UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
BÀI GIẢNG
MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Quản lý nhà nước về văn hóa
NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa
( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.)
LƯU HÀNH NỘI BỘ
NĂM 2017
1
LỜI GIỚI THIỆU
Quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích
của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình, nhằm phát triển văn hóa,
điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên
quan, với mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Việt
Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.
Trong quá trình đổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế, đã tạo những tiền đề, điều kiện, môi trường,, đồng thời đặt ra những yêu cầu
mới đối với văn hóa. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với văn hóa,
cũng như vai trò của tất cả các chủ thể trong xã hội về văn hóa, đã tạo nên bước phát
triển mới của nền văn hóa Việt Nam.
2
MỤC LỤC
TRANG
1. Lời giới thiệu
02
2 Chương 1: Khái niệm quản lý văn hóa và đăc điểm quản lý văn hóa
04
3. Chương 2: Quan điểm quản lý văn hóa của ĐCSVN
11
4. Chương 3: Những yêu cầu đối với quản lý văn hóa
38
5. Chương 4: Các nguyên tắc của quản lý văn hóa
43
6. Chương 5 : Các phương thức quản lý văn hóa
20
7.Chương 6 : Phương pháp quản lý văn hóa
45
8.Chương 7: Quản lý văn hóa trong cơ chế thị trường
46
3
Chương 1: Khái niệm quản lý văn hóa và đăc điểm quản lý văn hóa
Mục tiêu:
- Trình bày và phân tích khái niệm quản lý văn hóa,
- Trình bày đặc điểm của quản lý văn hóa
- Trình bày phạm vi và phạm vi của quản lý văn hóa
Nội dung:
1.1. Khái niệm quản lý.
1.1.1. Định nghĩa:
Theo F. Taylor: Quản lý là biết được chính sác điều bạn muốn người khác làm, và sau
đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Sau này
ông Lerence chủ tịch hiệp hội các nhà kinh doanh Mỹ đã khái quát quan điểm của F.
Taylor và cho rằng: Quản lý là thông qua người khác để đạt được mục tiêu của mình.
[20, tr.11].
Cùng thời với F. Taylor, nhà quản lý hành chính người Pháp là H. Fayon lại định
nghĩa quản lý theo các chức năng của nó. Theo H. Fayon: “Quản lý là dự đoán và lập
kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.” [15, tr.32]
Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” Harold Koontz cho rằng: “Quản
lý là một dạng thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu
của nhóm. Ngồi ra ơng cịn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành
một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với
thời gian, tiền bạc, và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý
là một nghệ thuật, cịn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [22. tr.33]
Theo Paul Hersey và KenBlanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” thì:
Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý nhằm
thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt
mục tiêu của tổ chức.” [12, tr.17].
Ở Việt Nam tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác hoạch định của chủ
thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách
tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [17, tr.74].
Vũ Dũng và Nguyễn Thị Mai Lan cho rằng: “ Quản lý là sự tác động có định hướng,
có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó”
[10]
Theo Trần Quốc Thành: “ Quản lý là sựu tác động có ý thức của chủ thể quản lý để
chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình quản lý xã hội, hành vi và hành động của
con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật
khách quan” (33, tr.11).
Theo Nguyễn Quốc Chí và Đặng Thị Mỹ Lộc: “ Hoạt động quản lý là tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (
4
người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích
của tổ chức” (29, tr.16).
Cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ
chức, điều khiển, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt
mục tiêu đã đề ra. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật
– Quản lý là khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hóa và là đối tượng
nghiên cứu khách quan đặc biệt. Quản lý là khoa học phân loại kiến thức, giải thích
các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý, dự báo kết quả .
– Quản lý là nghệ thuật bởi lẽ nó là hoạt động đặc biệt, trong đó quan hệ quan trọng
nhất là con người, đòi hỏi phải vận dụng hết sức khéo léo, linh hoạt những kinh
nghiệm đã quan sát được, những tri thức đã được đúc kết. Nghệ thuật đó thể hiện ở
thái độ cư xử có văn hố, khơn ngoan và tế nhị,trong việc vậndụng các nguyêntắc
chung vào từng conngườicụthể. Nói cho cùng, nghệ thuật quản lý con người cũng là
dựa trên các qui luật tâm lý học .
1.1.2. Vai trò của quản lý.
Quản lý nhà nước về văn hóa có các đặc điểm sau:
Một là, chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa là Nhà nước. Nhà nước Việt Nam được
tổ chức thống nhất từ Trung ương đến các địa phương, quyền quản lý được phân cấp:
Cấp trung ương, cấp tỉnh (tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương), cấp huyện
(huyện thuộc tỉnh, quận thuộc thành phố), cấp xã (xã thuộc huyện, phường thuộc
quận). Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp nào thì cơ quan nhà nước cấp ấy là chủ thể
quản lý. Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp xã thì ủy ban nhân dân xã là chủ thể quản
lý nhà nước. Công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã có trách nhiệm giúp
ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn cấp xã.
Hai là, khách thể quản lý nhà nước về văn hóa là văn hóa và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoặc có liên quan đến lĩnh vực văn hóa. Văn
hóa với tư cách là khách thể quản lý được hiểu theo nghĩa cụ thể là: Các hoạt động
văn hóa (trong đó có các dịch vụ văn hóa, hoạt động sáng tạo...) và các giá trị văn hóa
(cụ thể là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể). Mặt khác, theo sự phân công
trong hệ thống các cơ quan nhà nước các cấp, khơng phải tồn bộ hoạt động văn hóa
hiểu theo nghĩa rộng đều do ngành văn hóa quản lý. Văn hóa giáo dục, khoa học công
nghệ... do cơ quan giáo dục, khoa học cơng nghệ quản lý.
Ba là, mục đích quản lý nhà nước về văn hóa là giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa truyền thống của Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý nhà nước văn hóa ở từng cấp, từng
địa phương, từng hoạt động thì mục đích quản lý nhà nước về văn hóa phải được xác
định cụ thể sát với yêu cầu nhiệm vụ và hồn cảnh của địa phương. Ví dụ quản lý nhà
5
nước về Chương trình mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thì cấp trung ương
mục đích là gì; cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là gì, phải được xác định một cách cụ thể.
Có như vậy hoạt động quản lý mới hiệu quả.
Bốn là, cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về văn hóa là Hiến pháp, luật và các văn
bản quy phạm pháp luật. Như vậy, quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước
về văn hóa nói riêng có cơng cụ là hệ thống luật và các văn bản có tính pháp quy.
Quản lý bằng pháp luật chứ khơng phải bằng ý chí của nhà quản lý.
Năm là, cách thức quản lý là “sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích” chứ
khơng phải là việc làm có tính thời vụ, cũng khơng phải là sự thụ động của nhà quản
lý, càng không phải là hoạt động đơn lẻ, tùy tiện của nhà quản lý.
Đối với người làm cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa phải luôn tự đặt câu hỏi và
trả lời câu hỏi: Ai là người quản lý? Quản lý ai và quản lý cái gì? Quản lý vì cái gì?
Trong tay mình đang có cơng cụ nào để quản lý? Ngồi 4 câu hỏi cơ bản trên, người
quản lý có kinh nghiệm cịn biết đặt một số câu hỏi có tính nghiệp vụ khác: Mình đã
nắm chắc các cơng cụ đó chưa? (luật và các văn bản quy phạm pháp luật). Hoạt động
quản lý đang diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào? Trách nhiệm và quyền hạn quản
lý nhà nước của cấp mình đến đâu?... Người làm cơng tác quản lý nhà nước về văn
hóa dù ở cấp nào cũng cần trả lời các câu hỏi trên một cách thuần thục mới có thể
thực thi nhiệm vụ quản lý có hiệu quả.
2.Quản lý văn hóa trong giai đoạn hiện nay
Quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một trong
những lĩnh vực có rất nhiều vấn đề đặt ra. Việc xác định vấn đề nào là trọng tâm trong
quản lý nhà nước về văn hóa hiện nay có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc đưa
ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả quản lý. Cần quan tâm một số vấn đề sau
trong quản lý nhà nước về văn hóa hiện nay:
- Trong thực tiễn hoạt động nhiều năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, một vấn đề
lớn đặt ra là: Phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế dẫn đến nhiều hệ
lụy về phát triển xã hội, đồng thời làm cho phát triển kinh tế thiếu bền vững. Nguyên
nhân chính của vấn đề đó là: Nhận thức chưa đầy đủ về văn hóa trong hoat động thực
tiễn, đặc biệt trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.
- Đổi mới kinh tế đi trước một bước. Đó là sự sáng tạo trong hồn cảnh cụ thể ở nước
ta chỉ có thể đạt hiệu quả với điều kiện phải nhận thức đúng là: Kinh tế đi trước một
bước để tiếp tục đổi mới văn hóa - xã hội đồng bộ cùng với phát triển kinh tế. “Đi
trước một bước” khơng có nghĩa là đổi mới kinh tế xong mới đổi mới văn hóa, “hy
sinh văn hóa” để phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều nơi, nhiều lúc yếu tố văn hóa
đã bị coi nhẹ vì phát triển kinh tế. Nhìn tổng thể, đổi mới văn hóa chưa theo kịp đổi
mới kinh tế.
- Vai trị quản lý nhà nước về văn hóa chưa được nhận thức đúng đắn. Trong xã hội
có người cho rằng văn hóa là nhu cầu của con người, nó phát sinh, phát triển theo nhu
cầu tự nhiên, hãy để nó phát triển theo quy luật vốn có của nó. Những người có quan
niệm như vậy khơng nhiều, nhưng quan niệm ấy lại là cái cớ để tồn tại những lệch lạc
6
trong nhìn nhận quản lý nhà nước về văn hóa: Quản lý hay khơng quản lý thì văn hóa
cũng cứ phát triển theo đường đi của nó.
- Đổi mới nhận thức về quản lý nhà nước bất cập so với phát triển văn hóa. Các hoạt
động văn hóa ngày càng đa dạng, các dịch vụ văn hóa cũng phát triển khá mạnh, một
mặt đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, mặt khác cũng gây nhiều hệ lụy với những
đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, gây tâm trạng bất an trong xã hội.
Quản lý nhà nước khơng theo kịp sự phát triển, thêm vào đó tồn tại cách hiểu sai
“quản lý đến đâu, phát triển đến đó” dẫn đến nhận thức lệch lạc, quy quản lý nhà
nước vào một việc cho và không cho (sinh ra tệ xin - cho với bao hệ lụy đi kèm), dẫn
đến cách quản lý hạn chế sự phát triển “không quản lý được thì cấm”!
Nói tóm lại, vấn đề nhận thức cho đúng quản lý nhà nước về văn hóa là gì, mục đích,
ý nghĩa và cách thức quản lý ra sao, vẫn là những câu hỏi lớn đặt ra cho chúng ta
nhiều vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi, thảo luận làm sáng tỏ.
3. Đặc điểm về văn hóa khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc thiểu số
Ở khu vực trung du, miền núi, vùng cao, các dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song
nhìn chung các dân tộc sống xen kẽ nhau, khơng có lãnh thổ riêng biệt như một số
nước trên thế giới. Địa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và
trung du; còn các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở các vùng trung du, miền núi và
vùng cao, một số dân tộc như Khơme, Hoa, một số ít người Chăm sống ở đồng bằng.
Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những
khu vực riêng biệt mà sống xen kẽ với các dân tộc khác. Cách đây khoảng nửa thế kỷ,
Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, hầu hết cư dân vẫn là người tại chỗ, mỗi
dân tộc đều có khu vực cư trú riêng, ranh giới giữa các tộc người, giữa các bản làng
cịn rõ ràng thì nay tình hình đã khác xa và xu hướng này còn tiếp tục gia tăng. Hiện
nay, dân tộc Kinh cư trú ở Đắk Lắk chiếm tỷ lệ khá lớn. Cùng với người Kinh, các
dân tộc thiểu số ở miền Bắc gần đây cũng di chuyển vào khu vực này (kể cả di chuyển
theo kế hoạch và không theo kế hoạch) với số lượng khá lớn. Hiện nay, ở miền núi
hầu như khơng có tỉnh, huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiểu tỉnh có tới trên 20
dân tộc cư trú như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm
Đồng... Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú. Nhiều xã, bản, bn có tới
3-4 dân tộc cùng sinh sống.
Tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, một mặt có điều kiện để tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, hồ hợp và xích lại gần nhau; mặt khác cần đề phòng
trường hợp do chưa thật hiểu nhau, khác nhau về phong tục tập quán nên xuất hiện
mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích nhất là lợi ích kinh tế, dẫn đến va chạm giữa những
người thuộc các dân tộc cùng sống trên một địa bàn. Ngày nay, tình trạng cư trú xen
kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc cũng
như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa thanh niên nam,
nữ thuộc các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến, càng có thêm điều kiện đoàn kết
và hoà hợp giữa các dân tộc anh em.
7
Phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú ở vùng trung du, miền núi và vùng cao,
chiếm 3/4 diện tích cả nước. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn mà
trước hết là tiềm lực về tài nguyên rừng và đất rừng. Khơng những thế, trung du, miền
núi cịn có vai trị đặc biệt quan trọng về mơi trường sinh thái đối với cả nước như
điều hịa khí hậu, điều tiết nguồn nước, bảo vệ lớp đất màu trong mùa mưa lũ.
Vị trí chiến lược quan trọng của khu vực trung du, miền núi đã được thực tế lịch sử
khẳng định. Từ xưa đến nay, các thế lực thù địch bên ngoài đều sử dụng địa bàn miền
núi để xâm lược, xâm nhập, phá hoại sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân
ta. Rừng núi đã từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, Nhật,
Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay, miền núi - biên giới là thành lũy vững chắc của Tổ
quốc, là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh trong việc bảo vệ vững chắc chủ
quyền quốc gia, chống âm mưu xâm nhập, gây bạo loạn, lật đổ bảo vệ sự nghiệp hịa
bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ở vùng biên giới, một số dân tộc có quan hệ đồng tộc với dân tộc của các nước láng
giềng nên khách quan có nhu cầu thăm thân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa
các dân tộc ở hai bên biên giới. Bởi vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
khơng chỉ vì lợi ích của các dân tộc thiểu số mà cịn vì lợi ích của cả nước, khơng chỉ
là đối nội mà cịn là đối ngoại, khơng chỉ về kinh tế - xã hội, mà cả về chính trị, quốc
phịng, an ninh quốc gia.
Do những ngun nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên các dân tộc ở Việt
Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Các dân tộc sống ở vùng
thấp có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các dân tộc thiểu số sống ở vùng
sâu, vùng xa, vùng cao. Có những dân tộc thiểu số có đời sống kinh tế - xã hội còn
thấp kém. Nhiều dân tộc cư trú trên địa bàn có điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn,
khắc nghiệt. Điều kiện canh tác nương rẫy không ổn định nên đời sống của đồng bào
thường bấp bênh. Cuộc sống du canh, du cư thường dẫn tới đói nghèo, bệnh tật.
Khu vực trung du, miền núi vùng dân tộc thiểu số là khu vực địa - văn hóa, địa - kinh
tế, địa - chính trị... có đặc điểm riêng, khác với khu vực đồng bằng, ven biển, hải đảo.
Trong quá trình sinh sống tại các khu vực địa lý khác nhau từ Bắc vào Nam, từ các
khu vực rẻo cao, rẻo giữa, cao nguyên hay thung lũng, chân núi, đồng bằng, ven biển,
châu thổ..., đồng bào các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật
thể đặc sắc mang đậm dấu ấn gắn với các điều kiện tự nhiên, vùng địa lý. Đó là những
giá trị văn hóa do các cộng đồng dân tộc sáng tạo trong quá trình sinh tồn và phát
triển giàu bản sắc riêng, tạo nên tính đa dạng trong tính thống nhất của văn hóa Việt
Nam.
Cùng với nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có một
nền văn hóa mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự
hào dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao
gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm,
phong tục, tập qn, tín ngưỡng... được sáng tạo trong q trình phát triển lâu dài của
lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hóa mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn
8
hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thống nhất trong đa dạng là nét riêng, độc
đáo của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa
Việt Nam trong thời kỳ mới phải hướng vào việc củng cố và tăng cường sự thống
nhất, nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Đồng thời phải khai thác và
phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hóa của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa
tinh thần ngày càng cao và nhu cầu phát triển từng dân tộc.
Vấn đề đặt ra trong quản lý và tổ chức các họat động văn hóa, gia đình, thể thao và du
lịch trên địa bàn xã khu vực trung du, miền núi vùng dân tộc đối với công chức làm
công tác văn hóa - xã hội cấp xã là rất lớn, phức tạp và khó khăn địi hỏi người cán bộ
khơng chỉ có trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý mà cịn phải có tình u
q hương, hiểu biết sâu sắc về quê hương bản quán, phong tục tập quán, bản sắc dân
tộc và những xu thế biến đổi của thế giới, đất nước, địa phương đặc biệt là trên địa
bàn xã trong phạm vi quản lý để kịp thời điều chỉnh những vấn đề đặt ra trong cơng
tác quản lý văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho phù hợp và ngày càng phát triển,
đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn xã.
1.2. Quản lý Văn hóa
1.2.1. Khái niệm văn hóa.
Văn hóa là gi? Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, Từ “văn hố” có nhiều nghĩa, nó
được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Tuy được dùng
theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm “văn hố” bao giờ cũng
có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo
không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là
những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật…). Giới hạn theo
chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao
tiếp, văn hoá kinh doanh…). Giới hạn theo khơng gian, văn hố được dùng để chỉ
những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới
hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn
hố Hồ Bình, văn hố Đơng Sơn…)…
Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người
sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
địi hỏi của sự sinh tồn” [Hồ Chí Minh 1995: 431].
Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa
chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với
9
những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập
quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp
nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hố họp năm 1970 tại Venise”
[UNESCO 1989: 5].
Theo Đồn Văn Chúc cho rằng: Văn hóa – vơ sở bất tại: Văn hóa – khơng nơi nào
khơng có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế
giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.
Khi nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội của mình.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề
cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc
cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học
và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống
và đức tin. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của loài người qua
các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh
thầ Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan
hệ qua lại giữ con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên
con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển
trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát
triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức
đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà
do con người tạo ra.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GDĐT, NXB Văn hóa Thơng tin – 1999 [tr. 1796] thì văn hóa là (1) những giá trị vật
chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho tàng
văn hóa dân tộc. (2) Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa;
chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. (3) Tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình độ
văn hóa; học các mơn văn hóa. (4) Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao: người có
văn hóa; gia đình văn hóa mới. (5) Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định
được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đơng Sơn;
văn hóa rìu hai vai.
Trong từ điển học sinh do NXB Giáo dục ấn hành năm 1971 viết: “Văn hóa” là tồn
bộ những giá trị vật chất và tinh thần (như trình độ sản xuất, khoa học, văn học nghệ
thuật, nếp sống, đạo đức, tập quán…) mà loài người sáng tao ra nhằm phục vụ những
nhu cầu của mình trong quá trình lịch sử. Hay là: “Trình độ hiểu biết về những giá trị
tinh thần thuộc về một thời kì lịch sử nhất định”
10
1.2.2. Quản lý văn hóa phạm vi và đối tượng quản lý văn hóa
ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ
Bí quyết thành cơng trong hoạt động của con người là nắm vững tâm hồn của
con người như Xơcơrát đã nói: “Ai tự biết mình sẽ sống hạnh phúc”. hoặc Tơn Tân
trong binh thư yếu lược có ghi ”Biết mình, biết người thì trăm trận đánh thắng cả
trăm”
1. Con người trong quản lý.
Con người:
– Con: TTTN
– Người: TTXH
Con người đóng vai trị trong chủ đạo trong hệ thống quản lý. Cần xem xét
quản lý theo quan điểm con người và những họat động của họ trên 3 phương diện.
– Con người với tư cách là chủ thể quản lý.
– Con người với tư cách là đối tượng quản lý
– Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý.
Đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, con người luôn luôn là nhân
tố quyết định. Trong hoạt động quản lý nói riêng, trong sự phát triển kinh tế-xã hội
nói chung con người người có đức, có tài là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững của đất nước.
Muốn quản lý xã hội khoa học thì trước hết phải quản lý con người một cách
khoa học
Nếu tác động tốt, hợp qui luật thì con người sẽ trở thành kỳ diệu, mọi tiềm năng
của con người được phát huy.
Nếu tác động xấu, trái qui luật thì tài năng con người sẽ bị thui chột, tính sáng
tạo sẽ bị triệt tiêu, con người sẽ phát triển theo chiều hướng lệch lạc làm tiêu cực hóa
nhântố con người gây nên những hậu quả xã hội hết sức năng nề.
Trong lãnh đạo quản lý sai lầm nào cũng trả giá, nhưng sai lầm về con người
thì lịch sử đã cho những bài học khắc nghiệt
Vậy cái gì đã thức đẩy con người hành động. Điều đó phụ thuộc vào ý thức và nhận
thức trong định hướng giá trị của mình mà thể hiện bằng hành vi động cơ thúc đẩy có
ở mỗi người.
Công việc của người quản lý là phải nắm được động cơ thúc đẩy công việc của người
dưới quyền .
Chương 2: Quan điểm quản lý văn hóa của ĐCSVN
Mục tiêu:
- Trình bày quản điểm quản lý văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam
- Trình bày và phân tích được quan điểm xây dựng nền văn hóa của đất nước
trong giai đoạn hiện nay.
- Trình bày các quan điểm chỉ đạo cơ bản của Nhà nước về văn hóa
11
- Nêu các giải pháp và nhiệm vụ cơ bản của quản lý Nhà nước về văn hóa.
Nội dung:
2.1. Quan điểm quản lí văn hóa trong điều kiện thực tế ở VN
2.1.1. Quan niệm của TG về thị trường
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo
các thơng lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm,
dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu
cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn
nhu cầu đó.
Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có
cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi
để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.
Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn
nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.[1]
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất
định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng
khốn, thị trường vốn, v.v... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi
nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với
nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.
Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán
hàng hóa, dịch vụ giữa vơ số những người bán và người mua có quan hệ cạnh
tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học
được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản
lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.
Các biểu hiện của thị trường
Chợ truyền thống : Nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận (mặc cả) giá
của hàng hóa
Chợ onlline: Nơi người mua được lựa chọn và so sánh giá cả
Siêu thị: Nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được quyền chọn lựa
Chứng khoán: Người mua và người bán đều phải thông qua môi giới trung gian
Đấu giá: Nơi người mua được quyền quyết định giá
2.1.2. Những đặc điểm chung của nền KT thị trường
Thị trường thế giới có 4 đặc điểm:
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Trong những năm qua
thị trường thế giới có nhiều biến động.
12
-Trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên TG, chiếm tỷ trọng ngày càng cao là các sản
phẩm công nghiệp chế biến, các mặt hàng nơng sản có xu hướng giảm tỷ trọng
- Hoạt động buôn bán trên TG tập trung vào các nước TBCN phát triển
- Các cường quốc về XNK chi phối mạnh mẽ nền KTTG và đồng tiền của
những nước này là ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới
2.2. Vai trò của VH với sự phát triển KT- XH
Vị trí và vai trị của văn hóa trong đổi mới-phát triển: Thực tiễn và những
vấn đề đặt ra
I. Đánh giá khái quát
Trong quá trình đổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế, đã tạo những tiền đề, điều kiện, môi trường,, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới
đối với văn hóa. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với văn hóa,
cũng như vai trị của tất cả các chủ thể trong xã hội về văn hóa, đã tạo nên bước phát
triển mới của nền văn hóa Việt Nam. Những thành tựu cũng như yếu kém, bất cập
trong phát triển văn hóa, đã được tổng kết - đánh giá chính thức nêu trong các văn
kiện của Đảng (Nghị quyết các Đại hội Đảng và nghị quyết các Hội nghị Trung ương
Đảng), Nhà nước. Xin nêu khái quát như sau:
1. Kết quả chủ yếu
Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến
tích cực, đạt kết quả quan trọng:
Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các cấp, các
ngành và tồn dân được nâng lên.
Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình
thành. Văn hóa đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội,
nâng cao tính năng động sáng tạo, tự chủ và tính tích cực xã hội của con người, hình
thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam.
Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; công nghệ
thông tin, nhất là thơng tin đại chúng có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào,
hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền
thống văn hóa gia đình, dịng họ, cộng đồng...
Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc
xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo
tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên
cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm
linh của nhân dân được quan tâm.
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước
được hồn thiện.
Đội ngũ làm cơng tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự do sáng tạo
của văn nghệ sĩ được tôn trọng.
Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc.
13
2. Những hạn chế, yếu kém
So với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phịng, an ninh, đối
ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có
hiệu quả xây dựng con người và mơi trường văn hóa lành mạnh.
Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã
hội có chiều hướng gia tăng.
Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi cịn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng
thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân
dân chậm được rút ngắn.
Môi trường văn hóa cịn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần
phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng .
Cịn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật,
có một số tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp, thậm chí có hại.
Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp thực tiễn sáng tác.
Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một
chưa được ngăn chặn. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa
học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan
truyền thơng có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tơn chỉ, mục đích .
Cơ chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản
lý các nguồn lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ
sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa cịn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu
đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao cịn nhiều hạn chế, bất cập.
Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa
nước ngồi đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất
là lớp trẻ.
3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa
thật quyết liệt. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu
đồng bộ và trong một số trường hợp thiếu khả thi.
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ,
thậm chí bng lỏng; kỷ luật, kỷ cương khơng nghiêm.
Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải. Chưa nắm bắt kịp thời
những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả.
Chưa quan tâm đúng mức cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động
trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
II. Về vị trí, vai trị của văn hóa đối với sự phát triển
Những đánh giá khái quát về sự phát triển văn hóa trong những năm đổi mới như nêu
trên là xác đáng. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn vai trị của văn hóa đối với sự phát triển
của đất nước, trong quá trình đổi mới, làm rõ hơn những vấn đề đặt ra đối với sự phát
14
triển văn hóa trong giai đoạn mới.
1. Cách tiếp cận về văn hóa và vai trị của văn hóa
1). Văn hóa có vị trí và vai trị đặc biệt đối với sự phát triển của một quốc gia. Tuy
nhiên, khi nhìn nhận về vị trí và vai trị của văn hóa đối với sự phát triển thường có
những cách tiếp cận khác nhau, điều đó một phần quan trọng phụ thuộc vào quan
niệm về văn hóa. Hiện nay, theo một số thống kê chưa đầy đủ có khoảng hơn 400
định nghĩa (khái niệm) về văn hóa với những giác độ tiếp cận khác nhau.
Năm 2002, Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa
ra định nghĩa: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp những đặc trưng về
tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã
hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” .
Theo định nghĩa của UNESCO, văn hóa chứa đựng cả yếu tố vật chất và phi vật chất,
tuy nhiên vai trị chủ yếu của văn hóa là về lĩnh vực tinh thần - phi vật chất (tâm hồn,
tri thức, cảm xúc, văn học, nghệ thuật, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, đức
tin…). Hơn nữa, theo định nghĩa này văn hóa thuộc phạm trù của cả một xã hội hay
một nhóm người, như vậy vai trị của văn hóa trong cá nhân con người và vai trị của
văn hóa trong thể chế chính trị - xã hội (nhất là nhà nước) đã không được đề cập tới.
2). Quan niệm của Đảng ta về văn hóa cũng có những bước phát triển.
Năm 1986, Đảng ta kế thừa và phát triển quan điểm về văn hóa của các giai đoạn
trước, đưa ra quan điểm: “Văn hóa là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người, thể
hiện trình độ phát triển chung của đất nước, là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra các
giá trị, sản phẩm làm giàu đẹp cuộc sống”.
Năm 1998, Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, khẳng định “Văn hóa Việt Nam
là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam
sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao lưu và tiếp thu
tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hóa
Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử
vẻ vang của dân tộc”. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã nhấn mạnh “Xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ,
thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo
đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là
mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng
với kinh tế, chính trị, xã hội”.
Tiếp tục phát triển các quan điểm trước đây về phát triển văn hóa, Đại hội XII của
15
Đảng đã nhấn mạnh quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội
sinh hun đúc nên phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử
dựng nước và giữ nước. Nhấn mạnh xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
Như vậy, quan niệm của Đảng ta về văn hóa cũng khảng định “Văn hóa là tổng thể
những giá trị vật chất và tinh thần”, nhưng đồng thời khẳng định vai trị của văn hóa
“là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người”, “ là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra
các giá trị, sản phẩm làm giàu đẹp cuộc sống”, “là nền tảng tinh thần của xã hội, sức
mạnh nội sinh”, “là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước”. Đồng thời chỉ
rõ vị trí của văn hóa - “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã
hội”. Ở đây có thể nêu lên hai nhận xét: Thứ nhất, Đảng ta vẫn xếp văn hóa thuộc lĩnh
vực tinh thần, và do đó vai trị của văn hóa chủ yếu thuộc lĩnh vực tinh thần. Thứ hai,
mặt khác, khi khẳng định văn hóa “là sức mạnh nội sinh” của sự phát triển, và “Văn
hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội ”, đã cho thấy trên thực tế
vị trí và vai trị của văn hóa chưa được nhận thức và coi trọng đúng mức, văn hóa
chưa được tiếp cận là nội dung mang tính bản chất, hữu cơ của chính các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội, vẫn còn được coi là yếu tố “bên ngoài, bên cạnh” tác động
qua lại với các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.
Khi chưa nhận thức rõ văn hóa là một trong những nền tảng cốt lõi, cơ bản, mang tính
bản chất của sự phát triển của cả kinh tế, chính trị và xã hội, thì trên thực tế chưa xác
định đúng vị trí và vai trị của Văn hóa. Và khi đó văn hóa chưa thể đóng vai trị là
sức mạnh nội sinh của sự phát triển.
3). Để xác định đúng vị trí và vai trị của văn hóa đối với sự phát triển, cần thiết phải
nhận thức sâu sắc quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa. Năm 1943 Người nêu lên
quan niệm tổng qt về văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài
người sáng tạo ra, Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở
và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố.
Văn hố là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”. Quan niệm tổng quát của Hồ Chí Minh về văn hóa cho thấy, văn hóa khơng
chỉ là lĩnh vực tinh thần, văn hóa chính là đời sống lao động sáng tạo gắn với phương
thức tổ chức đời sống của xã hội lồi người, văn hóa vừa là nhân tố bản chất bên
trong vừa là kết quả trực tiếp của quá trình phát triển con người, của nền sản xuất xã
hội và của các hình thức tổ chức tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, của xã hội lồi
người. Hay nói một cách khái quát, văn hóa là phương thức tồn tại và phát triển của
xã hội lồi người. Có thể chính vì vậy mà cách đây 7 thập kỷ, từ những ngày đầu cách
mạng mới thành cơng, Hồ Chí Minh đã nói đến nguyên lý “Văn hoá soi đường quốc
dân đi”. Rõ ràng Người đã xác định rất sâu sắc vai trò của văn hóa đối với sự phát
16
triển của đất nước.
Ngồi nghĩa tổng qt về văn hóa, Hồ Chí Minh cũng nói về văn hóa theo nghĩa hẹp
là những giá trị tinh thần: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần
chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá.
Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng (báo Cứu quốc, tháng 8- 1945); hoặc
theo nghĩa rất hẹp, văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người, Người yêu
cầu mọi người “phải đi học văn hóa”, “xóa mù chữ”...Có thể thấy nghĩa hẹp và nghĩa
rất hẹp về văn hóa trong quan niệm của Hồ Chí Ninh cũng nằng trong quan niệm phổ
quát của Người về văn hóa.
Cùng cách tiếp cận về văn hóa với Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng cho rằng “văn
hóa…bao gồm tất cả những gì khơng phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con
người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử…,
bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và
tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản
lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không
ngừng lớn mạnh” . Theo quan niệm này, văn hóa là những gì khơng phải là thiên
nhiên và do con người sáng tạo nên. Tuy nhiên, với sự phát triển của lồi người, nhất
là về khoa học - cơng nghệ, thiên nhiên “hoang sơ” khơng có dấu chân người cũng
khơng cịn nữa. Vì vậy, thiên nhiên ngày nay cũng có thể nói là thiên nhiên văn hóa
rồi, con người và thiên nhiên hòa quyện với nhau trở thành một thực thể văn hóa.
Điều đó đang nói lên một vai trị rất mới của văn hóa – văn hóa sinh thái. Chính vì
vậy, Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm phát triền bền vững là phát triển bền vững cả
về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và mơi trường sinh thái. Có thể nói quan niệm
phát triển bền vững là một giá trị văn hóa tổng hợp của sự phát triền trong thời đại
ngày nay, và trở thành một giá trị nhân loại.
2. Nhận thức về “Văn hóa là sức mạnh nội sinh của sự phát triển”
Khi đã khẳng định “Văn hóa là sức mạnh nội sinh của sự phát triển” thì cần nhận thức
sâu sắc rằng, để trở thành sức mạnh nội sinh văn hóa phải ở “bên trong” và là một yếu
tố - nội dung mang tính bản chất của kinh tế, chính trị, xã hội và mơi trường sinh thái.
Văn hóa khơng thể nhìn nhận chỉ như những yếu tố “bên ngồi, bên cạnh” tác động
qua lại với kinh tế, chính trị, xã hội và mơi trường sinh thái, mặc dù văn hóa được
nhìn nhận có tính độc lập tương đối với các lĩnh vực này. Khi đã nhận thức “Văn hóa
là sức mạnh nội sinh của sự phát triển” thì một vấn đề cần được trả lời tiếp là văn hóa
nằm ở đâu ? trong các chủ thể nào ? của chủ thể nào ? trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội và môi trường sinh thái. Cần phải thấy rằng văn hóa nằm trong tất cả
các chủ thể, các thiết chế, các tổ chức, các đối tượng chịu sự tác động qua lại của các
chủ thể với con người và hoạt động của con người trong xã hội. Có thể nêu lên các
chủ thể cơ bản của văn hóa là: Quốc gia - Dân tộc; Hệ thống chính trị; Đảng và các tổ
chức trong hệ thống của Đảng; Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống quyền lực nhà
nước; Hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức xã hội, xã hội nghề
nghiệp;Hệ thống các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác; Hệ thống các đơn vị sự
17
nghiệp; Các gia đình, dịng họ; Các cộng đồng người, tộc người; Các cá nhân;…
Khi xác định “Văn hóa là sức mạnh nội sinh của sự phát triển” thì tất yếu phải làm rõ
sức mạnh nội sinh mang tính bản chất cốt lõi của văn hóa trong các chủ thể này trong
quá trình vận động và phát triển. Bản chất văn hóa cốt lõi trong các chủ thể đó lại phụ
thuộc một cách căn bản vào chức năng và vai trị xã hội của từng chủ thể. Có chủ thể
có chức năng và vai trò là lãnh đạo - quản lý xã hội (như các tổ chức Đảng cầm quyền
và tổ chức Nhà nước), có chủ thể hoạt động theo cơ chế tự chủ trong xã hội trong
khuôn khổ pháp luật, có chủ thể có vị trí là người “bị lãnh đạo - quản lý”…Điều đó
cho thấy trong mỗi chủ thể có hai chức năng văn hóa khác nhau : chức năng văn hóa
là sức mạnh nội sinh cho hoạt động và phát triển của chính chủ thể đó, và chức năng
văn hóa tác động (tương tác) với các chủ thể khác trong xã hội. Hai chức năng văn
hóa này trong mỗi chủ thể liên quan mật thiết - biện chứng với nhau tạo thành bản
chất văn hóa của chủ thể; đồng thời bản chất văn hóa của mỗi chủ thể lại tương tác
hữu cơ với bản chất văn hóa của các chủ thể khác trong xã hội theo những phương
thức khác nhau: thuận chiều, lệch chiều, ngược chiều, cộng hưởng, thúc đẩy hay kìm
hãm, hạn chế, áp đặt…Quá trình tương tác này tạo thành bản chất văn hóa ở cấp độ hệ
thống cao hơn, rộng hơn, lên tới cấp Quốc Gia - Dân tộc, kết nối với quốc tế. Xét trên
bình diện Quốc gia - Dân tộc thì bản chất - vị trí - vai trị - chức năng văn hóa của hai
chủ thể là Đảng cầm quyền và Nhà nước có tầm quan trọng “áp đặt” và chi phối mạnh
nhất đối với tất các chủ thể khác trong xã hội, vì hai chủ thể này có vai trị lãnh đạo quản lý sự phát triển của xã hội. Điều này không đồng nghĩa với việc bản chất - vị trí vai trị - chức năng văn hóa của hai chủ thể là bất kỳ Đảng cầm quyền nào và Nhà
nước nào, khi nào và ln ln có tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Điều này còn phụ thuộc một cách quyết định vào bản chất và giá trị văn hóa mà Đảng
cầm quyền và Nhà nước “đặt ra” cho xã hội, định hướng phát triển xã hội. Trên thế
giới, khơng ít Đảng cầm quyền cùng với Nhà nước do Đảng đó lãnh đạo đã bị thất bại
(mất quyền lãnh đạo, hay để đất nước rơi vào trì trệ, khủng hoảng sau một thời gian
cầm quyền có thể là rất dài trong hàng nhiều thập kỷ), một trong những lý do cơ bản
là Đảng cầm quyền và Nhà nước đó đã đưa ra những giá trị văn hóa - giá trị xã hội
khơng phù hợp (hay mâu thuẫn) với yêu cầu khách quan của sự phát triển, mâu thuẫn
(có khi tạo nên sự xung đột) với những giá trị văn hóa của các chủ thể khác trong xã
hội, nhất là giá trị văn hóa của con người, của gia đình, các cộng đồng và hệ thống các
doanh nghiệp. Khi đó văn hóa khơng tạo được (và không là) sức mạnh nội sinh của sự
phát triển của từng chủ thể, và nhất là không tạo được sức mạnh nội sinh cho sự phát
triển của toàn bộ hệ thống xã hội - của quốc gia. Bởi vì mọi điều áp đặt các giá trị trái
quy luật có thể đưa lại sức mạnh nhất thời, nhưng rồi sẽ phải “trả giá” bằng những
thất bại, nếu khơng có sự điều chỉnh kịp thời. Về điều này rất cần nhớ lời F. Engghen
đã nói : Một dân tộc đi xâm lược dân tộc khác, bằng bạo lực có thể áp đặt quyền cai
trị lên dân tộc đó, nhưng sẽ khơng đồng hóa được dân tộc đó nếu dân tộc đi xâm lược
có trình độ văn hóa thấp hơn, mà ngược lại, sẽ bị dân tộc bị xâm lược đồng hóa ngược
lại. Trong lịch sử hơn một ngàn năm bị Bắc thuộc của dân tộc ta cũng nói lên điều này
18
: Dưới các lũy tre làng của Việt Nam chứa đựng những giá trị văn hóa - sức mạnh nội
sinh mà phong kiến Phương Bắc khơng thể xóa đi được, khơng thể đồng hóa được.
Đó chính là sức mạnh nội sinh cho sự đấu tranh, chiến đẩu giành lại, gìn giữ, bảo vệ
nền độc lập và phát triển trường tồn của dân tộc Việt Nam.
3. Văn hóa của Đảng cầm quyền - Nhà nước và hệ giá trị phát triển
Trong thời đại ngày nay, văn hóa của Đảng cầm quyền và Nhà nước có vai trị đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Văn hóa đó được thể hiện ở
những giá trị cả trong nội dung - cơ chế vận hành nội bộ hệ thống Đảng và Nhà nước
và trong nội dung và cơ chế tương tác (mang tính chất lãnh đạo - quản lý - quản trị)
với xã hội trên nhiều bình diện và cấp độ khác nhau. Có thể nêu lên những giá trị
trong các nội dung chính sau :
- Các giá trị phát triển thể hiện trong cương lĩnh, định hướng chiến lược vả mục tiêu
phát triển đất nước, trong đó chứa đựng hệ thống các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và
lợi ích của tất cả các chủ thể, nhất là của con người, công dân;
- Thể hiện ở các giá trị được chế định trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật;
- Thể hiện ở chất lượng hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách phát triển;
- Thể hiện ở chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức - bộ máy
và đội ngũ cán bộ, công chức;
- Thể hiện ở nội dung và cơ chế tương tác (lãnh đạo, quán lý, quản trị) đối với xã hội;
- Thể hiện ở tính liêm chính và trách nhiệm giải trình của hệ thống Đảng và Nhà
nước, của đội ngũ cán bộ, cơng chức.
Văn hóa được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau, nhưng có thể thấy được thể
hiện tập trung nhất là ở Hệ các giá trị phát triển. Nền văn hóa của một quốc gia có hệ
giá trị chung của tất cả các chủ thể tạo nên đặc trưng của nền văn hóa quốc gia - dân
tộc. Nhưng trong đó mỗi chủ thể xã hội có hệ giá trị đặc trưng riêng của mình, có thể
có những giá trị thống nhất với hệ giá trị văn hóa chung của dân tộc, có thể có những
giá trị khơng thống nhất, khác biệt (thậm chí mâu thuẫn) với hệ giá trị văn hóa chung
của dân tộc, với hệ giá trị văn hóa của các chủ thể khác. Hệ giá trị văn hóa của mỗi
chủ thể chứa đựng hai loại giá trị : loại những giá trị thể hiện bản chất bên trong (sự
vận động bên trong) của mỗi chủ thể, những giá trị này của chủ thể được thể hiện
(giới thiệu) ra thành “ta là ai” trong mắt của các chủ thể khác và trong xã hội; và loại
những giá trị tương tác với các với các chủ thể khác và với toàn xã hội theo chức năng
xã hội của mình. Về ngun tắc, có sự thống nhất biện chứng giữa hai loại giá trị đó
trong mỗi chủ thể và thể hiện bản chất thực tế của mỗi chủ thể. Tuy nhiên, trong
những điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan nào đó, hai loại giá trị đó của
một chủ thể có thể có những giá trị khơng thống nhất với nhau, thậm chí mâu thuẫn
với nhau. Đây là vấn đề phức tạp. Điều này được thể hiện rõ nhất ở những giá trị văn
hóa của Đảng cầm quyền và Nhà nước : Đảng và Nhà nước thường “cầm chịch” đưa
ra những giá trị con người, giá trị xã hội, giá trị văn hóa, giá trị phát triển tốt đẹp của
nước. Những giá trị đó thường được nêu trong cương lĩnh của Đảng, được chế định cả
trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và mục tiêu phát triển quốc
19
gia. Nhưng trên thực tế, ở khơng ít Đảng cầm quyền và Nhà nước lại có tình trạng
một bộ phận đại diện “dung dưỡng”, bao che, hay bất lực trước sự phát triển của
những “giá trị văn hóa tiêu cực” ở những mức độ khác nhau (có người gọi là phản văn
hóa) trong hệ thống Đảng và Nhà nước, như : mất dân chủ, quan liêu, cửa quyền, xa
dân, đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, lợi ích nhóm, “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, chạy
chức chạy quyền, “mua quan bán tước”…Những giá trị tiêu cực đó của Đảng cầm
quyền và Nhà nước thường có những tác động hết sức xấu đối với sự phát triển của xã
hội, vì một mặt nó trái với những giá trị tốt đẹp được tuyên bố, được chế định về mặt
pháp lý và đạo đức; mặt khác, các giá trị tiêu cực đó thường được “nuôi dưỡng”, “bảo
kê” bằng những thể chế “lãnh đạo - quản lý” quan liêu nhưng lại nhân danh Đảng Nhà nước để tồn tại và lan tỏa trong xã hội (ví dụ những “lỗ hổng” về mặt thể chế và
cơ chế dẫn đến tình trạng tham nhũng, “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, hệ thống “giấy
phép con” tồn tại trái với yêu cầu khách quan của sự phát triển, đề bạt và sử dụng cán
bộ, công chức không theo thực đức - thực tài…). Có thể nói, hiện tượng tồn tại các giá
trị mâu thuẫn nhau, khoảng cách “giữa lời nói và việc làm” có thể xảy ra trong tất cả
các chủ thể ở mức độ khác nhau, ngay trong mỗi con người. Chức năng là “sức mạnh
nội sinh của sự phát triển” của văn hóa mạnh hay yếu, bền vững hay không phụ thuộc
một cách căn bản vào: mức độ thống nhất giữa hai loại giá trị đó trong mỗi chủ thể, và
mức độ thống nhất giữa hai loại giá trị đó của tất cả các chủ thể trong toàn bộ hệ
thống xã hội - toàn bộ dân tộc, đặc biệt là sự thống nhất giữa các giá trị của Đảng cầm
quyền - Nhà nước với toàn xã hội.
Để nhận thức rõ hơn tầm quan trọng về mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa của Đảng
cầm quyền và Nhà nước với toàn bộ xã hội trong việc tạo lập sức mạnh nội sinh của
sự phát triển, có thể nhìn rộng ra thực tiễn lãnh đạo - cầm quyền của những đảng trên
thế giới. Cũng có những nước qua bầu cử dân chủ và công khai để lựa chọn những
người (thực chất là đại diện cho các đảng) được dân chúng tín nhiệm nhất đứng ra
thành lập chính phủ (cầm quyền); có những Đảng được đa số dân chúng tín nhiệm
trao cho cầm quyền ổn định trong nhiều thập kỷ và đất nước rất phát triển. Nguyên
nhân cơ bản là đảng đó đã đưa ra được cương lĩnh tranh cử với những giá trị phát
triển đáp ứng (trùng với) những giá trị mong muốn và kỳ vọng của đa số dân chúng
trong mỗi kỳ tranh cử. Và điều quan trọng là Đảng đó đã cầm quyền bằng hành động
thực tế xây dựng một Nhà nước (chính phủ) hiện thực hóa các giá trị đó trong cuộc
sống, một Nhà nước liên chính, có năng lực lãnh đạo và quản lý cao , “nói đi đơi với
làm”, khơng tạo nên sự “xung đột” rộng lớn về mặt giá trị của Đảng cầm quyền và
nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội; mà ngược lại, tạo nên sự đồng thuận liên kết giữa các giá trị của Đảng cầm quyền và Nhà nước với các chủ thể khác trong
xã hội, tạo nên động lực nội sinh tổng hợp mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững. Trên
thực tế cũng có khơng ít đảng được dân chúng tín nhiệm trao cho cầm quyền, nhưng
trong quá trình cầm quyền cùng với Nhà nước do Đảng đó lãnh đạo đã khơng hiện
thực hóa được những giá trị tốt đẹp nêu trong cương lĩnh tranh cử, hoặc không đáp
ứng được những giá trị mới nảy sinh trong quá trình phát triển, hoặc bộc lộ những
20
“giá trị tiêu cực” trong quá trình cầm quyền (như tham nhũng, tiêu cực, vi phạm đạo
đức công vụ…), đảng đó mất tín nhiệm và khơng được dân chúng tiếp tục trao cho
cầm quyền khi bầu cử lại.
Trong Hệ các giá trị văn hóa, xét về phương diện động lực phát triển có ba giá trị là
quan trọng nhất là : Giá trị lợi ích (hiểu theo nghĩa rộng gồm cả lợi ích vật chất và lợi
ích tinh thần); Giá trị pháp lý; Giá trị đạo đức. Sự phát triển mạnh mẽ, lành mạnh và
bền vững của từng chủ thể trong xã hội, cũng như của toàn xã hội ở mức nào phụ
thuộc một cách cơ bản vào sự thống nhất biện chứng giữa ba giá trị này. Tạo nên sự
thống nhất biện chứng giữa ba giá trị đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Đảng cầm
quyền và Nhà nước trong việc chế định và thực thi các giá trị đó trong bản chất hoạt
động của mình, trong việc tạo ra khung khổ pháp lý để hiện thực hóa các giá trị đó
trong cuộc sống; trong việc Đảng cầm quyền và Nhà nước (đội ngũ cán bộ, công
chức) làm gương hiện thực hóa các giá trị đó trong thực thi cơng vụ.
4. Vai trị của Văn hóa trong phát triển
Để xác định vai trị của văn hóa trong phát triển, cần hiểu rõ nội dung văn hóa
mang tính bản chất trong hoạt động của mỗi chủ thể và trong tồn xã hội, gắn với vai
trị và chức năng của từng chủ thể, như trên đã nói. Để hiểu rõ vai trị của văn hóa đối
với sự phát triển thì cần tránh cách hiểu văn hóa thiên về giác độ cách ứng xử, quan
hệ…; mà phải hiểu văn hóa là những giá trị cốt lõi định hướng, chi phối hoạt động
của các chủ thể và toàn xã hội trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, mơi trường
sinh thái. Nhìn nhận một cách khái qt văn hóa có những vai trị chủ yếu sau :
i). Là cơ sở để xác lập các giá trị cốt lõi của mơ hình - con đường - thể chế phát triển
của một quốc gia - dân tộc, xác lập các giá trị cốt lõi của thể chế chính trị thực sự “của
dân, do dân và vì dân”. Xác lập mục tiêu bao trùm của sự phát triển là vì con người;
con người vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của sự phát triển. Các giá trị này thường
được xác định, chế định trong cương lĩnh của các Đảng cầm quyền, trong hiến pháp,
pháp luật, chiến lược phát triển của quốc gia…
ii). Là cơ sở để xác lập các giá trị cốt lõi của thể chế kinh tế, triết lý và đạo đức kinh
doanh thúc đẩy phát triển năng động, hiệu quả, hài hòa và bền vững cả về kinh tế, xã
hội và môi trường; phát triển bao trùm, “không để ai tụt lại phía sau”. Xác lập hệ giá
trị phát triển chung của quốc gia trong định hướng phát triển dài hạn và trong những
giai đoạn cụ thể. Hệ giá trị phát triển đó được cụ thể hóa thành các giá trị phát triển
trong các lĩnh vực con người, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
iii). Là cơ sở để xác lập các giá trị xã hội, lối sống xã hội, nền đạo đức xã hội thượng
tôn pháp luật, nhân văn, nhân ái, tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Là cơ
sở để tạo nên “sức mạnh mềm” trong phát triển.
iv). Là cơ sở để xác lập hệ giá trị phát triển cùng với cơ chế hoạt động tương ứng của
từng chủ thể trong xã hội (thể hiện những giá trị mà chủ thể đó tuân theo và hướng
tới); tạo động lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của từng chủ thể cũng như toàn
xã hội với tư cách là một hệ thống mở trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
v). Là cơ sở để xác lập hệ giá trị hợp tác và hội nhập quốc tế trên cơ sở nguyên tắc đặt
21
lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên trên hết, đồng thời tơn trọng các lợi ích chính đáng
của các quốc gia - dân tộc khác, hợp tác bình đẳng cùng phát triển và cùng có lợi,
cùng bảo vệ các giá trị chung của nhân loại.
vi). Là cơ sở để xây dựng cơ chế liên kết - điều tiết sự phát triển thông qua liên kết
các giá trị giữa các chủ thể và trong toàn xã hội; hạn chế những tác động tiêu cực
trong quá trình phát triển.
Xét trên bình diện quốc gia - dân tộc, để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của sự
phát triển bền vững, thì các giá trị con người - văn hóa phải trở thành nền tảng cốt lõi
trong mọi hoạt động của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhưng trong đó trọng trách
hàng đầu được đặt vào vai trị giá trị văn hóa của Đảng cầm quyền và Nhà nước. Có lẽ
chính vì vậy, tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói :
“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình,
Đảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hịa bình ấm no...”.
Trong các câu thơ trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về những “giá trị” văn hóa thể hiện
bản chất của Đảng ta cần phải đấu tranh, phấn đấu gìn giữ và phát triển. Đảng có
những giá trị đó, phát triển các giá trị đó trở thành giá trị đặc trưng bản chất tiêu biểu
của Quốc gia - Dân tộc thì mới tạo thành sức mạnh nội sinh phát triển của cả dân tộc
(trong đấu tranh cách mạng cũng như trong xây dựng đất nước).
Để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của sự phát triển trong mỗi chủ thể và liên kết
thành sức mạnh nội sinh phát triển của cả xã hội, cần phải xây dựng và phát triển
đồng bộ “ba trụ cột văn hóa” chủ yếu sau : i) - xây dựng và phát triển các giá trị đời
sống - lối sống văn hóa; ii) - phát triển sáng tạo các giá trị văn hóa; iii) - xây dựng và
phát triển đồng bộ các thể chế, thiết chế văn hóa. Nghĩa là các giá trị đó phải trở thành
giá trị bản chất của đời sống thường nhật, được phát triển sáng tạo trong và gắn liền
với sự phát triển của mọi lĩnh vực của xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, mơi
trường sinh thái…), và được một hệ thống đồng bộ các thể chế, thiết chế làm “giá đỡ”
cho sự phát triển và phát huy các giá trị đó.
Xét về phương diện văn hóa, thì những thắng lợi, thành công mà Đảng lãnh đạo nhân
dân ta đứng lên làm cách mạng giành chính quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội đạt
được trong xây dựng và bảo vệ đất nước đều có nguyên nhân cốt lõi là Đảng đã đưa ra
được những giá trị thể hiện được ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân - của dân
tộc, đồng thời đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thể hiện là những tấm gương mẫu mực
trong tổ chức hiện thực hóa những giá trị đó trong cuộc sống. Còn những sai lầm, như
Đại hội VI của Đảng chỉ rõ : sai lầm về đường lối, chủ trương, chính sách lớn và sai
lầm trong lãnh đạo tổ chức thực hiện trong giai đoạn trước Đổi mới, xét cho cùng
cũng là sai lầm trong định hướng các giá trị - mục tiêu phát triển không phù hợp với
quy luật khách quan, khơng đáp ứng được ý chí, nguyện vọng, lợi ích của tuyệt đại đa
số nhân dân - của dân tộc, thực tế đã dẫn đến sự “khủng hoảng” hệ giá trị phát triển,
khủng hoảng niềm tin (mà niềm tin là một giá trị cốt lõi của văn hóa), làm cho sức
22
mạnh nội sinh của văn hóa bị suy yếu đi, động lực phát triển bị tan rã, đất nước rơi
vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Cơng cuộc Đổi mới tồn diện đất nước được
Đảng đưa ra tại Đại hội VI (1986), xét về phương diện văn hóa, thì vấn đề đầu tiên và
cũng là cốt lõi nhất chính là xác định lại hệ giá trị phát triển, trong đó cơ bản nhất là
giá trị con người, giá trị lợi ích (hiểu theo nghĩa rộng gồn cả lợi ích vật chất và lợi ích
tinh thần), giá trị pháp lý, giá trị đạo đức của tất cả các chủ thể trong xã hội, phù hợp
với đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong giai đoạn mới .
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, mặc dù là
nước nhỏ hơn, tiềm lực mọi mặt yếu hơn đối phương, phải trải qua nhiều năm chiến
đấu trường kỳ, gian khổ, hy sinh, nhưng dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang. Một trong
những nguyên nhân cốt lõi nhất chính là Đảng và Nhà nước ta đã đề ra được những
đường lối, chủ trương, chính sách, giải pháp phát huy và phát triển các giá trị con
người - giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam “khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”,
“mỗi dân tộc, mỗi con người đề có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc”; những
giá trị đó cũng là những giá trị nhân loại, vì vậy đã được sự đồng tình và giúp đỡ của
các nước và nhân dân u chuộng hịa bình trên tồn thế giới. Sự giúp đỡ q báu đó
cùng với sức mạnh nội sinh con người - văn hóa Việt Nam đã tạo nên sức mạnh tổng
hợp đánh thắng các “đế quốc to”.
III. Về vị trí-vai trị của văn hóa trong cơng cuộc đổi mới
1. Vai trị của văn hóa trong thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu
bao cấp
Để thấy rõ vị trí vai trị của văn hóa trong cơng cuộc đổi mới, chúng ta cần
xem xét đối sánh với các giá trị được “chế định” trong giai đoạn trước đổi mới, nhất
là giai doạn trước khi thống nhất đất nước (1975). Trước năm 1975, miền Bắc thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu
phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, rồi từ năm 1964 phải đối
đầu với cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ ra miền Bắc. Khi đó, trên
phương diện chính thống, xác lập hai hệ thống giá trị : hệ thống các giá trị xây dựng
CNXH (theo quan niệm cũ) gồm các giá trị cơ bản như xóa bỏ triệt để sở hữu và các
thành phần kinh tế tư nhân, chỉ còn lại chủ yếu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể
tương ứng với hai thành phần kinh tế là quốc doanh và HTX - tập thể hóa, xóa bỏ các
giá trị của kinh tế thị trường, xác lập các giá trị của nền kinh tế kế hóa tập trung quan
liêu bao cấp mang nặng tính bình qn, động lực lợi ích kinh tế bị xem nhẹ…Những
giá trị đó là nền tảng đề Đảng và Nhà nước xác định thành các giá trị - mục tiêu trong
đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách và giải pháp lãnh đạo và quản lý đất nước
và xã hội. Đồng thời chính các giá trị đó lại là cơ sở để định hình các giá trị về con
người - giá trị văn hóa - giá trị xã hội trong giai đoạn đó, được khái quát cao ở “chủ
nghĩa làm chủ tập thể”, coi nhẹ lợi ích lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế…Đồng thời do
yêu cầu khách quan của cuộc chiến tranh, đã hình thành các giá trị chiến tranh cốt lõi
chi phối toàn bộ đời sống xã hội niềm bắc: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, “Tất
cả cho tiền tuyến, cho đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “thóc khơng thiếu một cân,
23
quan không thiếu một người”. “xe chưa qua nhà không tiếc”, “cuộc đời đẹp nhất là
trên trận tuyến đánh quân thù”…Có thể thấy rằng, những giá trị xây dựng CNXH theo
mơ hình cũ lại “ngẫu nhiên” tương thích - cộng sinh với những yêu cầu của các giá trị
chiến tranh; một mặt “che lấp đi” những bất cập của những giá trị - động lực lợi ích
kinh tế, vì trước vận mệnh sống còn của đất nước, mọi giá trị lợi ích cá nhân (nhất là
lợi ích kinh tế) đều “tự nhiên” được coi là rất nhỏ bé và xếp sau lợi ích Quốc gia Dân tộc; nhưng mặt khác lại tạo được sự gắn kết cộng đồng - sức mạnh tinh thần và ý
chí của mỗi người, của mỗi làng xã và của cả dân tộc tạo nên sức mạnh “thà hy sinh
tất cả đề bảo vệ nền độc lập, tự do và thống nhất đất nước”.
Nhưng khi đất nước thống nhất (1975), cả nước đi vào xây dựng CNXH vẫn theo
quan niệm và mơ hình cũ, hệ giá trị tổng hợp của mơ hình cũ trong tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội được áp dụng trong cả nước. Trong bối cảnh đó, các quy luật
của chiến tranh (cũng là các giá trị chiến tranh) đã lùi lại phía sau, khơng cịn trực tiếp
chi phối quá trình xây dựng đất nước (mặc dù ảnh hưởng của nó cịn tác động sâu
rộng lâu dài); hệ giá trị tổng hợp của mơ hình cũ phải “đối mặt” trực diện với các yêu
cầu phát triển mới như năng xuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn liền
với các quy luật kinh tế - được thể hiện tập trung ở các giá trị như lợi ích của từng cá
nhân và mỗi chủ thể gắn với quyền tài sản và quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh,
quy luật gái trị, quy luật cạnh tranh, quy luật phân phối kết quả sản xuất kinh doanh
và phúc lợi xã hội…Mơ hình cũ cùng với những giá trị của nó đã khơng đáp ứng,
khơng thích ứng với địi hỏi khách quan của giai đoạn phát triển mới, không chỉ cản
trở mà còn phá hủy sức mạnh mội sinh của sự phát triển, đưa đến sự khủng hoảng
kinh tế - xã hội nghiêm trọng của đất nước trong cuối những năm 1970 - đầu những
năm 1980 của thể kỷ XX. Sự khủng hoảng này, xét về giá độ văn hóa, thực chất sâu
xa là khủng hoảng về hệ giá trị phát triển do mơ hình cũ xác lập. Đó cũng là u cầu
khách quan đưa đến cơng cuộc Đổi mới tồn diện đất nước được đưa ra tại Đại hội VI
của Đảng (1986).
2. Cơng cuộc Đổi mới : Cuộc hành trình đổi mới - xây dựng - xác lập phát triển các giá trị con người - giá trị văn hóa - giá trị xã hội mới
Công cuộc Đổi mới được bắt đầu từ thực tiễn, chính thực tiễn đã buộc Đảng, Nhà
nước và mọi chủ thể trong xã hội phải đổi mới tư duy, nhận thức, quan điểm về con
đường và mơ hình phát triển, mà trọng tâm là phát triển kinh tế. Từ đổi mới tư duy,
nhận thức mới đưa đến đổi mới đường lối, quan điểm, chủ trương, cơ chế, chính sách
phát triển đất nước.
Bước đột phá trong quan điểm của Đảng về lĩnh vực văn hoá gắn liền với Đại hội VI
(1986) - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới. Đảng đã khẳng định vị trí quan trọng của
văn hoá trong việc xây dựng nhân cách, xây dựng lối sống cho con người. Yếu tố tinh
thần của văn hoá một lần nữa được nhấn mạnh, hạt nhân của văn hố tinh thần chính
là rèn luyện đạo đức cách mạng, Đảng đã cụ thể hoá quan điểm ấy bằng hàng loạt
Nghị quyết và chỉ thị mang tính định hướng cho quá trình phát huy hơn nữa vai trị
của văn hố đối với sự phát triển đất nước. Nhưng khơng chỉ trong lĩnh vực văn hóa
24
hiểu theo nghĩa hẹp, mà chính các giá trị thể hiện trong các nghị quyết đổi mới như
Khoán 100, Khoán 10, luật đất đai 1993, phát triển kinh tế tư nhân, phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, dân chủ
hóa xã hội… cũng là những giá trị nền móng mới về sự phát triển các giá trị con
người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội…tạo động lực cho sự phát triển đất nước.
Xét theo giác độ văn hóa, q trính Đổi mới chính là q trình đổi mới căn bản hệ giá
trị phát triển, được thể hiện trong những nội dung chính sau :
- Xác lập các giá trị của mơ hình và thể chế phát triển mới đối với đất nước; xác lập
các giá trị mới của mối quan hệ mới giữa nhà nước, thị trường và xã hội;
- Xác lập cấu trúc (giá trị) đa sở hữu gắn với đó là cấu trúc đa chủ thể (đa thành phần)
phát triển kinh tế, cả quốc doanh và ngồi quốc doanh, trong đó có việc xác định hộ
nơng dân là đơn vị kinh tế tự chủ;
- Xác lập các giá trị của nền kinh tế thị trường (hiệu quả, cạnh tranh, quy luật giá
trị…);
- Xác lập các giá trị về quyền tự do - tự chủ sản xuất kinh doanh;
- Xác lập các giá trị con người và công dân trong điều kiện kinh tế thị trường;
- Xác lập các giá trị xã hội, quan hệ xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường;
- Xác lập các giá trị của Việt Nam trong hội nhập quốc tế;
…
Các giá trị đó, được Đảng và Nhà nước thể hiện trong cương lĩnh, đường lối, chủ
trương, Hiến pháp, luật pháp, cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực của đất nước.
Mặt khác, các giá trị con người - văn hóa - xã hội lại được hình thành một cách khách
quan (cả tích cực và tiêu cực) dưới tác động tổng hợp của các yếu tố kinh tế, chính trị,
xã hội và q trình hội nhập quốc tế, tồn cầu hóa. Việc hình thành hệ giá trị mới thực
sự là một quá trình đấu tranh cam go cả về nhận thức lý luận và thực hiện trong thực
tiễn để từng bước nhận thức và chế định đúng đắn hơn trong quá trình phát triển.
Trong quá trình Đổi mới, chuyển từ thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
sang thể chế kinh tề thị trường, đã có nhiều ý kiến thống nhất gọi đó là q trình “cởi
trói”. Xét về phương diện văn hóa đó là q trình thay đổi hệ giá trị phát triển, “cởi
bỏ” các giá trị không phù hợp và xác lập các giá trị mới phù hợp với yêu cầu khách
quan của sự phát triển trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế. Để sự thay đổi này được xác lập trên bình diện tồn
xã hội, thành dịng chủ đạo, thì địi hỏi phải thay đổi nhận thức, tư duy về các giá trị
phát triển trước hết của Đảng và Nhà nước phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới.
Những thành tựu đạt được trong quá trình Đổi mới gắn liền với những đổi mới về giá
trị phát triển, tạo thành động lực nội sinh của sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, như những giá trị về quyền sở hữu - quyền tự do - tự chủ trong sản
xuất kinh doanh, giá trị về tính hiệu quả và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường,
giá trị về lợi ích kinh tế, giá trị về quyền con người - quyền công dân - quyền dân chủ,
những giá trị mới về vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế… Tuy nhiên, cần phải thấy
25