đình) nên 60 hộ sản xuất kinh doanh
được điều tra phỏng vấn. Cỡ mẫu này sẽ phản ánh khá đầy đủ và đại diện được các ý kiến

ix


của hộ SXKD trong các làng nghề. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích số
liệu như phương pháp phân tích mơ tả, so sánh, phương pháp thang đo 5 mức độ Likert.
Kết quả chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu Giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các
làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn cho thấy: tổng dư nợ cho vay hộ gia đình của
Vietinbank Tiên Sơn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh và tăng
dần qua các năm, cụ thể dự nợ cho vay năm 2017 tăng 10% so với năm 2016 và năm
2018 tăng 5% so với năm 2017. Trong đó dư nợ ngắn hạn phục vụ nhu cầu sản xuất
kinh doanh hộ gia đình chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này chứng tỏ những năm gần đây
nhu cầu về vốn để kinh doanh làm ăn của các làng nghề ở Bắc Ninh đều có xu hướng
tăng cao. Số lượng hộ sản xuất cũng đều tăng qua các năm tỷ lệ thuận với việc tăng dư
nợ cho vay. Số hộ sản xuất năm 2017 tăng 13% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 3 %
so với năm 2017, thể hiện quy mô đầu tư, địa bàn đầu tư vốn của Chi nhánh ngày càng
mở rộng, tuy nhiên tỷ lệ tăng năm 2018 có giảm là do tình hình kinh tế tăng trưởng
chậm và tốc độ tăng trưởng trong các làng nghề cũng có xu hướng giảm. Thơng qua chỉ
tiêu chênh lệch từ hoạt động cho vay trên cho thấy việc đầu tư vào cho vay hộ sản xuất
trong làng nghề đang được đẩy mạnh và mở rộng thông qua dư nợ ngày càng tăng dẫn
đến thu từ hoạt động cho vay tăng đều qua các năm, kéo theo là chênh lệch từ hoạt động
cho vay cũng tăng qua các năm. Bên cạnh việc tăng trưởng qui mô dư nợ và thu hút
khách hàng mới, chi nhánh luôn coi trọng vấn đề chất lượng nợ, công tác quản lý và
phòng ngừa rủi ro đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay được đưa lên hàng đầu. Vì
vậy mà các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro cho vay của chi nhánh là tương đối thấp
luôn ở mức an tồn. Nhưng xét về dài hạn thì Vietinbank Tiên Sơn vẫn phải thường
xuyên quan tâm đến vấn đề quản lý nợ để giảm thiểu phát sinh nợ xấu trong dài hạn.
Để thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã
Từ Sơn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên
Sơn trong thời gian tới thì hệ thống các giải pháp cần được thực hiện bao gồm: (1) Đa
dạng hóa các hình thức cho vay; (2) Đổi mới cơng nghệ, đa dạng hóa dịch vụ ngân
hàng; (3) Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng trong lĩnh vực cho
vay làng nghề;...

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Trong Thanh
Thesis title: Solutions to promote lending to business households in craft villages in Tu Son
town of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Tien Son Branch
Major: Business administration

Code: 8340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
Bac Ninh is one of the provinces with the largest number of craft villages in the
country, besides creating many jobs, the craft villages in the province have made
important contributions to the province's socio-economic development. . The craft
villages tend to develop on the basis of restoring traditional trade villages and
developing and expanding many new trade villages and this is also a policy focusing on
the province's development over the past years. Therefore, the study of the topic:
"Solutions to promote lending to business and production households in craft villages in
Tu Son town of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Tien
Son Branch" has practical and theoretical significance. Research objectives of the thesis
(1) Systematizing the theoretical basis and basic practice on lending to production and
business households in trade villages of commercial banks; (2) Evaluate the status of
lending to business and production households in craft villages in Tu Son town of
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Tien Son Branch;
analyze the factors affecting that situation; (3) Provide some solutions to promote
lending to business households in craft villages in Tu Son town of Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Industry and Trade - Tien Son Branch.
Research Methods
Collection of secondary data: are articles, documents and articles related to

lending activities of commercial banks from the regulations of the State Bank and
commercial banks collected from books and magazines, internet ... Reviews, research
topics on traditional craft villages are collected from the library of Vietnam Agricultural
Academy. These secondary data sources are mainly investigated and surveyed by
business households in craft villages in Tu Son town about lending activities of
Vietinbank Tien Son. Due to limitations on research conditions and characteristics of
business households in craft villages (business households have similar characteristics
and are often related to each other on family relationships), 60 households produce
business. jointly interviewed. This sample size will fully reflect and represent the

xi


opinions of business households in the craft villages. Research using a number of data
analysis methods such as descriptive, comparative and 5-level Likert method.
Main results and conclusions
Research results Solutions to promote lending to business households in craft
villages in Tu Son town of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade - Tien Son branch showed: total outstanding loans Vietinbank Tien Son's
households accounted for a high proportion of the total outstanding loans of the branch
and increased gradually over the years, specifically, the 2017 loan debt increased by
10% compared to 2016 and 2018 by 5% compared to the year. 2017. In which, shortterm debt balance to serve household production and business needs accounted for a
major proportion. This proves that in recent years, the demand for capital for doing
business in Bac Ninh villages has increased. The number of production households has
also increased over the years in proportion to the increase in outstanding loans. The
number of production households in 2017 increased by 13% compared to 2016 and
2018 by 3% compared to 2017, reflecting the increasing investment scale and location
of the Branch's investment capital, however, the rate increased year by year. 2018 has
decreased due to the slow economic growth and the growth rate in the craft villages.
Through the target of the difference from the above lending activities, the investment in

lending to production households in craft villages is being promoted and expanded
through increasing debt balance, leading to a steady increase in lending activities. Over
the years, the gap in lending activity has also increased over the years. Besides
increasing the size of outstanding loans and attracting new customers, the branch always
attaches importance to debt quality, risk management and prevention, especially risks in
lending activities. head. Therefore, the indicators reflecting the level of loan risk of the
branch are relatively low at a safe level. But in the long term, Vietinbank Tien Son still
has to pay more attention to debt management to minimize bad debts in the long term.
In order to promote lending to production and business households in craft
villages in Tu Son town of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade - Tien Son branch, the system of solutions should be implemented. Currently
include: (1) Diversifying loan forms; (2) Innovating technology, diversifying banking
services; (3) Improve the qualifications and capacity of credit officers in the field of
trade village loans; ...

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước,
bên cạnh việc tạo ra nhiều công ăn việc làm thì các làng nghề trên địa bàn có
những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Các
làng nghề đang có xu hướng phát triển trên cơ sở khôi phục làng nghề truyền
thống đồng thời phát triển, mở rộng thêm nhiều làng nghề mới và đây cũng là
chủ trương chú trọng phát triển của Tỉnh trong những năm qua. Từ đó nhu cầu về
vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra một thị trường tín dụng giàu tiềm
năng đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Làng nghề có từ lâu đời, là nơi hội tụ và kết tinh những nét văn hóa truyền
thống của Việt Nam. Việc mở rộng và phát triển làng nghề đồng nghĩa với việc

bảo tồn, giữ gìn những nét văn hóa riêng của từng vùng miền. Mỗi làng nghề có
lịch sử hình thành và phát triển riêng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của từng làng
nghề. Những sản phẩm từ làng nghề truyền thống mang tính nghệ thuật cao,
vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần trở thành sản phẩm văn hóa có giá trị kinh tế
cao như: Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, làng giấy Phong Khê, sắt
thép Đa Hội… Từ đó mở rộng và phát triển làng nghề sẽ góp phần khơng nhỏ
vào việc tạo cơng ăn việc làm, phân công lao động, thu hút lao động dư thừa ở
nông thôn, phần nào hạn chế việc di cư lao động từ nơng thơn ra thành thị. Vì
vậy, cho vay mở rộng phát triển làng nghề là một giải pháp hết sức quan trọng
nhằm bổ sung nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất
trong làng nghề, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Tiên Sơn trong thời
gian qua đã đầu tư tín dụng tập trung chủ yếu trong các làng nghề đã đạt được
nhiều thành tích đóng góp tích cực trong quá trình phát triển các làng nghề truyền
thống và phát triển kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn cũng như của tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên việc đầu tư vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn vào các làng
nghề vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ, cầm chừng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát
triển của làng nghề cả về quy mô và chất lượng. Việc tìm kiếm các giải pháp để
thúc đẩy hoạt động cho vay sao cho hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn để khôi phục
và phát triển các làng nghề để từ đó tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho từng cá

1


nhân, hộ gia đình giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh nói chung,
của thị xã Từ Sơn nói riêng, bên cạnh đó việc cho vay các làng nghề sẽ giúp
Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Tiên Sơn có quy mơ dư nợ lớn, an
tồn, bền vững và mở rộng được nhiều dịch vụ ngân hàng khác từ đó làm tăng
quy mơ và lợi nhuận của Chi nhánh, do vậy việc tìm kiếm các giải pháp thúc để
thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề là một yêu cầu cấp

thiết. Nhận thấy vấn đề thiết thực trên, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp thúc
đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ
Sơn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh
Tiên Sơn ” làm luận văn thạc sỹ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên
địa bàn thị xã Từ Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy cho vay hộ
sản xuất kinh doanh tại các làng nghề của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Tiên Sơn trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về cho vay hộ sản xuất
kinh doanh tại các làng nghề của Ngân hàng thương mại.
- Đánh giá về thực trạng cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề
trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi
nhánh Tiên Sơn; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh
tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay hộ sản xuất kinh
doanh tại các làng nghề ở thị xã Từ Sơn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Tiên Sơn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay nhằm bổ

2



sung vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ tại các làng nghề ở thị xã Từ Sơn của
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn.
- Về thời gian: Số liệu thực tiễn cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các
làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn được lấy từ 2016 - 2018.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUNG VỀ CHO VAY
HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Cho vay và phân loại cho vay của ngân hàng thƣơng mại (NHTM)
2.1.1.1. Khái niệm cho vay của NHTM
Cho vay là quan hệ kinh tế giữa ngân hàng với khách hàng trong đó NH
giao tiền hoặc tài sản cho KH sử dụng trong một thời gian nhất định, với cam kết
KH trả cả vốn và lãi cho NH vô điều kiện khi đến hạn thanh tốn.
Với khái niệm trên thì cho vay ngân hàng bao hàm những nội dung cơ
bản sau:
Cho vay dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp các khoản vay khi có
lịng tin vào việc KH sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả có khả năng
hồn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn. Sự tin tưởng này có được là nhờ uy tín của
người đi vay, nhờ vào giá trị của tài sản đảm bảo, sự tin tưởng, hoặc do bảo lãnh
của bên thứ ba.
Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ ngân hàng (người
cho vay) sang cho khách hàng (người đi vay). Ngân hàng là một trung gian tài
chính “đi vay để cho vay” nên mọi khoản cho vay của ngân hàng đều phải có
thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động. Để xác định thời hạn
cho vay hợp lý ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạn nguồn vốn của mình
q trình luân chuyển vốn của đối tượng cho vay. Nếu ngân hàng có nguồn vốn

dài hạn ổn định thì có thể cấp được nhiều cho vay dài hạn, ngược lại nếu nguồn
vốn ngắn hạn và khơng ổn định thì ngân hàng sẽ cấp cho vay trong ngắn hạn nếu
ngân hàng mà cho vay dài hạn thì sẽ gặp rủi ro thanh khoản. Mặt khác thời hạn
cho vay phải phù hợp với việc luân chuyển vốn của khách hàng thì ngân hàng
mới có thể thu nợ đúng hạn.
Cho vay phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Giá trị hoàn trả
phải lớn hơn giá trị lúc ban đầu, nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc khách
hàng còn phải trả ngân hàng một khoản tiền lãi, đây chính là giá cả của quyền sử
dụng vốn vay.

4


Cho vay là một hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc thu hồi
khoản vay không những phụ thuộc vào bản thân khách hàng mà còn phụ thuộc
vào mơi trường hoạt động, ngồi tầm kiểm sốt của khách hàng như sự biến động
về giá cả, lãi suất, tỷ giá, chính sách kinh tế vĩ mơ…Khi khách hàng gặp khó
khăn do mơi trường kinh doanh tạo ra sẽ dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ đúng
hạn cho ngân hàng, điều này khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng
Cho vay phải dựa trên cam kết hồn trả vơ điều kiện. Q trình xin vay và
cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp đồng tín
dụng, khế ước tiền vay, hợp đồng đảm bảo tiền vay... trong đó bên đi vay cam kết
hồn trả vơ điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn.
(guồn tài liệu: Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng

2.1.1.2. Phân loại cho vay của NHTM
a. Phân loại cho vay theo thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn cho vay nhỏ hơn hoặc bằng
12 tháng; được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn ngắn hạn tạm thời của các doanh
nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình.

Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60
tháng. Nguồn vốn này chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi
mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất, xây dựng các cơng trình vừa và nhỏ có thời
gian thu hồi vốn nhanh.
Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm nó đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng dài hạn của doanh nghiệp như xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ
tầng (như đường xá, cảng biển…), cải tiến mở rộng sản xuất có quy mơ lớn.
Trong 3 loại cho vay trên thì cho vay ngắn hạn có tỷ trọng cao nhất. Các
khoản vay ngắn hạn được giành cho việc bù đắp thiếu hụt vốn lưu động, tiêu
dùng ngắn hạn của cá nhân. Nếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới công
nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc các dự án có qui mơ nhỏ thì sẽ được cho
vay trung hạn. Còn cho vay dài hạn được dùng vào việc xây nhà, mua sắm thiết
bị, xây dựng xí nghiệp mới…Nói chung, cho vay dài hạn sẽ chứa đựng nhiều rủi
ro bởi càng dài hạn thì những biến động càng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến
việc đầu tư kinh doanh của khách hàng.
b. Phân loại cho vay theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Nghĩa là để có được khoản vay đó thì

5


người đi vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người
thứ ba. Yêu cầu cơ bản của tài sản thế chấp, cầm cố là phải bán được. Mục đích
chủ yếu của một khoản vay phải được đảm bảo là nhằm giảm bớt rủi ro cho
người cho vay.
Cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản: Nghĩa là việc cho vay dựa trên
uy tín và tình hình tài chính của người cho vay, tình hình trả nợ trước đây. Đối
với những KH có tình hình tài chính vững mạnh có uy tín, sản phẩm được thị
trường sẵn sàng chấp nhận, có lợi nhuận ổn định thì ngân hàng có thể cho khách
hàng đó vay mà không cần đến tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của người

thứ ba.
c. Phân loại cho vay theo phương thức hoàn trả nợ vay
Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn: Là loại cho vay được thanh toán một
lần theo kỳ hạn đã thoả thuận
Cho vay trả góp: Là loại hình cho vay mà KH hoàn trả vốn gốc và lãi theo
định kỳ. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với khoản vay trung và dài
hạn và được dùng tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền hoặc được dùng
để cho khách hàng vay mua sắm nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình, thanh tốn
học phí, kinh doanh nhỏ…
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Việc trả nợ phụ thuộc vào luân chuyển tài
chính của người đi vay.
d. Phân loại cho vay ngân hàng theo xuất xứ
Cho vay trực tiếp: Là loại cho vay mà NH cấp vốn trực tiếp cho người có
nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho NH. Đây là hình
thức cho vay tương đối phổ biến của NH.
Cho vay gián tiếp: Phần lớn cho vay của NH là cho vay trực tiếp. Bên
cạnh đó ngân hàng cũng phát triển hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức
cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ chức,
hội như Hội Nông dân, hội Phụ nữ…Các tổ chức này thường liên kết các thành
viên theo mục đích riêng song chủ yếu là hỗ trợ nhau. Vì vậy việc phát triển kinh
tế, làm giàu, xố đói giảm nghèo ln được các tổ chức này quan tâm. Ngân hàng
có thể chuyển vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như
thu nợ, phát tiền vay…Tổ chức trung gian có thể đứng ra bảo lãnh cho các thành
viên. Cho vay trung gian còn được cấp khi ngân hàng mua lại khế ước hoặc

6


chứng từ nợ, hay ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình.
e. Phân loại dựa vào mục đích cho vay

Cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh
Cho vay tiêu dùng cá nhân
Cho vay mua bất động sản
Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
f. Căn cứ vào chủ thể vay vốn
Cho vay doanh nghiệp phi tài chính
Cho vay cá nhân, hộ gia đình: gồm cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh
Cho vay cho các tổ chức tài chính: Đây là khoản cho vay cấp cho các ngân
hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. Những
khoản đi vay này sẽ trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng có thể
dùng để trả nợ hoặc cho vay lại.
2.1.2. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề của NHTM
2.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề
a. Khái niệm về hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề
* Khái niệm về hộ sản xuất kinh doanh (SXKD): Hộ sản xuất kinh doanh
xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử
dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất
định do Nhà nước quy định.
Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà các thành
viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất,
trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và trong một số lĩnh vực
sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân
sự đó. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan
hệ dân sự liên quan đến đất ở đó.
Chủ hộ sản xuất là đại diện của hộ trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung
của hộ. Cha mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có
thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ
dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi
ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ sản xuất.


7


Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhau
tạo lập lên hoặc được tặng cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả
thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản
chung của hộ sản xuất.
Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất. Hộ chịu
trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không
đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ, thì các thành viên phải chịu trách nhiệm
liên đới bằng tài sản riêng của mình.
Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn. Hộ sản
xuất trong nhiều ngành nghề hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh ngành
nghề phụ. Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề mới trên đã góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta trong thời gian qua.
* Khái niệm về làng nghề: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp
thôn, ấp, bản, làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn
một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc
nhiều loại sản phẩm khác nhau (Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn).
Thực tế cho thấy “Làng nghề” là một tập hợp từ thể hiện một khơng gian
vùng q nơng thơn, ở đó có những hộ thuộc một số dịng tộc nhất định sinh sống.
Ngồi sản xuất nơng nghiệp, họ cịn có một số nghề sản xuất phi nông nghiệp.
Trong các làng nghề này tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội phong
phú và phức tạp. Làng nghề là những làng ở nơng thơn có những nghề phi nơng
nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nơng.
Như vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính sau:
“Làng nghề là một thiết chế KT-XH ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố

làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồm
nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính, giữa họ có mối liên kết
chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”.
b. Đặc điểm hộ SXKD tại các làng nghề
Quy mô sản xuất của hộ thường nhỏ, hộ có sức lao động, có các điều
kiện về đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ

8


thuật, thiếu kiến thức về thị trường nên sản xuất kinh doanh cịn mang nặng
tính tự cấp, tự túc. Nếu khơng có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính
sách, về vốn thì kinh tế hộ khơng thể chuyển sang sản xuất hàng hố, khơng
thể tiếp cận với cơ chế thị trường.
Hộ được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng. Tuỳ thuộc
vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ hình thành một kiểu
cách sản xuất, cách tổ chức riêng trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong hộ
quan hệ với nhau hồn tồn theo cấp vị, có cùng sở hữu kinh tế. Trong mơ hình
sản xuất chủ hộ cũng là người lao động trực tiếp, làm việc có trách nhiệm và
hoàn toàn tự giác. Sản xuất của hộ khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so với các
ngành khác. Lực lượng lao động không phân biệt tuổi tác, giới tính, phần lớn có
quan hệ gia đình dịng họ, được đào tạo “cha truyền con nối”.
Đối tượng sản xuất phát triển hết sức phức tạp và đa dạng, chi phí sản xuất
thường là thấp, vốn đầu tư có thể rải đều trong q trình sản xuất của hộ mang
tính thời vụ, cùng một lúc có thể kinh doanh sản xuất nhiều loại cây trồng, vật
nuôi hoặc tiến hành các ngành nghề khác lúc nơng nhàn, vì vậy thu nhập cũng rải
đều, đó là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển tồn diện.
Trình độ sản xuất của hộ ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ cơng, máy
móc có chăng cũng cịn ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, quy mô
nhỏ không được đào tạo bài bản. Hộ sản xuất hiện nay nói chung vẫn hoạt động

sản xuất kinh doanh theo tính chất truyền thống, thái độ lao động thường bị chi
phối bởi tình cảm đạo đức gia đình và nếp sinh hoạt theo phong tục tập quán của
làng quê.
Từ những đặc điểm trên ta thấy kinh tế hộ rất dễ chuyển đổi hoặc mở rộng
cơ cấu vì chi phí bỏ ra ít, trình dộ khoa học kỹ thuật thấp.
2.1.2.2. Vai trò của cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề
Đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ sản xuất mở rộng sản xuất, kinh
doanh, mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai,
và các nguồn lực vào sản xuất. Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ
sản xuất.
Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng
bước điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường.

9


Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản
xuất hàng hố, góp phần thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thơn.
Thúc đẩy các hộ gia đình tính tốn, hạch tốn trong sản xuất kinh doanh,
tính tốn lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. Tạo nhiều
việc làm cho người lao động.
Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn.
Kinh tế hộ sản xuất trong nơng nghiệp dù họ làm nghề gì cũng có đặc
trưng phát triển do nền sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quy định. Như vậy hộ sản
xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hố khơng có giới hạn về phương diện
kinh tế xã hội mà phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng
kỹ thuật, quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ
sản xuất.
2.1.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay hộ SXKD tại các làng nghề

Các hộ sản xuất kinh doanh thường không hiểu đầy đủ về luật pháp và các
thủ tục pháp lý khi đi vay nên việc Ngân hàng cần có biện pháp tư vấn hỗ trợ các
thủ tục vay vốn, các hồ sơ giấy tờ cần cung cấp cho Ngân hàng thường một cách
kịp thời, đầy đủ và luôn luôn đôn đốc việc thanh tốn gốc lãi đầy đủ, đúng hạn
khơng gây ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng.
a. Nguyên tắc cho vay hộ sản xuất kinh doanh
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hồn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
b. Điều kiện cho vay hộ sản xuất
Ngân hàng chỉ xem xét cho vay hộ sản xuất khi khách hàng đáp ứng đầy
đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có địa chỉ thường trú, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
- Đại diện hộ gia đình để giao dịch với Ngân hàng cho vay là chủ hộ hoặc
người đại diện của hộ phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp phù hợp với nghành nghề kinh doanh.

10


- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn vay vốn.
- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
- Có dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi có
hiệu quả.
2.1.2.4. Nội dung nghiên cứu cho vay hộ sản xuất kinh doanh của NHTM
a. Qui trình cho vay hộ sản xuất
Tùy theo đặc điểm mơ hình tổ chức và quản trị, mỗi Ngân hàng đều có
một quy trình cho vay riêng nhưng cơ bản nó bao gồm:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của qui trình cho
vay, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có
nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ vay vốn là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập
thông tin là cơ sở để thực hiện các khâu sau. Một bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cần
thu thập từ khách hàng những thông tin sau:
Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.
Thông tin về khả năng sử dụng và hồn trả vốn vay của khách hàng.
Thơng tin về bảo đảm tiền vay.
Để thu thập được những thông tin cơ bản như trên Ngân hàng thường yêu
cầu khách hàng phải lập và nộp cho NH các loại giấy tờ sau:
Giấy đề nghị vay vốn
Giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý như bản sao chứng minh nhân dân ,
hộ khẩu, đăng ký kinh doanh nếu có...
Phương án sản xuất kinh doanh
Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo cho khoản vay
Các loại giấy tờ khác nếu cần thiết.
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng
về việc sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và
lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến
các rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro tín dụng
đó và dự kiến các biện pháp phịng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

11


Phân tích tín dụng mặt khác cịn kiểm tra tính chân thực của bộ hồ sơ vay
vốn mà khách hàng đã cung cấp, từ đó nhận định được thái độ trả nợ của khách
hàng làm cơ sở quyết định cho vay.

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng
Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hay từ chối cho vay, đây là
khâu cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng
đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Quyết định tín dụng là
một khâu khó xử lý nhất nên cũng rất dễ mắc sai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ
bản thường xảy ra:
Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt.
Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.
Nhằm hạn chế sai lầm các ngân hàng thường trú trọng thu thập và xử lý
thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định, trao quyền
quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và
phán quyết.
Cơ sở để ra quyết định tín dụng: Dựa vào thơng tin thu thập và xử lý từ hồ
sơ tín dụng, do giai đoạn trước chuyển sang ( lịch sử quan hệ tín dụng của khách
hàng) kế đến là dựa vào các thông tin cập nhật liên quan đến thị trường, chính
sách tín dụng của ngân hàng, các qui định về hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Nhà nước, nguồn vốn cho vay, kết quả thẩm định các hình thức bảo đảm nợ....
Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp nhận hay từ chối
cấp tín dụng, tùy thuộc vào kết quả phân tích và thẩm định ở các bước trên. Nếu
chấp thuận cho vay cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín
dụng và làm các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản
trả lời cho khách hàng.
Bước 4: Giải ngân
Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam
kết trong hợp đồng tín dụng. Tuy là bước tiếp theo của bước quyết định tín dụng
nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó góp phần phát hiện và chấn chỉnh
kịp thời các sai sót ở khâu trước. Ngồi ra cách thức giải ngân cịn góp phần
kiểm tra, kiểm sốt xem vốn tín dụng có sử dụng đúng mục đích hay khơng.
Ngun tắc của giải ngân là luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động
của hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này.


12


×