Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Giáo trình Hình họa toàn thân tượng người - Trường Cao đẳng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 34 trang )

UBND TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH NỘ BỘ
MƠN HỌC: HÌNH HỌA TỒN THÂN TƯỢNG NGƯỜI
NGÀNH: HỘI HỌA

Lào Cai, năm 2017

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI NĨI ĐẦU
Hình họa là mơn học cơ bản, có vai trò trong học tập, rèn luyện và sáng tạo
nghệ thuật. Mơn hình họa có nhiệm vụ nghiên cứu về cấu trúc, hình dáng, tỷ lệ,
tương quan đậm nhạt, sáng tối của con người và cảnh vật tự nhiên, bằng nhiều kỹ
thuật vẽ khác nhau. Nói một cách khác, đối với hội họa và điêu khắc. Hình họa là
cánh cửa đầu tiên để người học nghiên cứu và khám phá, ln có mặt tác động tích
cực đến các mơn học khác của chuyên nghành. Thực tế cho thấy các họa sỹ nổi
tiếng trên thế giới và trong nước, dù ở thời đại nào cũng có trình độ vẽ hình họa rất
tốt.
Ngày nay, mặc dù công nghệ thông tin đã đạt tới đỉnh cao, hỗ trợ rất nhiều cho học


tập và sáng tạo của họa sỹ, song việc học tập, nghiên cứu hình họa cơ bản một cách
nghiêm túc, thấu đáo luôn được các cơ sở đào tạo chuyên ngành Mỹ thuật đề cao và
chiếm khoảng thời gian khá lớn trong cấu tạo chương trình
Giáo trình này được biên soạn từng bài, mẫu tượng nam, nữ từ trẻ, trung, già.
Chúng tôi đã sử dụng tài liệu tham khảo chính là cuốn Hình Họa - Triệu Khắc Lễ
chúng tơi có đưa vào một số bài hình họa cơ bản.
Mong rằng Giáo trình này là tài liệu học tập, giảng dạy sẽ giúp cho các học
sinh những kiến thức cơ bản Hình họa để học các mơn chun ngành, sau này có thể
nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực khác củaMỹ thuật.
NGƯỜI BIÊN SOẠN

Nguyễn Văn Lê

3


MỤC LỤC
BÀI MỞ ĐẦU: ................................................................................................................................................ 6

I. Mục tiêu: ................................................................................................................................... 6
II. Nội dung chi tiết ......................................................................................................................... 6
1. Giới thiệu khái quát cấu trúc tỉ lệ người ứng dụng trong vẽ mẫu tượng người tồn thân .................... 6
BÀI 1: VẼ TƯỢNG LỢT DA TOÀN THÂN ............................................................................................... 10

I. Mục tiêu ..................................................................................................................................... 10
II. Nội dung chi tiết ....................................................................................................................... 10
1. Quan sát nhận xét............................................................................................................................... 10
2. Bố cục dựng hình .............................................................................................................................. 11
3. Vẽ tương quan lớn ............................................................................................................................ 11
4. Vẽ sâu ................................................................................................................................................ 12

5. Hoàn chỉnh bài vẽ ............................................................................................................................. 12
6. Yêu cấu cần đạt:................................................................................................................................. 12
BÀI 2. VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NAM TRẺ ĐỨNG ........................................................................... 14

I. Mục tiêu: .................................................................................................................................. 14
II. Nội dung chi tiết ....................................................................................................................... 14
1. Quan sát, nhận xét.............................................................................................................................. 14
2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................... 15
3. Vẽ tương quan lớn ............................................................................................................................. 15
4. Vẽ sâu ................................................................................................................................................ 16
5. Hoàn chỉnh bài vẽ .............................................................................................................................. 17
6. Yêu cầu cần đạt. ................................................................................................................................. 17
BÀI 3: VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NAM GIÀ NGỒI ................................................................................. 19

I. Mục tiêu: ................................................................................................................................. 19
II. Nội dung chi tiết ................................................................................................................... 19
1. Quan sát nhận xét............................................................................................................................... 19
2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................... 20
3. Vẽ tương quan lớn ............................................................................................................................. 20
4. Vẽ sâu ................................................................................................................................................ 21
5. Hoàn chỉnh bài vẽ .............................................................................................................................. 21
6. Yêu cầu cần đạt .................................................................................................................................. 22
BÀI 4: VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NỮ TRẺ ............................................................................................... 24

I. Mục tiêu .................................................................................................................................... 24
II. Nội dung chi tiết ....................................................................................................................... 24
1. Quan sát nhận xét. ........................................................................................................................... 24
4



2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................. 25
3. Vẽ tương quan lớn ............................................................................................................................. 26
4. Vẽ sâu ................................................................................................................................................ 26
5. Hoàn chỉnh bài vẽ .............................................................................................................................. 27
6. Yêu cầu cần đạt .................................................................................................................................. 27
BÀI 5: VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NỮ GIÀ ................................................................................................ 29

I. Mục tiêu: .................................................................................................................................. 29
II. Nội dung chi tiết ....................................................................................................................... 29
1. Quan sát nhận xét. ........................................................................................................................... 29
2. Bố cục dựng hình ............................................................................................................................. 30
3. Vẽ tương quan lớn ............................................................................................................................. 31
4. Vẽ sâu ................................................................................................................................................ 31
5. Hoàn chỉnh bài vẽ .............................................................................................................................. 32
6. Yêu cầu cần đạt .................................................................................................................................. 32
LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................................... 34
[1] Triệu Khắc Lễ, Hình họa 1.2.3 (Dự án đào tạo giáo viên THCS), NXB ĐHSP, 2006 ........................... 34
*Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................................... 34
[1]. Lê Thanh Lộc (biên soạn) - Hình họa căn bản, NXBVHTT, 1999. ........................................................ 34

5


BÀI MỞ ĐẦU:
VẼ HÌNH HỌA TỒN THÂN TƯỢNG NGƯỜI
LÝ THUYẾT CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học sinh viên có khả năng:
- Mơ tả được cấu trúc, tỉ lệ người toàn thân;
- Giới thiệu tượng mẫu và hướng dẫn PP vẽ cụ thể từng bài.

- Hiểu được vẻ đẹp và sự cân đối trong cấu tạo hình thể con người;
- Phân tích được kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ;
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được cấu tạo hình thể của tượng người tồn thân.
- Vẽ được bài hình họa tồn thân tượng người
3. Về năn lực tự chủ và trách nhiệm
- Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo.
- Trân trọng vẻ đẹp của cơ thể con người và tác phẩm nghệ thuật
II. Nội dung chi tiết
1. Giới thiệu khái quát cấu trúc tỉ lệ người ứng dụng trong vẽ mẫu tượng người
toàn thân
1.1. Giới thiệu chung
Tỉ lệ cơ thể con người qua giới tính và độ tuổi
Tỷ lệ ở phụ nữ cơ bản giống nam giới, tình bằng 7 đầu rưỡi. Đố với phụ nữ
Việt Nam, ước tính gần bằng 7 đầu (khoảng 6,4/5 đầu). Tuy nhiên giữa 2 giới có
một số điểm khác biết sau:
Khi đứng thẳng nam giới quy vào hình thang, trên rộng dưới hẹp, cịn thân hình nữ
giới quy vao hình chũ nhật thẳng đứng. Vì thế khi quan sát hơng nữ có cảm giác
rộng hơn hơng nam.
6


Chân phụ nữ tính từ mặt đất đến gần bẹn được khoảng 3 đầu rưỡi, còn tay
được 3 đầu và chiều ngang rộng nhất của vai chỉ được 1 đầu rưỡi. Với phụ nữ
đường ngang hông không trùng với đường phân đơi người.
Tuy nhiên trong thực tế, người mẫu ít khi có được đầy đủ các chuẩn trên, mỗi
người có nét riêng về cấu tạo, về đặc điểm. Vì thế cần quan sát, phân tích, so sánh
thật kỹ khi tiến hành bài vẽ để tránh cách áp đặt công thức 1 cách máy móc. Bài vẽ
hình hoạ chỉ đạt được hiệu quả khi vẽ đúng các tương quan thật của mẫu trong đó có
cấu trúc về tỉ lệ hình khối và phương pháp diễn tả sinh động của bài vẽ. Với bài vẽ

mẫu tượng toàn thân, các tỉ lệ trên được ứng dụng tương đối đầy đủ. Cũng giống
như tượng chân dung, tượng bán thân, mẫu đã được lựa chõn kỹ lưỡng, đáp ứng tiêu
chuẩn về cái đẹp trong cấu tạo con người và đã được thông qua sáng tạo của nhà
điêu khắc. Vì thế rất thuận lợi khi miêu tả.
1.2. Giới thiệu các bộ phận chi tiết
a. Xương cổ và các vùng cơ cổ

Cổ là phần cơ thể nối đầu với thân người. Dù nằm sâu bên trong song cấu tạo
hình dáng và kết cấu của 7 đốt xương đoạn cổ của cột sống chính là trụ nối đầu với
ngực, là điểm các cơ nay cổ bám vào. Các cơ cổ ngoài việc đảm bảo chuyển động
của đầu và cổ, cịn tạo nên hình thái bên ngồi của cổ con người khi vẽ cần được lưu
ý đến kết cấu, sự thay đổi hình dáng do vị trí quan sát hay chuyển động của cổ.
b. Cấu tạo xương và cơ đầu gối
7


c.. Cấu tạo của xương và cơ khuỷu tay- Xương và các khuỷu tay làm nhiệm vụ

ghép nối xương cánh tay và xương cẳng tay.

d. Cấu tạo của bàn tay, bàn chân

*
Câu
hỏi,
bài
tập,
nội

8



dung ơn tập và thảo luận
- Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiết các bộ phận trên tượng người toàn
thân

9


BÀI 1: VẼ TƯỢNG LỘT DA TOÀN THÂN
Khổ giấy: 60cmx80cm, chất liệu chì đen
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được vẻ đẹp và sự cân đối trong cấu tạo tượng toàn thân lột da.
- Biết vận dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tượng toàn thân lột da và tượng
người.
2. Kỹ năng
- Dựng được hình tượng tồn thân lột da
- Diễn tả được đúng chất thạch cao, tạo được khơng gian.
- Nét vẽ có đặc điểm riêng, tình cảm.
- Đậm nhạt bài vẽ ổn định
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo.
- Thấy được vẻ đẹp hình thể con người và nâng niu sản phẩm nghệ thuật
- Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựng hình, đậm nhạt và tả chất
II. Nội dung chi tiết
1. Quan sát nhận xét
- Bao bọc bên ngoài xương đầu là các cơ, chia làm ba khối là: Khối cơ da sọ
(các cơ này mỏng, dính liền với da), khối cơ bám da mắt (khi hoạt động tạo nên

những nếp nhăn, biểu hiện tình cảm của con người) và khối cơ cử động hàm dưới.
Nằm trong các khối cơ đó là các cơ cụ thể, (trong chương trình Giải phẫu tạo hình
đã học).
Đây là tượng lột da tồn thân người, song do yêu cầu của bài nên chỉ vẽ nửa
người để tập trung nghiên cứu cấu tạo xương bên trong và các cơ bên ngoài: Cùng
với sự thay đổi hình thái chuyển động mỗi hình một vẻ nhưng nếu phân tích sẽ they
sự chuyển động của cơ tuân theo những quy luật nhất định. Tất cả đều nằm trong kết
10


cấu tổng thể nhưng vân rành mạch với sự ẩn hiện của nét, của hình khối đậm, nhạt
tương quan tối sáng.
Bài vẽ tượng đang ở tư thế toàn thân rướn lên với sự tập trung cao trí óc và
sức lực; vì thế các cơ khối nổi rõ nguồn sáng chiếu từ góc cao phía bên trái. Mẫu
bày cao hơn tầm mắt nên các độ rút ngắn của khối đầu, phần trên ngực có sự thay
đổi hình thái và đậm nhạt, địi hỏi phân tích kỹ mới có thể diễn tả đúng tương quan.
2. Bố cục dựng hình
Sắp xếp bố cục hợp lý trên tờ giấy vẽ. Xuất phát từ hình dáng khn mặt
người mẫu, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương
ứng với tỷ lệ.
Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban
đầu. Trong quá trình vẽ phác chi tiết phải xác định các độ đạm nhạt thực của mẫu
để nhấn đậm hoặc buôn lơi tránh lối nhận đậm theo thói quen vì như thế hình vẽ sẽ
bị nát ngay từ khi phác hình. Khi vẽ nét luôn quan sát đến phương hướng của toàn
bộ khuân mặt, tránh lối vẽ đường viền đơn điệu, cứng đờ. Các nét vẽ đậm nhạt, thô,
sắc phải xuất phát từ hiện thực của mẫu và liền mạch với nhau trong hình vẽ.
Đo tỉ lệ để xác định khung hình chung của tượng mẫu, xác định điểm ức của
tượng để tạo một đường trục dọc, làm cơ sở cho đo và so sánh cấu trúc, tỉ lệ, hình
dáng của tượng. ở góc nhìn nghiêng của bài vẽ, phần cấu tạo cơ trên mắt bị che
khuất và đầu rút ngắn; nhưng cơ cổ và ngực, vai nhìn rất rõ. Từ đường trục dọc, sử

dụng que đo để ngang tầm mắt đo các đường tỉ lệ trục chếch của vai, ngực, ngấn
bong và hông. Khi đo các tỉ lệ do vị trí vẽ nên càng lên trên sự rút ngắn của cấu trúc
dễ tạo cảm giác đùi và phần bong dài, lớn mà phần ngực trên và đầu nhỏ hẹp lại. Do
đó khi đo các tỉ lệ cần lưu ý vì lúc ấy đầu khơng cịn là tỉ lệ ch̉n nữa. Sự quan sát
bằng mắt lúc này rất cần thiết.
3. Vẽ tương quan lớn
Kiểm tra lại hình bằng que đo, dây dọi kết hợp quan sát so sánh, tiếp tục vẽ
và đấy sâu một bước nữa về dựng hình cho chính xác hơn. Các nét phác, do độ đậm
11


nhạt, nét cong, nét thẳng khác nhau đã bắt đầu có khuynh hướng gợi khối và kết cấu
bên ngồi của cơ bắp, tạo điều kiện cho bước đẩy sâu bài vẽ. Kiểm tra lại hình vẽ
cho chính xác hơn, sau đó nheo mắt để phân biệt mảng sáng tối , đậm nhạt lớn của
mẫu. Phân biệt được nguồn chiếu sáng và tương quan của mẫu với nền. Tiến hành
vẽ các mảng, các diện bóng lớn.
4. Vẽ sâu
Nghiên cứu, phân tích, điều chỉnh cấu trúc đặc điểm và tương quan đậm nhạt
của bóng, đẩy sâu vào chi tiết. Phối hợp giữa hình khối, đường nét và đậm nhạt của
các mảng bóng sao cho ăn nhập, hài hòa. Chú ý độ lồi lõm, các phần bị che khuất
của bong. Đồng thời, khi phân tích các độ đậm nhạt, lưu ý tới chất thạch cao trong
diễn tả. So sánh tương quan giữa tượng và nền để tạo được khơng gian của mẫu.
5. Hồn chỉnh bài vẽ
Giai đoạn hoàn chỉnh bài vẽ cần dành lượng thời gian thích hợp để so sánh
phân tích thật kỹ hình vẽ. Trên cơ sở nguồn sáng chiếu vào tương có thể nhấn đậm
thêm một vài mảng hoặc chi tiết, hoặc làm nhạt đi, mảng sáng (có thể ding tẩy tẩy
những chỗ cần thiết). Cần nheo mắt và tập trung thật kỹ để so sánh mẫu thật với
tương quan của bài vẽ. Bài vẽ thành công là bài đạt được sự hài hồ của cấu tạo,
hình khối đậm nhạt và diễn tả chung tốt, ăn nhập với nhau.
6. Yêu cấu cần đạt:

- Bố cục thuận mắt, hợp lý
- Vẽ đúng cấu tạo, tương quan tỉ lệ của hình khối tượng mẫu
- Dựng và diễn tả được các đường hướng chính; các đường hướng chi tiết của
tượng mẫu, hình vẽ không bị méo, nghiêng đổ.
+ Diễn tả được tương quan đậm nhạt chính của mẫu trong nguồn sáng thực.
Cách diễn tả khơng bị gị bó, tả được chất thạch cao.
+ Qua diễn tả gợi được khơng gian của mẫu.
*Hình ảnh minh họa:
12


* Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận
- Nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm trên cơ thể người.

13


BÀI 2. VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NAM TRẺ ĐỨNG
Khổ giấy: 60cmx80cm, chất liệu chì đen

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học người học có khả năng:
- Hiểu được vẻ đẹp, sự cân đối hình thể tượng người tồn thân nam trẻ
- Biết vận dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tượng người toàn thân dáng ngồi
và đứng
2. Kĩ năng:
- Dựng được hình tượng người tồn thân nam trẻ dáng đứng
- Diễn tả được đúng chất thạch cao, tạo được khơng gian.
- Nét vẽ có đặc điểm riêng, tình cảm.

- Vẽ được hình tượng người người tồn thân dáng đứng đúng phương pháp
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo.
- Thấy được vẻ đẹp hình thể con người và nâng niu sản phẩm nghệ thuật
II. Nội dung chi tiết
1. Quan sát, nhận xét
Đầu tiên cần quan sát toàn bộ tượng mẫu để ước lượng tỉ lệ chung và tương
quan lớn của mẫu.ở hướng nhìn của bài chiều rộng từ phía bắp tay phía ngồi bên
phải đến ngón út của bàn chân trái có tỉ lệ gần nửa chiều cao, đường phân đôi cơ thể
ở giữa ổ bụng gần ngấn bẹn . Nếu kẻ đường trục chính qua ức tượng sẽ thấy phần
lớn thân, đầu nằm ở phía bên trái, song trọng tâm lại rơi vào phía bên phải. Việc xác
định được điểm chịu lực và điểm trọng tâm của bức tượng cũng chính là cơ sở để
quyết định thành công của bài vẽ. Từ đường trục chính đó xác định đườn hướng của
hai vai, khủy tay, hai bên hông và đầu gối. Đồng thời cũng hình dung được đường
14


lượn chính, dáng thế của pho tượng. Nhìn qua lược đồ dưới đây có thể phân tích một
cách cụ thể hơn, giúp người vẽ chủ động và thành công.
2. Bố cục dựng hình
Sắp xếp bố cục hợp lý trên tờ giấy vẽ. Xuất phát từ hình dáng khuân mặt
người mẫu, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương
ứng với tỷ lệ.
Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu.
Trong quá trình vẽ phác chi tiết phải xác định các độ đạm nhạt thực của mẫu để
nhấn đậm hoặc buôn lơi tránh lối nhận đậm theo thói quen vì như thế hình vẽ sẽ bị
nát ngay từ khi phác hình. Khi vẽ nét ln quan sát đến phương hướng của toàn bộ
khuân mặt, tránh lối vẽ đường viền đơn điệu, cứng đờ. Các nét vẽ đậm nhạt, thô, sắc
phải xuất phát từ hiện thực của mẫu và liền mạch với nhau trong hình vẽ.
Đo tỉ lệ để xác định khung hình chung của tượng mẫu, xác định điểm ức của

tượng để tạo một đường trục dọc, làm cơ sở cho đo và so sánh cấu trúc, tỉ lệ, hình
dáng của tượng. ở góc nhìn nghiêng của bài vẽ, phần cấu tạo cơ trên mắt bị che
khuất và đầu rút ngắn; nhưng cơ cổ và ngực, vai nhìn rất rõ. Từ đường trục dọc, sử
dụng que đo để ngang tầm mắt đo các đường tỉ lệ trục chếch của vai, ngực. Khi đo
các tỉ lệ do vị trí vẽ nên càng lên trên sự rút ngắn của cấu trúc dễ tạo cảm giác đùi và
phần bong dài, lớn mà phần ngực trên và đầu nhỏ hẹp lại. Do đó khi đo các tỉ lệ cần
lưu ý vì lúc ấy đầu khơng cịn là tỉ lệ chuẩn nữa. Sự quan sát bằng mắt lúc này rất
cần thiết.
3. Vẽ tương quan lớn
Sau khi có được các mảng đậm nhạt và sáng tối lớn, tiến hành kiểm tra lại
dáng hình bằng các đường dọi. Rỏ đường dọi qua các điểm chính của mẫu. Lấy
đường trục chính làm cơ sở để ước lượng, so sánh khoảng cách giữa chúng với
nhau. Sử dụng các đường dọi chỉnh hình và đẩy sâu bài vẽ là cần thiết và quan
trọng.

15


Khi đã phác được các nét chi tiết sát với mẫu hơn, trên cơ sở phân tích ảnh
hưởng của nguồn sáng, tìm đậm nhạt của các nét viền trên cơ sở sự tiếp nhận của
nguồn sáng của tượng mẫu. Tượng đứng trong một nguồn sáng cố định, vì thế sắc
độ nguồn sáng trên tượng ít thay đổi. Tuy nhiên khơng vì thế mà giảm đi sự phong
phú. Bởi cịn phụ thuộc vào vị trí của hình thể, động thái trước sau của chi tiết và sự
tiếp nhận nguồn sáng như thế nào. quan sát ở tượng mẫu sẽ thấy hai chân đứng gần
ngang nhau, song chân phải là trụ hơi lùi vào một chút, còn chân trái xoải ra nên tiếp
nhận được nguồn sáng. Vì thế chân trái sáng hơn, chân phải chìm trong khơng gian
tối. Nhưng do nguồn sáng chiếu từ trên cao xuống nên toàn bộ phần chân tối hơn
phần ngực và bụng.
4. Vẽ sâu
Vừa đẩy sâu bằng nét, vừa phân tích độ chuyển tinh tế của các mảng sáng tối.

Độ đậm nhạt của tượng mẫu không đồng đều với nhau và cũng không theo một độ
nhất định từ đầu đến chân. Do đó tìm ranh giới của các mảng bóng để diễn tả rất
khó. Nừu rạch rịi q sẽ bị khơ cứng, nếu xóa nhịa đi lại quá mềm. Với sinh viên
cần tránh lối vẽ như kiểu truyền ảnh, vờn tỉa và không tuân theo quy luật của ánh
sáng, của cấu tạo hình khối. Muốn chính xác, khi đẩy sâu cần nheo mắt để phân tích,
để thu hẹp diện sáng tối và các chi tiết. Động tác này khơng bao giờ thừa trong các
bài vẽ hình họa, nhất là đối với các bài vẽ khó. Q trình diễn tả là quá trình sửa
chữa, thêm bớt một vài phần nào đó, vai trị chủ động của người vẽ có tác động tích
cực đến chất lượng bài vẽ.
Để diễn tả đậm nhạt tốt cũng góp phần tạo nên chất; ngồi chất thạch cao
trắng, sáng và trong trẻo có thể qua đó gợi được cảm giác mịn của da thịt. Diễn tả
đậm nhạt, giải quyết tốt mối tương quan giữa hình khối và nền cũng chính là tạo
được khơng gian cho bài. Khơng gian trong bài chính là sức sống là, là tình cảm mà
người vẽ cần đạt được.

16


5. Hoàn chỉnh bài vẽ
Khi các tương quan tỷ lệ về hình, cấu trúc và đậm nhạt tương đối tốt, tiến
hành kiểm tra lại hình vẽ bằng que đo, dây dọi. Giai đoạn hoàn chỉnh bài vẽ cần rất
thận trọng, không chỉ chăm chú vào diễn tả mà phải phân tích so sánh xem bài vẽ đã
đạt được điểm gì, cần bổ xung hoặc sửa chữa chi tiết nào nữa. Xác định năng lực
của bản thân để biết dừng bài vẽ đúng chỗ cũng là một yêu đối với người học vẽ.
6. Yêu cầu cần đạt.
- Bố cục thuận mắt, hợp lý
- Vẽ đúng cấu tạo, tương quan tỉ lệ của hình khối tượng mẫu
- Dựng và diễn tả được các đường hướng chính; các đường hướng chi tiết của
tượng mẫu, hình vẽ khơng bị méo, nghiêng đổ.
+ Diễn tả được tương quan đậm nhạt chính của mẫu trong nguồn sáng thực.

Cách diễn tả khơng bị gị bó, tả được chất thạch cao.
+ Qua diễn tả gợi được không gian của mẫu.
Chú ý:
Ngoài những yêu cầu chung đối với các bài vẽ tượng toàn thân, cần chú ý bắt
đúng dáng thế dể mẫu không bị xiêu đổ hay vẹo. Cách vẽ thoải mái, diễn tả được sự
chuyển sắc phong phú giữa các dộ đậm nhạt đúng với không gian thực khi vẽ.
Hướng dẫn tự học trên lớp và ở nhà:
- Trên cơ sở kết quả làm bài trên lớp để định hướng sinh viên tự học theo các yêu
cầu cần đạt.
Câu hỏi củng cố
1. Hãy nêu vai trò của tượng chân dung người tồn thân trong điêu khắc và trong
hình họa cơ bản?
2. Tại sao giải phẫu tạo hình lại có vai trị quan trọng trong vẽ hình họa. Nên sử
dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài như thế nào ?
3. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa vẽ tượng người bán thân với vẽ *
Hình minh họạ
17


-------------------------------------------------* Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận
1. Nêu những nét cơ bản trong cấu tạo người trưởng thành, người già, trẻ em ? Tại
sao lại có những điểm khác nhau đó?
2. Những điểm giống và khác nhau giữa vẽ tượng người với tượng lột da?
3. Phương pháp cơ bản trong vẽ tượng người.
4. Rút ra các yêu cầu chung trong vẽ tượng người

18


BÀI 3: VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NAM GIÀ NGỒI

Chất liệu thạch cao
Khổ giấy: 60cmx80cm, chất liệu chì đen

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học người học có khả năng:
- Hiểu được vẻ đẹp, sự cân đối trong hình thể tượng toàn thân nam già
- Biết vận dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tượng toàn thân nam trẻ và già
2. Kĩ năng:
- Dựng được hình tượng tồn thân nam già ngồi
- Diễn tả được đúng chất thạch cao, tạo được khơng gian.
- Nét vẽ có đặc điểm riêng, tình cảm.
- Vẽ được hình tượng người tồn thân nam già đúng phương pháp
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo.
- Thấy được vẻ đẹp hình thể con người và nâng niu sản phẩm nghệ thuật
II. Nội dung chi tiết
1. Quan sát nhận xét
Mẫu tượng là nam già ngồi thoải mái, chân co, lưng gập do ngồi ở dáng mỏi,
hai tay để trên đùi, đầu hơi nghiêng. Quan sát kĩ sẽ they hướng đầu, thân và chân
khơng trùng nhau, do vậy khi phân tích cần so sánh kỹ lưỡng tránh cẩu thả. Vì đây
là một bài vẽ toàn thân do vậy cần xác định bố cục ngay từ đầu cho hợp lý, tránh
tình trạng lệch bố cục hay thiếu bố cục. Muốn vậy người vẽ phải so sánh, quan sát
để tìm ra tỉ lệ mẫu. Đây là mẫu nam già do vậy cần chú ý tới đặc điểm này sẽ chủ
động hơn trong quá trình diễn tả.

19


2. Bố cục dựng hình

Sắp xếp bố cục hợp lý trên tờ giấy vẽ. Xuất phát từ hình dáng khuân mặt
người mẫu, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương
ứng với tỷ lệ.
Nếu tầm nhìn khơng đúng sẽ khơng thể nhìn được tồn bộ mẫu, đứng cách
mẫu trên 2m là hợp lý. Để xác định bố cục mẫu trước khi vẽ nên ký hoạ nhanh sẽ
chủ động hơn khi phác hình chính thức. Với tượng vẽ toàn thân nhất thiết phải vẽ
trọn vẹn hình thể của mẫu, nếu sinh viên khơng chủ động hoặc thiếu chính xác khi
đo tỉ lệ vẽ thiếu tay, chân sẽ làm giảm kết quả của bài học rất nhiều.
Khi lựa chọn được bố cục thích hợp tiến hành vẽ phác hình cách tiến hành
tương tự như vẽ tượng bán thân.
3. Vẽ tương quan lớn
Sau khi phác hình xong tiến hành kiểm tra tỉ lệ chung, tỉ lệ các bộ phận so
với tương quan của mẫu bằng cách ding que đo, đo lại thật chính xác, tránh cách đo
tượng trưng hoặc chiếu lệ vì khi càng đẩy sâu và chi tiết càng khó sửa, bài vẽ sẽ bị
long tong, sa lầy.
Xác định đường trục chính chạy qua ức. Từ đường trục chính tìm ra các
đường trục phụ bằng cách so sánh khoảng cách với đường trục chính.
Khi đã phác được các nét chi tiết sát với mẫu hơn, trên cơ sở phân tích ảnh
hưởng của nguồn sáng, tìm đậm nhạt của các nét viền trên cơ sở sự tiếp nhận của
nguồn sáng của tượng mẫu. Tượng đứng trong một nguồn sáng cố định, vì thế sắc
độ nguồn sáng trên tượng ít thay đổi. Tuy nhiên khơng vì thế mà giảm đi sự phong
phú. Bởi còn phụ thuộc vào vị trí của hình thể, động thái trước sau của chi tiết và sự
tiếp nhận nguồn sáng như thế nào. quan sát ở tượng mẫu sẽ thấy hai chân đứng gần
ngang nhau, song chân phải là trụ hơi lùi vào một chút, còn chân trái xoải ra nên tiếp
nhận được nguồn sáng. Vì thế chân trái sáng hơn, chân phải chìm trong không gian
tối. Nhưng do nguồn sáng chiếu từ trên cao xuống nên toàn bộ phần chân tối hơn
phần ngực và bụng.
20



4. Vẽ sâu
Khi nguồn sáng chiếu vào mẫu tạo nên các độ đậm nhạt và đường nét, có thể ding
mắt quan sát được. Tuy vậy khơng phải cứ nhìn they gì thì vẽ nấy mà phải phân tích
một cách khoa học, việc xác định yếu tố ánh sáng để tạo khơng gian là rất quan
trọng trong vẽ hình hoạ nghiên cứu. Khi đẩy sâu bài vẽ chú ý không sử dụng những
đường cong lõm làm cho bài
Vừa đẩy sâu bằng nét, vừa phân tích độ chuyển tinh tế của các mảng sáng tối.
Độ đậm nhạt của tượng mẫu không đồng đều với nhau và cũng không theo một độ
nhất định từ đầu đến chân. Do đó tìm ranh giới của các mảng bóng để diễn tả rất
khó. Nừu rạch rịi q sẽ bị khơ cứng, nếu xóa nhịa đi lại quá mềm. Với sinh viên
cần tránh lối vẽ như kiểu truyền ảnh, vờn tỉa và không tuân theo quy luật của ánh
sáng, của cấu tạo hình khối. Muốn chính xác, khi đẩy sâu cần nheo mắt để phân tích,
để thu hẹp diện sáng tối và các chi tiết. Động tác này khơng bao giờ thừa trong các
bài vẽ hình họa, nhất là đối với các bài vẽ khó. Q trình diễn tả là quá trình sửa
chữa, thêm bớt một vài phần nào đó, vai trị chủ động của người vẽ có tác động tích
cực đến chất lượng bài vẽ.
Để diễn tả đậm nhạt tốt cũng góp phần tạo nên chất; ngồi chất thạch cao
trắng, sáng và trong trẻo có thể qua đó gợi được cảm giác mịn của da thịt. Diễn tả
đậm nhạt, giải quyết tốt mối tương quan giữa hình khối và nền cũng chính là tạo
được khơng gian cho bài. Khơng gian trong bài chính là sức sống là, là tình cảm mà
người vẽ cần đạt được.
5. Hồn chỉnh bài vẽ
Tiếp tục kiểm tra tỉ lệ, chiều hướng và thể dáng của mẫu; xem lại các mảng
bang lớn đã chính xác chưa. Về đậm nhạt của bang cần lưu ý đến sự chuyển động và
quan hệ sáng tối chính là tạo ra mối quan hệ giữa các vật thể với nhau. Vì thế, ánh
sáng có thể phá hoại hình thể do sự di chuyển của chúng. Khi kiểm tra đậm nhạt,
phải dựa vào nguồn sáng cố định, được lựa chọn hay nói một cách khác là vào một
thời điểm cụ thể, riêng biệt sẽ làm sâu sắc hơn, hấp dẫn hơn bài vẽ. Trong quá trình
đẩy sâu, nét thẳng đã được xác định
21



đúng phạm vi của hình với những độ dài ngắn của nét. Như vậy, ở bề mặt khung của
tượng mẫu đã xác định đầy đủ, chỉ cần lượn nhẹ tay để tạo nên các đường cong. Các
nét cong làm cho nét thẳng cụ thể hơn. Nét cong khi đã được gắn đúng với tượng
mẫu tạo nên tiết tấu nhịp điệu của đường nét sinh động và hấp dẫn tạo cảm giác về
chất của mẫu.
Ở giai đoạn này không nhất thiết phải vẽ nhiều mà quan trọng hơn là quan
sát, so sánh để tìm ra sai sót giữa bài vẽ với tương quan mẫu để sửa chữa và hoàn
thiện bài.
Cần chú ý tới đậm nhạt của nền, nếu vẽ đậm nhạt của nền đúng sẽ làm tăng
hiệu quả của tương quan, làm cho không gian trong bài vẽ sống động và hấp dẫn
hơn.
6. Yêu cầu cần đạt
- Vẽ đúng tỉ lệ, hình khối của mẫu
- vẽ đúng các đường trục, đường hướng chính và các chi tiết chung, hình vẽ khơng
bị nghiêng, đổ.
- Diễn tả được tương quan đậm nhạt của mẫu theo ánh sáng gợi được khốivà tạo
được không gian.
- Tả được chất thạch cao
- Bài vẽ có chất cảm tốt, có cách nhìn riêng.
* Củng cố
- Nhắc lại cấch tiến hành bài vẽ tượng toàn thân dáng ngồi
- Chấm bài theo yêu cầu cần đạt: Giúp sinh viên tự đánh giá bài của mình và của
bạn.
- Chuẩn bị giấy và đồ dùng học tập cho bài vẽ tượng toàn thân dáng đứng.
Hướng dẫn tự học trên lớp và ở nhà
+ Căn cứ vào những yêu cầu cần đạt, sinh viên tiếp tục hoàn thành bài tập ở những tiết
tự học.


22


+ Để đạt được kết quả cao sinh viên phải tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu trong giáo
trình tự học.
* Hình minh họa

* Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận
- Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiết các bộ phận trên tượng người toàn
thân dáng ngồi

23


BÀI 4: VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN NỮ TRẺ
Chất liệu thạch cao
Khổ giấy 60x80 cm, chất liệu chì đen
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau bài học người học có khả năng:
- Hiểu được vẻ đẹp và sự cân đối trong cấu tạo hình thể tượng tồn thân nữ
trẻ.
- Biết vận dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tượng mẫu nữ toàn thân và mẫu
nam toàn thân
2. Kĩ năng
- Dựng được hình tượng tồn thân nữ trẻ
- Diễn tả được đúng chất thạch cao, tạo được không gian.
- Nét vẽ có đặc điểm riêng, tình cảm.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo.

- Thấy vẻ đẹp hình thể con người, trân trọng sản phẩm nghệ thuật
II. Nội dung chi tiết
1. Quan sát nhận xét.
- Khi nguồn sáng chiếu vào từ góc cao bên trái mẫu, khn mặt chia thành
hai diện sáng tối khá cụ thể. Đường phân chia là đường trục chạy qua hai mắt,
mũi, miệng và cằm. Tuy nhiên do cách tạo khối tròn, mịn nên các ranh giới của
sáng tối đều có độ trung gian, sự chuyển sắc cũng từ từ mà không đột ngột. Cô
gái trán hơi bị dô và cao, khi xây dựng hình vẽ cần quan sát và phân tích kỹ.
- Tượng mẫu có nhiều đường và nét cong nên khó khăn trong so sánh.
Dựa vào cấu tạo của mắt, mũi, miệng và các đường trục dọc, trục ngang trong
quá trình vẽ sẽ tránh được các sai sót cơ bản.
24


Đứng ở tư thế nào, góc nhìn nào cũng they đẹp, hay trong điều kiện ánh sáng
nào đi nữa vẫn tạo được cảm xúc về cái đẹp qua hình dáng, khối, chất da thịt và sự
thanh cao, lịch lãm của một cơ thể đầy nữ tính
2. Bố cục dựng hình
Sắp xếp bố cục hợp lý trên tờ giấy vẽ. Xuất phát từ hình dáng khn mặt
người mẫu, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương
ứng với tỷ lệ.
Nếu tầm nhìn khơng đúng sẽ khơng thể nhìn được tồn bộ mẫu, đứng cách
mẫu trên 2m là hợp lý. Để xác định bố cục mẫu trước khi vẽ nên ký hoạ nhanh sẽ
chủ động hơn khi phác hình chính thức. Với tượng vẽ tồn thân nhất thiết phải vẽ
trọn vẹn hình thể của mẫu, nếu sinh viên khơng chủ động hoặc thiếu chính xác khi
đo tỉ lệ vẽ thiếu tay, chân sẽ làm giảm kết quả của bài học rất nhiều.
Tiến hành đo các tỉ lệ giữa chiều rộng so với chiều cao của toàn bộ bức tượng
để xác định khung hình chung. Lấy đầu làm đơn vị đo và tìm vị trí những điểm
chính trong tỉ lệ bức tượng. Dùng que đo các khoảng cách giữa vai, vú, eo, bong,
hông để so sánh độ lớn nhỏ của các tỉ lệ. Đồng thời que đo cũng giúp để xác định

hướng và các độ chếch lệch lên hay xuống giữa hai bên vai ngực, eo hông. Xác định
đúng khoảng cách và đường hướng là cơ sở đầu tiên để phác hình chính xác, tạo
điều kiện cho các bước tiếp theo được thự hiện thuận lợi.
Đo tỷ lệ và phác các khung hình. Xác định vị trí của các bộ phận cấu tạo
trên khn mặt. Có thể lấy cạnh dọc của bệ làm đường so sánh, từ đó phác trục
chính theo hướng mặt.
Nối các vị trí và đường chu vi bằng các nét phác thẳng, nhẹ. Chú ý tới kết
cấu của phần xương sọ với tóc, cằm với cổ, cổ ngực tượng để đảm bảo chính
xác khi vẽ hình.
Tuy bóng khơng rõ ràng vì khối hình căng trịn của mẫu song vẫn có các
diện sáng tối, nếu nheo mắt và phân tích kỹ. Xác định các mảng sáng tối lớn
trên khuôn mặt.
25


×