Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Thành Phố Hải Phòng Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Đến Năm 2020, Định Hướng Đến Năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.84 KB, 123 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG NÂNG CAO
GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Đơn vị tư vấn
TRUNG TÂM QH&PTNT II
GIÁM ĐỐC

Trần Anh Hùng


Hải Phòng-Năm 2016

2


MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Sự cần thiết của đề án
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và
PTNT có Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 yêu cầu, hướng dẫn
các địa phương những nội dung, giải pháp cơ bản trong việc thực hiện tái cơ cấu
ngành nông nghiệp; UBND thành phố Hải Phòng có Quyết định số 1658/QĐUBND ngày 31/7/2014 về phê duyệt đề cương, kinh phí lập Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp thành phố Hải Phòng; Nghị quyết số 12-NQ/ĐH ngày 24/10/2015 Đại


hội Đảng bộ thành phố Hải phòng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã nêu rõ “đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy
mạnh thu hút đầu tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; đẩy mạnh thực hiện Đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững đến năm 2020, định hướng 2030.
Những năm vừa qua, ngành nông nghiệp Hải Phòng có bước phát triển khá
toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực, từng bước
đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao giá trị gia tăng; tốc độ tăng trưởng GTSX
toàn ngành trong 5 năm (2010-2014) là 3,18%/năm. Cơ cấu GTSX chuyển dịch
đúng hướng theo mục tiêu đặt ra, tăng thủy sản, giảm nông nghiệp và lâm nghiệp
(năm 2000 cơ cấu nhóm ngành N-L-TS là 84,73% - 1,34% - 13,93%, đến năm
2014 cơ cấu tương ứng 66,08% - 0,27% - 33,65%); tỷ trọng đóng góp vào GDP
của thành phố là 8,03%.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của thành phố đang có những khó khăn, hạn
chế: đất sản xuất manh mún, phát triển ngành dựa trên kinh tế hộ là chủ yếu; liên
kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm còn yếu; phát triển thị trường hạn chế;
năng suất và chất lượng nông sản thấp, chế biến kém phát triển; mức đầu tư, hỗ trợ
cho nông nghiệp, nông thôn hạn chế; các giải pháp thực hiện chưa tạo sự đột phá;
chuyển đổi lao động nông nghiệp sang lĩnh vực kinh tế khác chậm…nhất là trong
xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc ký kết các hiệp định kinh tế của Việt Nam
với các nước trong và ngoài khu vực như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do
FTA Việt Nam – EU, 3 FTA vừa ký với Lào, Liên minh kinh tế Á – Âu, Hàn
Quốc, Nhật Bản…đã tạo ra nhiều thách thức đối với sản xuất nông nghiệp nước ta,
trong đó thành Phố Hải Phòng là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước, là
địa phương chịu tác động trước hết trong cạnh tranh sản phẩm nông sản. Do vậy,
3


cần có chính sách đồng bộ của Trung ương và thành phố; cần phải có sự vào cuộc

quyết liệt của cả hệ thống chính trị và hỗ trợ của ngành công nghiệp, dịch vụ.
Vì vậy, Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thành phố Hải Phòng theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030” đã được xây dựng.
2. Cơ sở pháp lý của đề án
- Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về Xây dựng
và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành
phố Hải Phòng;
- Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết sô 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa
IX “Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”;
- Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Hải Phòng đến năm 2020;
- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến

năm 2025 và tầm nhìn năm 2050;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và
định hướng đến năm 2020”;

4


- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020;
- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
2013-2020;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững;
- Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ vê chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và

PTNT phê duyệt Đề án phát triển ngành Trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/06/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo
Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Thủy lợi;
- Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT, ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015
và giai đoạn 2016 – 2020;
5


- Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về phê duyệt kế hoạch đổi mới phát triển các hình thức tổ chức kinh tế
hợp tác trong sản xuất nông nghiệp;
- Quyết định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/11/2014 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về phê duyệt kế hoạch đổi mới tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014 - 2020;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm
chủ yếu;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 16/7/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ
thành phố khoá XIV về xây dựng nông thôn mới Hải Phòng đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020;
- Kết luận số 13-KL/TU ngày 25/3/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về
đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy (khóa
XII) và Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đổi mới,
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tại Hải Phòng;
- Kế hoạch số 72-KH/TU ngày 17/3/2014 của Ban Thưởng vụ Thành ủy về
triển khai thực hiện Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 32/NQ/TW của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát
triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
- Nghị quyết số 10/2007/NQ-HĐND ngày 25/9/2007 của HĐND thành phố
Hải Phòng về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản
thành phố;
- Nghị quyết số 14/2014/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của HĐND thành phố
về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2011-2015;
- Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 của HĐND thành phố
về nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng giai đoạn
2012-2015, định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết số 21/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND thành phố
về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế thành phố đảm bảo yêu cầu phát
triển nhanh, bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Nghị quyết số 12-NQ/ĐH ngày 24/10/2015 Đại hội đại biểu Đảng bộ thành
phố Hải Phòng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020;
- Nghị quyết số 25/2015/NQ- HĐND ngày 18/12/2015 của HĐND thành

phố về việc thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2016- 2025, định hướng đến năm 2030.
6


- Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 27/6/2007 của UBND thành phố về
việc phê duyệt Đề án rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp,
nông thôn Hải Phòng đến năm 2020;
- Quyết định số 1342/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND thành phố về
phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2012;
- Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của UBND thành phố về
việc phê duyệt Chương trình triển khai thực hiện Mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2010, định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
2013-2020;
- Quyết định số 1658/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND thành phố về
phê duyệt Đề cương, kinh phí lập đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố
Hải Phòng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định số 2851/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng
nghề thành phố Hải Phòng đến năm 2020;
- Quyết định số 2914/QĐ-UBND ngày 24/12/1014 của Ủy ban nhân dân
thành phố về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất trồng lúa thành phố Hải Phòng đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Kế hoạch số 3075/KH-UBND ngày 28/5/2012 của UBND thành phố về Hỗ
trợ nghề cho lao động nông thôn năm 2012.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN


Điều tra đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ngành nông nghiệp giai
đoạn 2005-2014 (giai đoạn 2005-2010 và 2010-2014); dựa trên cơ sở những luận
cứ khoa học và thực tiễn phát triển, đề xuất nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp
thành phố Hải Phòng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
đến năm 2020, định hướng 2030.
III. YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng là đề án khung
chính, đề án mở, và sẽ liên tục được cập nhật sau từng giai đoạn, đáp ứng được yêu
cầu:
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng phải phù hợp với định
hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước, phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố và đáp ứng yêu cầu phát triển vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.
- Chuyển sang nền sản xuất hàng hóa với những sản phẩm có sức cạnh tranh
cao trong nước và quốc tế; nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho nông dân;
7


gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; thích ứng với biến đổi khí hậu và
bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững.
- Tăng cường sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, xã hội trong quá trình
thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát huy vai trò của các tổ chức, cộng
đồng.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu
Các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp; những
vấn đề liên quan tác động đến sản xuất nông nghiệp (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nguồn lực trong sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn, hình thức tổ chức sản
xuất, khoa học công nghệ, thị trường…); lao động và việc làm trong nông nghiệp,

nông thôn.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Hải
Phòng có hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Thời gian: Số liệu hiện trạng giai đoạn 2005-2014 (chia ra 2 giai đoạn
2005-2010 và 2010-2014), định hướng đến năm 2020, 2030.
- Quy mô: Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, đề xuất các định
hướng chính trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, làm cơ sở cho việc triển khai các
chương trình, kế hoạch hành động của thành phố về phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
- Đề án không nghiên cứu chi tiết việc cân đối hoặc phân bổ nguồn lực cho
phát triển nông nghiệp như các báo cáo quy hoạch về nông nghiệp, nông thôn đã
được xây dựng.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: các cơ quan Trung ương (Tổng
cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và PTNT…) và các cơ quan thành phố Hải Phòng
(Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ban, ngành có liên quan…).
- Điều tra, khảo sát thực địa: Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập dữ liệu
sơ cấp (từ lãnh đạo, cán bộ địa phương, nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
nhóm, hộ nông dân…) phục vụ phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất,
về lợi thế so sánh, chi phí, lợi ích, tiềm năng lợi thế, hiệu quả kỹ thuật… của ngành
nông nghiệp. Điều tra mẫu một số mô hình phát triển sản xuất theo nhóm ngành
hàng.
3.2. Tham vấn chuyên gia, hội thảo, hội nghị
- Sử dụng phương pháp chuyên gia và hội thảo để lấy ý kiến về ý tưởng xây
dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hải Phòng.

8



- Tham vấn các chuyên gia trong Tiểu ban tư vấn để đưa ra các định hướng
phát triển nông nghiệp thành phố Hải Phòng.
- Tổ chức Hội thảo xin ý kiến các chuyên gia (nhà quản lý, nhà khoa học,
các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp, người sản xuất…) trong và ngoài thành phố
góp ý cho Đề án.
3.3. Phương pháp phân tích
- Các phương pháp thống kê mô tả, bình quân, so sánh và phân tích xu
hướng. Từ đó chỉ ra thực trạng phát triển nông nghiệp của thành phố, xác định xu
hướng phát triển và đưa ra các dự báo. Sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng
(EXCEL) để xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích tiềm năng, lợi thế - điểm yếu, khó khăn thách thức
(SWOT) của ngành nông nghiệp và một số ngành hàng chủ lực trong nông nghiệp
của thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp phân tích chuỗi giá trị (value chain analysis): để xác định vị
trí, vai trò, lợi ích của nông dân và các chủ thể khác trong chuỗi ngành hàng.
- Phương pháp tính chi phí nguồn lực trong nước, lợi thế so sánh và khả
năng cạnh tranh: Chi phí nguồn lực trong nước - DRC (Domestic Resources Cost)
là tỷ số giữa chi phí nguồn lực trong nước (như đất đai, lao động, vốn…) cùng các
đầu vào không thể trao đổi được với thị trường quốc tế tính theo giá xã hội để sản
xuất sản phẩm và ngoại tệ thu được hoặc tiết kiệm được khi sản xuất sản phẩm này
thay thế nhập khẩu. Đây là chỉ số thường dùng để đo khả năng cạnh tranh của sản
phẩm.
3.4. Phương pháp lập bản đồ chuyên ngành trong nông nghiệp
Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập, điều tra, phân tích, xây dựng các bản đồ bố
trí sản xuất trồng trọt hàng hóa tập trung, chăn nuôi tập trung, sản xuất thủy sản tập
trung, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, công nghiệp dịch vụ phụ trợ trong nông
nghiệp.

9



Phần thứ nhất
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở Vùng Đông bắc Đồng bằng sông
Hồng, có tọa độ địa lý từ 20o30’39” đến 21o01’15” vĩ độ Bắc và từ 106o23’39” đến
107o08’39” kinh độ Đông; có huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có
toạ độ từ 20o07’35” đến 20o08’35” vĩ độ Bắc và từ 107o42’20” đến 107o44’15”
kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía
Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Vị trí địa lý của Hải
Phòng có nhiều lợi thế cho việc khai thác các tiềm năng tự nhiên xây dựng thành
phố cảng hiện đại, trung tâm chính trị, kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,
cực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế “2 hành lang, 1 vành đai” (hành
lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội
- Hải Phòng; vành đai ven biển).
2. Khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước
Khí hậu gió mùa có nền nhiệt cao, độ ẩm lớn là điều kiện thuận lợi phát triển
ngành nông nghiệp đa dạng về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Hải Phòng có nguồn
nước mặt khá dồi dào, trữ lượng khoảng 34 triệu m 3, lượng mưa khá lớn, trung
bình 1.747 mm/năm. Thành phố có nguồn nước ngầm và nước mặn phong phú, là
điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất các cây trồng hàng năm.
Kết hợp với đất đai, địa hình bằng phẳng, có điều kiện hình thành các vùng chuyên
canh rau, màu, vùng lúa chất lượng cao, các cánh đồng mẫu lớn, phát triển sản xuất
hàng hóa nhiều loại nông sản nhiệt đới.
3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hải Phòng là 152,338 nghìn ha, có
địa hình đa dạng (đồng bằng, đồi núi và biển đảo). Phân tích thổ nhưỡng có 17 loại
đất khác nhau, đất đai màu mỡ, bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển các loại cây
trồng: Lúa, rau màu, hoa, cây cảnh, cây lâu năm…
Theo kết quả đánh giá phân hạng thích nghi, diện tích đất canh tác rất thích
hợp (S1) đối với lúa là 48 nghìn ha (tập trung cao ở các huyện Vĩnh Bảo, Tiên
Lãng, Thủy Nguyên). Diện tích đất canh tác rất thích hợp (S1) đối với các cây
trồng chủ lực khác: Cây ngô 45 nghìn ha, cây đậu đỗ 29 nghìn ha, cải bắp 23,7
nghìn ha, hành tỏi 17,2 nghìn ha, dưa chuột 36,5 nghìn ha, dưa hấu 14,2 nghìn ha;
cà chua 13,1 nghìn ha. Diện tích đất canh tác rất thích hợp có tiềm năng đối với
cây hoa các loại là 20 nghìn ha, khoai tây 19,4 nghìn ha, thuốc lào 17,9 nghìn ha…
10


Các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, An Dương, Kiến Thụy, An
Lão có tiềm năng lớn cho phát triển các cây trồng chủ lực. Tùy từng loại cây trồng,
hình thành những địa bàn có lợi thế khác nhau, các địa phương hoạch định những
vùng sản xuất tập trung, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Tuy nhiên “dư địa
truyền thống” lợi thế về đất đai ngày càng thu hẹp (mỗi năm có từ 500 - 700 ha đất
canh tác chuyển đổi mục đích sang đất phi nông nghiệp).
3.2. Tài nguyên biển và mặt nước nội địa
Hải Phòng là một thành phố cảng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc.
Hải Phòng có 3 ngư trường lớn: Bạch Long Vĩ, Long Châu và Cát Bà với tổng diện
tích 2.350 hải lý vuông. Tổng trữ lượng cá vùng vịnh Bắc Bộ khoảng 681.166 tấn,
khả năng cho phép khai thác tối đa 270.000 tấn. Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển ngành khai thác thủy sản và các dịch vụ hậu cần đa dạng, phong phú.
Thành phố có khoảng 17.000 ha diện tích mặt nước thuận lợi cho phát triển
nuôi các đối tượng cá lồng biển, các đối tượng nhuyễn thể, hải sâm, bào
ngư...;15.000 ha diện tích mặt nước lợ thuận lợi cho phát triển nuôi các đối tượng
thủy sản (tôm, cua, cá nước lợ, rong câu...). Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy

sản ở các loại hình mặt nước ao hồ nhỏ, mặt nước lớn, bao gồm diện tích ao hồ nhỏ
là 6.700 ha, diện tích mặt nước lớn 2.300 ha; diện tích ruộng trũng có khả năng
chuyển đổi sang phát triển nuôi thủy sản nước ngọt khoảng 4.000 ha. Tổng sản
lượng cá nuôi ước 37.000 tấn; tôm nuôi trên 5.000 tấn; cua 460 tấn; nhuyễn thể các
loại 6.093 tấn; thủy sản khác 1.054 tấn…1
Hải phòng có nguồn nước mặt khá dồi dào, trữ lượng khoảng 34 triệu m 3.
Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/km 2; nguồn
nước ngầm có chất lượng khá tốt, phân bố ở núi Đèo Thuỷ Nguyên, khu vực Quán
Trữ, Kiến An và Cát Bà.
3.3. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của Hải Phòng không lớn nhưng đa dạng, có nhiều lợi thế
phát triển. Tổng diện tích đất lâm nghiệp thành phố 24.238,1 ha. Diện tích đất lâm
nghiệp có rừng 17.989,2 ha, chiếm 74,22%. Độ che phủ của rừng và cây xanh
trồng phân tán 20,7% (trong đó độ che phủ rừng 11,8%). Trữ lượng rừng 602.270
m3 gỗ (rừng phòng hộ 252.372 m 3, chiếm 42%; rừng đặc dụng 349.897 m 3, chiếm
58%)2.
Rừng tự nhiên 10.773 ha, phân bố tập trung trên quần đảo Cát Bà; rừng
trồng 7.216,2 ha. Lâm sản ngoài gỗ, gồm các loài cây có giá trị kinh tế cao làm
dược liệu, nguyên liệu sản xuất thủ công mỹ nghệ.
Vườn quốc gia Cát Bà có diện tích rừng đặc dụng 9.931,6. Ðây là nơi hội tụ
nhiều hệ sinh thái khác nhau, có hệ động thực vật đa dạng, được UNESCO chính
thức công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2004). Nhiều loài động, thực vật
quý, hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới đang có nguy cơ tuyệt
1

Số liệu năm 2014 - Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2030
2
Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2014


11


chủng cao (có 3860 loài thực vật, động vật trên cạn và dưới biển. Trong đó có 130
loài được xác định là các loài quý hiếm đưa vào sách Đỏ Việt nam và thế giới; đặc
biệt là các loài Voọc Cát Bà, Sơn dương, Phượng hoàng, Rái cá.....)
Động vật rừng: khoảng 343 loài có xương sống ở cạn, trong đó 34 loài nguy
cấp, đặc hữu ghi trong sách đỏ Việt Nam.
II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005-2014

1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh tế Hải Phòng duy trì tốc độ tăng trưởng khá, theo số liệu Niên giám
thống kê Hải Phòng, tăng trưởng GDP giai đoạn 2005-2010 bình quân 11,3%/năm,
giai đoạn 2010-2014 là 8,71%/năm. Năm 2014, GDP thành phố tăng trưởng
8,53%; trong đó: GDP Nông lâm thủy sản tăng 0,25%; CNXD 10,8%; TMDV
8,38%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ vẫn thể hiện được thế mạnh của mình khi chiếm
gần 90% giá trị nền kinh tế của thành phố.
Bảng 1.Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố qua các năm
ĐVT: %
Ngành kinh tế
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ

Năm
2005
12,96

36,24
50,79

Năm
2010
10,01
37,15
52,84

Năm
2011
9,70
36,92
53,38

Năm
2012
9,13
36,90
53,97

Năm
2013
8,53
36,83
54,64

Năm
2014
8,03

38,35
53,62

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng các năm
Cơ cấu ngành Nông lâm thủy sản có xu hướng giảm từ 12,96% năm 2005
xuống 8,03% năm 2014.
Cơ cấu ngành Công nghiệp – xây dựng: tang từ 36,24% năm 2005 lên
38,35% năm 2014.
Cơ cấu ngành Thương mại – dịch vụ tăng từ 50,79% năm 2005 lên 54,62%
năm 2014.
Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi để thành phố tăng đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị nông sản,
tăng thu nhập cho người sản xuất.
2. Kết cấu hạ tầng
2.1. Hệ thống đường giao thông
Đường bộ có 2.359 km đường; trong đó 81,5 km đường quốc lộ, 130 km
đường tỉnh lộ, 199 km đường đô thị, 446 km đường huyện và 1.536 km đường liên
12


xã, liên thôn. Ngoài ra đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng 3 mới thông toàn tuyến,
trong đó đoạn qua TP là 33 km, góp phần hiện đại hóa hạ tầng giao thông phía Bắc
nói chung và Hải Phòng nói riêng.
Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài 120 km, trên địa bàn thành phố
có 4 ga: Vật Cách, Thượng Lý, Hải Phòng và Chùa Vẽ; năng lực vận tải 850.00 900.000 tấn/năm.
Có 12 tuyến đường sông với tổng chiều dài 226 km, khả năng lưu thông mỗi
năm hàng triệu tấn hàng hóa các loại.
Đường hàng không có 2 sân bay: Sân bay quốc tế Cát Bi cách trung tâm
thành phố 5 km, đường băng dài 2.000 m, sân ga rộng 10.000 m 2, nhà ga có thể

tiếp nhận 1.000 lượt khách/ngày; sân bay quân sự Kiến An, cách trung tâm quận
Kiến An 1 km.
2.2. Hệ thống cảng biển
Hải Phòng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả
miền Bắc. Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với
Cảng Sài Gòn là một trong hai hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam. Cảng Hải
Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng
Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.
Ngoài cảng biển, ở Hải Phòng còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức
năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu,
bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn ("tàu chuột") như cảng
sông Vật Cách, cảng sông Sở Dầu.
2.3. Hệ thống thuỷ lợi
Có 24 tuyến đê với tổng chiều dài 416,9 km, 383 cống dưới đê, 87,3 km kè,
709 trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp, 3.823 tuyến kênh chìm dài 4.044 km;
702 tuyến kênh nổi cấp I dẫn nước sau trạm bơm dài 1.296 km và hàng nghìn
tuyến kênh, cống, đập nội đồng phục vụ nhu cầu tưới, tiêu nước cho sản xuất nông
nghiệp.
2.4. Hệ thống điện
Nguồn điện cung cấp cho thành phố được lấy từ lưới điện quốc gia qua các
trạm biến áp nguồn nút 220/110 KV (trạm Hải Phòng, Vật Cách và Đình Vũ).
Dung lượng chuyển tải của hệ thống lưới 110 KV của thành phố yếu do tiết diện
dây nhỏ. Hệ thống lưới trung áp phần lớn là lưới 6 KV đã sử dụng nhiều năm, khả
năng tải của lưới yếu, chất lượng điện áp cung cấp chưa đảm bảo.
2.5. Hệ thống chợ, siêu thị
Hệ thống chợ, siêu thị đáp ứng cơ bản nhu cầu mua sắm của các tầng lớp
dân cư. Thành phố có 154 chợ (6 chợ hạng 1; 14 chợ hạng 2; 122 chợ hạng 3 và 12
chợ tạm kinh doanh hoa quả); 22 siêu thị, trong đó có 3 siêu thị loại 1 (siêu thị
3


Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105km, điểm đầu giao cắt với vành đai 3 (cách cầu Thanh Trì 1 km về phía Bắc
Ninh) thuộc phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội); điểm cuối dự án tại cảng Ðình Vũ (quận Hải An, TP Hải
Phòng)

13


BigC Hải Phòng, siêu thị Metro Hồng Bàng và Co.opmart Hải Phòng); 10 trung
tâm thương mại, trong đó có 3 trung tâm thương mại loại 1 là TD Plaza, Cát Bi
Plaza và Vincom.
3. Nguồn nhân lực
Năm 2014, dân số Hải Phòng là 1.946,013 nghìn người, trong đó khu vực
nông thôn 1.036,9 nghìn người (chiếm 53,28%). Mật độ dân số 1.274 người/km 2
(khu vực nông thôn 970 người/km2). Lực lượng lao động trong độ tuổi của thành
phố là 1.138.000 người (bằng 59,12% tổng dân số), lao động thành thị chiếm
44,4%, lao động nông thôn chiếm 55,6%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở thành thị là
34% và ở nông thôn là 16% (cao hơn 4,9% so với vùng ĐBSH và 7,2% của cả
nước).
4. Vốn đầu tư toàn xã hội
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội toàn thành phố tăng bình quân 4,8%/năm; riêng
ngành nông nghiệp tổng vốn đầu tư toàn xã hội có tốc độ tăng cao hơn (tốc độ tăng
bình quân 5,5%/năm). Mức đầu tư cho nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với
vai trò trong việc tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
Hiệu quả đầu tư ngành nông, lâm, thủy sản ở mức khá, chỉ số ICOR 4 ngành
nông, lâm, thủy sản Hải Phòng trong những năm qua xung quanh mức 3,8; trong
khi đối với ngành công nghiệp, xây dựng là 7,4 (để tăng thêm 1 đồng GDP của
ngành NLTS cần 3,8 đồng vốn đầu tư; con số tương ứng ở ngành CN-XD là 7,4
đồng).

4


Hệ số ICOR là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế. Là chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm
trong nước(GDP).

14


Phần thứ hai
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG GIAI ĐOẠN 2005-2014

1. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp
- Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu GDP ngành nông nghiệp
Giai đoạn 2005-2010, GDP ngành nông nghiệp tăng trung bình 4,43%/năm;
giai đoạn 2010-2014 tăng 2,65%/năm. Năm 2014, GDP ngành đạt 6.364,1 tỷ đồng
(giá so sánh năm 2010). Tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp đóng góp vào GDP của
thành phố giảm từ 13% (năm 2005) xuống 10% (năm 2010) và 8,03% năm 2014.
- Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp
Giai đoạn 2005-2010, GTSX ngành nông nghiệp tăng trung bình
5,34%/năm; giai đoạn 2010-2014 tăng 3,18%/năm. So với các tỉnh trong vùng
Đồng bằng sông Hồng, tốc độ tăng trưởng GTSX Nông lâm thủy sản Hải Phòng
cao hơn so với một số tỉnh trong vùng như Thái Bình (3,74%), Hải Dương (2,7%),
Nam Định (4,94%).
Bảng 2.Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản
qua các năm
Ngành kinh tế


ĐVT

Giá trị sản xuất (giá HH)
1. Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2. Lâm nghiệp
3. Thủy sản
Cơ cấu
1. Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2. Lâm nghiệp
3. Thủy sản

tỷ.đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
%
%
%
%
%
%

%

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2014

4.354,70
3.323,10
2.091,30
1.159,50
72,3
33,6
998

12.018,50
9.031,10
4.891,20
3.919,00
220,9
49,1
2.938,30

18.196,50
12.024,00
5875
5531,4
617,6
49,1

6123,4

76,31
62,93
34,89
2,18
0,77
22,92

75,14
54,16
43,39
2,45
0,41
24,45

66,08
48,86
46,00
5,14
0,27
33,65

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng các năm
Cơ cấu GTSX nội ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm
nghiệp, tăng tỷ trọng thủy sản: năm 2005, cơ cấu GTSX nông nghiệp - lâm nghiệp
15


- thủy sản là 76,31% - 0,77% - 22,92%; năm 2010 chỉ tiêu tương ứng: 75,14% 0,41% - 24,45%; năm 2014 chỉ tiêu tương ứng: 66,08% - 0,27% - 33,65%.

2. Thực trạng phát triển các nhóm ngành trong cơ cấu ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản
2.1. Ngành trồng trọt
2.1.1. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất
Giai đoạn 2005-2010, GTSX ngành trồng trọt tăng bình quân 1,9%/năm (từ
1.446,5 tỷ đồng năm 2005 lên 1.589,7 tỷ đồng năm 2010 theo giá cố định năm
1994); giai đoạn 2010-2014 tăng bình quân 0,37%/năm (từ 4.920,582 tỷ đồng năm
2010 lên 4.995,6 tỷ đồng năm 2014 theo giá so sánh năm 2010).
Tỷ trọng GTSX trồng trọt trong tổng GTSX nông nghiệp chuyển dịch theo
hướng giảm từ 62,93% (năm 2005) xuống 54,16% (năm 2010) và 48,86% (năm
2014).
Bảng 3.Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nội ngành trồng trọt thành phố
Hải Phòng qua các năm
Chỉ tiêu
I. GTSX Trồng trọt (giá HH)
1. Cây hàng năm
Cây lương thực có hạt
Rau, đậu, hoa, cây cảnh
Cây công nghiệp hàng năm
2. Cây lâu năm
Cây ăn quả
Cây công nghiệp lâu năm
II. Cơ cấu
1. Cây hàng năm
Cây lương thực có hạt
Rau, đậu, hoa, cây cảnh
Cây công nghiệp hàng năm
2. Cây lâu năm
Cây ăn quả
Cây công nghiệp lâu năm


ĐVT
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
tỷ. đồng
%
%
%
%
%
%

%
%

2005
2.091,3
1.723,4
1.118,0
488,7
89,3
367,9
273,8
5,4
100

82,4
53,5
23,4
4,3
17,6

2010
4.920,6
4.301,7
2.489,6
1.470,1
273,3
573,7
531,5
11,2
100
87,4
50,6
29,9
5,6
11,7

2014
5.875,0
5.170,0
2.833,7
1.416,5
426,3
705,0
666,9

19,8
100
88,0
48,2
24,1
7,3
12,0

13,1
0,3

10,8
0,2

11,4
0,3

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng
Cơ cấu các nhóm cây trồng trong ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng
giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực có hạt, tăng nhóm cây rau đậu-hoa cây cảnh và
công nghiệp hàng năm, giảm nhóm cây ăn quả lâu năm. Năm 204, cơ cấu các
nhóm ngành như sau:
Cơ cấu nhóm cây lương thực chiếm 48,2%, giảm 5,3% so với năm 2005;
16


Cơ cấu nhóm cây rau đậu-hoa cây cảnh chiếm 24,1%, tăng 0,7% so với năm
2005;
Cơ cấu nhóm cây công nghiệp hàng năm chiếm 7,3%, tăng 3% so với năm
2005;

Cơ cấu nhóm cây ăn quả lâu năm chiếm 11,4%, giảm 1,7% so với năm
2005.
2.1.2. Kết quả sản xuất các cây trồng chủ lực
Diện tích đất nông nghiệp của thành phố có xu hướng giảm. Năm 2005, diện
tích đất nông nghiệp thành phố là 86.591,86 ha; năm 2010 là 83.754,05 ha; năm
2014 là 81.144 ha. Diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2014 đã giảm
5.447,9 ha, tốc độ giảm bình quân 0,72%/năm. Diện tích đất trồng lúa cũng giảm
từ 48.568 ha năm 2005 xuống 46.057 ha năm 2010 và còn 45.212 ha năm 2014.
Đất trồng lúa giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng cho phát triển các ngành kinh
tế-xã hội; một phần do chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ ngành nông
nghiệp, từ diện tích đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy trồng thủy sản, cây trồng
khác có hiệu quả cao hơn.
- Cây lúa: Năm 2014 diện tích gieo trồng lúa toàn thành phố đạt 77.118 ha,
giảm 3.743,3 ha so với năm 2010 (80.861,3 ha) và giảm 11.221 ha so với năm
2005 (88.339 ha), tốc độ giảm 1,50%/năm. Năng suất lúa tăng bình quân
2,13%/năm, năm 2005 đạt 52 tạ/ha; năm 2010 đạt 60,04 tạ/ha; năm 2014 đạt 62,85
tạ/ha. Sản lượng lúa năm 2005 đạt 495.333 tấn, năm 2010 đạt 485.491 tấn, năm
2014 đạt 484.716 tấn; giảm bình quân 0,24%/năm. Bình quân sản lượng lương
thực/người năm 2005 đạt 260,5 kg; năm 2010 đạt 268,6; năm 2014 đạt 252,3 kg,
bảo đảm an ninh lương thực thành phố. Cơ cấu giống lúa chất lượng tăng, từ
22,24% năm 2005 lên 34,79% năm 2010 và 47,96% năm 2014. Các huyện sản xuất
lúa trọng điểm: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Lão và Thủy Nguyên.
Giai đoạn 2010-2014 đã xây dựng 198 vùng sản xuất lúa tập trung, diện tích
3.060 ha, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật (giống mới, cơ giới hóa…) mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn 1,8 đến 3,5 lần so với trước khi chuyển đổi.
Sản xuất lúa của Hải Phòng có ưu thế về năng suất so với các tình thành
trong vùng. Năng suất lúa của thành phố cao hơn so với mức bình quân của Đồng
bằng sông Hồng (60,2 tạ/ha) và một số tỉnh thành lân cận như Hải Dương (59,3
tạ/ha), Nam Định (60.5 tạ/ha), Hưng Yên (62,1 tạ/ha) (chi tiết xem phụ lục 5)Theo
kết quả điều tra khảo sát, tỷ số DRC/SER5 của lúa vụ Đông Xuân thành phố Hải

Phòng là 0,75, điều này cho thấy sản xuất lúa của Hải Phòng là có lợi thế cạnh
tranh. So sánh với một số địa phương khác ở một số vùng đại diện trong cả nước,
trồng lúa Đông Xuân ở Hải Phòng có lợi thế thấp hơn so với tỉnh Đồng Tháp
(DRC/SER = 0,6); Hải Dương (DRC/SER=0,59) và Thái Bình (DRC/SER=0,59).
Tuy nhiên vẫn xác định lúa là cây trồng chủ lực bởi yếu tố truyền thống và tính

5

Tỷ số chi phí nguồn lực trong nước, Nếu DRCi/SER < 1 sản phẩm i có lợi thế so sánh, nếu DRCi/SER > 1 sản
phẩm i không có lợi thế so sánh

17


chất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của loại cây này với thành phố Hải
Phòng (xem phụ lục 11).
- Cây ngô: Trồng chủ yếu vụ đông ở các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và
Thủy Nguyên. Diện tích gieo trồng ngô có xu hướng giảm: Năm 2005 đạt 1.602
ha, năm 2010 tăng lên 2.638,6 ha, năm 2014 giảm còn 1.271,8 ha; tốc độ giảm
bình quân toàn giai đoạn 2005-2014 là 2,53%/năm. Năng suất ngô tăng từ 47,4
tạ/ha năm 2005 lên 51,9 tạ/ha năm 2010. Đến năm 2014 giảm còn 49,2 tạ/ha. Sản
lượng ngô toàn giai đoạn cũng giảm: Năm 2005 đạt 7.591 tấn, năm 2010 tăng lên
13.693 tấn, năm 2014 giảm còn 6.263 tấn.
- Nhóm cây rau đậu thực phẩm: Diện tích gieo trồng có xu hướng tăng, năm
2005 đạt 12.135 ha, năm 2010 đạt 13.795 ha, năm 2014 đạt 15.068 ha (diện tích
rau chuyên canh 683,5 ha). Diện tích trồng rau tập trung ở các huyện: Vĩnh Bảo
(4.253 ha), Tiên Lãng (4.349 ha), An Dương (1.665,3 ha), Thủy Nguyên (1.745
ha), Kiến Thụy (1.459,9 ha). Năng suất ổn định ở mức 200-220 tạ/ha; năm 2005
đạt 207,4 tạ/ha, năm 2010 đạt 220 tạ/ha, năm 2014 đạt 215 tạ/ha. Sản lượng tăng
qua các năm, từ 242,6 nghìn tấn năm 2005 lên 304,4 nghìn tấn năm 2010 và đến

năm 2014 đạt 324 nghìn tấn.
+ Cây khoai tây: Năm 2005, diện tích trồng cây khoai tây là 1.222 ha, năm
2010 là 1.128,6 ha, năm 2014 có diện tích 1.279,3 ha, chủ yếu ở 2 huyện Tiên
Lãng (tại các xã Cấp Tiến, Tiên Thanh, Khởi Nghĩa, Quyết Tiến…), huyện Vĩnh
Bảo (tại các xã Hùng Tiến, Việt Tiến, Vĩnh Long, Thắng Thủy); quy mô từ 30-50
ha/xã. Năng suất khoai tây năm 2005 đạt 150,2 tạ/ha; năm 2010 đạt 158,02 tạ/ha;
năm 2014 đạt 178,18 tạ/ha. Sản lượng khoai tây năm 2005 đạt 18.319 tấn, năm
2010 đạt 17.834 tấn, năm 2014 đạt 22.794,4 tấn.
+ Nhóm rau chất lượng: dưa chuột, ớt, dưa hấu, bí xanh, bí đỏ, bắp cải, hành
tỏi gieo trồng chủ yếu ở huyện Vĩnh Bảo (xã Dũng Tiến, Giang Biên, Việt Tiến,
Tân Liên); huyện An Dương (xã Hồng Phong, An Hòa, Đại Bản); huyện Tiên Lãng
(xã Vinh Quang, Tiên Hưng, Đông Hưng, Khởi Nghĩa, Tiên Thanh, Cấp Tiến,
Quang Phục, Toàn Thắng, Tiên Thắng, Đoàn Lập); huyện Kiến Thụy (xã Tú Sơn,
Đoàn Xá, Tân Phong, Đại Đồng, Thuận Thiên…). Diện tích tăng từ 2.602 ha năm
2005 lên 3.665,6 ha năm 2010 và đạt 4.050,4 ha năm 2014. Sản lượng năm 2005
đạt 53.423 tấn, năm 2010 đạt 83.793 tấn, năm 2014 đạt 93.831,4 tấn. Sản lượng rau
màu chủ yếu tiêu thụ tại chỗ chiếm 80%, xuất khẩu 5%, các tỉnh khác 15%.
Sản xuất rau đậu thực phẩm của Hải Phòng có ưu thế về năng suất so với các
tỉnh thành trong vùng. Năng suất rau đậu thực phẩm của thành phố cao hơn so với
mức bình quân chung của ĐBSH (156,2 tạ/ha) và một số tỉnh thành có sản xuất rau
an toàn khá phát triển và đã được khẳng định như Hà Nội (202,10 tạ/ha), Hưng
Yên (213,3 tạ/ha), Vĩnh Phúc (199,3 tạ/ha)...Có thể nói nhóm cây rau đậu thực
phẩm của Hải Phòng có lợi thế về tiềm năng phát triển và xu hướng tiêu dùng.
Theo kết quả điều tra khảo sát 2 loại cây: khoai tây và hành lá; tỷ số DRC/SER của
khoai tây là 0,5; hành lá 0,6; điều này cho thấy khoai tây và hành lá của Hải Phòng
có lợi thế cạnh tranh khá cao, là sản phẩm có hiệu quả kinh tế (xem phụ lục 13 và
14).
18



- Cây hoa, cây cảnh: Diện tích hoa, cây cảnh năm 2005 đạt 634 ha, năm
2010 đạt 508,9 ha; năm 2014 là 518,7 ha (giảm 115,3 ha so với năm 2005), giá trị
sản xuất 115,09 tỷ đồng (221,87 triệu đồng/ha); vùng hoa cây cảnh được tập trung
sản xuất chủ yếu ở huyện An Dương và Thuỷ Nguyên; bao gồm các loại hoa (lay
ơn, loa kèn, hoa ly, cúc, hoa hồng); cây cảnh (đào, quất, hải đường…); từng bước
áp dụng tiến bộ kỹ thuật theo hướng công nghệ cao (giống sạch bệnh, trồng trong
nhà lưới; điều khiển mùa vụ thu hoạch; tưới nhỏ giọt…); nâng cao năng suất, chất
lượng và thu nhập cho người sản xuất.
- Cây thuốc lào: Diện tích trồng thuốc lào tăng từ 2.138 ha năm 2005 lên
2.436 ha năm 2010 và 2.507,5 ha năm 2014. Năng suất năm 2005 đạt 16 tạ/ha;
năm 2010 đạt 16,7 tạ/ha; năm 2014 ổn định mức 16,7 tạ/ha. Sản lượng tăng từ
3.416 tấn năm 2005 lên 4.080 năm 2010 và đạt 4.176,8 tấn năm 2014. Thuốc lào
được trồng chủ yếu tại huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo.
Là một trong số ít tỉnh thành trồng thuốc lào, Hải Phòng có điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng thích hợp với loại cây trồng này. So sánh với Nam Định, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An là những địa phương có diện tích khá lớn, thuốc lào
Hải Phòng vẫn chiếm ưu thế về năng suất 6. Theo kết quả tổng hợp số liệu điều tra
cho thấy tỷ số DRC/SER của thuốc lào là 0,53, cho thấy cây thuốc lào của Hải
Phòng có lợi thế cạnh tranh khá cao. (xem phụ lục 15).
- Nhóm cây ăn quả (vải, chuối, quýt, bưởi…): Năm 2005 diện tích gieo
trồng 6.129,1 ha; năm 2010 diện tích 5.893,5 ha, năm 2014 diện tích 5.960,9 ha.
Cây ăn quả tập trung tại các huyện: Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão,
Kiến Thụy, An Dương, Cát Hải. Giá trị sản xuất cây ăn quả năm 2014 đạt
502.819,6 triệu đồng theo giá so sánh năm 2010 (84,35 triệu đồng/ha).
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng; Báo cáo thường
niên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng).
2.1.3. Đánh giá chung
a) Kết quả đạt được
Giá trị sản xuất của ngành có sự tăng trưởng qua từng giai đoạn. Cơ cấu
ngành chuyển dịch đúng hướng. Quá trình dồn, đổi tạo vùng sản xuất tập trung đạt

được kết quả. Diện tích đất dồn, đổi đạt 15.618 ha; diện tích đất chuyển đổi tạo
vùng sản xuất tập trung đến năm 2014 là 2.379,5 ha (sản xuất lúa 1.698,8 ha; rau,
màu 504,6 ha; vùng cây ăn quả 124,1 ha, vùng hoa 52 ha). Xây dựng được các mô
hình sản xuất tập trung, có hiệu quả cao. Đến năm 2014 đã xây dựng 46 mô hình
cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, rau màu; diện tích 1.862,5 ha (20 - 30 ha/mô
hình). Các mô hình đã đạt được hiệu quả cao như mô hình ớt doanh thu 300 - 350
triệu đồng/ha; hoa, cây cảnh đạt trên 500 triệu đồng/ha; vùng chuyên canh rau chất
lượng cao đạt trên 200 triệu đồng/ha.

6

Theo số liệu thống kê nông lâm thủy sản năm 2014 của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, năng suất thuốc
lào của Nam Định là 10 tạ/ha; Ninh Bình 10 tạ/ha; Thanh Hóa 15 tạ/ha; Thanh Hóa 15 tạ/ha; đều thấp hơn so với
mức 16,7 tạ/ha của Hải Phòng

19


Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phương pháp canh tác đã đi vào sản
xuất và đạt được nhiều kết quả. Ứng dụng giống cây trồng ưu thế lai năng suất,
chất lượng cao; hàng năm sản xuất hàng trăm tấn giống lúa, 2 - 3 triệu cây giống
(cây ăn quả và hoa chất lượng cao). Ứng dụng tiến bộ thâm canh lúa cải tiến (SRI),
thực hiện chương trình ba giảm, ba tăng; sản xuất lúa theo hướng VietGAP. Sản
xuất và sử dụng giá thể trong trồng hoa, rau; ứng dụng tưới tiết kiệm (tưới nhỏ
giọt, tưới phun sương); màng che phủ cây trồng; sử dụng phân bón NPK, vi sinh,
hữu cơ sinh học…; thuốc trừ sâu sinh học. GTSX tính trên 1 ha đất canh tác (tính
theo giá hiện hành) năm 2005 là 36,51 triệu đồng/ha; năm 2010 là 84,59 triệu
đồng/ha; năm 2014 là 133,71 triệu đồng/ha.
Cơ giới hóa trong sản xuất được quan tâm, hỗ trợ đầu tư. Đến năm 2014 đã
hỗ trợ mua 159 máy nông nghiệp (hỗ trợ 50% giá): 58 máy làm đất trên 24 CV; 7

giàn gieo hạt tự động trong sản xuất mạ; 52 máy cấy; 57 máy gặt đập liên hợp; 6
kho lạnh; 6 máy phun thuốc bảo vệ thực vật trên diện tích 1.880 ha (cơ giới hóa
đồng bộ trong sản xuất lúa từ làm đất, gieo cấy, thu hoạch....), đạt 4,74% diện tích
gieo cấy; đã giảm chi phí 17,91 - 26,26%; năng suất lúa tăng 4,25 - 9,82 tạ/ha; lãi
thuần tăng 6 - 15% so với sản xuất đại trà.
b) Những tồn tại, hạn chế
Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành trồng trọt có xu hướng chậm lại (giai đoạn
2005-2010 tăng trưởng bình quân 1,9%/năm; giai đoạn 2010-2014 tăng
0,37%/năm). Chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất
hàng hóa; chưa tập trung vào khâu đột phá trong sản xuất các sản phẩm chủ lực.
Quỹ đất trồng trọt ngày càng giảm do quá trình phát triển đô thị và công
nghiệp. Đất đai manh mún, quy mô nhỏ, chưa tạo được vùng trồng trọt tập trung,
áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; công tác dồn điền, đổi
thửa, tích tụ ruộng đất thực hiện còn chậm. Mức độ cơ giới hoá sản xuất nông
nghiệp thấp (tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa năm 2014 chỉ đạt 4,74%;
tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa chưa đồng đều, một số khâu có tỷ lệ
cơ giới hóa thấp như khâu gieo cấy đạt 4,47%, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật 35%).
Mối liên kết giữa sản xuất với thị trường đã từng bước hình thành nhưng
chưa chăt chẽ; chưa sản xuất theo chuỗi nên thu nhập và hiệu quả kinh tế trong sản
xuất có xu hướng giảm. Công tác kết nối với thị trường đang gặp khó khăn, bộc lộ
rõ nhất là ở sản phẩm rau, hoa, thuốc lào do chủ yếu tiêu thụ qua đường tiểu ngạch,
tư thương; khả năng thu mua của doanh nghiệp đối với sản phẩm trồng trọt không
cao. Việc phát triển các sản phẩm hàng hóa nhằm khai thác thế mạnh về vị trí địa
lý, là cực tam giác của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng
– Quảng Ninh) chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào trồng trọt chưa được chú
trọng. Năng suất lao động, hiệu quả từ sản xuất trồng trọt chưa cao, giá thành sản
phẩm của trồng trọt còn cao hơn so với các tỉnh lân cận, không có tính cạnh tranh
cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều, chưa có sản lượng lớn, chưa có thương
hiệu trên thị trường. Xuất hiện tình trạng nông dân bỏ ruộng không sản xuất.

20


c) Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
+ Hải Phòng chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
xâm thực mặn. Sản xuất trồng trọt bị ảnh hưởng lớn do thay đổi cực đoan về lượng
mưa, nhiệt độ và bão úng. Sâu bệnh hại diễn biến phức tạp, có nguy cơ tiểm ẩn
bùng phát dịch hại.
+ Về cơ chế chính sách: Việc giao đất cho các hộ gia đình theo Luật đất đai,
Nghị định 64 và Quyết định 03 (1993) của thành phố, chưa khuyến khích tích tụ,
tập trung ruộng đất, hiện nay đang là rào cản đối với phát triển sản xuất trồng trọt
theo hướng bền vững, chất lượng và hiệu quả; thiếu chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác. Đầu tư hỗ trợ chưa gắn với phát triển theo chuỗi
liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Môi trường cạnh tranh gay gắt, thị trường diễn biến phức tạp. Các sản
phẩm trồng trọt của tỉnh thành trong cả nước, ngoài nước cạnh tranh, lấn át sản
phẩm trồng trọt của thành phố. Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, suy
thoái kinh tế làm giảm sức mua của thị trường.
+ Quá trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp đã thu hút một lượng lớn lao
động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ làm
thiếu hụt lao động trong sản xuất trồng trọt, nhất là vào thời vụ sản xuất.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Nhận thức của một số cán bộ, cấp uỷ, chính quyền về phát triển sản xuất
trồng trọt hàng hoá còn chưa đầy đủ nên chưa có sự quan tâm chỉ đạo đúng mức;
có chính sách thực hiện không triệt để do thiếu nguồn lực tài chính hoặc không
quyết liệt trong triển khai, đôn đốc kiểm tra thực hiện, như thực hiện quy hoạch
trong lĩnh vực trồng trọt còn chậm (quy hoạch sản xuất rau an toàn, quy hoạch đất
lúa...).
+ Nguồn lực đầu tư cho phát triển trồng trọt còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu

cầu đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa; đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ thu
hoạch, bảo qủan chế biến, quản lý, giám sát dịch bệnh, thông tin thị trường, tiêu
thụ sản phẩm... còn chưa đúng mức.
+ Công tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn chậm,
trồng trọt ứng dụng công nghệ cao còn chiếm tỷ lệ rất thấp; trình độ, nhận thức của
người nông dân về sản xuất trồng trọt hàng hoá còn nhiều hạn chế; ý thức tuân thủ
các hướng dẫn, quy trình sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (RAT,
VietGAP, hữu cơ), quy định về phòng chống sâu bệnh hại cây trồng chưa cao.
2.2. Ngành Chăn nuôi
2.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất
Tăng trưởng GTSX giai đoạn 2005 – 2010 (đạt 8,33%/năm), cao hơn giai
đoạn 2010 – 2014 (đạt 3,75%/năm). Tỷ trọng GTSX chăn nuôi trong cơ cấu ngành
nông nghiệp tăng dần qua các năm, đạt 34,89% năm 2005, 43,39% năm 2010,
21


46,0% năm 2014. Theo nhóm vật nuôi, giai đoạn 2005 – 2010, chăn nuôi gia súc
có tốc độ tăng trưởng GTSX 3,6%/năm (giá 1994), ngành chăn nuôi gia cầm có tốc
độ tăng trưởng cao hơn, cụ thể là 19,6%/năm (giá 1994). Giai đoạn 2010 – 2014,
tính theo giá năm 2010, GTSX chăn nuôi gia súc tăng trưởng 2,1%/năm (trong đó
trâu bò tăng trưởng âm 4,2%/năm; lợn tăng trưởng 2,39%/năm); chăn nuôi gia cầm
tăng trưởng 13,02%/năm (giá 2010).
Bảng 4.Giá trí sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nội ngành chăn nuôi thành phố
Hải Phòng qua các năm
Chỉ tiêu
GTSX chăn nuôi (giá HH)
1. Gia súc
2. Gia cầm

3. Chăn nuôi khác

Cơ cấu
1. Gia súc
2. Gia cầm

3. Chăn nuôi khác

ĐVT
tr.đồng
tr.đồng
tr.đồng
tr.đồng

%
%
%
%

2005
1.159,45
774,75
218,5

2010
3.979,91
2.239,92
1.544,91

2014
5.531,39
2.877,44

2.630,68

166,20

195,08

23,27

66,82
18,85
14,33

56,28
38,82
4,90

52,02
47,56
0,42

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng
Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng giảm chăn nuôi gia súc, tăng chăn
nuôi gia cầm. Năm 2014, tỷ trọng GTSX chăn nuôi gia súc chiếm 52,02% giảm
còn 14,8% so với năm 2005; chăn nuôi gia cầm chiếm 47,56% tăng lên 28,71%;
chăn nuôi khác 4,49%; chăn nuôi khác chiếm 0,42% giảm 13,91%.
2.2.2. Quy mô và tăng trưởng đàn vật nuôi
- Chăn nuôi lợn: Giai đoạn 2005-2014, quy mô đàn lợn giảm bình quân
2,51%/năm (từ 612.808 con năm 2005 xuống còn 487.283 con năm 2014). Việc áp
dụng TBKHKT vào sản xuất đã nâng số lứa lợn thịt từ 2,3 lứa/năm (năm 2005) lên
2,68 lứa/năm (năm 2014); trọng lượng xuất chuồng trung bình lợn thịt tăng từ 55

kg/con (năm 2005) lên 61,53 kg/con (năm 2010) và 75,8 kg/con (năm 2014); năm
2014 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 74,8 nghìn tấn, lợn sữa 1,7 nghìn tấn.
Chăn nuôi lợn thịt của Hải Phòng có ưu thế về trọng lượng xuất chuồng
bình quân so với các tỉnh thành trong vùng. Trọng lượng xuất chuồng bình quân
thành phố cao hơn so với mức bình quân chung của ĐBSH (69,1 kg/con); các tỉnh
như Hà Nội (72,9 kg/con), Thái Bình (65,7 kg/con), Hải Dương (66,8 kg/con) 7.
Theo kết quả điều tra khảo sát, tỷ số DRC/SER của sản phẩm lợn thịt là 0,67; điều
này cho thấy sản phẩm lợn thịt của Hải Phòng có lợi thế cạnh tranh (xem phụ lục
22).
- Chăn nuôi gia cầm: Giai đoạn 2005-2014, quy mô đàn gia cầm tăng qua
các năm. Tổng đàn gia cầm tăng từ 4.591.200 con (năm 2005) lên 6.210.590 con
7

Số liệu năm 2014-Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

22


(năm 2010) và đạt 7.388.930 con (năm 2014), tăng bình quân 5,43%/năm; trong đó
đàn gà chiếm khoảng 75% trong tổng đàn.
Trọng lượng xuất chuồng bình quân gia cầm của Hải Phòng ở mức cao so
với các tình thành lân cận và vùng ĐBSH, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt. Theo số
liệu điều tra nông lâm thủy sản năm 2014-Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp, trọng lượng xuất chuồng bình quân gà thịt Hải Phòng đạt 2,2 kg/con, cao
hơn so với mức bình quân chung của ĐBSH (1,62 kg/con) và các tỉnh khác như Hà
Nội (1,9 kg/con), Hải Dương (1,8 kg/con), Thái Bình (1,8 kg/con), Hưng Yên (1,7
kg/con)...
- Chăn nuôi bò: Giai đoạn 2005-2010 tổng đàn tăng 4,43%/năm (từ 13.803
con năm 2005 lên 17.143 con năm 2010); giai đoạn 2010-2014 giảm bình quân
5,61%/năm (14.414 con năm 2014). Tuy nhiên sản lượng thịt bò giai đoạn 2005 2014 vẫn tăng 5,64%/năm (do trọng lượng xuất chuồng tăng). Chăn nuôi bò chủ

yếu trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo và huyện Thuỷ Nguyên.
- Chăn nuôi trâu: Giai đoạn 2005-2014 giảm bình quân 4,18%/năm (từ
10.468 con năm 2005 xuống 8.900 con năm 2010 và còn 6.971 con năm 2014).
- Chăn nuôi khác: Giai đoạn 2005-2014 tổng đàn dê giảm 0,68%/năm, thỏ
tăng 7,36%/năm; số lượng tổ ong tăng 19,85%/năm.
2.2.3. Kết quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Dịch cúm gia cầm xảy ra vào các năm 2005 (lây lan rộng ra 12 xã/7 huyện,
quận; tiêu hủy 354.044 con gia cầm), 2006 và 2007, 2008, 2011 (ổ dịch nhỏ), 2012
(lây lan rộng ra 18 xã/8 huyện, quận; 94.927 con gia cầm bị tiêu hủy), 2013, 2015
(ổ dịch nhỏ); dịch lở mồm long móng gia súc xảy ra năm 2007 (lây lan ra 3 xã/2
huyện; tiêu hủy 5 con trâu bò, 1 con lợn); dịch tai xanh ở lợn xảy ra vào các năm
2007 (ổ dịch nhỏ), 2010 (lây lan ra 7 xã/4 huyện, quận tiêu hủy 3.332 con lợn).
Nguyên nhân dịch phát sinh do thời tiết diễn biến khắc nghiệt làm giảm sức đề
kháng của đàn vật nuôi, xuất hiện nhiều chủng vi rút gây bệnh mới, nguy hiểm;
việc vận chuyển gia súc, gia cầm từ địa phương này, sang địa phương khác không
có sự kiểm soát của cơ quan thú y làm dịch lây lan rộng.
Hàng năm thành phố đầu tư kinh phí tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm; hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Năm 2005 tỷ lệ
tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng gia súc đạt 19% đàn trâu bò và 2,6 % đàn lợn
nái, ba bệnh đỏ đạt 32% tổng đàn lợn và cúm gia cầm đạt 92% tổng đàn gà, vịt.
Năm 2010 tỷ lệ tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng gia súc đạt 83,5% đàn trâu
bò và 12,5% đàn lợn nái, ba bệnh đỏ đạt 55% tổng đàn lợn và cúm gia cầm đạt
98% tổng đàn gà, vịt. Năm 2014 tỷ lệ tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng gia súc
đạt 95% đàn trâu bò và 76% đàn lợn nái, ba bệnh đỏ đạt 73,5% tổng đàn lợn, bệnh
Tai xanh đạt 72% đàn lợn nái và bệnh cúm gia cầm đạt 62,2% đàn vịt. Đến nay đã

23


8 năm dịch lở mồm long móng gia súc, 5 năm dịch tai xanh ở lợn không bùng

phát8.
2.2.4. Hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi
Chăn nuôi hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2005, tỷ lệ hộ gia đình trong
chăn nuôi lợn chiếm 95% tổng đàn, gia cầm 85,3% tổng đàn. Năm 2010 tỷ lệ
tương ứng là 84,4% và 66%. Đến năm 2014, tỷ lệ chăn nuôi hộ gia đình ở lợn và
gia cầm tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao: 74,95% ở đàn lợn và 61,38% ở đàn
gia cầm. Quy mô chăn nuôi hộ tăng từ dưới 10 con lợn (năm 2005) lên 30 - 100
con lợn thịt, 10 - 20 lợn nái (năm 2014); gia cầm tăng từ 50 con (năm 2005) lên
500 - 2.000 con (năm 2014).
Chăn nuôi trang trại: Năm 2005 có 233 trang trại, trong đó 133 trang trại lợn,
100 trang trại gia cầm. Năm 2010 tăng lên 712 trang trại, trong đó 355 trang trại
lợn, 357 trang trại gia cầm. Đến năm 2014 có 568 trang trại (sản lượng thịt chiếm
32,86% tổng sản lượng thịt hơi các loại), trong đó 140 trang trại chăn nuôi lợn
(chiếm 16,7% tổng đàn), 361 trang trại chăn nuôi gà (chiếm 31,61% tổng đàn). Số
trang trại chăn nuôi giảm do thay đổi tiêu chí trang trại (tiêu chí theo Thông tư Số
27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011).
Liên kết, hợp tác trong chăn nuôi: có 2 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác, 80 nhóm tổ
đội sản xuất chăn nuôi. (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành
phố Hải Phòng).
2.2.5. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Chăn nuôi hộ gia đình là chủ yếu, sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ tại chỗ
thông qua các thương nhân, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại địa phương.
Các trang trại, gia trại chủ yếu chăn nuôi theo hình thức gia công, do vậy
tiêu thụ sản phẩm do các công ty (công ty CP, JAFA…) thực hiện.
Trên địa bàn thành phố đã có doanh nghiệp chăn nuôi với hình thức liên kết
tạo chuỗi giá trị trong sản xuất (như Công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ, với sự
hỗ trợ của Nhà nước, nhà khoa học và nhà nông đã hình thành chuỗi sản xuất thực
phẩm khép kín từ khâu sản xuất giống, thức ăn đến giết mổ tập trung, chế biến
(đóng hộp) cung cấp sản phẩm cho siêu thị, cửa hàng). Doanh nghiệp sản xuất con
giống cho đơn vị và cung ứng cho các hộ chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật và thu

mua sản phẩm; giết mổ tập trung, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
2.2.6. Đánh giá chung
a) Kết quả đạt được
Chăn nuôi trang trại, gia trại tăng cả về số lượng và tổng đàn, thực hiện tốt
công tác phòng dịch và hạn chế ô nhiễm môi trường; đã hình thành các vùng chăn
nuôi tập trung theo quy hoạch. Đã có các doanh nghiệp tổ chức sản xuất chăn nuôi
theo chuỗi giá trị.
8

Theo số liệu báo cáo thường niên của Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng

24


Chăn nuôi gia súc ổn định về tổng đàn và sản lượng thịt; chăn nuôi gia cầm
tăng về tổng đàn và sản lượng thịt; trọng lượng xuất chuồng tăng; tỷ trọng GTSX
chăn nuôi tăng qua các năm trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành.
Thành phố đã có cơ chế hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho khu chăn nuôi
tập trung. Hàng năm thành phố đã bố trí ngân sách đảm bảo việc tiêm phòng vắc
xin, tiêu độc khử trùng cho chăn nuôi; vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng.
b) Những tồn tại, hạn chế
Chăn nuôi hộ gia đình còn chiếm tỷ lệ trên 70%, giá thành sản xuất cao,
người chăn nuôi lãi thấp, thậm chí không có lãi. Có nhiều hộ gia đình bỏ trống
chuồng; ô nhiễm môi trường, khó kiểm soát dịch bệnh; chưa áp dụng quy trình
thực hành chăn nuôi tốt (GAHP).
Chăn nuôi gia súc và chăn nuôi lợn giảm về tổng đàn (giai đoạn 2005-2014
đàn trâu giảm 4,18%/năm, đàn bò giảm 5,63%/năm, đàn lợn giảm 2,51%/năm).
Chăn nuôi gia cầm tăng về tổng đàn và sản lượng, tuy nhiên tăng chính là đàn thủy
cầm thả đồng, nguy cơ bùng phát dịch trên đàn thủy cầm rất cao.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trang trại chăn nuôi chưa đồng bộ. Công tác

cải cách thủ tục hành chính còn chậm, đặc biệt là thủ tục đất đai và tiếp cận nguồn
vốn; chưa tạo môi trường thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu người dân
thành phố, sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu còn hạn chế. Mối liên kết giữa tiêu
thụ sản phẩm với sản xuất, chế biến còn yếu; chưa thu hút được doanh nghiệp đầu
tư chế biến các sản phẩm chăn nuôi.
2.3. Ngành Thủy sản
2.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất
Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 7,93%/năm, khai thác thủy
sản 6,07%/năm, nuôi trồng và dịch vụ giống thủy sản 9,34%/năm; tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2010-2014 đạt 5,96%/năm (giá so sánh 2010), khai thác thủy sản
3,51%, nuôi trồng và dịch vụ giống thủy sản 7,77%/năm. Tốc độ tăng trưởng
GTSX lĩnh vực khai thác có xu hướng giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cụ
thể là 4,91%/năm (giai đoạn 2005-2010) và 5,91%/năm (giai đoạn 2010-2014).
Bảng 5.Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nội ngành thủy sản thành phố
Hải Phòng qua các năm
Chỉ tiêu
GTSX Thủy sản (giá HH)
1. Khai thác
2. Nuôi trồng
3. Dịch vụ
Cơ cấu
1. Khai thác
2. Nuôi trồng
3. Dịch vụ

ĐVT
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng

tỷ đồng
%
%
%
%

2005
998,10
411,7
581,8
4,60

2010
2.938,30
1.275,90
1.637,80
24,60

2014
6.123,50
2.204,50
3.720,90
198,10

41,25
58,29
0,46

43,42
55,74

0,84

36,00
60,76
3,24

25


×