Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu điều tra cắt ngang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi dê và một số bệnh thường gặp trên dê tại huyện như xuân tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 66 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THÁI HỊA

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA CẮT NGANG ĐÁNH GIÁ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHĂN NUÔI DÊ VÀ
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DÊ TẠI
HUYỆN NHƯ XUÂN – TỈNH THANH HÓA

Ngành :

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Bá Tiếp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

Tác giả luận văn

Đặng Thái Hòa

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng hết mình của bản thân, tơi
ln nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ cuả các giảng viên
khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học
tập tại Học viện.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Bá Tiếp–Bộ môn Giải
phẫu–Tổ chức, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình đã ln giúp đỡ, động viên
tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Đặng Thái Hòa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. mở đầu ............................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Ni dê trên thế giới và ở việt nam ..................................................................3

2.1.1.


Nuôi dê trên thế giới ........................................................................................3

2.1.2.

Nuôi dê tại Việt Nam .......................................................................................7

2.2.

Một số đặc điểm của dê ...................................................................................9

2.2.1.

Đặc điểm ngoại hình ........................................................................................9

2.2.2.

Các giống dê đang được nuôi ở Việt Nam ........................................................9

2.2.3.

Dinh dưỡng và thức ăn...................................................................................10

2.2.4.

Đặc điểm sinh lý và sinh sản của dê ............................................................... 13

2.3.

Một số bệnh thường gặp ................................................................................ 15


2.3.1.

Bệnh dậu dê ................................................................................................... 15

2.3.2.

Dịch tễ học của bệnh đậu dê .......................................................................... 15

2.3.3.

Phương thức truyền lây .................................................................................. 16

2.3.4.

Hội chứng tiêu chảy . .....................................................................................17

2.3.5.

Bệnh viêm phổi .............................................................................................18

2.3.6.

Bệnh tụ huyết trùng ....................................................................................... 19

2.3.7.

Bệnh lở mồm long móng ............................................................................... 19

2.3.8.


Viêm kết mạc truyền nhiễm ........................................................................... 19

2.3.9.

Bệnh thối móng ............................................................................................. 20

iii


2.3.10. Bệnh cầu trùng............................................................................................... 20
2.3.11. Bệnh do giun đũa ........................................................................................... 20
2.3.12. Bệnh sán lá gan.............................................................................................. 20
2.3.13. Chướng bụng đầy hơi .................................................................................... 20
2.3.14. Bệnh do ve, ruồi và các côn trùng khác. ......................................................... 21
2.3.15. Bệnh ghẻ .......................................................................................................21
2.3.16. Viêm vú ......................................................................................................... 21
2.3.17. Bệnh do nấm (Ringworm).............................................................................. 23
Phần 3. Đối tượng - nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................24
3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 24

3.2.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 24

3.2.1.

Tình hình chăn ni dê tại huyện Như Xuân .................................................. 24


3.2.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi dê ....................................................24

3.2.3.

Một số bệnh thường gặp trên dê tại huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa ......... 24

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25

Phần 4. Kkết quả và thảo luận .................................................................................. 26
4.1.

Tình hình chăn ni dê của huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa .................... 26

4.1.1.

Phân bố đàn dê tại các địa phương trong huyện Như Xuân.............................26

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn ni dê ......................................................... 29

4.2.1.

Trình độ học vấn............................................................................................ 29


4.2.2.

Nguồn thu nhập của hộ gia đình nuôi dê ........................................................ 30

4.2.3.

Độ tuổi người chăn nuôi dê ............................................................................30

4.2.4.

Mục đích chăn ni. ......................................................................................31

4.2.5.

Kiểu chuồng ni .......................................................................................... 31

4.2.6.

Nguồn thức ăn ni dê ...................................................................................32

4.2.7.

Con giống ......................................................................................................33

4.2.8.

Diện tích các loại đất ..................................................................................... 34

4.2.9.


Cơ cấu đàn vật nuôi .......................................................................................34

4.2.10. Kiến thức thú y của người nuôi dê .................................................................35
4.2.11. Một số bệnh thường gặp ở dê nuôi trong các hộ điều tra ................................36
4.3.

Một số bệnh thường gặp trên dê tại huyện Như Xuân.....................................37

4.4.

Kết quả điều tra bệnh đậu dê tại 3 xã thuộc huyện Như Xuân......................... 39

iv


4.4.1.

Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi dê ...........................................................................39

4.4.2.

Bệnh tích đại thể của dê mắc bệnh đậu...........................................................41

4.4.3.

Phòng bệnh và điều trị bệnh đậu dê ................................................................43

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 45
5.1.


Kết luận ......................................................................................................... 45

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................46

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 47

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CĐ - ĐH

Cao đẳng – Đại học

Co

Nguyên tố Coban

Cu

Nguyên tố Đồng

DED


Tổ chức dịch vụ phát triển Đức

Fe

Nguyên tố Sắt

I

Nguyên tố Iot

LMLM

Lỡ mồm long móng

Mg

Nguyên tố Ma

Se

Nguyên tố Selen

THCS

Trung học cơ sơ

THPT

Trung học phổ thông


VCK

Vật chất khô

Zn

Nguyên tố Kẻm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Chăn nuôi dê trên thế giới từ năm 2000 đến 2013 ..................................4

Bảng 2.2.

Sản lượng thịt dê trên thế giới giai đoạn 1990-2012 . ..............................5

Bảng 2.3.

Sô Dê mổ thịt và khối lượng thăn thịt trung bình năm 2012 ....................5

Bảng 2.4.

Sản lượng da dê trên thế giới 2000-2012 (tấn)........................................6

Bảng 2.5.


Sản lượng sữa dê trên thế giới trong giai đoạn 1990-2012 (tấn)...............7

Bảng 2.6.

Số lượng đàn dê cả nước (đến 01/10/2016) ............................................8

Bảng 2.7.

Nhu cầu các chất khoáng của dê ........................................................... 12

Bảng 2.8.

Khối lượng của một số giống dê ơ các lứa tuổi...................................... 13

Bảng 2.9.

Bảng một số đặc điểm sinh sản của các giống dê nuôi ở Việt Nam........ 14

Bảng 2.10.

Bảng một số chỉ tiêu sinh lý của dê .......................................................14

Bảng 4.1.

Số lượng đàn dê huyện Như Xuân từ 1/10/2014 đến 1/4/2017............... 26

Bảng 4.2.

Sự phát triển và phân bố đàn dê ở huyện Như Xuân .............................. 27


Bảng 4.3.

Trình độ học vấn của người chăn ni ..................................................29

Bảng 4.4.

Nguồn thu nhập của gia đình ................................................................ 30

Bảng 4.5.

Độ tuổi người chịu trách nhiệm chăn nuôi của hộ ................................. 30

Bảng 4.6.

Mục đích chăn ni của các hộ ............................................................. 31

Bảng 4.7.

Số kiểu chuồng các hộ chăn nuôi dê...................................................... 32

Bảng 4.8.

Nguồn thức ăn cho dê ........................................................................... 33

Bảng 4.9.

Giống dê ở các hộ chăn ni ................................................................. 33

Bảng 4.10.


Diện tích các loại đất ở các hộ .............................................................. 34

Bảng 4.11.

Biểu thị các loại gia súc được nuôi ở các hộ chăn nuôi .......................... 35

Bảng 4.12.

Khả năng áp dụng kỹ thuật thú y...........................................................35

Bảng 4.13.

Các bệnh thường gặp trên dê ở các hộ được điều tra ............................. 36

Bảng 4.14.

Các bệnh thường gặp trên dê và kết quả điều trị ....................................38

Bảng 4.15.

Kết quả điều tra tỷ lệ dê mắc bệnh đậu dê .............................................40

Bảng 4.16.

Bệnhn tích đại thể của dê mắc bệnh đậu (n=3) ...................................... 41

Bảng 4.17.

Kết quả điều trị dê mắc bệnh đậu ..........................................................44


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cách nhân lên của virus đậu dê ....................................................................17
Hình 2.2. Dê bị tiêu chảy ............................................................................................. 18
Hình 2.3. Dê bị viêm kết mạc mắt ............................................................................... 19
Hình 4.1. Rừng và chăn nuôi gia súc là những ngành kinh tế chính tại huyện Như Xn
....................................................................................................................................28
Hình 4.2. Tổng đàn gia súc và tổng đàn dê tư năm 2014 đến năm 2016 .......................29
Hình 4.3. Chuồng dê gỗ keo tại Như Xuân ..................................................................32
Hình 4.4. Dê được cho ăn thêm ngô bắp non ............................................................... 33
Hình 4.5. Dê kiếm thức ăn tự do

tại Như Xuân................................................ 33

Hình 4.6. Trồng keo với diện tích lớn tại Như Xn .................................................... 34
Hình 4.7. Lúa và ngơ là các cây trồng chính tại Như Xuân ..........................................34
Hinh 4.8. Dê bị nấm ở vùng dưới của chân ................................................................. 37
Hình 4.9. Dê lở loét miệng ..........................................................................................39
Hình 4.10. Một chủ gia súc kiểm tra dê mắc tiêu chảy ................................................. 39
Hình 4.11. Loét và mụn nước ở lợi (hình trái) và các nốt đậu xung quanh miệng (hình
phải) ............................................................................................................................ 42
Hình 4.12. Lóng thanh quản và khí quản có chứa nhiều dịch nhày ...............................42
Hình 4.13. Vùng có bệnh tích do đậu dê (màu thâm đỏ) trên bề mặt phổi....................42

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Đặng Thái Hịa
Tên luận văn: Nghiên cứu điều tra cắt ngang các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi dê và
một số bệnh thường gặp trên đàn dê tại huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa.
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 28.15.03.88
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi dê và dịch bệnh trên
đàn dê tại huyện Như Xuân, là cơ sở cho các biện pháp phát triển chăn nuôi dê của huyện.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra hồi cứu thu dữ liệu thứ cấp từ các nguồn số liệu.
- Phương pháp sử dụng bảng hỏi phỏng vấn.
- Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng thường quy.
- Các phác đồ điều trị được xác định qua phân tích bệnh.
- Phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2010
3. Kết quả nghiên cứu chính
- Xác định được vai trị quan trọng của chăn nuôi dê tại huyện Như Xuân.
- Các yếu tố thuận lợi cho phát triển chăn nuôi dê bào gồm: Diện tích đất rừng và
đất nơng nghiệp lớn; sự có sẵn của vật liệu làm chuồng và phụ phẩm nông nghiệp làm
thức ăn cho dê; người nuôi dê đã chuyển từ mục đích tự cung cấp thực phẩm sang chăn
ni hàng hóa; người chăn ni có trình độ văn hóa cao và có khả năng áp dụng các can
thiệp thú y cơ bản.
- Các yếu tố hạn chế đến phát triển chăn nuôi dê tại huyện Như Xuân gồm sự thiếu
hụt một chương trình đánh giá và cung cấp giống và chương trình phát triển chăn ni quy
mơ lớn.
- Các bệnh thường gặp ở dê tại Như Xuân gồm đậu dê, chướng hơi dạ cỏ, tụ huyết
trùng và viêm loét miệng truyển nhiễm.
- Bệnh đậu dê trên đàn dê có các triệu chứng và bệnh tích điển hình. Điều trị theo
hướng hạn chế biểu hiện triệu chứng lâm sàng và phịng kế phát có kết quả tốt.
4. Kết luận

- Như Xn có tiềm năng phát triển chăn ni với nhiều yếu tố thuận lợi.
- Bênh đậu dê là bệnh phổ biến nhất trên đàn dê nuôi tại huyện Như Xuân. Cần
những nghiên cứu chuyên sâu về dịch tễ học nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra cho
người chăn nuôi của huyện.

ix


THESIS ABSTRACT
Author name: Dang Thai Hoa
Thesis title:

A cross-sectional study of factors affecting goat production and

common diseases of goats in Nhu Xuan district, Thanh Hoa province.
Major: Veterinary Medicine
Institution:

Code: 28.15.03.88

Agricultural University of Vietnam

1. Purpose of the study
Identification of factors affecting goat production and goat’s common diseases as
the fundamental basis for promoting goat production in Nhu Xuan district, Thanh Hoa
province.
2. Research Methodology
- Retrospective study for secondary data on animal husbandary in Nhu Thanh
district.
- Cross-sectional survey using questionairs.

- Routine clinical diagnostics.
- Data analysis using Microsoft Excel 2010.
3. Main research results
- Identification of the importance of goat husbandary in Nhu Xuan district.
- Advantage factors for goat husbandary were identified: large areas for forest
and agriculture; availaability of wooden materials for animal housing and byagroproducts for animal feed; the transition to market-oriented goat husbandary; high
educational levels with high veterinary skills of farmers.
- Disadvantage factors for goat husbandary included the lack of goat breed
assessment and supply and lack of larg scale production strategy.
- Goat pox, rumen tympany pasteurellosis and mouth uulceration are common
goat diseases in Nhu Xuan district.
- Goat pox was diagnosed with typical clinical signs and gross lesions. Clinical
treatment reulted in high recovered rate.
4. Conclusion
- Nhu Xuan district, with the number of advantage factors, has potential to
develop goat production.

x


- Goat pox is the most common disease of goats in Nhu Xuan district. Further
researches on epidemiology for effective goat pox prevention are needed to eliminate
economic effects for goat husbandary households.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nơng nghiệp có truyền thống lâu đời, trong đó ngành

chăn ni giữ vai trị hết sức quan trọng trong trọng nền kinh tế, góp phần vào
việc phát triển kinh tế nơng nghiệp. Trong đó ngành chăn ni dê góp phần vào
sự thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu của con người ngày càng cao về
thịt và sữa, thịt và sữa dê là những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và
rất được ưa chuộng. Dê sinh sản nhanh nên người ni có thể bán con giống hay
bán thịt được thường xun.
Lơng và da dê có thể dùng làm áo, mũ và các tư trang khác, sừng xương có
thể dùng làm đồ mỹ nghệ, vật trang trí. Ngồi ra chăn ni dê cịn cung cấp
nguồn phân bón có giá trị cho cây trồng (Nguyễn Thiện và cs., 2008).
Hiện nay theo cục thống kê thì số con xuất chuồng đứng đầu là vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung (248109,15 con).
Huyện Như Xuân là một huyện thuộc vùng Duyên Hải Miền Trung có điều
kiện về đất đai đồi núi thuận lợi cho sự phát triển chăn ni dê, ngồi ra người
dân Như Xuân chủ yếu làm nghề trồng trọt là chủ yếu nên có nguồn phụ phẩm
trong nơng nghiệp phục vụ cho việc chăn nuôi dê. Cho đến nay theo chi cục
Thơng kê thì tổng đàn dê của huyện đến năm 2016 là 12011 con chiếm 43,55%
tổng đàn gia súc của tồn huyện. Góp phần vào cơng tác xóa đói giảm nghèo cho
người dân.
Cùng với những thuận lợi trên thì ngành chăn nuôi dê cũng gặp phải những
hạn chế trong sự phát triển. Kinh nghiệm chăn nuôi dê của người dân cịn hạn
chế, chăn ni nhỏ lẻ manh mún khơng tập trung, dịch bệnh khó được kiểm sốt,
gây thiệt hại cho người chăn ni.
Đã có một số nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi cho người dân tại các
vùng trung du và miền núi trong đó có người chăn nuôi dê được công bố. Nghiên
cứu về bệnh trên đàn dê đặc biệt là bệnh đậu dê tại một số tỉnh miền Bắc đã được
tiến hành. Tuy nhiên, với đàn dê tại huyện Như Xuân, chưa có nghiên cứu nào được
thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đàn dê, nâng cao năng suất chăn
nuôi, giảm thiểu chi phí thú y trong ni dê của huyện chưa đươc làm rõ.


1


Là một cán bộ thú y thuộc trạm Thú y huyện Như Xn, với mong muốn
đóng góp cho cơng tác thú y từ đó góp phần giúp đỡ người chăn nuôi, đặc biệt là
người chăn nuôi dê của huyện, xuất phát từ thực tiễn sản xuất, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu điều tra cắt ngang các yếu tố ảnh hưởng đến chăn
nuôi dê và một số bệnh thường gặp trên đàn dê tại huyện Như Xuân – tỉnh
Thanh Hóa”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá một số yếu tố đến phát triển chăn nuôi dê tại địa phương.
Xác định một số bệnh thường gặp trên đàn dê từ đó có biện pháp phịng và
điều trị giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NUÔI DÊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Nuôi dê trên thế giới
Chăn ni dê đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống kinh tế-xã hội của
con người, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và các vùng kém phát triển trên thế
giới. Ở những vùng này chăn nuôi này tạo thành một nguồn protein quan trọng
bằng cách chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau có chất lượng
thấp hơn (Dubeuf et al., 2004).
Do khả năng chịu nhiệt cao được nuôi ở nhiều vùng trên thế giới. Mặt khác,
dê khi được quản lý tốt góp phần bảo vệ hệ sinh thái và có thể được sử dụng như
một cơng cụ sinh thái để kiểm soát cỏ dại độc hại, giảm các hiện tượng cháy
rừng, cải thiện các vùng đồi và mơi trường sống hoang dã (El Aich and
Waterhouse, 1999).

Có sự gia tăng số lượng dê trên thế giới liên tục kể từ những năm 60, đặc
biệt ở các nước có thu nhập thấp, hoặc các vùng kém phát triển hơn trên thế
giới. Tại các nước này trong năm 2000 tồn tại 54,50% tổng số dê.
Ngày nay, chăn nuôi dê đang phải đối mặt với những thách thức về môi
trường nghiêm trọng (sự thối hóa của các vùng đồi núi, sự cạnh tranh về sử
dụng đất và thiếu nước,...). Và những thay đổi khí hậu khác (Marino et al.,
2016). Nhu cầu các chính sách về nghiên cứu, tổ chức và khuyến nông ngày càng
tăng lên (Dubeuf, 2011).
Nuôi dê phục vụ cho nhu cầu đời sống con người qua nhiều lĩnh vực: Thực
phẩm (thịt, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa...), mỹ phẩm (sữa rửa mặt, sữa
tắm,...), dệt may (lông, da làm túi xách, áo ấm, chăn, dép...), trang trí nội thất (da,
sừng để trang trí trong nhà...), dược phẩm (cao dê,…)...và nuôi làm cảnh.
Sữa dê giàu dinh dưỡng không chỉ ở thành phần protein, khoáng chất, vitamin
mà trong sữa dê cịn có rất nhiều acid amin thiết yếu mà cơ thể người không tự tổng
hợp được như: tryptophan, lysine, (Nguyễn Thiện và cs., 2008).
Trong giai đoạn 2000-2013 đã có sự gia tăng đáng kể của đàn dê trên toàn
thế giới (33,79% trung bình mỗi năm 2,6%).

3


Trong các châu lục, Châu Á ln giữ vị trí đầu tiên trong sự tăng thêm tổng
số dê là 59,38% và số con dê trong giai đoạn 2000-2013 tăng 30,23%. Châu Phi
chiếm vị trí thứ hai với đóng góp 35% và tăng 48,61%, trong thời gian trên, ở
Châu Đại Dương, số lượng dê tăng đột biến (65,76%) trong cùng thời kỳ. Ở
Châu Mỹ, mức tăng chỉ là 3,13%, trong khi tại Châu Âu và EU tổng số đàn dê
giảm đi (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Chăn nuôi dê trên thế giới từ năm 2000 đến 2013
Châu lục


Tổng đàn (con)
2000

2013

Tỷ lệ
thay đổi%

Đóng góp
% Năm

2000-2013

2013

Châu Á

458 521 280

597 151 616

+30,23

59,38

Châu Phi

236 852 594

351 978 256


+48.61

35,00

2 396 231

3 972 060

+65,76

0,39

Châu Âu

18 940 725

16 487 290

-12,95

1,65

EU

14 509 183

12 411 308

-14,46


1,23

Châu Mỹ

34 921 551

36 013 781

+3,13

3,58

Thế giới

751 632 381

1 005 603 003

+33,79

100

Đại Dương

Nguồn: FAO (2013)

Thịt dê là một nguồn protein tốt, có lượng protein tương đương, chất béo thấp
hơn, canxi cao, magiê, kali, chất sắt và hàm lượng B12 thấp hơn so với thịt
bò (Johnson et al., 1995). Mặt khác, thịt dê có chứa ít axit béo bão hịa và cholesterol

và nó là một lựa chọn tốt hơn so với các loại thịt đỏ (Ivanovic et al., 2016).
Trong sản lượng thịt dê thế giới trong giai đoạn 2000-2012 đã tăng 41,66%
(3,47% mỗi năm). Trong cùng kỳ, sản lượng thịt cừu tăng 29,46% (Faostat
2013). Đóng góp lớn nhất là châu Á (70,7%). Châu Đại Dương có sản lượng thịt
tăng nhanh (89,66%), tiếp theo là Châu Á (46,06%). Tại Châu Âu, sản lượng thịt
dê, trong cùng thời kỳ giảm 6%, trong khi ở EU, mức giảm là 7,48%. Nước sản
xuất thịt dê trên thế giới là nước có tỷ lệ 1902505 tấn vào năm 2012 (50,77% của
Châu Á và 35,89% sản lượng thịt thế giới). Sản lượng thịt được sản xuất trên đầu
người và mỗi năm trong năm 2012 cao hơn ở Châu Á (1,88 kg) và ở mức thấp nhất
ở Châu Mỹ (0,14kg). Cần lưu ý rằng trong số các nước khác nhau trên thế giới tồn
tại sự khác biệt rất lớn. Số lượng dê được giết mổ và trọng lượng trung bình của
thân thịt được trình bày trong Bảng 2.3. Từ dữ liệu của bảng này được nhận thấy
rằng trong phạm vi thế giới đã mổ thịt 440024910 con dê trong năm 2012. Đứng

4


đầu là Châu Á (68,42%), tiếp theo là Phi Châu với 26,45%. Khối lượng thịt xẻ
trung bình của động vật giết mổ trên toàn thế giới là 12,0 kg. Trọng lượng dê cao
hơn ở châu Đại Dương (23,5kg) và Châu Âu thấp hơn (10,6kg). (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Sản lượng thịt dê trên thế giới giai đoạn 1990-2012
Năm

Châu lục

Thịt/đầu

Thay đổi

Đóng


%

góp %

2000-2012

2012

người
(kg/năm)

1990

2000

2012

Châu Á

172868

2565559

3747229

+46,06

70,71


0,88

Châu Phi

660184

905211

1273847

+40,72

24,03

1,19

13108

14345

27207

+ 89,66

0,51

0,73

138421


125257

117744

-6,00

2,22

0,16

99288

94566

87495

-7,48

1,65

0,17

Châu Mỹ

114708

121282

134309


+10,74

2,53

0,14

Thế giới

265538

3741654

5300336

+41,66

100

0,75

Đại Dương
Châu Âu
EU

2012

9
Nguồn: FAO (2013)

Bảng 2.3. Sô Dê mổ thịt và khối lượng thăn thịt trung bình năm 2012

Châu lục

Số dê (con)

Khối lượng thân thịt(kg)

Châu Á

301053054

12,3

Châu Phi

116389706

11,2

Đại Dương

1217890

23,5

Châu Âu

11110223

10,6


EU

9024383

9,7

Châu Mỹ

10254037

13,1

Thế Giới

440024910

12,0

Da từ dê được sử dụng trong công nghiệp sản xuất túi, ủng, găng tay và các
sản phẩm khác địi hỏi phải có lớp da mềm. Da dê chưa được xử lý được làm
bình chứa nước, kefir và rượu vang. Da dê chất lượng cao được cung cấp từ
giống Black Bengal ở Bangladesh.
Trong số các châu lục, Châu Á đóng góp lớn hơn (76,55%) trong sản xuất
da, tiếp theo là Châu Phi với (19,31%). Châu Đại Dương có sự gia tăng ngoạn
mục về sản lượng da dê với 116,39%. Trong số các nước, Trung Quốc là nước
sản xuất lớn (380757 tấn), tiếp theo là Ấn Độ, Jordan và Pakistan. Sản lượng da

5



dê ở Trung Quốc chiếm 39,73% ở Châu Á và 30,41% trong tổng sản lượng thế
giới. Ở Châu Âu, Hy Lạp sản xuất 54,22% da của các nước EU.
Bảng 2.4. Sản lượng da dê trên thế giới 2000-2012 (tấn)
Châu lục

Năm
2000

2012

Tỷ lệ thay đổi %

Đóng góp

2000-2012

2012

Châu Á

651182

958446

+ 47,19

76,55

Châu Phi


164581

241615

+ 46,80

19,31

Đại Dương
Châu Âu

3599
21919

7788
20170

+116,39
-7,98

0,62
1,61

EU
Châu Mỹ

17236
22700

15737

23955

-8,70
+5,53

1,26
1,91

Thế giới

863980

1 252174

+44,93

100

Vai trò của sữa dê đối với dinh dưỡng của con người rất quan trọng ở nhiều
nước đang phát triển và đặc biệt ở các nước Địa Trung Hải, Đông Âu, Trung
Đông và Nam Mỹ (Haenlein, 2004, Ribeiro and Ribeiro, 2010).
Một loạt các sản phẩm được sản xuất từ sữa dê như pho mát, bơ, sữa chua,
nước giải khát,... sữa dê có tác dụng điều trị và có lợi đối với những người bị dị
ứng với sữa bị (Haenlein, 2004). Ngày nay, tồn cầu hóa thị trường và chính
sách của Tổ chức Thương mại Thế giới đang tạo ra sự giảm giá ở một số khu vực
cụ thể trên thế giới và đa dạng hoá sản phẩm được đề xuất như một giải pháp
(Rubino et al., 1999). Mặt khác, phần lớn sữa dê vẫn không được buôn bán rộng
rãi, nhưng tiêu thụ ở địa phương (Dubeuf et al., 2004).
Sản lượng sữa thế giới tăng 39,2% trong giai đoạn 2000-2012, với mức tăng
trung bình hàng năm 3,27%. Trong cùng thời kỳ sữa cừu đã tăng 24,05% trên toàn

thế giới. Mức tăng trung bình của sản lượng sữa mỗi năm trong giai đoạn 1990-2000
là 2,84% (Faostat, 2013). Số lượng sữa sản xuất trên một người và một năm trên
toàn thế giới vào năm 2012 là 2,53 kg. Trong khi đó, trong số các quốc gia khác
nhau trên thế giới có sự khác biệt rất lớn trong bảng này. (Bảng 2.5).
Trong số các châu lục Châu Á liên tục là nước sản xuất sữa dê lớn hơn
(đóng góp 58,35%), tiếp theo là Châu Phi (đóng góp 24,14%), Châu Âu (đóng
góp 14,21%) và Châu Mỹ (đóng góp 3,31%). Châu Đại Dương có sản lượng sữa
dê tăng đáng kể trong giai đoạn 2000-2012 (+71,43), tiếp theo là Châu Phi
(55,13%), Châu Á (49,81%) và Châu Mỹ (0,87%). Ở Châu Âu và ở EU, trái lại,
trong cùng thời kỳ, sản lượng sữa dê đã giảm (lần lượt là 1,98 và -2,77). Tại Hy

6


Lạp, sản lượng sữa dê giảm mạnh (-21,80%), do giảm số dê và số trang trại dê
cũng giảm. Trong khi đó, Hy Lạp chiếm vị trí đầu tiên ở Châu Âu về sản lượng
sữa dê trên đầu người và mỗi năm 43,52 kg, (FAO, 2013). (Bảng 2.5).
Tại Châu Á, các nhà sản xuất sữa dê lớn hơn là Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và
Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Quốc, nơi có số lượng dê lớn nhất trên thế giới, như sản lượng sữa
dê hạn chế vì ni dê ở Trung Quốc cho mục đích lấy thịt là chính. Các quốc gia Châu
Phi có lượng sữa lớn gồm Sudan, Mali, Somalia, Kenya và Algeria. Ở Châu Mỹ, các
nước dẫn đầu trong sản xuất sữa dê là Jamaica, Mexico và Brazil, trong khi ở Châu
Âu các nhà sản xuất lớn hơn là Pháp, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Tại Hà Lan đã có một
xu hướng tăng đáng kể đối với sản phẩm này (FAO 2013).
Mặt khác, Hà Lan là nước dẫn đầu về sản lượng sữa hàng năm trên mỗi
năm (798,4 kg), tiếp theo là Pháp (686,6 kg), Tây Ban Nha (352,1 kg) và Israel
(304,8 kg). Trong sản lượng sữa thế giới của dê sữa là 90,4 kg (FAO, 2013).
Bảng 2.5. Sản lượng sữa dê trên thế giới trong giai đoạn 1990-2012 (tấn)
Năm
Châu lục


Châu Á
Châu Phi
Đại Dương
Châu Âu
EU
Châu Mỹ
Thế giới

1990

2000

5485692
2055653
25
2161678
1725329
467190
9980102

6948745
2777245
28
2587928
1982607
505 342
1281988

2012

10410 37
4308399
48
2536773
1927712
509761
17846118

Tỷ lệ
thay
đổi
2000 2012
+49,81
+ 55,13
+71,43
-1,98
-2,77
+0,87
+39,21

Đóng
góp

Sữa/đầu
người
(kg/năm)

2012

2012


58,35
24,14
0,00002
14,20
10,80
3,31
100,0

2,44
4,02
0,0013
3,43
3,8
0,62
2,53

Nguồn: FAO (2013)

2.1.2. Ni dê tại Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiều đồi núi, nơi có nhiều cây cỏ
phát triển thích hợp với việc ni dê. Chăn ni dê, cừu cần ít vốn, dê sinh sản
nhanh nên nhanh quay vòng vốn. Thời gian cho sữa nhanh (17 tháng tuổi) hơn bò
(36-48 tháng tuổi). Dê, cừu cho nhiều sản phẩm: Thịt, sữa, da, lông. Phân dê cịn
tận dụng ni giun ni thủy sản, phân bón rất hiệu quả. Dê có tính thích nghi
cao, có thể phát triển ở cả những vùng khô cằn, đồi núi hoang hóa nên có thể
phát triển ở những vùng khơng thể ni bị. Nhiều thành tựu về nghiên cứu, đầu

7



tư và phát triển thị trường đã phát huy hiệu quả rõ rệt, kể cả những vùng sâu,
vùng xa như các huyện của Hà Giang, Nghệ An, Thanh Hóa (Nguyễn Thiện và
cs., 2008; Viện Chăn nuôi quốc gia, 2001).
Thịt dê, cừu là đặc sản và bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng
ngày càng cao của nhân dân. Định kiến về thịt dê, sữa dê hôi đã được xóa bỏ,
chuyển biến tích cực của người tiêu dùng với sản phẩm chăn nuôi dê, cừu đã và
đang là động lực mạnh mẽ cho chăn nuôi dê, cừu phát triển.
Chăn nuôi dê, cừu ở nước ta đã và đang bắt đầu được đầu tư cả về chính sách,
nguồn lực và có một hứa hẹn thị trường trong và ngồi nước không ngừng được
phát triển. Công tác nghiên cứu về giống, thức ăn, thú y, mơ hình chuồng trại và sản
xuất, kinh doanh đã và đang có nhiều thành tựu. Đa số các tỉnh đều có kế hoạch tăng
trưởng đàn dê. Một số dự án nghiên cứu, điều tra, quy hoạch phục vụ chăn nuôi dê,
cừu ở Việt Nam đã được hoàn thành. Thu hút được nhiều tổ chức Quốc tế như FAO,
DED (của Đức), ILRI, SAREC-SIDA Thụy Điển, Hà Lan, Hội đồng Anh… tham
gia hiệu quả vào công tác nghiên cứu, đầu tư và phát triển sản xuất.
Trong số các vùng thì vùng Miền núi và Trung du có tổng số đàn dê là lớn
nhất có (848464 con), tiếp theo là Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung
(495793 con), Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long (344168 con), vùng Tây Nguyên
(134094 con), vùng Đồng Bằng Nam Bộ (131953 con), vùng Đồng Bằng Sông
Hồng (66531 con). Tuy nhiên sản lượng thịt xuất chuồng lớn hơn cả là vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung (6291,1479 tấn), tiếp theo Đồng Bằng Sông
Cửu Long (4760,3089 tấn), vùng Miền núi và Trung du (4760,3089 tấn), Đông
Nam Bộ (1470,0117 tấn), Tây Nguyên (1311,634 tấn), Đồng Bằng Sông Hồng
(1136,3439 tấn). (Viện Chăn nuôi quốc gia, 2001; Nguyễn Thiện và cs., 2008).
Bảng 2.6. Số lượng đàn dê cả nước (đến 01/10/2016)
Địa phương
Đồng Bằng Sông Hồng
Miền núi và Trung du
Bắc Trung Bộ & DHMT

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB Sông Cửu Long
Cả nước


(con)
66531
848464
495793
134094
131953
344168
2021003

Xố xuất
chuồng (con)
36513,82
228915,2
248109,15
52634
52833
172247
791252,17

Thịt hơi xuất
chuồng (tấn)
1136,3439
4760,3089
6291,1479

1311,634
1470,0117
6172,758
21142,204

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)

8


Miền núi và Trung du có số lượng đàn dê lớn nhất (848464 con), cao hơn
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung (495793 con) tuy nhiên lượng thịt hơi
có (4760,3089 tấn), thấp hơn Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung
(6291,1479 tấn).
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA DÊ
2.2.1. Đặc điểm ngoại hình
Quan sát các đặc điểm ngoại hình cho thấy cơ thể dê có góc cạnh, có râu ở cả
con đực và con cái, trong khi thân hình cừu trịn hơn. Sừng dê có 2 gốc sừng gần
sát nhau và chỗi ra, mặt cắt ngang sừng dê có hình tam giác, còn ở sừng cừu mặt
cắt ngang gần như vng. Trán dê lồi xương mũi thẳng và khơng có hốc mắt.
Cừu thì ngược lại trán phẳng mũi lồi và có hốc mắt. Mõm của dê và cừu đều
mỏng, mơi linh hoạt, răng cửa sắc, giúp cho con vật có thể gặm được cỏ mọc
thấp và chọn lấy những lá non búp cây mềm mại.
Lơng của dê có nhiều màu khác nhau và rất đa dạng như: Màu trắng, đen
xám, khoang...
Lông dê khác lông cừu ở chỗ tỷ lệ lông sạch cao, do da dê có ít tuyến mồ hơi
và tuyến mỡ hơn da cừu. Vì vậy, các cơ quan hơ hấp ở dê cũng tham gia rất tích
cực vào quá trình điều tiết thân nhiệt.
2.2.2. Các giống dê đang được ni ở Việt Nam
Dê cỏ

Lơng có màu vàng nâu hoặc loang trắng đen.
Khối lượng cơ thể: Trưởng thành : 30 –

35 kg, sơ sinh: 1,7 – 1,9kg.

Khả năng cho sữa: 250 – 370g/ ngày, thời gian cho sữa 90 – 105 ngày.
Khả năng sinh sản: Phối giống lần đầu lúc 6 – 7 tháng tuổi, đẻ trung bình
1,3 con/ lần, 1,4 lứa/ năm.
Phù hợp với lứa chăn nuôi quảng canh để lấy thịt.
Dê bách thảo
Lơng có màu đen, loang sọc trắng, tai to cụp xuống.
Khối lượng cơ thể: Trưởng thành con cái 40 – 45 kg, con đực 75- 80 kg, sơ
sinh 2,6 – 2,8 kg.
Khả năng sinh sản: Phối giống lần đầu lúc 7 – 8 tháng tuổi, đẻ trung bình
1,7 con/ lứa, 1,8 lứa/ năm.

9


Đây là giống kiêm dụng sữa, thịt. Dê hiền lành, phù hợp với nuôi nhốt hoặc
nuôi nhốt kết hợp với chăn thả.
Dê Jumanpari ( dê Ấn Độ)
Màu lông trắng tuyền, chân cao.
Khối lượng cơ thể: Trưởng thành con cái 40 – 45kg, con đực 70 – 80kg, sơ
sinh 2,8 – 3,5kg.
Khả năng cho sữa: 1,3 – 2,5kg/ngày, thời gian cho sữa 180 – 185 ngày.
Khả năng sinh sản: Phối giống lần đầu lúc 8 - 9 tháng tuổi, đẻ trung bình
1,3 con/ lứa, 1,3 lứa/ năm.
Đây là loại dê phàm ăn và có khả năng chịu đựng với thời tiết nóng bức.
Dê Beetal ( dê Ấn Độ)

Màu lơng đen tuyền hoặc lang trắng, tai to dài cụp xuống.
Khối lượng cơ thể: Trưởng thành con cái 40 – 45 kg, con đực 75 – 80 kg, sơ
sinh 3,0 – 3,5 kg.
Khả năng cho sữa: 1,7 kg/ ngày, thời gian cho sữa 190 – 200 ngày.
Đây là loại dê phàm ăn, hiền lành, và dễ nuôi.
Dê Alpine: (nhập từ Mỹ năm, 2002)
Là giống dê chun sữa. Dê có khả năng thích ứng tốt với khí hậu nhiệt đới.
Màu lơng nâu và nâu đen, tai hướng về phía trước và thường có sừng.
Tầm vóc to, khối lượng trưởng thành con cái 40-55 kg, con đực 60-70 kg.
Năng suất sữa trung bình 2,5-3,0 lít/ngày, thời gian cho sữa 240-250 ngày.
Dê Boer: (nhập từ Mỹ năm, 2002)
Là giống dê chun thịt. Dê có ngoại hình đặc trưng hướng thịt, trịn mình,
chân thấp, cơ bắp nở nang, tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao 50-55%.
Khối lượng cơ thể trưởng thành: Con cái 70-90kg, con đực 90-110 kg.
(Đinh Văn Bình và Nguyễn Qang Sức, 2000).
2.2.3. Dinh dưỡng và thức ăn
2.2.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng là nền tảng cho việc tồn tại, hoạt động và tạo ra sản phẩm
của dê. Cung cấp đầy đủ, hợp lý nhu cầu về vật chất khô, năng lượng, protein và các
chất dinh dưỡng khác là một việc làm hết sức quan trọng chăn nuôi dê.

10


2.2.3.2. Nhu cầu về vật chất khô
Nhu cầu thu nhận vật chất khơ (VCK) của dê được tính theo khả năng ăn tự
do và khả năng sản xuất của phẩm giống. Nhu cầu VCK cịn phụ thuộc vào vùng
khí hậu khác nhau vùng ôn đới nhu cầu VCK của dê bình qn từ 3 - 6% khối
lượng cơ thể, cịn ở vùng nhiệt đới vào khoảng 2,5 - 4% khối lượng cơ thể, trong
đó dê hướng sữa có nhu cầu VCK cao hơn dê hướng thịt. So sánh với các gia súc

nhai lại khác như trâu, bị, cừu thì dê có mức thu nhận VCK cao hơn hẳn (ở bị là
2,0%, cừu là 1,2 - 1,5% khối lượng cơ thể). Đặc biệt, những dê cái đang vắt sữa ở
tháng thứ nhất và thứ hai của chu kỳ có thể thu nhận VCK bằng 5 - 6% khối
lượng cơ thể, sau đó giảm dần.
2.2.3.3. Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng duy trì của dê thay đổi tuỳ thuộc vào khối lượng cơ
thể, mối quan hệ này được thể hiện bằng phương trình sau: ERM = 124kcal x 75.
(ERM: Energy Riquirement for Maintenance)
Hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ năng
lượng. Thiếu hụt năng lượng làm dê sinh trưởng kém, thành thục chậm. Ở dê
trưởng thành nếu thiếu năng lượng sẽ kéo theo giảm sản lượng sữa và trọng
lượng cơ thể.
Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể, khả năng sinh
trưởng và sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng cũng chịu ảnh hưởng bởi môi
trường (nhiệt độ, ẩm độ, thơng thống...), sự phát triển của lơng.
2.2.3.4. Nhu cầu Protein
Protein là thành phần kiến tạo nên cơ thể con vật, thiếu protein cũng có ảnh
hưởng lớn như đối với năng lượng. Nhu cầu protein được thể hiện ở hai mức:
Nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.
- Nhu cầu duy trì: Là lượng protein cần thiết để bù đắp vào sự mất mát
trong quá trình hoạt động (sự bài tiết của phân, nước tiểu, mồ hôi…). Mức
protein cho duy trì khoảng 1g protein tiêu hóa cho kg trọng lượng sống.
- Nhu cầu sản xuất: Là nhu cầu cho sinh sản (nuôi dưỡng bào thai), cho sinh
trưởng và cho sản xuất sữa. Sự phát triển bào thai giai đoạn cuối chửa, nhu cầu
protein cao hơn giai đoạn đầu chửa. Nhu cầu protein cho sinh trưởng ảnh hưởng
đến mức độ tăng trọng hàng ngày của dê. Nếu tăng trọng 50g/ngày cần cung cấp
một lượng protein tiêu hóa là 23 – 60g và tăng trọng 100g/ngày cần 33-70g

11



protein tiêu hóa. Nhu cầu protein cho sản xuất sữa phụ thuộc vào hàm lượng béo
trong sữa, nếu hàm lượng béo cao thì nhu cầu protein cao.
2.2.3.5. Nhu cầu vitamin
Các vitamin rất cần thiết đối với cơ thể, mặc dù với số lượng rất nhỏ. Gia
súc nhai lại khơng địi hỏi cao về vitamin nhóm B, C, K vì hệ vi sinh vật sống
cộng sinh trong dạ cỏ của chúng có thể tự tổng hợp được các loại vitamin này.
Hơn nữa, mỡ của dê, cừu có thể tự tổng hợp được vitamin C, K. Riêng vitamin
A, D, E cần phải cung cấp thêm trong khẩu phần ăn với một lượng như sau:
Vitamin A: 3500 - 11000 UI/con/ngày.
Vitamin D: 250 - 1500 UI/con/ngày.
Vitamin E: 50 - 100 mg/con/ngày.
2.2.3.6. Nước
Ở các nước nhiệt đới, dê là con vật thứ hai sau lạc đà sử dụng nước một
cách có hiệu quả nhất. Thơng thường vào mùa mưa, ẩm độ cao, cho dê ăn cây lá
có chứa 70-80% nước thì dê khơng địi hỏi nhiều nước uống (trừ gia súc cho sữa,
mang thai). Còn ở mùa khơ thì lượng nước uống là rất cần thiết cho dê. Nhu cầu
nước uống cho dê phụ thuộc vào giống, thời tiết khí hậu, tỷ lệ nước trong thức ăn,
mức độ tiết sữa, quá trình vận động, hàm lượng muối và khống trong khẩu phần.
Dê có khả năng tiết kiệm nước bằng cách giảm thải nước tiểu và phân. Nhìn
chung, có thể tính nhu cầu nước cho dê bằng 4 lần nhu cầu vật chất khô dê thu
nhận. Đối với dê sữa, nhu cầu nước cao hơn. Để sản xuất ra 1 lít sữa thì dê cần
1,3 lít nước, vì vậy hàng ngày cần cung cấp cho dê một lượng nước uống sạch và
đầy đủ, đáp ứng nhu cầu cơ thể của dê.
Bảng 2.7. Nhu cầu các chất khoáng của dê
Nguyên tố khoáng

Nhu cầu khuyến cáo trong khẩu phần (mg/kg VCK)

Fe

Cu

30-40
8-10

Co
I

0,1
0,4-0,6

Mg
Zn

40
50

Se
Mb

0,1
0,1

12


2.2.3.7. Đặc điểm sinh trưởng của dê
Khối lượng của dê thay đổi tuỳ theo giống và tuổi. Khối lượng dê sơ sinh
trong khoảng từ 1,6–3,5 kg, 3 tháng tuổi đạt 6–1 2 kg , 6 tháng tuổi đạt 15–21 kg ,
12 tháng tuổi đạt 22–30 kg, 18 tháng tuổi đạt 30–40 kg. Dê đực thường lớn nhanh

hơn dê cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê đạt khả năng sinh trưởng
tuyệt đối và tương đối là lớn nhất 90–120 g/con/ngày, rồi tiếp theo là giai đoạn 3–6
và 6–12 tháng 70–110 g/con/ngày, giai đoạn 18–24 tháng cường độ sinh trưởng
của dê giảm xuống 20–30 g/con/ngày, đến giai đoạn 24–30 và 30–36 tháng tuổi
lúc này khả năng sinh trưởng thấp hẳn, rồi sau đó giảm dần và đến tuổi trưởng
thành khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa.
Bảng 2.8. Khối lượng của một số giống dê ơ các lứa tuổi

Sơ sinh
3 tháng
6 tháng
9 tháng
12 tháng
24 tháng
30 tháng
36 tháng

Đực
Cái
Đực
Cái
Đực
Cái
Đực
Cái
Đực
Cái
Đực
Cái
Đực

Cái
Đực
Cái

Khối lượng cơ thể (kg)
Dê Bách

Dê cỏ
Thảo
Babary
2,3
2,7
2,3
1,6
2,3
2,1
6,1
11,6
9,4
5,3
10,1
9,1
9,7
17,9
14,8
8,2
15,8
12,5
14,3
25,5

19,4
13,7
22,1
15,3
19,8
31,4
23,3
17,2
26,8
18,3
28,0
46,2
34,7
22,8
35,3
23,7
32,8
54,3
39,6
25,7
38,6
25,8
36,6
57,3
44,9
27,6
40,6
27,9



Jamnapari
3,4
3,0
12,4
11,7`
18,5
14,6
24,0
20,6
30,2
29,3
47,5
29,1
54,4
32,1
59,5
36,2

Dê Beetal
3,5
2,9
12,9
10,7
18,9
15,4
26,6
22,9
31,6
25,7
49,0

36,1
56,2
36,1
62,3
40,1

Nguồn Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức (2000)

2.2.4. Đặc điểm sinh lý và sinh sản của dê
Hệ sinh dục dê cái bao gồm: Buồng trứng, ống dẫn trứng tử cung, âm đạo,
âm hộ. Buồng trứng là nơi phát triển của nang trứng, các cơ quan khác phối hợp
hoạt động tạo điều kiện và mơi trường thích hợp cho sự thụ tinh và sự phát triển
của thai được thuận lợi.

13


×