Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang trại chăn nuôi gia cầm tại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ THẢO

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG
NGHIỆP CỦA CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM
TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả luận văn

Lê Thị Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
các thầy, các cô, các hộ gia đình và bạn bè để tôi hoàn hành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng, đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý
báu, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận văn.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy, các cô trong bộ môn kinh tế tài nguyên vàmôi trường, khoa kinh
tế và phát triển nông thôn, Học viện nông nghiệp Việt Nam, cùng toàn thể các thầy
giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm,
đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn phòng thống kê huyện Khoái Châu, phòng nông
nghiệp huyện Khoái Châu, các trang trại chăn nuôigia cầm tại huyện Khoái Châu
đã cộng tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
tại địa phương.
Tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè. Để có được kết quả ngày hôm nay, một phần do sự nỗ lực cố gắng
của bản thân nhưng phần lớn là do công lao của gia đình bố mẹ, anh chị em, bạn
bè đã luôn động viên tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Thị Thảo

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ ii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị .............................................................................................................. vii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của
các trang trại chăn nuôi gia cầm ......................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lí luận........................................................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 4

2.1.2.


Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang trại chăn
nuôi gia cầm...................................................................................................... 12

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm trong chăn nuôi
gia cầm của các trang trại ................................................................................. 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn về nhu cầu bảo hiểm nông nghiệP........................................... 16

2.2.2.

Thực tiễn bảo hiểm nông nghiệp ở trong nước................................................. 20

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 25

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của huyện ........................................................................... 25

3.1.2.


Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 27

iii


3.1.3.

Nhận xét ............................................................................................................ 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 34

3.2.2.

Thu thập số liệu ................................................................................................ 34

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 37

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài .............................................................. 38


Phần 4.Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 40
4.1.

Sơ lược tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện khoái châu ............................ 40

4.1.1.

Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện Khoái Châu ....................................... 40

4.1.2.

Tình hình chăn nuôi gia cầm và đặc điểm kinh tế - xã hội của các trang
trại được điều tra ............................................................................................... 43

4.1.3.

Thực trạng rủi ro trong chăn nuôi gia cầm của các trang trại được điều tra..... 46

4.1.4.

Mức độ xuất hiện rủi ro của các trang trại được điều tra.................................. 49

4.1.5.

Tình hình bảo hiểm nông nghiệp chung của huyện Khoái Châu...................... 54

4.2.

Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi gia
cầm của trang trại huyện khoái châu, tỉnh hưng yên ........................................ 55


4.2.1.

Nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang trại ............................. 55

4.2.2.

Nhu cầu của các trang trại về mức bồi thường của bảo hiểm ........................... 57

4.2.3.

Nhu cầu của các trang trại về cơ quan đánh giá thiệt hại của trang trại ........... 57

4.2.4.

Nhu cầu của các trang trại về hình thức chi trả bảo hiểm................................. 59

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm nông nghiệp
của các trang trại chăn nuôi gia cầm ................................................................. 60

4.3.1.

Ảnh hưởng của quy mô trang trại đến mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm
nông nghiệp của các trang trại .......................................................................... 60

4.3.2.

Ảnh hưởng của độ tuổi đến mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm nông nghiệp

của các trang trại ............................................................................................... 63

4.3.3.

Ảnh hưởng của giới tính đến mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm của các trang
trại ..................................................................................................................... 66

4.3.4.

Ảnh hưởng của trình độ giáo dục chủ trang trại đến mức sẵn lòng chi trả
bảo hiểm của các trang trại ............................................................................... 67

4.3.5.

Ảnh hưởng của phương thức nuôi của trang trại đến mức sẵn lòng chi trả
bảo hiểm của các trang trại ............................................................................... 70

iv


4.3.6.

Ảnh hưởng của trọng lượng xuất chuồng đến mức sẵn lòng chi trả bảo
hiểm của các trang trại ...................................................................................... 72

4.3.7.

Ảnh hưởng của thu nhập theo đầu con đến mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm
của các trang trại ............................................................................................... 74


4.3.8.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm nông
nghiệp của trang trại ......................................................................................... 75

4.3.9.

Đánh giá chung về nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp trong chăn
nuôi gia cầm của các trang trại ......................................................................... 77

4.3.10. Xác định tổng quỹ bảo hiểm chăn nuôi gia cầm của các trang trạicủa
huyện Khoái Châu ............................................................................................ 79
4.4.

Thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới nhu cầu bảo hiểm ..................................... 80

4.4.1.

Từ phía người dân............................................................................................. 80

4.4.2.

Từ phía cơ quan bảo hiểm ................................................................................ 81

4.4.3.

Từ phía cơ quan chính quyền ........................................................................... 83

4.5.


Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia bảo hiểm nông
nghiệp của các trang trại chăn nuôi gia cầm ..................................................... 84

4.5.1.

Định hướng nhằm tăng cường sự tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các
trang trại chăn nuôi gia cầm ............................................................................. 84

4.5.2.

Giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các
trang trại chăn nuôi gia cầm ............................................................................. 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 90
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 90

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 92
Phụ lục .......................................................................................................................... 93

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số huyện Khoái Châu qua 3 năm (2012 – 2014) .................. 28

Bảng 3.2. Tình hình đất đai của huyện Khoái Châu qua 3 năm (2012 – 2014) ........... 30
Bảng 3.3.

Tình hình kinh tế xã hội của huyện Khoái Châu qua 3 năm (2012 – 2014) ......... 32

Bảng 3.4. Mức bồi thường tương ứng với mức đóng bảo hiểm ................................... 36
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện Khoái Châu qua 3 năm
(2012- 2014)................................................................................................. 41
Bảng 4.2. Tình hình số lượng trang trại chăn nuôi gia cầm của huyện Khoái
Châu qua 3 năm (2012 – 2014) .................................................................... 42
Bảng 4.3. Tình hình dịch bệnh của gia cầm tại huyện Khoái Châu qua 3 năm
(2012 – 2014) ............................................................................................... 43
Bảng 4.4. Tình hình cơ bản của những trang trại điều tra ............................................ 44
Bảng 4.5. Các loại rủi ro xảy ra trong chăn nuôi gia cầm của các trang trại ................ 50
Bảng 4.6. Những rủi ro liên quan đến giống của các trang trại .................................... 52
Bảng 4.7. Bảng nhu cầu của các trang trại về mức bồi thường của bảo hiểm ............. 57
Bảng 4.8. Nhu cầu của trang trại về cơ quan đánh giá thiệt hại của trang trại ............. 58
Bảng 4.9. Nhu cầu của các trang trại về hình thức chi trả BH ..................................... 60
Bảng 4.10. Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại ở các quy mô khác nhau ................. 61
Bảng 4.11. Mức sẵn lòng chi trả BH của chủ trang trại theo độ tuổi ............................. 64
Bảng 4.12. Mức sẵn lòng chi trả của chủ trang trại theo giới tính.................................. 66
Bảng 4.13. Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại theo trình độ giáo dục của chủ
trang trại ....................................................................................................... 68
Bảng 4.14. Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại theo phương thức nuôi ................... 71
Bảng 4.15. Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại theo trọng lượng xuất chuồng ........ 73
Bảng 4.16. Mức sẵn lòng chi trả của các trang trại theo thu nhập .................................. 75
Bảng 4.17. Một số ý kiến của chủ trang trại về tham gia BHNN ................................... 76
Bảng 4.18. Mô tả các biến trong hồi quy ........................................................................ 77
Bảng 4.19. Tổng quỹ BH chăn nuôi gia cầm của các trang trại huyện Khoái Châu................. 79


vi


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện .......................................................................... 26

Đồ thị 4.1.

Ý kiến chủ các trang trại về bảo hiểm nông nghiệp .................................. 56

Đồ thị 4.2.

Nhu cầu của trang trại về cơ quan đánh giá thiệt hại của trang trại .......... 59

Đồ thị 4.3.

Mức sẵn lòng mua bảo hiểm theo quy mô trang trại ................................. 62

Đồ thị 4.4.

Mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm theo quy mô trang trại .............................. 62

Đồ thị 4.5.

Mức sẵn lòng mua BH theo độ tuổi chủ trang trại .................................... 65

Đồ thị 4.6.


Mức sẵn lòng chi trả BH theo độ tuổi chủ trang trại ................................. 65

Đồ thị 4.7.

Mức sẵn lòng mua BH theo giới tính chủ trang trại .................................. 67

Đồ thị 4.9.

Mức sẵn lòng chi trả BH theo trình độ học vấn chủ trang trại .................. 69

Đồ thị 4.10. Mức sẵn lòng chi trả theo phương thức nuôi của trang trại ....................... 72
Đồ thị 4.11. Mức sẵn lòng chi trả BH theo trọng lượng xuất chuồng ........................... 74

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BH
BHNN
BQ
CC
ĐVT
NN&PTNT
SL
TT
UBND
WTP


Nghĩa tiếng việt
Bảo hiểm
Bảo hiểm nôngnghiệp
Bìnhquân
Cơ cấu
Đơn vịtính
Nông nghiệp và phát triển nôngthôn
Sốlượng
Trangtrại
Ủy ban nhândân
Mức sẵn lòng chitrả

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Thảo
Tên luận văn: Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang chăn
nuôi gia cầm tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Tình hình chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
đang gia tăng mạnh mẽ, các trang trại xuất hiện ngày một nhiều, số trang trại chăn nuôi
gia cầm với quy mô lớn ngày càng phát triển. Trong quá trình chăn nuôi, các trang trại
hay gặp phải những rủi ro như: rủi ro về sản lượng (thiếu kiến thức về chăn nuôi gia
cầm, lựa chọn giống, phòng và điều trị bệnh, vệ sinh chuồng trại), rủi ro về thể chế, rủi
ro tài chính hiểm. Tham gia bảo hiểm nông nghiệp là một trong những cách giảm thiệt

hại trong quá trình chăn nuôi gia cầm của các trang trại. Vì điều kiện về thời gian không
cho phép, trong nghiên cứu này, tôi tập trung đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông
nghiệp của các trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng cường sự tham gia bảo hiểm
nông nghiệp của các trang trại chăn nuôi gia cầm tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp trong các trang trại
chăn nuôi gia cầm. (2) Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang
trại chăn nuôi gia cầm huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. (3) Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp trong các trang trại chăn nuôi gia
cầm huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến
khích, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi gia cầm tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó, số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo,
tạp chí, website liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi gia cầm; các báo
cáo văn bản liên quan đến tình hình kinh tế – xã hội, tình hình chăn nuôi gia cầm của
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra phỏng
vấn 48 trang trại trên 5 xã của huyện bao gồm: xã Tân Dân, xã Hồng Tiến, xã Dạ Trạch,
xã Đông Tảo, xã Phùng Hưng; ngoài ra còn thảo luận nhóm với các cán bộ quản lý Nhà
nước về nông nghiệp và bảo hiểm, lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nông
nghiệp trong chăn nuôi gia cầm. Tôi sử dụng các phương pháp phân tích như: thống kê
mô tả, so sánh, toán học để thấy được nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp trong
chăn nuôi của các trang trại.

ix


Trong 48 trang trại được điều tra thì có 40 trang trại có nhu cầu tham gia bảo
hiểm nông nghiệp, chiếm 83,3%, tương ứng với 16,7% không đồng ý. Với mức đóng
bảo hiểm nông nghiệp là 500 đồng/ con lúc xảy ra thiệt hại được đền bù ở mức từ 20000

– 40000 đồng/con có 34 trang trại muốn tham gia đóng bảo hiểm chiếm 85% trong tổng
số các trang trại muốn tham gia bảo hiểm. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi
trả bảo hiểm nông nghiệp của các trang trại chăn nuôi gia cầm là: quy mô trang trại, độ
tuổi, giới tính, trình độ giáo dục chủ trang trại, phương thức chăn nuôi, trọng lượng xuất
chuồng.
Nhằm tăng cường sự tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang trại chăn
nuôi gia cầm cần: (1)Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm
nông nghiệp; (2) Xác định quy mô chăn nuôi phù hợp với điều kiện của trang trại; (3)
Điều chỉnh bổ sung quy chế, chính sách hợp lý để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm nông
nghiệp; (4) Tăng cường đào tạo, quản lý trong đội ngũ cán bộ bảo hiểm nông nghiệp;
(5) Tăng cường sự chỉ đạo từ phía Nhà nước.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Thao
Thesis title: Evaluation of demand agricultural insurance participation of poultry farms
in Khoai Chau district, Hung Yen province.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Poultry production in Khoai Chau district, Hung Yen province is growing
rapidly not only quantity but also scale of farms raising. During production time, the
farm usually faces risks such as risk of productivity (lack of knowledge about the
poultry, breeding selection, disease prevention and treatment, cleaning cages), policy
and financial insurance. Agricultural insurance is one way to reduce loss of the poultry

farm. As conditions of the time does not allow, in this study, I focus on evaluating the
needs of agricultural insurance participation of the poultry farms in Khoai Chau district,
Hung Yen province; which proposed a number of possible solutions to promote the
attention in agricultural insurance of the poultry farms in Khoai Chau district, Hung
Yen province. Corresponding to the specific objectives include: (1) To systemize some
theoretical issues and practical needs assessment of agricultural insurance in the poultry
farms. (2) Determine the needs of agricultural insurance participation of the poultry
farms in Khoai Chau district, Hung Yen province. (3) Analysis of the factors affecting
the demand for agricultural insurance in the poultry farms in Khoai Chau district, Hung
Yen province. (4) To propose some possible solutions to encourage and create favorable
conditions for the poultry farmers attending agricultural insurance.
In this study I used flexibly both primary data and secondary data analysis to
make the judgment. In particular, secondary data is collected from books, newspapers,
magazines, websites relating to agricultural insurance in the poultry industry; written
reports concerning the economic – social situation, poultry situation of Khoai Chau
District, Hung Yen Province. Primary data was collected by investigators interviewed
48 farms in five communes including Tan Dan commune, Hong Tien commune, Da
Trach commune, Dong Tao commune, Phung Hung commune; in addition to focus
group discussions with officials of the State management on agriculture and insurance,
consulting experts experience in the field of agricultural insurance in the poultry
industry. I carried out somme analysis methods: descriptive statistics, comparison,
mathematic to address the needs of agricultural insurance in the farm's livestock.

xi


In the 48 farms surveyed, 40 farms wishing to participate in agricultural
insurance, accounting for 83.3%, corresponding to 16.7% disagree. With agricultural
insurance premiums of 500 VND / animal, if it was damaged it would be compensated
in the range of 20000-40000 VND / animal. There are 34 farms wanted to participate

insurance which reported to 85% of the farm wants to insured. Factors affecting the
level of willingness to pay agricultural insurance of the poultry farms are: farm size,
age, gender, education level of host farm, poultry raising, weight of finisher.
To enhance the participation of the agricultural insurance in poultry farms, it
should be: (1) Promote the publication and popularization of agricultural insurance
policy; (2) Determine the appropriate production scale under the terms of the farm; (3)
Adjustment and additional regulations and policies to meet the reasonable needs of
agricultural insurance; (4) Increase the training and management of staff in the
agricultural insurance; (5) Strengthen the direction from the State.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là 1 trong 10 nước gánh chịu nhiều thiên tai nhất thế giới,
màngười chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là nông dân (chiếm 70% dân số).
Thếnhưng, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở nước ta lại kém phát triển.
Khôngcó bảo hiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro, người nông dân mất trắng và
dễrơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói, tái nghèo.
Việc nông dân mua bảo hiểm cho cây trồng, vật nuôi sẽ phần nào giảmsự
bấp bênh, rủi ro khi xảy ra thiên tai địch họa, dịch bệnh vốn xuất hiệnnhiều ở
Việt Nam. Bởi bảo hiểm nông nghiệp có ba chức năng chính. Một là chia sẻ rủi
ro, giảm thiểu những cú sốc cho nông dân và cộng đồng. Hai là thông qua những
yêu cầu khắt khe của cơ quan bảo hiểm, chúng ta sẽ xây dựng được hệ thống bảo
đảm an toàn, hiệu quả trong sản xuất, dịch vụ... Qua đó kêu gọi được đầu tư,
nâng cao quy mô, chất lượng sản phẩm, giá trị giam tăng... Ba là bảo hiểm chính
là thước đo tính nhân văn, văn minh của xã hội, bảo vệ và thúc đẩy xã hội phát
triển.
Trong một vài năm qua ngành chăn nuôi đã vươn lên mạnh mẽ là nhờ các

trang trại chăn nuôi tập trung đã đưa các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi về:
Giống vật nuôi, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc. Chăn nuôi quy
mô lớn nhất thiết phải tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải làm chongười
chăn nuôi hiểu để họ cùng chia sẻ lợi nhuận với nhà bảo hiểm. Có như vậybảo
hiểm mới là“bà đỡ”, giúp người chăn nuôi chủ động khắc phục thiệt hại dohậu
quả của thiên tai, dịch bệnh, trụ vững hơn trước sự thất thường của thiênnhiên,
đây cũng là yếu tố để ngành chăn nuôi phát triển bền vững…
Huyện Khoái Châu là huyện sản xuất nông nghiệp phát triển của tỉnh cả về
trồng trọt và chăn nuôi. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện có bước phát
triển đáng kể, số lượng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục tăng. Hiện nay, trong quá
trình chăn nuôi khó khăn của người dân không chỉ là chi phí cho việc phòng
chống dịch bệnh mà còn chi phí trong quá trình sản xuất, giá thức ăn chăn nuôi
tăng cao. Bên cạnh đó là giá điện, xăng dầu tăng liên tục dẫn đến đầu vào chăn
nuôi lớn, trong khi đó các mặt hàng nông sản giá thấp, nhu cầu tiêu thụ chậm. Để
ngành chăn nuôi phát triển mang tính bền vững và giữ vị trí quan trọng trong nền
nông nghiệp, phải làm sao cho người dân, doanh nghiệp yên tâm mạnh dạn đầu

1


tư trang trại chăn nuôi, họ cần được sự đảm bảo về tài sản của mình trước những
rủi ro có thể xảy ra. Bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi ra đời nhằm giảm
thiểu rủi ro cho người chăn nuôi. Nhưng hiện nay chưa có người chăn nuôi tham
gia bảo hiểm nông nghiệp. Một là do kinh tế các trang trại trong huyện còn khó
khăn, hai là công tác bảo hiểm chưa phát triển như về chính sách tạo điều kiện
cho doanh nghiệp bảo hiểm phát triển. Thêm vào đó, người dân chưa coi trọng
đóng bảo hiểm, chưa đủ lực để tham gia bảo hiểm.
Vậy thực trạng bảo hiểm trong chăn nuôi gia cầm của các trang trại như thế
nào? Nhu cầu về tham gia bảo hiểm trong chăn nuôi gia cầm của các trang trại
như thế nào? Những yếu tố gì ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm trong

chăn nuôi gia cầm của các trang trại? Giải pháp nào nhằm tăng cường tỷ lệ các
trang trại tham gia bảo hiểm trong chăn nuôi gia cầm?
Để ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mang tính bền vững và giữ vị trí
quan trọng trong nền nông nghiệp, phải làm sao cho người dân, doanh nghiệp
yên tâm mạnh dạn đầu tư trang trại chăn nuôi, họ cần được sự đảm bảo về tài sản
của mình trước những rủi ro có thể xảy ra. Đây chính là xu hướng tất yếu của
phát triển kinh tế thị trường mang tính bền vững ngày càng hội nhập sâu rộng,
người sản xuất cần có được sự an toàn về phần tài sản của chính họ bỏ ra.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên và tính cấp thiết của vấn đề đặt ra tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của
các trang chăn nuôi gia cầm tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang trại chăn
nuôi gia cầm tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy tăng cường sự tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang
trại chăn nuôi gia cầm tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềđánh giá nhu cầu tham
gia bảo hiểm nông nghiệp trong các trang trại chăn nuôi gia cầm.
- Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang trại chăn
nuôi gia cầm huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm nông
nghiệp trong các trangtrại chăn nuôi gia cầm huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

2


- Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ


chăn nuôi gia cầm tham gia bảo hiểm nông nghiệp.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp của các trang trại chăn nuôi gia cầm trên
địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu các trang trại khi tham gia bảo hiểm
nông nghiệp trong chăn nuôi gia cầm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhu cầu bảo
hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi gia cầm của các trang trại.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài này sẽ thu thập các thông tin từ
2012- 2014.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2015 – tháng
10/2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đánh giá
nhu cầu tham gia BHNN trong các trang trại chăn nuôi gia cầm. Qua đó, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp trong các
trangtrại chăn nuôi gia cầm huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đưa ra các nguyên nhân khiến thị trường bảo hiểm nông nghiệp tại
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên chưa phát triển. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi gia cầm tham gia
bảo hiểm nông nghiệp.

3



PHẦN 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU
THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI GIA CẦM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Nhu cầu
a. Một số khái niệm
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Nhu
cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình thức
biểu hiện bên ngoài của nhu cầu.
Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản (thức ăn, quần áo,
nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quí trọng,..) (Trần Minh Đạo, 2012).
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi
người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất
cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu
cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn
tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu theo kinh tế học: Được hiểu là nhu cầu tiêu dùng, là sự cần thiết
của một cá thể về một hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Khi nhu cầu của toàn thể các
cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có nhu cầu thị
trường. Khi nhu cầu của tất cả các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại ta có
tổng cầu.
Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu
cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có
thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu
cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ
thỏa mãn có khác nhau.

b. Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy

4


theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi
người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất
cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu
cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn
tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của
con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu
và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã trang trại.
c. Đặc trưng của nhu cầu
- Không ổn định, biến đổi;
- Năng động;
- Biến đổi theo quy luật;
- Không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu;
- Ham muốn không có giới hạn.
2.1.1.2. Bảo hiểm nông nghiệp
a.Bảo hiểm
* Khái niệm về bảo hiểm
Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho
cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi
người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ
chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại
do rủi ro đó gây ra.

Theo giáo trình Bảo hiểm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; NXB thống kê
năm 2005 "Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường
cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi
bảo hiểm với điều kiện người tham gia phải nộp một khoản phí cho chính anh ta
hoặc cho người thứ ba". Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro
cho người bảo hiểm bằng cách nộp các khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi
người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người tham gia bảo hiểm lấy quỹ dự
trữ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia
(Nguyễn Văn Định, 2005).
* Bản chất của bảo hiểm

5


Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tếcho người tham
gia từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho
phát triển kinh tế và xã trang trại của đất nước.
Thực chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước
giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh tại nạn, rủi
ro bất ngờ xảy ra tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm.
Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Nguyên tắc
này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như trong quá
trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro.
Hoạt động bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã trang trại
cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đất nước.
“Số đông bù số ít” cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã trang trại và nhân văn sâu
sắc của xã trang trại trước rủi ro của mỗi thành viên.
Vậy tại sao phải đi mua bảo hiểm? Bảo hiểm là hình thức chuyển giao
rủi ro. Mua bảo hiểm thực chất là mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc
chắn có khả năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp

bằng tài chính.
b. Bảo hiểm nông nghiệp
- Tác dụng bảo hiểm nông nghiệp:
Trên góc độ kinh tế - xã trang trại, việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp có
tác dụng rất lớn:
Thứ nhất: Góp phần bảo vệ an toàn các loài tài sản vào quá trình sản xuất
nông nghiệp, góp phần ổn định cuộc sống cho hàng triệu người dân cùng một lúc,
ổn định giá cả trên thị trường tự do, đặc biệt là giá cảnhững mặt hàng thiết yếu
nhất như: lương thực và thực phẩm. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta,
một đất nước có khoảng 60 – 70% dân số sống và làm việc ở nông thôn.
Thứ hai: Góp phần giảm nhẹ và ổn định ngân sách, ổn định đời sống xã
trang trại và giữ vững an ninh lương thực cho quốc gia. Ở nước ta, hầu như năm
nào ngân sách nhà nước và quỹ lương thực dự trữ quốc gia cũng phải trích ra một
phần để hỗ trợ cho nhân dân những vùng bị lũ lụt, mất mùa. Nhưng thiên tai
thường xảy ra bất ngờ không ai lường trước được. Vì vậy, việc trợ cấp ngân sách
thường bị động, có những năm những khoản trợ cấp này làm cho ngân sách nhà
nước bội chi. Để khắc phục hậu quả này phải tính đến vai trò của quỹ bảo hiểm.

6


Thứ ba: Sản xuất nông nghiệp còn là thị trường rộng lớn cho các công ty
bảo hiểm. Mặc dù triển khai bảo hiểm trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó
khăn, song với đối tượng là hàng trăm loại cây trồng và con gia súc khác nhau sẽ
giúp các công ty bảo hiểm dễ dàng khai thác, hạn chế được sức ép của cạnh
tranh. Đồng thời nó còn phát huy tối đa quy luật số lớn trong hoạt động kinh
doanh bảo hiểm. Nếu chỉ tính riêng bảo hiểm cây lúa, với hơn 7 triệu ha diện tích
gieo trồng, hàng năm công ty bảo hiểm nước ta sẽ thu được một nguồn quỹ bảo
hiểm đáng kể từ phí bảo hiểm. Quỹ này dùng để bồi thường và dự trữ là chủ yếu,
nhưng khi chưa sử dụng đến sẽ góp phần đầu tư phát triển sản xuất. Hơn nữa, nếu

triển khai bảo hiểm đồng loạt các loại cây trồng và vật nuôi trong cả nước các
công ty bảo hiểm sẽ thu hút được một lực lượng lao động đáng kể vào làm việc,
góp phần tạo thêm công việc cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp
trong xã trang trại v.v…
Với những tác dụng trên, cho nên bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai
ở rất nhiều nước trên thế giới. Chúng ta biết rằng, nông dân tất cả các nước trên
thế giới đều có tập quán tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Hình thức
“trang trại tương hỗ”cũng là hình thức bảo hiểm đầu tiên ở nông thôn.
- Các hình thức bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới hiện nay có 3 hình thức
bảo hiểm chủyếu:
Một là hình thức bảo hiểm nông nghiệp truyền thống, được tính trên giá trị
thu hoạch của từng cây trồng vật nuôi, mức thiệt hại bao nhiêu thì công ty bảo
hiểm sẽ trả cho nông dân bấy nhiêu.
Hai là hình thức bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số là việc bảo hiểm dựa vào
chỉ số về một số yếu tố khách quan có thể gây rủi ro đến sản lượng và năng suất
cây trồng vật nuôi, như lượng mưa, lũ lụt, hạn hán. Chỉ số về lượng mưa, hạn hán
hay nhiệt độ được tính toán dựa vào các sốliệu thu thập từ nhiều năm trước của
các cơ quan chức năng của Nhà nước.
Ba là hình thức bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số sản lượng, chẳng hạn một
giống lúa thường cho năng suất 7 tấn/ha. Khi bất kỳ một thiên tai, dịch bệnh, bão
lũ, khô hạn, cháy... nào đó tác động vùng trồng giống lúa này khiến sụt giảm sản
lượng thu hoạch, thì phần chênh lệch giữa sản lượng lúa lý thuyết và thu hoạch
thực tế sẽ được bồi thường.

7


2.1.1.3. Trang trại chăn nuôi gia cầm
a. Trang trại
Trên thế giới người ta thường dùng các thuật ngữ: Ferme (tiếng Pháp),

Farm (tiếng Anh),… để chỉ trang trại (tiếng Việt). Các thuật ngữ trên được hiểu
chung là nông dân, chủ trang trại, người nông dân gắn với ruộng đất, với đất đai
nói chung.
Trang trại là cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp của một hay một
nhóm nhà kinh doanh.
Trang trại hay nông trại là một khu vực đất đai có diện tích tương đối rộng
lớn (có thể bao gồm cả hồ, sông, đầm, đìa, rạch...), nằm ở vùng đồng quê, thuộc
quyền sở hữu hoặc sử dụng của cá nhân, tổ chức dùng để sản xuất nông nghiệp
như trồng lúa, ngũ cốc, làm ruộng (gọi là điền trang), sản xuất lương thực, thực
phẩm, chăn bò, chăn ngựa, chăn cừu, nuôi gà, dê, heo....), nuôi trồng thuỷ sản,
biển, sản xuất sợi, đay, bông... hoặc chuyên dụng cung cấp nguyên liệu cho các
ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Trang trại là cơ sở sản xuất cơ bản trong chu trình sản xuất lương thực, ở
Việt Nam, kinh tế trang trại tương đối phát triển. Trang trại có thể được sở hữu
và điều hành bởi một cá nhân, cộng đồng, gia đình, tổng công ty hoặc một công
ty. Một trang trại có thể là một khu vực có kích thước tùy nghi từ một diện tích
nhỏ cho đến đến vài chục nghìn ha. Một trang trại thường có đồng cỏ, ruộng,
vườn, hồ nước và có hàng rào bao quanh, trong trang trại có thể có nhà để ở dành
cho những người chủ trang trại hoặc người quản lý, lao động tại trang trại.
Ở Việt Nam, trang trại là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình
nông dân; Theo Bùi Minh Vũ: “Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ
sở trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất
thuộc quyền sở hữu của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành với quy
mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức
quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hành động tự chủ để sản xuất ra
các loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường.
b. Trang trại chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm là việc thực hành chăn nuôi các loại chim thuần hóa (gia
cầm) chủ yếu gồm gà, gà tây nhà, vịt nhà, ngan, ngỗng, bồ câu nhà, chim cút và
với mục đích nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng cung cấp thực phẩm hoặc các sản phẩm

khác. Nuôi gà cũng là nguồn cung cho trò chơi đá gà (chọi gà), làm cảnh…

8


Trang trại chăn nuôi gia cầm là một đơn vị kinh doanh cơ sở trực tiếp sản
xuất về chăn nuôi gia cầm trong chuồng trại với qui mô lớn, trình độ sản xuất và
quản lý tiến bộ, là hình thức sản xuất với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá
là các sản phẩm chăn nuôi gia cầm để cung ứng ra thị trường, tỷ trọng hàng hoá
chiếm từ 70 đến 80% trở lên, đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá của thị
trường trong và ngoài nước.
Cho đến hiện nay thì trang trại chăn nuôi gia cầm đã phát triển cả về qui mô
số lượng, tỷ trọng hàng hoá cao, nhưng tập chung chủ yếu ở các vùng đồng bằng;
đối với các khu vực trung du niềm núi phía Bắc thì chưa phát triển nhiều, tuy nhiên
đã có một số trang trại chăn nuôi gia cầm sản xuất kinh doanh khá hiệu quả.
c.Vai trò,đặc điểm của các trang trại chăn nuôi gia cầm
* Phát triển trang trại chăn nuôi có vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân
nó có tác động lớn về kinh tế, xã hội và môi trường
- Trang trại là tế bào quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, thực
hiện sự phân công lao động xã hội trong điều kiện nước ta chuyển từ sản xuất tự
cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.
- Sự hình thành và phát triển trang trại có vai trò cực kỳ to lớn được
biểu hiện:
+ Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và
lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Nhờ
vậy nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp
nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
+ Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển các loại vật nuôi có giá trị cao.
+ Trang trại là đơn vị sản xuất có qui mô lớn hơn kinh tế hộ, vì vậy có khả

năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
+ Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại
là nơi tiếp nhận và chuyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông dân
thông qua chính hoạt động sản xuất của mình.
+ Về mặt xã hội: Phát triển trang trại làm tăng hộ giàu ở nông thôn, tạo
thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và dân cư ở nông thôn, góp

9


phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tấm gương cho các hộ nông
dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. Tất cả
những vấn đề đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội ở
nông thôn.
+ Về mặt môi trường: Phát triển trang trại góp phần cải tạo và bảo vệ môi
trường sinh thái. Thực hiện phát triển trang trại nước ta đã đem lại nhiều kết quả
về kinh tế xã hội và môi trường. Nhưng phát triển trang trại ở nước ta phải phù
hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và từng địa phương.
* Đặc điểm:
- Trang trại chăn nuôi gia cầm có đặc điểm là sản xuất sản phẩm hàng hoá
mà sản phẩm nó là các loại thịt, trứng,… đáp ứng được nhu cầu của thị trường,
như vậy để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì quy mô trang trại chăn nuôi
phải ở mức độ tương đối lớn, khác biệt với hộ gia đình.
- Trang trại chăn nuôi gia cầm sản xuất các sản phẩm thịt, trứng,… trong
điều kiện kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá nên mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh đều xuất phát nhu cầu thị trường. Chính vì vậy tất cả các yếu tố đầu
vào như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ… cũng như các yếu tố đầu ra
như sản phẩm thịt, trứng,… đều là sản phẩm hàng hoá.
- Do đặc điểm sản xuất hàng hoá ngành chăn nuôi chi phối mà phải đòi hỏi

tạo ra ưu thế cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh, để thực hiện yêu cầu tái
sản xuất mở rộng, hoạt động trang trại chăn nuôi gia cầm theo xu thế tích tụ, tập
trung sản xuất kinh tế ngày càng cao, tạo ra tỷ xuất hàng hoá cao, khối lượng
hàng hoá ngày càng nhiều, chất lượng tốt.
- Trang trại chăn nuôi gia cầm cũng có nhiều loại hình khác nhau trong đó
trang trại gia đình vẫn là phổ biến, có đặc trưng rất linh hoạt trong từng hoạt
động, vì có thể dung nạp các trình độ sản xuất khác nhau về xã hội hoá, chuyên
môn hoá… Dung nạp các quy mô sản xuất trang trại chăn nuôi khác nhau như
các trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn và thậm chí đến cực lớn. Dung nạp các
cấp độ công nghệ sản xuất khác nhau từ thô sơ đến hiện đại, riêng biệt hoặc đan
xen. Liên kết các loại hình trang trại khác nhau cá thể, tư nhân, hợp tác quốc
doanh…Với các hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh đa dạng. Chính vì vậy mà
trang trại chăn nuôi gia cầm có khả năng thích ứng với các nước đang phát triển
và ở các nước công nghiệp phát triển.

10


- Trang trai chăn nuôi gia cầm có đặc điểm là tạo ra năng lực sản xuất cao
về nông sản hàng hoá mà chủ yếu là sản phẩm thịt, trứng,… do đặc điểm về tính
chất quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại quyết định. Chủ trang trại là
người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và có kinh nghiệm
trong sản xuất chăn nuôi, cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường.
2.1.1.4. Các khái niệm rủi ro
Việc ra quyết định trong các hoạt động kinh tế đều gặp phải rủi ro bởi vì ra
quyết định được tiến hành trước khi biết được kết quả của quyết định đó. Mức độ
rủi ro phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố và khả năng kiểm soát các yếu tố
trong giai đoạn quyết định đến kết quả. Trong khi đó từ quyết định đến kết quả là
một quá trình bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có rất nhiều yếu tố nằm
ngoài dự đoán và khả năng kiểm soát của người ra quyết định nên mức độ rủi ro

là rất lớn.
Cho đến nay thì vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, những
trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về
rủi ro. Những định nghĩa này được đưa ra rất đa dạng, phong phú, nhưng tóm lại
có thể chia ra làm 2 trường phái lớn đó là trường phái truyền thống và trường
phái trung hoà.
•Theo trường phái truyền thống:
- Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra (Từ điển Tiếng
Việt, 1995).
- Rủi ro đồng nghĩa là điều không may (Từ điển từ và ngữ văn Việt Nam,
1998).
- Theo từ điển Oxford thì “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, bị đau đớn,
thiệt hại”.
- Một số từ điển khác đưa ra các khái niệm tương tự như: “Rủi ro là sựbất
trắc gây ra mất mát, hư hại” hay “Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm,
sựkhó khăn điều không chắc chắn”.
- Trong kinh doanh, tác giả Hồ Diệu cho rằng “Rủi ro là sự tổn thất vềtài
sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến” hoặc “Rủi rolà
những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”.

11


Như vậy theo trường phái truyền thống: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiểm hoặc các yếu tốliên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không
chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
•Theo phái trung hoà:
Cùng với sự phát triển của xã trang trại loài người, hoạt động của con người
ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp, thì rủi ro ngày càng nhiều và đa dạng

hơn. Con người cũng quan tâm đến việc nghiên cứu rủi ro và quá trình nghiên
cứu đó nhận thức về rủi ro cũng thay đổi và cũng trở lên trung hoà hơn.
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, nó liên quan đến việc xuất hiện
các biến cố không mong đợi. Đó là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro
có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro người
ta không thể tính toán chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây lên sự bất
định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến được hoặc
mất không thể dự đoán trước được (Đào Thế Tuấn,1997).
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight, 1921).
2.1.2. Đánh giá nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các trang trại
chăn nuôi gia cầm
2.1.2.1. Khái niệm đánh giá nhu cầu
Thuật ngữ đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường
được qua các kì kiểm tra/ lượng giá trong quá trình và kết thúc bằng cách đối
chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các
mục tiêu.
Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượng định tình hình và
kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có
kết quả.
Đánh giá nhu cầu là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực
trạng về sự đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh
thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống,
những đặc điểm tâm sinh lý mỗi người để có những đánh giá nhu cầu khác nhau.
2.1.2.2. Phương pháp đánh giá
Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các trang trại chăn nuôi gia cầm, sau đó
sử dụng phương pháp toán học và thống kê mô tả, từ đó đưa ra đánh giá về nhu
cầu tham gia BHNN của các trang trại.

12



×