Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tham nhũng đến giáo dục và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam: Tiếp cận dữ liệu cấp tỉnh thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRƯƠNG QUANG NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN GIÁO DỤC VÀ
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM:
TIẾP CẬN DỮ LIỆU CẤP TỈNH THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRƯƠNG QUANG NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN GIÁO DỤC VÀ
BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM:
TIẾP CẬN DỮ LIỆU CẤP TỈNH THÀNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KHÁNH NAM

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện, các số
liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TPHCM, ngày 10 tháng 10 năm 2018
TRƯƠNG QUANG NGỌC


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.5. Bố cục luận văn ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ... 5
2.1. Lý thuyết về Tham nhũng ...................................................................................... 5
2.1.1. Định nghĩa Tham nhũng .................................................................................. 5
2.1.2. Đo lường tham nhũng ...................................................................................... 6

2.2. Giáo dục ................................................................................................................. 8
2.2.1. Tỷ lệ tham gia giáo dục ................................................................................... 8
2.2.2. Số năm trung bình tham gia giáo dục chính thức (đào tạo chính quy) ........... 8
2.2.3. Chất lượng giáo dục ........................................................................................ 9
2.3. Bất bình đẳng thu nhập .......................................................................................... 9
2.3.1. Đường cong Lorenz ....................................................................................... 10


2.3.2. Hệ số Gini ...................................................................................................... 11
2.3.3. Tiêu chuẩn Ngân hàng Thế giới .................................................................... 11
2.3.4. Hệ số chênh lệch thu nhập............................................................................. 12
2.4. Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập
.................................................................................................................................... 12
2.5. Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tham nhũng và giáo dục ................... 14
2.6. Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập . 16
2.7. Một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..................... 17
2.7.1. Mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập ............................ 17
2.7.2. Mối quan hệ giữa tham nhũng và giáo dục ................................................... 18
2.7.3. Mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập ................................. 19
2.8. Khung phân tích ................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 24
3.1. Tổng quan về tình hình bất bình đẳng thu nhập, tham nhũng và giáo dục ở Việt
Nam............................................................................................................................. 24
3.1.1. Bất bình đẳng thu nhập.................................................................................. 24
3.1.2. Tham nhũng ................................................................................................... 26
3.1.3. Giáo dục ........................................................................................................ 28
3.2. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................. 29
3.3. Mơ tả biến và đo lường ........................................................................................ 30
3.4. Phương pháp ước lượng....................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 34

4.1. Thống kê mô tả các biến trong tập dữ liệu .......................................................... 34
4.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến.............................................................. 35
4.2.1. Mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập ............................ 36
4.2.2. Mối quan hệ giữa tham nhũng với giáo dục .................................................. 37
4.2.3. Mối quan hệ giữa giáo dục và bất bình đẳng thu nhập ................................. 38
4.3. Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu .............................................................. 38
4.3.1. Đo lường tham nhũng .................................................................................... 39


4.3.2. Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu ........................................................ 40
4.3.3. Kiểm tra tính vững của ước lượng ................................................................ 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 47
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 47
5.2. Hàm ý chính sách................................................................................................. 48
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai .............................................................. 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPI

Corruption Perceptions Index

Chỉ số Nhận thức tham nhũng

TI

Transparency International


Tổ chức Minh bạch quốc tế

Public Administration

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính

Performance Index

cơng

PCI

Provincial Competitiveness Index

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

OLS

Ordinary Least Squares

Bình phương tối thiểu thơng thường

SEM

Structural Equation Model

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

PAPI


OECD
ASIAN

Organization for Economic
Cooperation and Development
Association of
Southeast Asian Nations

AFRICAN Union of African States
OPEC

Organization of Petroleum
Exporting Countries

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Liên minh châu Phi
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

IV

Instrumental variables

Biến công cụ

3SLS

Three-Stage Least Squares

Hồi quy 3 giai đoạn


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

Generalized Method of Moments

ECM

Error corection model

Mơ hình hiệu chỉnh sai số

WLS

Weighted Least Squares

Bình phương tối thiểu có trọng số

FE

Fixed Effect Model

Mơ hình tác động cố định

RE


Random Effect Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

2SLS

Two-Stage Least Squares

Hồi quy 2 giai đoạn

ICRG

International Country Risk Guide

Tổ chức Hướng dẫn Quốc tế về Rủi ro
Quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan................................................ 20
Bảng 3.1 : Những chỉ số giáo dục cơ bản cấp Trung học phổ thông của Việt Nam
.............................................................................................................................. 28
Bảng 3.2: Biến số và cách đo lường .................................................................... 31
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến trong tập dữ liệu nghiên cứu ........... 34
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu ............ 36
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA cho khái niệm Tham nhũng ........................... 40
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu .............................................. 41
Bảng 4.5: Hậu quả của tham nhũng đối với bất bình đẳng thu nhập thông qua
kênh giáo dục ....................................................................................................... 42

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định bằng bootstrap với N = 500 .................................. 45


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Đường cong Lorenz.............................................................................. 10
Hình 2.2: Mối quan hệ giũa Tham nhũng và giáo dục ......................................... 15
Hình 2.3: Khung phân tích của nghiên cứu .......................................................... 23
Hình 3.1: Hệ số Gini của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2016 ................................ 24
Hình 3.2: Khoảng cách thu nhập nhóm 5/nhóm 1 (Lần) của Việt Nam giai đoạn
2010 – 2016 .......................................................................................................... 26
Hình 3.3: Điểm CPI của Việt Nam qua các năm ................................................. 27
Hình 4.1: Đồ thị scatter giữa tham nhũng (Corruption) và bất bình đẳng thu nhập
(Inequality income) .............................................................................................. 36
Hình 4.2: Đồ thị scatter giữa tham nhũng (Corruption) và giáo dục
(Educationi=1,2,3).................................................................................................... 37
Hình 4.3: Đồ thị Scatter giữa giáo dục (Educationi=1,2,3) và bất bình đẳng thu nhập
(Inequality income) .............................................................................................. 38
Hình 4.4: Ước lượng mơ hình nghiên cứu bằng SEM ......................................... 39


TÓM TẮT
Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy bất bình đẳng thu nhập chịu sự tác
động của nhiều yếu tố như: tham nhũng, giáo dục, tăng trưởng kinh tế, mở cửa thương
mại và đơ thị hóa. Nghiên cứu này tập trung vào việc tóm tắt các nghiên cứu có liên quan
và kiểm tra tổng ảnh hưởng của tham nhũng đối với bất bình đẳng thu nhập. Dựa trên dữ
liệu tổng hợp bao gồm sáu mươi ba tỉnh thành của Việt Nam trong 2 năm 2012 và 2014,
nghiên cứu này áp dụng cả kỹ thuật OLS và kỹ thuật SEM để xác định ảnh hưởng của
tham nhũng đến bất bình đẳng thu nhập trực tiếp và gián tiếp qua kênh truyền tải giáo
dục. Phù hợp với những phát hiện của các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, nghiên cứu
này kết luận rằng tổng ảnh hưởng của tham nhũng đối với bất bình đẳng thu nhập của

sáu mươi ba tỉnh thành của Việt Nam là tiêu cực đáng kể.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Bất bình đẳng đã trở thành chủ đề quan ngại chung ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Ở
Việt Nam, những bày tỏ quan ngại về bất bình đẳng có thể tìm thấy trên báo chí, nhật ký
mạng và các nghiên cứu định tính. Người dân Việt Nam quan ngại về bất bình đẳng và
nhiều người nhận thấy bất bình đẳng đang gia tăng.
Cụ thể theo báo cáo của CIEM 2012, tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang
có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 1995 – 2010. Bên cạnh đó, nếu so sánh khoảng
cách thu nhập giữa 20% nhóm giàu nhất và 20% nhóm nghèo nhất của Việt Nam và một
số nước châu Á cho thấy chênh lệch ở Việt Nam cao hơn nhiều nước. Điều này tạo ra
dấu hiệu tiêu cực ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng mà nhiều quốc gia hướng tới, đó là
phát triển bền vững.
Tham nhũng (Corruption) là một “tệ nạn” luôn xuất hiện ở bất kỳ một quốc gia nào trên
thế giới, nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của quốc gia (Swaleheen,
2011). Tham nhũng sẽ làm trầm trọng hơn mức độ chênh lệch thu nhập trong xã hội
(Trần Hữu Dũng, 1999). Bên cạnh đó, tham nhũng cịn ảnh hưởng đến giáo dục
(Education) và sự bất bình đẳng thu nhập (Income Inequality) trong xã hội (Li & cộng
sự, 2000). Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) cho thấy một
trong những hình thức tham nhũng chính trong ngành giáo dục Việt Nam hiện nay được
công chúng chỉ ra là tham nhũng trong xây dựng trường học, lớp học, điều này làm hạn
chế về số lượng và chất lượng dịch vụ công. Để có cơ hội giáo dục tốt cần phải có một
mức thu nhập cao hơn. Hậu quả là làm tăng chi phí giáo dục cho các hộ gia đình và vì
vậy làm tăng nguy cơ bỏ học đối với các gia đình khơng có đủ điều kiện chi trả các khoản
ngồi quy định. Từ đó, tham nhũng trực tiếp làm tăng bất bình đẳng trong tiếp cận các
dịch vụ xã hội.



2

Mối quan hệ giữa tham nhũng, giáo dục và bất bình đẳng thu nhập là chủ đề được quan
tâm nhiều trong nghiên cứu chính sách trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu
chỉ xem xét tác động trực tiếp của tham nhũng đến bất bình đẳng thu nhập, rất ít nghiên
cứu xem xét tác động gián tiếp của tham nhũng đến bất bình đẳng thu nhập thơng qua
một số biến trung gian.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này chủ yếu tập trung phân tích dựa
trên bộ dữ liệu được tập hợp từ nhiều quốc gia khác nhau, chẳng hạn như các nghiên cứu
của Gupta & cộng sự, 2002; Jong-Sung & Khagram, 2005; Andres & Ramlogan-Dobson,
2008; Ylmaz Ata & Arvas, 2011; Johansson & Lext, 2013), chỉ có một số ít nghiên cứu
phân tích trên tập dữ liệu trong phạm vi của một quốc gia, đặc biệt là nghiên cứu ở Việt
Nam (Dincer & Gunalp, 2005; Dong & Torgler, 2013; Apergis & cộng sự, 2010; Dang,
2016), nguyên nhân chủ yếu là sự hạn chế về dữ liệu liên quan đến tham nhũng ở cấp độ
phạm vi quốc gia.
Mặc khác, bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ trực tiếp
giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập khơng đồng nhất với nhau. Một số nghiên
cứu cho thấy tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập có mối quan hệ cùng chiều (Gupta
& cộng sự, 2002; Gyimah-Brempong & cộng sự, 2006; Dincer & Gunalp, 2005); ngược
lại, một số nghiên cứu khác lại cho thấy tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập tồn tại
mối quan hệ ngược chiều (Anders & Ramlogan-Dobson, 2008; Dobson & cộng sự, 2010;
Ylmaz Ata & Arvas, 2011) hoặc chưa tìm thấy mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình
đẳng thu nhập (Dang, 2016).
Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm xem xét: (i) tác động trực tiếp của tham nhũng
đến bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam và (ii) tác động gián tiếp của tham nhũng đến
bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam thơng qua kênh giáo dục. Bên cạnh đó, nghiên cứu
sẽ sử dụng nhiều cách thức đo lường tham nhũng thông qua việc tiếp cận bộ dữ liệu
PAPI. Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu này nhằm cung cấp một số thông tin hữu



3

ích cho các cơ quan nhà nước trong q trình xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề
cơng bằng xã hội.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào mục tiêu chính là xem xét tác động của tham
nhũng đối với bất bình đẳng thu nhập ở các tỉnh thành của Việt Nam trong 2 năm: 2012
và 2014. Luận văn này giải thích tác động trực tiếp và gián tiếp (thơng qua kênh giáo
dục) của tham nhũng đối với bất bình đẳng thu nhập trong tập dữ liệu mẫu.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, luận văn này xem xét mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình
đẳng thu nhập. Vì vậy, các câu hỏi được nêu ra như sau:
(i) Tham nhũng có tác động trực tiếp đối với bất bình đẳng thu nhập khơng?
(ii) Tham nhũng có tác động gián tiếp và ngược chiều với bất bình đẳng thu nhập
thông qua kênh giáo dục không?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập, trong đó biến
tham nhũng, giáo dục là những yếu tố chính được tập trung xem xét.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu ở 63 tỉnh thành của Việt Nam
trong năm 2012 và 2014. Nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu PAPI 2012 và 2014, Niên giám
thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2012, 2014 và 2015, Niên giám thống
kê của 63 tỉnh thành năm 2012, 2014 và 2015.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Các phương pháp ước lượng được sử dụng chủ yếu dùng cho dữ liệu gộp

(Cross – sections) trong mơ hình bao gồm OLS và mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM).


4

1.5. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương này tác giả sẽ trình bày khái quát các nội dung chính của nghiên cứu bao gồm
đặt vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên
cứu và bố cục của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài đã được thực hiện. Mơ hình phân tích sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở
lý thuyết và thực nghiệm này.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng phương pháp và mơ hình nghiên cứu. Giới thiệu dữ liệu và mô tả các biến số
trong nghiên cứu.
Chương 4: Kết qủa nghiên cứu
Kết quả thực nghiệm sau khi chạy hồi quy và giải thích kết quả xuất hiện trong mơ
hình.
Chương 5: Thảo luận và kiến nghị
Kết luận tóm lược những vấn đề mà nghiên cứu đã giải quyết. Từ đó, đưa ra một số kiến
nghị. Đồng thời, đưa ra một số hạn chế đề tài nhằm tạo hướng đi cho những nghiên cứu
tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.1. Lý thuyết về Tham nhũng
2.1.1. Định nghĩa Tham nhũng
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) định nghĩa “tham nhũng
là việc lạm dụng quyền lực được giao phó để nhằm tư lợi”.
Trong từ điển của Oxford (2000, trang 281), tham nhũng được mô tả như: [1] hành vi
gian lận hoặc phi pháp, đặc biệt là những người làm trong chính quyền; [2] hành động
làm thay đổi từ chuẩn đạo đức thành thiếu đạo đức của hành vi. Vì vậy, tham nhũng bao
gồm ba yếu tố quan trọng là đạo đức, hành vi và quyền lực.
Theo nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (The World Bank Group) “tham nhũng
là lạm dụng công quyền nhằm tư lợi”. Việc lạm quyền ở đây được hiểu theo nghĩa rất
rộng. Khu vực công được cho là bị lạm quyền khi một đại diện nhận, gạ gẫm hoặc sách
nhiễu hối lộ. Nó cũng bị lạm dụng khi các đại diện tư nhân chủ động đưa hối lộ để phá
vỡ các chính sách cơng và quy trình cơng vì các lợi thế cạnh tranh cũng như lợi nhuận.
Khu vực cơng cũng có thể bị lạm dụng vì lợi ích cá nhân ngay cả khi khơng có hối lộ
xảy ra, thơng qua sự bảo trợ và gia đình trị, các hành vi trộm cắp tài sản nhà nước, hay
sự chuyển hướng của các khoản thu của nhà nước.
Rick (2002) cho rằng tham nhũng, theo nghĩa đơn giản nhất, là sự lạm dụng quyền lực,
đa phần là để đạt được lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của một nhóm mà người ta phải trung
thành với nó.
Nhiều nhà kinh tế cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng
kinh tế, trong đó có Shleifer & Vishny (1993) cho rằng “tham nhũng là việc bán tài sản
của chính phủ nhằm tư lợi”.
Tóm lại, khái niệm về tham nhũng là đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và
cách tiếp cận mà nó có thể được hiểu theo những ý nghĩa khác nhau. Trong nghiên cứu
này, tác giả mong muốn xem xét sự ảnh hưởng của tham nhũng đối với giáo dục và bất


6

bình đẳng thu nhập trong phạm vi quốc gia, cụ thể là Việt Nam. Vì vậy, thuật ngữ tham

nhũng trong nghiên cứu này là đề cập đến tham nhũng của giới công chức, họ lạm dụng
chức vụ, quyền hạn của mình để thay đổi quy định, quy trình của pháp luật vì mục tiêu
tư lợi và làm tổn hại đến môi trường kinh doanh và xã hội.
2.1.2. Đo lường tham nhũng
Trên thế giới
Một vài chỉ số đo lường tham nhũng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực
nghiệm: (i) Chỉ số tham nhũng được xây dựng bởi PRS – ICRG. Chỉ số này đã được tạo
ra từ đầu thập niên 1980 và bao gồm gần 150 quốc gia phát triển và đang phát triển. Dữ
liệu PRS gồm các chỉ số về chính trị, kinh tế và tài chính. Mỗi chỉ số được phân hạng cụ
thể. Tham nhũng là một trong 12 thành tố về rủi ro chính trị, được đo lường từ mức 0
đến 6, điểm cao hơn nghĩa là hiệu quả hơn. Nghiên cứu của Tanzi & Davoodi (1998) sử
dụng chỉ số này; (ii) Chỉ số tham nhũng thứ hai được xây dựng bởi Kaufmann của chỉ
số Worldbank. Chỉ số này là một phần của chỉ số rộng hơn và được gọi là chỉ số quản
trị. Chỉ số này được công bố cho mỗi giai đoạn 2 năm và bao gồm gần 200 quốc gia. Nó
được tính toán dựa trên nền tảng của 100 biến riêng lẻ về cảm nhận tham nhũng và được
thu thập từ 40 nguồn dữ liệu của hơn 30 tổ chức khác nhau; (iii) Chỉ số thứ ba là chỉ số
được biết đến nhiều nhất đó là CPI. CPI được tính tốn bởi Lambsdorff và được đại diện
bởi tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) từ năm 1995. Đây cũng là chỉ số được xây dựng dựa
trên các chỉ số được khảo sát. CPI được thiết kế để đánh giá cảm nhận của những người
có thơng tin về mức độ tham nhũng (các chuyên gia) và được chấm điểm theo mức từ 0
(tham nhũng cao) đến 10 (tham nhũng thấp). CPI tổng hợp cảm nhận của những người
được khảo sát theo mức độ của tham nhũng (tham nhũng được định nghĩa là việc lạm
dụng công quyền nhằm tư lợi). Mức độ tham nhũng này phản ánh tần số chi trả tham
nhũng và các rào cản bị áp đặt trong kinh doanh (Lambsdorff, 2004).


7

Ở Việt Nam
Các nghiên cứu thực nghiệm về tham nhũng ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng 2 chỉ

số sau để đo lường cho biến tham nhũng:
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI, PCI được xây dựng bởi Phịng Thương mại
và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAid, chỉ số này được dùng để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt
Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh
nghiệp dân doanh. PCI được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ
số thành phần và đến năm 2013 thì chỉ số này được hoàn thiện bao gồm 10 chỉ số thành
phần: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi
phí khơng chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động; dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp; đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã sử
dụng chỉ số này để đo lường tham nhũng (Việt, N. Q., & Nhường, C. T., 2016; Dang,
2016).
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng – PAPI, PAPI được xây dựng bởi Trung
tâm Nghiên cứu Phát triển-Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa
học – Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt
Nam, chỉ số này tập trung tìm hiểu hiệu quả cơng tác điều hành, thực thi chính sách,
cung ứng dịch vụ cơng dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân, với dữ liệu được
thu thập thường niên. Cho đến nay, chỉ số PAPI đã thu thập và phản ánh trải nghiệm của
gần 89.000 người dân. Sau hai năm thử nghiệm lần lượt với 3 tỉnh trong năm 2009 và 30
tỉnh trong năm 2010, các chỉ số của PAPI ngày càng được hoàn thiện. Năm 2011, nghiên
cứu PAPI lần đầu tiên được triển khai trên toàn quốc với sự tham gia của toàn bộ 63
tỉnh/thành phố và từ đó các chỉ báo chính được cố định để phục vụ việc so sánh kết quả
qua các năm. Chỉ số PAPI bao gồm 6 trục nội dung chính: Tham gia của người dân ở
cấp cơ sở; cơng khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm sốt tham
nhũng, thủ tục hành chính cơng và cung ứng dịch vụ công. Trong nghiên cứu này, tác


8

giả sẽ sử dụng trục nội dung chính của chỉ số PAPI là Kiểm soát tham nhũng để đo lường
tham nhũng theo cấp tỉnh thành.

2.2. Giáo dục
Giáo dục là một hình thức của vốn con người (human capital). Giáo dục và sức khỏe là
hai trụ cột quan trọng của vốn con người và là mục tiêu nền tảng cho phát triển (Todaro
and Smith 2015; Piketty 2014). Tương tự như tham nhũng, giáo dục cũng có nhiều
phương pháp đo lường khác nhau. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đo lường cho giáo dục
đều tồn tại những hạn chế nhất định. Một số phương pháp đo lường giáo dục được sử
dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm:
2.2.1. Tỷ lệ tham gia giáo dục
Tỷ lệ tham gia giáo dục hay còn được gọi là tỷ lệ nhập (Enrollment Ratios) học được sử
dụng như các chỉ số phát triển con người. Thông thường được các nghiên cứu sử dụng
dưới dạng các chỉ số như tỷ lệ nhập học cấp tiểu học, tỷ lệ nhập học cấp trung học cơ sở
và tỷ lệ nhập học trung học phổ thông. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia giáo dục chỉ cho biết
việc tiếp cận giáo dục và nó khơng biểu hiện được tích lũy trình độ học vấn và không
phản ánh nguồn vốn con người.
2.2.2. Số năm trung bình tham gia giáo dục chính thức (đào tạo chính quy)
Số năm trung bình tham gia giáo dục chính thức cũng được dùng để đo lường cho giáo
dục. Các thông tin về phân phối giáo dục của mỗi nước được tính tốn bằng cơng thức
sau: 𝑆̅(𝑀𝐸𝐴𝑁 ) = ∑𝑖 𝐿𝑖 𝑆𝑖 . Trong đó Li là tỷ lệ lực lượng lao động ở mức giáo dục thứ
i, và Si là số năm đi học tương ứng cho mức giáo dục thứ i. Tuy nhiên, chỉ số này khơng
tính đến khía cạnh chất lượng giáo dục. Ví dụ, một năm tham gia đi học ở Papua New
Guinea được giả định sẽ tạo ra mức tăng tương ứng vốn nhân lực như một năm đi học
tại Nhật Bản (Hanushek và Woessmann, 2008). Hơn thế, một người với 12 năm đi học
được xem như bằng 2 người có 6 năm đi học (Stroombergen và cộng sự, 2002).


9

2.2.3. Chất lượng giáo dục
Behrman và Birdsall (1983) đề nghị rằng chất lượng giáo dục nên được bổ sung vào
đánh giá khi đo lường mức độ phát triển con người bên cạnh việc sử dụng số lượng

trường học. Thông thường có hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để đo lường chất
lượng giáo dục: (i) Phương pháp tiếp cận thứ nhất là theo hướng đầu vào. Người ta xem
xét quốc gia đó cung cấp thêm nguồn lực cho giáo dục như thế nào so với các ngành
khác trong nền kinh tế. Chẳng hạn như các chỉ tiêu: tỷ lệ học sinh/giáo viên, chi tiêu cho
lương giáo viên, sách, và các tài liệu đọc khác có thể dùng để đo lường các nguồn lực
đầu vào cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, khối lượng đầu vào cao chưa chắc làm cho năng
suất chất lượng học được cải thiện, và đây cũng là hạn chế của cách đo lường này; (ii)
Phương pháp tiếp cận thứ hai là theo hướng đầu ra thông qua đo lường trực tiếp thành
tích học tập của học sinh. Chẳng hạn, các sinh viên của cùng một nhóm độ tuổi ở các
nước khác nhau sẽ được so sánh ở cùng mơn học bao gồm tốn học và khoa học (Thomas
và cộng sự, 2001). Cách đo lường này chỉ có thể dùng cho các nước cơng nghiệp và
khơng thể so sánh theo thời gian nên dẫn đến nhiều hạn chế.
Như vậy, có thể thấy hiện nay có nhiều phương pháp để đo lường giáo dục và mỗi
phương pháp đo lường đều tồn tại những hạn chế nhất định. Dựa trên khả năng thu thập
số liệu, trong luận văn này tác giả sẽ sử dụng một số chỉ số về chất lượng giáo dục để đo
lường biến số giáo dục.
2.3. Bất bình đẳng thu nhập
Theo Todaro và Smith (2009) cho rằng bất bình đẳng thu nhập là sự phân phối khơng
đều về thu nhập giữa các hộ gia đình, là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu phát
triển kinh tế.
Cịn Fletcher (2013) định nghĩa: “Bất bình đẳng kinh tế (cịn được gọi là khoảng cách
giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã
hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập”.


10

Có rất nhiều phương pháp để đo lường bất bình đẳng thu nhập. Một số phương pháp đo
lường được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm bao gồm: đường
cong Lorenz, hệ số Gini, tiêu chuẩn Ngân hàng thế giới và hệ số chênh lệch thu nhập.

2.3.1. Đường cong Lorenz
Đường cong Lorenz là cách thể hiện bằng hình học mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập thông qua việc phản ánh mối quan hệ giữa phần trăm cộng dồn của các
nhóm dân số với phần trăm thu nhập/của cải cộng dồn tương ướng của nhóm đó.

Hình 2.1: Đường cong Lorenz
Khoảng cách giữa đường 45o và đường Lorenz cho biết mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập. Đường cong Lorenz giúp chúng ta dễ dàng hình dung ra mức độ bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập thơng qua việc quan sát hình dạng của đường cong. Nó
cũng cho phép so sánh mức độ bất bình đẳng trong phân phối giữa các quốc gia hay giữa
các thời kỳ phát triển. Đường cong Lorenz càng lõm thì càng thể hiện sự bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này cũng có những hạn chế.
Chẳng hạn, khi các đường Lorenz khơng cắt nhau thì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện
mức độ bất bình đẳng lớn hơn nhưng khi chúng cắt nhau thì khơng thể đưa ra kết luận
được. Bên cạnh đó, do đường Lorenz thể hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối


11

thu nhập bằng hình vẽ nên khơng lượng hóa được mức độ cụ thể của tình trạng bất bình
đẳng (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009).
2.3.2. Hệ số Gini
Phương pháp thường được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường bất bình đẳng thu nhập là
hệ số Gini. Hệ số Gini là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích của vùng nằm giữa đường bình
đẳng tuyệt đối (đường 45 o ) và đường cong Lorenz (A) với diện tích của vùng nằm giữa
đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bình đẳng tuyệt đối (A+B). Giá trị của hệ số
Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giá trị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn.
Những quốc gia có hệ số Gini từ 0.5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao
cịn trong khoảng 0.2 đến 0.35 thì phân phối tương đối cơng bằng.
Mặc dù có thể lượng hóa được hệ số bất bình đẳng thu nhập nhưng hệ số Gini chỉ là

thước đo về quy mô một cách tương đối, do đó, trong một số trường hợp cho dù có cùng
một giá trị Gini nhưng trên thực tế thì mức độ công bằng trong xã hội không giống nhau
(Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009; Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2010).
2.3.3. Tiêu chuẩn Ngân hàng Thế giới
Bên cạnh những chỉ tiêu đo lường bất bình đẳng thu nhập ở trên, Ngân hàng thế giới
cũng đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng thu nhập thơng qua việc đo lường
tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp
nhất trong xã hội. Cụ thể, chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng như sau: (i) Khi thu
nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn 17%
của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng thấp; (ii) Khi thu nhập của 40% dân số
có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội có tỷ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì
tình trạng bất bình đẳng tương đối; (iii) Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập
thấp trong xã hội có tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng
cao (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009)


12

2.3.4. Hệ số chênh lệch thu nhập
Thêm vào đó, hệ số giãn cách thu nhập được sử dụng để đánh giá tình trạng bất bình
đẳng thu nhập trong nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan. Hệ số này được xác định bởi
mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thu
nhập thấp nhất. Hệ số giãn cách (chênh lệch) càng lớn, tình trạng bất bình đẳng càng cao
(Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009).
Nhìn chung, mỗi phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập đều có những ưu và
nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp nhất chủ yếu dựa trên
đặc điểm của các quốc gia, tính thuận tiện trong tiếp cận dữ liệu,… Trong nghiên cứu
này, tác giả sẽ sử dụng Hệ số chênh lệch thu nhập được thu thập từ nguồn dữ liệu có sẵn
của Tổng cục thống kê Việt Nam để đo lường bất bình đẳng thu nhập của các tỉnh thành
Việt Nam.

2.4. Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tham nhũng và bất bình đẳng thu
nhập
Tham nhũng được hiểu như là hình thức lảng tránh hay miễn thuế, làm giảm kinh phí
cho các chương trình xã hội (bao gồm giáo dục và y tế). Hơn nữa, do những người hưởng
lợi trốn thuế và miễn giảm thuế có nhiều khả năng là những người thuộc tầng lớp giàu
có, gánh nặng đóng thuế gần như thuộc hồn tồn vào người nghèo, làm cho hệ thống
thuế giảm hiệu quả. Tác động trực tiếp vào các chương trình xã hội theo hướng tiêu cực
như các quỹ có thể bị thất thốt ra khỏi chương trình xóa đói giảm nghèo để mở rộng lợi
ích cho các nhóm dân số tương đối giàu có. Ngay cả khi chương trình xã hội khơng bị
giảm, tham nhũng có thể thay đổi các thành phần chi tiêu xã hội một cách có lợi cho
những người giàu có. Trong một hệ thống tham nhũng, việc phân bổ các hợp đồng mua
sắm cơng có thể dẫn đến cơ sở hạ tầng cơng cộng kém, mà cịn có ý nghĩa đối với phúc
lợi và bất bình đẳng. Tóm lại, tham nhũng ủng hộ các nhóm thu nhập cao hơn và do thúc
đẩy sự bất bình đẳng lớn hơn.


13

Murphy, Shleifer và Vishny (19911, 19932) đã đưa ra một khung lý thuyết về tham nhũng
ảnh hưởng như thế nào đến sự bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Khung lý
thuyết này đã được Li & cộng sự (2000) áp dụng trong nghiên cứu của họ3. Một số nội
dung chính trong khung phân tích này cho thấy: (i) Tham nhũng ảnh hưởng đến sự bất
bình đẳng theo hướng hình chữ U ngược, nghĩa là bất bình đẳng ở các quốc gia có mức
độ tham nhũng trung cấp sẽ cao hơn so với ở các quốc gia có tham nhũng ít hoặc tràn
lan; (ii) Tham nhũng tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng; (iii) Ở các quốc gia có tham nhũng
nhiều hơn có thể sẽ ít đơ thị hóa hơn.
Các nhà kinh tế nói chung xem tham nhũng như là một phần của vấn đề tìm kiếm đặc
lợi4 (rent – seeking) (Acemoglu & Verdier, 2000; Tanzi, 1998; Mauro, 1995,…). Tham
nhũng làm chậm tăng trưởng kinh tế vì nó làm méo mó các ưu đãi và tín hiệu dẫn đầu
thị trường để phân bổ sai các nguồn lực. Tham nhũng và các cơ hội cho tham nhũng sẽ

dẫn nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn lực con người vào hoạt động tìm kiếm đặc lợi
chứ khơng phải là hoạt động sản xuất (Shleifer & Vishny, 1993; Gupta và cộng sự, 2000).
Tham nhũng được xem là một khoản thuế không hiệu quả về giao dịch, do đó, nó làm
tăng chi phí sản xuất. Bởi vì hành vi tham nhũng được tiến hành trong vịng bí mật và
hợp đồng phát ra từ chúng khơng hiệu lực về pháp luật, nó làm tăng chi phí giao dịch.
Tham nhũng làm biến dạng các hoạt động đúng đắn của các tổ chức nhà nước, cho phép

1

Murphy, K. M., Shleifer, A., & Vishny, R. W. (1991). The allocation of talent: Implications for
growth. The quarterly journal of economics, 106(2), 503-530.
Murphy, K. M., Shleifer, A., & Vishny, R. W. (1993). Why is rent-seeking so costly to growth?. The
American Economic Review, 83(2), 409-414.
2

Li, H., Xu, L. C., & Zou, H. F. (2000). Corruption, income distribution, and growth. Economics and
Politics, 12(2), 155-182.
3

Tìm kiếm đặc lợi (Rent seeking) là thuật ngữ được sử dụng trong lý thuyết về kinh tế học công cộng
thể hiện các quyết định của cán bộ cơng quyền thường bị chi phối bởi hành vi tìm kiếm đặc lợi mà một
trong những biểu hiện của nó là tham nhũng, hối lộ. Điều này sẽ dẫn đến việc phân bổ các nguồn lực
không hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.
4


14

một vài nhóm lợi ích để nắm bắt được những cơ sở cho lợi ích tư nhân của họ (Hellman
& cộng sự, 2000). Cuối cùng và có lẽ quan trọng nhất, tăng tham nhũng giảm đầu tư cả

vốn vật chất và con người trong các trường hợp tham nhũng tập trung (Wei, 2000).
Một số nhà nghiên cứu (Gupta & cộng sự, 2002; Li & cộng sự, 2000; Jain, 2001) lập
luận rằng tham nhũng làm tăng bất bình đẳng thu nhập thơng qua một số kênh. Đầu tiên,
nó làm tăng sự bất bình đẳng thu nhập và nghèo thơng qua tăng trưởng kinh tế giảm vì
người nghèo là những người dễ bị tổn thương trong thời kỳ kinh tế trì trệ. Thứ hai, tham
nhũng dẫn đến một sự thiên vị của hệ thống thuế có lợi cho những người giàu có, do đó
làm cho hệ thống thuế hiệu quả thối lui. Tham nhũng cũng dẫn đến sự tập trung của tài
sản trong một vài tầng lớp giàu có. Bởi vì quyền lực phụ thuộc, đến mức độ nào, về các
nguồn cấp vốn (bao gồm cả đất và tài sản thừa kế), những người giàu có thể sử dụng tài
sản của mình để tiếp tục củng cố sức mạnh kinh tế và chính trị của họ. Việc cung cấp
các dịch vụ cơng như giáo dục và chăm sóc sức khỏe trong nước kém phát triển là một
cách thốt đói nghèo cho nhiều người. Tham nhũng làm giảm số lượng cũng như hiệu
quả của các nguồn lực dành cho các chương trình xã hội có lợi cho người nghèo. Ngay
cả khi các nguồn lực dành cho các chương trình xã hội khơng giảm, tham nhũng thay
đổi sự phân bố các chi tiêu này có lợi cho người giàu hơn là người nghèo (Gupta & cộng
sự, 2002; Tanzi & Davoodi, 1998).
2.5. Lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa tham nhũng và giáo dục
Shleifer và Vishny (1993)5 đề xuất một khung phân tích chung cho thấy sự tồn tại mối
quan hệ giữa tham nhũng và giáo dục được thể hiện thông qua sự tác động của tham
nhũng đến việc cung cấp các dịch vụ cơng có thể được áp dụng cho các trường hợp cụ
thể cho giáo dục công lập và Gupta và cộng sự (2002) cũng dựa trên khung phân tích
này để xây dựng cho mơ hình nghiên cứu của họ. Mơ hình này giả định rằng các quan
chức chính phủ thể hiện sự độc quyền về số lượng dịch vụ giáo dục được cung cấp và
5

The model was originally developed by Andrei Shleifer and Robert W. Vishny (1993), “Corruption” Quarterly
Journal of Economics 108 (August): 599-617.


15


người tiêu dùng phải trả khoản tiền hối lộ (bribes) cho các quan chức để có được các
dịch vụ này.

Hình 2.2: Mối quan hệ giũa Tham nhũng và giáo dục
Nguồn: Shleifer và Vishny (1993)
Mơ hình này được chia thành 2 trường hợp: (i) Trong trường hợp “tham nhũng không
trộm cắp" (corruption without theft) khoản hối lộ có tác dụng như một loại thuế trực tiếp
(a direct tax). Các quan chức với tư cách là một nhà độc quyền sẽ xác định lượng cung
dịch vụ công trên thị trường. Hối lộ làm tăng giá và làm giảm sản lượng, lấn át một số
người tiêu dùng từ thị trường, và những tác động đầy đủ của chi tiêu chính phủ khơng
được nhận ra và (ii) Trong trường hợp “tham nhũng với hành vi trộm cắp” (corruption
with theft), trong đó các quan chức chỉ đơn giản là khơng nộp “khoản phí” vào kho bạc
của chính phủ đối với các dịch vụ, bản chất là "ăn cắp" (stealing) các dịch vụ của chính
phủ. Lúc này chi phí của các khoản hối lộ mà người tiêu dùng phải trả có thể thấp hơn
so với giá của chính phủ. Khi quan chức làm giảm khoản tiền hối lộ, nhu cầu về các dịch
vụ gia tăng cùng với những tổn thất của Kho bạc; điều này hạn chế nguồn cung trong dài
hạn do thua lỗ doanh thu lớn. Những tác động của tham nhũng theo cả hai trường hợp
trong mơ hình góp phần vào sự tác động tổng thể về việc cung cấp các dịch vụ giáo dục,


×