Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học hoa Thanh long (Hylocereus undatus) thu tại Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020

Nghiên cứu

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HOA THANH LONG
(HYLOCEREUS UNDATUS) THU TẠI BÌNH THUẬN
Lý Kiều Hương*, Trần Thị Vân Anh*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thanh long là một trong những cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam. Trong trồng trọt, nụ hoa
thanh long được tỉa bớt và sau khi nở vài ngày, phần bao hoa sẽ được loại bỏ để cây tập trung nuôi trái. Hoa
Thanh long là nguyên liệu tiềm năng c thể tận dụng làm thực phẩm, mỹ phẩm và nhất là làm thuốc.
Mục tiêu: Nghiên cứu thành phần hóa học của hoa Thanh long để làm tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng.
Đối tượng nghiên cứu: Phần bao hoa Thanh long (giống ruột trắng) sau khi thụ phấn 3 ngày. Hoa thu hái
tại tỉnh Bình Thuận.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp chiết ngấm kiệt thu cao toàn phần, phân tách các phân
đoạn bằng phân bố lỏng - lỏng. Phân lập các chất tinh khiết bằng các phương pháp sắc kí cột cổ điển, sắc kí rây
phân tử, phương pháp tinh chế, kết tinh trong dung mơi thích hợp. Cấu trúc chất phân lập được xác định bằng
phổ MS và NMR.
Kết quả: Từ 5 kg bột hoa Thanh long được chiết ngấm kiệt với cồn 96% thu được 500 ml dịch chiết đậm đặc
và 53,87 g tủa (Hylo T). Tiến hành lắc phân bố lỏng-lỏng lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần thu
được 73,80 g cao ether dầu hỏa (Hylo A); 10,28 g cao DCM (Hylo B); 3,26 g cao ethyl acetat (Hylo C); 12,42 g
cao n-butanol (Hylo D) và 50,60 g cao E (Hylo E). Phân tách cao Hylo T thu được 3 sterol (chalinasterol,
daucosterol và ergost 4,24(28)-dien-3-one) và hợp chất acid p-hydroxybenzoic, từ cao Hylo C thu được 1 hợp chất
là benzyl -D-glucopyranoside.
Kết luận: Thành phần kém phân cực trong hoa Thanh long chủ yếu là các hợp chất sterol, các chất phân lập
lần đầu tiên xác định c trong hoa Thanh Long. Đây sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu về dược lý hướng đến việc
tận dụng nguồn nguyên liệu hoa Thanh long.
Từ khóa: Thanh long, sterol, chalinasterol, daucosterol, ergost 4,24(28)-dien-3-one)

ABSTRACT


CHEMICAL CONSTITUENTS FROM THE FLOWER OF HYLOCEREUS UNDATUS
IN BINHTHUAN PROVINCE
Ly Kieu Huong, Tran Thi Van Anh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 2 - 2020: 47 - 53
Background: Hylocereus undatus is one of an important fruit plants in Vietnam. In cultivation, the flower
buds and the sack of flowers after blooming and pollination were removed to keep the nutrition for the growth of
the fruits. The flower of H. undatus is the potential material in foods, cosmetics and medicine.
Objective: The aim of the present study was to determine the chemical constituents from the flowers of H.
undatus, as the first step, to prepare for further studies.
Materials: The flowers of dragon fruit (white pulp type) after 3-days pollination were collected in Binh
Thuan province.
*

Khoa Dược, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Trần Thị Vân Anh
ĐT: 0918852989

B - Khoa học Dược

Email:

47


Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020

Methods: Phytochemical constituents of H. undatus were analyzed by modified Ciuley method. Plant
material was percolated with 96% ethanol and then the extract was separated by liquid – liquid distribution. The

isolation of pure compounds was carried out by vacuum liquid chromatography, Sephadex chromatography and
the recrystallization was in suitable solvents. The structures of isolated compounds were identified by MS, NMR
spectroscopy methods.
Results: 5 kg of flowers was percolated with 96% ethanol to obtain 500 ml of concentrated extract and 53.87
g of the precipitate (Hylo T). The ethanol residue was suspended in water and successively extracted with
petroleum ether, dichloromethane, ethyl acetate and n-butanol to yield 73.80 g of petroleum ether extract (Hylo A);
10.28 g of DCM extract (Hylo B); 3.26 g of ethyl acetate extract (Hylo C); 12.42 g of n-butanol extract (Hylo D)
and 50.60 g of the residual (Hylo E), The precipitate (Hylo T) was separated by column chromatography to obtain
3 sterols (chalinasterol, daucosterol and ergost 4,24(28)dien-3-one ) and p-hydroxybenzoic acid. The Hylo-C was
separated by Sephadex chromatography to yield benzyl -D-glucopyranoside.
Conclusion: The non-polar constituents of H. undatus flowers are mainly sterol. This is the first time
chalinasterol, daucosterol and ergost-4,24(28)-dien-3-one), p-hydroxybenzoic acid and benzyl -Dglucopyranoside were reported in H. undatus. The results are the first steps for further pharmacological studies of
H. undatus flowers.
Keywords: dragon fruit flower, sterol, chalinasterol, daucosterol, ergost-4,24(28)-dien-3-one
Phần nghiên cứu là hoa được tách ra khỏi bầu
ĐẶT VẤNĐỀ
noãn sau khi thụ phấn 3 ngày gồm các bộ phận:
Thanh long là loại cây ăn trái có dinh dưỡng
đài hoa, tràng hoa, nhị hoa.
cao, thích hợp với khí hậu nóng, ẩm. Ở Việt
Hóa chất
Nam, Thanh long được trồng khá phổ biến, tập
trung ở các tỉnh Bình Thuận, Long An và một số
địa phương khác. Sản phẩm từ Thanh long
không chỉ là trái mà các bộ phận khác đặc biệt là
hoa có thể sử dụng như thực phẩm và thuốc
chữa bệnh. Trong y học dân gian, hoa Thanh
long được dùng trị viêm phế quản, viêm hạch
bạch huyết thể lao, lao phổi, say rượu(1). Một số
nghiên cứu cho thấy hoa có tác dụng chống oxy

hóa(2) và ức chế enzym tyrosinase(3), có nhiều
tiềm năng trong lĩnh vực y dược học và m
phẩm. Tuy nhiên, ở nước ta việc nghiên cứu tận
dụng phần nguyên liệu hoa Thanh long vẫn
chưa được chú ý. Với lý do trên, nghiên cứu
được thực hiện nhằm tìm hiểu về thành phần
hóa học của hoa Thanh long tạo tiền đề cho
những nghiên cứu về tác dụng sinh học hướng
đến các ứng dụng đối với hoa Thanh long.

NGUYÊNLIỆU -PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Nguyên liệu
Hoa Thanh long (giống cho quả vỏ đỏ ruột
trắng) thu hái tại tỉnh Bình Thuận vào 12/2017.

48

Ethanol 96%, ether dầu hỏa, ethyl acetat,
chloroform, n-butanol của Sci-Tech Co. Ltd
(Trung Quốc), dicloromethan, methanol hãng
Scharlau (Tây Ban Nha). Silica gel, Sephadex
LH-20.
Phân tích sơ bột thành phần hóa học
Áp dụng phương pháp Ciuley cải tiến: Bột
hoa Thanh long được chiết xuất lần lượt với các
dung mơi có độ phân cực tăng dần: ether ethylic,
ethanol và nước. Các nhóm hợp chất trong từng
dịch chiết được xác định bằng các phản ứng hóa
học đặc trưng.
Chiết xuất – Tách phân đoạn

5 kg dược liệu được làm ẩm với cồn 96%
trong 30 phút, nạp vào bình ngấm kiệt, cho cồn
96% vào bình chiết, mức dung mơi cao hơn bề
mặt dược liệu 15 cm. Ngâm trong 24 giờ sau đó
rút dịch chiết cho đến khi lượng cắn cịn ít hơn
0,1%. Gộp dịch chiết, cô dưới áp suất giảm thu
được cao cồn 96% và phần tủa. Cao cồn 96% sau
khi được cơ bay hơi hết dung mơi được hịa vào
nước, lắc phân bố lỏng – lỏng với lần lượt

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020
các dung môi dichloromethan, ethyl acetat,
n-butanol để phân tách các chất theo độ phân
cực khác nhau.
Phương pháp sắc kí

Sắc kí lớp mỏng
Thực hiện trên bản mỏng Silica gel 60 F254
(Merck). Sau khi khai triển bằng hệ dung mơi
thích hợp, phát hiện dưới đèn U 254 nm, U 365
nm, thuốc thử vanilin-sulfuric, thuốc thử FeCl3.
Sắc kí cột
Chất hấp phụ là Silica gel hạt vừa kích
thước 40-63 µm, hoạt hóa ở 110oC trong 2 giờ.
Tiến hành nạp mẫu khơ, khai triển bằng hệ
dung mơi phù hợp.
Sắc kí cột rây phân tử Sephadex

Chất hấp phụ là 50 g Sephadex LH-20
trương nở trong MeOH. Tiến hành nạp mẫu
ướt, khai triển bằng MeOH.
Phương pháp kiểm tra độ tinh khiết và xác
định cấu trúc hóa học các chất

Kiểm tra tinh khiết
Chất được chấm kiểm tra trên 3 hệ dung
môi khác nhau, chất được xác định tinh khiết
khi chỉ cho hiển thị 1 vết trên sắc kí đồ khi
phát hiện dưới đèn U hoặc các thuốc thử.
Xác định cấu trúc hóa học các chất
Kết hợp phương pháp đo phổ MS và phổ
cộng hưởng từ NMR.

KẾT QUẢ
ơ bộ thành phần hóa thực vật
Kết quả phân tích thành phần hóa thực vật
cho thấy ngun liệu hoa Thanh long có các
thành phần hợp chất triterpenoid, flavonoid,
coumarin, antraglycosid, tanin, saponin, chất
khử, hợp chất polyuronic.
Chiết xuất và phân tách phân đoạn
5 kg bột hoa thanh long được chiết ngấm
kiệt với cồn 96% (tỷ lệ 1:15). Dịch chiết cồn
được cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm,
xuất hiện kết tủa, tiến hành lọc tủa thu được

B - Khoa học Dược


Nghiên cứu
53,87 g tủa (Hylo T) và 500 ml dịch chiết đậm
đặc (tương đương 160 g cao khô).
500 ml dịch chiết đậm đặc được chiết phân
bố lỏng - lỏng lần lượt với các dung mơi có độ
phân cực tăng dần: ether dầu hỏa,
dicloromethan, ethyl acetat, n-butanol. Dịch
chiết các phân đoạn được cô thu hồi dung môi
với áp suất giảm thu được 73,80 g cao petro
ether (Hylo A); 10,28 g cao DCM (Hylo B); 3,26 g
cao ethyl acetat (Hylo C); 12,42 g cao n-butanol
(Hylo D); 50,60 g cao H2O (Hylo E).
Phân lập các chất từ tủa Hylo T và cao Hylo C
Tủa Hylo T được phân tách bằng sắc kí cột
nhanh với dung môi n-hexan-EtOAc (tỉ lệ EtOAc
tăng 10 % →100 %) thu được 18 phân đoạn
(Hylo T.1-T.18). Phân đoạn T.11 và T.18 khi thu
hồi dung môi xuất hiện kết tủa. Tủa được tiến
hành lọc rửa và kiểm tra tinh khiết trên sắc kí lớp
mỏng với 3 hệ dung mơi thu được 2 chất tinh
khiết là H-1 (13,5 g) và H-2 (4,1 g). Phân đoạn
Hylo T.6 được phân tách tiếp qua cột cổ điển với
hệ dung môi DCM-EtOAc (tỉ lệ EtOAc 0% - 20%)
thu được 10 phân đoạn (T.6.1-T.6.10). Phân đoạn
T.6.5 được tinh chế qua sắc kí rây phân tử với hệ
dung môi DCM-Me H (8 2) thu được chất H-3
(11,0 mg). Phân đoạn T.16 sau khi tinh chế qua
cột rây phân tử thu được chất H-4 (5,8 mg).
Cao Hylo-C được tinh chế qua sắc kí rây
phân tử thu được 6 phân đoạn (C.1-C.6). Phân

đoạn C.2 tiếp tục phân tách bằng sắc kí cột cổ
điển thu được chất H-5 (49,0 mg).
Xác định cấu trúc các chất phân lập

Chất H-1
Bột vô định hình màu trắng, ít tan trong
MeOH, tan trong DCM, CHCl3. Trên SKLM,
không hiện vết dưới UV 254 nm và UV 365 nm,
hiện màu tím với thuốc thử vanilin-sulfuric.
Phổ ESI-MS (ion dương) [M+H] + 399,0. Phổ
1

H-NMR và 13C-NMR trình bày ở Bảng 1.

Chất H-2
Bột vơ định hình màu trắng, ít tan trong

49


Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020

CHCl3, DCM. Trên SKLM, không hiện vết
dưới UV 254 nm và UV 365 nm, lên màu tím
với thuốc thử vanilin-sulfuric. Phổ ESI-MS
(ion dương) [M+Na] + 599,0. Phổ 1 H-NMR
và 13C-NMR trình bày ở Bảng 1.


Chất H-3
Bột vơ định hình màu trắng, ít tan trong
MeOH, tan trong DCM, CHCl3. Phổ ESI-MS
(ion dương) [M+H]+ 397,4. Phổ 1H-NMR và
13

C-NMR trình bày ở Bảng 1.

Chất H-4
Tinh thể hình kim, tan trong MeOH, ít
tan trong CHCl 3. Trên SKLM, hiện vết dưới
UV 254 nm, không lên màu với thuốc thử vanilinsulfuric. Phổ ESI-MS (ion âm) [M-H]- 137,39.
1 H-NMR (CDCl 3 – 500 MHz) δ H 7,89 (2H, d,
J = 9,0 Hz, H-2/6), 6,83 (2H, d, J = 9,0 Hz, H-3/5);
13C-NMR (CDCl3– 125 MHz) δC 170,2 (-COOH),
163,3 (C-4), 122,9 (C-1), 133,0 (C-2/6), 116,0
(C-3/5).

Bảng 1. Dữ liệu phổ chất H-1, H-2 và H-3
C
13

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
C-1’
C-2’
C-3’
C-4’
C-5’
C-6’

50


C ppm
37,2
31,6
71,8
42,4
140,8
121,7
31,9
32,0
50,1
36,5
21,1
39,8
42,3
56,8
24,3
28,2
56,0
11,8
19,4
35,7
18,7
34,7
31,0
156,9
33,8
21,8
22,0
105,9


H-1 (CDCl3)
1
H, mult, (J =Hz)
1,83 m; 1,07 m
1,83 m ; 1,49 m
3,52 m
2,25 m (2H)
5,35 m
1,52 m ; 1,96 m
1,42 m
0,92 m
1,48 m (2H)
2,01 m ; 1,15 m
0,99 m
1,85 m; 1,27 m
1,57 m ; 1,06 m
1,12 m
0,68 s (3H)
1,00 s (3H)
1,41 m
0,95 d (3H) (6,6)
1,54 m ; 1,51 m
2,08 m; 1,87 m
2,22 m
1,03 d (3H) (2,5)
1,02 d (3H) (2,5)
4,71 s ; 4,66 s

13


C ppm
37,5
29,8
79,4
39,0
140,5
122,3
32,15
32,18
50,5
36,9
21,2
40,0
42,5
57,0
24,4
28,3
56,4
12,0
19,4
36,3
18,9
34,2
26,5
46,2

H-2 (CDCl3)
1
H, mult (J = Hz)
1,85 m; 1,06 m

1,9 m
3,56 m
2,38 ddd (13,1; 4,7; 2,2); 2,25 m
5,36 d (5,5)
2,00 (2H)
1,45 m
0,9 3 m
1,50 m; 1,45 m
2,01 m ; 1,16 m
1,00 m
1,85 ; 1,28
1,58 m ; 1,07 m
1,11 m
0,68 s
1,01 s
1,36 m
0,93 d (3H) (6,5)
1,33 m; 1,02 m
1,17 m (2H)
0,93 m

29,5
19,8
19,2
23,3

1,66 m
0,83 d (3H) (2,0)
0,81 s (3H)
1,24 m; 1,28 m


12,1
101,4
73,8
76,6
70,6
75,9
62,3

0,83 (3H) d (2,0)
4,40 d (7,5)
3,25 m
3,44 m
3,45 m
3,30 m
3,84 dd (11,5; 3,0) 3,75 dd (11,5; 4,5)

13

C ppm
35,7
32,9
199,6
123,7
171,7
34,0
32,0
36,3
53,8
38,6

21,0
39,6
42,4
55,9
24,1
28,1
55,9
11,9
17,4
35,6
18,6
34,6
31,0
156,8
33,8
22,0
21,8
106,0

H-3 (CDCl3)
1
H, mult, (J =Hz)
2,03 m; 1,69 m
2,33 m; 2,40 m
5,71 s
2,41 m; 2,34 m
1,84 m
1,37 m
0,93 dd (13,6; 6,4)
1,42 m (2H)

2,03 m ; 1,16 m
1,14 m
1,85 m ; 1,28 m
1,87 m ; 1,30 m
1,14 m
0,72 s (3H)
1,18 s (3H)
1,53 m
0,94 d (3H) (6,5)
1,55 m ; 1,15 m
1,88 m; 2,08 m
2,23 m
1,03 d (3H) (2,5)
1,03 d (3H) (2,5)
4,72 s ; 4,66 s

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020
Chất H-5
Bột vơ định hình, dễ tan MeOH, kém tan
trong CHCl3. Trên SKLM, hiện vết dưới UV 254
nm và không hiện vết dưới UV 365 nm, hiện
màu nâu với thuốc thử vanilin-sulfuric. Phổ ESIMS (ion âm) [M-H]- 269,27. 1H-NMR (MeOD–
500 MHz) δH 7,44 (1H, d, J =7,5 Hz; H3/7), 7,34
(1H, t, J =7,5 Hz, H4/6), 7,30 (1H, d, J =7,5 Hz; H5), 4,94 (1H, d, J =7,5 Hz, H-1), 4,68 (1H, d, J = 11,5
Hz, H-1), 4,37 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1’), 3,92 (1H,
dd, J = 12,0; 2,2 Hz; H-6’) 3,72 (1H, dd, J = 12,0; 5,5
Hz; H-6’); 3,36 (1H, m, H-3’), 3,33 (1H, m, H-4’),

3,28 (1H, m, H-5’), 3,27 (1H, m, H-2’)
C-NMR (MeOD– 125 MHz) δC 139,1 (C-2),
129,3 (C-4/6), 129,2 (C-3/7), 128,7 (C-5), 103,3 (C1’), 78,1 (C-3’), 78,0 (C-5’), 75,1 (C-2’), 71,8 (C-1),
71,7 (C-4’), 62,8 (C-6’).
13

BÀNLUẬN
Cấu trúc chất H-1
Khối phổ S -MS của H-1 cho đỉnh [M+H]+
399,0 tương ứng với phân tử khối của H-1 là 398.
Phổ cộng hưởng từ 13C NMR cho thấy H-1 có 28
carbon ứng với cơng thức cơng thức phân tử là
C28H46 với độ bất bão hòa (Ω) là 6.
Phổ cộng hưởng từ 13C-NMR, 1H-NMR và
DEPT cho thấy H-1 có các đặc điểm cấu trúc
như sau :
4 carbon bậc . Trong đó có 2 carbon ( C )
của nối đơi (δC 140,8 và 105,9)
8 carbon bậc . Trong đó một carbon (–CH=)
của nối đôi (δC 121,7), một carbon gắn với oxi (δC
71,8) các carbon cịn lại là các nhóm ( CH–)
khơng mang nhóm chức xuất hiện ở vùng
trường cao.
11 carbon bậc . Trong đó có 1 carbon mang
nối đơi δC 105,9 có 2 proton là δH 4,71 s và δH 4,66 s.
5 carbon bậc . Cả 5 nhóm methyl đều xuất
hiện ở vùng trường cao (δC 11-19 ppm), 3
nhóm methyl có tín hiệu doublet δH 0,95
(3H, d, J = 6,6 Hz), δH 1,03 (3H, d, J = 2,5 Hz),
δH 1,02 (3H, d, J = 2,5 Hz).


B - Khoa học Dược

Nghiên cứu
ới các đặc điểm cấu trúc như trên, có thể dự
đốn chất H-1 có cấu trúc khung steroid với
mạch nhánh và có 2 nối đơi. Vị trí C-3 trên
khung sterol có gắn nhóm -OH do proton δH 3,52
có tương tác COSY với proton của C-2 và C-4. ị
trí của nối đôi được xác định là ở C-5 – C-6 bởi
các tương tác quan sát được trong phổ C SY của
hệ H-6 – H-7 – H-8 (trong đó H-6 (δH 5,35 ppm) là
proton sp2 của nối đôi) và tương tác của proton
của nhóm methyl ở C-10 (δC 19,4 ppm; δH 1,00
ppm ) với carbon mang nối đôi C-5 (δC 140,8 ppm)
trong phổ HMBC. Đây cũng là vị trí thường gặp
nối đơi trong các steroid. Như vậy, dây nhánh
của H-1 sẽ có 9 carbon và có thêm một nối đơi. Vị
trí nối đôi này được xác định gắn trên C-24 do
tương tác HMBC của 2 proton nối đôi là δH 4,71
và 4,66 ppm với C-23 (δC 31,0) và C-25 (δC 33,8)
đồng thời proton của nhóm methyl δH 1,03 ppm
của C-26 và C-27 tương tác với C-24 ( δC 156,9).
Cấu trúc của H-1 dựa trên các dữ liệu phân
tích trên phổ NMR và so sánh với các tài liệu
tham khảo(4) được xác định là ergost 24(28)-en-3ol (chalinasterol), một sterol được xác định trong
hải mien (Hình 1).
Cấu trúc chất H-2
Khối phổ S -MS của H-2 cho đỉnh [M+Na]+
599,0 tương ứng với phân tử khối của H-2 là 598.

Phổ cộng hưởng từ 13C NMR cho thấy H-2 có 35
carbon ứng với cơng thức cơng thức phân tử là
C35H60O6 với độ bất bão hòa (Ω) là 6.
Phổ cộng hưởng từ 13C NMR và DEPT cho
thấy H-2 có có 35 carbon các đặc điểm cấu trúc
như sau :
3 carbon bậc . Trong đó có 1 carbon ( C )
của nối đôi (δC 140,5 ppm).
14 carbon bậc
. Trong đó có 7 carbon
mang oxy, một carbon (–CH ) của nối đơi
(δC 122,3 ppm), các carbon cịn lại là các nhóm
( CH–) khơng mang nhóm chức xuất hiện ở
vùng trường cao.
12 carbon bậc . Trong đó có 1 carbon
carbinol (δC 62,3 ppm, δH 3,84; 3,75 ppm) đặc trưng
của nhóm –CH2 H cuối mạch đường.

51


Nghiên cứu
6 carbon bậc . Cả 6 nhóm methyl đều xuất
hiện ở vùng trường cao (δC 11-19 ppm).
ới các đặc điểm cấu trúc như trên, có thể dự
đốn chất H-2 có cấu trúc của một glycosid với 1
đường hexose gắn vào phần genin có 29 carbon
với 1 dây nối đơi và 4 vịng. ới số vịng là 4, số
nhóm methyl là 6 và số nhóm methylen là 12, có
thể định hướng cấu trúc của phần genin là một

steroid 29 carbon với 17 carbon trên 4 vịng, 2
nhóm methyl góc và một dây nhánh dài với 10
carbon (với 4 nhóm methyl cịn lại). ị trí của nối
đơi được xác định là ở C-5 – C-6 tương tự như H1. Như vậy, dây nhánh của H-2 sẽ khơng có nối
đơi và cấu trúc chung của phần genin sẽ tương
ứng với sitosterol, một chất thường gặp trong
thực vật.
Phần đường của H-2 được xác định là β-Dglucopyranose bởi các dữ liệu phổ thu được, có
so sánh với các tài liệu đã cơng bố(5). ị trí của
đường gắn vào phần genin là ở C-3 như trong đa
số các steroid.
Cấu trúc chất H-3
Khối phổ S -MS của H-3 cho đỉnh [M+H]+
397,4 tương ứng với phân tử khối của H-3 là 396.
Phổ cộng hưởng từ 13C NMR cho thấy H-3 có 28
carbon ứng với cơng thức cơng thức phân tử là
C28H44 với độ bất bão hòa Ω =7.
Phổ cộng hưởng từ 13C-NMR và HSQC cho
thấy H-3 có các đặc điểm cấu trúc như sau :
5 carbon bậc . Trong đó có 2 carbon ( C )
của nối đơi (δC 171,7 và 156,8), đồng thời có tín
hiệu của carbon nhóm ceton (>C=O) δC 199,6 ppm.
7 carbon bậc . Trong đó một carbon (–
CH ) của nối đơi (δC 123,7), các carbon cịn lại là
các nhóm ( CH–) khơng mang nhóm chức xuất
hiện ở vùng trường cao.
10 carbon bậc . Trong đó có 1 carbon mang
nối đơi δC 106,2 ppm.
5 carbon bậc . Cả 5 nhóm methyl đều
xuất hiện ở vùng trường cao (δ C 11-19 ppm),

3 nhóm methyl có tín hiệu doublet δ H 0,94
(3H, d, J = 6,5 Hz), δH 1,03 (3H, d, J = 2,5 Hz),

52

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020
δH 1,02 (3H, d, J = 2,5 Hz).
ới các đặc điểm cấu trúc như trên, chất H-3
dự đoán có cấu trúc khung steroid có 2 nối đơi
với mạch nhánh. Vị trí C-3 trên khung sterol
khơng gắn nhóm -OH mà là nhóm keton do có
tương tác HMBC của H-1 δH 2,03 với δC 119,6. Vị
trí nối đơi trên khung sterol của H-3 khơng ở vị
trí C5-C6 mà được xác định ở vị trí C4-C5 do có
tương tác HMBC của proton nối đôi là δH 5,71
với C-2 (δC 32,9) , C-6 (δC 34,0), C-10 (δC 38,6).
Như vậy cấu trúc của H-3 có 2 nối đơi liên hợp,
điều này giải thích cho hiện tượng vết H-3 có tắt
quang dưới U 254 nm. Như vậy, dây nhánh
của H-3 sẽ có 9 carbon và có thêm một nối đơi.
Các giá trị phổ NMR phân tích ở mạch nhánh
cho thấy có sự trùng hợp với mạch nhánh của
chất H-1, vị trí nối đơi cịn lại được xác định gắn
trên C-24 do tương tác HMBC của 2 proton nối
đôi là δH 4,72 và 4,66 ppm với C-23 (δC 31,0) và
C-25 (δC 33,8) đồng thời proton của nhóm methyl
δH 1,03 ppm của C-26 và C-27 tương tác với C-24
(δC 156,8).
Cấu trúc của H-3 dựa trên các dữ liệu phân
tích trên phổ NMR và so sánh với các tài liệu

tham khảo(6) được xác định là ergost4,24(28)dien-3-one, một sterol cũng phân tách từ
sinh vật biển.
Cấu trúc chất H-4
Khối phổ ESI-MS của H-4 cho đỉnh [M-H]137,39, tương ứng với phân tử khối là 138.
Phổ 1H-NMR của H-4 có 2 tín hiệu δH 7,89
(2H; d; J = 9,0 Hz) và δH 6,83 (2H; d; J = 9,0 Hz)
của proton gắn với 2 carbon đối xứng trong vịng
thơm. Phổ 13C-NMR có tín hiệu δC 170,2 của nhóm
chức acid, 1 tín hiệu δC 163,3 của carbon olefin gắn
với –OH, 2 tín hiệu δC 133,0 và 116,0 có cường độ
cao đặc trưng cho 2 carbon đối xứng trong vịng
thơm. Phân tích dữ liệu phổ NMR, xác định H-4
là acid p-hydroxybenzoic.
Cấu trúc chất H-5
Khối phổ S -MS của H-5 cho đỉnh [M+H]269,2 tương ứng với phân tử khối của H-5 là
270. Phổ cộng hưởng từ 13C NMR cho thấy H-5

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020
có 13 carbon ứng với cơng thức cơng thức
phân tử là C13H18O6 với độ bất bão hịa Ω = 5.
Phổ 13C-NMR (MeOD – 125 MHz) của H-5 cho 11
tín hiệu C bao gồm: 6 tín hiệu δC vùng 60 - 105 của
đường glucose, 1 tín hiệu δC 103,3 của carbon
CH2 gắn với -O-; 4 tín hiệu δC của vịng thơm
nhưng có hai tín hiệu 129,1 và 129,2 có cường
độ cao bất thường đặc trưng cho 2 carbon đối
xứng trong vòng thơm.


Nghiên cứu
Phổ 1H-NMR của H-5 cho thấy 2 tín hiệu
δH 7,34 (H, d, J = 8,5 Hz) và δH 7,44 (H, d, J = 9,0 Hz)
của H gắn với 2 C đối xứng trong vòng thơm.
Dựa trên một số tương tác HMBC quan trọng,
cho thấy phần đường glucose liên kết với
vịng thơm thơng qua dây nối methylen CH2
có δC 71,75. Qua biện giải dữ liệu phổ NMR và
so sánh với dữ liệu phổ NMR của tài liệu
tham khảo(7) xác định được hợp chất H-5 là
benzyl β-D-glucopyranoside.

Hình 1. Cấu trúc các hợp chất phân lập từ hoa Thanh Long

KẾT LUẬN
Từ cao cồn 96% hoa Thanh long đã phân lập và
xác định được cấu trúc của 5 hợp chất là
chalinasterol, daucosterol, ergost-4,24(28)-dien-3one, acid p-hydroxybenzoic và benzyl -Dglucopyranoside. Đây là lần đầu tiên các hợp chất
này được báo cáo có trong hoa Thanh long. Kết quả
của nghiên cứu sẽ là tiền đề cho các thử nghiệm
dược lý nhằm tìm hiểu cơng dụng của hoa Thanh
long để từ đó hướng đến việc ứng dụng hoa Thanh
long trong dược phẩm và m phẩm.

TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Viện Dược liệu (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam, V2, pp.826-827. Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
2. Xican L, Yaoxiang G, Weijuan H, et al (2013). Antioxidant
activity and mechanism in flower of Hylocereus undatus (Haw.)

Britt. Et Rose. Acta biologica cracoviensia, 55(1):80-85.

B - Khoa học Dược

3. Qiu L, Chen Q (2004). Studies on the extraction of tyrosinase
inhibitor from red-purple pitaya flower. Journal of Xiamen
University, 43:438-479.
4. Kavita R, Andrew P, Peter K (2017). Crellasterones a and b: anorsterol derivatives from the new caledonian sponge crella
incrustans. Marine Drugs,15(6):177.
5. Soumia M, Hamada H, Catherine L, et al (2012). Chemical
constituents of Centaurea omphalotricha Coss. & Durieu ex Batt. &
Trab. Records of Natural Product, 6(3):292-295.
6. Guella G, Mancini Ines, Pietra Francesco (1988). Isolation of
ergosta-4, 24 (28)-dien-3-one from both astrophorida
demosponges and subantarctic hexactinellides. Comparative
Biochemistry and Physiology Part B: Comparative Biochemistry,
90(1):113-115.
7. Yuko Y, Karin K, Falk L, et al (2008). Furan endwise peeling of
celluloses: mechanistic studies and application perspectives of a
novel reaction. European Journal of Organic Chemistry, (3):475-484.

Ngày nhận bài báo:

15/10/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

29/10/2019

Ngày bài báo được đăng:


20/03/2020

53



×