Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ trên tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 8 trang )

Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ
TRÊN TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
ùi nh hư*, Nguyễn Thắng**, Trần Thị Thanh Tâm*, Nguyễn ương hảo*

TÓM TẮT
ở đầ : Việc tuân thủ dùng thuốc (TTDT) đóng vai trị quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát bệnh
đái tháo đường (ĐTĐ) type 2, giúp bệnh nhân ( N) đạt được kết quả lâm sàng tích cực và ngăn ngừa các biến
chứng mạn tính của bệnh. Sự can thiệp của nhân viên y tế, đặc biệt là dược sĩ đã được chứng minh là giúp cải
thiện TTDT của BN. Tuy nhiên, dữ liệu này ở Việt Nam còn hạn chế.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ trên TTDT của N ĐTĐ type 2.
hương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.
Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám tại phòng khám ngoại trú Nội tiết - Thận, bệnh viện Nhân Dân Gia Định,
thành phố Hồ Chí Minh (từ 01/11/2018 đến 30/07/2019) được chọn ngẫu nhiên vào nhóm đối chứng hoặc nhóm
can thiệp. Đặc điểm N và thông tin điều trị được thu thập từ sổ khám bệnh. Niềm tin vào thuốc được đo lường
bằng bộ câu hỏi Beliefs about Medicines Questionnaire Specific (BMQ-S). Sự TTDT được đo lường bằng bộ câu
hỏi Morisky Medication Adherence Scale - 8 items (MMAS-8). Nhóm can thiệp được dược sĩ tư vấn về tầm quan
trọng của việc tuân thủ dùng thuốc và cung cấp thông tin hướng dẫn việc dùng thuốc. Tại thời điểm 1 tháng sau
can thiệp, BN được kiểm tra lại kết quả TTDT bằng bộ câu hỏi MMAS-8. Hồi quy logistic được sử dụng để đánh
giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ trên việc tuân thủ dùng thuốc của BN.
Kết quả: Có 143 BN tham gia nghiên cứu (tuổi trung bình 64,09±8,5). Điểm trung bình niềm tin vào thuốc
mục Chuyên biệt - Cần thiết và mục Chuyên biệt - Quan tâm lần lượt là 23,84±2,47 và 17,38±4,58. Trước can
thiệp, chỉ có 65/143 (45,5 ) N TTDT, điểm MMAS-8 trung bình của mẫu nghiên cứu là 6,95±1,20. Tại thời
điểm 1 tháng sau can thiệp, các bệnh nhân nhận được can thiệp của dược sĩ đã TTDT cao hơn so với các bệnh
nhân không được can thiệp (OR = 3,074; 95% CI: 1,317 - 7,178).
Kết luận: Biện pháp can thiệp của dược sĩ thông qua tư vấn và cung cấp thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc
đã cải thiện sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường type 2.


Từ khóa: tuân thủ dùng thuốc, đái tháo đường, MMAS-8

ABSTRACT
IMPACT OF PHARMACIST'S INTERVENTION ON MEDICATION ADHERENCE
IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL
Bui Anh Thu, Nguyen Thang, Tran Thi Thanh Tam, Nguyen Huong Thao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 2 - 2020: 114 - 121
Background: Medication adherence plays an important role in management and control of diabetes. This
may help patients archive positive clinical outcomes and prevent the chronic complications of diabetes. The
intervention of health care providers, especially pharmacist can help improve patient adherence to medications.
However, such data in Vietnam is limited.
*

Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Cần Thơ
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Hương Thảo
ĐT: 0918177254
**

114

Email:

B – Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020

Nghiên cứu


Objectives: The aim of this study is to evaluate the impact of pharmacist's intervention on medication
adherence in patients with type 2 diabetes.
Methods: This was a randomized controlled trial. Patients with type 2 diabetes mellitus treated at outpatient
clinic of Gia Dinh People’s hospital, Ho Chi Minh City (from 01/11/2018 to 30/07/2019) were randomized to
either control or intervention group. Data on patients’ sociodemographic characteristics and indicated medications
was obtained from outpatients’ medical records. Data on beliefs about medicines were collected using validated
questionnaires Beliefs about Medicines - Specific (BMQ-S). Data on medication adherence was collected using
validated questionnaires Morisky Medication Adherence Scale - 8 items (MMAS-8). The intervention group was
consulted by a pharmacist about the importance of medication adherence and provided instructions on how to take
medications sufficiently. Patients’ medication adherence was reassessed at 1 month after intervention using
MMAS-8. Logistic regression model was used to determine factors associated with medication adherence.
Results: There were 143 patients included in the study (mean age was 64.09±8.5). The average scores of
Beliefs about Medicines Questionnaire Specific-Necessity and Specific-Concern were 23.84±2.47 and 17.38±4.58,
respectively. Before intervention, only 65/143 (45.5%) of patients adhered to indicated medications, the average
MMAS-8 score was 6.95±1.20. The pharmacist's intervention has improved the patients’ medication adherence at
1 month after the intervention, patients in the intervention group had a higher proportion in medication
adherence in comparison with patients in the control group (OR = 3.074; 95% CI: 1.317 – 7.178).
Conclusions: Pharmacist's intervention including consultation and provision of medication information has
improved medication adherence among patients with type 2 diabetes.
Key words: medication adherence, diabetes, MMAS-8

ĐẶT VẤNĐỀ
ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba
tại Việt Nam (sau xơ vữa động mạch và ung
thư), chỉ tính riêng trong năm 2017 cả nước có
gần 29.000 người trưởng thành tử vong do các
nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ(1). Hiện nay, các
bệnh nhân sau khi có chẩn đốn ĐTĐ thường
được điều trị ngoại trú bằng cách kết hợp giữa
việc dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và luyện tập.

Có nhiều bằng chứng cho thấy sự tuân thủ dùng
thuốc làm tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết,
giảm biến cố nhập viện và giảm chi phí chăm sóc
y tế(2). Tuy nhiên, tỷ lệ tn thủ của N ĐTĐ type
2 chưa cao như ở Indonesia (20,9%), Singapore
(42,9%)(3,4). Trên thế giới đã có các nghiên cứu
cho thấy việc can thiệp của nhân viên y tế giúp
tăng tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân lên
khoảng 20 - 35%(5,6). Với xu hướng của việc chăm
sóc sức khỏe hiện nay, hoạt động của nhân viên
y tế (mà trong đó dược sĩ đóng một vai trị quan
trọng) có thể giúp cải thiện việc TTDT của BN từ
đó giúp tối ưu hóa hiệu quả lâm sàng của các
thuốc điều trị. Nhằm tìm hiểu vai trò của dược sĩ

B – Khoa học Dược

trong việc cải thiện tuân thủ dùng thuốc của
bệnh nhân ĐTĐ type 2, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá hiệu quả
can thiệp của dược sĩ trên tuân thủ dùng thuốc
của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh
viện Nhân Dân Gia Định.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn ch n bệnh
Các N đến khám tại khoa Nội tiết - Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh trong

khoảng thời gian từ 01/11/2018 đến 01/02/2019,
có chẩn đoán ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú với ít
nhất một thuốc ĐTĐ đường uống từ ít nhất 6
tháng trước được lựa chọn vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các BN có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
phụ nữ có thai, khơng đồng ý tham gia nghiên
cứu, khơng sử dụng điện thoại, đã hoặc đang
tham gia nghiên cứu có can thiệp tn thủ điều
trị trong vịng 1 năm trở lại đây (tính đến thời
điểm mời bệnh nhân tham gia nghiên cứu).

115


Nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu là thử nghiệm lâm sàng
có can thiệp chủ động, chia nhóm ngẫu nhiên, có
đối chứng, người đo kết quả khơng được biết
thơng tin về can thiệp của BN nhằm đảm bảo sự
khách quan của nghiên cứu. Nghiên cứu tiến
hành trên cơ sở tự nguyện của đối tượng nghiên
cứu và đã được thông qua bởi Hội đồng đạo đức
trong nghiên cứu y sinh học của bệnh viện Nhân
Dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh.
Cỡ mẫu: Theo kết quả nghiên cứu của Trần
Thị Quỳnh Anh tại bệnh viện Nhân dân Gia
Định, tỷ lệ TTDT của N ĐTĐ type 2 là 46,1%(7).
Giả sử tỷ lệ tuân thủ ở các BN trong nghiên cứu

của chúng tôi cũng tương tự đạt kết quả trên, ta
có p1 = 46,1%. Các nghiên cứu về hiệu quả của tư
vấn bởi dược sĩ trên tuân thủ dùng thuốc ở bệnh
nhân đái tháo đường type 2 trên thế giới cho
thấy tỷ lệ TTDT cải thiện từ 20 - 35%(5,6); và chúng
tôi mong muốn sau can thiệp có thể đạt tỷ lệ
tuân thủ ở nhóm can thiệp tăng thêm 30%, vậy
p2 = 76,1%. Thế vào cơng thức bên dưới ta có n =
53. Như vậy cần ít nhất 53 bệnh nhân cho mỗi
nhóm nghiên cứu.

Zα/2= 1,96 với α = 0,05; độ tin cậy 95%
Zβ = 0,842 với β = 0,1; power = 0,9
Để tránh trường hợp mất mẫu trong quá
trình theo dõi bệnh nhân chúng tôi chọn mẫu
tăng thêm 20%. Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu là 128
bệnh nhân cho cả hai nhóm.
Phương pháp tiến hành
Các N được chọn vào nghiên cứu sẽ được
phân thành 4 nhóm tương ứng với giới và tuổi:
nhóm nữ < 65 tuổi, nhóm nữ ≥ 65 tuổi, nhóm
nam < 65 tuổi, nhóm nam ≥ 65 tuổi. mỗi nhóm,
sử
dụng
trang
web
để chọn ngẫu
nhiên BN vào nhóm chứng hoặc nhóm can thiệp
(với tỷ lệ 1:1). Các BN nhóm can thiệp ngồi
nhận được sự tư vấn thường quy của bác sĩ/điều


116

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020
dưỡng thì cịn nhận được sự tư vấn của dược sĩ.
Các BN nhóm chứng chỉ có tư vấn thường quy
của bác sĩ/điều dưỡng. Dược sĩ đánh giá kiến
thức cơ bản về bệnh, đặc điểm, thói quen sử
dụng thuốc của bệnh nhân, đưa ra lời khuyên và
giải đáp các thắc mắc, khó khăn mà bệnh nhân
gặp phải (nếu có) như: nhận biết thuốc nào là
thuốc điều trị ĐTĐ và thời gian dùng thuốc, khó
nhớ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dược sĩ tư vấn về TTDT và cung cấp công cụ hỗ
trợ cho BN là tài liệu thông tin về thuốc gồm: các
lưu ý quan trọng và tác dụng khơng mong muốn
có thể gặp của các thuốc điều trị đái tháo đường.
Tài liệu thông tin về thuốc được in sẵn gồm các
mục chính trong cuộc tư vấn nhằm giúp BN có
thể xem lại ở nhà trong truờng hợp khơng nhớ
hết các nội dung chính khi tư vấn.
Thu thập số li u
Các thông tin về đặc điểm BN bao gồm tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh
(tính từ lúc phát hiện bệnh đến thời điểm khảo
sát) được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp
BN tại bệnh viện. Các thơng tin về bệnh mạn
tính mắc kèm và các thuốc ĐTĐ N đang sử
dụng được ghi nhận từ sổ khám bệnh/đơn
thuốc. Niềm tin vào thuốc của N được đo

lường bằng bộ câu hỏi Beliefs about Medicines
Questionnaire Specific (BMQ-S), gồm 10 câu hỏi
chia làm 2 mục: Chuyên biệt - Cần thiết (niềm tin
vào sự cần thiết của các thuốc trong việc điều trị
bệnh) và Chuyên biệt - Quan tâm (mối quan tâm
về các tác dụng có hại của thuốc). Với mỗi câu
hỏi, BN trả lời theo 5 mức độ: Rất không đồng ý,
không đồng ý, không chắc chắn, đồng ý và rất
đồng ý. Niềm tin vào thuốc điều trị ĐTĐ của N
được đánh giá qua tổng điểm trung bình của
từng mục trong bộ câu hỏi MQ phần chuyên
biệt(8). Sự TTDT của N được khảo sát bằng
thang đo TTDT của Morisky - phiên bản 8 câu
hỏi (Morisky Medication Adherence Scale - 8
items, MMAS-8). Kết quả phỏng vấn MMAS-8
của N được chia làm 2 mức độ: có TTDT
(MMAS-8 = 8), khơng TTDT (MMAS-8 < 8). Cả

B – Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020

Nghiên cứu

hai bộ câu hỏi đều đã được thẩm định trong điều
kiện nghiên cứu ở VN(9).

thuốc của BN. Giá trị p
nghĩa thống kê.


Tiêu chí nghiên cứu

KẾT QUẢ

Tiêu chí nghiên cứu là tỷ lệ BN tuân thủ
dùng thuốc tại thời điểm 1 tháng sau can thiệp.

Có 147 N được chọn vào nghiên cứu và
được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: can thiệp (73
N) và đối chứng (74 BN). Trong q trình
nghiên cứu, ở nhóm can thiệp có 1 BN bị loại
khỏi nghiên cứu do mất dấu (chiếm tỷ lệ 0,7%), ở
nhóm đối chứng có 3 BN bị loại khỏi nghiên cứu
do mất dấu (chiếm tỷ lệ 2,1%). Như vậy, cịn lại
143 N được đưa vào phân tích tỷ lệ tuân thủ
dùng thuốc tại thời điểm 1 tháng sau can thiệp.

Xử lý số li u
Phần mềm SPSS 20 và xcel 2010 được sử
dụng để phân tích số liệu. Thống kê mô tả được
sử dụng để xác định tần số, tỷ lệ % và trung bình
± độ lệch chuẩn. Việc so sánh 2 tỷ lệ được thực
hiện bằng phép kiểm Chi bình phương (hoặc
Fisher exact test), so sánh 2 trung bình bằng
phép kiểm t-test hoặc Mann-Whitney, so sánh 2
giá trị trung bình trong cùng 1 nhóm bệnh nhân
ở thời điểm ban đầu và 1 tháng sau can thiệp
bằng phép kiểm Wilcoxon signed-rank test. Hồi
quy logistic được sử dụng để đánh giá hiệu quả

can thiệp của dược sĩ trên việc tuân thủ dùng

0,05 được coi là có ý

Đặc điểm nền của các b nh nhân tham gia
nghiên cứu
Các thông tin về đặc điểm chung của BN
được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Đặc điểm nền của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Đặ đ ểm
Tuổi trung bình
Nhóm tuổi: < 65
65
Gi i tính: Nam
Nữ
ì độ học vấn
Trung họ ơ ở
hoặc thấ ơ
Trung học phổ thông
hoặ
ơ
Bệnh mắc kèm
0 - 1 bệnh
2 bệnh
3 bệnh
Thời gian mắc bệ Đ Đ
<5 ă
5 - 10 ă
> 10 ă

Số liều thuốc/ngày
1
2
3
Sử dụng insulin: Khơng

Niềm tin vào thuốc
Chun biệt - Cần thiết
Chuyên biệt - Quan tâm

B – Khoa học Dược

C 2 nhóm (N = 143)
n (%)
64,09±8,53
73 (51,0)
70 (49,0)
45 (31,5)
98 (68,5)

Nhóm can thiệp (N = 72)
n (%)
64,33±8,46
37 (51,4)
35 (48,6)
22 (33,6)
50 (69,4)

Nhóm chứng (N = 71)
n (%)

63,85±8,67
36 (50,7)
35 (49,3)
23 (32,4)
48 (67,6)

82 (57,3)

44 (61,1)

38 (53,5)

61 (42,7)

28 (38,9)

33 (46,5)

10 (7,0)
57 (39,9)
76 (53,1)

5 (7,0)
33 (45,8)
34 (47,2)

5 (7,0)
24 (33,8)
42 (59,2)


41 (28,7)
58 (40,6)
44 (30,8)

21 (29,2)
31 (43,1)
20 (27,8)

20 (28,2)
27 (38,0)
24 (33,8)

31 (21,7)
86 (60,1)
26 (18,2)
107 (74,8)
36 (25,2)

17 (23,6)
41 (56,9)
14 (19,5)
51 (70,8)
21 (29,2)

14 (19,7)
45 (63,4)
12 (16,9)
56 (78,9)
15 (21,1)


23,84±2,47
17,38±4,58

23,85±2,50
17,46±4,58

23,83±2,45
17,31±4,62

p
0,750
0,935
0,813

0,079

0,982

0,583

0,732

0,268

0,656
0,966

117



Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020

Hi u qu can thi p của dược ĩ t n vi c tuân
thủ dùng thuốc
Tỷ lệ BN tuân thủ dùng thuốc trước can
thiệp là 45,5%. Điểm MMAS-8 trung bình của
mẫu nghiên cứu là 6,95±1,20.

Tại thời điểm 1 tháng sau can thiệp, tỷ lệ
tuân thủ dùng thuốc của mẫu nghiên cứu tăng
lên 55,2%.
Điểm MMAS-8 trung bình sau 1 tháng tăng
lên 7,19±1,13 (Bảng 2).

Bảng 2. So sánh sự TTDT giữa 2 nhóm tại thời điểm trước và và 1 tháng sau can thiệp
Tuân thủ
Tuân thủ
Không tuân thủ
MMAS-8
trung bình

Bắt đầu tham gia NC
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
N = 72, n (%)
N = 71, n (%)
33 (45,8)
32 (45,1)

39 (54,2)
39 (54,9)
6,9±1,24

7,0±1,17

Khi phân tích trong từng nhóm, chúng tơi
nhận thấy, chỉ ở nhóm can thiệp có sự tăng điểm
MMAS-8 trung bình có ý nghĩa thống kê tại thời
điểm 1 tháng sau can thiệp so với thời điểm ban
đầu. Khơng có sự thay đổi về điểm tuân thủ
dùng thuốc ở nhóm chứng (Bảng 3).
Bảng 3. So sánh MMAS-8 ban đầu và 1 tháng sau
can thiệp trong từng nhóm
Đ ểm MMAS-8
trung bình
B đầu
Sau 1 tháng
p

Nhóm can thiệp
(N = 72)
6,90±1,24
7,35±1,05
< 0,001

Nhóm chứng
(N = 71)
7,00±1,17
7,03±1,18

0,157

Kết quả phân tích ở trên chưa thể hiện rõ tác
động của can thiệp đến sự TTDT của BN tại thời
điểm 1 tháng sau can thiệp. Vì thế, hồi quy
logistics đa biến được sử dụng để đánh giá hiệu
quả can thiệp của dược sĩ trên việc tuân thủ
dùng thuốc của BN, với các biến độc lập bao
gồm: sự can thiệp của dược sĩ (có hoặc khơng),
giới tính (nam hoặc nữ), nhóm tuổi (dưới 65 tuổi
hoặc 65 tuổi trở lên), trình độ học vấn (dưới
trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông trở
lên), thời gian mắc bệnh (dưới 5 năm, từ 5 đến 10
năm hoặc trên 10 năm), bệnh kèm theo (mắc 2
bệnh trở xuống hoặc mắc trên 2 bệnh), số liều
thuốc điều trị ĐTĐ/ngày (1 liều, 2 liều hoặc 3 liều
trở lên), sử dụng insulin (có hoặc khơng), niềm
tin vào thuốc (mục Chuyên biệt - Cần thiết và
mục Chuyên biệt - Quan tâm) (Bảng 4).

118

p0
0,927
0,689

1 tháng sau can thiệp
Nhóm can thiệp
Nhóm chứng
N = 72, n (%)

N = 71, n (%)
45 (62,5)
34 (47,9)
27 (37,5)
37 (52,1)
7,35±1,05

7,03±1,18

p1
0,079
0,062

Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến về
mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát với sự tuân thủ
dùng thuốc sau 1 tháng
Các yếu tố kh o sát
OR
95% CI
Sự can thiệp củ d
ĩ
Khơng
1

3,074 1,317 - 7,178
Gi i tính
Nữ
1
Nam
0,915 0,380 - 2,199

Nhóm tuổi
< 65 tuổi
1
65 ổi
1,908 0,700 - 5,199
ì độ học vấn
Trung họ ơ ở
1
hoặc thấ ơ
4,932 - 33,107
Trung học phổ thông
12,779
hoặ
ơ
Thời gian mắc bệnh
<5 ă
5 - 10 ă
> 10 ă

Bệnh kèm theo
≤ 2 bệnh
>2 bệnh
Số liều thuốc/ngày
1
2
3
Sử dụng insulin
Khơng

Niềm tin vào thuốc

Chun biệt - Cần thiết
Chuyên biệt - Quan tâm

p

0,009

0,842

0,207

< 0,001

1
0,657
0,609

0,234 - 1,840
0,161 - 2,299

1
1,122

0,491 - 2,564 0,784

0,916
2,428

0,330 - 2,541 0,866
0,617 - 9,551 0,204


1
0,679

0,263 - 1,751 0,423

1,011
1,015

0,858 - 1,192 0,895
0,929 - 1,110 0,736

0,424
0,464

B – Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020
BÀNLUẬN
Đặc điểm nền của các b nh nhân tham gia
nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, BN nam chiếm 31,5%
và nữ chiếm 68,5%. Kết quả này tương tự như
nghiên cứu của Nguyễn Khánh Ly (2014) với tỷ
lệ nữ là 69,2%(10), sự tương đồng này có thể là do
cả 2 nghiên cứu đều được thực hiện tại TP. Hồ
Chí Minh. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu
là 64,09±8,53 tuổi, trong đó số BN trên 65 tuổi
chiếm đến 49,0% mẫu nghiên cứu. Điều này phù

hợp với đặc điểm về độ tuổi có nguy cơ mắc
ĐTĐ type 2 (từ 45 tuổi trở lên)(11). Số lượng BN có
nhiều bệnh mắc kèm (từ 2 bệnh trở lên) chiếm tỷ
lệ cao (93%). Điều này có thể được giải thích là
do mẫu nghiên cứu đa phần là người lớn tuổi.
Độ tuổi cao kèm theo nhiều bệnh là do lão hóa
và cũng có thể do thời gian mắc bệnh ĐTĐ type
2 của BN trong mẫu chiếm tỷ lệ cao. Thời gian
mắc bệnh ĐTĐ từ 5 đến 10 năm chiểm tỷ lệ cao
nhất trên tổng số BN (40,6%), tương đồng với kết
quả nghiên cứu của Butt (2016) có thời gian mắc
bệnh ĐTĐ từ 5 đến 10 năm là 37,3%(12). Tỷ lệ BN
được chỉ định sử dụng insulin chiếm 25,2%. Kết
quả này tương đồng với nghiên cứu của Hứa
Thành Nhân (2014) (28,3%)(13) hay của Sweileh
(2014) (32,6%)(14). Mặc dù có nhiều liệu pháp điều
trị ĐTĐ, insulin vẫn là liệu pháp hiệu quả nhất
không chỉ đối với ĐTĐ type 1, mà còn đối với
ĐTĐ type 2. Đa số BN trong nghiên cứu này
được chỉ định dùng thuốc 2 liều/ngày (60,1%).
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của
Dương Chí Hồng (2019) là 2,0 (2,0 - 3,0)(15),
nghiên cứu của Waari (2018) (51,4%)(16). Trình độ
học vấn chiếm tỷ lệ cao là từ trung học cơ sở trở
xuống (56,6%). Kết quả này tương đồng với kết
quả nghiên cứu của Ahmed (2017) với 72,1% BN
có trình độ từ trung học phổ thơng trở
xuống(17)(Bảng 1).
Trong nghiên cứu của chúng tơi, điểm trung
bình niềm tin vào thuốc mục Chuyên biệt - Cần

thiết đạt khá cao (23,84±2,47) cho thấy BN xem
việc dùng thuốc rất quan trọng. Nghiên cứu của

B – Khoa học Dược

Nghiên cứu
Farmer tiến hành trên N ĐTĐ type 2 chỉ ra rằng
các BN tin rằng thuốc thật sự cần thiết thường có
tuân thủ tốt hơn những N tin là họ khơng hoặc
hưởng lợi rất ít từ những thuốc đang sử dụng(18).
Điều này gợi ý các giải pháp hướng đến cải thiện
niềm tin vào thuốc của N có thể giúp nâng cao
TTDT. Điểm trung bình mục Chun biệt - Quan
tâm là 17,38±4,58, cho thấy N tương đối quan
tâm về phản ứng có hại cũng như nguy cơ của
các thuốc điều trị ĐTĐ mà N đang dùng(19).
Hi u qu can thi p của dược ĩ t n vi c tuân
thủ sử dụng thuốc
Điểm MMAS-8 trung bình của BN trong
mẫu nghiên cứu là 6,95±1,20. Điểm này tương
đồng với kết quả nghiên cứu của Jamous (2011)
(6,8±1,3)(20), nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu
của Shareef (2016) 5,16±0,93 ở nhóm can thiệp và
5,56±1,38 ở nhóm đối chứng(6).
Tại thời điểm trước can thiệp, có 65/143 BN
(45,5%) có tổng điểm MMAS-8 đạt 8 điểm, kết
quả này cho thấy tỷ lệ TTDT ở N ĐTĐ chưa cao.
Trong khi, một số nghiên cứu trước đây cho thấy
tỷ lệ N TTDT khá cao như nghiên cứu của Lê
Thị Nhật Lệ (2017) sử dụng thang đo MCQ

(Medication Compliance Questionaire) có tỷ lệ
BN TTDT 70,8%(21), nghiên cứu của Nguyễn Thị
Anh Đào (2014) tại Bệnh viện Thống Nhất dựa
trên thang điểm 100 (BN tự đánh giá về mức độ
tuân thủ) cho thấy đa số BN có TTDT ở mức độ
khá chiếm tỷ lệ 67,7% và mức độ tốt chiếm tỷ lệ
25,9%(22). Sự khác biệt này có thể là do các nghiên
cứu sử dụng những thang đo khác nhau.
Tại thời điểm 1 tháng sau can thiệp, chúng
tôi nhận thấy tỷ lệ TTDT tăng lên (từ 45,5% tăng
lên 55,2%, p = 0,079). Điều này chứng tỏ N đã
có sự cải thiện về TTDT, mặc dù tỷ lệ cải thiện
không nhiều (9,7%). Tỷ lệ TTDT ở nhóm can
thiệp tăng từ 45,8% lên 62,5%, ở nhóm chứng từ
45,1% lên 47,9%. Điểm MMAS-8 trung bình tăng
lên ở mẫu nghiên cứu (từ 6,95±1,2 tăng lên
7,19±1,13). Các thử nghiệm lâm sàng trên thế giới
đã chứng minh can thiệp của nhân viên y tế có
tác động tích cực lên TTDT, ví dụ: nghiên cứu

119


Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020

của Jarab (2012) tại Jordan có tỷ lệ tuân thủ của
nhóm can thiệp (71,4%) cao hơn nhóm đối chứng
(35,4%)(23), nghiên cứu của Butt (2016) tại

Malaysia có tỷ lệ tuân thủ của nhóm can thiệp
(69,3%) cao hơn nhóm đối chứng (49,5%)(12),
nghiên cứu của Shareef (2016) tại Ấn Độ có điểm
MMAS-8 trung bình ở nhóm can thiệp tăng từ
5,16 lên 7,2 (p < 0,001)(6). Khi phân tích trong cùng
1 nhóm, chúng tơi ghi nhận điểm MMAS-8 trung
bình tăng lên có ý nghĩa, từ 6,90±1,24 lên
7,35±1,05 (p < 0,001), ở nhóm can thiệp, nhưng
khơng tăng ở nhóm đối chứng, điểm MMAS-8
trung bình tại thời điểm tham gia nghiên cứu là
7,00±1,17, sau 1 tháng can thiệp là 7,03±1,18 (p =
0,157). Kết quả trên cho thấy, biện pháp can
thiệp đã có tác động đến TTDT của BN.

nghiên cứu của Ahmed (2017) với tỷ lệ BN có
trình độ trung học phổ thơng hoặc cao hơn
TTDT tốt chiếm 72,1%. Điều này có thể là do ở
những N có trình độ học vấn cao sẽ tiếp cận
nhiều kiến thức về bệnh ĐTĐ và hiểu được tầm
quan trọng của thuốc, nên việc TTDT được thực
hiện tốt hơn(17). Kết quả trên gợi ý sự tư vấn của
nhân viên y tế trên BN có trình độ học vấn thấp
có thể giúp tăng TTDT, từ đó có thể giúp cải
thiện hiệu quả điều trị.

Ngoài sự can thiệp của dược sĩ, nhiều yếu tố
khác cũng có thể tác động đến sự TTDT của
BN(24). Vì thế, chúng tơi tiến hành phân tích hồi
quy logistic đa biến để đánh giá mối liên quan
giữa các yếu tố khảo sát (gồm sự can thiệp của

dược sĩ, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn,
thời gian mắc bệnh, bệnh kèm theo, số liều thuốc
điều trị ĐTĐ/ngày, sử dụng insulin, niềm tin vào
thuốc) với sự TTDT của BN tại thời điểm 1 tháng
sau can thiệp. Kết quả hồi quy cho thấy BN nhận
được sự can thiệp của dược sĩ có TTDT cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với BN không nhận được
sự can thiệp của dược sĩ (OR = 3,074; 95% C :
1,317 - 7,178). Cũng từ kết quả hồi quy đa biến,
chúng tôi chưa ghi nhận được mối liên quan
giữa các yếu tố như tuổi, giới, thời gian mắc
bệnh ĐTĐ, bệnh kèm theo, số liều thuốc/ngày,
sử dụng insulin, niềm tin vào thuốc (mục chuyên
biệt - cần thiết, chuyên biệt - quan tâm) với
TTDT. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu
của Sweileh (2014), khơng có khác biệt có ý nghĩa
giữa BN tn thủ và BN không tuân thủ ở các
yếu tố tuổi, thời gian mắc bệnh, giới tính(14).

Lời c
ơn: Đề tài nhận được kinh phí tài trợ
từ Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, chúng tơi ghi nhận những BN có
trình độ học vấn từ trung học phổ thơng hoặc
cao hơn có TTDT tốt hơn những N có trình độ
học vấn thấp hơn (OR = 12,779; 95% C : 4,932 33,107). Kết quả này tương đồng với kết quả

120


KẾT LUẬN
Biện pháp can thiệp của dược sĩ thông qua tư
vấn và cung cấp thông tin hướng dẫn sử dụng
thuốc đã cải thiện sự tuân thủ dùng thuốc của
bệnh nhân đái tháo đường type 2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Bộ Y Tế - Cục Y Tế Dự Phòng (2015). Điều tra quốc gia: Yếu tố
nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS). Quyết định số
346/QĐ-BYT ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y
Tế.
URL: (access on 5/10/2019)
Hong JS, Kang HC (2011). Relationship between oral
antihyperglycemic medication adherence and hospitalization,

mortality, and healthcare costs in adult ambulatory care
patients with type 2 diabetes in South Korea. Medical Care,
49(4):378-384.
Alfian SD, Sukandar H, Lestari K, et al (2016). Medication
adherence contributes to an improved quality of life in type 2
diabetes mellitus patients: a cross-sectional study. Diabetes
Therapy, 7(4):755-764.
Lee CS, Tan JH, Sankari U, et al (2017). Assessing oral
medication adherence among patients with type 2 diabetes
mellitus treated with polytherapy in a developed Asian
community: a cross-sectional study. BMJ Open, 7(9):16-17.
Mohammed MM, Mohd AH, Phung H, Jing S, et al (2016).
Improving adherence to medication in adults with diabetes in
the United Arab Emirates. BMC Public Health, 16:857.
Shareef J, Fernandes J, Samaga L, et al (2016). Evaluating the
effect of pharmacist's delivered counseling on medication
adherence and glycemic control in patients with diabetes
mellitus. Journal of Diabetes & Metabolism, 7(3):1-4.
Trần Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Viết Ngọc, Nguyễn Hương
Thảo (2019). Khảo sát tuân thủ dùng thuốc và rào cản tinh thần
trong việc sử dụng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Y Học
Thành Phố Hồ Chí inh, 23(2):203-207.
Horne R, Weinman J, Hankins M (2000). The beliefs about
medicines questionnaire: the development and evaluation of a
new method for assessing the cognitive representation of

B – Khoa học Dược



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020

9.

10.

11.
12.

13.

14.

15.

16.

medication. Psychology and Health, 14(1):1-24.
Nguyen T, Nguyen TH, Pham ST, et al (2015). Translation and
cross-cultural adaptation of the brief illness perception
questionnaire, the beliefs about medicines questionnaire and
the morisky medication adherence scale into Vietnamese.
Pharmacoepidemiology and Drug Safety, 24:159-160.
Nguyễn Khánh Ly, Nguyễn Thị ích Đào (2014). Khảo sát tỉ lệ
bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát đa yếu tố nguy cơ tim mạch
ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh
viện tuyến quận. Y Học Thành Phố Hồ Chí inh, 18(4):44-52.
American Diabetes Association (2018). Standards of medical
care in diabetes-2018. Diabetes Care , 41(1):850-858.
Butt M, Mhd Ali A, Bakry MM, et al (2016). Impact of a

pharmacist led diabetes mellitus intervention on HbA1c,
medication adherence and quality of life: A randomised
controlled study. Saudi Pharmaceutical Journal, 24:40-48.
Hứa Thành Nhân, Nguyễn Thy Khuê (2014). tỉ lệ đạt mục tiêu
HbA1c và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 tại một phịng khám chun khoa nội tiết. Y Học
Thành Phố Hồ Chí inh, 18(1):418-422.
Sweileh WM, Zyoud SH, Abu Nab'a RJ, et al (2014). Influence
of patients' disease knowledge and beliefs about medicines on
medication adherence: findings from a cross-sectional survey
among patients with type 2 diabetes mellitus in Palestine. BMC
Public Health, 14:94.
Dương Chí Hồng, Quách Diệu Ái, Nguyễn Thị Mai Hoàng
(2019). Khảo sát mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và
hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại phòng
khám nội tiết - bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh. Y Học Thành Phố Hồ Chí inh, 23(2):221-226.
Waari G, Mutai J, Gikunju J (2018). Medication adherence and
factors associated with poor adherence among type 2 diabetes
mellitus patients on follow-up at Kenyatta National Hospital,
Kenya. Pan Afr Med J, 29:82.

B – Khoa học Dược

Nghiên cứu
17.

18.

19.


20.

21.

22.

23.

24.

Ahmed NO, Abugalambo S, Almethen GH (2017). Adherence
to oral hypoglycemic medication among patients with diabetes
in Saudi Arabia. Int J Health Sci (Qassim), 11(3):45-49.
Farmer A, Kinmonth AL, Sutton S (2006). Measuring beliefs
about taking hypoglycaemic medication among people with
type 2 diabetes. Diabetic Medicine, 23(3):265-270.
AlHewiti A (2014). Adherence to long-term therapies and
beliefs about medications. International Journal of Family
Medicine, 20(3):15-20.
Jamous RM, Sweileh WM, Abu-Taha AS, et al (2011). Adherence
and satisfaction with oral hypoglycemic medications: a pilot
study in Palestine. Int J Clin Pharm, 33(6):942-948.
Lê Thị Nhật Lệ (2018). Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan
ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh
viện Nguyễn Tri Phương năm 2017. Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh, 22(1):88-93.
Nguyễn Thị Anh Đào, Tạ Thị Hòa, Nguyễn Thị ảo Châu, cs
(2014). Khảo sát về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo
đường tại khoa nội tiết ệnh viện Thống Nhất. Y Học Thành

Phố Hồ Chí inh, 18(3):81-84.
Jarab AS, Alqudah SG, Mukattash TL, et al (2012). Randomized
Controlled Trial of Clinical Pharmacy Management of Patients
with Type 2 Diabetes in an Outpatient Diabetes Clinic in Jordan. J
Manag Care Pharm, 18(7):516-526.
Haynes RB, Ackloo E, Sahota N, et al (2008). Interventions for
enhancing medication adherence, Cochrane Database Syst Rev,
doi: 10.1002/14651858.CD000011.pub3.

Ngày nhận bài báo:

16/10/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

25/10/2019

Ngày bài báo được đăng:

20/03/2020

121



×