Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con của phụ huynh đến tư vấn sức khỏe tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí MInh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-------------------------------

LƯƠNG THỊ HƯNG

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI
ĐỘ MUỐN TIÊM VẮC XIN NGỪA NHIỄM HPV
CHO CON CỦA PHỤ HUYNH ĐẾN TƯ VẤN SỨC
KHỎE TẠI VIỆN PASTEUR TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-------------------------------

LƯƠNG THỊ HƯNG

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI
ĐỘ MUỐN TIÊM VẮC XIN NGỪA NHIỄM HPV
CHO CON CỦA PHỤ HUYNH ĐẾN TƯ VẤN SỨC
KHỎE TẠI VIỆN PASTEUR TP. HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN (QTSK)
MÃ SỐ: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM VĂN HẬU

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin
ngừa nhiễm HPV cho con của phụ huynh đến tư vấn sức khỏe tại Viện Pasteur
TP.HCM” được phân tích dựa trên dữ liệu của đề tài “Khảo sát về kiến thức và
thái độ của nhóm nữ giới từ 18-26 tuổi và phụ huynh của các bé gái từ 9-17 tuổi
đến tư vấn sức khỏe tại khu vực TP.HCM, từ tháng 08/2013 – 03/2014”. Tác giả
cam đoan việc sử dụng dữ liệu được sự chấp thuận của PGS.TS.Cao Hữu Nghĩa,
chủ nhiệm đề tài. Các số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung
thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.

Học viên thực hiện

Lương Thị Hưng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề: ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.6. Bố cục của luận văn .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 5
2.1. Hành vi sức khỏe và các thuyết hành vi ............................................................... 5
2.1.1. Hành vi sức khỏe ............................................................................................ 5
2.1.2. Thuyết về hành vi ........................................................................................... 6
2.1.2.1. Lý thuyết về hành vi dự định.................................................................... 6
2.1.2.2. Mơ hình niềm tin sức khỏe ....................................................................... 8
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin – kết luận từ các
nghiên cứu thực nghiệm liên quan ............................................................................. 10
2.2.1 Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của phụ huynh ........... 10


2.2.2. Nhóm yếu tố về kiến thức của phụ huynh về bệnh UTCTC và vắc xin
ngừa nhiễm HPV .................................................................................................... 11
2.2.3. Nhóm yếu tố liên quan đến giá vắc xin, sự an toàn và hiệu quả của vắc xin ..... 11
2.2.4 . Nhóm yếu tố thúc đẩy thái độ muốn tiêm ngừa của phụ huynh.................. 12
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH PHÂN TÍCH ..................................................................... 14
3.1 Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung và vắc xin ngừa nhiễm HPV ................. 14
3.1.1. Tổng quan về bệnh UTCTC và vắc xin ngừa nhiễm HPV........................... 14
3.1.2. Tổng quan về vắc ngừa nhiễm HPV ............................................................ 16
3.2. Tình hình tiêm chủng vắc xin ngừa nhiễm HPV tại Việt Nam .......................... 16

3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 18
3.3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 18
3.3.2.Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 18
3.3.3.Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 19
3.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 20
3.3.5. Mô tả dữ liệu ................................................................................................ 20
3.4. Khung phân tích .................................................................................................. 23
3.5 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 24
3.6 Mơ hình kinh tế lượng ........................................................................................ 24
3.7. Mơ tả các biến số trong mơ hình ........................................................................ 26
3.8 Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................................... 29
3.9 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................ 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 30
4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................... 30
4.1.1. Những đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ......................... 30
4.1.2. Kiến thức về HPV, UTCTC và vắc xin ngừa nhiễm HPV của phụ huynh ...... 31
4.1.3. Lý do cản trở việc tiêm vắc xin của phụ huynh ........................................... 35
4.1.4. Đặc điểm được tư vấn của phụ huynh .......................................................... 36
4.2. Mơ tả đặc tính mẫu theo ý định tiêm – phân tích đơn biến ................................ 38
4.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học theo ý định tiêm .................................................... 38


4.2.2. Phân tích đơn biến đánh giá tác động của các biến độc lập đến ý định tiêm...... 41
4.2.3. Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................. 44
4.2.3.1. Mơ hình hồi quy Logit............................................................................ 44
4.2.3.2. Một số kiểm định trong mơ hình: ........................................................... 44
4.2.3.3. Ý nghĩa tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mơ hình ..... 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 50
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 50
5.2. Kiến nghị............................................................................................................ 52

5.3 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 4.1. Những đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ......................... 31
Bảng 4.2. Kiến thức về HPV và UTCTC của phụ huynh ............................................. 32
Bảng 4.3. Kiến thức về vắc xin ngừa nhiễm HPV của phụ huynh ............................... 33
Bảng 4.4. Tần suất kiến thức về bệnh và về vắc xin của phụ huynh ............................ 34
Bảng 4.5. Lý do cản trở việc ý định muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV của phụ
huynh ........................................................................................................... 35
Bảng 4.6. Đặc điểm được tư vấn về vắc xin của phụ huynh ......................................... 37
Bảng 4.7. Thống kê kiểm định Pearson Chi-square đối với một số cặp biến giữa 2
nhóm phụ huynh muốn tiêm và không muốn tiêm ...................................... 40
Bảng 4.8. Kết quả phân tích đơn biến xu hướng tác động của các biến độc lập đối
với xác suất muốn tiêm ................................................................................ 42
Bảng 4.9. Tác động biên của của các biến độc lập đối với xác suất muốn tiêm của
phụ huynh .................................................................................................... 43
Bảng 4.10. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình ............................. 45
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy đa biến .............................................................................. 47
Bảng 4.12. Kết quả tác động biên của các biến độc lập đến thái độ muốn tiêm........... 48


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lý thuyết Hành vi sức khỏe của Green và Kreuter (1980, 1991, 1999) ......... 6
Hình 2.2. Lý thuyết hành vi có dự định của Ajzen, 1991 ............................................... 7
Hình 2.3. Mơ hình niềm tin sức khỏe ( Becker, 1974) ................................................... 9
Hình 3.1. Khung phân tích thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con
của phụ huynh .............................................................................................. 23



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm
vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con của phụ huynh đến tư vấn sức khỏe tại Viện
Pasteur TP. HCM” nhằm tìm ra thực trạng về kiến thức và các yếu tố ảnh hưởng
đến thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con của cha mẹ, từ đó khuyến
nghị các giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ bé gái được tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV.
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là phụ huynh có con gái từ 9-17 tuổi đến tư vấn
sức khỏe hoặc tiêm ngừa tại phòng khám Viện Pasteur Tp.HCM từ tháng 8/2013
đến tháng 3/2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kiến thức của phụ huynh về bệnh
UTCTC và về vắc xin ngừa nhiễm HPV còn thấp; yếu tố gây cản trở ý định tiêm
được phụ huynh nêu nhiều nhất là giá vắc xin cao; rất ít phụ huynh (17,9 %) đã
được tư vấn về vắc xin đầy đủ. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm của
phụ huynh gồm: nghề nghiệp, kiến thức về bệnh và kiến thức về vắc xin. Cụ thể:
phụ huynh làm nghề có thu nhập ổn định theo lương có xác suất muốn tiêm thấp
hơn 7 % so với phụ huynh làm nghề có thu nhập khơng ổn định theo lương. Cha mẹ
hiểu biết hơn về bệnh thì khả năng muốn tiêm vắc xin cho con sẽ tăng. Khi cha mẹ
tăng 1 điểm kiến thức về bệnh thì xác suất cha mẹ muốn tiêm cho con tăng 1%. Phụ
huynh có kiến thức về vắc xin càng cao thì khả năng muốn tiêm càng cao. Xác suất
phụ huynh muốn tiêm cho con tăng 3 % khi kiến thức về vắc xin của phụ huynh
tăng 1 điểm.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:
Human Papillomavirus (HPV) là một nhóm vi rút rất phổ biến trên tồn thế
giới. HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và hầu hết mọi người bị nhiễm

HPV không lâu sau khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1
lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra
trong độ tuổi 20 - 30.
Có hơn 100 loại HPV, trong đó ít nhất 13 loại gây ung thư (cịn được gọi là
loại có nguy cơ cao). Nếu người phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao và phối hợp với
các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và tiến triển trong
khoảng 10 - 20 năm để hình thành ung thư cổ tử cung xâm lấn. Trong số các týp có
khả năng gây ung thư cao thì týp HPV-16 và HPV-18 có liên quan đến ít nhất 70%
các trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện. Ngồi ra cịn có bằng chứng
HPV liên quan với ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo và dương vật.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là loại ung thư thường gặp đứng thứ tư ở phụ
nữ trên thế giới với khoảng 530.000 trường hợp mắc mới trong năm 2012 và 7,5%
phụ nữ tử vong vì UTCTC. Trong số ước tính hơn 270.000 người tử vong do
UTCTC mỗi năm, hơn 85% trong số này xảy ra ở các vùng kém phát triển. Tại Việt
Nam, năm 2015 có 5.146 trường hợp mắc mới và trên 2.423 trường hợp tử vong do
ung thư cổ tử cung .
Hiện nay đã có 2 loại vắc xin ngừa nhiễm HPV 16 và 18 an toàn và hiệu quả.
Cùng với sự tiến bộ của việc sàng lọc UTCTC, vắc xin ngừa nhiễm HPV góp phần
đáng kể trong việc làm giảm mắc bệnh UTCTC, một căn bệnh làm đảo lộn nhiều
gia đình và phá hủy cuộc sống của nhiều phụ nữ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã
khuyến cáo thực hiện phương pháp dự phòng cấp 1 là tiêm vắc xin ngừa nhiễm
HPV từ cho các trẻ em gái từ 9-13 tuổi là biện pháp y tế cơng cộng có chi phí thấp
và hiệu quả nhất để chống lại bệnh UTCTC (WHO, 2016).


2

Ở Việt Nam, từ năm 2008, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành vắc-xin ngừa
nhiễm HPV với đối tượng tiêm chủng là nữ giới trong lứa tuổi từ 9 – 26. Tuy nhiên
việc tiêm chủng này là tiêm chủng dịch vụ và cá nhân phải tự trả tiền. Đối với các

bé gái ở độ tuổi từ 9 -17 chưa trưởng thành, việc tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho
nhóm đối tượng này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của gia đình các em.
Kiến thức về HPV và phịng ngừa UTCTC của phụ nữ ở các nhóm tuổi khác
nhau đã được nhiều nghiên cứu đề cập tới. Mặc dù các nghiên cứu có một số khác
biệt, nhưng các kết quả xác định tỷ lệ không nhỏ phụ nữ chưa có kiến thức đúng và
đầy đủ liên quan đến phịng ngừa UTCTC (Nguyễn Bá Đức và cộng sự, 2011). Vậy,
nhận thức của phụ huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh phía
Nam về HPV, UTCTC, và về vắc xin ngừa nhiễm HPV như thế nào? Những yếu tố
nào tác động đến thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con gái của phụ
huynh?.
Nhằm tìm ra thực trạng về kiến thức và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con của phụ huynh, từ đó khuyến nghị các
giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ bé gái được tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV, đề tài
nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa
nhiễm HPV cho con của phụ huynh đến tư vấn sức khỏe tại Viện Pasteur TP. HCM”
được triển khai với các mục tiêu sau:
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Khảo sát thực trạng về kiến thức và những yếu tố ảnh
hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con gái của phụ huynh
có con gái từ 9-17 tuổi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá kiến thức về bệnh UTCTC, HPV và kiến thức về vắc xin ngừa
nhiễm HPV của phụ huynh
2. Xác định các yếu tố cản trở thái độ muốn tiêm của phụ huynh
3. Xác định các yếu tố thúc đẩy thái độ muốn tiêm của phụ huynh (yếu tố
được tư vấn và tiếp cận thông tin)


3


4. Đánh giá tác động của từng yếu tố riêng biệt lên thái độ muốn tiêm của
phụ huynh
5. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ muốn tiêm của phụ huynh
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ huynh có con gái 9 đến 17 tuổi đến khám và tư vấn sức khỏe hoặc tiêm
ngừa cho con tại phòng khám Viện Pasteur TP. HCM.
Thuật ngữ “Phụ huynh” dùng trong nghiên cứu này là là cha mẹ đẻ hoặc cha
mẹ nuôi hoặc người giám hộ trực tiếp ni nấng và có vai trị quyết định tiêm
phòng HPV cho bé gái 9 – 17 tuổi.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian: tháng 8/2013 đến tháng 3/2014.

-

Địa điểm: Phòng tiêm chủng dịch vụ và phòng tư vấn tiêm chủng tại Viện
Pasteur TP. HCM.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang. Khảo sát đối tượng nghiên cứu
bằng bảng câu hỏi, sau đó thực hiện phương pháp thống kê mơ tả, so sánh và phân
tích.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu:
Thơng qua việc tìm ra các yếu tố có thể thúc đẩy hoặc cản trở ý định tiêm
vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con của phụ huynh, nghiên cứu sẽ đề xuất cho các
nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ sở y tế các biện pháp nhằm nâng cao
kiến thức của người dân về HPV, UTCTC và vắc xin ngừa nhiễm HPV. Từ đó thực
hiện việc tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho bé gái từ 9-17 tuổi đồng thời hướng

dẫn các bé gái có hành vi đúng trong phịng ngừa UTCTC.
1.6. Bố cục của luận văn: gồm 5 chương
Chương 1 giới thiệu sơ lược về HPV và tình hình tiêm vắc xin ngừa nhiễm
HPV tại Việt Nam. Trên cơ sở đó giới thiệu mục tiêu nghiên cứu là: Khảo sát thực


4

trạng về kiến thức và những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa
nhiễm HPV cho con gái của phụ huynh có con gái từ 9-17 tuổi.
Chương 2 giới thiệu về hành vi sức khỏe, các lý thuyết về hành vi và mơ
hình niềm tin sức khỏe. Đồng thời tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
đến thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con của phụ huynh.
Chương 3 nêu lên tổng quan về HPV gây bệnh ung thư cổ tử cung và tình
hình tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV tại Việt Nam. Qua đó giới thiệu dữ liệu nghiên
cứu, khung phân tích và mơ hình logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái
độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con của phụ huynh có con gái từ 9-17
tuổi đến tư vấn sức khỏe và tiêm ngừa tại Viện Pasteur TP. HCM.
Chương 4 trình bày các kết quả thống kê mô tả về đối tượng nghiên cứu về
các yếu tố nhân khẩu học, kiến thức về bệnh UTCTC, HPV và về vắc xin ngừa
nhiễm HPV. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng mơ tả các yếu tố cản trở cũng như thúc
đẩy thái độ muốn tiêm. Bằng mô hình logit, nghiên cứu phân tích đơn biến và đa
biến về mối liên quan giữa các yếu tố nêu trên đến thái độ muốn tiêm vắc xin. Đồng
thời so sánh và đánh giá kết quả nghiên cứu này với những nghiên cứu khác về thái
độ muốn tiêm của phụ huynh.
Chương 5 tóm tắt kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con gái của phụ huynh có con gái từ 9-17
tuổi, qua đó khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức của phụ huynh về
HPV, UTCTC và về vắc xin ngừa nhiễm HPV.



5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Hành vi sức khỏe và các thuyết hành vi
2.1.1. Hành vi sức khỏe
Hành vi của con người, đặc biệt là hành vi sức khỏe (Health Behavior),
thường phức tạp và không phải lúc nào cũng được hiểu một cách rõ ràng. Định
nghĩa được chập nhận khá rộng rãi thi hành vi sức khỏe là “những thuộc tính cá
nhân như niềm tin, sự mong đợi, động lực thúc đẩy, giá trị, nhận thức, và kinh
nghiệm; những đặc điểm về tính cách bao gồm tình cảm, cảm xúc; các loại hình
hành động và thói quen có liên quan đến sự duy trì, phục hồi, và cải thiện sức khỏe”
(David S. Gochman, 1997).
Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe. Các tác giả Green và Kreuter (1980, 1991, 1999) đã phân
ra ba nhóm yếu tố chính góp phần hình thành và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến cách ứng xử, hành vi con người, đó là: 1) Yếu tố tiền đề (Predisposning
factors): là những yếu tố bên trong của cá nhân được hình thành trên cơ sở kiến
thức, thái độ, niềm tin, giá trị, chuẩn mực xã hội của mỗi cá nhân; 2) Yếu tố củng cố
(Reinforcing Factors): là những yêu tố ảnh hưởng từ phía người thân trong gia đình
(cha, mẹ, ông, bà, thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, những người đứng đầu ở địa
phương; 3) Yếu tố tạo điều kiện/hạn chế (Eabling Factors) là điều kiện sống, nhà ở,
việc làm, thu nhập, quy định của luật pháp. Nhóm yếu tố tiền đề quyết định cách
ứng xử của con người, cho người ta những suy nghĩ, những cảm xúc đối với thế giới
xung quanh, nhưng những yếu tố củng cố khiến người ta có xu hướng nghe và làm
theo những gì mà những người có uy tín, quan trọng đối với họ đã làm. Ngồi ra
nhóm các yếu tố liên quan đến nguồn lực nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến hành
vi con người, là nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và duy trì
hành vi của cá nhân.



6

Yếu tố tiền đề
(Cá nhân)

-

Kiến thức
Niềm tin
Thái độ
Chuẩn mực
Người thân
Đồng nghiệp
Bạn bè
Người có uy tín
Quy định
Luật pháp
Điều kiện sống
Việc làm

Hành vi

Yếu tố tăng

sức khỏe

cường

-


Yếu tố tạo
điều
kiệnkiện/Hạn
chế

-

Hình 2.1. Lý thuyết Hành vi sức khỏe của Green và Kreuter (1980, 1991, 1999)
2.1.2. Thuyết về hành vi
Xác định yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn hành vi lành mạnh của cá nhân
một cách toàn diện sẽ giúp họ cân nhắc và hành động thay đổi hành vi. Các nghiên
cứu về quá trình thay đổi hành vi sức khỏe đã sử dụng nhiều lý thuyết hành vi khác
nhau làm nền tảng cho việc phân tích. Đó là: (1) Lý thuyết hành vi có dự định, (2)
Lý thuyết niềm tin sức khỏe.
2.1.2.1. Lý thuyết về hành vi dự định
Lý thuyết Hành vi dự định (Theory of planned behavior – TPB) của Icek
Ajzan (1991) đưa ra để giải thích về sự dự đốn hành vi của cá nhân trước khi thực
hiện hành vi đó (Icek Ajzan, 1991). Theo lý thuyết này hành vi sức khỏe của cá
nhân là kết quả trực tiếp của những hành vi đã có dự định thực hiện. Có 3 yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi dự định. Đó là thái độ hướng tới hành vi (niềm tin rằng kết
quả /mục tiêu mong đợi sẽ xảy ra nếu thay đổi hành vi và kết quả của sự thay đổi sẽ
có lợi cho sức khỏe); Chuẩn mực của xã hội (niềm tin của cá nhân về những gì
người khác mong đợi họ nên làm) và nhận thức cá nhân về kiểm soát hành vi (cá
nhân cảm thấy họ có khả năng thực hiện việc thay đổi hành vi hay không).


7

Niềm tin vào những

chuẩn mực chung
Động cơ tuân thủ
theo những người
khác

Niềm tin về sự thay
đổi
Đánh giá về sự thay
đổi

Khả năng thực hiện

Thái độ
hướng tới
hành vi

Chuẩn mực
của xã hội

Hành vi
có dự
định

Hành
vi

Kiểm sốt
hành vi

Hình 2.2. Lý thuyết hành vi có dự định (Icek Ajzan, 1991)

Ba yếu tố ảnh hưởng này kết hợp để tạo nên hành vi dự định. Tác giả thấy
rằng con người luôn không ứng xử nhất quán với những dự định của họ. Khả năng
dự đoán hành vi bị ảnh hưởng bởi tính ổn định của niềm tin cá nhân. Một người
chắc chắn dự định điều chỉnh, thay đổi hành vi cũ, thực hiện và duy trì hành vi mới
nếu người đó tin rằng hành vi mới sẽ có lợi cho sức khỏe của họ. Theo lý thuyết
này nếu áp lực xã hội và niềm tin đủ mạnh thì hành vi dự định thực hiện sẽ được
chuyển thành hành vi thực sự.


8

2.1.2.2. Mơ hình niềm tin sức khỏe
Mơ hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model -HBM) là mơ hình được
xây dựng đầu tiên từ những năm 1950 bởi các nhà tâm lý học làm việc tại cơ quan y
tế cộng đồng Hoa Kỳ để giải thích lý do nhiều người khơng tham gia vào các
chương trình y tế cơng cộng như khám sàng lọc UTCTC hay khám sàng lọc phát
hiện lao, sau các nghiên cứu về hành vi phòng tránh bệnh, cụ thể là các hành vi sử
dụng các dịch vụ y tế công cộng như chụp X-quang phổi để định bệnh và nhận
thuốc miễn phí . Mơ hình niềm tin sức khỏe được tiếp tục mở rộng và là một trong
những mơ hình được biết đến rộng rãi nhất trong lĩnh vực thay đổi hành vi trong
chẩn đoán bệnh và nhất là những đồng thuận với thuốc và vắc xin mới (David S.
Gochman, 1997). Theo Mơ hình niềm tin sức khỏe (Becker et al., 1974), hành vi
sức khỏe và nhất là trong y tế dự phòng phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố:
- Nhận thức về mối đe dọa của bệnh: bao gồm nhận thức về mức độ trầm trọng
của bệnh và nhận thức về mức độ cảm nhiễm bệnh.
- Nhận thức về những lợi ích và phí tổn trong việc thực hiện hành vi.
- Nhận thức được những trở ngại đối với việc thực hiện hành vi
Về sau, mơ hình được bổ sung các yếu tố nhắc nhở, kêu gọi hành động (cues
to action) như: thấy người khác bệnh, nhắc nhở của nhân viên y tế… Mơ hình này
dẫn đến một cách tiếp cận giáo dục sức khỏe dựa trên việc thông tin về mối đe dọa

của bệnh và phân tích những lợi ích và những trở ngại trong việc thực hiện hành vi
kết hợp với việc thường xun nhắc nhở.
Mơ hình niềm tin sức khỏe là một trong những nỗ lực giải thích các hành vi
sức khỏe phịng bệnh. Ngun lý của mơ hình này là cách một người nhận thức về
thế giới quan và nhận thức này làm động cơ thay đổi hành vi của người đó như thế
nào. Cá nhân sẽ có nhiều khả năng thay đổi hành vi có hại để thực hiện và duy trì
hành vi mới có lợi cho sức khỏe khi nhận thức được: nguy cơ của họ với một bệnh
cụ thể, lợi ích thu được khi thay đổi hành vi có hại. Nhận thức về khả năng dễ mắc
bệnh phần nào phụ thuộc vào niềm tin, kiến thức, trình độ của cá nhân, vào truyền
thông và sự nhắc nhở của nhân viên y tế .


9

Mỗi người với đặc điểm kinh tế, xã hội, kiến thức khơng giống nhau sẽ có
nhận thức khác nhau về một bệnh nào đó. Từ nhận thức khác nhau này những cá
nhân sẽ có khả năng thay đổi hành vi khác nhau.
Mơ hình niềm tin sức khỏe đã được áp dụng hiệu quả trong truyền thông thay
đổi hành vi, đặc biệt trong các chương trình như tiêm chủng và kiểm tra sức khỏe
định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Nhận thức cá nhân

Các yếu tố thay đổi

-

Tuổi, giới, dân tộc
Tính cách
Điều kiện kinh tế - xã hội

Kiến thức, hiểu biết về
bệnh

Khả năng thay đổi

Nhận thức lợi ích
phịng ngừa bệnh tật so
với trở ngại đối với
việc thay đổi hành vi
khỏe

Nhận thức về
độ nhậy cảm
với bệnh X

Nhận thức về mối đe
dọacủa bệnh X

Nhận thức về
sự trầm trọng
của bệnh X

độ trầm trọng
của bệnh

Khả năng thay đổi
hành vi
(Khả năng thực hiện
hành vi phòng bệnh)


Động lực cho hành động:
- Giáo dục
- Các triệu chứng bệnh
- Chứng kiến từ bạn bè,
người thân
- Thông tin từ các
Phương tiện truyền thơng

Hình 2.3. Mơ hình niềm tin sức khỏe (Becker et al., 1974)
Như vậy các lý thuyết về hành vi đều nhấn mạnh đến ba yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi. Đó là: nhận thức, niềm tin của cá nhân, chuẩn mực của xã hội và khả
năng thực hiện hành vi. Lý thuyết hành vi dự định khác với mơ hình niềm tin sức
khỏe ở chỗ nó đặt tầm quan trọng của các chuẩn mực xã hội như một ảnh hưởng


10

chính lên hành vi. Sự động viên tuân thủ cùng với áp lực xã hội từ nhóm người có
ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân có thể làm cho họ cư xử theo cách mà họ tin
rằng các cá nhân khác nghĩ là đúng.
2.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin – kết luận từ các

nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Theo mơ hình niềm tin sức khỏe, thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm
HPV cho con của các bậc phụ huynh được xác định bởi các yếu tố sau đây: nhận
thức của phụ huynh về sự nhạy cảm với nhiễm HPV, nhận thức về mức độ nghiêm
trọng của việc nhiễm HPV, lợi ích của vắc xin ngừa nhiễm HPV, rào cản đối với
việc tiêm ngừa, và yếu tố nhắc nhở (động viên) việc tiêm ngừa. Hơn nữa, các yếu tố

cá nhân khác (tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập) cũng được cho là ảnh
hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin.
Dựa trên Mô hình niềm tin sức khỏe, các nghiên cứu thực nghiệm đã phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin của cá nhân. Vì việc tiêm
vắc xin ngừa HPV của bé gái từ 9-17 tuổi do phụ huynh của các em quyết định do
đó nhiều nghiên cứu đã đi tìm những nguyên nhân tác động đến thái độ muốn tiêm
vắc xin cho con của phụ huynh. Bốn nhóm yếu tố chính là (1) các biến nhân khẩu
học, (2) các biến nhận thức về HPV và vắc xin ngừa nhiễm HPV, (3) các biến cản
trở ý định tiêm, (4) các biến thúc đẩy đến thái độ muốn tiêm.
2.2.1 Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của phụ huynh
Thái độ muốn tiêm hay không muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con
liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của cha mẹ như: tuổi tác, giới tính, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, …. Đã có một số nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc
điểm nhân khẩu học của phụ huynh với thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV
cho con của họ. Kết luận chưa giống nhau giữa các nghiên cứu: Nghiên cứu của
Lenselink et al. (2008b), Dempsey et al. (2009), Hendry et al. (2013) cho thấy
khơng có liên quan giữa tuổi tác khi tiến hành phỏng vấn cha mẹ về thái độ muốn
tiêm vắc xin cho con. Còn nghiên cứu ở Fiji năm 2008 và vùng Caribbean chỉ ra
rằng có sự liên quan nhưng khơng đáng kể đến tuổi và trình độ của cha mẹ đối với


11

việc muốn tiêm vắc xin ngừa HPV cho con của họ (La Vincente et al., 2015b),
(Read et al., 2010). Tuy nhiên nghiên cứu của Vermandere et al. (2014a) kết luận:
độ tuổi có liên quan đến thái độ muốn tiêm, phụ nữ lớn tuổi hơn có khả năng muốn
cho con tiêm ngừa HPV cao hơn. Và Marlow et al. (2013) cho thấy phụ huynh là
nam giới và có trình độ học vấn thấp có nhận thức HPV thấp hơn.
Về thu nhập, nghiên cứu của La Vincente et al. (2015a) cho thấy thu nhập
của cha mẹ có liên quan rõ rệt đến thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa HPV cho con.

Người có thu nhập cao có tỉ lệ muốn tiêm vắc xin cao hơn người có thu nhập thấp.
2.2.2. Nhóm yếu tố về kiến thức của phụ huynh về bệnh UTCTC và vắc xin
ngừa nhiễm HPV
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kiến thức về bệnh UTCTC và vắc
xin ngừa HPV có liên quan đến thái độ muốn tiêm vắc xin. Kiến thức thấp dẫn đến
mức độ muốn tiêm vắc xin thấp. Trong khi nghiên cứu của Amanda et al. (2009),
Gamble et al. (2010), Coleman et al. (2011) kết luận: lý do thường gặp nhất khi cha
mẹ từ chối không tiêm vắc xin ngừa UTCTC cho con là do thiếu thơng tin về bệnh
và về vắc xin thì nhiều nghiên cứu thấy rằng: các bậc cha mẹ có kiến thức hạn chế
về HPV và ung thư cổ tử cung vẫn có tỷ lệ chấp muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm
HPV cao như: Madhivanan et al. (2009), Wong et al. (2011), Jaspers et al. (2011);
Lenselink et al. (2008b), Dursun et al. (2009), Hendry et al. (2013), Becker et al.
(2010), Arrossi et al. (2012), Winkler et al. (2008a), Remes et al. (2012),
LaMontagne et al. (2011), Oh et al. (2010).
Lai et al. (2013) nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tự nguyện của
phụ nữ Mỹ để tiêm chủng cho con gái của họ ngừa UTCTC cho thấy kiến thức của
phụ nữ Mỹ về bệnh UTCTC và về vắc xin ngừa nhiễm HPV rất cao nhưng nhưng
kiến thức này khơng có liên quan với sự sẵn sàng cho con gái của họ tiêm vắc xin
ngừa HPV.
2.2.3. Nhóm yếu tố liên quan đến vắc xin
Các yếu tố liên quan đến vắc xin như giá thành, tính an tồn ngắn – dài hạn
và hiêu quả của vắc xin trong phòng ngừa nhiễm HPV được nhiều tác giả nghiên


12

cứu quan tâm. Giá thành của vắc xin là một trong những rào cản đối với thái độ
muốn tiêm vắc xin phòng HPV trong nghiên cứu này. Lo ngại về chi phí cao của
vắc xin là rào cản trong việc tiêm phòng vắc xin (Wong et al., 2009), (Jaspers et al.,
2011), (Coleman et al., 2011). Đa số phụ huynh muốn vắc xin ngừa nhiễm HPV

được tiêm miễn phí (Morhason‐Bello et al., 2015), nếu vắc xin được tiêm miễn phí
thì cha mẹ sẽ cho con họ tiêm (Poole et al., 2013). Nhiều người bày tỏ lo ngại về chi
phí cao của vắc xin và hy vọng rằng việc tiêm phịng có thể được trợ cấp ít nhất một
phần của chính phủ (Wong et al., 2009).
Nghiên cứu của De Visser et al. (2008) cho thấy hiệu quả phòng bệnh
UTCTC khi tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV và sự an toàn khi tiêm vắc xin là yếu tố
ảnh hưởng quan trọng đến quyết định tiêm vắc xin cho con của cha mẹ. Đa số các
bậc cha mẹ thấy rằng vắc-xin vẫn còn rất mới và một số tác dụng phụ của vắc-xin là
chưa được biết dẫn đến mất lòng tin đối với vắc xin (Mupandawana and Cross,
2016), (La Vincente et al., 2015a). Tương tự như vậy, Nghiên cứu của Cover et al.
(2012), Wong et al. (2011), Poole et al. (2013), Young et al. (2010), Brabin et al.
(2008b), Ogilvie et al. (2010) kết luận rằng nhiều phụ huynh nghi ngờ hiệu quả và
lo sợ tác dụng phụ của vắc xin và điều này làm giảm ý định tiêm vắc xin ngừa
nhiễm HPV cho con của họ. Nghiên cứu sâu và dài hơn về tác dụng phụ vắc xin để
cung cấp thông tin thêm cho phụ huynh hoặc bản thân đối tượng có chỉ định tiêm
được nhiều tác giả đề xuất để nâng cao thái độ muốn tiêm và tỷ lệ được tiêm vắc xin
HPV (Vermandere et al., 2014b).
2.2.4. Nhóm yếu tố thúc đẩy thái độ muốn tiêm ngừa của phụ huynh
Những thông tin từ phương tiện truyền thơng có tác động quan trọng đến
quyết định tiêm vắc xin. Nghiên cứu của La Vincente et al. (2015a) tổng kết rằng:
nhiều bậc cha mẹ nghe thông tin tiêu cực về vắc xin từ bạn bè và từ các phương tiện
truyền thông nên họ sợ cho con họ tiêm. Trong khi đó với hầu hết phụ nữ (67%),
khuyến nghị từ các nhân viên y tế là những ảnh hưởng quan trọng trong việc quyết
định đi chủng ngừa (Ilter et al., 2010), (Gamble et al., 2010).


13

Như vậy có các kết luận rất khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
muốn tiêm vắc xin ngừa HPV cho con của cha mẹ tùy theo đặc điểm kinh tế, xã hội,

kiến thức về bệnh UTCTC và vắc xin ngừa nhiễm HPV của đối tượng nghiên cứu
vào bối cảnh của từng quốc gia tiến hành nghiên cứu.


14

CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH PHÂN TÍCH
3.1 Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung và vắc xin ngừa nhiễm HPV
3.1.1. Tổng quan về bệnh UTCTC và vắc xin ngừa nhiễm HPV
Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư xảy ra tại vị trí cổ tử cung, thường
xuất phát từ vùng chuyển tiếp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy. Bắt đầu từ tổn
thương tiền ung thư tiến triển thành ung thư tại chỗ, sau đó là ung thư vi xâm nhập
và kết thúc bằng ung thư xâm nhập. Ung thư cổ tử cung gây tổn thương tử cung nơi
tinh trùng và trứng phát triển. Những phụ nữ bị UTCTC thường phải cắt bỏ tử cung
để bảo tồn tính mạng, do vậy mà mất khả năng sinh sản. Trường hợp bệnh nặng có
thể dẫn đến tử vọng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, thông qua khám sàng lọc,
UTCTC có thể được điều trị khỏi.
Nhiễm HPV là nguyên nhân dẫn đến UTCTC. Tuy vậy, không phải bất kể
trường hợp nào nhiễm HPV cũng như không phải loại HPV nào cũng đều có thể
gây bệnh. Có hơn 100 týp HPV được biết, nhưng có ít nhất 13 týp được xếp vào
diện nguy cơ cao, số còn lại chỉ có khả năng gây các tổn thương vùng sinh dục lành
tính (WHO, 2016).
Trong số các tp có khả năng gây ung thư cao thì týp HPV-16 và HPV-18
là thủ phạm của ít nhất 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện. Số
còn lại là do những týp HPV nguy cơ cao khác gây ra. Hai typ HPV-6 và HPV-11,
có thể gây ra ung thư hậu mơn, âm hộ, âm đạo và dương vật.
Nguy cơ nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ có ngay từ khi
bắt đầu có quan hệ tình dục và kéo dài suốt thời gian người phụ nữ còn hoạt động
tình dục. Cũng tương đương như tỷ lệ mắc các bệnh về đường tình dục, có khơng
dưới 80% chị em ít nhất trong đời có 1 lần bị nhiễm HPV.

Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ là đối tượng chính mà HPV tấn cơng, và tỷ lệ này
thấp hơn ở lứa tuổi cao. Mặc dù vậy, phụ nữ độ tuổi trung niên vẫn có thể nhiễm
mới HPV, và khơng thể loại trừ nhiễm các loại HPV có khả năng gây ung thư.


15

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều khơng có bất kỳ triệu chứng nào và
tự khỏi, nhưng viêm nhiễm kéo dài với các loại có nguy cơ cao có thể dẫn đến bị
các bất thường tiền ung thư cổ tử cung. Trong số các phụ nữ nhiễm các loại HPV
nguy cơ cao, khoảng từ 5% đến 10% sẽ chuyển thành viêm nhiễm HPV kéo dài và
vì vậy làm tăng nguy cơ xuất hiện các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung. Nếu
không được điều trị, các tổn thương tiền ung thư này sẽ tiến triển thành ung thư cổ
tử cung. Do đó, khơng phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị UTCTC. Nhưng ngược lại, có
đến 95% các trường hợp UTCTC phát hiện thấy DNA của HPV.
Triệu chứng của UTCTC không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai
đoạn từ nhiễm HPV, đến những bất thường ở cổ tử cung, các tổn thương tiền ung
thư rồi đến ung thư. Đặc biệt giai đoạn tiền ung thư hầu như khơng có triệu chứng
gì, do đó nhiều người khơng nhận biết mình mắc bệnh nếu khơng đi khám phụ
khoa. Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có những biểu hiện như ra huyết
trắng có mùi hơi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc
nặng dù không đang trong chu kì kinh nguyệt, hoặc nặng hơn có thể chảy dịch có
lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân.
Vấn đề điều trị thường muộn và khả năng di căn hoặc các biến chứng khác là
một trong những thách thức đối với ngành ung thư học. Bên cạnh phẫu thuật cắt
đoạn hay không cắt đoạn, các phương pháp xạ trị và hóa trị thường khơng mang lại
thành công do khả năng chịu đựng của cơ thể người bệnh cũng như gánh nặng tài
chính mà bệnh nhân phải gánh chịu.
Tuy vậy, UTCTC là một trong số bệnh ung thư có thể phịng ngừa được với
2 chiến lược chính được áp dụng gồm: Dự phịng cấp 1: là phòng ngừa phơi nhiễm

và nhiễm HPV bằng cách tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV và quan hệ tình dục an
toàn. Các chiến lược thường được áp dụng nhằm thay đổi hành vi bao gồm khơng
quan hệ tình dục hoặc tình dục chung thủy một vợ một chồng hoặc sử dụng biện
pháp phòng lây nhiễm như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên rất ít
bằng chứng cho thấy hiệu quả của việc dùng bao cao su trong phòng lây nhiễm
HPV gây UTCTC. Và một trong những cách được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn là


16

tăng cường sử dụng vắc xin phòng ngừa HPV. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã
chứng minh hiệu quả của vắc xin HPV giảm được nhiễm HPV cho phụ nữ. Theo
khuyến cáo của WHO, tuổi bắt đầu tiêm phòng vắc xin phòng ngừa HPV là 9-10
tuổi đến 13 tuổi. Bên cạnh đó, WHO hướng dẫn dự phịng cấp 1 bao gồm giáo dục
nâng cao nhận thức để giảm hành vi quan hệ tình dục nguy cơ; thực hiện chiến lược
thay đổi hành vi phù hợp với từng vùng, địa phương; phát triển và giới thiệu một
cách hiệu quả về vắc xin phịng ngừa HPV; ngồi ra cần khuyến khích cộng đồng
hạn chế hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dự phòng cấp 2: nhằm phát hiện
và điều trị sớm tiền UTCTC thông qua khám sàng lọc được xem là chiến lược hiệu
quả và thực tế nhất trong phịng ngừa UTCTC. Các phương pháp khám sàng lọc
chính hiện đang được áp dụng cụ thể gồm: Pap’s test, Thinprep Pap Test, soi âm
đạo; nạo nội mạc tử cung; sinh thiết chóp cổ tử cung (WHO, 2016).
3.1.2. Tổng quan về vắc ngừa nhiễm HPV
Hiện nay, 2 loại vắc xin ngừa nhiễm HPV đã có mặt trên thị trường và được
sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Các loại vắc xin HPV này được đánh giá là có khả
năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến nhiễm HPV. Vắc xin có khả năng phòng 2
loại vi rút HPV16 và HPV18 như Cervarix, hoặc phòng tới 4 loại vi rút bao gồm
HPV16, HPV18, HPV6 và HPV11, ví dụ như Gardasil. Vắc xin ngừa HPV đã được
chứng minh là có khả năng ngăn ngừa các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, ngăn
chặn HPV gây ung thư ở hậu môn, âm hộ, âm đạo và dương vật và ung thư miệng.

Tuy nhiên, vì các loại vắc xin HPV hiện nay có mặt trên thị trường chỉ có thể
phịng ngừa được một số chủng HPV có tỷ lệ nhiễm cao, do đó các chuyên gia y
tế khuyên rằng phụ nữ vẫn cần phải thường xuyên được xét nghiệm sàng lọc bằng
kỹ thuật Pap smear, ngay cả khi đã tiêm chủng các loại vắc xin HPV này (WHO,
2016).
3.2. Tình hình tiêm chủng vắc xin ngừa nhiễm HPV tại Việt Nam
Cả hai loại vắc xin Gardasil® và Cervarix® được Bộ Y tế cấp phép và có
mặt tại Việt Nam từ năm 2009 nhưng cho đến nay vẫn chưa đưa vào Chương trình
tiêm chủng quốc gia. Việt Nam có chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia rất


×