Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bài giảng Nghiệp vụ hộ tịch (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.12 KB, 22 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI

BÀI GIẢNG
MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ HỘ TỊCH
NGÀNH: DỊCH VỤ PHÁP LÝ
(Áp dụng cho trình độ Trung cấp)

LƯU HÀNH NỘI BỘ
Năm 2017

1


Lời nói đầu
Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính
mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều
quan tâm. Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác
nhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác
các thơng tin về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân. Ở Việt Nam, quản
lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư.
Do đó,việc tổ chức phục vụ người dân đăng ký hộ tịch thuận tiện, kịp thời, chính
xác cịn mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đó là sự quan tâm, chăm lo của Nhà
nước đối với cơng dân của mình.
Đối với mỗi cá nhân, đăng ký hộ tịch là cách thức để thực hiện một số quyền
nhân thân cơ bản, như: quyền được đăng ký khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền
kết hơn, quyền ni con nuôi hoặc được nhận làm con nuôi…Công tác quản lý hộ
tịch đã khẳng định vai trị vơ cùng quan trọng của nó trong tiến trình phát triển xã
hội.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã dày công nghiên cứu và biên soạn Tập
bài giảng Nghiệp vụ Hộ tịch trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành quy định


về hộ tịch. Tập bài giảng sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về tổ chức, hoạt
động hộ tịch tại UBND cấp xã, thơng qua đó đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu
của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hộ
tịch và các vấn đề có liên quan. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để học sinh, sinh viên
chuyên ngành pháp luật rèn các kỹ năng nghề nghiệp về nghiệp vụ hộ tịch.
Khoa Pháp lý – Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai xin trân trọng giới
thiệu tập bài giảng Nghiệp vụ hộ tịch và rất mong nhận được sự góp ý phê bình
của bạn đọc để tài liệu này ngày càng được hoàn thiện hơn.
Tác giả
GV.Trần Quang Tạo – Khoa Pháp lý

2


TẬP BÀI GIẢNG
MƠN HỌC NGHIỆP VỤ HỘ TỊCH
Mục tiêu mơn học:
- Về kiến thức: Người học nắm được những kiến thức pháp luật và nghiệp
vụ cơ bản về công tác hộ tịch như: đăng ký khai sinh, khai tử; đăng ký kết hôn;
đăng ký nhận nuôi con nuôi; đăng ký giám hộ; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con...
- Về kỹ năng: Người học học vận dụng kiến thức đã tích lũy để thực hiện các
cơng việc cụ thể về công tác hộ tịch, như: giải quyết việc đăng ký khai sinh, khai
tử, đăng ký kết hôn…
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện cho người học tư duy và cách làm việc đúng quy định pháp luật
về hoạt động hộ tịch.
+ Rèn tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong các hoạt động nghiệp vụ hộ tịch.
+ Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với cơng việc
được giao và có thể làm việc độc lập hoặc cần hợp tác, phối hợp với người khác
trong tập thể.


3


BÀI 1.
Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã
trong việc quản lý hộ tịch
1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý hộ tịch
1.1. Các khái niệm về quản lý hộ tịch
a. Khía cạnh ngơn ngữ
Xét từ góc độ ngơn ngữ học, “hộ tịch” là một từ ghép, thuộc nhóm danh
từ. Nếu tìm hiểu riêng từng từ đơn thì có thể thấy, các từ điển tiếng Việt hiện nay
khá thống nhất trong cách hiểu về từng từ đơn này. Theo đó, từ “hộ”- khi sử dụng
là danh từ có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng trong đó có một nghĩa trực tiếp là
“dân cư” hoặc “nhà ở”, hiểu rộng ra là “đơn vị để quản lý dân số, gồm những
người cùng ăn ở với nhau”. Tương tự, từ “tịch” có nghĩa là “sổ sách” hoặc là “sổ
đăng ký quan hệ lệ thuộc”. Tuy nhiên, việc tổ hợp hai từ đơn này thành danh từ
“hộ tịch” thì các từ điển Hán – Việt của nhiều tác giả, trong cách giải nghĩa từ “hộ
tịch” có sự tương đồng và những khía cạnh khác biệt. Chẳng hạn như:
“Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức nghiệp và tịch
quán của từng người”;
“Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người trong sự quản lý của
pháp luật theo đơn vị hộ”;
“Hộ tịch: Quyên sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi người
trong một địa phường”;
“Hộ tịch: Sổ của cơ quan chính quyền đăng ký cư dân trong địa phương
mình theo đơn vị hộ”;
“Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của
pháp luật”;
“Hộ tịch: Quyền cư trú, được chính quyền cơng nhận của một người tại nơi

mình ở thường xuyên, của những người thường trú thuộc cùng một hộ, do chính
quyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần”;
b. Góc độ pháp lý (Điều 2 – Luật Hộ tịch)
Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định
tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi
vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo
hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
1.2. Nguyên tắc quản lý hộ tịch (Điều 5 – Luật Hộ tịch)
1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung
thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch

4


theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối
bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải
quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà
không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có
thẩm quyền theo quy định của Luật này.
Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường
trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân khơng đăng ký tại nơi
thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại
diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thơng báo việc đăng ký hộ
tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp
thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

6. Nội dung khai sinh, kết hơn, ly hơn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung
hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu
hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
2. Thẩm quyền UBND cấp huyện, xã trong việc quản lý hộ tịch.
2.1. Thẩm quyền UBND cấp huyện
Theo khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện có
thẩm quyền đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp Đăng ký khai
sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam thường
trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú
tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt
Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú
ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu
dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
– Đăng ký sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ,
con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ
tịch; Khai tử có yếu tố nước ngồi.
– Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho cơng dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi
trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn;
giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch;
khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngồi.
2.2. Thẩm quyền UBND cấp xã

5


Theo khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm
quyền đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

– Đăng ký các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ,
con; Khai tử cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
– Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung
thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
– Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ,
con; Xác định lại giới tính; Ni con ni, chấm dứt việc ni con ni; Ly
hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám
hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của
pháp luật.
– Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công
dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, cịn người kia là cơng dân của nước
láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ,
con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước
láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước
ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
BÀI 2.
Những quy định chung về hộ tịch và đăng ký hộ tịch
1. Một số vấn đề chung về đăng ký hộ tịch
Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính
mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều
quan tâm. Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác
nhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác
các thơng tin về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân.
Ở Việt Nam, quản lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ
hoạt động quản lý dân cư. Do đó,việc tổ chức phục vụ người dân đăng ký hộ tịch
thuận tiện, kịp thời, chính xác cịn mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đó là sự
quan tâm, chăm lo của Nhà nước đối với cơng dân của mình.

Đối với mỗi cá nhân, đăng ký hộ tịch là cách thức để thực hiện một số quyền
nhân thân cơ bản, như: quyền được đăng ký khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền
kết hôn, quyền nuôi con nuôi hoặc được nhận làm con nuôi…Công tác quản lý hộ

6


tịch đã khẳng định vai trị vơ cùng quan trọng của nó trong tiến trình phát triển xã
hội.
2. Những quy định chung về đăng ký hộ tịch
2.1. Nội dung đăng ký hộ tịch
Nội dung của hoạt động đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch 2014
bao gồm:
– Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; Kết hôn; Giám
hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung
thông tin hộ tịch; Khai tử.
– Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ,
con; Xác định lại giới tính; Ni con ni, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly
hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám
hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn;
giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch;
khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngồi.
– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của
pháp luật.
2.2. Các hành vi bị nghiêm cấm
Luật Hộ tịch 2014, Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:

– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ
của người khác để đăng ký hộ tịch;
– Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
– Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;
– Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin
trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
– Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký
hộ tịch;
– Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch
nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất
kỳ hình thức nào;
– Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ
tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hơn nhân và gia
đình;
7


– Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2.3. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân
cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở
nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
BÀI 3
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng kí khai sinh
1. Một số vấn đề chung về khai sinh
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá
nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin

cơ bản về cá nhân theo quy định Luật hộ tịch
2. Thẩm quyền và thời hạn đăng ký khai sinh
2.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh (Điều 13 – Luật Hộ tịch)
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện
đăng ký khai sinh.
2.2. Thời hạn đăng ký khai sinh (Khoản 1, Điều 15 – Luật Hộ tịch)
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm
đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ khơng thể đăng ký khai sinh cho
con thì ơng hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang ni
dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
3. Trình tự thủ tục đăng ký khai sinh
3.1. Người đi đăng ký khai sinh
Những người có thể trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ bao gồm:
- Cha hoặc mẹ của trẻ;
- Ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ (trong trường hộ cha, mẹ không
thể đi đăng ký khai sinh cho con);
- Cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ.
3.2. Hồ sơ đăng ký khai sinh
Các giấy tờ cần cung cấp khi đi đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều
16 Luật Hộ tịch năm 2014: Tờ khai theo mẫu (do cơ quan đăng ký hộ tịch cung
cấp) và giấy chứng sinh.
Các giấy tờ có giá trị thay thế giấy chứng sinh trong trường hợp khơng có
giấy chứng sinh:
8


- Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; hoặc
- Giấy cam đoan về việc sinh (nếu khơng có người làm chứng); hoặc
- Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường
hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi); hoặc

- Văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp khai sinh cho trẻ em
sinh ra do mang thai hộ).
Ngoài ra, người đi đăng ký khai sinh cũng cần xuất trình bản chính Hộ
chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước cơng dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh
và thơng tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng
minh về nhân thân.
Luật Hộ tịch năm 2014 cũng có quy định mới, theo đó, bên cạnh việc được
cấp giấy khai sinh, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ còn được cấp số định danh
cá nhân của trẻ.
4. Đăng ký khai sinh trong một số trường hợp cụ thể
4.1. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay
cho UBND hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở
y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thơng báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Trưởng
công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; UBND
cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo
quy định của pháp luật.
Sau khi lập biên bản, UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở UBND
trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu khơng có
thơng tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức
đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc
tổ chức đang tạm thời ni dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục
đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ
tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự.
Nếu khơng có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy
ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để
xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định
theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân

tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ "Trẻ
bị bỏ rơi".
4.2. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
Về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Cụ thể, UBND
cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định
được cha, mẹ.

9


Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc,
quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch
của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận
con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu
cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quyết theo quy định nêu trên; phần
khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
Về đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ, người yêu cầu
đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã
thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của
trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Thủ tục đăng ký khai sinh
được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
BÀI 4
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký kết hơn
1. Kết hôn và điều kiện kết hôn.
1.1. Khái niệm: Là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy
định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. ( Khoản 5 Điều 3 Luật
HN&GĐ năm 2014).
1.2. Điều kiện kết hôn

Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.
- Điều kiện về tuổi kết hôn:
+ Độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trơ lên.
+ Cách tính tuổi kết hơn: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định thì nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18
tuổi trở lên mới được kết hơn.
- Phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn. Kết hôn do nam và
nữ tự nguyện, quyết định. Thể hiện ở hai bên nam nữ thực sự mong muốn trở thành
vợ, chồng xuất phát từ tình u.
- Khơng bị mất năng lực hành vi dân sự. Hiện nay theo luật HN&GĐ thì,
người mất năng lực hành vi dân sự thuộc trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, một
người chỉ bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tịa án tun
người đó bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của BLDS.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các điều cấm kết hôn:

10


+ Cấm kết hơn với những người đang có vợ hoặc có chồng.
+ Những người đang có vợ hoặc có chồng bị cấm kết hôn với nhau và cũng
bị cấm kết hơn với những người khác chưa có vợ hoặc có chồng.
+ Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hơn.
+ Cấm những người có cùng dịng máu về trực hệ, giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có mối quan hệ thân thích kết hơn với nhau.
+ Nhà nước khơng thừa nhận hơn nhân giữa những người cùng giới tính.
2. Thẩm quyền, trình tự thủ tục đăng ký kết hơn.
2.1. Thầm quyền đăng ký kết hôn (Điều 37- Luật hộ tịch)
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện
đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi; giữa cơng dân
Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngồi; giữa

cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngồi với nhau; giữa cơng dân Việt Nam đồng
thời có quốc tịch nước ngồi với cơng dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngồi cư trú tại Việt Nam có u cầu đăng ký kết
hơn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên
thực hiện đăng ký kết hơn.
2.2. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn (Điều 38- Luật hộ tịch)
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ
chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó khơng
mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà khơng có khả năng nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngồi, cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngồi phải nộp thêm
giấy tờ chứng minh tình trạng hơn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị
thay hộ chiếu.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại
khoản 1 Điều này, cơng chức làm cơng tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu
thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phịng Tư pháp báo cáo
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban
nhân dân, cơng chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên
tự nguyện kết hơn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên
vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai
bên nam, nữ.

11


BÀI 5.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký khai tử
1. Một số vấn đề về khai tử

1.1. Mục đích của việc đăng ký khai tử
Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ khai tử là một quyền nhân thân hợp pháp
của cá nhân. Người thân của người chết khi đăng ký khai tử sẽ được cơ quan có
thẩm quyền cấp Giấy chứng tử để xác nhận người đó đã chết.
Ngoài việc xác nhận một cá nhân chết, Giấy chứng tử còn là một căn cứ hợp
pháp trong một số trường hợp, cụ thể:
– Xác nhận tình trạng hơn nhân của vợ/chồng khi muốn đăng ký kết hôn với
người khác;
– Xác định tài sản chung vợ chồng;
– Xác định thời điểm mở thừa kế, xác định hàng thừa kế;
– Giải quyết chế độ tử tuất….
1.2. Thẩm quyền đăng ký khai tử
Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối
cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định
được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó
chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
1.3. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con,
cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai
tử; trường hợp người chết khơng có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử
cho người chết; trường hợp khơng xác định được người có trách nhiệm đi khai tử
thì cơng chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký khai tử
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định Khi đăng ký khai tử
theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ,
chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu
có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc
tịch nếu người chết là người nước ngoài.

Bước 1. Nộp hồ sơ, gồm:
1.Tờ khai đăng ký khai tử
2. Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau
đây cấp:
12


– Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
– Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành
án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
– Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu
lực của Tịa án thay Giấy báo tử;
– Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết,
chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan cơng an hoặc
kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
– Đối với người chết khơng thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Lưu ý, theo quy định tại Công văn 1727/HTQTCT-HT ngày 27/12/2016, đối
với trường hợp người chết được dựng bia, mộ hoặc có văn bản của người làm
chứng vẫn được đăng ký khai tử. Đối với yêu cầu đăng ký khai tử cho người chết
quá lâu khơng có bất kỳ giấy tờ gì làm cơ sở thực hiện khai tử thì cơ quan đăng ký
hộ tịch từ chối giải quyết.
Bước 2: Nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và
tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người đăng ký khai tử nộp.
Bước 3: Cấp trích lục cho người đăng ký khai tử
Cơng chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người
đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục
cho người đi khai tử.
Cơng chức tư pháp – hộ tịch khóa thơng tin hộ tịch của người chết trong Cơ

sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

I. Thời hạn giải quyết đăng ký khai tử
Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà
khơng giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường
hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết khơng q 03 ngày làm việc.

II. Lệ phí đăng ký khai tử
Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký khai tử đúng hạn, người thuộc gia
đình có cơng với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.
Trường hợp đăng ký khai tử quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết
thì phải nộp lệ phí đăng ký khai tử. Mức thu do HĐND cấp tỉnh tại địa phương quy
định.

13


BÀI 6
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi

1. Một số vấn đề về nuôi con nuôi.
- Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con
nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Với nhiều lý do và mục đích khác nhau, việc nhận con ni trong đời sống
xã hội Việt Nam đã tồn tại từ lâu và dần trở nên phổ biến. Việc xác lập quan hệ
nuôi con ni có thể được thực hiện theo những cách thức khá nhau, Tùy theo sự
lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện hồn cảnh cụ thể. Tuy nhiên có thể
phân thành hai cách thức điển hình đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã
hội và quan hệ nuôi con nuôi về mặt pháp lý. Để quan hệ nuôi con nuôi được đảm
bảo bởi pháp luật thì người nhận con ni phải làm thủ tục đăng ký việc ni con

ni với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thẩm quyền, trình tự thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
2.1. Thẩm quyền
-. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân
dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người
nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con
nuôi quyết định việc ni con ni có yếu tố nước ngồi; Sở Tư pháp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đăng ký việc ni con ni có yếu tố nước ngồi.
2.2. Điều kiện người nhận ni con ni
-Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
-Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục con ni;
-Có tư cách đạo đức tốt.
Những trường hợp như: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên; Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo
dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một
trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người
khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng
ni dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm
pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em... sẽ khơng được nhận ni con
ni
2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi

14


-Với người nuôi con nuôi: ( Điều 17 Luật Nuôi con nuôi)

1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay
thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hơn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác
nhận hồn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản
3 Điều 14 của Luật này.
-Với Hồ sơ của người được giới thiệu làm con ni trong nước gồm có:
1. Giấy khai sinh;
2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
3. Hai ảnh tồn thân, nhìn thẳng chụp khơng quá 06 tháng;
4. Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện
trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc
quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em
mồ cơi; quyết định của Tịa án tun bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu
làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con ni mà cha đẻ, mẹ
đẻ mất tích; quyết định của Tịa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới
thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm
con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
6. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm
con ni sống tại gia đình; cơ sở ni dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu
làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
2.4. Thời gian tiến hành thủ tục
Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân
dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
BÀI 7


Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký giám hộ
1. Thẩm quyền, trình tự thủ tục đăng ký việc giám hộ.

15


1.1. Giấy tờ phải xuất trình
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các
giấy tờ khác có dán ảnh và thơng tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, cịn
giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ
(trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
1.2. Giấy tờ phải nộp
– Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu.
– Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự đối với
trường hợp đăng ký giám hộ cử.
– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ
luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên. Trường hợp có nhiều
người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa
thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền
thực hiện việc đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha,
mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền
không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan
hệ với người ủy quyền.
1.3. Trình tự thực hiện
– Người có u cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của UBND cấp xã.
– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay tồn bộ hồ sơ; xác định tính

hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin
trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận; trong
đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ; hồn thiện thì hướng dẫn
người nộp hồ sơ bổ sung; hồn thiện theo quy định; trường hợp khơng thể bổ sung;
hồn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn; trong đó nêu rõ loại
giấy tờ; nội dung cần bổ sung hoàn thiện; ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người
tiếp nhận.
– Hồ sơ đăng ký hộ tịch sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà khơng
được bổ sung đầy đủ; hồn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc
từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản; trong đó ghi rõ lý do từ
chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu
cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp –
hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng
16


ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.
+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc
bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ khơng được u
cầu xuất trình bản chính; nếu người u cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản
chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký
vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, khơng được u
cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.
+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch;
người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình; đối chiếu với thơng tin
trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình; khơng được u cầu người đăng ký

hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ
xuất trình; hoặc ghi lại thơng tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng; đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch
theo quy định của pháp luật hộ tịch; không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch
nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
1.4. Cách thức thực hiện
– Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện; hoặc ủy quyền cho
người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ;
– Người thực hiện có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có
thẩm quyền; hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
1.5. Thời hạn giải quyết
– 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
2. Thẩm quyền, trình tự thủ tục đăng ký thay đổi, chấm dứt việc GH
- Người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân
dân cấp xã có thẩm quyền.
- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay tồn bộ hồ sơ, xác định tính
hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin
trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong
đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hồn thiện thì hướng dẫn
người nộp hồ sơ bổ sung, hồn thiện theo quy định; trường hợp khơng thể bổ sung,
hồn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại
giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người
tiếp nhận.
- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà khơng được bổ sung
đầy đủ, hồn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp
nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người
tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

17



- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng
ký chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì cơng chức tư pháp hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì cơng chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng
ký chấm dứt giám hộ, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký chấm dứt giám hộ cho người
yêu cầu.
* Lưu ý:
+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc
bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ khơng được u
cầu xuất trình bản chính; nếu người u cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản
chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký
vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, khơng được yêu
cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.
+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch,
người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thơng tin
trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, khơng được u cầu người đăng ký
hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ
xuất trình hoặc ghi lại thơng tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch
theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch
nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
BÀI 8
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Quyền nhận cha, mẹ, con.
Nhận cha, mẹ, con là quyền của công dân được quy định rõ trong Luật Hơn
nhân và gia đình. Cha mẹ có quyền nhận con, con có quyền nhận cha mẹ kể cả khi
người được nhận đã chết.
Hiện nay, thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định trong Luật

Hộ tịch ban hành năm 2014. Theo đó, thơng thường, UBND cấp xã nơi cư trú của
người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ,
con.
Đối với trường hợp thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa:
- Công dân Việt Nam với người nước ngồi;
- Cơng dân Việt Nam cư trú ở trong nước với cơng dân Việt Nam định cư ở
nước ngồi;

18


- Cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngồi với nhau;
- Cơng dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi với cơng dân Việt
Nam hoặc với người nước ngoài;
- Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt
Nam;
thì thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về UBND cấp
huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.
* Hồ sơ cần có khi tiến hành nhận cha, mẹ, con
Theo hướng dẫn tại Điều 44 Luật Hộ tịch, muốn tiến hành làm thủ tục nhận
cha, mẹ, con cần chuẩn bị các giấy tờ sau, nộp tại UBND cấp có thẩm quyền giải
quyết:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con
hoặc mẹ con;
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về
nhân thân người nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa
cơng dân Việt Nam với người nước ngồi hoặc giữa người nước ngồi với nhau).
2. Thẩm quyền, trình tự thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
2.1. Thủ tục nhận cha, mẹ, con mới nhất năm 2020

* Đối với trường hợp khơng có yếu tố nước ngồi:
- Nộp đủ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được
nhận là cha, mẹ, con;
- Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và khơng có tranh chấp, công
chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con
ký vào Sổ hộ tịch. Thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ giấy tờ;
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05
ngày làm việc.
* Đối với trường hợp có yếu tố nước ngồi:
- Nộp đầy đủ hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là
cha, mẹ, con.
- Công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con
tại trụ sở UBND cấp huyện 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND
cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết 07 ngày liên
tục tại trụ sở UBND cấp xã. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ giấy tờ, hồ sơ.

19


Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định
việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp
huyện giải quyết.
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2.2. Đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt
Theo Điều 13 Thông tư 15/2015/TT-BTP, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con
trong một số trường hợp đặc biệt giải quyết như sau:
- Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký
kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục

nhận con mà khơng liên hệ được với người mẹ thì khơng cần có ý kiến của người
mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con;
- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã
được đăng ký khai sinh khơng có thơng tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa
nhận là con chung thì khơng phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con;
- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa
được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận
là con chung thì thơng tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của
người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
BÀI 9
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung và
điều chỉnh hộ tịch
1. Một số vấn đề chung về hộ tịch.
1.1. Phạm vi thay đổi (Điều 26 của Luật hộ tịch)
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng
ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi
được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
1.2. Thẩm quyền đăng ký thay đổi
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của
cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa
đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
1.3. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu
quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định
tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp
với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, cơng chức tư pháp 20



hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho
người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy
chứng nhận kết hơn thì cơng chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính
hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hơn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03
ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch khơng phải tại nơi đăng ký
hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm
theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây
để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban
nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch
đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
1.4. Thủ tục bổ sung hộ tịch
1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ
liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu
thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ
sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ
tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hơn thì
cơng chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu
vào nội dung bổ sung.
2. Thời hạn, trình tự giải quyết điều chỉnh hộ tịch.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đối với việc thay
đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc; ngay trong ngày làm việc đối với việc
bổ sung hộ tịch, nếu thấy việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân
tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên

quan, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét,
quyết định. Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện đồng ý giải quyết
thì ký Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung hộ tịch/xác định lại dân tộc cấp cho
người yêu cầu. Trường hợp từ chối giải quyết thì thơng báo bằng văn bản, có nêu
rõ lý do.
Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện ký Trích lục thay đổi/cải
chính/bổ sung hộ tịch/xác định lại dân tộc cấp cho người có yêu cầu, công chức
làm công tác hộ tịch ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác
định lại dân tộc và cùng người đi đăng ký hộ tịch ký vào sổ.

21


XÁC NHẬN KHOA
Bài giảng môn học Nghiệp vụ Hộ tịch đã bám sát nội dung trong chương
trình mơn học. Đáp ứng được đầy đủ nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự
chủ trong chương trình mơn học.
Đồng ý đưa vào làm Bài giảng môn học Nghiệp vụ hộ tịch thay thế cho giáo
trình.

Người biên soạn

Lãnh đạo khoa

Trần Quang Tạo

22




×