Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tình hình hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) trên lợn đang nuôi tại các nông hộ huyện thanh hà tỉnh hải dương nghiên cứu các đặc tính sinh học phân tử của chủng virus PRRS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 73 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ LỤA

TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ
SINH SẢN (PRRS) TRÊN LỢN ĐANG NUÔI TẠI CÁC
NÔNG HỘ HUYỆN THANH HÀ TỈNH HẢI DƯƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TÍNH SINH HỌC PHÂN TỬ
CỦA CHỦNG VIRUS PRRS: KTY-PRRS-07

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trịnh Đình Thâu

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Lụa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy giáo TS. Trịnh Đình Thâu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và cán bộ, nhân viên các Phòng, Trạm
trực thuộc Chi cục thú y Hải Dương và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Hồng Thị Lụa

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục đích của đề tài ..........................................................................................2


1.3.

Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn ........................................3

2.1.1.

Khái niệm ........................................................................................................3

2.1.2.

Hình thái và cấu tạo của virus PRRS ................................................................3

2.1.3.

Phân loại virus PRRS và nguyên nhân gây bệnh ..............................................6

2.1.4.

Khả năng gây bệnh và sức đề kháng ................................................................8

2.1.5.

Cơ chế gây bệnh của virus ...............................................................................8

2.1.6.


Triệu chứng lâm sàng ....................................................................................10

2.1.7.

Vật chủ và phương thức truyền lây ................................................................11

2.1.8.

Chẩn đốn .....................................................................................................11

2.1.9.

Phịng và điều trị bệnh ...................................................................................13

2.2.

Tình hình dịch bệnh PRRS.............................................................................18

2.2.1.

Trên thế giới ..................................................................................................18

2.2.2.

Tại Việt Nam .................................................................................................19

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................24
3.1.


Nội dung nghiên cứu......................................................................................24

3.2.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..............................................................24

3.2.1.

Tình hình chăn ni và dịch PRRS ở lợn tại Thanh Hà năm 2014 ..................24

iii


3.2.2.

Nghiên cứu đặc sinh học phân tử của chủng virus KTY-PRRS-07 .................24

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................30
4.1.

Tình hình chăn nuôi và hội chứng tai xanh ở lợn tại Thanh Hà năm 2014 ......30

4.1.1.

Tình hình chăn ni lợn tại Thanh Hà Năm 2014 ...........................................30

4.1.2.

Tình hình chăn ni lợn tại xã Tiền Tiến, xã Tân việt, xã Quyết Thắng,
xã Thanh Sơn huyện Thanh Hà năm 2014. .....................................................31


4.1.3.

Tình hình hội chứng PRRS ở lợn tại Thanh Hà năm 2014 ..............................31

4.2.

Đặc điểm dịch tễ của bệnh PRRS ở lợn tại Thanh Hà năm 2014 ....................33

4.2.1.

Phân bố dịch theo thời gian ............................................................................33

4.2.2.

Tình hình dịch PRRS ở lợn tại xã Tiền Tiến, xã Quyết Thắng, xã Thanh
Sơn, xã Tân Việt ............................................................................................36

4.2.3.

Tỷ lệ mắc PRRS theo các loại lợn tại Thanh Hà năm 2014.............................37

4.3.

Nghiên cứu các đặc tính sinh học phân tử ......................................................39

4.3.1.

Đặc tính sinh học của chủng virus KTY-PRRS-07 .........................................39


4.3.2.

Đặc tính sinh học phân tử của chủng virus KTY-PRRS-07 ............................41

4.4.

Một số giải pháp phòng, chống dịch bệnh PRRS thực tế của Thanh Hà ..........47

4.4.1.

Các giải pháp hành chính ...............................................................................48

4.4.2.

Các giải pháp chun mơn .............................................................................48

4.4.3.

Các biện pháp kỹ thuật...................................................................................48

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................50
5.1.

Kết luận .........................................................................................................50

5.2.

Đề nghị ..........................................................................................................51

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................52

Phụ lục ......................................................................................................................56

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ADN

Axit Deoxyribo nucleic

ARN

Axit ribonucleic

MAC- 145

Môi trường thận khỉ xanh

DMEM

Dulbecco’s Modified Eagle Medium

FBS

Fetal bovine serum


TPB

Tryptose Phosphate Broth

P

P-value

PCR

Polymerase Chain Reaction

PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VSTĐ

Vệ sinh tiêu độc

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.


Protein cấu trúc của PRRS .........................................................................5

Bảng 2.2.

Arterivirus gây bệnh trên động vật .............................................................8

Bảng 4.1.

Tình hình chăn ni của Thanh Hà năm 2014...........................................30

Bảng 4.2.

Số lợn/hộ chăn nuôi tại xã Tiền Tiến, Quyết Thắng, Tân Việt, Thanh
Sơn năm 2014 ..........................................................................................31

Bảng 4.3

Tình hình dịch PRRS ở lợn tại Thanh Hà năm 2014 .................................32

Bảng 4.4.

Tình hình dịch PRRS ở lợn tại Thanh Hà năm 2014 .................................36

Bảng 4.5.

Tình hình bệnh PRRS theo các loại lợn tại Thanh Hà năm 2014 ...............38

Bảng 4.6.

Khả năng gây bệnh tích tế bào của chủng virus KTY-PRRS-07 ................39


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc hạt của PRRS virus .......................................................................4
Hình 2.2. Sơ đồ hệ gen của virus PRRS ......................................................................4
Hình 2.3. Bộ gen của virus PRRS ...............................................................................5
Hình 2.4. Cây phả hệ thể hiện sự liên quan của virus PRRS với các virus khác
trong bộ Nidovirales và họ Picornaviridae dựa trên dữ liệu chuỗi gen
RNA-dependent RNA polymerase (RdRp) ( Gorbalenya và cs, 2006) .........7
Hình 2.5. Hình ảnh xâm nhiễm và phá huỷ đại thực bào của PRRS .............................9
Hình 2.6. Tình hình dịch bệnh PRRS ở Việt Nam (năm 2007) ..................................20
Hình 4.1. Tình hình dịch PRRS ở lợn theo thời gian tại Thanh Hà năm 2014 ...........33
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện số xã có dịch PRRS ở lợn theo thời gian tại Thanh
Hà năm 2014 .............................................................................................35
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện số hộ có lợn mắc PRRS theo thời gian tại Thanh Hà
năm 2014 ..................................................................................................35
Hình 4.4. Tỷ lệ (%) mắc bệnh PRRS ở lợn tại các xã ở của huyện Thanh Hà
năm 2014 ..................................................................................................37
Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh PRRS trên các loại lợn tại Thanh Hà năm 2014.....38
Hình 4.6. Bệnh tích tế bào sau 60 giờ gây nhiễm ......................................................40
Hình 4.7. Bệnh tích tế bào sau 72 giờ gây nhiễm ......................................................40
Hình 4.8. Bệnh tích tế bào sau 48 giờ gây nhiễm ......................................................40
Hình 4.9. Bệnh tích tế bào sau 60 giờ gây nhiễm ......................................................40
Hình 4.10. Quy luật nhân lên của chủng virus KTY-PRRS-07 ....................................41
Hình 4.11. Kết quả phản ứng RT – PCR với mồi ORF5 với dịch triết môi trường
nuôi cấy tế bào (virus PRRS).....................................................................42
Hình 4.12. So sánh trình tự nucleotide của đoạn gen ORF5 của chủng virus PRRS
nghiên cứu với chủng virus ATCC VR-2332 và chủng virus JXA1

(vắc-xin) ...................................................................................................43
Hình 4.13. So sánh trình tự amino acid mã hóa từ đoạn gen ORF5 của chủng
virus PRRS nghiên cứu với chủng virus ATCC VR-2332 và chủng
virus JXA1 (vắc-xin) .................................................................................44
Hình 4.14. Cây sinh học phân tử thể hiện mối quan hệ nguồn gốc phát sinh loài .........46

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Thị Lụa
Tên luận văn: “ Tình hình hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản (PRRS) trên lợn đang
nuôi tại các nông hộ huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu các đặc tính sinh
học phân tử của chủng virus PRRS: KTY-PRRS-07 .”
Ngành: Thú y

Mã số: 23150998

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
I. Mục đích nghiên cứu
Bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phịng và khống chế hội
chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản một cách hiệu quả và sát thực với điều kiện chăn nuôi
của Thanh Hà.
II. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Tình hình chăn ni và dịch PRRS ở lợn tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương
năm 2014.
- Một số đặc điểm dịch tễ của PRRS ở lợn tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương
năm 2014.
- Nghiên cứu đặc tính sinh học sinh học phân tử chủng virus KTY-PRRS-07.

Vật liệu
Nguyên liệu:
+ Thu thập và phân tích số liệu: Số liệu điều tra về tình hình chăn ni lợn và tình
hình dịch PRRS ở lợn được thu thập thông qua các tài liệu lưu trữ của Cục thống kê,
Chi cục thú y, Trạm thú y (số liệu thứ cấp) về các chỉ tiêu:
Tổng số lợn (con)
Số lợn mắc PRRS (con)
Số lợn bị tiêu hủy (con)
+ Mẫu có chứa virus PRRS chủng virus KTY-PRRS-07.
Dụng cụ : Máy PCR , máy ly tâm, bộ điện di, buồng đếm Neubauer, tủ ấm, lị vi sóng...
Hóa chất: DMEM, FBS, PBS, Trypsin − EDTA, DMSO, Agarose 1.2%...
Phương pháp nghiên cứu
- Tiến hành dùng bảng hỏi (phiếu điều tra) để điều tra các hộ chăn nuôi; Kết hợp

viii


phỏng vấn sâu cán bộ thú y cơ sở để thu thập thêm thông tin.
- Phương pháp nuôi cấy tế bào.
- Phương pháp phân lập virus.
- Phương pháp tiến hành phản ứng RT – PCR.
- Phương pháp giải trình tự gen.
- Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích xác nhận chuỗi gen thu được thơng qua.
chương trình Blast trên Ngân hàng gen (GenBank).
III. Kết quả chính và kết luận
- Tổng đàn trâu bò năm 2014 đạt 994 con, giảm so với năm 2015 là 1,05
lần.Tổng đàn lợn đạt 5.860 con giảm so với năm 2015 là 1,14 lần. Số gia cầm năm
2014 có 509.830 con giảm so với năm 2015 là 1,35 lần.
- Năm 2014, dịch PRRS đã xảy ra trên đàn lợn của 43 hộ chăn nuôi ở 12 thôn
thuộc 4 xã: xã Tiền Tiến, xã Quyết Thắng, xã Thanh Sơn, xã Tân Việt với tổng số lợn

mắc bệnh là 259 con. Số lợn chết và bị tiêu huỷ là 51 con.
- Dịch PRRS ở lợn trên địa bàn huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương xảy ra vào
tháng 4. Thời gian phát sinh các ổ dịch kéo dài từ 01/4 đến 30/4/2014.
- Số lợn nái mắc bệnh là 63 con chiếm 3,95% tổng số nái và tiêu hủy cả 10 con,
chiếm 15,87% số nái mắc PRRS. Lợn đực giống khơng có con mắc bệnh chiếm 0,00 %.
Số lợn thịt và lợn con theo mẹ bị mắc PRRS là 196 con, chiếm 2,22%, chết và tiêu hủy
41 con chiếm 20,92% số lợn thịt và lợn con theo mẹ bị mắc PRRS.
- Xã Tân Việt có 3,50% lợn mắc bệnh, xã Quyết Thắng có 1,85% lợn mắc bệnh,
xã Tiền Tiến có 2,37% lợn mắc bệnh, xã Thanh Sơn có 2,29% lợn mắc bệnh.
- Chủng virus KTY-PRRS-07 có khả năng phá hủy tế bào mạnh hơn chủng JAX1.
- Đoạn gen GP5 của chủng virus KTY-PRRS-07 có độ dài 720pb và hiệu giá
2,25 x 106 TCID50/ml.
- Có tất cả 71 vị trí sai khác về nucleotide giữa 3 chủng so sánh: Chủng virus
KTY-PRS-07 có 6 sự sai khác so với chủng JAX1 và 66 sự sai khác so với chủng
ATCC VR-2332.
- Tất cả có thay đổi vị trí 30 amino acid trong đó: Chủng virus KTY-PRRS-07 có
6 sự sai khác so với chủng JAX1 và 29 sự sai khác so với chủng ATCC VR-2332.
- Chủng KTY-PRRS-07 nằm trong cùng nhánh phát sinh với chủng KTYPRRS-01, KTY-PRRS-03 và chủng SHZ-2010; HUAY2-11; HENHB1 nằm khác nhánh
phát sinh với các lineage 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9 (Bắc Mỹ) và nhánh phát sinh của chủng
virus Lelystad (Châu Âu).

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Hoang Thi Lua
Thesis title: "The situation of respiratory disorders and fertility (PRRS) in pigs are
raised in households in Thanh Ha district, Hai Duong city. Study the molecular biology
of PRRSV strains: KTY-PRRS-07. "
Industry:


Veterinary

Code: 23150998

Training Facility: Vietnam National University of Agriculture
I. Research purposes :
Adding literature and propose solutions to prevent and control of respiratory
disorders and reproductive efficiently and with realistic conditions of Thanh Ha livestock.
II. Research methodology:
Contents Research:
- Livestock situation and PRRS in pigs in Thanh Ha district, Hai Duong
province in 2014.
- Some epidemiological characteristics of PRRS in pigs in Thanh Ha district,
Hai Duong province in 2014.
- Research features molecular biology KTY-PRRS virus strains-07.
Materials:
+ Collection and analysis of data: Survey data on the pig and the situation in the
pig PRRS is collected through the archives of the National Bureau of Statistics,
Department of Veterinary , veterinary stations (secondary data) on the following criteria:
Total pork ( amount)
Number PRRS pigs ( amount)
Number of pigs destroyed(amount)
+ Samples containing PRRSV strain of PRRS-KTY-07.
Tools: PCR machines, centrifuges, electrophoresis sets, Neubauer counting
chambers, incubators, ovens ...
Chemicals: DMEM, FBS, PBS, Trypsin - EDTA, DMSO, agarose 1.2% ...
Research methodology:
- Conducting used questionnaires (surveys) to investigate the farms; Combining
in-depth interviews veterinary staff to gather more information.

- Cell culture method.

x


- The method of conducting the reaction RT - PCR.
- Sequencing Method gen.
- data processing method: Analysis of gene sequences obtained certification
through. Blast on Banking program gene (GenBank).
III. Main results and conclusions:
- Total cattle in 2014 reached 994 , to go down from 1.05 times in 2015 .Total
pigs are 5,860 to go down from 1.14 times in 2015.Total poultry in 2014 are 509,830 to
go down from 1.35 times in 2015 .
- 2014, PRRS has occurred on the 43 pig farms in 12 villages in four communes
: Tien Tien commune ,Quyet Thang commune , Thanh Son commune, Tan Viet
commune with a total of 259 infected pigs. Total pigs dead and destroyed are 51 .
- Epidemiologic PRRS in pigs Thanh Ha district, Hai Duong city occurred on
May 4. The time arising from the outbreak lasted 01/4 to 30/4/2014 .
- Total infected sows are 63 accounting for 3.59 % of amount and destroyed 10
,accounting 15.87% of PRRS infected sows. Boars are not accounted for 0.00%
disease. Number of pigs and piglets infected with the PRRS is 196, accounting for
2.22%, death and destruction accounts for 20.92% of the 41 pigs and piglets infected
with PRRS.
- Tan Viet commune has 3,50% of infected pigs, Quyet Thang commune has
1.85 % of infected pigs,Tien Tien commune has 2.37% of infected pigs, Thanh Son
commune has 2.29% of infected pigs.
- Vaccine virus KTY-PRRS-7 has the ability to destroy cells more powerful
virus JAX1.
- The GP5 gene of PRRS virus strains-07 KTY-720pb length and 2,25 x 106
TCID50 titre / ml.

- A total of 71 other false position nucleotides between 3 strains of comparison:
strain KTY-PRS-07 has 6 differences compared with JAX1 strains and 66 differences
compared with ATCC VR-2332 strains.
- All changes in the amino acid position 30 which : KTY-PRRS virus strain-07
with 6 difference compared with JAX1 strains and 29 differences compared with ATCC
VR-2332 strains.
- Race KTY-PRRS-07 in the same branch arising with KTY-PRRS-01 strain ,
KTY-PRRS-03 and strain SHZ-2010; HUAY2-11; HENHB1 is another lineage
branched arise with 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9 (North America) and branches of strains arising
Lelystad (Europe).

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS - Porcine
Reproductive and Respiratory Syndrome), còn gọi là bệnh “tai xanh” (Blue Ear),
là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, do virus PRRS (PRRSV), thuộc họ
Arteriviridae, bộ Nidovirales gây ra (Benfield D. và cs, 1997), virus này phát
sinh, phát triển và làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn, lợn bệnh chết chủ yếu
do các vi khuẩn kế phát (Bierk M. và cs, 2001). Bệnh lây lan nhanh và làm chết
nhiều lợn nhiễm bệnh.
Hiện nay, PRRS đã và đang trở thành dịch ở nhiều nước trên thế giới, gây
tổn thất nặng nề cho nền kinh tế. PRRS lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ vào
năm 1987, ở châu Âu (tại Đức năm 1990, tại Hà Lan năm 1991) và tại châu Á
vào đầu những năm 1990.
Những năm gần đây, chăn nuôi lợn đang ngày càng phát triển mạnh và giữ
một vị trí quan trọng trong nền nơng nghiệp của nước ta, trở thành nguồn thu
nhập quan trọng đối với các hộ nông dân. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi,

lưu lượng động vật và sản phẩm động vật nhiều, kèm theo đó là sự gia tăng về
tình hình dịch bệnh. Đã có rất nhiều bệnh du nhập vào nước ta theo con đường
lưu thông. Virus PRRS đã xuất hiện và lưu hành tại nước ta năm 1997, trên đàn
lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh phía Nam, và gây ra những thiệt hại lớn cho nghành
chăn nuôi. Tổng số gia súc mắc bệnh năm 2007 là 88.945 con, số chết và phải
tiêu hủy là 19.217 con. Tổng số lợn mắc bệnh năm 2008 là 298.095 con, số chết
và phải tiêu huỷ là 286.351 con. Năm 2009 có 5.044 lợn mắc bệnh và 4.363 lợn
buộc phải tiêu huỷ... Bệnh này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghành chăn
nuôi lợn của cả nước cũng như tỉnh Hải Dương và phải kể đến huyện Thanh Hà.
Trong những năm gần đây, đàn lợn của huyện Thanh Hà phát triển khá
mạnh cả về tốc độ và giá trị sản xuất. Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm nhiều lợn ốm
chết, gây ra những tổn thất rất lớn về kinh tế cho người chăn ni. Do vậy việc
nghiên cứu, tìm hiểu về Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn có ý nghĩa
quan trọng và cấp thiết trong q trình phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả, giảm
thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên và để có căn cứ xây dựng các giải

1


pháp khoa học dựa trên những đặc điểm dịch tễ quan trọng nhằm phòng và
khống chế Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản một cách hiệu quả và sát thực
với điều kiện chăn nuôi của Thanh Hà, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Tình hình hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) trên lợn đang
nuôi tại các nông hộ huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu các đặc
tính sinh học phân tử của chủng virus PRRS: KTY-PRRS-07 .”
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu dịch PRRS của huyện Thanh Hà và các đặc điểm dịch tễ và nêu
được biện pháp khống chế dịch.
Bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về đặc tính sinh học của chủng virus

PRRS: KTY-PRRS-07.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp thông tin và số liệu cụ thể cùng những luận chứng về tình hình
mắc bệnh PRRS trên địa bàn huyện Thanh Hà năm 2014.
Biết được đặc tính sinh học của chủng virus PRRS từ đó đưa loại vacxin
vào tiêm phòng cho đàn lợn một cách có hiệu quả.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN (PRRS) Ở LỢN
2.1.1. Khái niệm
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndome, viết tắt là PRRS), là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của
loài lợn (kể cả lợn rừng), biểu hiện đặc trưng là các rối loạn sinh sản ở lợn nái
như sảy thai, thai chết lưu, lợn sơ sinh chết yểu, cũng như ở lợn con theo mẹ và
lợn nái hậu bị cịn thể hiện viêm đường hơ hấp rất nặng như sốt, ho, khó thở, chết
với tỷ lệ cao (Anomymous, 1992).
Bệnh còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như:
+ “Bệnh bí hiểm ở lợn” (Mystery Disease Syndrome).
+ Hội chứng vô sinh và hô hấp ở lợn (Swine Infertility and Respiratory
Syndromde, được viết tắt là SIRS).
+ Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn (Porcine Endemic and Respiratory
Syndrome, được viết tắt là PEARS).
+ Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome).
+ Căn cứ vào triệu chứng và bệnh tích, bệnh này còn được gọi là “Bệnh
lợn tai xanh” (Blue-ear disease), ở Việt Nam tên bệnh “Tai xanh” trở nên phổ
biến hiện nay.

Năm 1992, Hội nghị Quốc tế về bệnh này được tổ chức tại St. Paul,
Minnesota (Mỹ) đã nhất trí dùng tên Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
(PRRS) và được Tổ chức Thú y thế giới cơng nhận.
2.1.2. Hình thái và cấu tạo của virus PRRS
* Cấu trúc hạt: virus tai xanh là một virus có hình cầu, đường kính 50 70nm, chứa nHCLeocapsid cùng kích thước có cấu trúc đối xứng 20 mặt, đường
kính 35nm, được bao bọc bên ngồi bởi một lớp vỏ bọc dính chặt với cấu trúc bề
mặt giống như tổ ong, trên bề mặt có những gai nhơ ra, vỏ có chứa lipid.
Bộ gen của virus PRRS là chuỗi dương ARN có kích thước từ 13- 15kb. Sợi
ARN của virus có đầu 5’ và đầu 3’. Gen ARN polymeraza chiếm khoảng 75% đầu
5’ của bộ gen, gen này mã hoá cho các protein cấu trúc của virus nằm ở đầu 3’.

3


Hình 2.1 Cấu trúc hạt của PRRS virus
Nguồn: />
Hạt virus bao gồm 1 protein nHCLeocapsid N có khối lượng phân tử
1.200bp, 1 protein màng khơng có đường glucose hình cầu M với khối lượng
phân tử 16.000bp, 2 protein peplomer N – glycosylate là GS có khối lượng phân
tử 25.000bp và GL có khối lượng phân tử 42.000.
Acid nHCLeic: Sự nhân lên của virus không bị ảnh hưởng khi dùng hợp
chất ức chế tổng hợp ADN là 5-bromo-2-deoxyuridin, 5-iodo-2-deoxyuridin và
mitomycin C chứng tỏ axit nHCLeic đó là ARN. Sợi ARN này có kích thước
khoảng 15kb.
12140

ORF1a

ORF1b


15320

PRRS
Polyprotein-coding sequence

polyA

190

15170
11983
15320
ORF1b

ORF2-3-4-5-M-N (3338bp)

11983
GP2

M

GP4
GP3

GP5

N

Hình 2.2. Sơ đồ hệ gen của virus PRRS
Cấu trúc hệ gen của PRRS bao gồm 7 khung đọc mở (ORF), gồm: ORF1,

ORF2, ORF3, ORF4, ORF5, ORF6 và ORF7. Trong đó, ORF1 được chia làm hai
phần bao gồm ORF1a và ORF1b, chiếm tới khoảng 80% tổng số độ dài hệ gen
của virus, chịu trách nhiệm mã hố ARN thơng tin tổng hợp các enzym ARN

4


polymerase của virus. ORF2, ORF3, ORF4, ORF5, ORF6, ORF7 là các phần gen
tạo nên khung đọc mở mã hoá các protein tương ứng, đó là GP2 (glycoprotein 2),
GP3, GP4, GP5 (hay còn gọi là glycoprotein vỏ (E, envelope), protein màng M
(membrane protein), và protein cấu trúc nHCLeocapsid N (nHCLeocapsid
protein). Các protein được glycosyl hóa (là hiện tượng gắn thêm hydrat cacbon
vào một vị trí axit amin xác định) là: GP2, GP3, GP4, GP5, và các protein khơng
được glycosyl hóa là M và N.
Các nghiên cứu đã dựa vào phân tích trình tự axit amin của virus chủng
2332 và chủng Lelystad cho thấy rằng các virus này đang tiến hóa do đột biến
ngẫu nhiên và tái tổ hợp trong gen.
Bảng 2.1. Protein cấu trúc của PRRS
Protein

KL phân tử

Gen mã hố

Vai trị

GP 3

45 KD


ORF 3

GP 4

31 KD

ORF 4

GP 2

29 KD

ORF 2

GP 5

25 KD

ORF 5

Bám dính tế bào đa dạng nhất

M

19 KD

ORF 6

Có tính bảo tồn cao nhất


N

19 KD

ORF 7

Tính kháng nguyên cao

Quan trọng trong miễn dịch

Hình 2.3. Bộ gen của virus PRRS
Nguồn: />
Những nghiên cứu của Benfield và cs (1992) cho thấy các chủng virus thuộc

5


dòng Châu Âu tương tự nhau về cấu trúc kháng nguyên nhưng chúng có những sai
khác nhất định so với chủng virus của Châu Mỹ. Tương tự, dòng virus Châu Mỹ cũng
có sự tương đồng nhau về cấu trúc kháng nguyên.
Trong các tế bào bị nhiễm virus PRRS, virus sinh ra 6 ARNm. Tất cả 6
ARNm có trình tự sắp xếp chung ở đầu 5' của hệ gen ARN và tất cả chúng đều
có đi 3' polyA. Muelenberg kết luận rằng dựa trên chuỗi nHCLeotit, tổ chức hệ
gen, cũng như cách nhân lên của virus thì có thể xếp chúng vào nhóm virus động
mạch (Arterivirus) mới (Meulenberg và cs, 1993).
2.1.3. Phân loại virus PRRS và nguyên nhân gây bệnh
Virus PRRS lần đầu tiên được phân lập từ một ổ dịch ở Hà Lan, được xác
định là nguyên nhân chính gây ra hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn.
Virus thuộc nhóm Arterivirus, thuộc họ Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc
hệ gen là RNA sợi đơn dương, gồm 7 khung đọc mở khác nhau mã hoá cho các

protein của virus. Bộ Nidovirales gồm có 4 họ, bao gồm: Coronaviridae,
Arteriviridae, Toroviridae, Roniviridae (Hình 2.3).
Tên gọi của nhóm Arterivirus được bắt nguồn từ một loại virus trong họ
đó, đó là virus gây viêm động mạch ở ngựa (Equine arteritis virus). Các thành
viên trong họ Arteriviridae có cấu trúc và sự nhân lên giống với các virus trong
họ Coronaviridae. Sự khác biệt giữa hai họ này chính là kích thước hệ gen, trong
đó hệ gen của Arteriviridae chỉ bằng một nửa hệ gen của Coronaviridae và nét
đặc trưng của chúng là bản sao mã giống nhau chung cho các loại virus của bộ
Nidovirales. Họ Arteriviridae chỉ có một giống duy nhất là Arterivirus chứa tất cả
bốn thành viên là virus gây viêm động mạch ở ngựa (EAV), virus gây hội chứng
rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS), virus gây tăng hoạt enzyme lactase
dehydrogenase (LDV) và virus sốt xuất huyết ở khỉ (SHFV) (Cavanagh, 1997).
PRRS được phân chia thành 2 kiểu gen di truyền (genotype): kiểu gen
châu Âu (type I), đại diện tương ứng là chủng Lelystad (LV) và kiểu gen châu
Mỹ (type II), đại diện tương ứng là chủng VR-2332. Hai kiểu gen khác nhau tới
60% về nucleotide, cả về mặt di truyền và kháng nguyên. Bốn dưới chủng
(subtype) đã được xác nhận trong các genotype châu Âu và có tính đa dạng cao
trong mỗi một kiểu gen và dưới chủng. Hơn nữa, PRRS cũng có sự khác nhau
về hệ gen gần loài (Rowland R, 1999). Các chủng virus này gây bệnh trên động
vật cảm thụ với bệnh cảnh giống nhau, nhưng chúng lại đại diện cho 2 kiểu gen

6


khác biệt.

Hình 2.4. Cây phả hệ thể hiện sự liên quan của virus PRRS với các virus
khác trong bộ Nidovirales và họ Picornaviridae dựa trên dữ liệu chuỗi gen
RNA-dependent RNA polymerase (RdRp) ( Gorbalenya và cs, 2006)
Những nghiên cứu gần đây cịn cho thấy có sự khác biệt về tính di truyền

trong các virus phân lập được từ các vùng địa lý khác nhau. Bản thân các virus
trong cùng một nhóm cũng có sự thay đổi về chuỗi nucleotide khá cao, đến 20%,
đặc biệt là các chủng virus thuộc dòng Bắc Mỹ. Chính sự khác biệt và sự đa dạng
về tính kháng nguyên, khả năng biến đổi cấu trúc kháng nguyên của virus đã làm
tăng thêm những khó khăn trong việc sản xuất vacxin phòng chống bệnh này.
Điều cần lưu ý nữa là sự đa nhiễm PRRS ở một số quốc gia, đó là sự trộn lẫn
nhiều genotype, tức là căn bệnh do PRRS lưu hành trên đàn lợn gồm cả 2 dòng
virus: Bắc Mỹ và châu Âu (Cavanagh, 1997).

7


Bảng 2.2. Arterivirus gây bệnh trên động vật
Virus
Equine arteritis virus
(EAV)
Porcine
And
syndrome
(PRRVS)

Vật chủ

Bệnh

Ngựa

Bệnh toàn thân, viêm động mạch,
sảy thai, thai chết, viêm phổi ở
ngựa con

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô

reproductive
respiratory
virus

Lợn

Bệnh tăng hoạt enzyme Lactate

Lactate dehydrogenase

elevating
(LDHV)

virus

Simian
hemorrhagic
fever virus (SHFV)

hấp ở lợn, bệnh toàn thân; đặc
trưng bởi hiện tượng sảy thai, thai
chết yểu và bệnh đường hô hấp

Chuột
Khỉ
(Linh trưởng)

dehydrogenase do virus;

Bệnh sốt xuất huyết khỉ, có bệnh lý
tồn thân thường giết chết con vật

2.1.4. Khả năng gây bệnh và sức đề kháng
Khả năng gây bệnh:
Virus chỉ gây bệnh cho lợn, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng
lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Lợn rừng cũng mắc bệnh.
Về mặt độc lực, người ta thấy virus tồn tại dưới 2 dạng:
- Dạng cổ điển: có độc lực thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh thì có tỷ lệ
chết thấp, chỉ từ 1 - 5% trong tổng đàn.
- Dạng biến thể độc lực cao: gây nhiễm và chết nhiều lợn (Tô Long Thành
và Nguyễn Văn Long, 2008)
Sức đề kháng:
PRRS có thể tồn tại 1 năm trong nhiệt độ lạnh từ -200C đến -700C; trong
điều kiện 40C, virus có thể sống 1 tháng; với nhiệt độ cao, cũng như các virus khác,
PRRS đề kháng kém: ở 370C chịu được 48 giờ, 560C bị giết sau 1 giờ. Với các hố
chất sát trùng thơng thường và mơi trường có pH acid, virus dễ dàng bị tiêu diệt.
Ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại vô hoạt virus nhanh chóng (Jenny G et al. , 2007).
2.1.5. Cơ chế gây bệnh của virus
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, đích tấn công của virus là đại thực bào, đặc

8


biệt đại thực bào ở phế nang và phế quản. Đại thực bào là loại tế bào duy nhất có
receptor phù hợp với cấu trúc hạt virus, vì thế virus hấp thụ và thực hiện quá trình
nhân lên chỉ trong tế bào này và phá huỷ nó. Có một tỷ lệ lớn tế bào đại thực bào
trong nang phổi bị virus xâm nhiễm rất sớm (Rossow K D, 1994).
Lúc đầu, PRRS có thể kích thích các tế bào này cung cấp nguyên liệu cho
quá trình sao chép của virus, nhưng sau 2 hoặc 3 ngày virus sẽ giết chết chúng,

các virion được giải phóng và ồ ạt xâm nhiễm sang các tế bào khác. Ở giai đoạn
đầu của quá trình xâm nhiễm của PRRS, dường như hiệu giá kháng thể chống lại
các loại virus và vi khuẩn không liên quan khác trong cơ thể của lợn tăng cao do
sự kích hoạt của đại thực bào trong hệ thống miễn dịch. Điều này rất dễ gây ra sự
nhầm lẫn trong việc đánh giá mức độ miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm ở
cơ thể lợn ( Rossow K D, 1994).

Đại thực bào bình thường

Đại thực bào bị phá hủy

Hình 2.5. Hình ảnh xâm nhiễm và phá huỷ đại thực
bào của PRRS
Trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, đại thực bào là tế bào có thẩm quyền
miễn dịch, đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong đáp ứng miễn dịch cả không
đặc hiệu và đặc hiệu, đây là loại tế bào trình diện kháng nguyên thiết yếu, mở
đầu cho quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Khi tế bào đại thực bào bị virus
phá huỷ, các phản ứng miễn dịch không xảy ra được, lợn nhiễm bệnh rơi vào
trạng thái suy giảm miễn dịch và dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát.
Hậu quả suy giảm miễn dịch cịn thể hiện ở góc độ khơng hoặc giảm hiệu lực của
các vacxin khác ở lợn như vacxin dịch tả, tụ huyết trùng,... Điều này có thể thấy
rõ ở những đàn lợn vỗ béo chuẩn bị giết thịt, khi bị nhiễm PRRS sẽ có sự tăng
đột biến về tỷ lệ viêm phổi thứ (kế) phát do những vi khuẩn vốn sẵn có trong
đường hơ hấp (Drew TW, 2000).

9


Viêm phổi làm thiếu oxy nên gây rối loạn chuyển hóa của thai, thai bị suy
dinh dưỡng và gây chết thai, sảy thai. Lợn chửa kỳ cuối thì nhu cầu oxy tăng cao

vì phải ni thai, ở thời kỳ cuối thai tăng trưởng rất nhanh nên nhu cầu về oxy
tăng gấp bội, vì vậy lượng thiếu hụt oxy càng nghiêm trọng, nên thai hay sảy vào
kỳ cuối. Sau sảy thai tế bào nội mạc tử cung bị thối hóa, hoại tử nên làm chậm
các quá trình sinh lý khác.
2.1.6. Triệu chứng lâm sàng
Theo ghi nhận của nhiều nghiên cứu về các triệu chứng lâm sàng ở lợn
mắc bệnh PRRS cho thấy, lợn bệnh thường có các triệu chứng đầu tiên là sốt cao,
bỏ ăn, mẩn đỏ da, khó thở, táo bón hoặc ỉa chảy và một số triệu chứng khác tuỳ
thuộc vào bệnh kế phát và từng loại lợn.
Lợn con theo mẹ: Hầu như lợn con sinh ra chết sau vài giờ. Số con sống
sót tiếp tục chết vào tuần thứ nhất sau khi sinh, một số tiếp tục sống đến lúc cai
sữa nhưng có triệu chứng khó thở và tiêu chảy (Kamakawaa A. et al. , 2006)
Lợn có triệu chứng biếng ăn, ho nhẹ, lông xơ xác, gầy yếu, sưng mí mắt và
kết mạc, đơi khi đây là triệu chứng mang tính chẩn đốn đối với lợn con dưới 3
tuần tuổi mắc bệnh PRRS có biểu hiện: tai, mõm tím, rối loạn hơ hấp, tiêu chảy
phân màu nâu đỏ hoặc xám. Tỷ lệ lợn chết là 15% hoặc cao hơn do viêm phổi và
bội nhiễm vi khuẩn kế phát.
Lợn nái: các triệu chứng chủ yếu là tím âm hộ, sảy thai, thai chết lưu, thai
gỗ hàng loạt, đẻ non, lợn con đẻ ra yếu ớt, tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ thai chết tăng
lên theo độ tuổi của thai: thai dưới 2,5 tháng tuổi tỷ lệ chết 20%, thai trên 2,5
tháng tỷ lệ chết là 93,75% (Phạm Ngọc Thạch và cs , 2007).
Lợn nái trong giai đoạn nuôi con thường lười uống nước, viêm vú, mất
sữa, viêm tử cung âm đạo, mí mắt sưng, có thể táo bón hoặc ỉa chảy, viêm phổi.
Lợn chậm động dục trở lại
Lợn đực giống: sốt cao, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, một số con có hiện
tượng tai xanh. Đặc biệt xuất hiện hiện tượng viêm dịch hồn, bìu dái nóng đỏ
(chiếm 95%), dịch hồn sưng đau, lệch vị trí (85%), giảm hưng phấn (Lê Văn
Năm, 2007) lượng tinh ít, chất lượng kém. Lợn đực giống rất lâu mới hồi phục
được khả năng sinh sản ( Nguyễn Như Thanh, 2007).
Bệnh tích:

Bệnh tích đặc trưng nhất là ở phổi. Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc

10


trưng bởi những đám đặc chắc (nhục hóa) trên các thùy phổi. Thùy bị bệnh có
màu đỏ xám, có mủ và đặc chắc. Trên mặt cắt ngang của thùy bệnh lồi ra, khơ.
Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hóa mủ ở mặt dưới thùy đỉnh.
Một số bệnh tích khác có thể thấy như: thận có thể có xuất huyết lấm tấm
như đầu đinh ghim; não xung huyết; hạch hầu họng, amidan sưng hoặc sung
huyết; gan sưng, tụ huyết; lách sưng, nhồi huyết; hạch màng treo ruột xuất huyết;
loét van hồi manh tràng (Nguyễn Như Thanh và cs , 2001).
2.1.7. Vật chủ và phương thức truyền lây
- Vật chủ: PRRS chỉ gây bệnh cho lợn, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm
nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Ngoài ra, lợn
rừng cũng mắc bệnh và đây có thể được coi là nguồn dịch thiên nhiên và phát tán
bệnh. Theo Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), PRRS được xác định không lây
truyền và gây bệnh sang gia súc khác và con người (Rossow K D, 1994).
- Đường truyền lây: Virus PRRS có trong dịch mũi, nước bọt, phân và nước
tiểu của lợn ốm hoặc lợn mang trùng và phát tán ra môi trường; tinh dịch của lợn
đực giống nhiễm virus cũng là nguồn lây lan bệnh. Ở lợn nái mang thai, virus có thể
từ mẹ xâm nhiễm sang bào thai và gây bệnh. Lợn con nhiễm bệnh và lợn mang
trùng có thể đào thải virus ra mơi trường trong vịng 6 tháng (La Tấn Cường, 2005).
Bệnh truyền chủ yếu theo đường khơng khí, có thể lây trực tiếp thơng
qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang trùng với lợn khoẻ và cũng có thể lây
gián tiếp qua các nhân tố trung gian (khơng khí, đất, nước, thức ăn,…) bị
nhiễm virus, virus có khả năng phát tán rộng và dễ gây nhiễm qua đường hô
hấp ( Cho J.G et al. , 2006).
2.1.8. Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán dựa vào 2 nhóm triệu chứng:
+ Triệu chứng đường sinh sản: chủ yếu đối với lợn nái. Vào giai đoạn đầu
của dịch PRRS, có thể thấy hiện tượng sảy thai ở giai đoạn cuối thời kỳ mang
thai và đẻ non, có các thai yếu, thai chết lưu, đồng thời có thai gỗ, lợn con yếu,
chết trước khi cai sữa.
+ Triệu chứng đường hô hấp: Chủ yếu dựa vào biểu hiện viêm phổi ở lợn
con và lợn vỗ béo (Tô Long Thành, 2007).

11


Chẩn đoán bằng phương pháp giải phẫu bệnh
+ Đối với lợn con, lợn vỗ béo, lợn xuất chuồng: Bệnh tích khi mổ khám
thấy phổi rắn, chắc và có vùng xám và hồng.
+ Trên tiêu bản vi thể: Viêm phổi kẽ tăng sinh đa điểm hoặc lan tràn làm
vách phế nang dày lên, viêm não giữa và giảm số lượng tế bào lympho trong các
tổ chức lympho.
+ Đối với thai sảy và thai chết lưu: Khơng có bệnh tích đại thể hoặc vi
thể (Tô Long Thành, 2007).
Phát hiện virus
Lấy bệnh phẩm là huyết thanh, huyết tương, bạch cầu, phổi, hạch Amidan,
tổ chức Lympho, dịch báng của thai chết lưu hoặc lợn chết ngay sau khi sinh để
phát hiện virus.
Có thể áp dụng một số kỹ thuật sau đây để phát hiện virus:
- Phân lập virus trên một số loại tế bào: Tế bào phế nang của lợn, tế bào
MA-104, tế bào MARC-145, CL-2621 và CL-11171.
- Phương pháp bệnh lý miễn dịch.
- Phương pháp huỳnh quang gián tiếp phát hiện kháng nguyên.
- Phương pháp sinh học phân tử.
+ Phương pháp nhân gen (RT-PCR).

+ Phương pháp lai phân tử tại chỗ (in situ hybridization).
Phản ứng RT-PCR có độ chính xác cao đáp ứng được yêu cầu phát hiện
sớm và chính xác virus PRRS trên đàn lợn. Trong q trình chẩn đốn, việc ứng
dụng và hồn thiện quy trình kỹ thuật RT-PCR góp phần xây dựng chiến lược
kiểm sốt bệnh trong ngành chăn ni lợn Việt Nam (Nguyễn Ngọc Hải
và cs, 2007).
Phương pháp sinh học phân tử có độ nhạy và độ chính xác cao đang được
ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán xác định bệnh dịch, và cung cấp các dữ liệu di
truyền học của virus PRRS giúp cho việc nghiên cứu và điều chế vacxin phịng
bệnh thế hệ mới.
Chẩn đốn huyết thanh học
Có thể phát hiện kháng thể kháng virus PRRS trong huyết thanh, dịch của

12


cơ thể hoặc từ thai chết lưu bằng một số phương pháp huyết thanh học bao gồm
phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp, phương pháp miễn dịch enzyme,
ELISA và phản ứng trung hịa huyết thanh.
Trong đó, ELISA là phương pháp tiện lợi hơn cả. Thuận lợi của phương
pháp này là có thể chẩn đốn một số lượng lớn các mẫu huyết thanh và các kết
quả thu được của các phịng thí nghiệm (khi chẩn đốn huyết thanh cùng lúc) là
tương đối đồng nhất (Tô Long Thành, 2007).
Tuy nhiên, việc chọn lọc kháng nguyên chẩn đoán là hết sức quan trọng
do PRRS là nhóm virus đa dịng, đa chủng.
2.1.9. Phịng và điều trị bệnh
Vệ sinh phòng bệnh:
Để phòng bệnh PRRS cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, nhất là
trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Để các biện pháp vệ sinh phòng bệnh đạt
hiệu quả, việc thay đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi

lớn tập trung, nhập con giống phải khoẻ mạnh rõ nguồn gốc đóng vai trị quan
trọng đầu tiên. Bên cạnh đó, cần phải áp dụng triệt để các biện pháp an tồn sinh
học trong chăn ni, chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh an toàn thú y. Thường
xuyên chăm sóc tốt cho lợn để nâng cao sức đề kháng cho lợn, đối với lợn mới
mua về không rõ nguồn gốc cần cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi (Nguyễn Bá
Hiên và cs, 2011).
Phòng bệnh bằng vacxin:
Bệnh chưa có loại thuốc nào đặc hiệu để điều trị, trong khi điều trị cần sử
dụng thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu là ngăn ngừa
bệnh kế phát. Chính vì vậy, để phịng chống bệnh ngồi việc chăn ni an tồn
sinh học, chăm sóc ni dưỡng tốt...thì tiêm phịng vacxin cũng là một giải pháp.
Việc tiêm vacxin sẽ giúp tạo được kháng thể cho đàn lợn, làm giảm tình
trạng mẫn cảm của gia súc với chủng virus gây bệnh.
Hiện trong "Danh mục vacxin được phép lưu hành và sử dụng tại Việt
Nam" của Bộ Nơng nghiệp và PTNT có 7 loại vacxin có thể sử dụng để phòng,
chống bệnh PRRS ở lợn, cụ thể:
Vacxin nhược độc BSL-PS 100 của Công ty Bestar - Sing-ga-po, chủng
vacxin JKL 100 thuộc dòng Bắc Mỹ;

13


×