Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bài giảng Tổ chức và quản lý Lễ hội (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.98 KB, 18 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG

BÀI GIẢNG
MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Tổ chức và quản lý Lễ hội
NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa
( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.)

LƯU HÀNH NỘI BỘ
NĂM 2017

1


LỜI GIỚI THIỆU
Thực tế cho thấy, trong việc tổ chức và quản lý lễ hội vừa qua có cả những
mặt đã thực hiện tốt và chưa thực hiện tốt. Chúng tơi cho rằng quản lý lễ hội, ngồi
việc đảm bảo cho công tác tổ chức lễ hội được vận hành sn sẻ cịn phải phát huy
được những mặt đã làm được và hạn chế những mặt chưa làm được do việc tổ chức
lễ hội mang lại.
1.Ưu điểm trong việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trong thời
gian qua
Sự thay đổi văn hóa nào cũng tác động hai mặt đối với xã hội. Trong thời
gian qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội có một số ưu điểm.
Xác định và củng cố bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình đất nước ta
đang tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Trong bối cảnh tồn cầu
hóa với sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế xã hội và văn hóa của các quốc
gia, việc phục hồi và phát triển lễ hội truyền thống có một vai trị rất quan trọng
trong việc xác định căn cước của nền văn hóa Việt Nam. Thơng qua các sinh hoạt
lễ hội, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc được bảo lưu, tạo sức đề
kháng vững chắc cho văn hóa bản địa.


Khi các thói quen sinh hoạt văn hóa của người dân đang dần thay đổi theo
hướng hiện đại hóa, nghiêng về việc hưởng thụ văn hóa thơng qua các phương tiện
truyền thơng mới (truyền hình, phát thanh, internet…), giải trí cá nhân hoặc
nhóm như xem ca nhạc, uống cafe, xem phim, đi dã ngoại… hoặc đam mê với các
trò chơi điện tử trên máy tính, thì việc tổ chức, phục hồi và phát triển các lễ hội
truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là một tín hiệu đáng mừng cho
văn hóa nước nhà. Một nghiên cứu cho thấy người dân đánh giá về lễ hội làng như
sau: là môi trường giữ gìn truyền thống văn hóa của làng (75,6%); là dịp để vui
chơi, gặp gỡ (61,3%); để gắn bó các thành viên trong làng (58,3%); là dịp bày tỏ
lòng biết ơn đối với người có cơng với làng (49,1%); là dịp cầu tài, cầu lộc
(35,7%); là dịp các dòng họ thể hiện (26,6%); là dịp khẳng định danh tiếng của
làng (25,8%); là dịp cầu ước sở nguyện riêng (21,1%) (1). Như vậy, khi người dân
còn quan tâm đến việc giữ gìn truyền thống văn hóa của làng mình, cộng đồng
mình, thì rõ ràng lễ hội truyền thống giúp xác định và củng cố bản sắc văn hóa
Việt Nam.
2. Những điểm chưa làm được
Thương mại hóa thái quá: Thương mại hóa thái quá lễ hội trở thành vấn đề
được xã hội quan tâm. Lý do chính là việc quá chạy theo đồng tiền mà bất chấp
những hậu quả tiêu cực có thể tác động đến lễ hội- với tư cách một hiện tượng văn
hóa tín ngưỡng. Chẳng hạn nhiều người lợi dụng việc tổ chức lễ hội truyền thống
để kiếm lợi bằng cách kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn theo lễ hội như ăn, nghỉ,
bán hàng thu tiền với giá quá đắt, quảng cáo tràn lan, buôn thần bán thánh… Thực
trạng này không chỉ tồn tại ở các lễ hội có qui mơ lớn, mà cịn len lỏi đến lễ hội ở
các vùng quê.
Thực ra, thương mại hóa lễ hội chưa chắc đã trở thành vấn đề đối với việc
quản lý lễ hội nếu nó khơng vượt ngưỡng một cách thái quá. Không nên đấu thầu
2


lễ hội mà chỉ có thể cho đấu thầu dịch vụ phục vụ lễ hội, theo những nguyên tắc

nhất định để dịch vụ không làm mất đi ý nghĩa văn hóa của lễ hội.
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội, khuyến
khích các địa phương lấy di tích ni di tích, lấy lễ hội ni lễ hội là đúng. Tuy
nhiên, huy động nguồn lực kinh tế từ mọi thành phần trong xã hội không đồng
nghĩa với việc các lễ hội truyền thống bị biến dạng, không giữ được bản sắc vốn có
của nó.
Mê tín dị đoan, đốt vàng vàng mã tràn lan: “Mê tín (…) là người bạn song
hành của tín ngưỡng”(4). Dù khơng thể khẳng định rằng cịn lễ hội truyền thống thì
cịn mê tín dị đoan, nhưng chắc chắn, trong việc quản lý lễ hội truyền thống, vấn
đề hạn chế mê tín dị đoan luôn cần đặt ra. Qua thời gian, tệ nạn mê tín dị đoan
khơng những khơng biến mất cùng với các biện pháp quản lý hành chính mà ngày
càng trở nên trầm trọng hơn với việc bùng nổ trở lại của hiện tượng lên đồng hay
đốt vàng mã tràn lan. Dù ngành văn hóa thơng tin đã có những chế tài cho việc xử
lý các vi phạm này qua nghị định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong
hoạt động văn hóa thơng tin, nhưng xem ra, những hoạt động này khó có khả năng
giảm đi trong những năm sắp tới.
Một số hủ tục phục hồi: Phục hồi các lễ hội truyền thống thường gắn liền với
việc phục hồi những lệ, tục đã gắn bó với người dân của các cộng đồng từ lâu đời.
Lễ hội truyền thống được mở đồng nghĩa với việc người dân có những ngày nghỉ
ngơi, tham gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đây cũng là dịp để nhiều hủ tục
có khơng gian và thời gian trỗi dậy. “Do hình thức tổ chức khá đặc biệt vốn có từ
xưa, nên mỗi dịp mở hội hiện nay, ý thức phường hội, phe giáp, đình đám nảy sinh.
Nạn cờ bạc, hút xách, chè chén phung phí, tệ mê tín dị đoan được dịp hoạt động.
Trong khơng khí cởi mở của hội lễ dễ có tâm lý hịa đồng, nhìn mọi sự việc bằng
con mắt ưu ái, coi như khơng có hại, nhưng chính nó đang là loại “dịch vụ ăn
khách” làm vẩn đục bầu không khí trong lành của ngày hội và ảnh hưởng đến tâm
lý và cuộc sống của từng người trong xã hội. Xóc thẻ, viết sớ cơng khai, đánh bạc
là những hiện tượng có nhiều ở một số lễ hội”(5).
Việc tu bổ di tích được thực hiện một cách sơ sài, làm biến dạng di tích;

cảnh quan xung quanh di tích bị xâm hại: Sau một thời gian dài không được quan
tâm tu bổ, bị sử dụng sai mục đích, bị lấn chiếm, nhiều di tích đã xuống cấp
nghiêm trọng, thậm chí bị phá hủy hồn tồn. Cơng việc phục dựng các di tích với
mục đích lấy lại hình dáng và khơng gian ban đầu không phải là một nhiệm vụ đơn
giản. Một số di tích được xây dựng đã phá vỡ cảnh quan di tích, lấn át di tích gốc
như trường hợp xây dựng tháp ở chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và chùa Mía (Hà Tây);
gây ra những tranh cãi trong việc phục hồi khi áp dụng những chất liệu xây dựng
mới, hệ thống trang thiết bị mới, đặc biệt ở các di tích lớn như trường hợp cáp treo
ở chùa Hương, Yên Tử hay hệ thống đèn chiếu sáng ở Đền Hùng. Lý do có nhiều,
nhưng chủ yếu do trình độ nhận thức còn yếu và chưa đồng đều dẫn đến việc
không thể hiện hết ý tưởng nghệ thuật - tơn giáo của người xưa trong việc xây
dựng di tích; chưa có sự thống nhất của cán bộ ngành văn hóa thơng tin trong việc
3


trùng tu, tơn tạo di tích đã khiến cho mỗi nơi trùng tu, tu bổ di tích theo những kiểu
khác nhau; và chưa có những qui hoạch tổng thể cho các vấn đề cơ sở hạ tầng, kinh
tế xã hội, môi trường cảnh quan, dịch vụ du lịch,... cho di tích nói chung và lễ hội
đi kèm với di tích nói riêng.
Ngồi ra, khơng gian di tích cũng ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đơ thị hóa
đang lan dần về nơng thơn. Đã khơng ít bài báo kêu ca về việc các di tích bị các hộ
dân lấn chiếm làm đất ở, các cơ quan nhà nước xâm phạm phạm vi bảo vệ di tích.
Bên cạnh đó, mỗi lần tổ chức lễ hội là một lần các di tích bị xâm hại, cảnh quan
mơi trường bị phá hủy do sự tập trung số lượng lớn du khách trong một thời gian
ngắn gây ra sự quá tải cho di tích.
Việc phục hồi và tổ chức lễ hội diễn ra một cách lộn xộn, bắt chước nhau
một cách máy móc: Sau nhiều năm gián đoạn cộng với những thay đổi trong một
số qui định về tổ chức lễ hội, việc phục hồi và tổ chức lễ hội ở nhiều địa phương đã
gây nên những vấn đề quản lý nhất định. Đó là việc phục hồi và tổ chức lễ hội một
cách máy móc, bắt chước nhau, khơng chú ý đến đặc thù của địa phương trong việc

khôi phục và tổ chức lễ hội. Tác giả Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong việc phục
hồi và phát huy lễ hội cổ truyền hiện nay, dưới danh nghĩa là đổi mới lễ hội, gắn lễ
hội với giáo dục truyền thống, gắn lễ hội với du lịch..., đây đó và ở những mức độ
khác nhau đang diễn ra xu hướng áp đặt một số mơ hình định sẵn, làm cho tính chủ
động, sáng tạo của người dân bị suy giảm, thậm chí họ cịn bị gạt ra ngồi sinh
hoạt văn hóa mà vốn xưa là của họ, do họ và vì họ. Chính xu hướng này khiến cho
lễ hội mang nặng tính hình thức, phô trương, “giả tạo”, mà hệ quả là vừa tác động
tiêu cực tới chủ thể văn hóa, vừa khiến cho du khách hiểu sai lệch về nền văn hóa
dân tộc”(6). “...ở nhiều lễ hội cho thấy thời gian tế lễ quá dài, lê thê, không phù
hợp với nhịp sống hiện tại. Có nơi lại tế sai nghi thức, tế nữ quan lại diễn ra ở văn
miếu, ở đình… có tình trạng nhiều đội tế cùng xuất hiện trong một lễ hội gây ra sự
lộn xộn, đội nọ đố kị, chê bai đội kia… làm mất đi vẻ đẹp trang nghiêm trong lễ
thức truyền thống”(7).
Một số các tệ nạn xã hội và các dịch vụ ăn theo lễ hội nảy sinh: Lễ hội
truyền thống giờ đây khơng chỉ bó gọn trong phạm vi một làng, một địa bàn cư trú
nhỏ hẹp. Hầu hết người đến dự lễ hội đều từ nơi khác đến. Tính vơ danh của người
đi lễ cộng với ý nghĩa tâm linh ít nhiều phai nhạt trong tâm niệm của người đi hội,
thay vào đó các lễ hội truyền thống được xem như một trò vui hay một đám đông
người đã khiến cho lễ hội nhiều khi bị trần tục hóa. Chính vì lẽ đó, việc “bn
thần, bán thánh”, thương mại hóa lễ hội trở nên phổ biến. Không những thế, những
tệ nạn xã hội bắt đầu len lỏi vào các lễ hội truyền thống, đặc biệt là những lễ hội ở
qui mơ cấp vùng, cấp quốc gia.
Ngồi việc ép giá quá cao, bán hàng với giá “cắt cổ” như đã từng xảy ra ở lễ
hội chùa Hương hay Đền Hùng, việc du khách tập trung quá đông ở một địa điểm
cũng gây ra tình trạng trộm cắp, móc túi, ăn xin và kể cả tệ nạn mại dâm, nghiện
hút.

4



Bên cạnh đó các dịch vụ đi kèm có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của
lễ hội như tình trạng khấn thuê, đổi tiền lẻ với giá cao, tổ chức các trị chơi điện tử
cờ bạc trá hình…
Những vấn đề xã hội mới nảy sinh khác: Hiện nay, lễ hội truyền thống được
tổ chức ở bất cứ đâu, bất cứ qui mơ nào cũng có khách tham quan, và thường nhiều
hơn lượng người dự hội của chính địa phương tổ chức, nên đặt ra hàng loạt vấn đề
đối với các nhà quản lý văn hóa xã hội của địa phương. Từ các khâu như đảm bảo
giao thông, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn khách thăm quan đến duy
trì an ninh trật tự… đều là mối lo chung của nhiều ban, ngành địa phương. Tùy
mức độ của mỗi lễ hội mà các vấn đề này cần sự lưu tâm ở các mức độ khác nhau.
Bệnh phơ trương hình thức trong việc tổ chức lễ hội là một trong những vấn đề xã
hội đáng lưu tâm trong thời gian vừa qua. Dù Trống làng nào làng ấy đánh, thánh
làng nào làng ấy thờ, song việc so sánh lễ hội làng này với lễ hội làng khác vẫn tồn
tại từ lâu trong quá khứ. Tuy nhiên, ngày nay, việc so sánh đó đã có những nội
dung mới. Trong thực tế tồn tại chuyện các làng cố gắng “tìm kiếm” bằng di tích
lịch sử văn hóa của tỉnh, của Bộ Văn hóa - Thơng tin để tổ chức hội cho to, quyên
góp quá nhiều tiền của người dân để tổ chức hội càng ngày càng to, và quan trọng
là phải to hơn làng bên cạnh.
Ngồi ra, có một vấn đề là các lễ hội được tổ chức liên tục chủ yếu trong
thời gian mùa xuân đã kéo theo việc nhiều cán bộ công chức nhà nước bỏ bê công
việc, dùng xe công để đi lễ hội. Câu ca Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ
bạc, tháng ba hội hè lại được “vận dụng” trở lại trong những năm gần đây đã ít
nhiều tác động tiêu cực đối với các sinh hoạt bình thường của xã hội.
Tóm lại, việc tổ chức, quản lý, phục hồi lễ hội truyền thống trong thời gian
vừa qua đã đạt được những kết quả và gặp phải những vấn đề nhất định. Những
vấn đề đang đặt ra cho việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống ngày hơm nay
có thể phát sinh do những bối cảnh xã hội hiện thời, do bản chất vốn có của lễ hội
truyền thống, do những quyết định quản lý để lại qua thời gian. Tuy nhiên, điều
phải nhấn mạnh là, lễ hội truyền thống thực sự đang tồn tại và có những vai trị
nhất định trong sinh hoạt văn hóa của người dân cũng như có ý nghĩa đối với sự

phát triển kinh tế xã hội, chính trị của cả nước nên chúng ta cần có những biện
pháp quản lý lễ hội phù hợp với xu thế chung mà không làm ảnh hưởng, dẫn đến
sự biến dạng của bản chất lễ hội với tư cách là một di sản do cha ông để lại.

5


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu
2. Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lễ hội
3. Chương 2: Các loại hình lễ hội
4 Chương 3: Tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội.

6

TRANG
02
07
07
10


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lễ hội.
* Mục đích: Hiểu những vấn đề cơ bản về nguồn gốc và bản chất của lễ hội
* Nội dung chính:
1. Khái niệm lễ hội .
Lễ hội là một hiện tượng văn hố dân gian tổng thể, “là một hình thức
diễn xướng tâm linh tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như
người ta quan niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng
nào đó (thường là tơn thờ một vị thần linh - lịch sử hay một thần linh nghề

nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh
để tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ
đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp
2. Nguồn gốc và ý nghĩa xã hội của lễ hội.
Khi con người xuất hiện, loài người đã phả đối mặt với thiên nhiên, sự khắc
nghiệt lẫn thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng. Chính vì vậy mà trước tiên lồi người
đã hình hình thành Tơ tem giáo (sùng bái thiên nhiên), con người tổ chức các lễ
cầu cho thiên nhiên mưa thuận gió hịa, mùa màng tốt tươi, trong các lễ cầu đó
ln có phần biểu diễn các hình thức ca múa của cộng đồng (có thể hiều là phần
hội) - đó chính là nguồn gốc của lễ hội.Khi xã hội phát triển, bên cạnh các lễ cầu
cho mưa thuận gió hịa, mùa màng thì con người cũng tổ chức các lễ hội khác liên
quan đến xã hội của mình như tưởng nhớ các anh hùng, lịch sử hình thành cộng
đồng. Bên cạnh phần lễ trang nghiêm và ca múa thì xuất hiện thêm nhiều hình thức
giải trí khác phong phú hơn trong phần hội.
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ
thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần
linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản
thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ
thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo.
Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện
tượng đó. Tơn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tơn giáo thơng qua lễ hội đê phô
trương thanh thế, lễ hội nhờ có tơn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục.
Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tơn giáo dần giảm bớt và chỉ cịn
mang nặng tính văn hóa.
- Chương 2: Các loại hình lễ hội.
* Mục đích: Hiểu và phân biệt được các loại hình lễ hội
* Nội dung chinh:
1. Cấu trúc
Như đã phân tích ở trên, ta thấy khai nguyên của lễ hội truyền thống chỉ đơn

giản là các Lễ thức (khởi nguyên của các nghi lễ và nghi thức sau này). Đó là một
hệ thông ứng xử trân trọng của con người với thế giới tự nhiên (đặc biệt là giới
7


siêu nhiên, siêu hình), là những sản phẩm của trí tưởng tượng của con người thời
cổ đại.
Cách ứng xử này với thiên nhiên của con người bao giờ cũng mang tính tâm
lí cộng đồng dân tộc sâu sắc. Mỗi một dân tộc có một hệ thống nghi lễ, tế tự riêng,
tuỳ thuộc vào cách quan niệm hay nhận thức của họ đối với các hiện tượng tự
nhiên. Trải qua các quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc xã hội, một số nghi lễ
bị mai một đi, trong khi đó một số khác được duy trì đều đặn và thường xuyên hơn,
nên dần dần đã trồ thành truyền thống, thành nếp sông và phong tục tập quán của
mỗi dân tộc. Mỗi một loại hình lễ hội được hình thành và phát triển trong những
điều kiện và hoàn cảnh văn hoá xã hội khác nhau, cùng với sự nhận thức về môi
trường sống ngày càng cao của con người.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của lễ hội dân gian ở người Việt,
từ lễ hội sơ khai thời nguyên thuỷ chuyển sang lễ hội nông nghiệp và lễ hội thờ
cúng tổ tiên thịi kỳ văn hố Đơng Sơn (hay nền văn hoá Văn Lang – Âu Lạc), rồi
trở thành hệ thống lễ hội có nhiều loại hình rất đa dạng, phong phú trong các thời
kỳ lịch sử kế tiếp sau. Đó là kết quả của các mối quan hệ giữa lễ hội dân gian bản
địa với tín ngưỡng – tơn giáo dân gian và các tơn giáo chính thống (như: Nho –
Phật – Đạo giáo) du nhập vào nước ta. Nhưng suy cho cùng thì lễ hội truyền thơng
của người Việt gồm có hai phần: Lễ và Hội gắn quyện chặt chẽ với nhau trong một
chỉnh thể thông nhất. Trong đó, phần lễ bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân
gian và các tơn giao du nhập, cùng với các đồ vật được sử dụng làm đồ tế lễ mang
tính linh thiêng, được chuẩn bị rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ
này, con người dường như được giao cảm với thế giới siêu nhiên. Đó là các vị thần
linh (có thể là các vị nhân thần hoặc thiên thần), do chính trí tưởng tượng của con
người tạo ra, và họ cầu mong các vị thần linh đó bảo trợ và có những tác động tốt

đến tương lai, đến vận mệnh cuộc sống của mình. Do vậy, phần Lễ là ngun có và
làm hạt nhân trung tâm của mọi lễ hội dân gian. Hiểu một cách đầy đủ thì có lễ
mói có hội, và lễ giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của lễ hội
truyền thống nói chung.
2. Các chức năng của lễ hội
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mơi trường lễ hội chính là nơi
giúp các cộng đồng bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa của mình một
cách tốt nhất. “Lễ hội khơng chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc, mà
cịn là mơi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy... Điều này
càng trở nên quan trọng trong điều kiện xã hội cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
tồn cầu hóa hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa
truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì làng xã và lễ hội Việt
Nam lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc!”(2). Thực tế cho thấy, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò
chơi dân gian như múa rối, chèo, quan họ,… hay các đội vật, võ… có dịp được
mời, biểu diễn ở các địa phương; người dân vì thế mới có dịp được thưởng thức
các loại hình nghệ thuật này trong mơi trường diễn xướng phù hợp. Có thể nói
khơng q rằng, nếu khơng có các lễ hội truyền thống thì nguy cơ mai một các loại
8


hình nghệ thuật truyền thống và trị chơi dân gian cịn cao hơn so với những gì
chúng ta đang chứng kiến.
Kích thích phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương: Bối cảnh kinh tế
xã hội mới đã mang lại cho các lễ hội truyền thống những chức năng mới. Một
trong những chức năng đó là nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Ngoài ra, phải thừa nhận rằng hàng loạt lễ hội được mở ra khơng chỉ
thuần túy vì lý do văn hóa, tâm linh mà cịn vì cả những lý do kinh tế. Những lễ
hội lớn như lễ hội chùa Hương, Bà Chúa Kho, Đền Hùng cũng được xem như
những tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế của cộng đồng. Nhiều địa phương

cịn mong muốn mình trở thành thành phố lễ hội để thu hút khách du lịch, kích
thích sự phát triển các ngành kinh tế. Đối với các lễ hội nhỏ, thậm chí chỉ ở qui mơ
cấp làng, người ta cũng nghĩ đến những yếu tố như vậy.
Đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân các địa phương; người dân góp
phần trong q trình sáng tạo nên đời sống văn hóa của chính mình: Sau nhiều năm
dồn sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển kinh tế, giờ đây, nhiều cộng
đồng dân cư Việt Nam nói chung, đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, đã có đủ thời gian,
vật lực và tài lực để chú ý hơn đến nhu cầu sinh hoạt tinh thần của mình. Mỗi khi
làng tổ chức lễ hội truyền thống, người dân vui vẻ sống trong khơng khí ngày hội
cả năm mới có một lần; những người con xa xứ cũng có dịp nhớ và về thăm quê
hương, nơi gốc tích sinh thành của bản thân; và cũng là thời điểm để người địa
phương đón bạn bè nơi khác đến thăm quê hương mình. Lễ hội truyền thống thực
sự đã làm phong phú tinh thần của người dân, bù đắp cho các sinh hoạt văn hóa
hàng ngày của họ, vốn quá lệ thuộc vào các phương tiện truyền thông, hay các yếu
tố bên ngồi. Bên cạnh đó, điều đáng lưu ý hơn là, sinh hoạt lễ hội do chính cộng
đồng địa phương sáng tạo và chính họ là người hưởng thụ. Từ bao đời nay vẫn thế,
hàng năm, người dân các cộng đồng làng vẫn tự tổ chức các lễ hội truyền thống.
Họ coi đó vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của cộng đồng mình. Quy tắc này
dường như bất biến qua thời gian, và trong công tác quản lý lễ hội, đây là một yếu
tố quan trọng, cần phải xem xét đến trong bất kỳ việc ban hành văn bản quản lý
nào.
Tăng tình đồn kết cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa: Tổ
chức lễ hội truyền thống góp phần làm cho người dân ý thức về cộng đồng nhiều
hơn. Lễ hội Đền Hùng giúp người dân ý thức về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Hội
Gióng hay lễ hội về các anh hùng lịch sử giúp người dân ý thức về một truyền
thống đấu tranh anh dũng của cộng đồng, dân tộc. Tất cả các lễ hội, dù quy mô
khác nhau, song đều giúp người dân duy trì ý thức về cộng đồng mình đang sống,
và vì vậy, giúp họ ý thức về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Không phải
ngẫu nhiên, trong các lễ hội, các hoạt động từ thiện, góp cơng, góp của trùng tu xây
dựng di tích,… nhận được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân đến như vậy.

Người dân ý thức về việc giữ gìn di sản: “Hội hè được mở lại, cùng với việc
xếp hạng các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tạo cho quần chúng nhân dân có ý
thức giữ gìn, bảo vệ, trân trọng những cơ sở vật chất mà tiền nhân để lại; tạo cho
các cấp, các ngành, các đoàn thể ở địa phương chăm lo, tu bổ tơn tạo các di tích
9


lịch sử, các cơng trình văn hóa của dân tộc” (3). Người dân ở các địa phương đã
phát triển phong trào xây dựng lại các thiết chế văn hóa cổ truyền như đình, đền,
chùa, miếu…, phục hồi lễ hội truyền thống để khẳng định bản sắc của cộng đồng
mình. Điều này xét trên góc độ tích cực, có thể thấy, chính tâm lý tự tơn cộng đồng
đã góp phần phục hồi lễ hội, giúp người dân ý thức hơn về di sản của cộng đồng
mình và cố gắng gìn giữ và phát huy những di sản ấy theo cách riêng của họ.
Chương 3: Tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội.
* Mục đich: Xây dựng được kế hoạch tổ chức một lễ hội và biết cách quản
lý một hoạt động lễ hội tại địa phương nơi mình cư trú
* Nội dung chính
1.Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội.
UBND QUẬN HỒNG BÀNG
TRƯỜNG MẪU GIÁO THƯỢNG LÝ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 05/KH-MGTL

Thượng Lý, ngày 30 tháng 8 năm 2018

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CÁC NGÀY LỄ HỘI
Năm học 2018 - 2019


Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019;
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường. Trường MG Thượng Lý xây dựng kế hoạch tổ chức và thực
hiện các hoạt động lễ hội năm học 2018 -2019 cụ thể như sau:
I. Mục đích:
- Tổ chức các ngày lễ hội là một hoạt động giáo dục cần thiết trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm
non, thơng qua hoạt động lễ hội trong năm sẽ góp phần phát triển trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ đặc biệt hình thành và
phát triển tình cảm kỹ năng XH cho trẻ.
- Đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức lễ hội
được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ ở trường mầm non và cũng là một trong những
nội dung đổi mới chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
- Trẻ hiểu được ý nghĩa về một số ngày hội ngày lễ gần gũi và thể hiện xúc cảm, tình cảm và thái độ của mình
trong các ngày lễ hội đó.
- Tổ chức các ngày hội ngày lễ mang tính giáo dục cao, trong đó giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình u q
hương đất nước, lịng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc trẻ.
II. Yêu cầu:
- Nội dung lễ hội phù hợp, mang bản sắc, truyền thống của dân tộc.
- Nội dung lễ hội gần gũi, có ý nghĩa phù hợp với mục đích của ngày hội. Phù hợp với điều kiện thực tế của
đơn vị, địa phương. Đảm bảo tính thẩm mỹ, giáo dục hình thành tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
- 100% trẻ được tham gia chủ động, tích cực.
III. Một số ngày lễ hội được tổ chức trong năm học 2018 – 2019:
1. Ngày hội đến trường của bé
2. Bé vui tết trung thu
3. Ngày thành lập liên hiệp phụ nữ VN 20/10
4. Ngày nhà giáo VN 20/11
5. Ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22/12
6. Tết Nô en
7. Tết Nguyên đán – tiệc bufer
8. Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
9. Liên hoan Bé khỏe ngoan


10


10. Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6” và “Ngày lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi”.
IV. Tổ chức thực hiện:
Tháng

Nội dung

Biện pháp thực hiện

Tháng
9+10 / 2018

Tổ chức Ngày
hội
đến
trường của bé

- Xây dựng ND kịch bản ngày
hội.
- Họp TT,TP phân công GV
chịu trách nhiệm xây dựng và
rèn các tiết mục VN chào mừng
, Phân công GV mạnh dạn, tự
tin trên SK tham gia dẫn chương
trình – Phân cơng GV phụ trách
chương trình văn nghệ
- Định hướng cho GV chọn

nhạc có ý nghĩa liên quan đến
ngày hội và xây dựng1 số ĐT,
nhịp điệu đẹp mắt; đội hình phù
hợp.
- Tổng duyệt chương trình

- Tổ chức
chương
trình Bé vui
tết trung thu

- HPCM

Dự kiến:
- Sáng 8h15 ngày
4/9/2018
- Địa điểm: Sân trường

- Tổ chức chương trình “Ngày
hội đến trường của bé”

Sáng 8h
thứ ba ngày 05/9/2018
- Địa điểm: Sân trường
- 100% trẻ tham gia.

- Xây dựng KH, ND chương
trình, kịch bản về tết trung thu.
- XD các tiết mục văn nghệ
- Phân công nhiệm vụ


HPCM+TT,TP các khối.
- TT,TPCM
- HPCM+GV

- Tổng duyệt chương trình

- Ngày thành
lập Hội liên
hiệp phụ nữ
VN 20/10.

Thời gian& người thực
hiện
Tuần II T8/2017
- HPCM + TT,TP các
khối và GV chịu trách
nhiệm VN

- Dự kiến:
+ Thời gian tổng duyệt
vào
thứ
ba
ngày
18/9/2018
+ Địa điểm: sân trường
+ 100% trẻ tham gia

- Tổ chức chương trình Bé vui

tết trung thu

+ Thời gian tổ chức vào
thứ năm ngày 20/9/2018

- Triển khai nội dung chào
mừng tích hợp trong chương
trình GDMN theo chủ đề thơng
qua sinh hoạt chun đề tại tổ
nhóm Chun mơn.
- Tun truyền, trang trí nhằm
Giáo dục ý nghĩa ngày lễ đến trẻ
thơng qua trò chuyện, múa hát,
tạo sản phẩm tặng bà, mẹ, chị và
em gái….

- TTCM , GV các lớp.

11

Kết quả


Tháng 11/2018

- Lên tiết tốt
chào mừng lễ
Kỷ niệm Ngày
nhà giáo Việt
Nam 20/11


Tháng 12/2018

- Tổ chức
chương
trình: “Ngày
hội
những
chiến sĩ Tí
hon”

Tháng 1+2/
2019

- Triển khai nội dung chào
mừng tích hợp trong chương
trình GDMN theo chủ đề thơng
qua sinh hoạt chun đề tại tổ
nhóm CM
- Tuyên truyền, trang trí nhằm
Giáo dục ý nghĩa ngày nhà giáo
VN đến trẻ thơng qua trị
chuyện, múa hát, tạo sản phẩm
tặng thầy cô giáo.
- Tổ chức 100% GV lên tiết tốt
chào mừng 20/11/2018.
- Xây dựng KH, ND chương
trình, kịch bản về ngày hội
những chiến sĩ Tí hon tạo sân
chơi PT vận động cho trẻ.

- Hình thức:
+ Tổ chức theo các khối tuổi
- XD các tiết mục văn nghệ
chào mừng và bài tập tích hợp
nội dung PTVĐ cho trẻ.
- Tổng duyệt chương trình

- TTCM , GV các lớp.

- Tổ chức chương trình Ngày
hội những chiến sĩ Tí hon

+ Thời gian tổ chức vào
thứ sáu ngày 21/12/2018

Tết Nơ en

- Tạo khơng khí vui mừng phấn
khởi cho trẻ trong dịp lễ giáng
sinh: tuyên truyền , trang trí ,
tạo SP tặng bạn, tặng người thân
trong dịp giáng sinh.
- ND lồng ghép tích hợp trong
thực hiện chương trình GDMN
theo chủ đề.

TTCM, GV các lớp

Tổ chức cho
trẻ ăn tiệc

bufer
mừng
hội xuân
- Tổ chức cho
trẻ tham quan
dã ngoai

- Tuyên truyền nội dung, ý
nghĩa tết cổ truyền trong các
buổi SH chủ đề tại tổ nhóm
- Trang trí, tạo MT về ngày tết
- Giới thiệu cho trẻ những
phong tục tập quán tốt đẹp trong
ngày Tết: chúc tết, mừng thọ
người cao tuổi; mặc quần áo
đẹp; tổ chức các trò chơi dân
gian; thời tiết mùa xuân cây cối
đâm hoa nẩy lộc, không khí

Tổ chức tạị lớp - Tích
hợp chủ đề: tết và mùa
xuân

12

HPCM+TT,TP các khối.

HPCM+GV
TT,TPCM




Dự kiến:
+ Thời gian tổng duyệt
vào
thứ

ngày
19/12/2018

GV các lớp Tích hợp
trong
chương
trình
GDMN theo chủ đề


Tháng 3/2019

Ngày quốc tế
phụ nữ

Tháng 4/2019

Tổ chức: Liên
hoan BKN

Tháng 5/2019

Liên hoan tết

thiếu nhi 1-6
và chia tay các
bé 5 tuổi lên
lớp 1

trong lành, vui vẻ; mỗi dân tộc

- Tổ chức tiệc bufer

100% trẻ tham gia

- Tổ chức cho trẻ tham quan dã
ngoại theo KH

Trẻ và phụ huynh tham
gia

- Họp Tổ chuyên mơn, thống
nhất nội dung được tích hợp
trong HĐGD theo chủ đề. Mục
đích:
- Tuyên truyền, giáo dục ý
trẻ ngày 8/3 ngày vui của phụ
nữ.
-Thông qua việc tổ chức ngày
lễ, giáo dục sự kính trọng, lịng
biết ơn và tình cảm của trẻ với
ba mẹ, cô giáo và tôn trọng các
bạn gái.
- Xây dựng KH, thời gian tổ

chức, Nội dung bài tập, kịch
bản, tiết mục văn nghệ chào
mừng.
- Triển khai KH đến 100% giáo
viên
- Phân cơng nhiệm vụ

Giáo viên thực hiện tại
lớp, tích hợp ND chương
trình GDMN
- GV tổ chức cho 100%
trẻ được trải nghiệm tạo
sản phẩm tặng người
thân: vẽ tranh, xé,dán,
nặn hoa…

- Tổng duyệt và Tổ chức
chương trình
- Xây dựng KH, thời gian tổ
chức, Nội dung, kịch bản
chương trình, tiết mục văn nghệ
chào mừng
- Triển khai đến 100% giáo
viên
- Phân công GV dẫn chương
trình
- Phân cơng nhiệm vụ
- Tổng duyệt
- Tổ chức liên hoan và tiệc
buffer tại trường


HPCM+TT,TP các khối.
- TT,TP
- TT,TPCM
- HPCM+ TT,TPCM
- Dự kiến:
+ Thời gian tổng duyệt
và tổ chức vào tuần IV –
tháng 4 /2019
HPCM+TT,TP các khối.
- TT,TP + GV

- Dự kiến thời gian tổ
chức vào tuần IV - tháng
5 năm 2019

I. KẾ HOẠCH BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………..…………………………………
……………………………………………..………..…………………………………………………………………
………..……………………………………………………………………………………
Nơi nhận:
- BGH;
- TT,TPCM;
- Lưu HSCM;
- Lưu VT.

13


2. Quản lí hoạt động lễ hội.

Quản lý lễ hội là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Càng cấp bách
hơn khi sự “bùng nổ” của lễ hội trong những năm gần đây đã tác động mạnh
mẽ đến đời sống văn hóa, xã hội.
Xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống các dân tộc ít người trong hơn 20
năm mở cửa và cải cách kinh tế
Lễ hội hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, bên cạnh lễ hội cổ truyền
đang bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế xã hội đương đại nên biến đổi, còn xuất
hiện việc tổ chức các sự kiện, festival hiện đại. Vì vậy, khái niệm lễ hội cổ truyền
chỉ là khái niệm tương đối vì hầu hết các thành tố, thậm chí cả chức năng của lễ
hội cũng thay đổi.
Về thời gian tổ chức lễ hội: có hai xu hướng biến đổi. Một số lễ hội làng, lễ
hội cổ truyền ở miền núi không kéo dài về thời gian. Trước ki, một Lễ hội Gầu Tào
vùng người Hmông, một Lễ hội Roóng Poọc vùng người Giáy, Lễ hội Lồng Tồng
(xuống đồng) vùng người Tày thường tổ chức từ 3 đến 5 ngày thì nay chỉ tổ chức
trong nửa ngày hoặc kéo dài đến hai, ba ngày. Nhưng mặt khác có một số lễ hội cổ
truyền kéo dài hàng tháng hoặc vài tháng trời như Hội Chùa Hương, Hội Bà Chúa
Xứ, Hội Đền Hùng,...
Không gian lễ hội cũng mở rộng. Trước đây các hội làng chỉ được tổ chức ở
một không gian nhất định trong làng và phạm vi, quy mô tổ chức cũng chỉ của
làng. Nhưng hiện nay, do nhiều yếu tố (do quảng bá du lịch, do tâm lý muốn vượt
trội của các nhà lãnh đạo địa phương,...) nên quy mô của các hội làng cũng được
mở rộng cả về không gian và thời gian. Nhiều lễ hội không cịn là lễ hội làng mà
đang có xu hướng biến thành lễ hội vùng, thậm chí là lễ hội chung của huyện. Đối
tượng người đến dự hội không chỉ là dân làng, không chỉ là một dân tộc mà là
nhiều dân tộc, có cả du khách nước ngồi tham dự.
Lễ hội Gầu Tào ở Pha Long, huyện Mường Khương, Lào Cai trước đây chỉ
là lễ hội của vùng Pha Long nhưng ngày nay đã trở thành lễ hội chung của người
Hmông ở các huyện miền Đông tỉnh Lào Cai. Lễ hội Gầu Tào không chỉ thu hút
người Hmông ở huyện Mường Khương, Bắc Hà ở Lào Cai mà còn thu hút người
Hmơng ở huyện Sín Mần, huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang và cả cư dân người

Hmông ở châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng như người Hmơng ở
vùng Thượng Lào và người Hmơng phía Bắc Thái Lan về dự. Đối tượng người
tham dự lễ hội càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2000, Lễ hội Gầu
Tào của người Hmơng ở Pha Long chỉ có khoảng 500 người tham dự thì đến năm
2011 đã có hàng vạn người tham dự.
Lễ hội Chùa Hương đầu thế kỷ XXI thu hút được vài chục vạn người nhưng
đến năm 2008 đã đón 1,3 triệu lượt khách và đến năm 2012 đón khoảng 2 triệu
lượt khách. Một Lễ hội Rng Poọc của người Giáy thơn Tả Van, huyện Sa Pa từ
cuối thế kỷ XX trở về trước chỉ là hội làng, có vài trăm người tham dự nhưng đến
nay đã trở thành lễ hội của cả vùng hạ huyện Sa Pa. Chủ nhân của lễ hội trước đây
là người Giáy thì đến giờ bên cạnh người Giáy cịn có cộng đồng người Hmông,
Dao, Tày cùng tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong lễ hội.
14


Đặc biệt, sau khi được quảng bá trên các trang web du lịch thì Lễ hội Rng Poọc
đã trở thành điểm đến của hàng trăm du khách với nhiều quốc tịch khác nhau. Như
vậy, quy mô của lễ hội ngày càng mở rộng cả về số lượng người tham gia đã gây
sự quá tải về không gian tổ chức lễ hội. Các cánh đồng tổ chức lễ hội xuống đồng
cổ xưa hay các ngọn đồi tổ chức Lễ hội Gầu Tào của thế kỷ XX cũng như sân đình
làng ở vùng đồng bằng đều trở nên quá tải khi đón hàng vạn du khách tham dự. Từ
sự quá tải này đã nảy sinh hàng loạt những vấn đề bức xúc về vệ sinh môi trường,
sự chen lấn xô đẩy, quá tải các dịch vụ ăn, nghỉ, hành lễ, về cách điều hành tổ chức
(ban tổ chức bất lực trong tổ chức các chương trình lễ hội),...
Chủ thể lễ hội: các lễ hội từ miền núi cho đến đồng bằng hiện nay đã có sự
biến đổi về chủ thể tổ chức lễ hội. Trước đây trong các lễ hội làng cổ truyền, người
dân thực sự là chủ thể của lễ hội. Cộng đồng người dân địa phương đều háo hức
tập luyện hàng tháng trời để mong được tham gia gánh vác một việc nào đó, hoặc
sắm một vai nào đó trong nhiệm vụ tổ chức lễ hội. Người được khiêng kiệu, rước
lễ là một vinh dự cho cả phe, giáp, dòng họ. Các hội làng hầu hết do chủ làng và

hội đồng quản lý của làng thực hiện. Nhưng hiện nay, hầu hết các lễ hội ở làng
quê, miền núi đều do chính quyền các cấp chỉ đạo sát sao. Lễ hội ở miền núi dù là
lễ hội của một làng hay lễ hội của một số gia đình nhưng đều có chủ tịch hoặc phó
chủ tịch xã đứng ra khai mạc, đọc diễn văn. Nhiều lễ hội đồng bằng, ban tổ chức
th các cơng ty sự kiện, các đồn nghệ thuật đứng ra dàn dựng chương trình, đứng
ra làm dịch vụ tổ chức. Người dân, chủ thể của lễ hội, bị “gạt ra rìa” và chỉ đóng
vai trị thụ động như các du khách. Thậm chí có tỉnh tổ chức festival nhưng từ việc
trang trí khánh tiết, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các hoạt động đều không cần sự
tham gia của ngành văn hóa, thể thao. Hoặc nếu ngành văn hóa được tham gia thì
cũng với tư cách đi làm thuê cho các công ty sự kiện. Như vậy, vai trò của cộng
đồng địa phương, vai trò của người dân – chủ thể sáng tạo của lễ hội cổ truyền, đã
bị đánh mất.
Lễ hội cổ truyền đang có xu hướng biến đổi cả về mục đích, chức năng và
cấu trúc. Mục đích của các hội làng là cầu người yên vật thịnh, lễ hội được tổ chức
nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong thời
điểm nông nhàn. Nhưng hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường, lễ hội lại có
mục đích quảng cáo cho các thành thị và địa phương, hoặc là nơi cầu may rủi, cầu
lợi lộc cho cá nhân, cầu thăng quan tiến chức,... Biến đổi của lễ hội còn thể hiện ở
sự nghèo nàn, đơn điệu trong các hình thức giải trí nhưng lại cực đoan, “nở rộ”
trong các hình thức tín ngưỡng, mê tín. Quan hệ giữa ban tổ chức lễ hội và du
khách thập phương là quan hệ dịch vụ, tận thu được nhiều nguồn tiền, dẫn đến tình
trạng “chặt chém” ở các dịch vụ ăn nghỉ.
Lễ hội hiện nay có phổ biến được xem xét dưới góc độ cấu trúc. Lễ hội có
hai phần: phần lễ và phần hội (dẫu sao cách xem xét dưới góc độ cấu trúc như vậy
chưa hẳn thỏa đáng vì bản chất phần hội cũng đan xen, hướng theo phần lễ). Theo
GS.TS Ngơ Đức Thịnh: “Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia
đôi” như người ta đã quan niệm, mà nó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn
hóa phát sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội... Khơng có một loại lễ hội nào mà
15



khơng có nghi lễ giữ vai trị gốc rễ”. Nhưng hiện nay, xuất hiện rất nhiều hình thức
mít – tinh kỷ niệm khơng có “phần hội”, khơng có sự tham gia của cộng đồng mà
chỉ là sự kiện của chính quyền cũng gọi là lễ hội. Hoặc có sự kiện chỉ mang tính
hội hè nhằm quảng bá tới du khách, người mua hàng mà vẫn gọi là lễ hội... Như
vậy, cấu trúc của lễ hội cũng biến dạng.
Các giải pháp quản lý lễ hội
Trước thực trạng các xu hướng biến đổi của lễ hội đang diễn ra nhanh chóng
như hiện nay, xuất hiện hai luồng dư luận trái chiều. Một số cơ quan thông tin đại
chúng cho rằng việc tổ chức và quản lý lễ hội vô cùng lộn xộn, mất bản sắc văn
hóa dân tộc, gây ra nhiều hậu quả tai hại và đề xuất các biện pháp mang tính hành
chính như “cấm”, “bỏ”. Thậm chí có người chưa hiểu rõ xu hướng biến đổi của lễ
hội là một yêu cầu khách quan khi chuyển sang cơ chế thị trường nên sốt ruột đề ra
các giải pháp mang tính chất chữa cháy là chính. Hoặc cũng có khuynh hướng coi
nhẹ vai trò quản lý nhà nước, cần để cho người dân tự do làm chủ, tự do tổ chức lễ
hội. Cả hai luồng dư luận như vậy đều không đánh giá đúng thực tế. Từ kinh
nghiệm tổ chức và quản lý lễ hội ở các tỉnh, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như
sau:
Về quan điểm: Cần nhận thức sự biến đổi của lễ hội cổ truyền cũng như
xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sự kiện mới là một yếu tố khách quan trong đời
sống văn hóa hiện nay. Vì thế khơng nên có quan điểm cứng nhắc, lấy các nguyên
lý tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho việc tổ chức các lễ hội, tổ chức
các sự kiện như hiện tại. Ở lĩnh vực này cần bám sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn
trên cơ sở lý luận về quản lý văn hóa. Trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh vai trị chủ
thể của cộng đồng người dân tổ chức lễ hội. Người dân phải được tham gia các quá
trình tổ chức lễ hội, phải được trao quyền tổ chức lễ hội hiệu quả. Đồng thời cũng
không coi nhẹ việc quản lý của nhà nước đối với lễ hội.
Xây dựng mơ hình tổ chức quản lý các lễ hội truyền thống hiệu quả
Hiện nay, có nhiều nhà khoa học cho rằng nên trả lại lễ hội cho dân? Vậy có cần tổ
chức lễ hội khơng? Các mơ hình quản lý như thế nào? PGS Từ Thị Loan (2012)

đưa ra một số mơ hình, chúng tôi đề xuất một số vấn đề cụ thể như sau:
- Mơ hình quản lý, và tổ chức lễ hội do cộng đồng tự quản, có sự giám sát
của nhà nước ở cơ sở.
Đây là mơ hình quản lý và tổ chức lễ hội bước đầu có sự tham gia của nhà
nước. Chủ thể tổ chức của các lễ hội này nhất thiết phải là người dân trong cộng
đồng. Vai trò quản lý của nhà nước thể hiện ở chỗ: giám sát và chỉ đạo, giải quyết
kịp thời những vướng mắc xảy ra. Mặt khác, vai trò quản lý nhà nước cũng cần
được phân cấp dần tới cộng đồng và thể chế hóa bằng hệ thống hương ước, quy
ước chung của làng. Thậm chí, có thể sử dụng và phát huy vai trị của già làng,
trưởng bản hoặc người có uy tín trong dịng họ, cộng đồng. Đồng thời, vai trò của
quản lý của nhà nước cũng thể hiện ở chỗ thường xuyên giám sát, theo dõi diễn
biến của các lễ hội để nắm bắt những thay đổi trong đời sống tín ngưỡng của đồng
bào để đảm bảo khơng có hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng để thực hiện hình thức
mê tín dị đoan hoặc xuyên tạc, truyền bá phản cách mạng. Đồng thời vai trò của
16


nhà nước cũng thể hiện ở việc đảm bản trật tự, an ninh xã hội trong thời gian tổ
chức lễ hội. Kinh phí tổ chức những lễ hội này hồn tồn do nhân dân đóng góp.
- Mơ hình kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng với sự giúp đỡ của nhà
nước
Đối với một số lễ hội của làng, liên làng có quy mơ ngày càng mở rộng và
đang được nâng lên thành các lễ hội để phục vụ du lịch. Ở một số địa phương, cần
có xây dựng mơ hình phối hợp chặt chẽ giữa vai trị của cộng đồng với vai trị quản
lý của nhà nước.
Trong mơ hình này, các hoạt động lễ và hội vẫn do cộng đồng quyết định và thực
hiện là chính, tuy nhiên, đã có sự chỉ đạo, định hướng và tham gia của các ban,
ngành chính quyền và đồn thể. Kinh phí tổ chức lễ hội cũng được Nhà nước tài
trợ một phần. Vai trò của nhà nước thể hiện rõ trong vấn đề đảm bảo an ninh, trật
tự, an toàn thực phẩm…

- Mơ hình quản lý, tổ chức lễ hội có sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước
Hiện nay, nhiều sự kiện văn hóa tổ chức theo quy mơ lễ hội như lễ hội quảng bá
sản phẩm, lễ kỷ niệm, năm du lịch quốc gia… Các lễ hội này đều có Ban tổ chức
do lãnh đạo chính quyền (tỉnh, huyện, thành phố…) làm trưởng ban. Cả bộ máy
chính quyền tổ chức lễ hội từ khâu kịch bản, luyện tập, dàn dựng, khai hội, màn bế
mạc… Loại hình này tổ chức có vẻ hồnh tráng, nhưng người dân ít được tham gia
hoặc tham gia với vai trị thụ động, có “lễ” mà không thành “hội”.
Về đào tạo nguồn nhân lực tổ chức, quản lý lễ hội
Vấn đề tổ chức các sự kiện, các lễ hội hiện nay là vấn đề rất quan trọng.
Nhưng thực trạng ở các tỉnh hiện nay, từ cấp cơ sở lên đến tỉnh (cả Bộ VHTTDL)
đều rất thiếu đội ngũ cán bộ có khả năng về quản lý, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức
các sự kiện, các lễ hội. Chương trình tổ chức lễ hội chưa được giảng dạy thành một
ngành học trong hệ thống trường cao đẳng cộng đồng, trường cao đẳng sư phạm và
trường trung cấp văn hóa nghệ thuật. Ngay số cán bộ am hiểu về việc tổ chức lễ
hội ở ngành VHTTDL rất ít. Hầu như hiện nay chưa có ai là chuyên gia về vấn đề
này. Chỉ có một vài người có kinh nghiệm và khả năng tổ chức của ngành. Lớp trẻ
chưa được đào tạo qua trường lớp và thực tiễn.
Vì vậy, một nhiệm vụ cấp bách đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều cấp độ khác nhau:
Ở cấp tỉnh: Lựa chọn một vài cán bộ có khả năng cử đi học ở các viện
nghiên cứu, các trường đại học, các công ty tổ chức sự kiện lớn. Nội dung học theo
hai chuyên ngành cụ thể. Chuyên ngành thứ nhất là về Quản lý lễ hội (chuyên
ngành này yêu cầu các chuyên viên phải có khả năng độc lập nghiên cứu, chỉ đạo
thực tiễn, có khả năng tham khảo kinh nghiệm ở một số nước và ở các địa phương
vận dụng vào thực tiễn, có khả năng tham mưu xây dựng các văn bản mang tính
chất quản lý mang đặc thù). Chuyên ngành thứ hai là đào tạo các tác giả có khả
năng viết kịch bản lễ hội, xây dựng chương trình, đề án lễ hội hoặc đào tạo ra các
tổng đạo diễn tổ chức các sự kiện, đào tạo một số nhạc sĩ, biên đạo, họa sĩ có khả
năng sáng tác nhạc, sáng tác múa, sáng tác các logo trang trí lễ hội... Đây là nhiệm
vụ khó khăn, hiện nay trừ một vài thành phố đào tạo được vài cán bộ như vậy, còn

17


hầu hết các tỉnh chưa đào tạo được đội ngũ này. Những người này là những người
có năng khiếu về quản lý, về thực hành nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật. Cho nên
bước đầu cần lựa chọn ở các đoàn nghệ thuật, các trung tâm văn hóa, các tác giả có
năng khiếu cử đi học nâng cao trình độ. Thậm chí có thể bố trí họ học việc, làm trợ
lý cho các chuyên gia quản lý, tổ chức lễ hội ở các thành phố, các công ty sự kiện
lớn.
Ở cấp huyện cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho đội ngũ quản lý lễ hội ở
phịng văn hóa - thơng tin. Kiến thức quản lý lễ hội là kiến thức tổng hợp. Xu
hướng biến đổi lễ hội là xu hướng thường xuyên, tất yếu, vì vậy các cán bộ quản lý
cũng cần được tập huấn, cập nhật thường xuyên. Mặt khác, ở các trung tâm văn
hóa các huyện cần đào tạo các biên dạo múa, các diễn viên có khả năng làm MC
(dẫn chương trình). Đội ngũ này cũng cần phải lựa chọn những người có năng
khiếu từ cơ sở gửi đi đào tạo ở các trường đại học, các trung tâm tổ chức sự kiện để
học tập.
Ở cấp xã, phường: Cần tập huấn các nguyên tắc, quy chế, các kiến thức
chuyên môn về quản lý lễ hội cho cán bộ chuyên trách ban văn hóa xã phường và
các cán bộ đoàn thể. Ở đây cũng cần bồi dưỡng, tập huấn những người có khả năng
làm MC, tổ chức các sự kiện, trang trí, sử dụng âm thanh, ánh sáng phù hợp... Tuy
nhiên, ở cấp xã phường cần đặc biệt chú ý đến đội ngũ già làng, nghệ nhân dân
gian, những thầy cúng am hiểu về lễ hội cổ truyền. Vận động những người này
truyền dạy cho lớp trẻ trong cộng đồng. Việc truyền dạy cũng cần phải có chế độ
đối với người truyền dạy và học trò. Nhưng quan trọng nhất là phải chọn những
người có phẩm chất, tâm huyết với văn hóa của dân tộc mình. Bài học thực tiễn ở
các xã vùng cao chỉ rõ nhiều nơi lễ hội cổ truyền bị biến mất hoặc biến dạng là do
thiếu đội ngũ nghệ nhân dân gian, thầy cúng am hiểu các nghi lễ về lễ hội này. Do
đó, việc đào tạo nghệ nhân, thầy cúng là việc làm cấp bách. Nhưng quá trình đào
tạo những người này lại là quá trình tự học, tự đào tạo, nhà nước chỉ đóng vai trị

hỗ trợ bằng chế độ, bằng chính sách cụ thể.
4. Tài liệu tham khảo:
[1]- Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy (2002), Công
tác xây dựng đời sống Văn hố cơ sở, Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội.
[2]- Viện Văn hoá dân gian (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb khoa học xã hội
và nhân văn, Hà Nội
[3] - Phan Khanh (1992), Bảo tàng- Di tích - Lễ hội, Nxb thông tin, Hà
Nội.

18



×