Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÍ TÀI LINH

NHU CẦU THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
CỦA CÁC HỘ TRỒNG THANH LONG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HÀM THUẬN NAM, TỈNH BÌNH
THUẬN

Ngành:

Phát triển nơng thơn

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Phí Tài Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát Triển Nông Thôn, Khoa Kinh Tế và phát triển nông thơn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức huyện Hàm Thuận
Nam, tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn


Phí Tài Linh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................ viii
Danh mục đồ thị ........................................................................................................ viii
Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................3


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................4

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................4

1.3.2.

Đối tượng điều tra ............................................................................................4

1.4.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4

1.4.1.

Phạm vi về nội dung ........................................................................................4

1.4.2.

Phạm vi không gian .........................................................................................5

1.4.3.


Phạm vi về thời gian ........................................................................................5

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................6
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................6

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan .........................................................................6

2.1.2.

Vai trị, đặc điểm của bảo hiểm nông nghiệp ..................................................13

2.1.3.

Nội dung nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp .........................................17

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp.................18

2.2.

Cơ sở thực tiễn...............................................................................................19


2.2.1.

Kinh nghiệm trên thế giới về bảo hiểm nông nghiệp ......................................19

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm trong nước ................................................................................22

2.2.3.

Bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước ....................28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội ...................................................................32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ..............35

3.2.


Phương pháp nghiên cứu................................................................................39

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................39

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin ..........................................................................41

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ....................................................................41

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài ............................................................46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................47
4.1.

Thực trạng nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh
long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận ................................47

4.1.1.


Tình hình sản xuất thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ....47

4.1.2.

Thực trạng rủi ro trong trồng thanh long của các hộ dân trồng thanh long ở
huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ......................................................51

4.1.3.

Tình hình bảo hiểm nông nghiệp của huyện huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh
Bình Thuận ....................................................................................................59

4.1.4.

Xác định nhu cầu bảo hiểm nơng nghiệp cho cây thanh long của các hộ
dân trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ..................60

4.1.5.

Xác định tổng quỹ BHNN cho cây thanh long của huyện Hàm Thuận
Nam, tỉnh Bình Thuận ...................................................................................70

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các
hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận ........72

4.2.1.


Ảnh hưởng của quy mơ sản xuất thanh long đến nhu cầu tham gia BHNN
của hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận ............................................................................................................72

4.2.2.

Ảnh hưởng của trình độ học vấn của chủ hộ đến nhu cầu tham gia BHNN
của hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận ............................................................................................................75

iv


4.2.3.

Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhu cầu tham gia BHNN của hộ trồng thanh
long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ...........................77

4.2.4.

Ảnh hưởng của thu nhập đến nhu cầu tham gia BHNN của hộ trồng thanh
long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ...........................78

4.2.5.

Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHNN của
các hộ dân trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh
Bình Thuận ....................................................................................................80

4.2.7.


Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp ............81

4.3.

Một số giải pháp thúc đẩy nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho các
hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận ........87

4.3.1.

Định hướng phát triển sản xuất thanh long của huyện Hàm Thuận Nam,
tỉnh Bình Thuận .............................................................................................87

4.3.2.

Giải pháp vĩ mô .............................................................................................88

4.3.3.

Giải pháp với cơ quan bảo hiểm .....................................................................90

4.3.4.

Giải pháp với người dân.................................................................................92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................93
5.1.

Kết luận .........................................................................................................93


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................95

5.2.1.

Đối với chính quyền địa phương ....................................................................95

5.2.2.

Đối với cơ quan bảo hiểm ..............................................................................95

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................97

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viêt tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHNN

Bảo hiểm nơng nghiệp

BQ

Bình qn


CC

Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính

NN và PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

QML

Quy mơ lớn

QMN

Quy mơ nhỏ

QMV


Quy mơ vừa

WTP

Mức sẵn lịng chi trả

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình dân số và lao động của huyện Hàm Thuận Nam năm 2017 .............35

Bảng 3.2. Tình hình đất đai của huyện Hàm Thuận Nam ...........................................36
Bảng 3.3. Tình hình dân số của huyện Hàm Thuận Nam qua các năm .......................37
Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra ..................................................................................39
Bảng 3.5. Mức giá BHNN về giá hộ có thể tham gia .................................................43
Bảng 3.6. Mức giá BHNN về sản lượng hộ có thể tham gia .......................................43
Bảng 3.7. Mơ tả các biến trong mơ hình logit nhị ngun ..........................................46
Bảng 4.1. Kết quả trồng thanh long của huyện Hàm Thuận Nam ...............................47
Bảng 4.2. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .........................................................50
Bảng 4.3. Mức độ xuất hiện các rủi ro trong rủi ro sản xuất .......................................53
Bảng 4.4. Mức độ xuất hiện các rủi ro trong rủi ro thị trường ....................................54
Bảng 4.5. Mức độ xuất hiện các rủi ro trong rủi ro tài chính ......................................55
Bảng 4.6. Mức độ xuất hiện các rủi ro trong rủi ro thể chế và chính sách...................55
Bảng 4.7. Mức độ xuất hiện các rủi ro trong quá trình sản xuất của các hộ ................56
Bảng 4.8. Mức độ sẵn sàng tham gia BHNN về sản lượng của các hộ trồng thanh
long ...........................................................................................................63
Bảng 4.9.


Mức độ sẵn sàng tham gia BHNN về giá của các hộ trồng thanh long.............65

Bảng 4.10. Nhu cầu của các hộ về cơ quan đánh giá thiệt hại của các hộ .....................66
Bảng 4.11. Nhu cầu của các hộ về hình thức chi trả bảo hiểm .....................................67
Bảng 4.12. Nhu cầu của các hộ về thời gian chi trả bồi thường ....................................69
Bảng 4.13. Số hộ tham gia mua bảo hiểm về sản lượng với mức giá khác nhau ................70
Bảng 4.14. Số hộ tham gia mua bảo hiểm về giá với mức giá khác nhau .....................71
Bảng 4.15. Tổng quỹ BHNN cho cây thanh long của toàn huyện Hàm Thuận Nam ..........71
Bảng 4.16. Nhu cầu mua BHNN bảo hiểm của hộ dân có quy mơ khác nhau...............73
Bảng 4.17. Nhu cầu mua BHNN của hộ dân theo trình độ giáo dục .............................76
Bảng 4.18. Nhu cầu mua BHNN của hộ dân theo độ tuổi khác nhau............................77
Bảng 4.19. Nhu cầu mua bảo hiểm của hộ dân theo thu nhập ......................................78

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Những rủi ro mà các hộ trồng thanh long gặp phải ......................................51

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Tháp nhu cầu của H.Maslow ........................................................................7
Đồ thị 4.1. Ý kiến người dân về việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp ..........................61
Đồ thị 4.2. Nhu cầu của các hộ về hình thức chi trả bảo hiểm ......................................68

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Hàm Thuận Nam ............................38
Biểu đồ 4.1. Nhu cầu của các hộ về cơ quan đánh giá thiệt hại của các hộ...................67
Biểu đồ 4.2. Nhu cầu của các hộ về thời gian chi trả bồi thường ..................................69
Biểu đồ 4.3. Nhu cầu tham gia BHNN của hộ theo quy mô..........................................74

Biểu đồ 4.4. Nhu cầu tham gia BHNN của hộ theo trình độ .........................................75
Biểu đồ 4.5. Nhu cầu tham gia BHNN của hộ dân theo độ tuổi ....................................78
Biểu đồ 4.6. Nhu cầu tham gia BHNN của hộ dân theo thu nhập .................................80

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phí Tài Linh
Tên luận văn: Nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh long
trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Việt Nam là một nước sản xuất nơng nghiệp với hơn 70% số dân sống bằng
nghề nông. Tuy nhiên, nơng nghiệp lại là lĩnh vực có rất nhiều rủi ro mang tính khách quan
thường dẫn đến thiệt hại có tính hệ thống và để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước trong đó huyện Hàm
Thuận Nam có diện tích trồng thanh long dẫn đầu tỉnh. Tuy nhiên, việc sản xuất thanh long
hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn từ q trình sản xuất, chăm sóc đến khâu tiêu thụ
sản phẩm,..Vì vậy, bảo hiểm nông nghiệp là rất cần thiết đối với người dân. Trong bối cảnh
này một nghiên cứu là cần thiết để phân tích thực trạng và nhu cầu tham gia hộ trồng thanh
long, nghiên cứu đã tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu bảo hiểm nơng
nghiệp nói chung và bảo hiểm nơng nghiệp cho cây thanh long nói riêng;
Đánh giá thực trạng nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng
thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận;

Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp các
hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận;
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường nhu cầu tham gia bảo hiểm nông
nghiệp của các hộ trồng thanh long.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí, website liên quan đến bảo
hiểm nông nghiệp trong thanh long, các báo cáo liên quan đến tình hình kinh tế – xã
hội, tình hình sản xuất thanh long của huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Số liệu
sơ cấp được thu thập bằng điều tra phỏng vấn 261 hộ trên 4 xã của huyện thông qua
phỏng vấn trực tiếp. Các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương
pháp tạo dựng thị trường (CVM) để chỉ rõ được nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp
trong sản xuất thanh long của các hộ, các yếu tố tác động đến nhu cầu tham gia bảo
hiểm nông nghiệp.

ix


Kết quả chính và kết luận
BHNN là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng
góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống
gia đình người lao động và đảm bảo an sinh xã hội. BHNN cho cây thanh long là hình
thức BH tự nguyện được áp dụng cho đối tượng là các hộ nông dân làm việc trong lĩnh
vực sản xuất nơng nghiệp.
Chỉ có 94 hộ đồng ý tham gia bảo hiểm nông nghiệp tương ứng với 36% tổng số
người điều tra. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này: thu nhập của người nơng
dân cịn thấp và khơng ổn định, thêm vào đó mức độ hiểu biết của người dân về BHXH
nơng nghiệp cho cây thanh long cịn rất hạn chế, quy trình phức tạp, thơng tin truyền
thơng chưa hiệu quả dẫn đến việc triển khai còn nhiều hạn chế.
Mơ hình logit đã được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
tham gia bảo hiểm nông nghiệp của cá hộ trồng thanh long. Các yếu tố được xem xét tới

sự ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHNN đều có ảnh hưởng dương tới nhu cầu tham
gia BHNN. Trong đó, yếu tố trình độ ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu quyết định tham
gia BHNN của các hộ trồng thanh long, ảnh hưởng ít nhất là yếu tố thu nhập.

x


THESIS ABSTRACT
Name of student: Phi Tai Linh
Thesis title: Participation demand for the agriculture insurance of dragon fruit
farmers households in Ham Thuan Nam district, Binh Thuan province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objective
Vietnam is an agricultural country with more than 70% of the population
who depend on agriculture. However, agricultural production has diversity risk and
uncertainties lead to serious consequences for the economy. Binh Thuan province
has the largest area of dragon fruit in Vietnam, in which Ham Thuan Nam district is
leading district on the area of Binh Thuan. However, dragon fruit production has
been facing several risks during the process from the production to consumption.
Hence, agricultural insurance is very necessary for dragon fruit growers. In this
context, the study is necessary to analyze the status and participation requirement of
the households, the study focused on the main research objective:
(1) To contribute to the systematization of the theories and practical
experience related to demand for agricultural insurance and agricultural insurance
for dragon fruit;
(2) To evaluate demand for agricultural insurance of dragon fruit growers in

Ham Thuan Nam district, Binh Thuan province
(3) To analyze factors affecting the demand for agricultural insurance of
dragon fruit farmers in Ham Thuan Nam district, Binh Thuan province;
(4) To suggest some solutions to strengthen the participation of dragon fruit
households in agriculture insurance.
Research Methods
Secondary data was collected from books, journals, websites related to
agricultural insurance and agricultural insurance for dragon fruit, socio-economic
reports, information on dragon fruit production in Ham Thuan Nam district, Binh
Thuan. A survey of 261dragon fruit households in four communes of Ham Thuan Nam
district was conducted using face-to-face interviews. There were several main methods
of used analysis in this study such as descriptive analysis, comparative analysis,
contingent valuation method (CVM) to identify the demand for agricultural insurance of
the farmers in dragon fruit production, and analyze the factors affecting the demand for

xi


agricultural insurance of the households.
Research results and conclusions
Agricultural insurance is managed by the government to mobilize the
contributions of individuals, collectives and the social community, and to ensure stable
production and households' life, social security. It is a kind of voluntary insurance and
was applied to farm households who produce in the agricultural sector.
Only 94 households agreed to participate in agricultural insurance equivalent to
36% of the respondents. There were several reasons leading to this situation such as low
income and unstable of the households, complicated process. In addition, the level of
growers' understanding of agricultural insurance was very limited, propaganda activities
were not effective leading to several restrictions in the implementation process.
In the study, a logit model was used to estimate factors influencing the growers'

demand for agricultural insurance. All of the factors have the positive significant impact
on the households' demand. Among these, education of the household's head has the
most important impact on the decision-making of households and income of household
has the least influence this decision.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp với hơn 70% số dân sống bằng
nghề nông (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2016). Nông nghiệp đảm bảo vững chắc
anh ninh lương thực cho quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, xuất
khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế. Nông nghiệp
cũng là ngành thu hút nhiều lao động trong xã hội, góp phần giải quyết cơng ăn
việc làm, đồng thời cịn là ngành đóng góp một phần khơng nhỏ vào tổng sản
phẩm quốc nội (GDP). Có thể nói nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong xã
hội lồi người cả hiện tại và tương lai mà không ngành nào có thể thay thế được.
Tuy nhiên, nơng nghiệp lại là lĩnh vực có rất nhiều rủi ro mang tính khách quan
thường dẫn đến thiệt hại có tính hệ thống và để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền
kinh tế. Sản xuất nơng nghiệp chịu tác động mạnh của khí hậu, thời tiết, môi
trường, thiên tai, dịch bệnh và hàng năm đều chịu thiệt hại lớn từ các yếu tố này
đặc biệt là các hộ nông dân nghèo, cận nghèo là các đối tượng dễ bị tổn thương
nhất khi xảy ra rủi ro thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy,
bảo hiểm nông nghiệp là cần thiết khi chúng ta muốn nơng dân có một điểm tựa
để yên tâm mở rộng sản xuất, phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
lớn, góp phần giúp nông nghiệp, nông thôn phát triển, giúp nông dân giảm thiểu
rủi ro. Do đó, phát triển bảo hiểm nơng nghiệp là yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa
to lớn đối với nền kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia có
ưu thế về phát triển nông nghiệp như Việt Nam. Nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại

cho người nông dân, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
315/2011/QĐ-TTg về triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Trong những
năm qua BHNN đã được Đảng và Nhà Nước khuyến khích đưa vào chiến lược
phát triển triển nông nghiệp nông thôn, đến ngày 18/4/2018, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nơng nghiệp và chính sách hỗ trợ
bảo hiểm nơng nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo
hiểm nông nghiệp và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về
tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Nghị định 58/2018/NĐ-CP
đã kế thừa bài học kinh nghiệm từ q trình thực hiện chính sách thí điểm tại
Quyết định 315/QĐ-TTg.

1


Thanh long là một trong những cây ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao. Theo
Life Hack (2016), trung bình một trái thanh long chứa khoảng 60 đơn vị calo, 60
mg natri, 8 g đường, 2 g chất béo không bão hịa và 2 g protein. Ngồi ra, thanh
long có chứa vitamin C, B1, B2 và B3, và khoáng chất thiết yếu bao gồm phốt
pho, sắt và canxi. Trong 100 g thanh long cung cấp 21 mg vitamin C, tương
đương 34% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, đồng thời cung cấp 3 g chất
xơ, tương đương 12% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Không những thế,
thanh long có rất nhiều tác dụng bổ ích và cịn mang lại hiệu quả kinh tế cao,
nâng cao thu nhập cho nơng dân trồng thanh long.
Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước trong đó
huyện Hàm Thuận Nam có diện tích trồng thanh long dẫn đầu tỉnh. Tính đến năm
2017, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có diện tích trồng thanh long
12.373 ha (Phịng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Nam,
2017). Nhờ sản xuất thanh mà huyện Hàm Thuận Nam dẫn đầu tỉnh Bình Thuận
về xóa đói giảm nghèo thành công. Tuy nhiên, việc sản xuất thanh long hiện

nay đang tiềm ẩn nhiều khó khăn từ q trình sản xuất, chăm sóc đến khâu
tiêu thụ sản phẩm,… điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.
Cuối vụ năm 2015, do thời tiết biến đổi thất thường, thanh long bị dịch bệnh
dẫn đến mẫu mã xấu nên thương lái giảm thu gom. Tại Bình Thuận, thanh
long chính vụ dồn ứ, rớt giá thảm hại. Hàng loại 1 chỉ còn 3.000 – 5.000
đồng/kg, bằng 1/3 so với mọi năm, song rất khó tìm người mua (Thiên Thanh,
2015). Thương lái tại thời điểm đó chỉ thu mua loại đạt chuẩn, như: cân nặng
mỗi trái phải khoảng 350 gram trở lên, tai xanh, vỏ đỏ tự nhiên, đặc biệt
không bị nứt và bệnh nấm trắng… số còn lại sẽ bị dạt, dồn ứ, không tiêu thụ
được nên nhà vườn phải cắt bỏ cho bò ăn hoặc đem đổ bỏ để dọn vườn.
Không bán được dẫn đến tồn đọng, hư hỏng nhiều thêm và thua lỗ, các hộ
trồng thanh long không thu hồi được vốn. Mặt khác, do sức mua của thị
trường nội địa thấp, chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, các thương lái
Trung Quốc thường mua bán qua các bên trung gian là người việt. Do hơn
80% đầu mối lớn thu mua thanh long phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung
Quốc nên thương lái Trung Quốc biết rõ diện tích trồng, sản lượng từng vụ,
trái vụ, từng thời điểm nên người nông dân lại bị ép giá (Thiên Thanh, 2015).
Từ những khó khăn đó, dẫn đến việc tiêu thụ bất ổn, nhiều thiệt hại nợ nần
chồng chất khiến nhiều hộ dân trồng thanh long điêu đứng, trắng tay. Đến nay,

2


Bình Thuận có hơn 27.000 ha thanh long đang được đầu tư phát triển. Tuy
nhiên, nguy cơ dich bệnh luôn tiềm ẩn, thương lái thao túng, giá đầu ra bấp
bênh nếu có chính sách bảo hiểm thì người nơng dân sẽ được chia sẻ rủi ro, để
yên tâm sản xuất. Tại các hội nghị khuyến nông, các đại biểu, cán bộ kĩ thuật
có đề cập đến bảo hiểm nơng nghiệp nhưng vẫn chưa được áp dụng sâu rộng.
Trước thực trạng đó, bảo hiểm nơng nghiệp chính là biện pháp hữu hiệu để
chia sẻ rủi ro. Giảm thiệt hại cho hộ dân trồng thanh long yên tâm sản xuất,

nhưng mức độ hiểu biết và sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm nơng nghiệp của hộ
cịn hạn chế.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:“Nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng
thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận”.
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Nhu cầu, bảo hiểm nơng nghiệp là gì? Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm
nơng nghiệp gồm có những nội dung nào? Kinh nghiệm nhu cầu bảo hiểm nông
nghiệp trên thế giới và Việt nam và bài học rút ra như thế nào?
(2) Thực trạng sản xuất thanh long và những rủi ro gặp phải của các hộ
trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận như thế nào?
(3) Thực trạng nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp và mong muốn
của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận như thế nào?
(4) Những yếu tố nào tác động đến nhu cầu tham gia BHNN và những
thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia BHNN của các hộ trồng
thanh long như thế nào?
(5) Những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm nông
nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh
Bình Thuận như thế nào?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ
trồng thanh long; từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩy nhu cầu tham gia bảo hiểm
nông nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam,
tỉnh Bình Thuận.

3



1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu bảo hiểm
nơng nghiệp nói chung và bảo hiểm nơng nghiệp cho cây thanh long nói riêng;
(2) Đánh giá thực trạng nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ
trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp
các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận;
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường nhu cầu tham gia bảo hiểm
nông nghiệp của các hộ trồng thanh long.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh long trên
địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của
các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
1.3.2. Đối tượng điều tra
Các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận.
Các cơ quan chính quyền có liên quan trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam,
tỉnh Bình Thuận.
Hoạt động liên quan tới quá trình sản xuất thanh long trên địa bàn huyện
Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung như sau:
(1) Tình hình sản xuất thanh long và những rủi ro gặp phải trong quá trình
sản xuất.
(2) Nhu cầu tham gia BHNN cho cây thanh long của các hộ trồng thanh
long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
(3) Nhu cầu về BHNN của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện

Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

4


(4) Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng tham gia bảo hiểm nông
nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh
Bình Thuận.
(5) Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm
nông nghiệp.
(6) Một số giải pháp đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của
các hộ trồng thanh long.
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh
Bình Thuận.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong giai đọan
2015 – 2017 và điều tra khảo sát trong năm 2018.
Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2017 đến 8/2018.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi thực hiện nghiên cứu, đề tài đã đóng góp những luận cứ khoa học
mang tính lý luận, thực tiễn về bảo hiểm nơng nghiệp cho sản phẩm thanh long.
Trên cơ sở đánh giá được thực trạng rủi ro trong trồng thanh long và nhu
cầu tham gia BHNN cho cây thanh long của các hộ trồng thanh long, những
thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia BHNN của các hộ trồng
thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đề tài đã đề
xuất được một số giải pháp nhằm khắc phục, thúc đẩy nhu cầu tham gia BHNN
cho hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Từ đó, cung cấp cho các nhà quản lý một số phương án tham khảo trong quá
trình thực hiện hoạt động đưa BHNN cho cây thanh long tới các hộ trồng thanh

long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về nhu cầu
Trong cuộc sống nhu cầu của con người là vơ hạn, con người có vơ số các
nhu cầu khác nhau những nhu cầu đố hướng tới hồn thiện bản thân hơn. Thực tế
cho thấy rằng có những nhu cầu thực hiên được và cũng có những nhu cầu khơng
thể thực hiện được. Mỗi con người có những cách riêng để làm thỏa mãn nhu cầu
của mình. Vì vậy nhu cầu là gì? Cho tới nay có rất nhiều quan điểm về nhu cầu
trong đó có một số quan điểm về nhu cầu như sau:
Theo các chuyên gia tâm lý học, nhu cầu là cái tất yếu, tư nhiên, nó là thuộc
tính tâm lý, là sự địi hỏi tất yếu của con người dè tổn tại và phát triển. Nếu được
thoả mãn se gây cho con người những xúc cảm dẽ chịu, thoải mái (xúc cảm tích
cực); trong trường hợp ngược lại, sẽ gây nên những xúc cảm khó chịu, bực bội
(xúc cảm tiêu cực).
Theo kinh tế học, Nhu cầu được hiểu là nhu cầu về tiêu dùng, là sự cần thiết
của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Khi nhu cầu của toàn thể các
cá thể đối với một mặt hàng trong một nên kinh tế gộp lại, ta có nhu cầu thị
trường. Khi nhu cầu của tất cả các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại ta có
tổng cầu (Trần Văn Đức và ThS. Lương Xuân Chỉnh, 2006).
Theo định nghĩa của Philip Kotler (1967), Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt
một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Như vậy cảm giác thiếu hụt một
cái gì đó mà con người cảm nhận được đó là một trạng thái đặc biệt của con
người, nó xuất hiện khi còn người tồn tại, sự thiếu hụt ấy đòi hỏi phải được
thoả mãn, bù đắp.

Theo H.Maslow (1954), Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người
được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ
bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn,
nước uống, được ngủ nghỉ,... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu
không thể thiếu hụt vì nếu con người khơng được đáp ứng đủ những nhu cầu này,
họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc

6


sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao.
Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự địi hỏi cơng bằng,
an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu
bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống,... họ sẽ không quan
tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...
Tầng thứ năm
Tầng thứ tư
Tầng thứ ba

Tầng thứ hai
Tầng thứ nhất
Đồ thị 2.1. Tháp nhu cầu của H.Maslow
Nguồn: Maslow (1954)

Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người
được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu
cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn.
Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt

khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.
Tầng thứ nhất: các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý": thức ăn, nước
uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: nhu cầu an tồn: cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể,
việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc: muốn
được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè thân
hữu tin cậy.

7


Tầng thứ tư: nhu cầu được quý trọng, kính mến: cần có cảm giác được tơn
trọng, kinh mến, được tin tưởng.
Tầng thứ năm: nhu cầu về tự thể hiện bản thân: muốn sáng tạo, được thể
hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được cơng nhận là
thành đạt.
Do sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu của con người ngay càng
trờ nên phong phú, đa dạng hơn, do vậy về sau Maslow đã bổ sung thêm hai
thang bậc nhu cầu hồn thiện, đó là: Nhu cầu về thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp và
nhu cầu hiểu biết.
Theo Boris M. Genkin (2002), ông chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn
tại và nhu cầu đạt mục đích sống.
Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự.
Nhu cầu đạt mục đích có bốn nhóm:
1) Giàu có về vật chất.
2) Quyền lực và danh vọng.
3) Kiến thức và sáng tạo.
4) Hoàn thiện tinh thần.
Tùy vào thiên hướng của từng cá nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên

thể hiện nổi trội. Có thể trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó
nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong đời.
Theo Thuyết ERG của Alderfer (1969) - giáo sư đại học Yale đã tiến hành
sắp xếp lại nghiên cứu của Maslow và đưa ra kết luận của mình. Ơng cho rằng:
hành động của con người bắt nguồn từ nhu cầu – cũng giống như các nhà nghiên
cứu khác – song ông cho rằng con người cùng một lúc theo đuổi việc thỏa mãn
ba nhu cầu cơ bản: nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển.
(1) Nhu cầu tồn tại bao gồm những đòi hỏi vật chất tối cần thiết cho sự tồn
tại của con người, nhóm nhu cầu này có nội dung giống như nhu cầu sinh lý và
nhu cầu an toàn của Maslow.
(2) Nhu cầu quan hệ là những đòi hỏi về quan hệ và tương tác qua lại giữa
các cá nhân. Nhu cầu quan hệ bao gồm nhu cầu xã hội và một phần nhu cầu tự
trọng (được tôn trọng).

8


(3) Nhu cầu phát triển là đòi hỏi bên trong mỗi con người cho sự phát triển
cá nhân, nó bao gồm nhu cầu tự thể hiện và một phần nhu cầu tự trọng (tự trọng
và tôn trọng người khác).
Thuyết ERG cho rằng: tại cùng một thời điểm có nhiều nhu cầu ảnh hưởng
đến sự động viên. Khi một nhu cầu cao hơn khơng được thoả mãn thì một nhu
cầu ở bậc thấp hơn sẵn sàng để phục hồi. Mơ hình này được xây dựng trên cơ sở
Tháp nhu cầu của Maslow và là một sự bổ trợ tốt cho mô hình tháp này.
Thuyết ERG của Alderfer (1969) cũng chỉ ra rằng thường xuyên có nhiều
hơn một nhu cầu có thể ảnh hưởng và tác động trong cùng một thời gian. Nếu
những nhu cầu ở mức cao không được đáp ứng đủ, khao khát thoả mãn những
nhu cầu ở mức dưới sẽ tăng cao.
Thuyết ERG giải thích được tại sao các nhân viên hay tìm kiếm mức
lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn ngay cả khi những điều kiện này

là tốt và đạt các tiêu chuẩn của thị trường lao động. Khi các nhân viên chưa
cảm thấy thỏa mãn với nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tăng trưởng hiện tại thì
họ sẽ tìm cách được thoả mãn.
2.1.1.2. Khái niệm về cầu
Khái niệm cầu (Demand): Cầu là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua
sẵn sàng (Willing) và có khả năng mua (Able to buy) tại các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian nhất định với giả thiết các yếu tố khác không đổi
(Ceteris Paribus) (Nguyễn Thị Hồng Việt, 2006). Thực chất, cầu chính là những
nhu cầu có khả năng thanh tốn cho nhu cầu đó.
Theo kinh tế học, Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua muốn
và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
(Trần Văn Đức và ThS. Lương Xuân Chỉnh, 2006).
Lượng cầu: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn và có khả
năng mua tại mức giá cho trước trong một thời gian nhất định.
Cầu và nhu cầu: Cầu là muốn và có khả năng mua cịn nhu cầu là toàn bộ
những cái mà người mua muốn (và chưa chắc đã có khả năng mua).
Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu:
(1) Giá của hàng hóa (P): khi giá tăng thì khả năng mua giảm; cầu giảm.
(2) Thu nhập của người mua (I): khi thu nhập tăng thì khả năng mua tăng,
cầu tăng.

9


(3) Giá của hàng hóa liên quan P(x,y): bao gồm hàng hóa thay thế và hàng
hóa bổ sung.
(4) Số lượng người mua (N): khi số lượng người mua tăng thì cầu tăng.
(5) Kỳ vọng của người mua (E): khi người mua kỳ vọng là sắp tới giá sẽ
tăng,… thì cầu tăng hoặc ngược lại tùy thuộc vào kỳ vọng là gì.
(6) Thị hiếu của người mua (T).

Như vậy hàm cầu sẽ là D = f(P,I,Px,y,N,E,T). Nhưng vì giá cả P là yếu tố
ảnh hưởng lớn nhất và để dễ dàng trong tính tốn người ta coi các biến khác là
khơng đổi và vì vậy hàm cầu sẽ là D = f(P).
Cầu trong nông nghiệp: Theo Đỗ Kim Chung và cs. (2009): “Cầu trong
nông nghiệp bao gồm cầu về sản phẩm nông nghiệp và cầu về các yếu tố đầu
vào, dịch vụ dùng trong nơng nghiệp. Cầu về sản phẩm có những nét khác với
cầu về đầu vào và dịch vụ”.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu: Giá cả chính hàng hố dịch vụ đó,
thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của hàng hố có liên quan, thị hiếu, sở thích
người tiêu dùng, kỳ vọng của người tiêu dùng, quy mơ và cơ cấu dân số. Ngồi
ra: Chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước như chính sách trợ cấp, thuế thu nhập;
điều kiện tự nhiên… cũng ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hoá dịch vụ.
2.1.1.3. Bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối
tượng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời
sống nông thôn bao gồm những rủi ro gắn liền với cây trồng, vật nuôi, vật tư
hàng hóa, nguyên liệu nhà xưởng (Hồ Sĩ Sà, 2010).
Các loại rủi ro thường gặp trong nơng nghiệp:
(1) Nhóm rủi ro liên quan đến thời tiết: là những rủi ro liên quan tới các
hiện tượng thời tiết khơng được dự đốn và khơng thể dự đốn.
(2) Rủi ro liên quan đến sản xuất nông nghiệp: những rủi ro liên quan đến
các nhân tố như: sâu bệnh, bệnh dịch ở cây trồng và vật ni…
(3) Rủi ro mang tính kinh tế: những rủi ro liên quan đến biến động của giá
nông phẩm và các nguyên liệu đầu vào do sự biến động khó đốn của thị trường.
(4) Những rủi ro tài chính và hoạt động thương mại: những rủi ro này do
sự tác động của các lĩnh vực sản xuất khác tới nông nghiệp.

10



(5) Những rủi ro liên quan đến thể chế: là những rủi ro xuất phát từ các
chính sách nơng nghiệp của nhà nước.
(6) Rủi ro về môi trường: những rủi ro do tác động tiêu cực của các hoạt
động ngoại ứng ảnh hưởng đến môi trường sản xuất nông nghiệp.
Rủi ro và phân loại rủi ro
a. Khái niệm
Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù
này. Tuy nhiên lại khơng có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro. Những
trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác
nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, có thể kế đến như:
AllanWillett (1951) cho rằng: "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến
việc xuất hiện một biến cố không mong đợi", quan điểm này nhận được sự
ủng hộ của một số học giả như Hardy, Blanchard, Crobough và Redding,
Klup, Anghell,…
Irving Preffer (1956) cho rằng: “Rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có
thể đo lường được bằng xác suất”.
Tuy nhiên, quan điểm được xem là hiện đại và nhận được sự đồng tình
cao là của Frank H. Knight (1921) khi ông cho rằng : “Rủi ro là sự khơng chắc
chắn có thể đo lường được”. Cuốn Kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia cũng có đề cập đến quan điểm này.
Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng nó cùng
đề cập đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro, đó là: “Rủi ro là sự không chắc chắn
và là khả năng xảy ra kết quả khơng mong muốn. Trong các khả năng xảy ra, có
ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể
đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro.”
Theo lý thuyết quản trị rủi ro chia theo 2 trường phái (Phan Thị Thu Hà,
Lê Thanh Tâm, Hoàng Đức Mạnh, 2016).
Thứ nhất là, Trường phái tiêu cực: rủi ro được coi là sự không may mắn, sự tổn
thất, mất mát, nguy hiểm…
Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến.

Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may.
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại…

11


×