Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 140 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUANG THẾ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu và kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Thế

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Nguyễn Thị
Tâm đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện.
Tơi xin chân thành cảm ơn bộ môn kinh tế – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khóa học và trình bày Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh
nghiệm quý báu liên quan đến vấn đền nghiên cứu của Luận văn.
Tơi xin cám ơn các phịng chun mơn của huyện Thuận Thành: Chi cục Thống
kê, trạm khuyến nơng, phịng Nơng nghiệp, phịng tài ngun mơi trường... Tơi xin cảm
ơn các cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đề tài, đã
giúp đỡ tôi để hồn thành cơng việc. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, khích lệ, động viên tơi trong q trình học tập nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Thế

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ, sơ đồ, đồ thị .................................................................................... viii
Thesis abstact ................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.


Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn .................................................................. 4

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững .................................. 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................. 5

2.1.2.

Một số đặc tính sinh học của lợn thịt ............................................................. 14

2.1.3.

Vị trí của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ........................................... 15

2.1.4.

Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững..................................... 17

2.1.5.


Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững............................................ 19

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ..................................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 28

2.2.1.

Tình hình chăn ni lợn thịt bền vững trên thế giới....................................... 28

2.2.2.

Tình hình chăn nuôi lợn thịt bền vững tại Việt Nam ..................................... 29

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho huyện Thuận Thành ...... 34

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 36

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 36


3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 43

3.2.1.

Phương pháp chọn mẫu điều tra ..................................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 44

iii


3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................... 46

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 47

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 50
4.1.


Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận
Thành Bắc Ninh ............................................................................................. 50

4.1.1.

Khái quát về phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận Thành .............. 50

4.1.2.

Đánh giá phát triển chăn nuôi lợn thịt thông qua khảo sát hộ chăn nuôi
trên địa bàn huyện .......................................................................................... 59

4.1.3.

Đánh giá phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện ............................. 70

4.2.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt bền
vững trên địa bàn huyện ................................................................................. 79

4.2.1.

Nhân tố khách quan ........................................................................................ 80

4.2.2.

Nhân tố chủ quan............................................................................................ 97


4.3.

Phân tích swot trong chăn nuôi bền vững .................................................... 101

4.4.

Định hướng, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn
nuôi lợn thịt bền vững của huyện trong thời gian tới ................................... 104

4.4.1.

Định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ..................................... 104

4.4.2.

Quan điểm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ....................................... 105

4.4.3.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
trên địa bàn huyện ........................................................................................ 105

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 116
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 116

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 117


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 118
Phụ lục

...................................................................................................................... 120

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

ĐV

Đơn vị

ĐVT

Đơn vị tính




Lao động

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN

Nơng nghiệp

PNN

Phi nơng nghiệp

PT

Phát triển

QMCNL

Quy mô chăn nuôi lớn

QMCNV

Quy mô chăn nuôi vừa

QMCNN


Quy mô chăn nuôi nhỏ

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

TT

Trang trại

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Thuận Thành giai đoạn 2013 –
2015 ...................................................................................................................40
Bảng 3.2. Thống kê dân số và lao động ....................................................................... 41
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành 3 năm (2013-2015)....................... 42
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 44
Bảng 4.1. Tổng hợp một số chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 50
Bảng 4.2. Tình hình phát triển số lượng các đơn vị chăn nuôi lợn trên địa bàn

huyện Thuận Thành (2013 – 2015) .............................................................. 53
Bảng 4.3. Tình hình phát triển về số đầu lợn thịt chăn nuôi theo từng loại quy
mô sản xuất .................................................................................................. 54
Bảng 4.4. Sản lượng lợn thịt hơi tiêu thụ theo vùng địa lý .......................................... 57
Bảng 4.5. Tình hình lao động việc làm trong chăn ni lợn thịt .................................. 58
Bảng 4.6. Nguồn chất thải và biện pháp xử lý trong chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn huyện Thuận Thành............................................................................... 59
Bảng 4.7. Những thông tin cơ bản về hộ điều tra ......................................................... 61
Bảng 4.8. Quy mô chăn nuôi lợn thịt trong các hộ điều tra năm 2015......................... 63
Bảng 4.9. Phương thức chăn nuôi lợn thịt ở các nhóm đối tượng khảo sát.................. 64
Bảng 4.10. Chi phí chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra năm 2015 ................................ 65
Bảng 4.11. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ điều tra năm 2015 ........... 68
Bảng 4.12. Tình hình thu nhập bình qn các nhóm hộ điều tra năm 2015 ................... 70
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra ......................... 73
Bảng 4.14. Năng suất chăn nuôi lợn của các hộ điều tra năm 2015 ............................... 74
Bảng 4.15. Số lượng lao động thu hút trong chăn nuôi lợn thịt tại Thuận Thành
(Bình quân trên 1 đơn vị sản xuất) ............................................................... 76
Bảng 4.16. Tình hình xóa đói giảm nghèo trong phát triển chăn nuôi lợn trên địa
bàn huyện Thuận Thành............................................................................... 77
Bảng 4.17. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra ........... 79
Bảng 4.18. Tình hình sử dụng chuồng trại chăn ni của các hộ điều tra ..................... 84

vi


Bảng 4.19. Cách sử dụng thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ
điều tra ......................................................................................................... 88
Bảng 4.20. Cơng tác tiêm phịng và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi của các
hộ điều tra năm 2015.................................................................................... 91
Bảng 4.21. Tình hình tham gia đào tạo kỹ thuật chăn nuôi của các hộ chăn nuôi ở

huyện Thuận Thành ..................................................................................... 97
Bảng 4.22. Tình hình đầu tư vốn cho chăn ni lợn của các hộ điều tra ..................... 100
Bảng 4.23. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển chăn ni gia súc tại huyện
Thuận Thành .............................................................................................. 102
Bảng 4.24. Dự kiến quy hoạch phát triển số lượng đơn vị chăn nuôi và đầu con
lợn thịt ở huyện Thuận Thành từ 2016-2020 ............................................. 106
Bảng 4.25. Dự kiến một số chỉ tiêu về chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi huyện
Thuận Thành đến năm 2020 ...................................................................... 108

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng ngành kinh tế trong nông nghiệp................................................. 30
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp ............................................ 30
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận Thành
năm 2015 .................................................................................................... 53
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu số lượng đàn lợn thịt chăn nuôi theo quy mơ hộ gia đình
năm 2015 .................................................................................................... 55
Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ vị trí địa lý huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh .............................. 36

Sơ đồ 4.1.

Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở các hộ chăn nuôi trên địa bàn
huyện Thuân Thành ................................................................................... 69

Đồ thị 4.3. Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ

điều tra........................................................................................................ 86

viii


THESIS ABSTACT
Author: Nguyen Quang The
Thesis title: Development on pig farm in Thuan Thanh district, Bac Ninh province
Major: Agriculture Economics

Code: 60.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Thuan Thanh district has many favorable conditions for the development of pig
production especially pork producers towards production of goods and has made certain
achievements. Total pig heard in the district continued to grow at a rapid pace and
stability. Pork producers have brought a stable income for farmers. Thesis assessing the
situation developing sustainable porker in Thuan Thanh district, analyze the factors
affecting the development of sustainable pork producers, on that basis, to propose
solutions to develop sustainable porker in Thuan Thanh district, Bac Ninh province.
Research on the development of sustainable pork producers to evaluate the
effectiveness of economic, social and environmental studies throughout the content.
On the economic front pork producers optimize profits than traditional pork
producers in that a higher value of goods. The demand for pork products is increasing,
creating huge demand that is currently failing to meet the supply. This creates great
premise to develop safe pork producers in the near future on the study area. Besides
sustainable pork producers have little risk of disease, farmers can save the cost of
veterinary treatment ....
Socially sustainable pork producers to create jobs and stable income for local
labor. No small part in helping to reduce the rate of poor households and gradually raise

the living standards of the people. Sustainable pork producers and ensure stability in the
structure of local workers, particularly agricultural nhan.Vua intervals monetize and
avoid workers without jobs leads to social ills foul.
Environmentally sustainable pork producers at an advantage compared with
conventional livestock. Livestock waste is processed into gas through biogas systems,
forming gas fuel sources for the life of the people. Besides ensuring sanitary water, air,
earth ... for communities in the province. Sustainable pork producers also minimize the
outbreak. To minimize some infectious diseases can infect humans as dysentery,
haemorrhagic septicemia ...
In recent years Thuan Thanh district constantly expanding production scale pig meat.
Specifically in 2013 there was 238 pig farms in 2015 the number increased 315 pig
farms. In households, the total pig breeding houssehold increased 173 households in

ix


2015, has increased by 96 pig breeding houssehold with large sacle and 55 pig breeding
houssehold with small scale increase compared to 2013. Pig production is becoming a
strong trend in the district communes special thrive in 4 Nghia Dao, Dong Gia Dinh To,
Ninh Xa.
However in the process of development of animal husbandry, pig farms in the
district there are still certain difficulties in seed quality, shortage of capital used in
breeding, in breeding techniques, disease prevention ... as well as other related problems
such as consumer markets are not stable, not accurately grasp market prices, lack of
information on pork producers, environmental issues ... and to make blankets porker of
households still face many difficulties. To resolve these difficulties must have solutions
that are specific development plans porker; mobilization, use and improve the quality of
labor resources for development porker; Livestock applied technology, well-organized
network of markets; increase collaboration and harmony of interests between the actors
product value chain porker. waste management and environmental sanitation.


x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Quang Thế
Tên luận văn: “Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thuận Thành là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn
đặc biệt là chăn ni lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hóa và đã đạt được những thành
tựu nhất định. Tổng đàn lợn thịt trong toàn huyện liên tục tăng lên với tốc độ nhanh và
ổn định. Chăn nuôi lợn thịt đã mang lại thu nhập ổn định cho các hộ chăn nuôi. Luận
văn đi đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện
Thuận Thành, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn ni lợn thịt bền
vững, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững nhằm đánh giá hiệu quả về
mặt kinh tế, xã hội và môi trường xuyên suốt nội dung nghiên cứu.
Về mặt kinh tế chăn ni lợn thịt tối ưu hóa được lợi nhuận hơn chăn nuôi lợn
thịt truyền thống ở chỗ giá trị hàng hóa cao hơn. Nhu cầu về sản phẩm lợn thịt ngày
càng tăng, tạo nên lượng cầu lớn mà hiện tại lượng cung chưa đáp ứng được. Điều này
tạo tiền đề to lớn để phát triển chăn nuôi lợn thịt an toàn trong thời gian tới trên địa bàn
nghiên cứu. Bên cạnh đó chăn ni lợn thịt bền vững ít có tính rủi ro về dịch bệnh,
người chăn ni có thể tiết kiệm được chi phí thú y, chữa bệnh....
Về mặt xã hội chăn nuôi lợn thịt bền vững tạo công việc và thu nhập ổn định cho

các lao động tại địa phương. Giúp phần không nhỏ trong giảm tỷ lệ các hộ nghèo và dần
nâng cao đời sống của người dân. Chăn nuôi lợn thịt bền vững cũng đảm bảo tính ổn
định trong cơ cấu lao động tại địa phương, đặc biệt những khoảng thời gian nông
nhàn.Vừa tạo thu nhập vừa tránh tình trạng lao động khơng có việc làm dẫn đến các tệ
nạn xã hội.
Về mặt mơi trường chăn ni lợn thịt bền vững có ưu thế hơn hẳn so với chăn
nuôi thông thường. Các chất thải trong chăn ni được xử lý thành khí gas thông qua hệ
thống hầm biogas, tạo thành nguồn nhiên liệu khí đốt phục cuộc sống của người dân. Bên
cạnh đó đảm bảo về vệ sinh nguồn nước, khơng khí, đất... đối với cộng đồng dân cư trên
địa bàn. Chăn nuôi lợn thịt bền vững cũng giảm thiểu việc bùng nổ dịch bệnh. Hạn chế tối
đa một số bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người như bệnh lỵ, tụ huyết trùng...
xi


Trong thời gian qua Huyện Thuân Thành không ngừng mở rộng quy mô chăn
nuôi đàn lợn thịt. Cụ thể ở nhóm trang trại năm 2013 số trang trại chăn ni lợn thịt là
238 TT đến năm 2015 tăng lên 315 TT. Ở các hộ gia đình, nhóm QML năm 2015 tăng
173 hộ, chăn nuôi vừa tăng 96 hộ và QMN tăng 55 hộ so với năm 2013. Chăn nuôi lợn
thịt đang trở thành xu hướng mạnh mẽ trong các xã trên địa bàn huyện đặc biệt phát
triển mạnh ở 4 xã Nghĩa Đạo, Gia Đơng, Đình Tổ, Ninh Xá.
Tuy nhiên trong q trình phát triển chăn ni, các hộ chăn ni lợn trong huyện
vẫn cịn có những khó khăn nhất định về chất lượng con giống, khó khăn về vốn dùng
trong chăn ni, kỹ thuật trong chăn ni, phịng chống dịch bệnh…cũng như các khó
khăn liên quan khác như thị trường tiêu thụ khơng ổn định, khơng nắm bắt chính xác giá
cả thị trường, thiếu các thông tin về chăn ni lợn thịt, vấn đề mơi trường...làm cho q
trình chăn ni lợn thịt của các hộ cịn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết những khó
khăn trên phải có những giải pháp cụ thể đó là quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt;
huy động, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển chăn nuôi lợn
thịt; áp dụng công nghệ chăn nuôi, tổ chức tốt mạng lưới thị trường; tăng cường liên kết
và hài hòa lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi lợn thịt.

xử lý chất thải và vệ sinh môi trường.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Để phát triển nơng nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đang
diễn ra tích cực theo hướng tăng giá trị và tỷ trọng ngành chăn nuôi. Hiện nay, tỷ
trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ở nước ta chiếm trên 32% và định hướng sẽ
tăng lên và đạt 38% vào năm 2015 và 42% năm 2020. Với mục tiêu phát triển
ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa với quy mơ trang trại, công
nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn cho
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi là phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu
cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày và là nguồn thu nhập quan trọng của
hàng triệu hộ gia đình ở Việt Nam. Theo thống kê trên thị trường, lượng tiêu thụ
thịt lợn chiếm 70% trong các loại thịt tiêu dùng. Bên cạnh những thành tựu to lớn
trong quá trình phát triển, ngành chăn ni vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thách thức và rủi ro đặc biệt là rủi ro về dịch bệnh.
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni nói chung và chăn ni lợn
nói riêng có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ phân tán
sang chăn nuôi tập trung, tiếp cận dần tới cơng nghiệp hóa chăn ni. Đây có thể
coi là bước đột phá mới trong phát triển của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi lợn phát
triển sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng nhiều và đa dạng của nhân dân về
sản phẩm thịt lợn, nâng cao tính cạnh tranh năng suất, chất lượng sản phẩm chăn
nuôi giữa các đơn vị sản xuất. Từ đó tăng cường khả năng tiếp thu công nghệ,
tiến bộ khoa học mới, là nhân tố sức mạnh thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chăn ni lợn theo quy mô lớn và

quy mô trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành chăn ni.
Bởi vì chăn ni tập trung mới cho được số lượng sản phẩm lớn, mới đủ khả
năng để áp dụng các tiến bộ khoa học, các công nghệ phục vụ chăn ni cao sản,
kiểm sốt dịch bệnh dễ dàng hơn so với chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ. Mặt khác,
việc phát triển kinh tế trong chăn nuôi lợn làm tăng khả năng khai thác đất, tiềm
năng về vốn, kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào
chăn ni cơng nghiệp. Trên cơ sở đó góp phần phát triển nơng nghiệp bền vững;
tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với xố đói giảm
nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
1


Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi gia súc của quốc gia đến năm 2020
đã đề ra mục tiêu xây dựng một nền chăn ni an tồn sinh học, bền vững.
Nhưng, hiện nay chăn ni nước ta cịn nhỏ lẻ, sản xuất thủ công chưa chú trọng
tới vấn đề môi trường nên tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng
tới cả vật nuôi và đời sống con người. Do đó, chăn ni nói chung và chăn ni
lợn tập trung hiện nay được xem là con đường tất yếu của ngành chăn ni để có
được sự phát triển bền vững.
Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để việc phát triển chăn nuôi lợn phải đi đôi
với việc bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. Ở Việt Nam nói chung, khía
cạnh mơi trường của ngành chăn nuôi gia súc chưa được quan tâm đúng mức.
Trong quá trình phát triển sản xuất chăn ni gia súc với qui mô ngày càng lớn
như hiện nay, một lượng chất thải sinh ra gây tác hại xấu đến môi trường. Với
mật độ gia súc cao đã gây ô nhiễm không khí bên trong chuồng trại, ơ nhiễm từ
hệ thống lưu trữ chất thải và ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh ra trong việc dội
chuồng và tắm rửa gia súc. Ngồi ra chất thải chăn ni cịn là một nguồn lây lan
các virus nhiễm bệnh trong và có thể lây sang con người. Một số ít nghiên cứu
dùng phân gia súc vào các mục đích kinh tế khác như phân bón, hầm biogas đã
được thực hiện. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu đánh giá tồn diện hiện

trạng ơ nhiễm mơi trường do chăn ni gây ra để góp phần phát triển chăn ni
bền vững.
Thuận Thành là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn
nuôi lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hóa và đã đạt
được những thành tựu nhất định. Tổng đàn lợn thịt trong toàn huyện liên tục tăng
lên với tốc độ nhanh và ổn định. Chăn nuôi lợn thịt đã mang lại thu nhập ổn định
cho các hộ chăn ni.
Tuy nhiên trong q trình phát triển chăn ni, các hộ chăn ni lợn trong
huyện vẫn cịn có những khó khăn nhất định về chất lượng con giống, khó khăn
về vốn dùng trong chăn nuôi, kỹ thuật trong chăn ni, phịng chống dịch bệnh…
cũng như các khó khăn liên quan khác như thị trường tiêu thụ không ổn định,
không nắm bắt chính xác giá cả thị trường, thiếu các thông tin về chăn nuôi lợn
thịt, vấn đề môi trường... làm cho q trình chăn ni lợn thịt của các hộ cịn gặp
nhiều khó khăn.
Trọng tâm nghiên cứu đặt ra trong chăn nuôi lợn ở huyện Thuận Thành là:
Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn về số lượng, quy mô và loại hình sản xuất như

2


thế nào? Năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh trong công tác tiêu thụ sản
phẩm của các đơn vị sản xuất ra sao? Việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường
do chăn nuôi lợn gây ra để góp phần phát triển chăn ni bền vững như thế nào?
Làm sao để mơ hình chăn ni lợn được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội
cao nhất? Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển chăn nuôi
lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận
Thành, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt, trên cơ

sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa
bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi lợn thịt.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận
Thành tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên
địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là vấn đề phát triển chăn nuôi lợn
thịt bền vững trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
- Đối tượng khảo sát: Các trang trại và các hộ chăn nuôi lợn thịt theo 3
nhóm quy mơ: quy mơ lớn, quy mơ vừa và quy mơ nhỏ. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng tìm hiểu những đối tượng khác như: Người kinh doanh buôn bán, cơ quan
tổ chức Nhà nước và các tổ chức xã hội khác liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng và đề
xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở huyện Thuận thành.

3


* Phạm vi không gian
Địa bàn nghiên cứu huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
* Phạm vi thời gian
Số liệu về tình hình phát triển chăn ni lợn thịt được thu thập qua 3 năm
(2013 – 2015) và số liệu điều tra được tiến hành vào năm gần nhất (2016).

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện
Thuận thành, tỉnh Bắc Ninh?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn thịt bền
vững trên địa bàn huyện Thuận thành, tỉnh Bắc Ninh?
- Giải pháp nào để chăn nuôi lợn thịt của huyện Thuận Thành tỉnh Bắc
Ninh phát triển bền vững?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi
lợn bền vững, làm rõ từng nội dung trong nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt
bền vững của các cơ sở chăn nuôi.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh; phân tích làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong phát
triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
huyện Thuận Thành.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh thời gian tới, trong đó chủ yếu
tập trung vào những giải pháp phát triển mang tính bền vững trong chăn ni
lợn thịt.
- Những kết luận được đưa ra trong luận văn là cơ sở khoa học và thực tiễn
cho cán bộ các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các cơ sở chăn nuôi
lợn thịt (trang trại và hộ chăn nuôi) trên địa bàn huyện Thuận Thành đề ra những
định hướng, chính sách, giải pháp phù hợp để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền
vững trên địa bàn thời gian tới.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT
BỀN VỮNG
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1.1. Phát triển
Phát triển là một thuộc tính cơ bản của phép duy vật biên chứng vì vậy có
thể suy rộng ra quan niệm về sự phát triển theo các khía cạnh sau:
+ Là hiện tượng luân được diễn biến theo đúng quy luật trong tồn giới vơ
sinh, hữu sinh của xã hội lồi người.
+ Trong xã hội loài người sự phát triển gắn liền với sự thay đổi hình thái
kinh tế - xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguyên nhân chủ yếu và
cơ bản làm thay đổi hình thái kinh tế xã hội.
+ Về lĩnh vực kinh tế, một nền kinh tế được phát triển tựu chung bao gồm
hai nội dung chủ yếu: Đó là sự gia tăng về của cải vật chất và dịch vụ cùng với
sự cải tiến, tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Riêng về cơ cấu kinh tế
phải được thể hiện- công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp hay dịch cụ - công nghiệp
- nông nghiệp.
Ngày nay người ta càng nhận rõ ràng rằng một nền kinh tế phát triển phải
đảm bảo hài hịa, tồn diện các mục tiêu: “hiệu quả kinh tế- bền vững- bảo vệ
môi trường”.
Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành
khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật văn hóa,… Phát triển là xu hướng
tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội lồi người nói riêng.
Phát triển kinh tế xã hội đồng thời với quá trình nâng cao điều kiện sống về vật
chất và tinh thần của con người, bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, nâng cao các giá trị văn hóa cộng đồng. Sự chuyển đổi của các hình thái xã
hội, từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ, lên phong kiến rồi đến
xã hội tư bản,… được coi là một quá trình phát triển.
Mục tiêu chung của sự phát triển là nâng cao quyền lợi về kinh tế, chính
trị, văn hố xã hội và quyền tự do cơng dân của mọi người dân, không phân biệt
nam, nữ, các dân tộc, các tôn giáo, các chủng tộc, các quốc gia. Mục tiêu này


5


không thay đổi kể từ những năm 1950 khi mà đa số các nước đang phát triển
thoát khỏi chủ nghĩa thực dân.
Nếu những thành quả tăng trưởng trong xã hội không được phân phối
công bằng, hệ thống giá trị của con người khơng được đảm bảo thì sẽ dẫn đến
những xung đột, những cuộc đấu tranh có thể xảy ra làm ngưng trệ sự phát triển
hoặc đẩy lùi sự phát triển (Raaanan Weitz, 1995).
Sự phát triển (Deverlopment) về nghĩa hẹp đó là sự mở rộng, phát đạt, mở
mang của sự vật hiện tượng, hoặc ý tưởng, tư duy trong đời sống một cách tương
đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định.
Phát triển là một thuộc tính cơ bản của phép duy vật biên chứng vì vậy có
thể suy rộng ra quan niệm về sự phát triển theo các khía cạnh sau:
+ Là hiện tượng luận được diễn biến theo đúng quy luật trong tồn giới vơ
sinh, hữu sinh của xã hội loài người.
+ Trong xã hội loài người sự phát triển gắn liền với sự thay đổi hình thái
kinh tế - xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguyên nhân chủ yếu và
cơ bản làm thay đổi hình thái kinh tế xã hội.
+ Về lĩnh vực kinh tế, một nền kinh tế được phát triển phải bao gồm hai
nội dung chủ yếu: Đó là sự gia tăng về của cải vật chất và dịch vụ cùng với sự cải
tiến, tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Riêng về cơ cấu kinh tế phải
được thể hiện qua: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hay dịch cụ - công
nghiệp - nông nghiệp.
Ngày nay người ta càng nhận rõ ràng rằng một nền kinh tế phát triển phải
đảm bảo hài hòa, toàn diện các mục tiêu: “ hiệu quả kinh tế - bền vững - bảo vệ
môi trường”.
Sự phát triển chăn nuôi thể hiện ở sự tăng quy mô đàn (gia cầm), tăng số
đầu con (gia súc) cả về chiều rộng và chiều sâu, nó có thể tự phát theo quy luật tự

nhiên của động vật, nhưng cũng có sự tác động của con người. Về chiều rộng là
sự tăng số đầu con ở một khu vực hoặc ở toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Về chiều sâu
đó là sự tăng trưởng về chất lượng đàn vật ni theo hướng có tỷ lệ giống tốt cao,
tạo được sự cân đối trong tỷ lệ các nhóm sao cho đảm bảo q trình tái sản xuất
đàn đều đặn, đúng ý đồ tổ chức, sự phát triển về chiều sâu còn thể hiện ở chất
lượng thịt, năng suất bình qn tồn đàn cao, …

6


Sự phát triển chăn nuôi phải thể hiện ở chỉ tiêu cuối cùng là hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội mang lại, đó là sự gia tăng về tỷ lệ GO (giá trị sản
xuất) trong cơ cấu kinh tế, là những vấn đề thuộc đời sống xã hội nhằm góp
phần hạn chế tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập lao động.
Sự phát triển chăn ni cịn thể hiện ở chính sách tạo điều kiện cho sản
xuất của ngành khơng bị ách tắc, ở sự đầu tư hợp lý, đảm bảo thuận lợi cho chăn
nuôi, những trang thiết bị, những công cụ sản xuất tiên tiến, theo kịp sự nghiệp
CNH - HĐH của ngành. Ngồi ra nó cịn thể hiện ở chỗ sản phẩm sản xuất ra
phải được tiêu thụ nhanh, sự liên kết giữa sản xuất và chế biến phải chặt chẽ, bền
vững. Phát triển phải theo các hướng cụ thể:
- Phát triển theo chiều rộng: là quá trình tăng về quy mô đầu con, tăng số
lượng các đơn vị chăn nuôi: Mở rộng quy mô theo thời gian, tuy nhiên phải đảm
bảo lợi ích chung của tồn xã hội và lợi ích của người chăn ni, phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng địa phương nhằm khai thác lợi
thế so sánh, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị
trường. Cùng với quá trình tăng về số lượng hộ, đơn vị chăn ni thì số lượng
đầu lợn cũng tăng theo.
- Phát triển theo chiều sâu: là quá trình tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm chăn nuôi bằng cách đầu tư thêm vốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng, áp dụng
năng xuất, chất lượng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng nhằm tăng

năng suất trên một đơn vị diện tích ngày một cao hơn, từ đó tăng hiệu quả sản
suất. (Hoàng Ngọc Hoà, 2006).
2.1.1.2. Phát triển bền vững
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là các sản phẩm phục vụ đời sống
con người ngày càng cao. Nhu cầu con người đòi hỏi những sản phẩm mang lại
giá trị sử dụng cao cho nên làm sao để phát triển bền vững là câu hỏi đặt ra cho
người sản xuất hàng hóa hiện nay.
Nhìn nhận về phát triển bền vững dưới góc độ kinh tế - xã hội thuần túy,
Robert Goodland và George Ledec (1987) đã khẳng định phát triển bền vững là “mơ
hình chuyển đổi kinh tế - xã hội và cấu trúc nhằm tối ưu hố các lợi ích có giá trị ở
hiện tại mà khơng hủy hoại tiềm năng của nó trong tương lai”.
Nhìn nhận phát triển bền vững dưới góc độ chung, phát triển bền vững là
nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài

7


người. Phát triển bền vững cần được đề cập một cách đầy đủ hơn. Bên cạnh yếu
tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với ý
nghĩa quan trọng. Tại hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ
chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 các nhà khoa học đã thống
nhất xác định: “Phát triển bền vững là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Tăng trưởng kinh tế, cải thiện
các vấn đề xã hội và bảo vệ mơi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền
vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội;
khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao
chất lượng môi trường sống”.
Bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt quá
tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài
nguyên thấp hơn, cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên

được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.
Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài, phù hợp với thế hệ hôm nay
mà không ảnh hưởng nguy hại đến thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn những nhu
cầu riêng và trong ngưỡng sống của họ.
Phát triển bền vững được miêu tả như một sự biến đổi sâu sắc, trong đó
việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, việc lựa chọn cơ cấu đầu tư, chọn các
loại hình tiến bộ kỹ thuật để áp dụng và lựa chọn cơ cấu hành chính phù hợp
các nhu
Có nhiều khái niệm khác nhau về phát triển bền vững, cụ thể như: Phát
triển bền vững là số lượng, chất lượng qui mô gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu,
ngày càng cao và đảm bảo cho giá giảm dần.
Phát triển bền vững là duy trì trình độ sản xuất cần thiết đáp ứng nhu cầu
số lượng tăng dân số mà khơng suy thối mơi trường; là duy trì sự cân bằng giữa
sự tăng trưởng và cân bằng sinh thái.
Phát triển bền vững được hiểu là tối đa hoá lợi ích kinh tế trên cơ sở ràng
buộc bởi duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời gian và tuân thủ các
quy luật:
+ Đối với tài nguyên tái sinh sử dụng ở mức thấp hơn hoặc bằng.
+ Đối với tài ngun khơng tái sinh tối ưu hố hiệu quả sử dụng chúng
bằng giải pháp hợp lý từ các yếu tố đầu vào.
8


Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu tăng trưởng chung
của nền kinh tế nhưng không làm suy thối mơi trường tự nhiên - con người và
đảm bảo trên mức nghèo đói của người dân nơng thôn.
Phát triển bền vững là hướng phát triển mà trong đó giá trị của vốn thiên
nhiên khơng bị suy giảm qua thời gian, là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ
chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người
cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi

trường, không giảm cấp tài nguyên, phù hợp về kỹ thuật và cơng nghệ, có hiệu quả
về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội (Hoàng Ngọc Hoà, 2006).
Năm 1987 Ủy ban môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra
khái niệm phát triển bền vững:
“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại
của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ
tương lai”.
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, chương trình Mơi trường
Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
4. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
7. Để cho các cộng đồng tự quản lý mơi trường của mình.
8. Tạo ra một khn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển
và bảo vệ.
9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
Như vậy để phát triển bề vững chăn nuôi lợn thịt là sự gắn kết phát triển
kinh tế, vấn đề xã hội và môi trường đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu thực
phẩm cho hiện tại và tương lai.
* Bản chất của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
Từ khái niệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững, chúng ta có thể hiểu

9


bản chất của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững là phát triển chăn nuôi lợn thịt
phải đảm bảo sự ổn định về kinh tế, xã hội, môi trường, đòi hỏi phải đáp ứng

được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai của chăn nuôi lợn.
Trong phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, các hình thức sản
xuất nơng nghiệp tập trung đã tồn tại ở nhiều nước. Thời đế quốc La Mã đã có
sản xuất nơng nghiệp tập trung với lực lượng sản xuất chủ yếu là tù binh và nô lệ.
Thời phong kiến ở Châu Âu có các hình thức: lãnh địa phong kiến và trang viên.
Ở Trung Quốc thời nhà Hán đã có hồng trang, điền trang, đồn điền, gia trang. Ở
Việt Nam thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn... có điền trang, ấp, đồn điền...
Các hình thức sản xuất nơng nghiệp tập trung trong các phương thức sản
xuất trước chủ nghĩa tư bản nêu trên có những điểm chung chủ yếu sau:
Về mục đích sản xuất, các hình thức sản xuất nơng nghiệp tập trung nói
trên đều sản xuất ra khối lượng nơng sản phẩm lớn hơn so với hình thức sản xuất
nông nghiệp truyền thống phân tán trên những diện tích ruộng đất nhỏ, song đều
nhằm mục đích tự cung, tự cấp để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trực tiếp. Việc trao
đổi sản phẩm chỉ thực hiện với bộ phận sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu dùng trực
tiếp của những người chủ.
Về sở hữu, có những hình thức sản xuất dựa trên sở hữu nhà nước như:
Các khu sản xuất nông nghiệp tập trung thời đế chế La Mã, hoàng trang và đồn
điền trong các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, đồn điền thời Lê, Nguyễn ở
Việt Nam... Đồng thời cũng có những hình thức sở hữu riêng của một người như
Lãnh địa phong kiến và trang viên ở châu Âu, điền trang, gia trang ở Trung
Quốc, Việt Nam...
Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tác động và chi phối của
cơ chế thị trường, trình độ phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất và sự thay
đổi lớn lao của quan hệ sản xuất xã hội đã tạo ra những điều kiện và động lực
mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tập trung chuyển lên một trình độ mới
cao hơn với những biến đổi cơ bản về kinh tế, tổ chức và kỹ thuật sản xuất so với
các hình thức sản xuất nơng nghiệp mang tính tập trung trước chủ nghĩa tư bản.
Những biến đổi có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự thay đổi về chất của
hình thức sản xuất nơng nghiệp mang tính tập trung trong phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa bao gồm:

10


Sự biến đổi về mục đích sản xuất chuyển từ tự cung, tự cấp là chủ yếu sang
sản xuất hàng hóa. Nơng sản phẩm sản xuất ra trước đây chủ yếu là để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trực tiếp của những người chủ, thì nay trong điều kiện kinh tế thị
trường, được sản xuất ra chủ yếu là để bán nhằm tăng thu nhập và lợi nhuận.
Sự biến đổi về mặt sở hữu: Nếu như trong các phương thức sản xuất trước
chủ nghĩa tư bản có những hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung dựa trên sở
hữu nhà nước, có những hình thức dựa trên sở hữu riêng của một người chủ độc
lập, thì nay trong điều kiện kinh tế thị trường hình thức sản xuất nơng nghiệp tập
trung về cơ bản là dựa trên quyền sở hữu tư liệu sản xuất một chủ độc lập.
Sự thay đổi về cách thức tổ chức sản xuất và kỹ thuật sản xuất: Do mục
đích sản xuất hàng hóa nên ở đây sản xuất được tổ chức theo phương thức tiến bộ
hơn với kỹ thuật sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất nơng nghiệp mang tính tập
trung trong các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản.
* Khái niệm về nơng hộ
Nơng hộ vừa là gia đình- đơn vị trực tiếp tiêu dùng của xã hội, vừa là cơ
sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất ra những sản phẩm tối cần thiết cho
cuộc sống có thể tiêu dùng trực tiếp. Do vậy sản xuất trực tiếp tự túc là cái vốn
có của kinh tế hộ nơng dân. Các hộ nơng dân muốn làm giầu phải thốt khỏi tình
trạng sản xuất tự túc và từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá theo phương
thức trang trại.
Như vậy các hình thức sản xuất nơng nghiệp tập trung trong nền kinh tế thị
trường mặc dù sản xuất ra khối lượng nơng sản phẩm lớn hơn so với hình thức
sản xuất phân tán, song mục đích chủ yếu vẫn là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trực tiếp của những chủ nhân của chúng, cịn kinh tế trang trại thì ngay từ khi ra
đời đã mang tính hàng hố và càng ngày tính chất và trình độ sản xuất hàng hố

của nó càng được nâng lên.
Kinh tế hộ nơng dân là một hình thức tổ chức kinh tế cơ bản trong nơng
nghiệp. Nó ra đời rất sớm trong lịch sử và tồn tại, phát triển qua nhiều phương
thức sản xuất và nhiều chế độ xã hội. Sự bền vững, đặc điểm và vai trị của kinh
tế hộ nơng dân đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế cho rằng: “Hộ là những người
cùng chung sống trong một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ”.
Năm 1980 tại hội thảo tổ chức tại Hà Lan về quản lý nông trại, các đại
11


biểu đã thống nhất quan điểm cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên
quan đến sản xuất, tiêu dung và xem như là một đơn vị kinh tế”. Quan điểm khác
lại cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung một huyết tộc, chung một
mái nhà ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”.
Đối với nước ta, định nghĩa về hộ mà tổng cục thống kê sử dụng để tiến
hành cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 như sau: “Hộ gồm những người có
quan hệ hơn nhân hoặc ruột thịt, hoặc ni dưỡng, có quỹ thu chi chung và cùng
chung sống lâu dài”. Bên cạnh đó cịn có định nghĩa về hộ mà nhóm nghiên cứu
của viện kinh tế học nêu ra: “1. Hộ là nhóm người cùng huyết tộc. 2. Họ cùng
sống chung hay không cùng sống chung trong một mái nhà. 3. Có chung một
nguồn thu nhập. 4. Cùng tiến hành sản xuất chung.
Hộ và gia đình có nhiều tiêu thức chung, song gia đình được xem xét trong
mối quan hệ tương quan xã hội còn hộ là một đơn vị kinh tế nhỏ trong nền kinh
tế. Hộ gia đình ở nơng thơn làm nơng nghiệp được gọi là hộ nông dân, phát triển
kinh tế hộ nông dân là phát triển kinh tế nơng thơn.
Có thể khái qt kinh tế hộ nông dân ở các nội dung sau: Hộ gia đình nơng
dân là đơn vị xã hội, có chung một cơ sở kinh tế, có các nguồn lực như: đất đai,
tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động, … được góp thành vốn chung, cùng
ăn chung, mọi người đều được hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa

trên ý kiến chung (Trần Văn Hà và Nguyễn Khánh Quắc, 1999).
Hiện nay hộ nông dân nước ta đã trở thành một đơn vị sản xuất tự chủ, vì
vậy việc hệ thống hóa lý thuyết về việc phát triển kinh tế hộ nông dân là điều hết
sức cần thiết trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng và chính sách phù hợp,
thúc đẩy hộ nơng dân phát triển.
* Khái niệm trang trại:
Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân, được
Nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý: để tổ
chức lại q trình sản xuất nơng, lâm nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện
đại hố; tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và cộng nghệ mới nhằm cung ứng
ngày càng nhiều sản phẩm hàng hố có chất lượng cao hơn cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn vị diện tích,
góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của
mọi người tham gia (Nguyễn Điền và cs., 1993).

12


×