Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI VĂN ẦN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HỊA
BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Mai Lan Phương


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Văn Ần

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện nông nghiệp Việt Nam, các
Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn,
động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện
luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Kim
Bôi, Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Kim Bơi, Phịng Tài nguyên và Môi trường
huyện Kim Bôi, Chi cục Thống kê huyện Kim Bôi, Uỷ ban nhân dân xã Tú Sơn, Uỷ
Ban nhân dân xã Kim Bình, Uỷ ban nhân dân xã Mỵ Hòa, đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi tiến hành nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Văn Ần

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................ ix
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................... ix
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Lý luận về quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp .............................................. 5

2.1.2.

Vai trị của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. .............................. 9

2.1.3.


Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp .............................................. 10

2.1.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nươc về đất nông nghiệp. ............. 16

2.2.

Cơ sơ thực tiễn .............................................................................................. 17

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa phương
và các tỉnh thành phố ..................................................................................... 18

2.2.3.

Bài học rút ra cho huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình về quản lý nhà nước về
đất nông nghiệp ............................................................................................. 26

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 27

3.1.1.


Đặc điểm tự nhiên của huyện Kim Bôi........................................................... 27

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện. ............................................................... 32

3.1.3.

Những thuận lợi, khó khăn của huyện Kim Bơi. ............................................. 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 41

3.2.2.

Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu .............................................................. 43

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 43

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 43


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 45
4.1.

Tổng quan về tình hình quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Kim Bôi .............................................................................................. 45

4.2.

Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim
Bôi, tỉnh Hịa Bình ......................................................................................... 52

4.2.1.

Cơng tác tun truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó ................................................. 52

4.2.2.

Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp ............................... 56

4.2.3.

Quản lý việc giao đất nông nghiêp, cho th đất nơng nghiệp, thu hồi và
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 58

4.2.4.

Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp ........ 60

4.2.5.


Quản lý về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất nông nghiệp ................................................................. 62

4.2.6.

Quản lý hệ thống thông tin đất nông nghiệp ................................................... 63

4.2.7.

Quản lý thanh kiểm tra sử dụng đất nông nghiệp và giải quyết tranh chấp
về đất đai ....................................................................................................... 65

4.2.8.

Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình....................................................................... 68

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến qlnn về sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim
Bôi................................................................................................................. 73

4.3.1.

Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách ................................................................. 73

iv



4.3.2.

Năng lực của đội ngũ cán bộ và bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp ................................................................................................... 75

4.3.3.

Ảnh hưởng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp cấp huyện ........................................................................ 76

4.3.4.

Ý thức và nhận thức của người dân về việc quản lý đất nông nghiệp .............. 77

4.4.

Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Kim Bôi .............................................................................................. 78

4.4.1.

Căn cứ và định hướng về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ............ 78

4.4.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Kim Bôi ........................................................................................ 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 89

5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 89

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 92
Phụ lục ...................................................................................................................... 95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NNP

Đất nông nghiệp

SXN

Đất sản xuất nông nghiệp

CHN

Đất trồng cây hàng năm


LUA

Đất trồng lúa

HNK

Đất trồng cây hàng năm khác

CLN

Đất trồng cây lâu năm

NKH

Đất nông nghiệp khác

COC

Đất trồng cỏ chăn nuôi

QLNN

Quản lý nhà nước

QLĐĐ

Quản lý đất đai

UBND


Ủy ban nhân dân

GCN

Giấy chứng nhận

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

GPMT

Giải phóng mặt bằng

ĐNNo

Đất nơng nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình biến động về đất đai của huyện qua 3 năm .................................29
Bảng 3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Kim Bôi giai đoạn 2016 - 2018...........35
Bảng 3.3. Biến động về dân số và lao động của huyện Kim Bôi qua 3 năm ...............37

Bảng 4.1. Diện tích các loại đất nơng nghiệp huyện Kim Bơi năm 2017 ....................46
Bảng 4.2. Biến động tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Bôi qua 3
năm 2010 – 2018 .......................................................................................51
Bảng 4.3. Đánh giá về tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Kim Bôi ...................................................................................58
Bảng 4.4. Kết quả cho thuê đất nông nghiêp, giao đất nông nghiệp, thu hồi đất
nông nghiệp 2015-2017 .............................................................................59
Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ huyện, xã và người dân về quản lý nhà nước về
công tác giao, cho th, chuyển mục đích đất nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Kim Bôi. .........................................................................................60
Bảng 4.6. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông ngiệp ...............................61
Bảng 4.7. Số liệu cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, lâm nghiệp qua 3 năm
2016 - 2018 ...............................................................................................62
Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ huyện, xã, nông dân về các nội dung QLNN về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi năm 2017 ..................................63
Bảng 4.9. Giá đất nông nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh.(2015 - 2019) ..........65
Bảng 4.10. Tình hình vi phạm về đất nông nghiệp tại huyện Kim Bôi qua 3 năm. .......67
Bảng 4.11. Điều tra về việc thực hiện công tác thanh tra, giám sát, theo dõi, đánh
việc chấp hành quy định của pháp luật và xử lý vi phạm về đất nơng
nghiệp trên địa bàn huyện..........................................................................67
Bảng 4.12. Tình hình đơn thư về đất nơng nghiệp trong 3 năm (2015 - 2017) ..............68
Bảng 4.13. Tổng hợp điều tra cán bộ huyện, xã về công tác quản lý nhà nước đối
với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017.....................69
Bảng 4.14. Đánh giá của nông dân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp về công tác
quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi .............70
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ chuyên môn ảnh hưởng của cơ chế, chính sách tới
cơng tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp hiện nay.............................74

vii



Bảng 4.16. Trình độ cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. .....76
Bảng 4.17. Đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn về QLNN đối với
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ...........................................................77
Bảng 4.18. Điều tra ý thức, nhận thức của người dân về việc quản lý đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện..........................................................................78

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Đánh giá của người dân về giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông
ngiệp .......................................................................................................61
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của người dân về cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện. ..................................................................................75

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện Kim Bơi ...................55

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Kim Bơi trong tỉnh Hịa Bình ..........................................27

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Văn Ần
Tên đề tài: Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh
Hịa Bình.
Ngành đào tạo: Quản lý kinh tế.


Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước (QLNN) đối với đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường
quản lý n`hà nước đối với đất nông nghiệp của huyện thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu đặt ra chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu liên quan
đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đã được công bố. Để hiểu rõ hơn thực trạng và
các nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra 4 cán bộ cấp huyện, 6 cán bộ cấp xã và 180 hộ
nông dân cho 3 xã. Từ những dữ liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng các phương pháp
truyền thống gồm thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phân tổ để phân tích, đánh giá
thực trạng về cơng tác QLNN đối với đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh
Hịa Bình.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Qua nghiên cứu về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Kim Bôi cho thấy, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở đây đang ngày càng
được hồn thiện từ cơng tác quản lý giao đất được thực hiện tốt hơn, bồi thường hỗ trợ
tái định cư, quản lý về đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện một cách
rõ ràng hơn trước, quản lý hệ thống thông tin một cách đồng bộ, thực hiện tốt hơn công
tác thanh kiểm tra về sử dụng đất nông nghiệp. Tuy vậy, công tác quản lý nhà nước về
đất nơng nghiệp cịn gặp những hạn chế đang có sự quy hoạch sau đè lên quy hoạch
trước buộc phải thay đổi quy hoạch. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã
được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các
ngành, lĩnh vực có liên quan đến sử dụng đất chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Việc
lập dự án đầu tư, lập phương án thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn những tồn
tại nhất định, dẫn tới thời gian triển khai các dự án phải kéo dài, làm bỏ lỡ cơ hội sản

xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, tơi đề xuất 7 nhóm giải pháp như

x


sau: (i) Tăng cường quản lý cán bộ và kiện tồn bộ máy quản lý nhà nước về đất nơng
nghiệp; (ii) Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho người
dân quản lý đất nông nghiệp; (iii) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đất đai; (iv)
Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch và quản lý quy hoạch đất nơng nghiệp; (v) Tiếp tục
hồn thiện công tác giao đất, cho thuế đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp; (vi) Tăng cường thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết
khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; (vii) Nhóm giải pháp về đào tạo
nguồn nhân lực.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Bui Van An
Thesis title: State management of agricultural land in Kim Boi district, Hoa Binh province.
Specialization: Economic management

Code: 8340410

Education institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives
Through assessing the situation of state management of agricultural land in Kim
Boi district, Hoa Binh province, solutions for improving state management of
agricultural land in the dsistrict are suggested.
Research Methodology

To In order to solve the objectives, the study conducts to collect published
documents on the state management of agricultural land. To better understand the current
situation and reasons of limitations in the state management of agricultural land, the
author investigates 4 district cadres, 6 commune cadres and 180 farmer households
located in 3 communes. From the collected primary data, research methods such as
descriptive statistics, comparative statistics are used to assess the status of state
management of agricultural land in Kim Boi district, Hoa Binh province.
Results and Conclusions
Research results on the state management of agricultural land in Kim Boi
district show that the state management of agricultural land is increasingly being
improved, specifically, the management of land allocation is implemented better, the
management of compensation and resettlement assistance, the management of
registration and management of cadastral files are made more transparent than before,
the management of information systems is more uniform, and the management of
inspections on agricultural land use becomes better. However, state management of
agricultural land still faces limitations such as duplication of the past plans and the
current plans leading to changes in planning. The implementation of approved plans on
agricultural land use has not been given much attention by the levels of authorities and
sectors; the coordination between sectors and organizations related to agricultural land
use is not really tight and synchronized. The design of investment projects and plan of
agricultural land revocation, issues of compensation and ground clearance still have
certain shortcomings leading to prolongation on time of project implementation,
therefore investors' opportunities of production and business are missed. Basing on the

xii


status of agricultural land management as mentioned above, the following 7 groups of
solutions are proposed: (i) Strengthening management of cadres and improving the
apparatus of state management of agricultural land; (ii) Strengthening legal propaganda

and education as well raising awareness for farmers on agricultural land management;
(iii) Reforming administrative procedures of land; (iv) Completing the planning and
management of agricultural land planning; (v) Completing land allocation, land lease
and issuance of certificate of agricultural land use right; (vi) Strengthening inspection
and examination of law observance and settlement of complaints and denunciations
related to land management and use; (vii) Improving human resource training.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động,
thực vật và con người trên trái đất, là điều kiện cần thiết để con người tồn tại và
tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia vào tất cả
các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí
khác nhau.
Trong nơng nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí
đặc biệt, là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Đặc biệt vì đất đai vừa
là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì
đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất như: cày, bừa,
xới,...để có mơi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì
đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì khơng có sản xuất nơng nghiệp.
Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nguồn cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng đất đai. Diện tích, chất lượng của đất đai quy định lợi thế so sánh của
mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và của cả vùng. Vì vậy,
việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất nơng nghiệp nói riêng một
cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế,

chính trị và xã hội.
Kim Bơi là huyện miền núi nằm ở phía Đơng tỉnh Hồ Bình, tổng diện tích
tự nhiên là 55.116,24 ha, trong đó đất nơng nghiệp 48.367,4 ha chiếm 87,7%, bao
gồm: đất sản xuất nông nghiệp chiếm 27%; đất lâm nghiệp chiếm 73%. Tuy có
diện tích tương đối lớn nhưng địa hình phức tạp và chủ yếu là đồi núi. Tổng giá
trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản năm 2017 đạt 679,1 tỷ đồng, chiếm
30,6% tổng giá trị sản xuất năm 2017 của huyện (2.219,8 tỷ đồng).
Việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất cấp huyện còn chậm; trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng nhưng chưa
được xử lý; việc quản lý, sử dụng đất nông lâm trường cịn lãng phí; việc giám sát
sử dụng đất tại các dự án, cơng trình cịn lỏng lẻo; việc giao đất có thu tiền và cho
th đất thơng qua đấu giá đất còn hạn chế; việc người dân tự ý làm nhà trên đất

1


nơng nghiệp từ trước chưa có phương án xử lý. Mặt khác kinh tế của huyện chủ yếu
dựa vào phát triển kinh tế nơng nghiệp; nơng nghiệp có vai trị trọng tâm then chốt
đối với sự phát triển của toàn huyện. Nhưng tài nguyên này đang dần bị thu hẹp, suy
giảm theo thời gian do q trình đơ thị hóa, gia tăng dân số, lấn chiếm đất trái phép
và công tác quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp nói chung và quản lý nhà nước về
sử dụng đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện chưa thực sự tốt,...
Chính vì vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Thực trạng quản lý nhà nước
(QLNN) đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình
những năm qua như thế nào? Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình thời gian qua? Cần
phải làm gì để tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình thời gian tới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế -xã
hội của địa phương?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài

“Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa
Bình” để làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, với mong muốn kết quả nghiên
cứu của đề tài có thể đóng góp một phần nhất định vào việc giải quyết những vấn
đề cấp bách và lâu dài trong công tác Quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp để
góp phần làm tốt cơng tác quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp có hiệu quả hơn,
đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề
xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình những năm qua;

2


- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh
Hịa Bình.

- Để thực hiện nghiên cứu này, các đối tượng khảo sát thu thập thông tin
bao gồm: Các cán bộ, cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp có liên quan ở
huyện, xã; người dân tại một số xã chọn điểm như xã Tú Sơn, xã Kim Bình, xã
Mỵ Hịa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về nội dung
Do giới hạn về thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp, trên cơ sở đó nhằm
đề xuất giải pháp tăng cường QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình những năm tiếp theo.
1.3.2.2. Về khơng gian
Nghiên cứu thực tế về công tác quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
1.3.2.3. Về thời gian
- Thơng tin thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết
năm 2017.
- Thơng tin sơ cấp khảo sát tại Phịng Tài ngun và Mơi trường, Văn
phịng đăng ký quyền sử dụng đất, Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn,
UBND huyện, Phịng thống kê; đảng ủy, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện được thực hiện năm 2018.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận: Đề tài đã luận giải và làm rõ lý luận quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm và vai trò của quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp đề tài đã làm rõ được quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

3


- Về thực tiễn: Đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi: bao gồm UBND huyện là cơ quan

quyền lực cao nhất ở địa phương, chịu trách nhiệm việc thực hiện, giám sát thi
hành Luật Đất đai, phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong đó có đất
nơng nghiệp trên địa bàn và chỉ ra một số tồn tại, bất cập trong công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi thời gian
qua và đánh giá các sai phạm, vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện trong những năm qua và tìm ra nguyên nhân của các sai phạm đó.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Theo quy định tại Điều 10, Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử
dụng, đất đai được phân loại thành 3 nhóm riêng biệt, tương ứng với mục đích sử
dụng chính đó là: Nhóm đất nơng nghiệp; nhóm đất phi nơng nghiệp và nhóm đất
chưa sử dụng (Quốc hội, 2013a).
Theo quy định tại khoản 1, Điều 10, Luật Đất đai 2013: Nhóm đất nơng
nghiệp bao gồm 8 loại: 1) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng
cây hàng năm khác; 2) Đất trồng cây lâu năm; 3) Đất rừng sản xuất; 4) Đất rừng
phòng hộ; 5) Đất rừng đặc dụng; 6) Đất nuôi trồng thủy sản; 7) Đất làm muối; 8)
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản cho
mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và
đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội, 2013a).
Như vậy có thể hiểu là “Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản
xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,

làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất
nông nghiệp khác”.
Phân loại đất:
a. Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử
dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử
dụng vào mục đích chăn ni.
Theo Quốc hội (2013a), loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào
chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.

5


- Đất trồng lúa: là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng
lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng
trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn
lại, đất trồng lúa nương.
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên
có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải
tạo. Đất trồng cỏ là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu hoạch như các
loại cây hàng năm. Đất cỏ tự nhiên có cải tạo là đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã được
cải tạo, khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi đàn gia súc.
- Đất trồng cây hàng năm khác: là đất trồng cây hàng năm không phải đất
trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, cây
thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ khơng để chăn ni; gồm đất bằng trồng
cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
b. Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lây năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên

một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng
như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh long, Chuối,
Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả
lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác (Quốc hội, 2013a).
c. Đất rừng sản xuất
Theo Quốc hội (2013b), đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản
xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao
gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi
phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
- Đất có rừng tự nhiên sản xuất: là đất rừng sản xuất có rừng tự nhiên đạt
tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất có rừng trồng sản xuất: là đất rừng sản xuất có rừng do con người
trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: là đất rừng sản xuất đã có rừng
bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.
- Đất trồng rừng sản xuất: là đất rừng sản xuất nay có cây rừng mới trồng
nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.

6


d. Đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phịng hộ đầu nguồn,
bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát,
chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao
gồm đất có rừng tự nhiên phịng hộ, đất có rừng trồng phịng hộ, đất khoanh ni
phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ (Quốc hội, 2013b).
- Đất có rừng tự nhiên phịng hộ: là đất rừng phịng hộ có rừng tự nhiên
đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất có rừng trồng phịng hộ: là đất rừng phịng hộ có rừng do con người

trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất khoanh ni phục hồi rừng phịng hộ: là đất rừng phịng hộ đã có
rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.
- Đất trồng rừng phòng hộ: là đất rừng phòng hộ nay có cây rừng mới
trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
e. Đất rừng đặc dụng
Theo Quốc hội (2013b) đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích
nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn
rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi
trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao
gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi
phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng.
- Đất có rừng tự nhiên đặc dụng: là đất rừng đặc dụng có rừng tự nhiên
đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất có rừng trồng đặc dụng: là đất rừng đặc dụng có rừng do con người
trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng: là đất rừng đặc dụng đã có
rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.
- Đất trồng rừng đặc dụng: là đất rừng đặc dụng nay có cây rừng mới
trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
f. Đất nuôi trồng thuỷ sản
Theo Quốc hội (2013a) đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng
chun vào mục đích ni, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước
lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

7


- Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn: là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ sản
sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn.

- Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: là đất chuyên nuôi, trồng
thuỷ sản sử dụng môi trường nước ngọt.
g. Đất nông nghiệp khác
Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính
và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt
khơng trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các
loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm
tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa
nơng sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông
nghiệp. Nghiên cứu về đất nông nghiệp tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình, tơi chỉ
thấy có 7 loại đất nơng nghiệp cơ bản, khơng có đất làm muối vì Kim Bơi là
huyện miền núi.
2.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, gồm các cơ
quan hành chính nhà nước có trong hệ thống chính trị theo thể chế của từng quốc
gia. Trong cơ chế tổng hợp quản lý đất nước, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực
hiện chức năng quản lý nhà nước. QLNN là quản lý xã hội mang tính quyền lực
của nhà nước, được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan
trọng là con người. Sự khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước với các hình thức
quản lý khác bởi tính quyền lực của nhà nước được thể hiện thông qua bộ máy
chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội, nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết
lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động, quyền lợi của xã hội. QLNN được thực hiện bởi toàn
bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để thực hiện chức năng đối
nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở pháp luật. Như vậy, chúng ta có thể định
nghĩa, hiểu khái quát về QLNN như sau: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý
xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính
sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống
xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân

dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” (Nguyễn Hữu Hải, 2010).

8


Quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp nói riêng cũng giống với QLNN về
đất đai nói chung bởi đất nông nghiệp là một thành phần nằm trong đất đai và
chịu sự tác động chung của sự quản lý nhà nước về đất đai. Như vậy quản lý nhà
nước về đất nơng nghiệp cũng như QLNN về đất đai có thể hiểu là: “tổng hợp
các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ
quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình
hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế
hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn
lợi từ đất đai” (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
Đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai mà cụ thể ở đây là đất nơng
nghiệp, nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý; khách thể chịu sự quản lý là tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp... sử dụng đất nông nghiệp hoặc liên quan đến đất
nông nghiệp: những mối quan hệ phát sinh, vướng mắc về đất nông nghiệp. Nhà
nước quản lý thống nhất đối với đất nơng nghiệp trên phạm vi cả nước, có các
chế tài áp dụng đảm bảo quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm phải thực hiện cho
người sử dụng đất nông nghiệp và họ phải tuẩn thủ các quy định đã đề ra.
Như vậy, QLNN về đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước, đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất nơng nghiệp;
phân phối lại quỹ đất nơng nghiệp hợp lý theo đặc điểm tính chất đất từng vùng;
kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; điều tiết các
nguồn lợi từ đất nơng nghiệp theo địa lý.
2.1.2. Vai trị của cơng tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
2.1.2.1. Giúp nhà nước nắm được tổng thể và cơ cấu từng loại đất từ đó xây
dựng chiến lược lâu dài về sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp được sử dụng dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau
(nơng hộ, trang trại, nông trường) sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau. Sản
xuất nông nghiệp gắn liền với đặc điểm của ĐNNo đó là tính giới hạn, tính cố
định, tính khơng thể thay thế trong khi đó lịch sử sử dụng đất cho thấy sự chuyển
đổi ngày càng nhiều diện tích ĐNNo sang các mục đích sử dụng khác như mục
đích đất ở dân cư, đất xây dựng đô thị, KCN, đất an ninh quốc phịng, đất giao
thơng thủy lợi… Áp lực sử dụng đất ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để duy trì an
ninh lương thực cho tồn quốc gia thì đất nơng nghiệp phải được quy hoạch trong
một diện tích phù hợp (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006).

9


2.1.2.2. Tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tài sản quý giá của bất kỳ một quốc gia nào. Khi giá trị
của ĐNNo ngày càng lớn trên thị trường cạnh tranh thı̀ mối quan hệ đất nông
nghiệp ngày càng phức tạp hơn. Con người đã nhìn nhận thấy được tầm quan
trọng của đất đai đối với đời sống của mình. Chính vì vậy, các tranh chấp, mâu
thuẫn, khiếu kiện… trong các quan hệ đất nông nghiệp thường xảy ra mạnh mẽ.
Trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, cán bộ, cơng chức có thể
lợi dụng quyền hạn và trách nhiệm, công cụ nhà nước để vụ lợi cho cá nhân. Chế
tài Nhà nước ban hành ra để điều chỉnh, tác động vào mối quan hệ đất nông
nghiệp, đảm bảo công bằng. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi
phạm trong lĩnh vực đất nông nghiệp là rất cần thiết để phát hiện, xử lý sớm các
vi phạm (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006).
2.1.2.3. Giúp nhà nước phát hiện ra những mặt tích cực để phát huy, điều
chỉnh và giải quyết những sai phạm.
Đất nông nghiệp là tài nguyên hữu ha ̣n nên cầ n sử du ̣ng hơ ̣p lý, tiế t kiê ̣m.
Thông qua việc giám sát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan quản lý sẽ
nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất. Từ

đó phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai
phạm, kịp thời sửa chưa những sai sót gây ách tắc trong quá trình thực hiện (Lê
Đình Thắng, 2014).
Do vậy, QLNN về đất nông nghiệp đóng vai trò rấ t quan tro ̣ng đố i với sư ̣
phát triể n nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặc dù chı́nh sách đấ t
đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng những năm qua đã đa ̣t đươ ̣c nhiề u
thành tựu, song vẫn cầ n tiếp tu ̣c nghiên cứu để ngày càng đáp ứng tố t những yêu
cầ u mới đặt ra.
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Theo Luật Đất đai năm 2013, có 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
được quy định cụ thể tại Điều 22 là:
2.1.3.1. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và tổ
chức thực hiện
Luật đất đai năm 2013 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 43, ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai,
hay Nghị định số 35, ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất

10


×