Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Quản lý học phân tích cơ cấu tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.05 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

BÀI SEMINAR 4

QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC

NHĨM 1: TỔ 3- A3K72


Thành viên
1.
2.

Nguyễn Khắc Khang
Nguyễn Tuấn Anh
3. Nguyễn Thị Ngọc Ánh
4. Vũ Thị Duyên
5. Đỗ Diệu Linh
6. Nguyễn Diệu Lý
7. Trịnh Ngọc Nam

MSV:1501241
MSV:1701027
MSV:1701044
MSV:1701121
MSV:1701303
MSV:1701356
MSV:1701386



Hà Nội - 2020

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Một tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì mỗi con người khơng thể hành động
riêng lẻ mà cần phối hợp những nỗ lực cá nhân để hướng tới mục tiêu chung. Quá
trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cũng như đảm bảo cuộc sống an toàn cho
xã hội ngày càng được thực hiện trên quy mơ lớn với tính phức tạp ngày càng cao
địi hỏi phải có sự phân công hợp tác của những con người trong tổ chức tạo ra
một cơ cấu tổ chức phù hợp.Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận (đơn
vị, cá nhân) được chun mơn hóa với những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có
mối liện hệ phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo những cấp, khâu khác nhau
nhằm thực hiện các chức năng quản lý đã được xác định. Cơ cấu tổ chức bộ máy,
nó quyết định tồn bộ q trình hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ,
linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ
một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu một tổ chức không phù
hợp với đều kiện mới, nhiều bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu
thuẫn và kém hiệu quả. Chính vì thế cần phải đánh giá mức độ hợp lý của một tổ
chức, một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý không chỉ đủ các bộ phận cần thiết để
thực hiện các chức năng của tổ chức mà phải có một tập thể mạnh với những con
người đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao.Mặt
khác, sự tồn tại của bộ máy quản lý còn thể hiện sự tồn tại của chính doanh nghiệp
đó. Nó như chất keo dính để liên kết các yếu tố sản xuất lại với nhau theo sự thống


nhất, có phương hướng rõ ràng; đồng thời làm cho hoạt động của doanh nghiệp ổn
định, thu hút được mọi người tham gia và có trách nhiệm với cơng việc hơn.

Công ty DHG PHARMA là một công ty Dược lớn, đứng thứ 5 trong các công
ty dẫn đầu và đứng thứ 4 trong các nhà sản xuất dược phẩm tại Việt Nam (Theo
IMS 2010). Cơng ty có hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước, doanh thu bán
hàng liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam.
II.

NỘI DUNG

1. Giới thiệu chung

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY
Tên viết tắt: DHG PHARMA
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292). 3891433 – 3890802 – 3890074
Fax: 0292.3895209
Email:
Website: www.dhgpharma.com.vn
Mã số thuế: 1800156801
 Tầm nhìn: “Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”
 Sứ mạng: “Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất

lượng cao, thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”
 Giá trị cốt lõi

Lấy chất lượng, an toàn hiệu quả làm cam kết cao nhất
Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển
Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động
Lấy Bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào công ty
Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài

Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh
Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động


 Lịch sử hình thành

Tiền thân của DHG là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm 2/9, thành lập ngày
02/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, Xã Khánh Lâm (nay là Xã Khánh Hòa), Huyện U
Minh, Tỉnh Cà Mau.
Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp Dược
phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý.
Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp
nhất 3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm Cấp 2,
Trạm Dược Liệu
Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập Công ty Cung ứng vật
tư, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.
Ngày 02/9/2004: Cổ phần hóa Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang thành Công
ty Cổ phần Dược Hậu Giang.



Các danh hiệu cao quý

Năm
1988
1993
1996
1998
2004
2005

2006 - 2007
2010

Danh hiệu
Đơn vị trao tặng
Huân chương lao động hạng Ba
Chủ tịch nước
Huân chương lao động hạng Nhì
Chủ tịch nước
Anh hùng lao động (Thời kỳ 1991 – 1995)
Chủ tịch nước
Huân chương lao động hạng Nhất
Chủ tịch nước
Huân chương độc lập hạng Ba
Chủ tịch nước
Bằng khen Thập niên chất lượng (1996 – Thủ tướng chính phủ
2005)
Hàng Việt Nam chất lượng cao, đóng góp vào Thủ tướng chính phủ
sự nghiệp xây dựng CNXH và Bảo vệ tổ quốc
Huân chương độc lập hạng Nhì
Chủ tịch nước


 Các giải thưởng tiêu biểu của năm 2014:

Đứng vị trí thứ 5 Top 50 Cơng ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2014 (3
năm liên tiếp) (Báo Nhịp Cầu đầu tư).
- Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2014 (2 năm liên tiếp) (Forbes).
- Top 15 Thương hiệu mạnh Việt Nam (Thời Báo Kinh tế Việt Nam trao tặng)
- Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2013

- Top 5 Báo cáo phát triển bền vững năm 2013.
- 19 năm liền đạt Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
- Doanh nghiệp mạnh và phát triển bền vững năm 2014 – Do phịng thương mại
và cơng nghiệp VN (VCCI) trao tặng.
2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty



Ưu điểm




CCTCQL có ban kiểm sốt giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát
tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế tốn, báo cáo tài chính và việc chấp
hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết ..
Cơ cấu theo chức năng giúp giảm gánh nặng về quản lý cho người
lãnh đạo, thu hút được những chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm tham gia
vào công tác lãnh đạo quản lý, giải quyết các vấn đề chuyên môn tốt hơn.
Nhược điểm
CCTCQL có nhiều cấp lãnh đạo do đó khó thống nhất, có thể có nhiều
trái ngược nhau trong quản lý
Số lượng các bộ phận chức năng làm cho bộ máy hơi cồng kềnh

3. Phân tích mơi trường bên ngồi
3.1. Mơi trường vĩ mơ
Mơi trường vĩ mơ gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức mà nhà quản lý

khó kiểm sốt được, chúng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt
động của tổ chức.
a)

Môi trường kinh tế

Dược là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế nhất kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định,
tạo điều kiện thuẩn lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Nhưng cuộc khủng hoảng
tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, đặt biệt là các
ngành công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, bất động sản.
Lạm phát tăng cao, làm cho người dân thận trọng hơn trong đầu tư và tiêu dùng.
Điều này khiến cho các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. So với các
ngành khác thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng nhất, vì đây là một mặt hàng thiết yếu đối với người dân.
b)

Mơi trường cơng nghệ

Trình độ kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất cịn thấp và chưa được đầu tư đúng đắn,
đang diễn ra tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lặp. Công tác nghiên cứu khoa học
và phát triển chưa được coi trọng. Nguồn nhân lực trình độ cao cịn ít, chưa đủ đáp
ứng nhu cầu. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc chỉ tập trung vào công nghệ
bào chế đơn giản, kỹ thuật chuyên khoa đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt… chính


vì vậy, nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu thị trường. Năm
2008 các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nâng cấp dây chuyền sản xuất thì sẽ
phải thu hẹp phạm vi sản xuất và chỉ được phép gia cơng các sản phẩm cho những
doanh nghiệp có tiêu chuẩn GMP. Trong số 174 cơ sở sản xuất tân dược, mới chỉ

có 59 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc) với tổng doanh thu
5.369 tỷ đồng, 115 cơ sở chưa đạt GMP có doanh thu 874 tỷ đồng. Vì vậy, các
doanh nghiệp hiện nay đang nâng cấp các dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn
quốc tế, vì chỉ có tập trung đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp dây chuyền sản xuất thì
các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tồn tại trong mơi trường cạnh tranh khốc
liệt này.
c) Mơi trường chính trị
Ngành dược là một trong những ngành chịu sự tác động mạnh bởi sự tác động
quản lý của nhà nước. Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành
dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước
về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc,
quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc,
cơ sở kiểm nghiệm thuốc…
Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ- BYT về lộ
trình triển khai nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện.
Theo quyết định này, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu
chuẩn GMP theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (GMP WHO) và doanh
nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt
tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngưng sản xuất và ngưng xuất nhập khẩu trực tiếp. Ngồi
ra cịn các quy định khác như GLP “ thực hành tốt về phân phân phối thuốc” GPP “
thực hành tốt về quản lý nhà thuốc”. Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được những
tiêu chuẩn trên mới mong đưa sản phẩm của mình ra ngồi thị trường. Nó sẽ tạo
điều kiện cho các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam sáp nhập hoặc mua lại, thúc đẩy
cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao, tập trung phát triển theo chiều sâu để
có thể cạnh trạnh với các cơng ty đa quốc gia.
d) Mơi trường văn hóa- xã hội
Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện
thuận lợi phát triển ngành dược. Phần lớn người dân Việt Nam sống ở nông thôn,



thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn
nữa, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức
khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuoc cao để đảm bảo sức khỏe.
Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phất triển ngành dược
Việt Nam.
e) Mơi trường tự nhiên
Nước ta nằm trong vành đai xích đạo với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thuận lợi
cho thực vật phát triển đa dạng về chủng loại. Việt Nam có nhiều lồi thực vật và
nấm cung cấp một nguồn dược liệu khá dồi dào cho ngành Dược trong tương lai.
Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là sự
phát triển công nghiệp. Con người đã thải vào môi trường một khối lượng lớn các
chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp
làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê, hằng
năm riêng ĐBSCL đã thải ra môi trường một khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
khoảng 606.000 tấn/ năm, nước thải sinh hoạt khoảng 102 triệu/năm, chất thải
nước rắn công nghiệp gần 47,2 triệu tấn/năm, rác thải y tế gần 4.000 tấn/năm.
Ngoài ra, theo số liệu quan trắc của trạm khơng khí tự động đặt tại Đại học xây
dựng Hà Nội năm 2002: nồng độ bụi PM10 trung bình năm ở Việt Nam cao 2,5
đến 3,5 lần tiêu chuẩn quốc tế. Những hiện trạng trên cùng với tình trạng biến đổi
khí hậu trên thế giới trong tương lai sẽ trở thành hiểm họa đối với đời sống và sức
khỏe của con người và gây nên nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa… và
ngày càng trầm trọng hơn. Điều đó là cơ sở để phát triển ngành Dược trong tương
lai.
3.2. Môi trường vi mơ (MT ngành)
Là tổng thể các lực lượng có tác động trực tiếp đến tổ chức
a) Khách hàng


Nhóm khách hàng gián tiếp


Nhóm khách hàng này bao gồm những người tiêu dùng cuối cùng trong và
ngoài nước. Được phân loại thành 2 nhóm chính: Nhóm khách hàng gián tiếp nước
ngồi và nhóm khách hàng gián tiếp trong nước.




Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngồi

Nhìn chung thị phần xuất khẩu Dược của Việt Nam rất nhỏ chủ yếu sang Nhật,
Đơng Âu. Nhưng theo dự đốn của tổ chức RNCOS, tăng trưởng công nghiệp
Dược ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2009 - 2012 sẽ đạt 12%-15%,
trong khi mức tăng trưởng của thế giới chỉ đạt 6 - 8% và nhu cầu dược phẩm ở các
nước châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh…vẫn có tiềm năng tăng trưởng
mạnh trong thời gian tới vì dân số đơng, thu thập bình qn đầu người khơng
ngừng được cải thiện, vì vậy nhu cầu nhập khẩu dược ở khu vực này cũng sẽ gia
tăng. Trong tương lai quy mô của nhóm khách hàng này sẽ có nhiều tiềm năng phát
triển.
Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp nước ngồi (các nước châu Âu):


u cầu về chất lượng và tính an toàn cao khi sử dụng sản phẩm.
Quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm.



Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước




Như phân tích ở trên trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng gia tăng
việc chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Vì vậy cho thấy
nhóm khách hàng gián tiếp trong nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp trong nước:






Đa phần người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội. Họ luôn mang tâm lý
rằng thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt.
Phần lớn người dân tập trung ở nơng thơn, thường có mức sống thấp, nên có
nhu cầu cao các loại thuốc có giá rẻ.
Họ có thói quen là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo
lời khuyên của người thân và dược tá bán thuốc (có tới 45% người tiêu dùng
Việt Nam thường mua thuốc theo kinh nghiệm).
Ngoài ra do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn nên vấn
đề về sức khỏe cũng được quan tâm, chăm sóc và đầu tư kỹ hơn vì vậy
người dân ngày nay yêu cầu cao hơn về chất lượng được phẩm cũng như uy
tín thương hiệu. Nhóm khách hàng gián tiếp trong nước khơng gây sức ép
cho ngành vì dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu khơng có
sản phẩm thay thế và khơng có sự mặc cả về giá.




Khách hàng trực tiếp


Đây là nhóm khách hàng mục tiêu của ngành dược. Nhu cầu mua thuốc phụ
thuộc vào lượng mua của nhóm khách hàng gián tiếp. Nhóm khách hàng trực tiếp
cũng được chia thành 2 nhóm nhỏ:



Nhóm 1: Bao gồm các bệnh viện và các cơ sở điều trị tại các cấp.
Nhóm 2: Bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối, các nhà thuốc (như
các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm, công ty thương mại, các điểm bán
lẻ)

Đặc điểm của nhóm khách hàng trực tiếp:




Bởi vì dược phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng nên họ địi
hỏi sản phẩm phải có chất lượng và uy tín.
Họ mong muốn mức chiết khấu thương mại cao.
Họ yêu cầu khả năng cung cấp sản phẩm đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký
kết.

Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép cao lên ngành bởi vì:





Họ mua với số lượng sản phẩm lớn, chiếm doanh số cao trong tổng các
doanh số của ngành Dược. Sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng

phải thông qua các kênh phân phối của họ.
Họ có nhiều sự lựa chọn về người bán.
Họ có đầy đủ thơng tin về nhu cầu, giá cả, đặc điểm của người tiêu dùng.

b. Đối thủ cạnh tranh:


Mức độ cạnh tranh trong ngành dược hiện nay khá cao vì

Đây là một ngành có khá nhiều đối thủ cạnh tranh (tính đến tháng 7 năm 2010,
cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong đó có 98 doanh nghiệp
sản xuất thuốc tân dược, chiếm 55,1 % và 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược
liệu ngồi ra cịn có 5 doanh nghiệp sản xuất Vaccin, sinh phẩm y tế)
Sau hơn 20 năm phát triển trong mơi trường cạnh tranh có thể khẳng định đến
thời điểm hiện nay thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị
trường với các đặc thù riêng có của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này có
nghĩa các nguyên tắc và quy luật của cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng
ngày càng có vai trị chi phối trên thị trường này.


Ngày nay các doanh nghiệp Dược Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến các tiêu
chuẩn quốc tế và đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Tính đến tháng 7/2009 có 53 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP- WHO
chiếm 57% và 24 doanh nghiệp đạt GMP-ASEAN. Theo cam kết gia nhập WTO
đến cuối năm 2010 các doanh nghiệp Dược Việt Nam đều phải đạt tiêu chuẩn
GMP-WHO nếu không sẽ phải ngừng sản xuất.
Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện các tiêu chuẩn này và
để góp phần tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp Dược trong nước hiện nay chỉ
có thể bào chế các loại thuốc thơng thường, cạnh tranh nhau trong thị trường nội
địa nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ ngày càng

nhiều hơn và theo lộ trình cam kết của Việt Nam gia nhập WTO thì kể từ năm 2009
thị trường dược nội địa chỉ được bảo hộ ở mức rất thấp (chỉ còn lĩnh vực phân phối
là chưa mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài). Và đến khi hết thời hạn bảo hộ thì
ngành Dược sẽ có một mơi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Lúc đó các doanh
nghiệp Dược trong nước sẽ phải đối đầu với các tập đồn đa quốc gia có cơng nghệ
hiện đại, năng suất cao. Sau khi tìm hiểu về mức độ cạnh tranh trong ngành ta sẽ
phân tích một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của DHG để đánh giá năng lực cạnh
tranh của họ.


Xác định đối thủ cạnh tranh

Hiện nay các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu là phục vụ cho thị trường
nội địa nên việc xác định đối thủ cạnh tranh sẽ dựa vào thị phần của các công ty
trong ngành Dược Việt Nam. Theo thống kê của cục quản lý dược Việt Nam Dược
Hậu Giang được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt
Nam và đứng thứ 6 trong top 10 doanh nghiệp có doanh thu đứng đầu ngành dược
(5 doanh nghiệp đứng đầu thuộc các doanh nghiệp nước ngoài) Đối thủ cạnh tranh
của DHG trong ngành công nghiệp dược Việt Nam là tất cả các công ty đang hoạt
động trong ngành như: Domesco, Imexpharm, Trapaco, dược Viễn Đơng và
OPC…
Trong đó Domesco đứng thứ 2 với thị phần tiêu thụ nội địa là 4,67% và
Imexpharm đứng thứ 3 với thị phần 3,72% (tính đến hết quý I/2010)
Đây là 2 đối thủ quan trọng của DHG.


Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của Dược Hậu Giang cịn là các cơng ty dược nước
ngồi như: Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh), Servier (Pháp). Bài phân tích sẽ
chọn phân tích đối thủ Sanofi –Aventis vì tại Việt Nam Sanofi- Aventis giữ vị trí số
một trên thị trường, dẫn đầu trong các doanh mục dược phẩm kê toa, không kê toa

và Vacxin.


Tổng quan về các đối thủ
 Công ty Sanofi- Aventis Việt Nam

Tại Việt Nam Sanofi – Aventis Việt nam là cơng ty giữ vị trí số 1 trên thị trường
dược phẩm với danh mục sản phẩm phong phú, dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng
cũng như những đóng góp trong việc phát triển ngành Dược Việt Nam. Sanofi –
Aventis Việt Nam có hơn 150 sản phẩm các loại bao gồm các sản phẩm kê toa,
không kê toa và vacxin. Trong đó có những sản phẩm hàng đầu trong lĩnh vực điều
trị tim mạch, ung thư, rối loạn hệ thần kinh trung ương, đái tháo đường, nội khoa
và vacxin.
Sanofi – Aventis Việt nam đã thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ khách hàng với việc
mở trung tâm dịch vụ khách hàng (2002) để hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho khách hàng.
Hiện tại Sanofi đang thực hiện chiến lược mở rộng quan hệ đối tác, đặc biệt là
trong công nghệ sinh học và trị liệu sinh học, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược
trên toàn thế giới để cải tiến sản phẩm và phát triển thêm các sản phẩm mới. Mục
tiêu Sanofi trong tương lai trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh
học và dự định tăng tỷ lệ sản phẩm bắt nguồn từ công nghệ sinh học từ 14% (2008)
đến 25% (2012)


Công ty Domesco

Năm 2009, DOMESCO chiếm 4,67% thị phần trên thị trường thuốc tiêu thụ tại
Việt Nam, với công nghệ hiện đại Công ty đã nghiên cứu thành công và được phép
sản xuất hơn 406 mặt hàng phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Nguyên vật liệu sản xuất thuốc của Domesco chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà
sản xuất nguyên vật liệu dược nổi tiếng trên thế giới tại châu Âu và Mỹ, chất lượng

của các loại nguyên liệu đạt độ ổn định cao và có chứng nhận DMF. Riêng các
nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo mộc, Domesco tổ chức thu mua tại các vùng
cung cấp lớn trong nước.


Mục tiêu của Domesco là đến năm 2015 phát triển thành một Tập đoàn về Dược
- Thực phẩm chức năng, có đủ sức chiếm thị phần lớn trong cả nước, nâng cao uy
tín trên thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Công ty đang thực hiện các chiến
lược phát triển sản phẩm, tích hợp dọc về phía sau như duy trì và phát triển hệ
thống chất lượng tồn diện (TQM), tích hợp bộ tiêu chuẩn ISO nhằm cung cấp cho
người tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao. DMC đã khánh thành cụm công
nghiệp Dược giai đoạn 1 với nhiều hạng mục cơ bản của dự án đã hoàn tất, đưa các
hạng mục này vào khai thác sẽ giúp DMC đa dạng hóa các mặt hàng dược phẩm.
Đồng thời Domesco cũng đang khẩn trương xây dựng cơng trình Hạ tầng kỹ thuật
Cụm công nghiệp Dược kỹ thuật cao Domseco, diện tích 111.320 m 2, dự kiến hồn
thành vào tháng 12/2010


Công ty Imexpharm

Trong năm 2009, công ty chiếm 3.72% thị phần các thị trường thuốc tiêu thụ tại
Việt Nam. Imexpharm đặt ra mục tiêu trong tương lai là tổng doanh thu thuần 760
tỷ đồng tăng 7,55% so với năm 2009 và trở thành Công ty Dược phẩm hàng đầu
trong nước, tạo thế cạnh tranh riêng biệt, tiếp tục chiến lược ổn định, bền vững và
hiệu quả. Điều này cho thấy công ty chú trọng việc phát triển ổn định và bền vững.
Với những năng lực hiện tại: có đội ngũ nhân viên có trình độ cao ln tâm huyết
với công ty và đội ngũ bán hàng, tiếp thị, phân phối năng động nhiệt tình tạo cho
cơng ty có đủ năng lực và phương tiện phân phối sản phẩm 64/64 tỉnh thành cả
nước Việt Nam. Hệ thống phân phối sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO: 9001:2000 và
22000, GMP-WHO, GSP, GLP cơng ty ln hướng tới việc cho mình một hướng

đi riêng chuyên biệt không chạy theo xu hướng thị trường mà định hướng vào
khách hàng.
So với DHG và Domesco hệ thống phân phối của Imexpharm đang còn yếu
thế hơn. Imexpharm mới chỉ có 3 đại lý trong khi số đại lý của DHG là 20 và
Domesco là 75.
2. Điểm mạnh then chốt của Sanofi là khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu,
năng lực nghiên cứu phát triển và dịch vụ khách hàng. So với các đối thủ
điểm mạnh của DHG là khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu, tổ chức hệ
thống phân phối tốt và nguồn tài chính tốt và năng lực sản xuất tốt.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
1.




Đối với ngành Dược nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là khơng cao. Vì rào
cản xâm nhập ngành hiện nay còn cao do ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lí
của nhà nước và các tổ chức thế giới: Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BYT của bộ
y tế và yêu cầu của tổ chức Y Tế Thế Giới thì các doanh nghiệp muốn sản xuất
thuốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn như: GMP theo khuyến cáo của WHO (GMP WHO); Hệ thống kho bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP; Thực hành tốt phịng thí
nghiệm về vacxin và sinh phẩm (GLP); Thực hành tốt về phân phối thuốc GDP);
Thực hành tốt về quản lí nhà thuốc (GPP).
Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn trên thì mới có thể tồn tại và
phát triển được. Vì vậy nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là không cao.
c)

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp cho ngành Dược phẩm bao gồm: Nhà cung cấp về nguyên vật
liệu chế biến thuốc, nhà cung cấp về nguồn lao động.

Trong ngành Dược lực lượng lao động đóng vai trị quan trọng, vì ngành địi hỏi
lực lượng lao động phải có trình độ cao và có kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên,
trong thực trạng ngày nay thì nguồn nhân lực có trình độ cao cịn ít, chưa đáp ứng
được nhu cầu của ngành. “Theo báo cáo ngành dược năm 2010 thì tỷ lệ dược sĩ tại
Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân”.
Về nguồn nguyên vật liệu cho ngành Dược: Hiện nay sức mạnh của các nhà
cung cấp nguyên vật liệu chế biến thuốc đối với ngành cịn cao vì vậy sức ép từ
phía các nhà cung cấp này lên ngành là cao. Tuy hiện nay có một số doanh nghiệp
Dược đã xây dựng được nguồn nguyên liệu riêng do vậy đã chủ động được một
phần nguồn nguyên liệu để sản xuất nhưng tỷ lệ này là rất thấp. Đa số nguồn
nguyên liệu dùng cho việc sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu từ các nước Châu
Á như : Áo, Ý, Hà Lan, Ấn Độ, Trung Quốc Trong đó 2 quốc gia Trung Quốc và
Ấn Độ chiếm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu dược nhiều nhất vào Việt Nam với tỷ
trọng tương ứng là 25% và 21% (năm 2008). Với hơn 90% nguồn nguyên liệu để
sản xuất thuốc nhập khẩu từ nước ngồi, thì sự lệ thuộc về nguyên liệu của các
công ty sản xuất thuốc trong nước là rất lớn và sẽ gặp nhiều khó khăn khi các nhà
cung cấp này tăng giá bán.
d)

Sản phẩm thay thế


Áp lực từ sản phẩm thay thế đối với ngành Dược là khơng đáng kể. Vì nhu cầu
dược phẩm là một nhu cầu thiết yếu khơng có sản phẩm có thể thay thế thuốc chữa
bệnh.
e)

Các nhóm lợi ích đặc biệt (SIC)

Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam - VNPCA là Tổ chức tập hợp và đại

diện của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược, vì lợi ích của cộng đồng
và doanh nghiệp, nâng cao thương hiệu Thuốc Việt trên thị trường, góp phần vào
sự phát triển ngành dược và đất nước.
Sau hơn 16 năm hoạt động, Hiệp hội đã tập hợp hơn 160 doanh nghiệp Dược
hàng đầu của Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin, pháp lý, công tác
xúc tiến thương mại, tư vấn, đào tạo, làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ
quan quản lý Nhà nước và cộng đồng.
f)

Cơng đồn

Cơng đồn cơ sở Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang có 32 tổ CĐ ở các địa bàn
hoạt động của Công ty trên khắp cả nước.
CĐ Công ty cũng như các tổ CĐ luôn sát cánh với công nhân trong lao động
sản xuất; kịp thời quan tâm, hỗ trợ để cơng đồn viên ổn định và nâng cao đời sống
về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là những CĐV có hồn cảnh khó khăn. CĐ xây
dựng quỹ tương trợ CĐV, tuỳ theo mức lương, khả năng tài chánh, mỗi CĐV có
mức đóng góp phù hợp. Nguồn quỹ này dành để trợ cấp cho những CĐV có hồn
cảnh khó khăn, hoặc gặp ốm đau, tai nạn. Cũng từ nguồn quỹ này, CĐV có thể
mượn hoặc vay với lãi suất thấp để trang trải sinh hoạt, mua sắm vật dụng gia đình.
Nhờ đó, nhiều CĐV có được cuộc sống ổn định và khá dần lên.
Bên cạnh chăm lo tốt đời sống cán bộ cơng nhân viên, Cơng đồn Cơng ty Cổ
phần Dược Hậu Giang còn chú trọng tạo điều kiện để CĐV học tập nâng cao trình
độ văn hố, tay nghề. BCH CĐ luôn tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng Uỷ, sự ủng hộ
của Ban Giám Đốc Công ty để đảm bảo các chế độ cho anh em đi học. Cán bộ,
công nhân viên đi học được thanh tốn học phí, được phụ cấp sinh hoạt phí mỗi
tháng 200.000 đồng/người và hưởng mọi chế độ bảo hiểm trong thời gian đi học.
Công ty hiện có 16 cán bộ cơng nhân viên có trình độ sau đại học, 157 người có
bằng đại học, và 381 người có trình độ trung học. Đến thời điểm này, Công ty đã



có 1.709 lượt cán bộ, cơng nhân viên được học tập nâng cao trình độ, tay nghề, 340
CĐV được bồi dưỡng ngoại ngữ.
Nhờ chú trọng nâng cao trình độ, tay nghề nên đội ngũ cán bộ, công nhân viên
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, thường xuyên có những sáng kiến cải tiến kỹ
thuật đóng góp cho sự phát triển của Cơng ty. Nhiệm kỳ 2002-2005, tồn cơng ty
có 450 sáng kiến cải tiến, 76 đề tài nghiên cứu khoa học làm lợi cho công ty trên 2
tỉ đồng. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Loan, chủ tịch CĐ Cơng ty Cổ phần Dược
Hậu Giang cho biết: “Con người là nguồn vốn quý giá nhất của Công ty”. Nhận
thức rõ điều đó, CĐ Cơng ty ln sâu sát, quan tâm chăm lo tốt đời sống vật chất,
tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công nhân viên học tập, nâng cao
trình độ tay nghề....Cuộc sống CĐV có ổn định, chất lượng cuộc sống ngày càng
nâng cao, trình độ tay nghề ngày càng vững vàng thì CĐV càng an tâm lao động
sản xuất, gắn bó và cống hiến vì sự phát triển của Công ty.
3.3. Cơ hội, thách thức
Cơ hội
Cơ hội phát triển R&D từ các mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết,
nhận chuyển giao công nghệ, mua các đề tài khoa học, thuê nghiên cứu.
Chính sách Nhà nước, Luật Dược mới mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ
hội tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
Nền kinh tế hội nhập, nhiều tập đoàn Dược phẩm vào thị trường Việt
Nam tạo điều kiện cho nguồn nhân lực DHG Pharma tiếp cận nhanh khoa
học kỹ thuật,sản phẩm mới hiện đại hơn.
Dung lượng thị trường ngày càng nở rộng từ việc người dân nâng cao
mức chi tiêu dành cho y tế, dânsố và thu nhập bình quân đầu người tăng.
Cơ chế đấu thầu tập trung, DHG thuận lợi khi tham gia (dựa vào năng lực
sản xuất, chất lượng sản phẩm,hệ thống cung ứng và phân phối, năng lực
tài chính…).
Các điểm mạnh của DHG tạo lợi thế cho DHG cơ hội thu hút vốn đầu tư,
liên doanh, liên kết, M&A, phân phối độc quyền, nhận chuyển giao cơng

nghệ từ các tập đồn lớn trên thế giới, lựa chọn nhà cung cấp chất
lượng,cạnh tranh về giá.
a.









b.

Thách thức












Nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng,các chính sách mở
cửa thơng thương với các nước, thị trường phát triển manh mún, tâm lý
thích dùng hang ngoại nhập, thuốc giá rẻ kém chất lượng tràn vào thị

trường Việt Nam… tạo sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt của thị trường
chăm sóc sức khỏe.
Các nguyên liệu sản xuất chính của DHG cũng như các doanh nghiệp
khác trong ngành chủ yếu nhập khẩu (80 - 90%) nên chịu ảnh hưởng các
yếu tố đầu vào như: tỷ giá ngoại tệ, biến động giá nguyên liệu, chính
sách thuế nhập khẩu…
Chính sách điều hành tỷ giá của nền kinh tế vĩ mô ưu tiên xuất khẩu ảnh
hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp có tỷ trọng nhập khẩu lớn (về
nguyên liệu, thiết bị, công nghệ).
Thuốc là mặt hàng Nhà nước quản lý giá trong khi các chi phí đầu vào
ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, việc tăng giá thuốc cịn chịu ảnh hưởng
bởi yếu tố cạnh tranh và các phương tiện báo đài.
Tốc độ tăng trưởng trong 10 năm qua của DHG cao vượt trội so với các
doanh nghiệp cùng ngành, số tuyệt đối lớn, kỳ vọng nhà đầu tư là doanh
nghiệp dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ cổ tức, ROS, ROE… luôn là
áp lực cao với Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, ảnh hưởng đến
chiến lược phát triển bền vững dài hạn của Công ty.

3.4. Dự báo biến động
Ngành dược Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên hiện nay
việc đầu tư mở rộng, tăng công suất, hoạt động nghiên cứu và phát triển, các chiến
lược marketing cịn hạn chế. Ngồi ra, tình trạng cạnh tranh gay gắt với thuốc nhập
khẩu, nguồn ngun liệu bị phụ thuộc, chính sách cịn nhiều bất cập là thách thức
đối với các doanh nghiệp nhựa. Trong bối cảnh đó, các DN trong ngành dược cần
xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường công tác quản trị rủi ro đặc
biệt là công tác dự trữ nguyên liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và
kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính và chất lượng nguồn nhân lực nhằm đạt
được mục tiêu phát triển của từng DN cũng như xu hướng phát triển của ngành và
hội nhập kinh tế toàn cầu.



4. Phân tích mơi trường bên trong
4.1. Nguồn lực và hoạt động của hệ thống
Tài chính – Kế tốn Đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả, chính
xác, đầy đủ, kịp thời. Hiệu quả từ hoạt động tài chính được khai thác dựa trên
những lợi thế sẵn có. Khai thác tốt mối quan hệ với các Ngân hàng. Hồn thiện các
quy chế quản lý tài chính. Kiện tồn bộ máy và cơng tác tổ chức kế tốn. Tn thủ
các quy định của pháp luật
Sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nước,
thuốc cream, hỗn dịch uống và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên Trên 300 sản
phẩm lưu hành trên toàn quốc và được chia làm 12 nhóm: kháng sinh, nấm diệt ký
sinh trùng; Hệ thần kinh; Giảm đau – hạ sốt; Mắt; Tai mũi họng – hen suyễn, sổ
mũi; Tim mạch; Tiểu đường; Tiêu hóa – gan mật; Cơ xương khớp; Chăm sóc sắc
đẹp; Da liễu; Vitamin và khống chất Nhiều sản phẩm được sản xuất lô lớn, rút
ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí và nguồn vốn kinh doanh tài trợ cho hoạt
động sản xuất. Quy mô sản xuất lớn, nhu cầu sử dụng nguyên liệu cao và thường
xuyên thay đổi. Do đó, các phong chức năng đã chủ động nhập khẩu tồn trữ
nguyên liệu ở thời điểm giá rẻ để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất.
Marketing Đội ngũ trẻ, sáng tạo, năng động, có trình độ chun mơn và bản
lĩnh thương trường Một đội ngũ marketing lành nghề, luôn đưa ra những ý tưởng
lớn để xây dựng những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Một đội ngũ nhân viên sôi
nổi, vui vẻ, nhiệt huyết luôn thể hiện niềm đam mê và sẵn sáng cống hiến cho cơng
việc marketing của cơng ty.
Hết mình trong cơng việc, chăm sóc và mang lại những giá trị cộng thêm
cho khách hàng, đối tác; đồng thời mang lại những giá trị cao cho công ty và cho
xã hội.
Nghiên cứu và phát triển Đầu tư và xây dựng Phòng Nghiên cứu phát triển
(gọi tắt là R&D) và Trung tâm nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học, công nghệ để
phục vụ cho chiến lược phát triển dài hạn của công ty luôn được coi là nhiệm vụ
trọng yếu, hàng đầu của DHG. Khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có,

phát triển các tiềm lực mới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho công ty và đảm
bảo sự phát triển bền vững. Tiên phong trong chiến lược đầu tư chiều sâu cho
nghiên cứu hoạt chất mới, tìm kiếm cơng nghệ đặc biệt, tạo nên các dịng sản phẩm


độc đáo, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường và đem lại lợi ích cho người tiêu
dùng. Các sản phẩm Haginat, Klamentin, Hapacol, Eyelight, Unikids hay nhóm
sản phẩm có thành phần hoạt chất từ thiên nhiên như Eugica, Naturenz, Spivital đã
và đang được quan tâm trên thị trường là những sản phẩm tiêu biểu cho thành công
của DHG trong thời gian qua.
Nguồn nhân lực: công ty xây dựng hệ thống lương phù hợp, chính sách đề
bạt cán bộ hợp lý, đặc biệt quan tâm tới chính sách phát triện nguồn nhân lực như
cử cán bộ công nhân viên đi học đại học và trên đại học, các chương trình huấn
luyện được triển khai đồng bộ cho từng đối tượng (marketing, sản xuất, bán hàng ),
luôn quan tâm đến công nhân viên và cả gia đình cán bộ cơng nhân viên (CBCNV)
với những việc cụ thể như các chương trình khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho gia
đình CBCNV. Nhờ những chính sách quản lý nhân sự trên mà năng suất lao động
tăng 101,6% so với 2008, tình trạng nghỉ việc sang công ty khác của một số cán bộ
đại học, cán bộ có trình độ tay nghề cao giảm.
4.2. Điểm mạnh, điểm yếu
a.










Điểm mạnh
Hệ thống phân phối sâu, rộng nhất Việt Nam so với các đối thủ trong nước
và nước ngồi, từ đó chủ động tạo doanh thu cao từ sản phẩm tự sản xuất và
sản phẩm phân phối độc quyền.
Công suất thiết kế của nhà máy lớn nhất Việt Nam (7,5 tỷ đơn vị sản
phẩm/năm). Ngoài sản xuất tự doanh, tăng trưởng sản lượng từ thị trường
sẵn có; Cơng ty có thể nhận gia cơng tạm thời, hướng đến xuất khẩu, đấu
thầu tập trung.
Thị phần, uy tín, vị thế thương hiệu dẫn đầu: dẫn đầu ngành Công nghiệp
Dược Việt Nam 20 năm liên tiếp về doanh thu, thị phần, năng lực sản xuất.
Nguồn lực tài chính mạnh, kinh doanh hiệu quả (tiền mặt dồi dào, nhà máy
mới ưu đãi thuế 15 năm, chỉ số sinh lời cao) nên Cơng ty có điều kiện thực
thi các chiến lược hiện đại, thu hút nhân sự giỏi, đầu tư R&D, huy động vốn
và thực hiện M&A/liên doanh liên kết.
DHG đã xây dựng và đào tạo được đội ngũ nhân sự tâm huyết, yêu nghề,
bản lĩnh, trung thành, mang đặc trưng bản sắc văn hóa riêng, từ đó tạo niềm
tin cho khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, nhà đầu tư với hình ảnh một
Cơng ty uy tín, thân thiện.




Hoạt động xã hội: được xã hội nhìn nhận là một doanh nghiệp có nhiều hoạt
động đóng góp cho xã hội

b.


Điểm yếu
Ứng dụng công nghệ mới trong nghiên cứu là chiến lược lớn nhưng hiệu quả

chưa cao, tiến độ sản phẩm mới hàng năm cịn chậm.
Cơng tác đầu tư cịn chậm và thường trễ tiến độ, đặc biệt là các dự án lớn
thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐQT.
Chưa chủ động ứng phó với các quy định của pháp luật (Thông tư 01, Thông
tư 200, các Quy định về đăng ký thuốc,…) ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh và chiến lược Công ty.
Chưa ra được Báo cáo quản trị trên phần mềm BFO nên chưa nhanh chóng
cung cấp các số liệu phân tích đa chiều, tham mưu tài chính trong các quyết
định quản trị nội bộ, điều hành thị trường và sản xuất kinh doanh.
Hoạt động Logistic mới hình thành nên các nguồn lực và chi phí chưa được
khai thác tối ưu để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Hệ thống các quy định, quy chế,… của Công ty vẫn chưa đầy đủ, cịn nhiều
điểm cần phải được hồn thiện để đạt hiệu quả cao trong điều hành và phù
hợp nhu cầu phát triển của Công ty









4.3. Năng lực trong tạo ra lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng
a) Lấy chất lượng, an toàn, hiệu quả làm cam kết cao nhất
- Điều DHG PHARMA quan tâm nhất là:
+ Chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải được ưu tiên hàng đầu.
+ Hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty đạt tối đa.
+ Môi trường làm việc tại Cơng ty là an tồn và lành mạnh.
+ Cơng việc của Nhân viên được thực hiện một cách chuyên nghiệp.

+ Nhân viên tại Cơng ty có cơng việc ổn định và được cống hiến lâu dài.
b) Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển
- Con người là nguồn lực q giá nhất, vì vậy DHG PHARMA ln quan tâm:
+ Nhân viên được đào tạo chính quy, sẵn sàng chấp nhận những thử thách mới và
luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu đầy thách thức.


+ Ý tưởng phải được tạo ra và chia sẻ ở mọi cấp, mọi nơi trong Cơng ty.
+ Khuyến khích tinh thần sáng tạo, cải tiến, đổi mới và hoàn thiện trong mỗi Nhân
viên.
+ Mọi Nhân viên luôn thấu hiểu sự thay đổi không bao giờ kết thúc và phải xem
thay đổi là một cơ hội hay ít nhất là một thách thức hồn tồn có thể vượt qua - nếu
như chúng ta làm việc chăm chỉ, thông minh và kết hợp/phối hợp tốt.
c) Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động
- DHG PHARMA muốn tìm và giữ những con người phù hợp nhất trong tất cả các
lĩnh vực chuyên môn. Chúng ta mong muốn Nhân viên có được sự hài lịng về
cơng việc họ đang làm; và vì thế, DHG PHARMA liên tục phấn đấu tạo nên một
môi trường làm việc tốt.
- DHG PHARMA muốn mỗi Nhân viên hiểu rằng: dù ở vị trí cơng việc nào, họ
đều là một phần không thể thiếu trong Công ty.
+ Xác định và mô tả rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân.
+ Ban hành mệnh lệnh và hướng dẫn thi hành các chính sách của Công ty, nội qui
làm việc, qui tắc đạo đức và các hướng dẫn khác rõ ràng, cụ thể, sát thực tế, dễ
thực hiện và có kiểm tra nhắc nhở.
+ Quan tâm rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ kế thừa.
+ Thăng chức, trả công, trả thưởng dựa trên sự đánh giá cơng bằng năng lực và
thành tích cơng việc của từng Nhân viên, thành tích của tập thể và giá trị của thị
trường.
+ Quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội với đội ngũ Nhân viên; đảm bảo sự
cân bằng giữa sức khỏe với thành tích cơng việc và đời sống gia đình, sao cho

Nhân viên có thể chu tồn trách nhiệm đối với gia đình họ, làm việc và cống hiến
lâu dài.
d) Lấy bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào Công ty
- Với DHG PHARMA, đạo đức được xem là giá trị tiềm tàng bên trong, là những
chỉ dẫn trong xử thế hàng ngày, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến danh tiếng


Công ty, là nền tảng cho sự thành công và phát triển bền vững của Công ty, thể
hiện đặc điểm riêng có của đội ngũ Nhân viên DHG PHARMA.
- Quan trọng hơn hết, hình ảnh DHG PHARMA phụ thuộc vào cách đối xử của
mỗi người trong DHG PHARMA – bởi trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, mối đe dọa lớn nhất không phải là sự khủng hoảng về tài chính, mà đó là
sự khủng hoảng về hình ảnh Cơng ty.
- DHG PHARMA xem việc xây dựng, gìn giữ và phát triển những chuẩn mực đạo
đức, các giá trị và quan niệm tốt đẹp trong cách tổ chức và kiểm sốt cơng việc,
cách quản lý và ra quyết định, cách giao tiếp ứng xử và truyền thông như là những
yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp; với mục đích:
+ Đề cao các giá trị: “Chất lượng – Hiệu quả - Sáng tạo – Trung thành – Kỷ cương
– Chuyên nghiệp” trong mọi hoạt động của từng cá nhân và tập thể.
+ Mọi Nhân viên tự hào về văn hóa Công ty trên cơ sở hệ thống các chuẩn mực
đạo đức và tinh thần dựa vào đặc điểm riêng của Công ty, nhằm hướng tới những
giá trị đẹp nhất được mọi người cơng nhận, xã hội đồng tình, tạo nét riêng độc đáo;
đồng thời là sức mạnh lâu bền của Công ty trên thương trường.
+ Tạo một ấn tượng đẹp, một nét riêng thuyết phục với xã hội, với mọi người; từ
đó vun đắp uy tín nhằm tăng cường sự phát triển của Công ty.
+ Xây dựng một tập thể gắn bó, thương yêu nhau với những thành viên giỏi về
cơng việc, ngày càng hồn thiện về nhân cách.
+ Xem “Bản sắc Dược Hậu Giang” là sức mạnh nội lực, là một trong những giải
pháp quản trị điều hành phối hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử và
phát triển; là tài sản vô giá được truyền từ nhiều thế hệ.

e) Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài
- Trên nguyên tắc hợp tác và cùng có lợi, DHG PHARMA ln duy trì và phát
triển mối quan hệ với các đối tác trên cơ sở bình đẳng, lành mạnh, tuân thủ pháp
luật và cùng phát triển.
+ Xem khách hàng là người mang lại nguồn lợi cho Cơng ty. Vì vậy, mục tiêu lâu
dài và trên hết là phải thỏa mãn ước vọng của khách hàng, khẳng định vị trí DHG
PHARMA, sản phẩm DHG trong tâm trí khách hàng.


+ Tuân thủ tất cả các luật lệ và qui định nhằm đảm bảo việc giữ vững niềm tin đối
với người tiêu dùng, khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông và xã hội.
+ Cải tiến và hồn thiện các chính sách chăm sóc khách hàng mang nét đặc trưng
văn hóa Dược Hậu Giang: thân thiện, chu đáo, tận tâm.
+ Thực thi hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm ngăn ngừa việc vi phạm pháp
luật và đạo đức trong kinh doanh.
+ Duy trì mối quan hệ cơng bằng và minh bạch với các nhà cung cấp; mang lại cổ
tức thích đáng cho các cổ đơng thơng qua tăng trưởng lợi nhuận dựa trên những
hoạt động phù hợp với pháp luật và đạo đức kinh doanh.
f) Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh
- Tất cả các hoạt động của Công ty đều hướng đến mục tiêu luôn luôn dẫn đầu
trong các quá đồng hồ sao trình địi hỏi cơng nghệ cao (sản xuất, marketing, quản
lý).
- Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với các thuộc tính khác biệt, vượt trội, mang
lại giá trị mới tăng thêm cho người tiêu dùng; góp phần định hướng tiêu dùng của
thị trường.
- Phát triển và cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao, chú trọng đến sức khỏe và
an toàn cho khách hàng và người tiêu dùng.
- Áp dụng công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất trong khả năng có thể, trên tất cả
tồn bộ chu trình của một sản phẩm, bao gồm: nghiên cứu và phát triển, sản xuất,
tồn trữ và phân phối.

- Mở rộng nguồn tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực trẻ, phù hợp; thu hút và
phát triển các tài năng.
g) Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động.
- DHG PHARMA là thành viên trong cộng đồng nơi làm việc DHG PHARMA
luôn luôn sánh vai với cộng đồng để cùng phát triển. Hoạt động cộng đồng của
DHG PHARMA càng hiệu quả khi gắn liền với sự cống hiến những sản phẩm và
dịch vụ chất lượng cao của mình để xây dựng nền tảng cho xã hội.


+ Ban hành và tuân thủ các biện pháp tích cực liên quan đến mơi trường, an tồn
và sức khỏe, và xúc tiến các hoạt động liên quan đến trách nhiệm nhằm tăng cường
các biện pháp này.
+ Tổ chức các hoạt động để tăng cường sự phát triển của các thế hệ tương lai nhằm
đóng góp cho sự thịnh vượng của xã hội.
+ Giành được thiện chí và niềm tin thơng qua việc đóng góp cho cộng đồng địa
phương với trách nhiệm là những thành viên trong xã hội ; làm tăng sự hiểu biết về
Công ty trong cộng đồng.
+ Nét đặc trưng của DHG PHARMA là độ dày lịch sử, vì vậy việc xử sự, sống
phải có nghĩa tình với những người đã có cơng góp phần xây dựng và phát triển
Công ty luôn là tâm niệm của mỗi người. Ngồi ra CB – CNV Cơng ty tích cực
hưởng ứng các phong trào, các đợt vận động công tác xã hội chung khi có thiên tai,
lũ lụt…
+ Chăm sóc, dạy dỗ con em Nhân viên, tạo cho các cháu có lịng tự hào về Cơng
ty. Quan tâm ươm mầm tương
5.

Phân tích hoạt động chứng tỏ sự biến đổi của tổ chức để thích nghi với mơi
trường.

Mỗi tổ chức đều có quan hệ mật thiết với mơi trường mà nó tồn tại. Do mơi

trường ln thay đổi và mang tính không chắc chắn nên yêu cầu đặt ra với bất kỳ
tổ chức nào là đều cần phải thích nghi với môi trường.
Các hoạt động của Dược Hậu Giang:

 Dược Hậu Giang tiếp 'áo giáp' chống Covid-19 (báo Cần Thơ online)
Để chung tay cùng cả nước chống dịch, Dược Hậu Giang đã sớm đưa một loạt
phương án tiếp sức cùng ngành y tế. Ngoài ủng hộ tiền mặt, Dược Hậu Giang cịn
tài trợ gel rửa tay khơ kháng khuẩn, một số trang thiết bị y tế cho bệnh viện, Bộ Y
tế
Theo đó, doanh nghiệp trao 2,6 tỷ đồng hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến đầu
phòng dịch, gồm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW (cơ sở Đông Anh), Bệnh viện
Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, Dược Hậu Giang còn tài trợ
5.504 chai gel rửa tay khô kháng khuẩn Bioskin cho các bệnh viện điều trị bệnh


nhân mắc Covid-19 và trang thiết bị trị giá 100 triệu đồng cho Bộ Y tế. (Báo Cần
Thơ online)
Dịch bệnh Covid-19 là yếu tố môi trường tự nhiên tác động đến rất nhiều lĩnh
vực của Việt Nam. Dược Hậu Giang đã chủ động chung tay cùng cả nước chống
dịch nhằm khẳng định Dược Hậu Giang là doanh nghiệp tích cực thực hiện các
hoạt động đóng góp cho xã hội. Qua đây quảng cáo, giới thiệu đến các bệnh viện
và người dân về thương hiệu, hình ảnh của cơng ty, tạo uy tín trên thương trường.
Người dân có thể thấy rõ được tính nhân văn trong hoạt động của cơng ty từ đó uy
tiên sử dụng sản phẩm của cơng ty. Nhóm khách hàng trực tiếp cụ thể là các bệnh
viện cũng có thể hiểu rõ hơn về cơng ty cũng như trải nghiệm các sản phẩm của
DHG do vậy dễ dàng hơn trong việc cung cấp sản phẩm của DHG cho các bệnh
viện.
 Dược Hậu Giang công bố 2 dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn quốc

tế (page DHG pharma).

Theo thống kê của BMI Research, năm 2018, qui mô thị trường ngành dược của
Việt Nam đạt khoảng 5,9 tỉ USD, tăng 11,5% so với năm trước đó. Việt Nam trở
thành thị trường dược phẩm lớn thứ hai Đông Nam Á và nằm trong nhóm 17 nước
tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường IBM,
qui mơ ngành dược phẩm của Việt Nam có thể đạt con số 7,7 tỉ USD vào năm
2021, tăng lên đến 16,1 tỉ USD vào năm 2026. Tỉ lệ tăng trưởng kép có thể đạt
11%. Chính vì vậy, ngành dược đang hấp dẫn cả nhà đầu tư nội lẫn ngoại.
Tuy tăng trưởng nhanh, nhưng năng lực sản xuất của Việt Nam hiện chỉ đáp ứng
được 53% nhu cầu dược phẩm trong nước, số cịn lại thơng qua nhập khẩu. Năm
2018, chi cho nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam gần 2,8 tỉ USD; mức chi này
tiếp tục tăng 10% trong năm 2019. Việt Nam hiện cũng phụ thuộc cao vào nguyên
phụ liệu dược phẩm nhập khẩu, chủ yếu đến từ Trung Quốc với hơn 60% nhu cầu.
Bên cạnh đó Chính phủ, Bộ Y tế, Cục quản lý Dược Việt Nam có những chính
sách quốc gia thúc đẩy phát triển cơng nghiệp Dược, khuyến thích hệ thống điều trị
và người dùng quan tâm đến công việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất
lượng cao.
Nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và yêu cầu tăng thế chủ
động trong sản xuất dược phẩm vì chỉ có tập trung đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp


×