Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.82 KB, 116 trang )

MỤC LỤC
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của huyện Thuận Thành năm 2011 45
Bảng 3.2: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thuận Thành 45
Bảng 4.1: Tình hình tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, 2008-2012 52
Bảng 4.2: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, 2008-2012 53
Bảng 4.3: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị theo lĩnh vực, 2008-2012
55
Bảng 4.4: Tình hình khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị ở cấp xã được giải quyết theo lĩnh
vực, 2008-2012 58
Bảng 4.5: Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND cấp xã giải quyết, 2008-2012 61
Bảng 4.6: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết nhưng công
dân vẫn tái tố, tái khiếu 63
Bảng 4.7: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết không đảm
bảo trình tự, thủ tục 65
Bảng 4.8: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức tham gia giải quyết khiếu nại, tố
cáo của các xã, thị trấn trong huyện năm 2012 67
Bảng 4.9: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại, tố cáo của
các xã, thị trấn trong huyện năm 2012 68
Bảng 4.10: Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, 2008-2012 72
Bảng 4.11: Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, 2008-2012 73
Bảng 4.12: Đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị phân theo từng lĩnh vực, 2008-
2012 76
Bảng 4.13: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị được UBND huyện giải quyết
80
Bảng 4.14: Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND huyện giải quyết 83
Bảng 4.15: Kết quả thực hiện xử lý và thu hồi diện tích đất theo quy định của pháp luật về
đất đai phát sinh theo từng năm phải thực hiện trong toàn huyện 85
Bảng 4.16: Kết quả thực hiện thu hồi tiền xuất toán đối với các khoản thu, chi tài chính trái
pháp luật và giảm trừ giá trị quyết toán XDCB phát sinh theo từng năm phải thực hiện


trong toàn huyện 86
Bảng 4.17: Vụ việc đã được UBND huyện và các cơ quan chức năng của huyện giải quyết
nhưng công dân vẫn thực hiện việc tái tố, tái khiếu 87
Bảng 4.18: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn
thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyện 88
Bảng 4.19: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý
đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện 89
Bảng 4.20: Tổng hợp về trình độ của người khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Thuận
Thành 93
Bảng 4.21: Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết khiếu nại của công dân trên địa
bàn huyện Thuận Thành 93
Bảng 4.22: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác giải quyết khiếu nại của
công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành 94
Bảng 4.23: Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết tố cáo của công dân trên địa
bàn huyện Thuận Thành 96
Bảng 4.24: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác giải quyết tố cáo của công
dân trên địa bàn huyện Thuận Thành 97
ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị 54
Biểu đồ 2: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo phân loại theo lĩnh vực 56
Biểu đồ 3: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND cấp xã giải quyết 62
Biểu đồ 4: Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết không đảm
bảo trình tự, thủ tục 66
Biểu đồ 5: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức các xã, thị trấn trong huyện năm
2012 68
Biểu đồ 6: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ công chức các xã, thị trấn trong huyện năm
2012 69
Biểu đồ 7: Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị 75
Biểu đồ 8: Đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị phân theo từng lĩnh vực 77

Biểu đồ 9: Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND huyện giải quyết 84
Biểu đồ 10: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý đơn
thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyện 88
Biểu đồ 11: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận, xử lý
đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện 89
iii
PHẦN I:
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong
Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi
quyền lực của bộ máy Nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của
cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những
có vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phát huy quyền
dân chủ của nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng
trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập
quốc tế.
Những năm gần đây cùng với quá trình CNH thì quá trình đô thị hóa
đang diễn ra rất nhanh chóng, từ đó nảy sinh những vấn đề bức xúc trong đời
sống nhân dân ở nông thôn đòi hỏi phải giải quyết. Trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế, nông dân bị thu hồi đất để
chuyển giao cho doanh nghiệp do phát triển công nghiệp, du lịch và đô
thị mà không kiếm được kế sinh nhai, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của
nông dân. Môi trường tự nhiên ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng, các giá
trị của văn hóa truyền thống văn hóa cộng đồng ngày càng bị mai một… thay
vào đó là vấn đề tai tệ nạn xã hội ở nông thôn ngày càng gia tăng. Tất cả

những vấn đề trên chính là nguyên nhân dẫn đến một thực trạng đó là tình
hình khiếu nại, tố cáo của người dân ngày càng nhiều, có xu hướng phức tạp
và bức xúc ở nông thôn.
1
Thuận Thành là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía Nam sông
Đuống, cách không xa các trung tâm đô thị lớn đặc biệt là sát với thủ đô Hà
Nội. Trong những năm qua, hòa chung với sự vận động phát triển của đất
nước, quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Thuận Thành diễn ra khá mạnh
mẽ, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng lên cả về vật chất
lẫn tinh thần, bộ mặt nông thôn dần dần được đổi mới, những tiến bộ khoa
học, kỹ thuật giúp cho người nông dân đỡ vất vả trong sản xuất nông nghiệp.
Một số đơn vị cơ sở đã triển khai và tập trung vào công cuộc xây dựng nông
thôn mới. Nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp đã ra đời giúp cho người dân
trong và ngoài huyện có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu
nhập…; Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc, nên việc triển khai
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn chậm,
thiếu đồng bộ và chưa thât sự quyết liệt, dẫn đến hiệu quả thấp, chưa bền vững.
Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội có lúc, có nơi còn diễn
biến rất phức tạp. Đặc biệt là những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý
đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản ở cơ sở… Đây là một
trong những nguyên nhân chủ yếu phát sinh tình hình và gia tăng về khiếu nại,
tố cáo. Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều hạn
chế, bất cập, hiệu quả chưa cao. Nhiều nơi số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo
của công dân gia tăng, thậm chí có nơi tình hình khiếu kiện diễn biến hết sức
phức tạp, bức xúc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự nông thôn. Trong những
năm gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường
hợp khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện
các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá
bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí nơi tái định cư, giải quyết việc làm khi bị thu
hồi đất; đòi lại và đòi phân chia quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai, nhà ở.

Ngoài ra, có một số vụ khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã
hội, xử lý thi hành kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
2
Trước thực tiễn đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân góp phần vào ổn định an ninh, chính trị
và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương huyện Thuận Thành, tôi mạnh dạn
chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Từ nghiên cứu tình hình thực tiễn, kết hợp với những lý luận Luận văn
đưa ra các biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệu quả đối với
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Đánh giá thực trạng hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa
qua;
- Đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới. .
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cụ thể tình hình và hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân ở UBND các xã, thị trấn, UBND huyện và một số cơ quan hành
chính Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành;
- Nghiên cứu về tâm tư, nguyên vọng của người dân khi thực hiện việc
khiếu nại, tố cáo thông qua phiếu điều tra.
3
1.4. Phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Nội dung
- Nội dung của đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thực trạng quá
trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải
quyết trong thời gian tới.
- Căn cứ cơ sở là những báo cáo kết quả giải quyết các vụ việc khiếu
nại, tố cáo từ năm 2008-2012, vận dụng những văn bản mới, tìm hiểu nguyên
nhân, để từ đó đưa ra phương pháp thực hiện hợp lý.
1.4.2. Không gian
Chủ yếu tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng, kết quả giải
quyết trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.3. Thời gian
Các số liệu thu thập và phân tích trong nghiên cứu tập trung trong
khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012.
4
PHẦN II:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
 Tiếp công dân
Cụm từ “tiếp dân” hiện nay đang ngày càng trở nên quen thuộc và cần
thiết trong sinh hoạt đời sống xã hội. Có thể nói, đây là cầu nối để lãnh đạo
chính quyền, cán bộ nhà nước gần và sát dân hơn. Thông qua các buổi tiếp
dân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và
những băn khoăn, trăn trở của người dân, từ đó có biện pháp giải quyết hợp
tình hợp lý, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm
của chính quyền các cấp. Đây cũng là thể hiện bản chất của Nhà nước chúng
ta, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, công tác tiếp công
dân cũng nhằm hướng dẫn người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng
pháp luật.

 Khiếu nại
Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị. Nhà nước thực hiện quyền
quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong quá trình tiền hành
các hoạt động quản lý, các cơ quan nhà nước ban hành các quyết định quản lý
theo thẩm quyền để thực hiện quyền lực nhà nước, buộc mọi người phải tuân
theo. Các văn bản, quyết định có tác động đến một người hay một nhóm
ngườu nhất định. Tuy vậy, văn bản hay quyết định đó có sai sót hoặc do cán
bộ, công chức thi hành công vụ có hành vi vi phạm của công dân, cơ quan, tổ
chức nên khiếu nại phát sinh.
5
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi
nhận tại Điều 74, Hiến pháp năm 1992. Đó là hiện tượng phát sinh trong đời
sống xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một
hành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là
không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Dưới góc độ pháp lý, khiếu
nại được hiểu là: “Việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”
(Khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại).[1]
 Người bị khiếu nại
Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. (Khoản 5, Điều 2, Luật Khiếu
nại).[1]
 Người giải quyết khiếu nại
Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

giải quyết khiếu nại. (Khoản 6, Điều 2, Luật Khiếu nại).[1]
 Giải quyết khiếu nại
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định
giải quyết khiếu nại. (Khoản 11, Điều 2, Luật Khiếu nại).[1]
 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
6
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã),
thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực
tiếp. (Điều 19, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3]
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền:
Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình. (Khoản 1, Điều 20, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3]
Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng
cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu
nại. (Khoản 2, Điều 20, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3]
 Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày
thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại
có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
(Điều 52, Luật Khiếu nại, tố cáo).[3]
 Trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu người giải quyết khiếu
nại phải trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại,
người có lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người
khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc gặp gỡ, đối thoại phải tiến hành
công khai, dân chủ; nếu thấy cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị -
xã hội tham dự. (Điều 9, Nghị định số: 136/2006/NĐ-CP).[5]

 Tố cáo
7
Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân cơ quan, tổ chức.
Như vậy, những việc làm trái pháp luật không phải chỉ cán bộ, công chức
nhà nước mà còn cả cơ quan, tổ chức, những hành vi trái pháp luật thường bị
công dân phát hiện và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn
chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm.
Mục đích của người tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi
ích hợp pháp của tập thể và công dân.
Quyền tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Tố
cáo và nhiều văn bản pháp luật khác. Ở góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu: “Là
việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. (Khoản
1, Điều 2, Luật Tố cáo).[2]
 Người bị tố cáo
Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. (Khoản
5, Điều 2, Luật Tố cáo).[2]
 Người giải quyết tố cáo
Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tố cáo. (Khoản 6, Điều 2, Luật Tố cáo).[2]
 Giải quyết tố cáo
Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố
cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. (Khoản 7, Điều 2, Luật
Tố cáo).[2]
8
 Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản
lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc
cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm
giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực
tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. (Điều 59, Luật Khiếu
nại, tố cáo).[3]
 Thời hạn giải quyết tố cáo
- Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để
giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn,
nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. (Điều 67, Luật
Khiếu nại, tố cáo).[3]
- Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố
cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ
lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố
cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ
việc phức tạp thì không quá 60 ngày. (Điều 21, Luật Tố cáo).[2]
 Hiệu quả và hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
“Hiệu quả” được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng
sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất.
“Hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo”: Là hiệu quả thể hiện tổng quát
những kết quả khả quan về hoạt động trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố
cáo; bao gồm cả về năng lực làm việc của cán bộ, công chức, sự hợp tác của
9
người dân khiếu nại, tố cáo; tiết kiệm chi phí, tiền của, thời gian đi lại của cán
bộ Nhà nước, công dân, và hệ thống pháp luật được hoàn thiện
Như vậy, nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải
đảm bảo được những tiêu chí cơ bản dưới đây:

- Giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan, đảm bảo đúng pháp luật;
- Giải quyết xong trước hoặc đảm bảo thời gian so với quy định của
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
- Tiết kiệm tài lực, nhân lực của cơ quan giải quyết và chi phí, tiền của,
thời gian đi lại của người khiếu nại, tố cáo;
- Để cho người khiếu nại, tố cáo sự hài lòng về kết quả đã giải quyết;
hạn chế việc tái tố, khiếu nại lần 2; hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp
góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội và phát triển kinh
tế, văn hóa ;
- Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị với Đảng và
Nhà nước hoàn hiện cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
2.1.2. Vai trò của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.1.2.1. Vai trò của công tác tiếp công dân
- Tiếp công dân là giai đoạn đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, đóng vai trò quan trọng như là một khâu then chốt góp phần giải quyết có
hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó bảo vệ
lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố
mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giữ chặt mối liên hệ với dân
chúng và lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của
10
Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”. Làm tốt công tác tiếp công dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ
giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân tốt thì nhân dân mới thấy rõ
Đảng và Nhà nước luôn giữ chặt mối liên hệ với nhân dân, luôn lắng nghe ý
kiến của nhân dân, quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ
giữa nhân dân với Đảng càng được củng cố hơn.
Do đó việc quan tâm làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố

cáo là thể hiện bản chất dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệ giữa nhân
dân với Đảng và Nhà nước.
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin
quan trọng để kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức và cơ quan của
Đảng, Nhà nước.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những phương thức giám sát của nhân dân
đối với Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước. Trên thực tế, người dân được
trực tiếp làm việc, tiếp xúc với cán bộ, do đó, để đánh giá cán bộ một cách toàn
diện, đầy đủ cần thông qua ý kiến phản hồi của quần chúng. Muốn vậy người
lãnh đạo qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ nắm bắt được đầy
đủ thông tin, kiểm tra, đánh giá chính xác cán bộ của mình.
Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân, qua sự giám sát, kiểm tra của nhân
dân thì việc đánh giá sàng lọc cán bộ, đảng viên mới được toàn diện.
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là một kênh thông tin
để đánh giá tính khả thi của các chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước. Đánh
giá chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được khi
thực thi chính sách. Đánh giá chính sách được tiến hành trên cơ sở một chính
sách đã được hoạch định, thực thi và có sự phản ánh kết quả trở lại.
11
Đánh giá tính khả thi của chính sách, tức là trả lời câu hỏi: việc thực thi
chính sách có đạt được mục tiêu đề ra hay không, có đáp ứng được mong
muốn, nguyện vọng của các nhóm đối tượng của chính sách hay không? Các
chính sách, cũng như hoạt động quản lý Nhà nước được thực thi trên thực tế
sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Do vậy, cần có sự phản
hồi của người dân để đánh giá chính sách. Tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo là một kênh quan trọng để tiếp nhận sự phản hồi của người dân về
tính khả thi của chính sách.
Trên cơ sở các thông tin thu được qua việc tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý có
được các thông tin về kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu của chính

sách, có căn cứ để xác định xem việc tồn tại chính sách có hợp lý hay không,
kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách và tìm kiếm các
biện pháp quản lý thích hợp và hiệu lực để thực thi chính sách đó.
- Tiếp công dân tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do, dân
chủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột trong xã hội.
Khiếu nại, tố cáo là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân
dân và là một trong những phương thức để nhân dân thực hiện quyền giám sát
đối với bộ máy Nhà nước và công chức Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện
quyền tự do, dân chủ tạo nên một xã hội hài hòa, xã hội công dân.
Khi người dân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm mới đến cơ quan nhà nước để khiếu nại, tố cáo. Nếu cơ quan nhà nước
không tiếp dân và giải quyết kịp thời sẽ tạo nên bức xúc của người dân đối
với cơ quan nhà nước. Nếu sự những bức xúc đó không được giải quyết sẽ
phát sinh các vấn đề lớn về mặt xã hội; người dân dễ bị kích động bởi các thế
lực thù địch, có các hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước.
12
2.1.2.2. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Hoạt động khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là
một trong các biện pháp đảm bảo pháp chế XHCN nói chung và quản lý hành
chính nhà nước nói riêng. Đây là một hình thức đặc biệt quan trọng để nhân
dân lao động trực tiếp tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Công
dân không chỉ có quyền khiếu nại, tố cáo mà còn có nghĩa vụ thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này đóng vai trò quan
trọng trong việc xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân;
- Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của công dân góp phần quan trọng vào
ổn định tình hình an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của công dân đóng vai trò quan trọng
trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thông qua công tác

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền không những phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi
tham nhũng, lãng phí mà còn phát hiện và khắc phục được những sơ hở trong
cơ chế quản lý, chính sách đã làm cho tệ tham nhũng có cơ hội phát sinh, phát
triển. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một biện pháp thiết
thực, có hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân - một nhân tố quan
trọng đảm bảo cho thắng lợi của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí hiện nay.
2.1.2.3. Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo
Khiếu nại, tố cáo đều là các quyền chính trị cơ bản của công dân,
thường được quy định trong cùng một điều luật hay trong cùng một văn bản.
Tuy nhiên, giữa khiếu nại và tố cáo có những đặc điểm khác nhau cả về nội
dung và cách thức giải quyết. Quá trình thực thi pháp luật khiếu nại, tố cáo đã
chỉ ra không ít trường hợp còn chưa phân biệt rõ ràng, chính xác thế nào là
13
khiếu nại, thế nào là tố cáo nhất là khi đơn thư của công dân có nội dung chứa
đựng cả việc khiếu nại và việc tố cáo thì vấn đề thụ lý và giải quyết còn nhiều
lúng túng. Đây là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh những nhầm
lẫn, thiếu sót, thậm chí là sai lầm trong việc xử lý đơn thư, tiến hành xác
minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân khiến người dân phải khiếu
nại nhiều lần hoặc tố cáo sai sự việc. Do vậy, việc phân biệt khiếu nại và tố
cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo của mình đúng pháp luật và giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đỡ mất
thời gian, công sức, tránh được nhầm lẫn, sai sót trong khi giải quyết khiếu
nại, tố cáo.
- Thứ nhất, về chủ thể: Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, thì
chủ thể của hành vi khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, hoặc người có
thầm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính,
hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan tổ chức, cá nhân có quyết định kỷ

luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. Hành vi khiếu nại phải là của người bị tác
động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ
luật buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá
nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện
hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của
hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết
khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu
nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp
luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện
quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo
danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.
14
- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết
định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi
này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu
nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo
những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm
pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi
ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn
đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của
chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo… Cụ thể:
Về thẩm quyền, khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính cơ quan có
thẩm quyền ra quyết định hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật là đối tượng của
hành vi khiếu nại. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình lên
cấp trên trực tiếp của cấp đã có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa

án. Còn đối với giải quyết tố cáo thì tại Điều 12, Luật Tố cáo [2] nêu rõ: Tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ , công chức của cán
bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp
trên trực tiếp cửa cơ quan, tổ chức đó giải quyết. Như vậy, khác với thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào đó là chủ thể
giải quyết tố cáo không có thẩm quyền giải quyết đối với đơn tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật của chính bản thân mình. Họ chỉ có quyền giải quyết những
15
đơn tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ
quan, tổ chức mà mình quản lý trực tiếp;
Về trình tự giải quyết, có thể chỉ ra một điểm khác nhau giữa khiếu nại,
tố cáo là vấn đề thời hiệu. Đối với khiếu nại: “thời hiệu được tính là 90 ngày
kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành
chính”. (Điều 9, Luật Khiếu nại) [1]. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai
địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan
khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng
thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không được tính vào thời hiệu khiếu
nại”. (Điều 9, Luật Khiếu nại) [1]. Đối với tố cáo, pháp luật hiện hành không
quy định về thời hiệu tố cáo.
- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ
và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm
quyền. Thì mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục
quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo
vệ lợi ích của Nhà nước.
2.1.3. Bản chất, đặc điểm của khiếu nại, tố cáo và ý nghĩa của việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo

2.1.3.1. Bản chất, đặc điểm của khiếu nại
- Khiếu nại phát sinh khi quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
bị xâm phạm, người khiếu nại yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo
vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm;
- Khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động trực
tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc là đề nghị của
16
cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ
quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi
họ cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không
sau khi đã xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng
những tài liệu và chứng cứ có liên quan;
Như vậy, khiếu nại là quyền, là hành vi của các chủ thể như cơ quan
nhà nước, tổ chức và cá nhân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động
mang tính quyền lực nhà nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định. Quyền khiếu nại của công dân xuất hiện trong mối liên hệ với quá trình
thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Quá trình công dân thực hiện quyền
khiếu nại chính là quá trình cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
các tài liệu, chứng cứ về sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
từ phía cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước;
Bởi người khiếu nại không được sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnh
vực giải quyết khiếu nại nên họ không thể tự mình khôi phục lại những quyền
và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, do đó họ phải đề nghị cơ quan nhà nước
hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành giải quyết khiếu nại
của họ theo thủ tục mà pháp luật quy định. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại một mặt sử dụng những tài liệu,

chứng cứ tiếp nhận từ người khiếu nại; mặt khác thu thập, xác minh thêm
thông tin, tài liệu từ những nguồn khác để làm căn cứ cho việc giải quyết
khiếu nại một cách chính xác;
17
Theo Khoản 2, Điều 2, Luật Khiếu nại "Người khiếu nại là công dân,
cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại" [1]. Chủ
thể thực hiện quyền khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ và
phải tự mình thực hiện quyền khiếu nại. Việc uỷ quyền cho người khác chỉ
thực hiện trong những trường hợp do pháp luật quy định như trong trường
hợp công dân là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các
bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình thì
thông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại. Và khi
thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ để chứng minh với có
quan nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình. Còn
trường hợp người ốm đau, già yếu, người có nhược điểm về thể chất hoặc vì
lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì có thể ủy quyền
cho người đại diện là cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, con đã thành niên
hoặc người khác để thực hiện việc khiếu nại. Việc ủy quyền thực hiện việc
khiếu nại phải lập thành văn bản có xác nhận (chứng thực) của Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi người ủy quyền hoặc người được ủy quyền cư trú;
Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp là
thủ trưởng cơ quan đó. Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diện
theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại. Người được ủy quyền
có nghĩa vụ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền;
Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đứng đầu tổ chức.
Pháp luật thừa nhận sự ủy quyền của người đứng đầu tổ chức cho người đại
diện theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại;
Về đối tượng của khiếu nại, theo Luật Khiếu nại năm 2011 bao gồm:
Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật;
Quyết định hành chính là đối tượng khiếu nại được hiểu là: “quyết định

bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền
18
trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính” (Khoản 8, Điều
2, Luật Khiếu nại) [1]. Như vậy, quyết định hành chính là đối tượng của khiếu
nại hành chính chỉ bao gồm quyết định hành chính cá biệt, được thể hiện
thành văn bản và do cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước ban hành. Tuy nhiên, trong thực tiễn, quyết định hành
chính do người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước khác ban hành
cũng là đối tượng khiếu nại, mặc dù chưa được quy định trong Luật Khiếu
nại, Luật Tố cáo (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Chẳng hạn, Toà
án nhân dân ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự phiên
toà hoặc các quyết định liên quan tới việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công
chức cũng là đối tượng khiếu nại… Việc xác định một quyết định hành chính
có phải đối tượng khiếu nại hay không, không chỉ giúp người khiếu nại thực
hiện quyền khiếu nại đúng pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình mà còn giúp cho cơ quan giải quyết khiếu nại giải quyết nhanh
chóng, kịp thời, đúng pháp luật;
Hành vi hành chính là đối tượng khiếu nại được hiểu là: “hành vi của
cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước khi thực hiện nghĩa vụ, công vụ theo quy định của pháp
luật”(Khoản 9, Điều 2, Luật Khiếu nại) [1]. Hành vi đó thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chẳng hạn, việc cơ quan cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất từ chối không thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo yêu cầu hợp pháp của công dân thì hành vi không thực hiện
nhiệm vụ của cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đối tượng
khiếu nại;
19
Quyết định kỷ luật cũng là đối tượng của khiếu nại, được hiểu là:

“quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng
một trong các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ
ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản
lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức” (Khoản 10,
Điều 2, Luật Khiếu nại)[1]. Những quyết định này không bao gồm quyết định
kỷ luật đối với người lao động làm công ăn lương theo quy định của Bộ luật
Lao động, quyết định kỷ luật trong cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng Công an
nhân dân, Quân đội nhân dân và của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội…
2.1.3.2. Bản chất, đặc điểm của tố cáo
- Tố cáo phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập
thể, của công dân;
- Công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp hay không bị ảnh hưởng bởi hành
vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo đều có quyền thực hiện việc
tố cáo khi biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã
hội. Công dân có thể cung cấp các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cho
các cơ quan nhà nước, nhưng khác với tố cáo ở chỗ là tố cáo luôn được gửi
tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo một trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định và người tố cáo luôn là chủ thể xác định, có những quyền, nghĩa vụ
được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo. Khi công dân thực hiện quyền tố
cáo thì giữa họ với cơ quan nhà nước sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật
nhất định và họ phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp.
Nội dung tố cáo của công dân rất đa dạng và phức tạp; có tố cáo về những
việc làm trái pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ; có những tố cáo về những sai phạm trong công tác
20
quản lý của các cơ quan, trong đó có cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Ngoài ra, công dân có thể tố cáo các hành vi vi phạm về đạo đức, lối sống của
cán bộ, công chức… Tổng hợp lại, đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm

pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức. Quy định này đã chỉ rõ hành vi bị tố cáo không chỉ là
hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại mà còn bao gồm cả những hành vi vi
phạm pháp luật đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá
nhân. Từ đó, có thể thấy trách nhiệm của Nhà nước ta trong việc quản lý đất
nước, không chỉ là khắc phục những hành vi gây thiệt hại mà trước đó phải
phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm có thể xảy ra, tránh
những thiệt hại cho xã hội. Việc tố cáo của công dân cũng theo đó mà đòi hỏi
Nhà nước phải có biện pháp giáo dục, xử lý kịp thời, thậm chí là áp dụng các
biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân;
Như vậy, khi thực hiện quyền tố cáo là công dân đã thực hiện quyền
làm chủ của mình trong việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước làm cho
bộ máy nhà nước ngày càng phát huy hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản
lý xã hội; hay nói rõ hơn thực hiện quyền tố cáo chính là việc tỏ rõ trách
nhiệm của công dân không chỉ trong việc giám sát hoạt động quản lý của Nhà
nước để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh mà còn
đối với cả việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước để đây thực sự
là những “người đại biểu của nhân dân”, góp phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ
những hành vi quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu quần chúng của
một bộ phận cán bộ công chức nhà nước. Tuy nhiên, công dân thực hiện
quyền tố cáo thường bị đặt vào tình thế bất lợi, thường bị hành hung, đe dọa,
ức hiếp, trả thù. Chính bởi vậy mà trong những năm qua Luật Khiếu nại, tố
21
cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và ngày 11.11.2011,
Quốc hội đã thông qua Luật Tố cáo quy định đầy đủ, chi tiết và chặt chẽ hơn
về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền
công dân của mình.

2.1.3.3. Ý nghĩa của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa rất quan trọng trong
hoạt động quản lý nhà nước. Giải quyết tốt công tác này sẽ thể hiện tính dân
chủ cơ sở mà Đảng và Nhà nước đã đề ra; thể hiện sự gắn bó, tin tưởng giữa
nhân dân với Đảng và Nhà nước; góp phần khắc phục sự tiêu cực trong hoạt
động quản lý nhà nước; tạo niềm tin cho người dân đối với chính quyền, góp
phần giữ vững chế độ, ổn định chính trị xã hội, quốc phòng - an ninh Quốc gia;
Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, phù
hợp phong tục tập quán địa phương, vừa hợp tình vừa hợp lý sẽ nâng cao vai
trò của Nhà nước pháp quyền theo nguyên tắc pháp chế XHCN. Đồng thời
phát hiện những trường hợp vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị kể cả cán bộ công chức
nhà nước. Từ đó nhà nước sẽ có biện pháp xử lý kịp thời đối với những đối
tượng vi phạm nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, góp
phần làm trong sạch và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
Giải quyết tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ hạn chế việc
khiếu nại, tố cáo trong nhân dân; tăng cường mối quan hệ đoàn kết, tinh cảm
gắn bó trong nhân dân, tăng cường sự hiểu biết, cảm thông chia sẻ, gắn bó
giữa người dân với nhau phù hợp đạo đức dân tộc, phù hợp chủ trương của
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra;
Tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
22

×