Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.36 KB, 164 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ QUANG TRƯỞNG

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẠNG
GIANG, TỈNH BẮC GIANG THEO HƯỚNG NÂNG
CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA SẢN PHẨM

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Ngô Quang Trưởng

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết cá nhân tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể các thầy
cơ giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn
trong học tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn
Tuấn Sơn (Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư) đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận
tình, hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tồn thể các cơ chú, anh chị tại
Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập và nghiên cứu vừa qua.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Ngô Quang Trưởng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hộp........................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis Abstract.......................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết............................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành nơng nghiệp..................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan.................................................................................. 5

2.1.2.

Định hướng, mục tiêu, quan điểm và nội dung trong việc thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp............................................................................................ 16

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp .................................. 18


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp .................................. 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 22

2.2.1.

Kinh nghiệm về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của một số nước trên thế giới
22

2.2.2.

Thực tiễn việc tái cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay ............................. 32

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện
Lạng Giang................................................................................................................ 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 37

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 37


3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 41
iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 44

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận............................................................................................... 44

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 44

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 47

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 47

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 47


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 49
4.1.

Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang........................................................................................................... 49

4.1.1.

Các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Lạng
Giang thời gian qua.................................................................................................. 49

4.1.2.

Tái cơ cấu đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện Lạng Giang ...57

4.1.3.

Tái cơ cấu giữa các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện
Lạng Giang................................................................................................................ 63

4.1.4.

Tái cơ cấu giữa các vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Lạng Giang .........76

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang....................................................................... 79


4.2.1.

Yếu tố chính sách...................................................................................................... 79

4.2.2.

Yếu tố vốn đầu tư vào nơng nghiệp....................................................................... 80

4.2.3.

Yếu tố khoa học công nghệ..................................................................................... 81

4.2.4.

Yếu tố lao động nông nghiệp, nông thôn.............................................................. 82

4.2.5.

Yếu tố quản lý nhà nước và sự phối hợp giữa nhà nước với người dân ..........82

4.2.6.

Nhận thức hiểu biết của người dân, các tổ chức sản xuất ................................... 84

4.3.

Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang.............................................................................................. 85

4.3.1


Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn một số sản phẩm chính là lợi thế
để lập dự án làm cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện; tăng cường quản lý
giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch .................... 86

4.3.2.

Tiếp tục sửa đổi, hồn thiện, bổ sung chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn huyện; nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư công ..........87

4.3.3.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, giống
vào sản xuất............................................................................................................... 88

4.3.4.

Đa dạng hố các sản phẩm nơng nghiệp đặc sản gắn với đẩy mạnh tái cơ
cấu theo vùng theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung..................................... 91

4.3.5.

Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .......93

4.3.6.

Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất................................................................ 94

iv



4.3.7.

Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, phịng chống tham nhũng, thực
hành tiết kiệm 95

4.3.8.

Hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và
thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 98
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 98

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 100
Phụ lục..................................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính

GAP

Sản xuất nơng nghiệp an tồn

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất


HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NN, NT

Nông nghiệp, nông thơn

PTNT

Phát triển nơng thơn



Quyết định

STT

Số thứ tự

SX


Sản xuất

TB

Trung bình

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thống kê

Bảng 3.2.

Kết quả sả

Bảng 4.1.

Các chính


Bảng 4.2.

Thay đổi v

Lạng Gian
Bảng 4.3

Dự kiến th

2016 – 20
Bảng 4.4

Kết quả đầ

huyện Lạn
Bảng 4.5.

Kết quả cô

Lạng Gian
Bảng 4.6.

Lao động p

Bảng 4.7.

Tình hình

Bảng 4.8.


Tình hình

Bảng 4.9.

Tình hình

Bảng 4.10.

Kết quả sản

Bảng 4.11.

Cơ cấu giá

(2012-201
Bảng 4.12.

Kết quả ch

Bảng 4.13.

Thay đổi v

Bảng 4.14.

Diện tích n

Bảng 4.15.


Sản lượng

Bảng 4.16.

Thay đổi về

Bảng 4.17.

Sản phẩm

Bảng 4.18.

Cơ cấu giá

Bảng 4.19.

Tình hình c

Bảng 4.20.

Tổng hợp

hướng hàn
Bảng 4.21.

Tình hình

Bảng 4.22.

Tình hình


vii


Bảng 4.23. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố chính sách đến tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của địa phương 79
Bảng 4.24. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư ..................................... 80
Bảng 4.25. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ .................... 81
Bảng 4.26. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố lao động nông nghiệp, nông thôn ..............82
Bảng 4.27. Đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố quản lý nhà nước ................................... 83
Bảng 4.28. Sự phối hợp liên kết giữa cơ quan QLNN với người dân ............................ 84
Bảng 4.29. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhận thức hiểu biết của người dân và
các tổ chức sản xuất

viii

85


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Chủ trương đổi mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn ........................................... 52
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ địa phương về giải pháp phát triển trồng trọt ....................54
Hộp 4.3. Đánh giá của chính quyền cơ sở về giải pháp tái cơ cấu trồng trọt ................. 54
Hộp 4.4. Triển khai giải pháp tái cơ cấu lâm nghiệp còn nhiều tồn tại........................... 56
Hộp 4.5. Cơ cấu cây giống còn hạn chế về số lượng và chất lượng ................................ 74

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên đề tài: "Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm".
Tác giả: Ngô Quang Trưởng
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm
năng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện
Lạng Giang thời gian qua, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phải cơ cấu sản xuất nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm trong thời gian tới.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tiếp cận;
phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp thống kê mô tả và
phương pháp thống kê so sánh nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Sau 2 năm đi vào thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị
gia tăng và phát triển bền vững huyện Lạng Giang đã đạt được một số kết quả nhất định
trên nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế địa phương một cách hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên bên cạnh những kết
quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế trong công tác triển khai thực hiện Đề án. Vì
vậy trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể: Nâng cao chất
lượng quy hoạch, gắn xây dựng kế hoạch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy
hoạch; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học cơng nghệ, giống vào sản
xuất; Phát triển đa dạng hố các sản phẩm nông nghiệp đặc sản gắn với đẩy mạnh tái cơ
cấu các vùng sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung; Tăng cường xúc tiến thương mại,
mở rộng thị trường tiêu thụ; Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất; Tiếp tục sửa đổi,
hoàn thiện, bổ sung chính sách hỗ trợ cho nơng nghiệp, nơng thơn trên địa tỉnh; nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công; Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, phịng
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; Hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ
trợ phát triển sản xuất và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.


x


THESIS ABSTRACT
Thesis topic: "Solutions to promote added value improvement-driven
agricultural production restructure at Lang Giang District, Bac Giang Province".
Author: Ngo Quang Truong
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

The research purposes of this thesis are to evaluate situation, potential and
factors affecting agricultural production restructure progress at Lang Giang District in
the passing time, to propose solutions to promote added value improvement-driven
agricultural production restructure in the coming time.
The thesis is studied by such research methodologies as: Approach method,
primary and secondary data collection method, descriptive statistics and comparative
statistics method to achieve the stated purposes.
After 2 years of Project on Agriculture Restructure oriented added value and
sustainable development, Lang Giang District has gained some certain results in such
aspects as cultivation, breeding, aquatic breeding, forestry, which contributes to the
effective and sustainable development of local economics. Besides achievements, the
project still remains drawbacks. Therefore, in the coming time, the project should
focus on specific solutions, including: Improving planning quality accompanied with
plan building, enhancing State management for planning; Promoting research and
application of scientific and technological advances, breeds into production;
Diversifying agricultural special foods linking with promoting restructure of
concentrated commodities production zones; Speeding up trade promotion, expanding
consumption market; Innovating production forms; Continuously amending,
accomplishing and modifying rural agriculture support policies province-wide;

Boosting management and utilization quality of public investment; Stepping up
administrative reform, anti-corruption, saving practices; Completing production
encouragement and support mechanisms, policies and implementing agricultural
restructure.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Nơng nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản là một
trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nó càng quan trọng hơn đối với
các quốc gia đang phát triển trong xu thế hội nhập hiện nay. Nông nghiệp Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc: giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã
tăng liên tục trong một thời gian dài, sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, xuất
khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày
càng được cải thiện. Tuy nhiên tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ
yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm
dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực
tự nhiên cao.
Trong q trình phát triển, ngành nơng nghiệp cịn một số vấn đề cần quan
tâm giải quyết như: Tốc độ tăng trưởng của ngành có xu hướng chậm lại, có lĩnh
vực hiệu quả thấp, gặp nhiều khó khăn, xuất hiện các yếu tố kém bền vững. Trong
cơ cấu sản phẩm, có nhiều loại tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng thấp, giá
trị thương mại không cao, phần lớn bán dưới dạng thô. Trong nông nghiệp, khâu
sản xuất nguyên liệu chủ yếu do các nông hộ nhỏ đảm nhận, thiếu vắng sự tham
gia của các doanh nghiệp; phát triển sản xuất nơng nghiệp mang tính tự phát; Sự
liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất chế biến, tiêu thụ thiếu chặt chẽ, đặc biệt là
những yếu kém trong hoạt động thương mại nên hiệu quả sản xuất kinh doanh

thấp, cạnh tranh yếu.
Bắc Giang là một trong những tỉnh có điều kiện vị trí thuận lợi phát triển
nơng nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhất là khi chuyển nền nông
nghiệp sang sản xuất hàng hóa đã bộc lộ nhiều hạn chế, tốc độ tăng trưởng kinh tế
nơng nghiệp đang có xu hướng giảm, sản xuất nơng nghiệp nhìn chung quy mô
nhỏ, phân tán, chủ yếu là kinh tế hộ, ứng dụng cơ giới hố cịn chậm, năng suất,
chất lượng sản phẩm thiếu sức cạnh tranh. Các hình thức tổ chức sản xuất trong
nông nghiệp, nông thôn kém hiệu quả. Một số nông sản, thực phẩm đặc trưng, chủ
lực của tỉnh có chất lượng cao nhưng thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Chất lượng
nguồn nhân lực chưa cao, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm; việc

1


làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận dân cư nơng thơn cịn khó khăn. Khoảng
cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa nông dân với công nhân và các
nhóm xã hội khác có chiều hướng gia tăng. Thực hiện nhiệm vụ “đổi mới mơ hình
tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều
rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu
quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững tỉnh đã xây dựng Đề
án“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020” và triển khai thực hiện tới các
địa phương, trong đó điển hình là huyện Lạng Giang đã có những kết quả bước
đầu trong triển khai thực hiện Đề án.
Tại địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang nói riêng, với đặc điểm là
một huyện miền núi, thuần nông, điều kiện phát triển kinh tế xã hội cịn khó khăn,
những năm qua ngành nơng nghiệp vẫn giữ vai trị chủ đạo trong cơ cấu nền kinh
tế, tốc độ tăng trưởng tồn ngành ln có xu hướng tăng, bình qn giai đoạn
2013-2015, giá trị sản xuất tăng khoảng 6%/năm, tình hình an ninh lương thực ổn
định, tạo thêm được việc làm cho lao động trong ngành, góp phần xóa đói giảm

nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đến nay mặc dù tỷ trọng
ngành nông nghiệp đã có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, sự chuyển dịch
cịn chậm, tỷ trọng tồn ngành vào năm 2013 đạt 28,4% và giảm xuống khoảng
25,2% vào năm 2015; nhìn chung sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, ứng dụng
cơng nghệ, kỹ thuật hiện đại còn chưa cao, phát triển ngành còn tập trung mạnh
vào chiều rộng song chưa chú trọng vào chiều sâu. Nằm trong xu thế chung của
toàn ngành, theo định hướng phát triển chung của cả nước, với yêu cầu về đổi mới
quản lý, phát triển kinh tế nơng nghiệp tại huyện Lạng Giang nói riêng, đẩy mạnh
thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đối với huyện Lạng Giang là vấn đề thực
sự cấp bách.
Vấn đề đặt ra đó là làm thế nào để thực hiện đề án tái cơ cấu một cách hiệu
quả và bền vững trong thời gian tới nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển?
Cần có những giải pháp cụ thể như nào để thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông
nghiệp của địa phương trong thời gian tới?
Nhận thức được tầm quan trọng đó, cùng với điều kiện nghiên cứu của bản
thân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản
xuất nông nghiệp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng của sản phẩm”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến q
trình tái cơ cấu sản xuất nơng nghiệp của huyện Lạng Giang thời gian qua, đề xuất
các giải pháp thúc đẩy phải cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng sản phẩm trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-


Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu sản xuất

nông nghiệp;
-

Nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu sản

xuất nông nghiệp của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 – 2015;

-

Đề xuất giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện

Lạng Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm đến năm 2020.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-

Thực trạng cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc

Giang trong thời gian qua như thế nào?
-

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu nơng nghiệp của

huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang?
-

Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp


trên đại bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đế lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu sản

xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm trên địa bàn
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
-

Đối tượng khảo sát là cán bộ cấp huyện, xã, các hộ kinh doanh và người

nông dân trong q trình tái cơ cấu sản xuất nơng nghiệp theo hướng nâng cáo giá
trị gia tăng sản phẩm trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Khảo sát phân tích đánh giá đúng thực trạng về sản xuất
nơng nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang trong thời gian qua, nguyên nhân đạt
được và hạn chế yếu kém trong phát triển sản xuất nơng nghiệp. Từ đó đề ra những
đề xuất giải pháp nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị
sản phẩm mang lại hiệu quả.
-

Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Lạng Giang,

tỉnh Bắc Giang.

-

Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu có liên quan từ năm 2013-2015 để

làm cơ sở dữ liệu đánh giá, phân tích so sánh; Giải pháp đề xuất đến năm 2020.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Để hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế, trước hết cần làm rõ khái niệm cơ cấu.
Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu là khái niệm dùng để chỉ cách
thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất các mối quan hệ
qua lại vững chắc giữa các thành phần của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện
chứng giữa bộ phận và tổng thể, cơ cấu biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự
vật, hiện tượng. Như vậy, có thể thấy có nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu
của khách thể và các hệ thống.
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp, được cấu thành bởi nhiều
bộ phận khác nhau. Đồng thời giữa chúng ln có mối quan hệ biện chứng với
nhau trong quá trình vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của nền
kinh tế còn chứa đựng sự thay đổi của chính bản thân các bộ phận và cách thức
quan hệ giữa chúng với nhau trong mỗi thời điểm và trong mỗi điều kiện khác
nhau. Do đó, có thể khái quát cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành
cùng với những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành
nền kinh tế trong không gian, thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định (Phạm
Hoàng Mạnh, 2015).
Cơ cấu kinh tế là kết quả của sự phân công lao động xã hội, được bắt đầu từ

việc tăng năng suất lao động và sự phát triển của các mối quan hệ trao đổi hàng
hoá, tiền tệ.
Cơ cấu kinh tế phản ánh sự tương tác sống động giữa các yếu tố của lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó vai trị quyết định là sự phát triển của
lực lượng sản xuất.
Sự cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận trong cơ cấu kinh tế xét trên quan
điểm hệ thống với các cấp độ khác nhau, gắn với thời gian, khơng gian và đặc
điểm chính trị, kinh tế - xã hội nhất định có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm
tái sản xuất và phát triển cả về kinh tế và xã hội (Phạm Hoàng Mạnh, 2015).
Như vậy, bản chất của cơ cấu kinh tế là sự biểu hiện của các mối quan hệ
giữa các yếu tố của quá trình sản xuất xã hội, đó là mối quan hệ của lực lượng

5


sản xuất và quan hệ sản xuất, nhưng không đơn thuần chỉ là những quan hệ về mặt
số lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố – biểu hiện về lượng hay sự tăng trưởng của hệ
thống mà là những mối quan hệ bên trong và bên ngoài của các yếu tố đó - biểu
hiện về chất hay sự phát triển của hệ thống.
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ khách quan
giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế luôn gắn với phương thức sản xuất nhất định và một nền
kinh tế nhất định. Nó bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và tuỳ theo mục đích phân
tích mà có sự phân loại các yếu tố đó một cách tương ứng. Về cơ bản cơ cấu kinh
tế xét trên hai mặt đó là mặt vật chất - kỹ thuật và mặt kinh tế - xã hội.
Về mặt vật chất - kỹ thuật: bao gồm cơ cấu ngành nghề, loại hình tổ chức
kinh doanh, trình độ kỹ thuật, sự bố trí theo vùng lãnh thổ.
Về mặt kinh tế - xã hội: bao gồm cơ cấu thành phần kinh tế, trình độ phát
triển quan hệ hàng hố, tiền tệ, quan hệ thị trường.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế

quốc dân. Bản thân ngành nông nghiệp cũng là một hệ thống phức tạp với nhiều bộ
phận hợp thành. Theo đó, có thể hiểu cơ cấu kinh tế nơng nghiệp là tổng thể các
yếu tố hợp thành nền nông nghiệp theo những quan hệ nhất định cùng với sự tác
động qua lại lẫn nhau gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể (điều kiện tự
nhiên, trình độ cơng nghệ, trình độ phân cơng lao động, trình độ tổ chức quản
lý…) nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đã định.
Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mang tính
khách quan, lịch sử, xã hội và luôn gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản
xuất, sự phân công lao động xã hội… chuyển dịch từ thấp đến cao, từ giản đơn đến
phức tạp dưới tác động của quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội. Trong nền kinh tế
thị trường, cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng chịu tác
động của quy luật cung cầu, giá trị và cạnh tranh. Do vậy, xây dựng cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp khơng thể duy ý chí, mà phải nhận thức đúng đắn sự vận động của
quy luật khách quan, vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hình thành, biến đổi gắn liền với sự phát triển
của cơ chế thị trường, từ kinh tế tự nhiên dần dần chuyển thành kinh tế hàng hố,
q trình này tác động và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển đa dạng và năng
động theo hướng tiên tiến (Phạm Hoàng Mạnh, 2015).

6


2.1.1.2. Các cách tiếp cận cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau:
Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp: Được thể hiện ở những mối
quan hệ, tỷ lệ với các phân ngành trong ngành nông nghiệp (nông - lâm - ngư
nghiệp…) Trong quá trình phát triển, tương quan giữa các phân ngành trong cơ cấu
kinh tế nội bộ ngành nơng nghiệp sẽ có những chuyển biến quan trọng theo hướng
đa dạng hố sản phẩm. Đó chính là sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công
lao động xã hội trong sản xuất nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp phản ánh sự phân cơng lao động
theo hướng chun mơn hố sản xuất, được hình thành dựa trên các mối quan hệ
giữa các đối tượng khác nhau của nền sản xuất, sản xuất càng phát triển thì tập hợp
ngành kinh tế càng đa dạng. Xem xét cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp
khơng chỉ dựa trên tiêu chí giá trị, mà cịn phải phân tích chỉ tiêu lao động, chỉ tiêu
vốn đầu tư…. Tổng hợp các chỉ tiêu đó phản ánh thực trạng cơ cấu kinh tế nội bộ
ngành nông nghiệp.
Cơ sở của cơ cấu ngành là sự phân công lao động xã hội; phân công lao
động xã hội càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng được phân chia đa dạng. Tiền đề
của sự phân công lao động là năng suất lao động nông nghiệp. Trước hết, năng suất
lao động của khu vực sản xuất lương thực phải đạt tới một giới hạn nhất định, đảm
bảo lương thực cần thiết cho xã hội. Đây là cơ sở quan trọng cho sự phân công
giữa những người sản xuất lương thực với những người chăn nuôi và các ngành
nghề khác trong nông nghiệp (La Hoàn, 2014).
Cơ cấu thành phần kinh tế: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau
trong nền kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng là một tất yếu khách quan
trên con đường đi lên của đất nước. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp
luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh. Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta gồm:
Kinh tế nhà nước: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật
chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và
điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Doanh nghiệp nhà nước
là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nhà nước, được củng cố và phát triển trong
các ngành và lĩnh vực then chốt, trọng yếu của nền kinh tế, đảm đương hoạt động

7


của các thành phần kinh tế khác khơng có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh

doanh. Trong nông nghiệp, nông thôn, kinh tế nhà nước cần tập trung vào các lĩnh
vực quy hoạch sản xuất, cơ giới hoá, phát triển thuỷ lợi và kết cấu hạ tầng nông
thôn, hỗ trợ vốn và khoa học công nghệ cho nông nghiệp; đào tạo cán bộ quản lý
và cán bộ khoa học kỹ thuật; giữ vai trị quan trọng trong việc hình thành công
nghiệp chế biến nông sản, cung ứng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông
nghiệp, tham gia quản lý tài nguyên.
Kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là kinh tế hợp tác xã
và tổ liên kết sản xuất là hình thức liên kết tự nguyện của người lao động, kết hợp
sức mạnh tập thể với sức mạnh của các thành viên để giải quyết có hiệu quả những
vấn đề sản xuất - kinh doanh và đời sống, phát triển trên ngun tắc tự nguyện,
bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Bối cảnh phát triển hiện nay đòi hỏi phải
chú trọng các hình thức hợp tác và hợp tác xã cung ứng dịch vụ, vật tư và tiêu thụ
sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại; mở rộng các hình thức kinh tế hỗn
hợp, liên kết, liên doanh giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế; kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước phải vươn lên nắm vai trò
chủ đạo và trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế cá thể và tiểu chủ: Kinh tế cá thể và tiểu thủ được khuyến khích
phát triển ở cả thành thị và nông thôn, trong các ngành nghề khơng bị hạn chế, có
thể tồn tại độc lập hoặc tham gia vào các hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp
bằng nhiều hình thức. Trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay kinh tế hộ
gia đình - một bộ phận kinh tế cá thể - tiểu chủ - đóng vai trị đặc biệt quan trọng.
Nhà nước khuyến khích phát triển trang trại hộ gia đình nhằm khai thác đất trống,
đồi núi trọc, mặt nước và đất hoang hoá để phát triển sản suất.
Kinh tế tư bản tư nhân: Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát
triển khơng hạn chế về quy mơ trong những ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn mà
pháp luật khơng cấm; được khuyến khích hợp tác, liên doanh với nhau và liên
doanh với doanh nghiệp nhà nước, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần và bán cổ
phần cho người lao động.
Kinh tế tư bản nhà nước: Kinh tế tư bản nhà nước tồn tại dưới các hình
thức liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngồi nước, hình

thức này phát triển ngày càng đa dạng.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là một
bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển, hướng

8


mạnh vào sản xuất – kinh doanh hàng hoá, dịch vụ suất khẩu, hàng hố và dịch vụ
có cơng nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng (La Hoàn, 2014).
Cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ: Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ phản ánh sự
phân công lao động xã hội về mặt không gian, địa lý. Trong nông nghiệp, cơ cấu
kinh tế vùng, lãnh thổ dựa trên điều kiện riêng, đặc thù về tiềm năng, thế mạnh của
mỗi vùng trong phạm vi quốc gia hay các địa phương. Cơ cấu kinh tế vùng lãnh
thổ phản ánh sự khác nhau về điều kiện sản xuất của mỗi vùng nhưng được đặt
trong sự thống nhất chung của tồn bộ nền nơng nghiệp. Việc phân vùng kinh tế
nông nghiệp theo vùng lãnh thổ không đồng nghĩa với việc phân chia địa giới hành
chính và là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định và thực thi chiến lược, kế hoạch
và chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Mục
đích của phân vùng là nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, khắc phục
mặt hạn chế của từng vùng trong tổng thể chung của cả nước, tạo ra sự liên kết bổ
sung và hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng. Quan trọng hơn là mở ra hướng chun
canh sản xuất nơng sản hàng hố đặc trưng của mỗi vùng với khối lượng lớn, năng
suất cao, chất lượng tốt, thuận lợi cho việc chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản
phẩm, góp phần phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất mới, sản xuất hàng
hoá đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế vùng cần chú trọng tác động vĩ
mô của Nhà nước thơng qua hệ thống các chủ trương, chính sách, khuyến nơng,
xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách thuế ưu đãi, chính sách trợ giá, tín dụng ưu
đãi và những thông tin cần thiết.
Cơ cấu kinh tế theo quy mô và trình độ cơng nghệ: Cơ cấu kinh tế xét

theo quy mơ và trình độ cơng nghệ có vai trị rất quan trọng trong quản lý kinh tế.
Cơ cấu quy mô các cơ sở sản xuất - kinh doanh vừa nói lên mức độ tập trung hố
sản xuất của nền kinh tế, vừa nói lên khả năng linh hoạt, mềm dẻo của các loại
hình tổ chức sản xuất. Cơ cấu trình độ cơng nghệ phản ánh chất lượng và hàm
lượng khoa học, công nghệ và tri thức trong nền kinh tế. Trình độ cơng nghệ của
sản xuất được đặc trưng bởi đặc điểm của công nghệ sản xuất và quản lý. So với
khu vực cơng nghiệp và dịch vụ, trình độ cơng nghệ chúng trong sản xuất nơng
nghiệp cịn lạc hậu. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đã
làm cho kỹ thuật về giống, phân bón, tưới tiêu bảo vệ thực vật… từng bước được
đổi mới và áp dụng ngày càng có hiệu quả vào sản xuất nơng nghiệp. Q trình cơ
giới hố nơng nghiệp đã thâm nhập vào các khâu làm đất,

9


gieo cấy và chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm… làm cho năng xuất lao
động ngày càng tăng. Đặc biệt, sự tác động của công nghiệp vào khâu chế biến đã
làm tăng chất lượng và giá trị hàng hoá của sản phẩm nơng nghiệp, từ đó mang lại
thu nhập cao hơn cho người sản xuất nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức sản xuất: Sự tồn tại của các thành
phần kinh tế trong nông nghiệp luôn gắn liền với các hình thức sản xuất
- kinh doanh nhất định như kinh tế hộ nông dân tự chủ, hợp tác xã, trang trại,
doanh nghiệp, trạm giống, trạm kỹ thuật, các tổ chức khuyến nơng… Việc lựa
chọn các hình thức sản xuất trong nông nghiệp phải dựa trên cơ sở sự phát triển
của lực lượng sản xuất và các điều kiện thực tế cụ thể khác.
Ngoài các cách tiếp cận nói trên, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn được xem
xét dưới các góc độ khác như lao động, thị trường, sản phẩm dưới hình thái hiện
vật và giá trị, trình độ xã hội hố, trình độ phân cơng, hợp tác trong nước và quốc
tế….(La Hoàn, 2014).
2.1.1.3. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Đây là khái niệm mới được đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây và chưa
có định nghĩa chính thức về “tái cơ cấu” nói chung và “tái cơ cấu ngành nơng
nghiệp” nói riêng. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể hiểu: Tái cơ cấu là sự
thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ
thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác
định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực của tổ
chức hay doanh nghiệp.
Tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn,
chiến lược, cơ cấu lại tồn bộ tổ chức có tính hệ thống; cấp độ thấp là sự chuyển
đổi quy trình hoạt động và cũng có thể bao gồm cả hai cấp, vừa thay đổi tầm nhìn
chiến lược, vừa thực hiện tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp (Hồng Hạnh Hoa,
Ngơ Bảo Anh, 2011).
Trong lĩnh vực kinh tế, những mối quan hệ bền vững giữa các chủ thể kinh tế
bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế ngồi nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài, hay giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế: ngành kinh tế công nghiệp,
ngành kinh tế nông nghiệp, ngành kinh tế dịch vụ, có thể là phương thức tạo ra của
cải vật chất ( mơ hình tăng trưởng kinh tế), mối quan hệ giữa nhà nước và thị
trường, tương quan giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh…

10


Ngày 19/2/2013 Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 399/2013/QĐTTg phê duyệt đề án tổng thể về “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn giai
đoạn 2013-2020” với các mục tiêu tổng quát và cụ thể như sau:

+
Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
lộ trình và bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mơ hình tăng

trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
+
a)

Ba mục tiêu cụ thể gồm:

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập

hệ thống địn bẩy khuyến khích hợp lý, ổn định và dài hạn, nhất là ưu đãi về thuế
và các biện pháp khuyến khích đầu tư khác, thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn
lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực
cạnh tranh.
b)

Hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng

cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh
vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các
ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực.
c)

Từng bước củng cố nội lực của nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế và

củng cố vị thế quốc gia trên trường quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Như vậy, khái niệm “tái cơ cấu kinh tế” trong
đề án này được hiểu là quá trình tiếp tục cải cách kinh tế ở Việt Nam nhằm đưa tới
mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế đến năm 2020. Ở đây vấn đề quan trọng của tái cơ cấu là cơ cấu kinh tế

phải tạo ra mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, có hiệu quả cao hơn và nâng cao
được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đến năm 2020.
Sau Quyết định số 399/2013/QĐ-TTg, Thủ tướng CP tiếp tục ban hành
Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg ngày 13/6/2013 phê duyệt đề án“Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”
với các mục tiêu:
a)
Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua
tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị

11


hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ
tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6% - 3,0%/năm trong giai đoạn 2011
-

2015, từ 3,5 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

b)

Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm

bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài,
góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nơng thơn
tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nơng thơn mới là 20% vào năm
2015 và 50% vào năm 2020.
c)

Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính


và các tác động tiêu cực khác đối với mơi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi
trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, nâng tỷ
lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42 - 43% năm 2015 và 45% vào năm 2020, góp
phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia. Như vậy, theo QĐ
899/2013/QĐ-TTg thì tái cơ cấu ngành nông nghiệp được hiểu là phát triển nông
nghiệp giai đoạn 2013-2020 theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng
với tốc độ từ 3,5 - 4,0%/năm giai đoạn 2016-2020; nâng cao mức sống của người
dân nông thôn vào năm 2020 bằng 2,5 lần năm 2008, số xã đạt tiêu chí NTM là
50%, nâng tỷ lệ che phủ rừng tồn quốc lên 45%.
Từ đó, có thể tạm hiểu “Tái cơ cấu nơng nghiệp” là: “Q trình tiếp tục
phát triển nơng nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo
nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào
để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho tồn ngành, là
q trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các chuyên ngành nhằm
tạo ra các nơng sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị
trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho
nơng dân và đảm bảo tính bền vững”.
2.1.1.4. Tái cơ cấu theo hướng hiệu quả
Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả được thể hiện cụ thể
ở sự gia tăng trong một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất như:
-

Hiệu quả sử dụng ruộng đất (tính theo giá trị)

-

Thu nhập trên một đơn vị diện tích đất đai

-


Năng suất cây trồng và năng suất vật nuôi

-

Giá trị các loại sản phẩm sản xuất và dịch vụ

12


-

Giá trị tổng thu nhập

-

Hiệu quả vốn đầu tư

-

Năng suất lao động nơng nghiệp

-

Thu nhập bình qn một khẩu, một hộ lao động nơng nghiệp…

Bên cạnh đó cịn một số chỉ tiêu khác phản ánh kết quả của việc tái cơ cấu
sản xuất nông nghiệp như: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội (y tế, giáo
dục, đời sống của cộng đồng dân cư…).
Các chỉ tiêu trên có thể phản ánh cơ cấu kinh tế và hiệu quả của việc tái cơ

cấu sản xuất nông nghiệp trong cả nước, từng vùng lãnh thổ và các thành phần
kinh tế. Tùy thuộc từng phạm vi nghiên cứu mà sử dụng các chỉ tiêu, phương pháp
cho phù hợp.
2.1.1.5. Tái cơ cấu theo hướng phát triển bền vững
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, tái cơ cấu kinh tế phải đáp ứng được
các yêu cầu:
Tái cơ cấu kinh tế phải thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, ổn
định, cân đối, hài hòa giữa các địa phương, các vùng, đặc biệt giữa nông thôn và
thành thị. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Tái cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế hiệu quả, ổn định,
không phá vỡ kết cấu nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hiện tại và nâng cao đời sống
của nhân dân, tránh được sự suy thối hoặc trì trệ trong tương lai, sự phát triển cân
đối, hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực lãnh thổ. Để đáp ứng
được những yêu cầu này, bản thân tái cơ cấu phải theo hướng tỷ trọng các ngành
công nghiệp và dịch vụ hay các ngành phi nông nghiệp ngày càng lớn, tỷ trọng
ngành nông nghiệp giảm đi; tỷ trọng các ngành chế biến, chăn nuôi ngày càng lớn,
tỷ trọng ngành trồng trọt giảm đi; tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần,
nhưng vẫn đảm bảo giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành, lĩnh vực, tỷ trọng khu
vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên; bảo đảm mức độ
bền vững của các sản phẩm chủ lực trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ; bảo đảm sự hài hòa về tăng trưởng giữa các vùng lãnh thổ chậm phát
triển và các vùng lãnh thổ phát triển. Khi có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ
có khả năng tăng mức tích lũy để đầu tư cải tạo cơ cấu kinh tế hướng tới trạng thái
hiện đại hơn, hiệu quả hơn (Hồng Hạnh Hoa và Ngơ Bảo Anh, 2011).

13


×