Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI KẾT HỢP ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.64 KB, 26 trang )

Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI
KẾT HỢP ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

Nguyễn Trí Thức* Đỗ Quyết**
(* BS. CK2 BV.Phạm Ngọc Thạch
** TS. BV.Quân Y 103)

TÓM TẮT:
Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân lao phổi kết hợp với đái tháo đường (ĐTĐ)
và 30 lao phổi đơn thuần tại bệnh viện lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch.
Các kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: 60% bệnh nhân mắc ĐTĐ type
2 trước lao phổi. 56,7% bệnh nhân lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2 có thể
trọng dưới trung bình. Bệnh nhân ĐTĐ type 2 nhập viện ở mức độ nặng và
vừa phân theo glucose huyết lúc đói là 83,3% và HbA1C là 80%. Triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
Trong điều trị phối hợp lao phổi và ĐTĐ type 2, tỷ lệ tăng men gan và
Bilirubin không cao hơn so với điều trị lao đơn thuần. Mức độ tăng
Creatinin ở 2 nhóm không có sự khác biệt. Khi bệnh nhân được điều trị hạ
đường máu ngay từ đầu với Insulin hoặc thuốc viên chuyển qua điều trị
phối hợp với Insulin, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân điều trị đạt mục tiêu
tăng lên rõ rệt (66,7% - 80%).

SUMMARY:

30



Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

Clinical and paraclinical manifestations and treatment of
pulmonary tuberculosis in patients with diabetes type 2
at Pham Ngoc Thach hospital
Nguyen tri Thuc, Do Quyet
Study was carried out on 30 pulmonary tuberculosis / diabetes type 2
patients and 30 pulmonary TB patients at hospital Pham Ngoc Thach.
The results showed that: 60% of patients were found diabetes prior to
sufferring TB; 56.7% of studied patients underweighted. Most of them,
categorized by fast blood sugar, are moderate and severe (83.3%) and
HbA1C (80%) when addmited to hospital. There are no significant
differences between two studied groups of clinical and paraclinical
manifestations and of elevated liver enzymes & bilirubin. Insulin has been
the drug of choice to control the glucose in TB/ diabetes

31


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lao phổi kết hợp ĐTĐ đã được biết đến từ lâu và rất hay gặp trong lâm
sàng. Nguy cơ mắc lao ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2 lần người không mắc
ĐTĐ [1]. Bệnh lao kết hợp ĐTĐ chiếm tỉ lệ từ 8,2%-13,2% số bệnh nhân
có bệnh lao phổi kết hợp với các bệnh khác [23]. ĐTĐ làm cho diễn tiến
bệnh lao nhanh hơn, tổn thương lan rộng hơn và hay phá hủy thành hang
[14], [15].

Hóa trị liệu lao hiện nay theo TCYTTG bao gồm các loại thuốc kháng lao
như RSHZE, là những loại thuốc gây độc cho gan và thận. Nguy cơ viêm
gan, suy thận đặc biệt hay xảy ra trong tháng đầu điều trị tấn công. Tần suất
viêm gan do thuốc lao RHZ thay đổi từ 0,6 đến 3%, đặc biệt tăng cao khi
dùng phối hợp [37].
Vấn đề đặt ra là trong giai đoạn tấn công liệu việc phối hợp điều trị lao và
điều trị ĐTĐ type 2 bằng thuốc uống có làm tăng nguy cơ độc cho gan và
thận hay không? Khả năng kiểm soát glucose huyết của thuốc viên có bị
ảnh hưởng hay không và hiệu quả điều trị kiểm soát glucose huyết ra sao?
Mong muốn hiểu rõ hơn một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng lao
phổi ở bệnh nhân ĐTĐ, các rối loạn chức năng gan, thận và khả năng kiểm
soát glucose huyết khi điều trị phối hợp lao – ĐTĐ type 2 bằng thuốc uống
hạ glucose huyết, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu :
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang phổi và một số xét
nghiệm cận lâm sàng của lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2 .
2. Đánh giá tổn thương gan, thận trong điều trị phối hợp lao ĐTĐ type 2. Đánh giá khả năng kiểm soát glucose huyết của
thuốc hạ glucose huyết khi phối hợp với thuốc điều trị lao.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
32


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 60 bệnh nhân, nhập viện điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ
10.8.2005 đến 30.5.2006, được chia ra làm 2 nhóm:
2.1.1. Nhóm nghiên cứu:
Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2.

2.1.2. Nhóm chứng:
Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi đơn thuần – không kết hợp
ĐTĐ. Tuổi tương đương với nhóm ĐTĐ type 2 ≥ 40 tuổi.
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi:
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Chương Trình Chống Lao Quốc Gia, đã
được WHO, Hiệp Hội Chống Lao Thế Giới công nhận [2].
2.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ:
Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Hiệp Hội ĐTĐ Mỹ (ADA-1997),
và WHO công nhận năm 1998 [41].
2.1.5. Tiêu chuẩn phân loại type ĐTĐ:
Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2 theo Thái Hồng Quang và Lê
Huy Liệu [16].
2.1.6. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân bị nhiễm HIV.
- Xơ gan, viêm gan vi rút, nghiện rượu, bệnh đường mật. Có tình trạng
viêm, hoại tử tế bào gan, ứ mật trước điều trị với SGOT, SGPT, Bilirubin
tăng trên 3 lần trị số bình thường trước điều trị.
- Suy thận với creatinin huyết tương ≥130 µmol/l.
- Tiền hôn mê hoặc hôn mê do ĐTĐ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang mô tả, có nhóm chứng.
2.2.2. Nghiên cứu về lâm sàng:
2.2.3. Nghiên cứu về cận lâm sàng:
33


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________


2.2.4. Nghiên cứu về điều trị:
2.2.4.1. Điều trị lao:
Tất cả bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều được điều trị với phác đồ điều trị của
CTCLQG [2]
2.2.4.2. Điều trị ĐTĐ type 2
- Mục tiêu điều trị [10],[20]
Kết quả

Lý tưởng

Chấp nhận được

Mục tiêu
Glucose huyết lúc đói
4,4-7,2 mmol/l
<7,7 mmol/l
Glucose huyết sau ăn
4,4-8,8 mmol/l
<10 mmol/l
HbA1C
< 7%
7-8%
BMI = P(kg)/T2 (m)
22-23
20-25
- Chế độ ăn: bệnh nhân được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân
ĐTĐ type 2 do khoa dinh dưỡng bệnh viện Phạm Ngọc Thạch chế biến.
- Các loại Insulin: Tại BV PNT và trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng
các loại Insulin sau: Humulin R 40UI/ml – Humulin Mixtard 30/70 –
Humulin NPH .

- Các loại thuốc viên: Predian (Gliclazid) 80 mg và phối hợp thêm
Glucophage (Metformin) 500 mg, khi thất bại với Predian đơn độc.
2.2.4.3. Theo dõi và xử trí các tác dụng không mong muốn của thuốc lao
và thuốc hạ glucose máu [40]: Ngứa, nổi mẩn, đỏ da, nổi mụn nước, bong
da, hội chứng Stevens –Johnson. Vàng da, niêm mạc, SGOT, SGPT,
Bilirubin tăng hơn gấp 3 lần giá trị bình thường. Chóng mặt, ù tai, thính lực
giảm, Creatinin máu tăng ≥130 µmol/l.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
3.1. Đặc điểm chung:
3.1.1. Phân bố theo tuổi:
Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi

34


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

NHÓM LAO PHỔI
N = 30
TL(%)
TUỔI
40-49
8
26,7
50-59
5
16,7
60-69

5
16,7
≥70
12
40
Tuổi trung bình
61,57±13,39

LAO PHỔI+ĐTĐ type 2
N = 30
TL(%)
7
23,3
8
26,7
6
20
9
30
60,43±11,92

P= 0.734
Tuổi nhỏ nhất ở cả 2 nhóm là 40. Tuổi lớn nhất ở nhóm lao phổi là 86 và
nhóm lao phổi kết hợp ĐTĐ là 82.
3.1.2. Phân bố theo giới:
Bảng 2: Phân bố theo giới
NHÓM
GIỚI
NAM
NỮ

TỶ LỆ NAM/NỮ

LAO PHỔI
N = 30
TL(%)
23
76,7
7
23,3
3,28

LAO PHỔI + ĐTĐ type 2
N = 30
TL(%)
14
46,7
16
53,3
0,87

P= 0.017

3.1.3. Đặc điểm nhân trắc:
Bảng 3: So sánh trị số trung bình chiều cao, cân nặng, BMI giữa 2 nhóm.
Nhóm
Đơn vị
Chỉ tiêu
Chiều cao
Cân nặng
BMI

BMI Min

Lao phổi

Lao phổi + ĐTĐ type 2

P

157,83±5,7
45.23±7,99
18,12±2,86
14,2

0,18
0,626
0,151

Cm
161,37±5,58
Kg
44,17± 8,86
2
Kg/cm 16,95±3.33
Kg/cm2
11,2

35


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008

______________________________________________________________________

Max

25

25

3.2.4. Tỷ lệ béo – gầy:
Bảng 4: Chỉ số khối cơ thể (BMI) giữa 2 nhóm
Nhóm

LAO PHỔI

LAO PHỔI+ĐTĐ type

BMI

2
N=

TL(%) N = 30

TL(%)

Quá gầy BMI ≤ 16
Gầy BMI 16,1 – 16,99
Hơi gầy BMI 17 – 18,49
Trung bình BMI 18,5 –


30
12
3
5
10

40
10
16,7
33,3

9
2
6
12

30
6,7
20
40

24,99
Hơi Béo BMI 25 – 30
Béo BMI > 30

0
0

0
0


1
0

3,3
0

P= 0.74
3.2. Đặc điểm lâm sàng:
3.2.1 Phân loại lao phổi theo tiền sử bệnh và điều trị:
Bảng 5: Phân loại lao phổi theo tiền sử bệnh và điều trị lao
Nhóm
Phân loại
Lao phổi mới
Lao tái phát

Lao phổi
N=30 TL(%)
25
83,3
5
16,7
P = 0,015

Lao phổi + ĐTĐ type 2
N=30
TL(%)
23
76,7
7

23,3
P = 0,02

3.2.2. Phân loại ĐTĐ type 2 theo tiền sử bệnh và điều trị:

36

P
0,556
0,65


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

Biểu đồ 1: Phân loại theo tiền sử ĐTĐ type 2

3.2.3. Thời gian từ khi bệnh ĐTĐ type 2 đến khi phát hiện lao phổi:

Biểu đồ 2: Thời gian từ lúc mắc ĐTĐ type 2 đến khi phát hiện lao phổi
3.2.4. Triệu chứng lâm sàng của lao phổi:

37


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

P >0.05
Biểu đồ 3: So sánh TCLS giữa 2 nhóm.


3.3. Đặc điểm X quang phổi:
3.3.1. Tổn thương cơ bản:
Bảng 6: So sánh tổn thương cơ bản trên hình ảnh X quang phổi.
Nhóm

Lao phổi

Lao phổi + ĐTĐ type
P

2
Tổn thương
Thâm nhiễm
Nốt

Tràn dịch – tràn
khí
Xơ - vôi hóa
Hang

N=30 TL%
28
93,3
15
50
1
3,3

N=30

28
7
3

TL%
93,3
23,3
10

0,03
0,301

9

30

4

13,3

0,117

9
6

30
20

5
17


16,7
56,7

0,22
0,03

3.3.2. Tổn thương hang lao:

38


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

Bảng 7: So sánh tổn thương hang trên X quang giữa 2 nhóm
Nhóm

Lao phổi

Lao phổi + ĐTĐ type

Hang
1 Hang
Nhiều Hang
Hang nhỏ
Hang vừa
Hang to

P


2
N=30
4
2
2
3
1

TL%
13,3
6,7
6,7
10
3,3

N=30
10
7
6
4
7

TL%
33,3
23,3
20
13,3
23,3


3.3.3. Vùng tổn thương:

p= 0.548
Biểu đồ 4: So sánh vùng tổn thương trên X quang giữa 2 nhóm.

3.3.4. Mức độ tổn thương:

39

>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
0,041


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

p= 0.626
Biểu đồ 5: So sánh mức độ tổn thương trên X quang giữa 2 nhóm.

3.4. Đặc điểm cận lâm sàng:
3.4.1. Số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và vi dung tích:
Bảng 8: So sánh số lượng hồng cầu giữa 2 nhóm.
NHÓM
HC (triệu/mm3)
Thiếu máu nặng HC ≤ 2 tr
Thiếu máu vừa HC = 2,1 3
Thiếu máu nhẹ HC = 3,1 –

3,69
Bình thường HC = 3,7 –
4,5
Đa hồng cầu HC > 4.5triệu
X ± SD

Lao phổi

Lao phổi +
ĐTĐ type 2
N=30
TL%
0
0

N=30
0

TL%
0

1

3,3

1

3,3

2


6,7

1

3,3

16

53,3

15

50

11
36,7
4,36 ± 0,65

40

13
43,3
4,48 ± 0,67

P

0,91
0,91
0,51



Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

Min
Max

2,91
6,02

2,72
5,98

Bảng 9: So sánh số lượng huyết sắc tố (Hb) giữa 2 nhóm.
NHÓM
Hb (g/l)
< 12 g/l
12 – 14 g/l
> 14 – 16 g/l
> 16 g/l
X ± SD

Lao phổi

Lao phổi + ĐTĐ

N=30
TL%
15

50
9
30
5
16,7
1
3,3
12.13±1,98

type 2
N=30
TL%
13
43,3
12
40
5
16,7
0
0
12.14 ± 1,78

P
0,66

0,98

Bảng 10: So sánh tỷ lệ vi dung tích (Hct ) giữa 2 nhóm.
NHÓM
Hct(%)

< 36
36 – 41
> 41 – 45
>45
X ± SD

Lao phổi

Lao phổi + ĐTĐ

N=30
TL%
13
43,3
11
36,7
5
16,7
1
3,3
37,06 ± 5,7

type 2
N=30
TL%
13
43,3
12
40
4

13,3
1
3,3
36,27 ± 4,92

P

0,98

0,57

3.4.2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu:
Bảng 11: So sánh số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu giữa 2 nhóm
NHÓM
BC (tb/mm3)
< 5.000
5.000 – 9.000
>9.000 – 15.000
>15.000
X ± SD
BCĐNTT (N)
< 60%
60 – 70 %

Lao phổi

Lao phổi + ĐTĐ

P


N=30
TL%
2
6,7
12
40
12
40
4
13,3
10.330 ± 4.400

type 2
N=30
TL%
0
0
15
50
7
23,3
8
26,7
11.000 ± 5.200

0,173
0,479
0,59

7

6

23,3
20
41

4
8

13,3
26,7

0,56


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

>70 %
17
56,7
18
60
Lympho bào
< 20 %
21
70
21
70
0,89

20 – 30 %
5
16,7
6
20
> 30 %
4
13,3
3
10
3.4.3. Đặc điểm lipid máu của nhóm bệnh nhân lao phổi kết hợp ĐTĐ
type 2:

Biểu đồ 7: Đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trên bệnh nhân lao
phổi kết hợp ĐTĐ type 2.
3.4.4. Phân loại mức độ ĐTĐ type 2 theo glucose huyết lúc đói và
HbA1C:
Bảng 12: Phân loại mức độ ĐTĐ type 2 theo glucose huyết và HbA1C.
Glucose huyết
N=30
%
X ± SD
HbA1C(%)
N=30
%
X ± SD

Từ 7 – 8.99
5
16,7

12,79 ± 4,17
Từ 7 – 8%
6
20
9,77 ± 1,94

42

Từ 9 – 16.59
≥ 16.6mmol/l
22
3
73,3
10
- Min = 7,6 - Max = 25,5
Từ 8 – 10%
> 10%
10
14
33,3
46,7
- Min = 5,7 Max = 12,5


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

3.5. Điều trị:
3.5.1. So sánh tỷ lệ tăng men gan, bilirubin và giữa 2 nhóm:
Bảng 13: So sánh tỷ lệ tăng men gan, bilirubin và giữa 2 nhóm.

NHÓM

Lao phổi

N=30
CHỈ TIÊU
SGOT
8
T Tăng < 3 lần
7
Tăng 3 – 5 lần
0
Tăng > 5 lần
1
SGPT
5
Tăng < 3 lần
4
Tăng 3 – 5 lần
1
Tăng > 5 lần
0
Bilirubin
3
Tăng < 3 lần
3
Tăng 3 – 5 lần
0
Tăng > 5 lần
0

- Thời gian xuất hiện tăng men

Lao phổi + ĐTĐ

TL%
26,6
23,3
0
3,3
16,7
13,3
3,3
0
10
10
0
0
gan và

type 2
N=30
TL%
5
16,7
4
13,3
1
3,3
0
0

3
10
2
6,7
1
3,3
0
0
3
10
3
10
0
0
0
0
bilirubim xảy ra chủ yếu

P

0,40

0,72

trong 2

tuần lễ đầu 18/ 21 bệnh nhân (85,7%).
3.5.2. So sánh tỷ lệ tăng creatinin trong điều trị giữa 2 nhóm:
Bảng 15: So sánh tỷ lệ tăng creatinin giữa 2 nhóm.
NHÓM


Lao phổi
N=30
TL%
CHỈ TIÊU
Creatinin
3
10
97 – 130
2
6,6
131 – 150
1
3,3
>150
0
0
3.5.3. Hiệu quả điều trị:

Lao phổi + ĐTĐ2
N=30
TL%
3
10
3
10
0
0
0
0


P
0,976

Bảng 16: Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose huyết lúc đói theo phương
pháp điều trị.
Kết quả

Tốt

Chấp nhận

Kém

Glucose huyết

Glucose huyết

Glucose huyết

< 7,2 mmol/l

7,2 – 7,69

≥ 7,7 mmol/l

Điều trị

mmol/l


43


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

Với 1 loại thuốc
viên
Phối hợp 2 loại
thuốc viên
Phối hợp thuốc
viên và Insulin
Insulin từ đầu +
thuốc viên

N=30

TL%

N=30

TL%

N=30
18

5

18,5


4

14,8

3

37,5

0

0

5

62,5

4

80

0

0

1

20

2


66,7

0

0

1

33,3

(10 xv)

TL%
66,7

4. BÀN LUẬN:
4.1. Đặc điểm chung:
4.1.1. Phân bố theo tuổi:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi nhỏ nhất ở cả 2 nhóm là 40.
Tuổi lớn nhất ở nhóm lao phổi là 86 tuổi và nhóm lao phổi kết hợp ĐTĐ
type 2 là 82 tuổi. Tuổi trung bình tương ứng ở 2 nhóm là 61,57 ± 13,39 và
60,43 ± 11,92. Với P = 0,734, không thấy có sự khác biệt về tuổi trung bình
và tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi ở 2 nhóm.
Ở cả 2 nhóm, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm tuổi ≥70 (40% và 30%).
Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trong nước; theo Lê Minh
Tuấn (2002) lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2 có độ tuổi trung bình là 60,5 ±
11,2. Tuổi thấp nhất là 40 tuổi, cao nhất là 80 tuổi [18] nhưng hơi khác so
với một số nghiên cứu nước ngoài, theo Yamagishi (2000) tỷ lệ bệnh nhân
lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2 gặp nhiều ở lứa tuổi 40 - 50 (21,3%) và 50 60 (23,4%)[42]. Theo Perez G. (2001) tuổi trung bình của bệnh nhân lao
phổi kết hợp ĐTĐ type 2 cao hơn bệnh nhân lao phổi đơn thuần (51,3 ± 0,9

so với 44,9 ± 1,8) [32].
4.1.2. Phân bố theo giới:
Trong nhóm lao phổi đơn thuần, tỷ lệ nam chiếm 76,7% so với nữ chỉ có
23,3%. Tỷ lệ nam/ nữ là 3,28. Trong nhóm lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2 tỷ

44


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

lệ nam chiếm 46,7% và nữ là 53,3%. Tỷ lệ nam/ nữ là 0,87. Như vậy có sự
khác biệt về tỷ lệ nam/ nữ giữa 2 nhóm, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ có chiều
hướng tăng và cao hơn nam trong nhóm lao phổi ĐTĐ type 2. Điều này có
thể do tỷ lệ dân số già của nữ cao hơn nam và số lượng bệnh nhân nữ mắc
ĐTĐ type 2 cao hơn và ĐTĐ đã ảnh hưởng đến tỷ lệ nam/ nữ mắc lao phổi.
Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu của nước ngoài và trong nước
[2], [3], [11], [18], [33].
4.1.3. Đặc điểm nhân trắc và tỷ lệ béo – gầy trong nhóm bệnh nhân lao
phổi + ĐTĐ type 2:
Trị số BMI trung bình ở cả 2 nhóm đều nằm trong mức độ gầy đến hơi gầy,
nhóm lao phổi là 16,95 ± 3,33 kg/ m2 và lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2 là
18,12 ± 2,86 kg/ m2. Không có sự khác biệt trị số trung bình cân nặng, BMI
giữa 2 nhóm (p >0,05).
Tỷ lệ béo trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 ở người Trung Quốc và Nhật Bản là
khoảng 30%, châu Âu là 80% [13].
Tỷ lệ bệnh nhân cân nặng dưới mức trung bình chiếm đa số ở cả 2 nhóm
(66,7% và 56,7%). Chỉ có 3,3 % bệnh nhân hơi béo trong nhóm lao phổi
kết hợp ĐTĐ type 2 và không có bệnh nhân nào béo trong nhóm lao phổi.
Sự khác biệt về tỷ lệ béo–gầy giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p=

0,74).
Điều này cho thấy lao phổi đã ảnh hưởng mạnh đến cân nặng của bệnh
nhân ở cả 2 nhóm, làm thay đổi cả tỷ lệ béo – gầy trong bệnh ĐTĐ type 2,
gây khó khăn trong nhận định của thầy thuốc về phân loại nhóm bệnh của
ĐTĐ type 2 béo hay gầy, để có phương pháp điều trị thích hợp. Một phần
cũng có lẽ do đa số bệnh nhân trong nghiên cứu là người già, chế độ dinh
dưỡng còn thấp của nước ta làm tỷ lệ gầy cao hơn béo.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trong
nước[4], [5], [19].
4.2. Đặc điểm lâm sàng:
45


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

4.2.1. Phân loại lao phổi theo tiền sử bệnh và điều trị:
Không có sự khác biệt về tỷ lệ lao phổi mới và lao phổi tái phát giữa 2
nhóm (p=0,55). Như vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy ĐTĐ
type 2 chưa làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lao phổi tái phát.
Theo Feleke Y. và cs, tỷ lệ lao phổi tái phát ở 71 bệnh nhân ĐTĐ là 9,8%
[25].
Theo Nguyễn Minh Hải (2002), trong nghiên cứu 50 bệnh nhân lao phổi và
50 bệnh nhân lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2, tỷ lệ lao mới ở 2 nhóm là 80%
và 72,7% [5].
4.2.3. Thời gian từ khi bệnh ĐTĐ type 2 đến khi phát hiện lao phổi:
Trong số 18 bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 trước lao phổi, thời gian mắc
ĐTĐ trước lao phổi từ 2 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (55,6%). Thời gian
trung bình từ lúc mắc ĐTĐ đến khi phát hiện lao phổi là 5,41 ± 5,07 năm,
thấp nhất là 0,5 năm, cao nhất là 20 năm.

Các kết quả này của chúng tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước, tỷ lệ bệnh nhân mắc ĐTĐ từ trước luôn cao hơn phát hiện cùng lúc
[1], [5], [9], [18], [24].
Các kết quả trên cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử mắc ĐTĐ type 2 mắc
lao cao gấp 2 lần bệnh nhân không có tiền sử. Điều này cho thấy vai trò rõ
ràng của ĐTĐ type 2 trong nguy cơ mắc lao.
Đa số bệnh nhân điều trị với thuốc viên (85%) và phần lớn điều trị không
đều đặn, glucose huyết và HbA1C lúc nhập viện luôn ở mức cao, tạo điều
kiện cho bệnh lao phát triển.
4.2.4. Triệu chứng lâm sàng của lao phổi:
Không có sự khác biệt về triệu chứng lâm sàng giữa 2 nhóm và phù hợp
với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước [2], [18], [25], [26].
4.3. Đặc điểm X quang phổi:
4.3.1. Tổn thương cơ bản:

46


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

ĐTĐ đi kèm làm biến đổi một số hình ảnh X quang của lao phổi đã được
quan tâm và nghiên cứu bởi nhiều tác giả.
Tổn thương thâm nhiễm chiếm đa số ở cả 2 nhóm (93,3 %). Tỷ lệ nốt trong
nhóm lao phổi là 50% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm lao phổi kết hợp
ĐTĐ type 2: 23,3 % (p=0,03). Ngược lại, tỷ lệ có hang lao trong nhóm lao
phổi kết hợp ĐTĐ type 2 là 56,7% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm lao
phổi 20% (p=0,03). Các tổn thương cơ bản còn lại không có sự khác biệt
giữa 2 nhóm.
Kết quả này khá tương đồng với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước [1],

[29], [30], [34], [39].
4.3.2. Tổn thương hang lao:
Tỷ lệ bệnh nhân có hang to trong nhóm lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2 là cao
hơn so với nhóm lao phổi. Sự khác biệt về kích thước hang to giữa 2 nhóm
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết quả này một lần nữa củng cố thêm nhận định rằng ĐTĐ tác động và
thúc đẩy mạnh vào quá trình phá hủy nhu mô phổi và tạo hang của vi
khuẩn lao. Do đó khi điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ, cần theo dõi định kỳ X
quang phổi và các vấn đề về hô hấp để phát hiện sớm lao phổi. Khi phát
hiện lao phổi trên bệnh nhân ĐTĐ cần điều trị lao phối hợp với kiểm soát
glucose huyết tốt, như vậy sẽ giảm được tỷ lệ hủy hoại phổi và di chứng về
sau cho bệnh nhân.
4.3.3. Vùng tổn thương:
Không có sự khác biệt về vị trí tổn thương lao trên X quang giữa 2 nhóm (p
= 0,58). Kết quả này cũng phù hợp tương đối với nhiều tác giả [32], [34].
4.3.5. Mức độ tổn thương:
Mức độ tổn thương nặng chiếm tỷ lệ cao vượt trội ở cả 2 nhóm (56,6% và
66,6%). Tỷ lệ bệnh nhân mức độ nặng trong nhóm lao phổi kết hợp ĐTĐ
type 2 cao hơn, nhưng không có ý nghĩa thống kê (p=0,62).

47


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

Không có sự khác biệt về tỷ lệ mức độ nặng nhẹ của tổn thương lao giữa 2
nhóm (p=0,62). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu [9], [17], [38].
4.4. Đặc điểm cận lâm sàng:
4.4.1. Số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và vi dung tích:

Kết quả nghiên cứu tương đồng với nhiều nghiên cứu, cho thấy tình trạng
thiếu máu nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ thấp ở cả 2 nhóm. Không có sự khác biệt
về số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, vi dung tích và tình trạng thiếu máu
giữa 2 nhóm [6],[7],[31].
4.4.2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu:
Không có sự khác biệt về số lượng bạch cầu/ máu giữa 2 nhóm.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của một số tác giả
[16], [38].
4.4.3. Đặc điểm lipid máu của nhóm bệnh nhân lao phổi kết hợp ĐTĐ
type 2:
Tuy 56,7% bệnh nhân ĐTĐ type 2 + lao phổi trong nhóm nghiên cứu đều
có thể trạng gầy đến quá gầy nhưng kết quả lại cho thấy có đến 23,3% bệnh
nhân có rối loạn tăng cholesterol ≥5,2 mmol/l, 23,3% bệnh nhân có rối loạn
tăng triglycerid ≥2,3 mmol/l, 10% bệnh nhân có rối loạn tăng LDL ≥3,9
mmol/l, và 43,3% bệnh nhân có rối loạn giảm HDL ≤0,9 mmol/l. Điều này
cho thấy tình trạng kiểm soát glucose huyết không tốt ở nhiều bệnh nhân
dẫn đến biến chứng rối loạn chuyển hóa lipid. Kết quả nghiên cứu này cũng
phù hợp với một số nghiên cứu khác [19], [52].
4.4.4. Phân loại ĐTĐ type 2 theo mức độ tăng glucose huyết lúc đói và
HbA1C:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử mắc ĐTĐ
type 2 là 66,7% và thời gian mắc bệnh kéo dài trung bình là 5,47 năm
nhưng đa số bệnh nhân (85%) trong nghiên cứu đều điều trị không đúng
cách, không đều đặn. Cho nên đa số bệnh nhân có glucose huyết lúc đói khi
nhập viện và HbA1C đều ở mức độ vừa đến nặng (80% - 83,3%). Rõ ràng
48


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________


nguy cơ biến chứng của ĐTĐ type 2 trên những bệnh nhân này là rất cao,
trong đó có cả biến chứng nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm lao.
4.5. Điều trị:
4.5.1. So sánh tỷ lệ tăng men gan, bilirubin trong điều trị giữa 2 nhóm:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Thời gian xuất hiện tăng men
gan và Bilirubin xảy ra chủ yếu trong 2 tuần lễ đầu.
Ở cả 2 nhóm chỉ có 3,3% bệnh nhân có tăng SGOT, SGPT tới mức phải
ngưng điều trị lao. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p
>0.05).
Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về rối loạn Bilirubin do thuốc (p >
0.05).
Trong điều trị phối hợp lao phổi và ĐTĐ type 2, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ
tăng men gan và Bilirubin không tăng hơn so với điều trị lao đơn thuần.
Kết quả nghiên cứu phù hợp với y văn và nhiều nghiên cứu khác [22], [27].

4.5.2. So sánh tỷ lệ tăng creatinin trong khi điều trị giữa 2 nhóm:
Tỷ lệ tăng Creatinin trong khi điều trị khác biệt giữa 2 nhóm không có ý
nghĩa thống kê (p >0.05). Kết quả trên cũng phù hợp với số liệu chung của
WHO, Hiệp hội chống lao thế giới [21].
4.5.3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose huyết lúc đói theo phương
pháp điều trị trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 + lao phổi:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân điều trị không đạt mục tiêu
với điều trị 1 loại thuốc 66,7% so với các nghiên cứu ở người ĐTĐ không
lao (10-20%) và điều trị với 2 loại thuốc, kết quả cũng không tốt hơn với tỷ
lệ không đạt mục tiêu là 62,5%.
Một lý do có thể nghĩ nhiều đến là glucose huyết và HbA1C bệnh nhân lúc
nhập viện quá cao, làm tỷ lệ điều trị không đạt mục tiêu tăng cao. Thứ hai,
có thể bệnh lao làm cho bệnh nhân suy kiệt  suy chức năng đa cơ quan,
49



Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

tuyến tụy suy giảm chức năng tiết Insulin, cho dù có dùng thuốc kích thích
tiết thì tuyến tụy cũng không còn khả năng tăng hoạt động được.
Khi bệnh nhân được điều trị ngay từ đầu hoặc thất bại điều trị thuốc viên
chuyển qua điều trị phối hợp với Insulin, tỷ lệ bệnh nhân điều trị đạt mục
tiêu tăng (66,7% - 80%).
5. KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu trên 30 bệnh nhân lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2 so sánh
với 30 bệnh nhân lao phổi đơn thuần có cùng độ tuổi, chúng tôi rút ra được
một số kết luận sau :
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng:
- Tỷ lệ nam/ nữ trong nhóm lao phổi kết hợp ĐTĐ type 2 là 0,87 so với
nhóm lao phổi là 3,28.
- 60% bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 trước lao phổi, thời gian mắc ĐTĐ type
2 trước lao phổi từ 2–5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (55,6%). Thời gian trung
bình từ lúc mắc ĐTĐ type 2 đến khi phát hiện lao phổi là 5,41 ± 5,07 năm.
- Tỷ lệ bệnh nhân có mức cân nặng dưới trung bình chiếm đa số ở cả 2
nhóm và tương đương nhau (66,7% và 56,7%). Bệnh nhân ĐTĐ type 2 +
lao phổi thể trọng chủ yếu là gầy 56,7%, trung bình 40% và chỉ có 3,3%
bệnh nhân hơi béo.
- Triệu chứng lâm sàng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
- Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương hang lao và hang to trong nhóm lao phổi
kết hợp ĐTĐ type 2 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm lao phổi. Các tổn
thương cơ bản còn lại không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
- Không có sự khác biệt về số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, vi dung tích
giữa 2 nhóm.

- Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ type 2 có mức độ nặng và vừa phân theo glucose
huyết lúc đói là 83,3% và HbA1C là 80.
2. Đánh giá tổn thương gan, thận và hiệu quả kiểm soát glucose huyet
của điều trị:
50


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

- Thời gian xuất hiện tăng men gan và Bilirubin 85,7% bệnh nhân xảy ra
chủ yếu trong 2 tuần lễ đầu. Trong điều trị phối hợp lao phổi và ĐTĐ type
2, tỷ lệ tăng men gan và Bilirubin không cao hơn so với điều trị lao đơn
thuần.
- Mức độ tăng Creatinin ở 2 nhóm không có sự khác biệt.
- Tỷ lệ bệnh nhân điều trị không đạt mục tiêu với điều trị 1 loại thuốc là
66,7% và với 2 loại thuốc là 62,5%. Khi bệnh nhân được điều trị ngay từ
đầu với Insulin hoặc thuốc viên chuyển qua điều trị phối hợp với insulin,
kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân điều trị đạt mục tiêu tăng lên rõ rệt (66,7%
- 80%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Ngô Ngọc Am, Trần văn Sáng (1998). Bệnh Lao Phổi Phối Hợp Với

Đái Tháo Đường. Nhận xét 31 trường hợp điều trị tai Viện Lao – Bệnh
Phổi 1985-8/1987. Nội San Lao – Bệnh Phổi, Tổng Hội Y Dược Học Việt
Nam. Tập số 9: 19.
2.


CTCLQG (1999). Hướng dẫn thực hiện CTCLQG. NXBYH: 25-43.

3.

Trần Hữu Đàng và cs. (2000). Tần xuất đái tháo đường ở người lớn ở

thành phố Huế. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. Nội tiết và chuyển
hóa. NXBYH: 365 – 370.
4.

Trần Hữu Dàng và cs. (2000). Có hay không có bệnh nhân ĐTĐ

không phụ thuộc Insulin có thể trọng gầy. Kỷ yếu toàn văn công trình
nghiên cứu khoa học: Nội tiết và chuyển hóa. NXBYH: 371 – 375.

51


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

5.

Nguyễn Minh Hải (2002). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang

phổi chuẩn và một số xét nghiệm của lao phổi AFB(+) ở bệnh nhân đái
tháo đường type 2. Luận văn thạc sĩ y học. Học viện Quân Y.
6.


Đỗ Đức Hiển (1999). Tổng quan về hình ảnh X quang trong lao phổi.

Bài giảng Bệnh lao và bệnh phổi. NXBYH. Hà Nội 1999: 190-203.
7.

Hoàng Văn Huấn (2002). Đặc điểm lâm sàng, X quang phổi chuẩn

trong lao phổi thâm nhiễm ở người lớn. Luận án tiến sĩ Y học. HVQY: 80.
8.

Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (1999). Xét nghiệm sử dụng

trong lâm sàng. NXBYH, Hà Nội. 1999: 85-88.
9.

Nguyễn Trọng Khoa, Trần Văn Sáng (1997). Nhận xét một số đặc

điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 54 bệnh nhân lao phổi – ĐTĐ vào điều trị
tại Viện Lao và Bệnh Phổi từ 9/1991 đến 4/1996. Tạp chí nghiên cứu Y
học. Đại học Y. Tập 2, số 2 Hà Nội 6/1997: 8 – 12 .
10.

Nguyễn Thy Khuê (1998). Bệnh ĐTĐ – Rối loạn chuyển hóa lipid.

Nội tiết học đại cương. NXB Tp. HCM: 462-468; 482- 483; 568-570.
11.

Lưu Thị Liên và cs. (2000). Nghiên cứu kết quả điều trị bằng công

thức 2SRHZ/6HE ở bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới tại quận Hai Bà Trưng

Hà Nội từ năm 1996 – 1999. Luận văn thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội.
12.

Phan Hải Nam (2004). Một số xét nghiệm hóa sinh trong lâm sàng.

Nhà xuất bản quân đội nhân dân. Hà nội 2004. Chương 5: 58- 62.
13.

Thái Hồng Quang (2003). Bệnh đái tháo đường. Bệnh nội tiết.

NXBYH. Hà Nội: 259-260; 273-276; 277-278; 327-328; 336-344.
14.

Phạm Khắc Quảng (1989). Bệnh lao phối hợp. Bài giảng bệnh lao.

ĐHYK Hà Nội: 143 – 144.
15.

Trần Văn Sáng (1992). Lao phổi phối hợp. Bài giảng lao và bệnh

phổi sau đại học. Viện lao và bệnh phổi. NXBYH. Hà Nội: 200 – 210.
16.

Bùi Xuân Tám (1998). Bệnh lao hiện nay. NXBYH. Hà Nội: 65-9.

52


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________


17.

Phan xuân Trường và cs (2004). Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng

ở bệnh nhân lao phổi mới tại bệnh viện Hải Phòng. Kỷ yếu các công trình
NCKH BV Phạm ngọc Thạch 2005: 60- 65.
18.

Lê Minh Tuấn (2002). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả

hóa trị liệu ngắn ngày ở bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) phối hợp ĐTĐ.
Luận văn tốt nghiệp BSCK 2. ĐHY Hà Nội.
19.

Phùng Quang Thành (2001). Sự biến đổi khoảng QT và mối liên

quan với chức năng thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2. Luận văn Thạc sĩ, HVQY.
20.

American Diabetes Association (2004). Standards Of Medical Care

In Diabetes 2004. Diabetes Care 27 (suppl. 12)2004: 15–35.
21.

CDC (2003). Treatment of tuberculosis. Morbility and mortality weekly

report 2003. Jun 20 2003: Vol 52/RR 11: 21-25; 27-28; 45-48; 217-228.
22.


Chan KA., Truman A., Guwitz JH.(2003). A cohort study of the

incidence of seriuos acute liver injury in diabetic patients treated with
hypoglycemic agents. Arch Intern Med. 2003 Mar 24; 163(6): 728-34.
23.

Cobanh B., Acican T., Ayas G. (1994). Evaluation of 1026 patient

with pulmonary tuberculosis. Tubercle and lung disease. Vol 75 (1): 60.
24.

Ezung T., Devi NT, Singh NT, Singh TB (2002). Pulmonary

tuberculosis and diabetes mellitus – a study. Journal Indian Med. Assoc.
2002 Jun; 100(6): 376, 378-9.
25.

Feleke Y, Abdulkakir-J., Aderaye G. (1999). Prevalence and clinical

features of tuberculosis in Ethiopian diabetic patients. East. Afr. Med. J.
1999 Jul; 76[7]: 361-4.
26.

Foster D.W (1998). Diabetes mellitus. Harrison’s principle of

internal medicine, 14th edition: 2060-2062.
27.

Kaminskii GO., Karachunskii MA., Kossii I. (2000). Liver function


at the stage of intensive tuberculosis treatment of patients with diabetes
mellitus. Probl Tuberk. 2000; [6]: 39-41.
53


Hội nghị KHKT Lao và Bệnh phổi 2008
______________________________________________________________________

28.

Lee A.M. (2000). Risk factors for hepatotoxicity associated with

rifampicin and pyrazynamide for the treatment of latent tuberculosis
infection: experience from three public health tuberculosis clinics. Int.
Journal Tubercul. Lung Dis 2000; 6(11): 995-1000.
29.

Ling Z. D., Hong X. (1999). Immunological change in 45 patients

with pulmonary tuberculosis. 20th Eastern region conference of the
International Union Against Tuberculosis and Lung Disease, Hongkong,
Jun: 140.
30.

Nakamoto A., Saito A.(1998). Diagnosis and management of

tuberculosis in diabetics. Nippon Rinsho 1998 Dec: 56[12]: 3205-8.
31.


Oyer R (1999). Hematologic changes in tuberculosis and non

tuberculous infections. Sander company, Philadelphia: 296-301.
32.

Perez G. C., Torres C.A., và cs. (2001). Progressive age- related

changes in tuberculosis images and effects of diabetes. Am. J. Respir. Crit.
Care. Med. Nov; 162[5]: 1738-40.
33.

Perez-Guzman C. và cs. (2003). Diabetes modifies the male; female

ratio in pulmonary tuberculosis. Int. J. Tuberc. Lung Dis. 2003 Apr; 7[2]:
354-8.
34.

Shaikh MA., Singla R., Sharif NS.(2003). Does diabetes alter the

radiological presentation of pulmonary tuberculosis. Saudi Med J. 2003
Mar: 24[3]: 278-81.
35.

Shaw K.M. và cs. (1996). Macrovascular disease in diabetes.

Diabetic complications. John Wiley and son Ltd: 181-203 .
36.

Stephen C. (2004). Guidelines for Glycemic control. Clinical


Cornestone. Prediabetes. Vol 6. No 2. 2004; 6[2]: 31-39.
37.

Teleman M.D., Chee C.B.E, Earnest A. (2002). Hepatotoxicity of

tuberculosis chemotherapy under general programme conditions in
Singapore. Int. J Tuberc. Lung Dis. 2002; 6(8): 699-705.

54


×