ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ ÁN
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO HƯỚNG NÂNG CAO
GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Hải Phòng-2016
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lí của việc xây dựng đề án
1.1. Sự cần thiết cuả đề án
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và
PTNT có Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 yêu cầu, hướng dẫn
các địa phương những nội dung, giải pháp cơ bản trong việc thực hiện tái cơ cấu
ngành nông nghiệp; UBND thành phố Hải Phòng có Quyết định số 1658/QĐUBND ngày 31/7/2014 về phê duyệt đề cương, kinh phí lập Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp thành phố Hải Phòng; Nghị quyết số 12-NQ/ĐH ngày 24/10/2015 Đại
hội Đảng bộ thành phố Hải phòng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã nêu rõ “đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy
mạnh thu hút đầu tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; đẩy mạnh thực hiện Đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững đến năm 2020, định hướng 2030.
Những năm vừa qua, ngành nông nghiệp Hải Phòng có bước phát triển khá
toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực, từng bước
đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao giá trị gia tăng; tốc độ tăng trưởng GTSX
toàn ngành trong 5 năm (2010-2014) là 3,18%/năm. Cơ cấu GTSX chuyển dịch
đúng hướng theo mục tiêu đặt ra, tăng thủy sản, giảm nông nghiệp và lâm nghiệp
(năm 2000 cơ cấu nhóm ngành N-L-TS là 84,73% - 1,34% - 13,93%, đến năm
2014 cơ cấu tương ứng 66,08% - 0,27% - 33,65%); tỷ trọng đóng góp vào GDP
của thành phố là 8,03%.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của thành phố đang có những khó khăn, hạn
chế: đất sản xuất manh mún, phát triển ngành dựa trên kinh tế hộ là chủ yếu; liên
kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm còn yếu; phát triển thị trường hạn chế;
năng suất và chất lượng nông sản thấp, chế biến kém phát triển; mức đầu tư, hỗ trợ
cho nông nghiệp, nông thôn hạn chế; các giải pháp thực hiện chưa tạo sự đột phá;
chuyển đổi lao động nông nghiệp sang lĩnh vực kinh tế khác chậm… Bản thân
ngành nông nghiệp không tự giải quyết được những tồn tại này. Do vậy, cần có
chính sách đồng bộ của Trung ương và thành phố; cần phải có sự vào cuộc quyết
liệt của cả hệ thống chính trị và hỗ trợ của ngành công nghiệp, dịch vụ.
Vì vậy, Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thành phố Hải Phòng theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030” đã được xây dựng.
1.2. Cơ sở pháp lý của Đề án
- Nghị quyết số 32/NQ-TW ngày 5/8/2003;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008;
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013;
- Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013;
- Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013;
- Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006;
2
- Quyết định 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010;
- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013;
- Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 18/6/2013;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013;
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013;
- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/10/2015;
- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012;
- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/06/2013;
- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013;
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013;
- Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014;
- Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014;
- Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT, ngày 13/5/2014;
- Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014;
- Quyết định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày 14/11/2014;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 16/7/2012;
- Kết luận số 13-KL/TU ngày 25/3/2014;
- Nghị quyết số 10/2007/NQ-HĐND ngày 25/9/2007;
- Nghị quyết số 14/2014/NQ-HĐND ngày 09/12/2010;
- Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012;
- Nghị quyết số 21/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013;
- Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 27/6/2007;
- Quyết định số 1342/QĐ-UBND ngày 10/8/2010;
- Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 29/11/2010;
- Quyết định số 1658/QĐ-UBND ngày 31/7/2014;
- Quyết định số 2914/QĐ-UBND ngày 24/12/1014;
- Kế hoạch số 3075/KH-UBND ngày 28/5/2012.
2. Mục tiêu của đề án
Điều tra đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ngành nông nghiệp giai
đoạn 2005-2014; dựa trên cơ sở những luận cứ khoa học và thực tiễn phát triển, đề
xuất nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng 2030.
3. Yêu cầu của đề án
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng là đề án khung
chính, đề án mở, và sẽ liên tục được cập nhật sau từng giai đoạn, đáp ứng được yêu
cầu:
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng phải phù hợp với định
hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước, phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố và đáp ứng yêu cầu phát triển vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.
3
- Chuyển sang nền sản xuất hàng hóa với những sản phẩm có sức cạnh tranh
cao trong nước và quốc tế; nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho nông dân;
gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; thích ứng với biến đổi khí hậu và
bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững.
- Tăng cường sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, xã hội trong quá trình
thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát huy vai trò của các tổ chức, cộng
đồng.
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp; những
vấn đề liên quan tác động đến sản xuất nông nghiệp (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nguồn lực trong sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn, hình thức tổ chức sản
xuất, khoa học công nghệ, thị trường…); lao động và việc làm trong nông nghiệp,
nông thôn.
4.2. Phạm vi của đề án
- Thực hiện trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng.
- Số liệu hiện trạng giai đoạn 2005-2014 chia ra (2005 – 2010; 2010- 2014),
định hướng đến năm 2020 - 2030).
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu;
- Tham vấn chuyên gia, hội thảo, hội nghị;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp lập bản đồ chuyên ngành trong nông nghiệp.
4
Phần thứ nhất
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở Vùng Đông bắc Đồng bằng sông
Hồng. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây
giáp tỉnh Hải Dương, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Vị trí địa lý của Hải Phòng có
nhiều lợi thế cho việc khai thác các tiềm năng tự nhiên xây dựng thành phố cảng
hiện đại, trung tâm chính trị, kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
1.2. Khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước
Khí hậu gió mùa có nền nhiệt cao, độ ẩm lớn là điều kiện thuận lợi phát triển
ngành nông nghiệp đa dạng cả về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Hải phòng có nguồn
nước mặt khá dồi dào, trữ lượng khoảng 34 triệu m 3, lượng mưa khá lớn, trung bình
1.747 mm/năm. Kết hợp với đất đai, địa hình bằng phẳng, có điều kiện hình thành các
vùng chuyên canh rau, màu, vùng lúa chất lượng cao, các cánh đồng mẫu lớn, phát
triển sản xuất hàng hóa nhiều loại nông sản nhiệt đới.
1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a/ Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hải Phòng là 152,338 nghìn ha, có địa
hình đa dạng, cả đồng bằng, đồi núi và biển đảo. Phân tích thổ nhưỡng có 17 loại
đất khác nhau, đất đai màu mỡ, bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển các loại cây
kể cả lúa, rau màu, hoa cây cảnh, cây lâu năm.
b/ Tài nguyên biển và mặt nước nội địa
Hải Phòng với 3 ngư trường lớn, là ngư trường Bạch Long Vĩ, ngư trường
Long Châu và ngư trường Cát Bà có khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng
270.000 tấn. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác thủy sản và
các dịch vụ hậu cần kèm theo đa dạng, phong phú.
c/ Tài nguyên rừng
Hải Phòng hiện có 24.238,1 ha đất rừng, đặc biệt có vườn quốc gia Cát Bà
với diện tích 16.196,80 ha, trong đó có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570
ha, rừng ngập mặn ven biển. Hệ thống tài nguyên rừng đa dạng là điều kiện thuận
lợi để Hải Phòng phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng tạo thành phố xanh gắn
với du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng
2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung
Kinh tế Hải Phòng duy trì tốc độ tăng trưởng khá, theo số liệu Niên giám
thống kê Hải Phòng, tăng trưởng GDP giai đoạn 2005-2010 bình quân 11,3%/năm,
giai đoạn 2010-2014 là 8,71%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng
tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông
nghiệp (từ 12,96% năm 2005 xuống 8,03% năm 2014).
2.2. Kết cấu hạ tầng
Hải Phòng có hệ thống giao thông đồng bộ; có hệ thống cảng biển lớn đã tạo
nên vị thế trung tâm luân chuyển hàng hóa với các địa phương trong nước và quốc
5
tế. Hệ thống thủy lợi, điện được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản
xuất của người dân.
2.3. Nguồn nhân lực
Năm 2014, dân số Hải Phòng là 1.946,013 nghìn người, trong đó khu vực
nông thôn 1.036,9 nghìn người (chiếm 53,28%). Lực lượng lao động trong độ tuổi
của thành phố là 1.138.000 người (bằng 59,12% tổng dân số), lao động thành thị
chiếm 44,4%, lao động nông thôn chiếm 55,6%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở
thành thị là 34% và ở nông thôn là 16% (cao hơn 4,9% so với vùng ĐBSH và 7,2%
của cả nước).
2.4. Vốn đầu tư toàn xã hội
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho nền kinh tế chung toàn Thành phố bình
quân tăng 4,8%/năm; Riêng cho ngành nông nghiệp tổng vốn đầu tư toàn xã hội có
tốc độ tăng cao hơn, cụ thể là 5,5%/năm. Tuy nhiên chưa tương xứng với vai trò
của ngành nông nghiệp, nơi có số nhân khẩu và số lao động sống và làm việc trên
địa bàn nông thôn cao.
6
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2005 - 2014
1. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn
2005-2014
1.1. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp
Giai đoạn 2005-2010, GDP ngành nông nghiệp tăng trung bình 4,43%/năm;
giai đoạn 2010-2014 tăng 2,65%/năm. Năm 2014 GDP thành phố đạt 6.364,1 tỷ
đồng (giá so sánh năm 2010). Tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp đóng góp vào
GDP của thành phố giảm từ 13% (năm 2005) xuống 10% (năm 2010) và 8,03%
năm 2014.
GTSX ngành nông nghiệp tăng trung bình 5,34%/năm (giai đoạn 20052010) và 3,18%/năm (giai đoạn 2010-2014). Cơ cấu GTSX nội ngành chuyển dịch
theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng thủy sản: năm 2005, cơ
cấu GTSX nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản là 76,31% - 0,77% - 22,92%; năm
2010 chỉ tiêu tương ứng: 75,14% - 0,41% - 24,45%; năm 2014 chỉ tiêu tương ứng:
66,08% - 0,27% - 33,65%.
1.2. Thực trạng phát triển các nhóm ngành trong cơ cấu ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản
1.2.1. Ngành trồng trọt
a/ Tăng trưởng, chuyển dịch GTSX trồng trọt
Giai đoạn 2005-2010, GTSX ngành trồng trọt tăng bình quân 1,9%/năm;
giai đoạn 2010-2014 tăng bình quân 0,37%/năm.
Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt trong nông nghiệp chuyển dịch theo hướng
giảm từ 62,93% (năm 2005) xuống 54,15% (năm 2010) và còn 48,86% (năm
2014).
b/ Kết quả sản xuất các cây trồng chủ lực
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa năm 2014 đạt 77.100 ha, giảm 11.189 ha
so với năm 2005. Năng suất lúa đạt 62,9 tạ/ha, tăng 10,9 tạ/ha so với năm 2005. Sản
lượng lúa đạt 484,7 nghìn tấn, giảm 10,6 nghìn tấn so với năm 2005. Bình quân sản
lượng thóc/người năm 2014 đạt 252,3kg. Cơ cấu giống lúa tăng dần theo hướng
nâng cao chất lượng (chiếm 47,96% tăng 25,72% so với năm 2005).
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2014 đạt 1.271,8 ha, giảm 330,2
ha so với năm 2005. Năng suất đạt 49,2 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha so với năm 2005. Sản
lượng đạt 6.263 tấn, giảm 1.328 tấn so với năm 2005.
- Nhóm cây rau đậu thực phẩm: diện tích gieo trồng có xu hướng tăng, năm
2005 đạt 12.135 ha, năm 2014 đạt 15.068 ha (diện tích rau chuyên canh 683,5 ha);
năng suất đạt 215 tạ/ha; sản lượng đạt 324 nghìn tấn.
- Nhóm hoa cây cảnh: diện tích hoa, cây cảnh năm 2014 là 518,7 ha (giảm
115,3 ha so với năm 2005), giá trị sản xuất 115,09 tỷ đồng (221,87 triệu đồng/ha);
vùng hoa cây cảnh được tập trung sản xuất chủ yếu ở huyện An Dương và Thuỷ
Nguyên; bao gồm các loại hoa (lay ơn, loa kèn, hoa ly, cúc, hoa hồng); cây cảnh
(đào, quất, hải đường…).
7
- Cây thuốc lào: Năm 2014 diện tích 2.507,5 ha, năng suất đạt 16,7 tạ/ha, sản
lượng đạt 4.176,8 tấn; trồng chủ yếu tại huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo.
- Nhóm cây ăn quả (vải, chuối, quýt, bưởi…): năm 2014 diện tích 5.960,9
ha; giá trị sản xuất đạt 502.819,6 triệu đồng (giá so sánh năm 2010).
1.2.2. Ngành chăn nuôi
a/ Tăng trưởng và chuyển dịch GTSX, sản lượng chăn nuôi
- Tăng trưởng GTSX giai đoạn 2005 – 2010 (đạt 8,33%/năm), cao hơn giai
đoạn 2010 - 2014 (đạt 3,75%/năm). Tỷ trọng GTSX chăn nuôi trong cơ cấu ngành
nông nghiệp tăng dần qua các năm, đạt 34,89% năm 2005, 43,39% năm 2010,
46,0% năm 2014.
- Cơ cấu GTSX trong ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng giảm chăn
nuôi gia súc, tăng chăn nuôi gia cầm. Năm 2014, tỷ trọng GTSX chăn nuôi chăn
nuôi gia súc chiếm 50,33% giảm 18,14% so với năm 2005; gia cầm chiếm 45,18%
tăng 27,93%; chăn nuôi khác chiếm 4,49% giảm 5,08%.
b/ Tình hình phát triển một số con vật nuôi chủ yếu
- Chăn nuôi lợn: Quy mô đàn lợn giảm từ 612.808 con năm 2005 xuống còn
487.283 con năm 2014. Số lứa lợn thịt từ 2,3 lứa/năm (năm 2005) lên 2,68 lứa/năm
(năm 2014); trọng lượng xuất chuồng trung bình lợn thịt tăng từ 55 kg/con (năm
2005) lên 61,53 kg/con (năm 2010) và 70,52 kg/con (năm 2014); năm 2014 sản
lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 74,8 nghìn tấn, lợn sữa 1,7 nghìn tấn.
- Chăn nuôi gia cầm: Quy mô đàn gia cầm tăng từ 4.591.200 con (năm
2005) lên 6.210.590 con (năm 2010) và đạt 7.388.930 con (năm 2014). Đàn gà
chiếm khoảng 75% trong tổng đàn (năm 2014).
- Chăn nuôi bò: Tổng đàn tăng từ 13.803 con năm 2005 lên 17.143 con năm
2010, giảm còn 14.414 con năm 2014. Sản lượng thịt bò giai đoạn 2005 - 2014
tăng 5,64%/năm.
- Chăn nuôi trâu: Giai đoạn 2005-2014 giảm bình quân 4,18%/năm (từ
10.468 con năm 2005 xuống 6.971 con năm 2014).
- Chăn nuôi khác: Giai đoạn 2005-2014 tổng đàn dê giảm 0,68%/năm, thỏ
tăng 7,36%/năm; số lượng tổ ong tăng 19,85%/năm.
c/Kết quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Dịch cúm gia cầm xảy ra vào các năm 2005 (lây lan rộng ra 12 xã/7 huyện,
quận; tiêu hủy 354.044 con gia cầm), 2006 và 2007, 2008, 2011 (ổ dịch nhỏ), 2012
(lây lan rộng ra 18 xã/8 huyện, quận; 94.927 con gia cầm bị tiêu hủy), 2013, 2015
(ổ dịch nhỏ); dịch LMLM gia súc xảy ra năm 2007 (lây lan ra 3 xã/2 huyện; tiêu
hủy 5 con trâu bò, 1 con lợn); dịch tai xanh ở lợn xảy ra vào các năm 2007 (ổ dịch
nhỏ), 2010 (lây lan ra 7 xã/4 huyện, quận tiêu hủy 3.332 con lợn).
d/ Hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi
Chăn nuôi hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2005, tỷ lệ hộ gia đình trong
chăn nuôi lợn chiếm 95% tổng đàn, gia cầm 85,3% tổng đàn.. Đến năm 2014, tỷ lệ
chăn nuôi hộ gia đình ở lợn và gia cầm tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao:
74,95% ở đàn lợn và 61,38% ở đàn gia cầm.
Chăn nuôi trang trại: Năm 2014 có 568 trang trại tăng 335 trang trại so với
năm 2005, trong đó 140 trang trại chăn nuôi lợn (chiếm 16,7% tổng đàn), 361
8
trang trại chăn nuôi gà (chiếm 31,61% tổng đàn). Sản lượng thịt chiếm 32,86%
tổng sản lượng thịt hơi các loại.
Liên kết, hợp tác trong chăn nuôi: có 2 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác, 80 nhóm tổ
đội sản xuất chăn nuôi.
e/ Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Chăn nuôi hộ gia đình là chủ yếu, sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ tại chỗ
thông qua các thương nhân, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại địa phương.
Các trang trại, gia trại chăn nuôi chủ yếu chăn nuôi gia công, do vậy tiêu thụ
sản phẩm do các công ty (công ty CP, JAFA…) thực hiện.
1.2.3. Ngành thủy sản
a/ Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX thủy sản
Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 7,93%/năm, khai thác thủy
sản 6,07%/năm, nuôi trồng và dịch vụ giống thủy sản 9,34%/năm; tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2010-2014 đạt 5,96%/năm (giá so sánh 2010).
Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành thủy sản: Lĩnh vực khai thác có tỷ trọng giảm
từ 41,25% (năm 2005) xuống 36,0% (năm 2014); Lĩnh vực nuôi trồng và dịch vụ
thủy sản từ 58,75% (năm 2005) lên 64,0% (năm 2014).
b/ Khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Năm 2005 tổng số tàu thuyền là 3.512 tàu, tổng công suất 93.254 CV; năm
năm 2014 tổng số tàu thuyền là 3.375 tàu, tổng công suất 146.736 CV.
Sản lượng khai thác thủy sản năm 2014 đạt 55,2 nghìn tấn, tăng 10,2 nghìn
tấn so với năm 2010 và 19,9 nghìn tấn so với năm 2005. Tốc độ tăng giai đoạn
2005-2014 bình quân đạt 5,09%/năm.
c/ Nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2014 là 12.621,5 ha (giảm 1.222 ha so với
năm 2005; diện tích nuôi nước ngọt 5.659,02 ha, diện tích nuôi nước mặn, lợ
6.606,2 ha; diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh đạt 5.368, ha.
Sản lượng nuôi năm 2005 đạt 35 nghìn tấn, năm 2010 đạt 45,6 nghìn tấn,
năm 2014 đạt 51,7 nghìn tấn, tốc độ tăng giai đoạn 2005-2014 đạt 4,45%/năm.
d/ Chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần thủy sản
- Chế biến thủy sản: Năm 2014, trên địa bàn thành phố có 54 cơ sở chế biến,
kinh doanh dịch vụ thủy sản. Tổng công suất chế biến đạt 25.000 tấn/năm. sản
lượng hàng thủy sản đông lạnh chế biến chỉ đạt 2.030 tấn (giảm 982 tấn so với năm
2005); nước mắm đạt 5,41 triệu lít tăng 590 ngàn lít so với năm 2005. Kim ngạch
xuất khẩu đạt 46 triệu USD, tăng 10 triệu USD so với năm 2005.
- Dịch vụ hậu cần thủy sản: Có 06 cảng cá và 08 bến cá, 38 vị trí neo đậu,
tránh trú bão nhỏ là các vùng cửa cống, cửa sông, lạch; 127 tàu làm nghề dịch vụ
thủy sản.
e/ Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học công nghệ
Đến năm 2014, thành phố có 05 đơn vị (3 viện nghiên cứu, 2 trung tâm)
hàng năm đào tạo trên 1.000 học viên các hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề;
đào tạo hệ đại học và sau đại học các ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy
sản.
9
1.2.4. Ngành lâm nghiệp
a/ Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX
Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp: Giai đoạn 2005-2010 tăng trưởng
âm 1,51%/năm; giai đoạn 2010-2014 tăng trưởng 1,6%/năm.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2014 chiếm 0,27% giá trị sản xuất nông
nghiệp. Tỷ trọng GTSX khai thác - trồng và nuôi rừng - dịch vụ lâm nghiệp là
54,54% - 21,88% - 23,09%.
b/ Công tác giao đất, giao rừng
Năm 2014, thành phố đã giao đất, giao rừng được 14.675,92 ha (chiếm
68,6% diện tích đất lâm nghiệp), trong đó giao rừng đặc dụng 9.931,6 ha; giao cho
hộ gia đình và các tổ chức 4.744,32 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao
9.562,18 ha (chiếm 31,4% diện tích đất lâm nghiệp).
c/ Tổ chức sản xuất kinh doanh rừng
- Kết quả hoạt động lâm sinh: Trồng rừng mới 2.761,0 ha; chăm sóc rừng
3.929,6 lượt ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên 5.385,0 lượt ha; bảo vệ
rừng 56.083,2 lượt ha; trồng cây phân tán 4.378.694 cây; xây dựng 4 vườn ươm
giống cây trồng lâm nghiệp với 15 nguồn giống được công nhận.
- Sản lượng khai thác lâm sản bình quân 10.000 m 3/năm, chủ yếu là tỉa thưa
cây phù trợ, cây trồng phân tán và tận dụng, tận thu củi ở rừng phòng hộ.
- Có 68 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, lượng gỗ tiêu thụ khoảng
25.000 m3 - 30.000 m3/năm; sản lượng 118.755 tấn dăm tươi và sản xuất đồ gỗ.
- Dịch vụ lâm nghiệp: Năm 2014, GTSX các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp
đạt 11,34 tỷ đồng.
- Cơ sở hạ tầng phòng cháy chữa cháy rừng hiện có 13 trạm gác rừng và bảo
vệ rừng, 3 bể nước phòng cháy và một số phương tiện, trang thiết bị phục vụ
phòng cháy, chữa cháy rừng.
1.3. Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp
giai đoạn 2005-2014
1.3.1. Thực hiện công tác quy hoạch
Từ năm 2005 đến nay, Uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo xây dựng 16
quy hoạch về nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổ chức thực hiện. Các quy hoạch hoàn thành là cơ sở quan trọng
để ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương làm căn cứ xây
dựng kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các
vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát triển bền vững.
1.3.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Ngành nông nghiệp đã ứng dụng một số tiến bộ trong khoa học công nghệ
vào sản xuất trong các lĩnh vực cụ thể và đạt được một số kết quả nhất định. Việc
sử dụng các giống lai, giống thuần, giống cây trồng có ưu thế lai về năng suất, chất
lượng cao được áp dụng vào thực tiễn sản xuất trong trồng trọt làm tăng năng suất,
sản lượng và hiệu quả. Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đạt kết quả tốt, tỷ lệ cơ
giới hóa một số khâu trong sản xuất lúa ở mức cao như khâu làm đất đạt 96,7%;
khâu gặt đập đạt 43,5%; khâu ra hạt và xay xát đạt 100%; các khâu vận chuyển,
tưới tiêu đáp ứng được 85-90% (năm 2014)... Trong chăn nuôi đã ứng dụng các mô
10
hình chăn nuôi an toàn sinh học, trang thiết bị chuồng trại được cơ giới hóa, tự
động hóa cung cấp thức ăn...Trong thủy sản đã tiếp cận những công nghệ khai thác
mới của thế giới về thiết bị thông tin hàng hải, sửa chữa tàu thuyền, quy trình sản
xuất giống thủy sản..Trong lâm nghiệp đã ứng dụng KHCN trong sản xuất giống
cây chất lượng cao, trồng rừng ngập mặn ven biển...
1.3.3. Thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
trong ngành nông nghiệp, thủy sản như: Nghị quyết số 10/2007/NQ-HĐND ngày
25/9/2007; Nghị quyết số 14/2014/NQ-HĐND ngày 09/12/2010; Nghị quyết số
09/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012... Sản xuất đã hình thành các vùng tập trung
theo SX hàng hóa và tăng dần (50 vùng sản xuất tập trung trồng trọt, 26 vùng chăn
nuôi với tổng diện tích gần 11.500 ha). Giá trị sản xuất tại các vùng tập trung cây
lương thực đạt bình quân 80-85 triệu đồng/ha, vùng rau đậu đạt 120-150 triệu
đồng/ha, hoa cây cảnh, cây công nghiệp đạt 150 triệu đến trên 300 triệu đồng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả, 139/139 xã hoàn
thành phê duyệt quy hoạch nông thôn mới. Năm 2014, bình quân các xã trên địa
bàn thành phố đạt 12 tiêu chí, trong đó 7 xã hoàn thành 19 tiêu chí.
1.3.4. Công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp
Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của thành phố khá phát triển, cung cấp
đầy đủ từ dịch vụ về làm đất, tưới tiêu, vận chuyển, xay xát; các dịch vụ cung cấp
đầu vào như giống, thức ăn; thuốc thú y; các dịch vụ phụ trợ như giết mổ gia súc
gia cầm, sản xuất nước đá, sửa chữa, đóng mới tàu cá, hệ thống chợ nông thôn, chợ
hải sản.... Đến năm 2014, thành phố có 2.550 máy kéo làm đất, 654 tổ hợp trạm
bơm điện phục vụ tưới tiêu, 3.350 phương tiện các loại phục vụ vận chuyển, 3.300
máy tuốt đập lúa, 3.300 máy xay xát các loại; 1.580 cơ sở, điểm giết mổ gia súc,
gia cầm, trong đó 08 cơ sở giết mổ tập trung; 17 cơ sở sản xuất kinh doanh giống
vật nuôi, 15 trại giống và 02 trung tâm giống thủy sả, 04 vườn ươm cây lâm
nghiệp có tổng diện tích 13,04 ha; 06 cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, 05 đơn vị
sản xuất thức ăn thuỷ sản công nghiệp phục vụ nuôi trồng thuỷ sản...
1.3.5. Lao động nông nghiệp, nông thôn
Năm 2014, lao động nông, lâm, thủy sản là 205.465 người, giảm 105.046
người (tương ứng 33,83%) so với năm 2005. Lao động trong lĩnh vực nông lâm
thủy sản vẫn tập trung chủ yếu vào nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), chiếm trên
90%. Lao động trong nông nghiệp trình độ còn thấp, tỷ lệ đã qua đào tạo mới đạt
16%. Sự phát triển đô thị và các khu công nghiệp đã và đang thu hút lực lượng lao
động trẻ, làm giảm nguồn lực lao động trong sản xuất nông nghiệp.
1.3.6. Hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản
- Hệ thống đê điều của Hải Phòng bao gồm 24 tuyến đê với tổng chiều dài
416,9 km; trong đó: Đê biển dài 104 km, đê sông dài 312,9 km. Toàn hệ thống có
97 công trình kè dài 87,3 km và 383 cống dưới đê.
- Hệ thống thủy lợi: Có 6 hệ thống thủy lợi độc lập, trong đó 5 hệ thống trên
đất liền (Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Đa Độ, An Hải, Thủy Nguyên) và 1 hệ thống thủy
lợi trên huyện đảo (Cát Hải). Công trình thủy lợi gồm: 383 cống dưới đê; 709 trạm
bơm điện tưới tiêu nước; 3.823 tuyến kênh chìm từ cấp 1 đến cấp 3, dài 4.044 km;
11
702 tuyến kênh nổi cấp 1 sau trạm bơm dài 1.296 km và hàng nghìn tuyến kênh
nội đồng.
- Hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng: 100% các
tuyến đường huyện (từ trung tâm huyện tới các xã) được rải nhựa, đạt tiêu chuẩn
đường cấp V đồng bằng; có 570 km (92%) đường liên xã được rải nhựa hoặc bê
tông, tiêu chuẩn đường loại A. Có 8.680 km đường giao thông nội đồng, trong đó:
Đường trục chính nội đồng khoảng 2.600 km, đồng và đường bở thửa 6.080 km.
- Mạng lưới điện nông thôn, thông tin truyền thông: Hệ thống điện nông
thôn được xây dựng phát triển, đảm bảo cung cấp điện đến xã và các hộ. Đến nay,
có 100% (143 xã/143 xã) số xã dùng điện lưới quốc gia, đã có 133 xã (96,38%) đạt
chuẩn tiêu chí Nông thôn mới về điện. Hệ thống Internet được mở rộng về quy mô,
tốc độ, chất lượng tốt, phủ khắp đến 100% số xã, thôn của thành phố.
- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến hết năm 2014, toàn thành
phố đã xây dựng được 201 hệ thống cấp nước tập trung, tỷ lệ người dân nông thôn
được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97%. Tỷ lệ số hộ nông dân có nhà tiêu hợp vệ
sinh đạt 97%.
- Mạng lưới chợ nông thôn: Toàn thành phố có 140 chợ nông thôn, trong đó
71/143 xã (51,45%) đã có chợ đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới.
1.3.7. Tổ chức sản xuất
- Kinh tế hộ: Đến hết năm 2014, toàn thành phố có 307.417 hộ tham gia sản
xuất nông nghiệp. Trong đó, tỷ lệ hộ thuần nông chiếm 55%; sản xuất nông nghiệp
kết hợp với tiểu thủ công nghiệp chiếm 7,99%; sản xuất nông nghiệp và dịch vụ
chiếm 14%; sản xuất và làm thêm các ngành nghề khác (như xay xát gạo, làm thuê,
xây dựng, giúp việc…) chiếm 15,01%. Bình quân thu nhập đầu người khu vực
nông thôn năm 2014 là 27,3 triệu đồng.
- Kinh tế trang trại: Tính đến hết năm 2014, thành phố có 792 trang trại,
trong đó: 03 trang trại trồng trọt; 568 trang trại chăn nuôi; 2 trang trại lâm nghiệp;
138 trang trại thủy sản; 81 trang trại tổng hợp. Tổng diện tích đất nông nghiệp sử
dụng của trang trại 2.603 ha (chiếm 3,2% tổng đất nông nghiệp thành phố). Bình
quân 1 trang trại có 7 lao động; tổng số vốn đầu tư bình quân của 1 trang trại là
307,42 triệu đồng.
- Kinh tế hợp tác: Đến hết năm 2014, thành phố có tổng số 178 HTX trong
đó:158 HTX nông nghiệp; 7 HTX diêm nghiệp; 10 HTX thủy sản; 1 HTX chăn
nuôi; 1 HTX trồng nấm; 1 HTX cây cảnh. Có 2.454 tổ hợp tác sản xuất và kinh
doanh trong nông nghiệp. Tổng diện tích đất sản xuất là 26.593 ha, tổng vốn điều
lệ 41.071 triệu đồng, tổng số lao động làm việc tại HTX là 6.060 người.
- Doanh nghiệp: Có 166 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
thủy sản (số liệu thống kê) với tổng vốn sản xuất kinh doanh hàng năm 991,4 tỷ
đồng (bình quân 5,9 tỷ đồng/DN), với 3.800 lao động (nữ chiếm 29,2%), trung
bình có 23 lao động/DN; doanh thu thuần trung bình đạt 2,1 tỷ đồng/doanh
nghiệp/năm.
1.3.8. Thị trường và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Liên kết giữa doanh nghiệp cùng người dân xây dựng chuỗi sản xuất khép
kín từ quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến bảo quản phân
phối tiêu thụ còn nhiều khó khăn. Đa phần người dân liên kết gián tiếp với các
12
doanh nghiệp trong cung ứng vật tư thông qua 2 kênh chính: các đại lý, cửa hàng
vật tư (kênh này chiếm phần lớn trong hoạt động cung ứng vật tư) và các hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp.
Sản phẩm nông nghiệp của Hải Phòng tham gia vào chuỗi giá trị thị trường
thế giới rất hạn chế về chủng loại, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm
2014 giá trị xuất khẩu thủy sản 46 triệu USD, lâm sản 13,8 triệu USD, nông sản
8,3 triệu USD, trong đó xuất khẩu địa phương chỉ chiếm khoảng 30%. Thị trường
xuất khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu…
1.3.9. Môi trường và biến đổi khí hậu
Dư lượng phân bón để lại cây trồng không hấp thụ, tác động tiêu cực đến
chính hệ sinh thái nông nghiệp cũng như làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và
có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Ô nhiễm đất còn do thuốc
bảo vệ thực vật sử dụng không đúng kỹ thuật còn làm biến đổi xấu đến chất lượng
môi trường đất, nước, gây ô nhiễm nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của cộng
đồng dân cư.
Hải Phòng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố thiên tai bão, lũ,
triều cường, nước dâng do bão, hạn hán, xâm nhập mặn. Đặc biệt, hiện tượng biến
đổi khí hậu kéo theo sự gia tăng về tần số và cường độ bão, gia tăng các hiện tượng
khí hậu cực đoan, dâng cao mực nước biển trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21
đe dọa nghiêm trọng quá trình phát triển bền vững kinh tế xã hội của thành phố.
1.3.10. Hội nhập quốc tế
Việt Nam đã kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
TPP, cùng với hoàn thành việc ký kết Hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam
– EU,3 FTA vừa ký với Lào, Liên minh kinh tế Á – Âu, Hàn Quốc .... Đó là cơ
hội lớn cho mở rộng thị trường nhưng cũng phải đối với nhiều thách thức. Những
sản phẩm xuất khẩu chính của Hải Phòng có ưu thế nhiều năm qua là thủy hải sản,
rau quả thực phẩm, gỗ, thịt lợn, gia cầm nhưng hầu hết chưa có thương hiệu.
2. Đánh giá chung
2.1. Kết quả đạt được
Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, đáp ứng đủ lương thực, thực
phẩm người dân thành phố, tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
Những sản phẩm có thế mạnh: lúa; rau củ quả thực phẩm; hoa cây cảnh; thuốc lào;
thịt lợn, gia cầm; thủy hải sản...
Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi, thủy sản; giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; cơ cấu cây trồng,
con vật nuôi, cơ cấu giống, khung thời vụ chuyển dịch cơ bản phù hợp với sản xuất
hàng hóa và yêu cầu của thị trường.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
Việc dồn điền, đổi thửa bước đầu tạo tiền đề cho sản xuất quy mô lớn, đẩy
mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Sản xuất nông nghiệp đã
gắn với thị trường, đã hình thành các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị,
góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch tích cực, giảm lao động nông
nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp.
13
Nhiều chính chính sách của Nhà nước được ban hành và chú trọng triển
khai thực hiện, tập trung hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, tác động
tích cực đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
2.2. Những khó khăn, thách thức
Đất đai manh mún, nhỏ lẻ, thu hẹp nhanh; quá trình thực hiện quy hoạch
thiếu đồng bộ ảnh hưởng môi trường đầu tư.
Trong sản xuất nông nghiệp việc ứng dụng các TBKT còn những hạn chế kể
cả các khâu về giống, quy trình kỹ thuật cũng như sau thu hoạch, người nông dân
vẫn không thoát khỏi tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp; công tác thông tin
thị trường hạn chế.
Kết nối sản xuất với tiêu thụ gặp khó khăn, doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp ít; vấn đề môi trường chưa được kiểm soát tốt.
Thiếu những chính sách, giải pháp đột phá cho phát triển nông nghiệp, nhất
là chính sách đất đai, dồn điền, đổi thửa; chính sách đầu tư, nhất là thu hút vốn tư
nhân; tín dụng cho nông dân; chính sách khoa học công nghệ.
Chưa phát huy tốt lợi thế của đô thị lớn, có cảng biển, đầu mối giao thông, là
cửa ngõ giao lưu với thị trường thế giới.
Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp, thủy sản.
Thị trường vật tư, lao động đầu vào giá ngày càng biến động tăng, trong khi
giá sản phẩm đầu ra tăng không tương ứng, còn tình trạng được mùa, rớt giá.
2.3. Nguyên nhân của khó khăn
Thiếu quy hoạch tổng thể các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa qui mô đủ
lớn; chưa có quy hoạch chi tiết cho từng sản phẩm theo nguyên tắc hình thành
chuỗi giá trị trên cơ sở lợi thế tiểu vùng.
Tốc độ đô thị hóa của thành phố những năm qua khá cao, làm thu hẹp đất đai
và không gian phát triển nông nghiệp, gây không ít sự xáo trộn quy hoạch trong
nông nghiệp.
Yếu tố hội nhập của nền kinh tế đất nước những năm qua là khá sâu rộng,
trong đó nền nông nghiệp phải chịu tác động khá mạnh bởi hàng hóa và từ bên
ngoài có khả năng cạnh tranh cao.
Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp, chưa tương xứng với đóng góp
và tiềm năng phát triển của ngành; thu hút vốn đầu tư bằng chính sách xã hội hóa
còn nhiều bất cập; cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp nông thôn còn nhiều hạn chế.
Người sản xuất, nhất là nông dân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sản
xuất hàng hóa, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày càng chịu tác động rất
lớn do hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
2.4. Đánh giá tiềm năng, lợi thế và dự báo
2.4.1. Đánh giá tiềm năng lợi thế về tự nhiên, kinh tế xã hội
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế;
hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng
không có các tuyến trục quan trọng; có các lợi thế cho việc khai thác tiềm năng xã
hội; thành phố cảng hiện đại, một trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm
14
Bắc bộ cũng như ĐBSH, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về vị trí cũng như điều kiện
tự nhiên khác cho phát triển kinh tế liên vùng.
Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin phát triển khá
nhanh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính và doanh
nghiệp. Hoạt động dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể
dục thể thao, công ích, tư vấn… được đẩy mạnh, mở rộng theo hướng xã hội hoá
và đạt được kết quả tích cực.
Vườn Quốc gia Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển thế giới là nơi bảo tồn quỹ
gen, đa dạng sinh học, phát triển lâm nghiệp du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường
rừng.
Tài nguyên biển có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái nước mặn,
nước lợ, cửa sông, vùng triều, rừng ngập mặn ven biển… là yếu tố thuận lợi cho
thành phố phát triển nuôi trồng thủy sản.
2.4.2. Dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm thành phố Hải Phòng
Dự báo nhu cầu lương thực của thành phố đến năm 2020 là 10,6 kg
gạo/người/tháng và đến năm 2030 là 9,2 kg gạo/người/tháng. Nhu cầu về rau đậu
thực phẩm đến năm 2020 là 210 nghìn tấn, quả tươi các loại khoảng 131,4 nghìn
tấn, thịt hơi các loại 82,4 nghìn tấn, trứng 247 triệu quả. Đến năm 2030, nhu cầu về
rau đậu thực phẩm là 250 nghìn tấn, quả tươi các loại 155 nghìn tấn, thịt tươi các
loại 96 nghìn tấn, trứng 290 triệu quả. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đến
năm 2020 ước 47 nghìn tấn, trong đó tôm 20 nghìn tấn, cá các loại 27 nghìn tấn.
Đến năm 2030 ước 52 nghìn tấn, trong đó tôm 22,2 nghìn tấn, cá các loại 29,8
nghìn tấn.
2.4.3. Dự báo thị trường xuất khẩu
Ngoài những thị trường truyền thống, Hải Phòng sẽ có nhiều cơ hội khai
thác mở rộng thị trường mới sau khi Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại
FTA với các nước và khu vực. Theo dự báo của Hiệp hội rau quả Việt Nam, nhu
cầu tiêu thụ rau của thế giới tiếp tục tăng từ 3 - 3,5%; các thị trường truyền thống
như Nhật Bản, Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhập khẩu các sản phẩm rau quả
tươi và một số các sản phẩm mới... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nói
chung và Hải Phòng nói riêng xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Theo dự báo của
OECD - FAO nhu cầu tiêu dùng thịt lợn, gia cầm, bò tiếp tục tăng trong giai đoạn
2014-2020, tăng 2% đối với thịt lợn và gia cầm, 1,5% đối với thịt bò. Có nhiều mặt
hàng thủy sản chủ lực đã và sẽ tham gia vào thị trường xuất khẩu như cá, tôm,
nhuyễn thể…Đến năm 2020, sản phẩm chế biến xuất khẩu đạt 17.450 tấn, giá trị
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 80 triệu USD. Đến năm 2030, sản phẩm chế biến
xuất khẩu đạt 27.350 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 122 triệu USD.
2.4.4. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ
Trong trồng trọt: nhiều tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến trồng trọt;
công nghệ nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô, đột biến gen; nông
nghiệp đô thị, công nghệ cao với sự áp dụng những thiết bị nhà kính, nhà lưới, tưới
công nghệ cao, điều khiển vi khí hậu, tự động hóa, tin học hóa áp dụng nhanh vào
trong quá trình sản xuất…
Trong chăn nuôi, thú y:
15
- Các qui trình chăn nuôi công nghiệp như chăn nuôi lợn giống siêu nạc,
chăn nuôi gia cầm trong trang trại với hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự
động có hệ thống làm mát, sửa ấm, xử lý môi trường bằng bể chứa khí biogas… bò
thịt nhốt chuồng có kết hợp trồng cỏ làm thức ăn.
- Trình độ công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi theo hướng tạo chất lượng
cao, giảm suất đầu tư thức ăn cho đơn vị tăng trọng.
- Những tiến bộ kỹ thuật về thú y sẽ có tác dụng lớn trong việc phòng, chống
dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh Newcatstle, tụ huyết trùng, E.coli phù đầu,
Gumboro ở gà, Lepto ở lợn, tiêu chảy cho lợn con…
Trong sản xuất thủy sản: công nghệ gen, công nghệ nhân giống thủy sản,
bệnh dịch, chế biến bảo quản sau thu hoạch, quản lý chuỗi cung ứng, phù hợp với
điều kiện của Việt Nam.
16
Phần thứ ba
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ
TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. Quan điểm, mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố
1. Quan điểm
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hợp phần, phải phù hợp với tái cơ cấu kinh
tế của thành phố Hải Phòng, phù hợp với quy hoạch chung phát triển kinh tế-xã
hội; phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, tiềm năng địa phương để phát triển nông
nghiệp gắn với liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng Duyên hải Bắc bộ và hội nhập quốc tế.
Tái cơ cấu nông nghiệp thành phố theo hướng phát triển các ngành sản xuất
nông nghiệp hàng hóa; theo hướng đô thị sinh thái, sản phẩm chất lượng cao, theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung, ưu tiên hỗ trợ
các ngành hàng chủ lực có lợi thế cạnh tranh, tổ chức lại sản xuất quy mô lớn theo
chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao,
công nghệ xanh sạch và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội vào quá trình tái
cơ cấu ngành; đẩy mạnh phát triển đối tác công tư và cơ chế đồng quản lý, phát
huy vai trò của các tổ chức cộng đồng. Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư
đổi mới qui trình sản xuất, công nghệ, thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất;
Phát triển các ngành dịch vụ, ngành nghề nông thôn, du lịch sinh thái cộng
đồng, công nghiệp phù hợp với trình độ của lao động nông thôn thành phố để
chuyển dịch lao động trong nông thôn.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quá trình lâu dài, phức tạp, nhiều khó
khăn; cần phải kiên trì tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thường xuyên đánh
giá, tổng kết để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu phát triển từng giai đoạn.
2. Mục tiêu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội của thành phố, đổi mới tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, gắn
với chuyển đổi lao động việc làm; đẩy mạnh liên kết, phát triển thương mại - dịch
vụ nông sản; phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, tạo sản phẩm chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm, có giá trị cao. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư
nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới, góp phần xây
dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
2.2.1. Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2016-2020 bình quân đạt 2,92%/năm,
trong đó: Nông nghiệp 1,55%/năm (trồng trọt 0,45%/năm, chăn nuôi 2,0%/năm,
dịch vụ 8,85%/năm); Thủy sản 6,0%/năm (nuôi trồng và dịch vụ 5,11%/năm, khai
thác 7,15%/năm); Lâm nghiệp 2,0%.
17
Cơ cấu GTSX nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản là 58,18% - 0,25% 41,57%. Cơ cấu GTSX nông nghiệp: trồng trọt 45,2%, chăn nuôi 47,3%, dịch vụ
7,5%; thủy sản: nuôi trồng và dịch vụ 58,98%, khai thác 41,02%.
Xác định các ngành hàng chủ lực:
- Sản xuất trồng trọt: lúa chất lượng; rau, củ, quả thực phẩm chất lượng; hoa
- cây cảnh; thuốc lào;
- Sản xuất chăn nuôi là lợn thịt và gia cầm;
- Sản xuất thủy sản: khai thác gồm nhóm nhuyễn thể (mực), nhóm cá đáy;
nuôi thủy sản tôm nước lợ, cá rô phi; chế biến gồm tôm đông lạnh, mực khô, nước
mắm.
2.2.2. Về xã hội
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,5 - 2,0 lần so với
năm 2014, ước đạt 40,5 - 54,0 triệu đồng/người.
Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở khu vực nông
thôn; tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản còn khoảng 30%.
Xây dựng nông thôn mới: phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về xây
dựng nông thôn mới.
2.2.3. Về môi trường nông thôn
Quản lý, bảo vệ môi trường nông thôn bền vững: 100% số hộ được dùng
nước hợp vệ sinh, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý hợp vệ sinh đạt 90%, độ
che phủ rừng và cây xanh đạt 24% (trong đó độ che phủ rừng 15,6%); bảo vệ tài
nguyên tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; xử lý căn bản ô nhiễm môi trường
trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, ngành nghề nông thôn; nâng cao
năng lực phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong
sản xuất, chủ động ứng phó với các tác động xấu của biến đổi khí hậu.
2.3. Định hướng đến năm 2030
Phát triển ngành nông nghiệp đô thị sinh thái hiện đại, sản xuất xanh, bảo vệ
môi trường gắn với du lịch cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển
dâng. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2021-2030 khoảng 2%/năm. Cơ cấu
GTSX nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản là 53,82% - 0,26% - 45,92%.
- Số lượng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 10 - 15% tổng số lao động
của thành phố.
- Thu nhập bình quân người tăng 3,0 - 3,5 lần so với 2014, ước đạt 80 - 95
triệu đồng/người.
- 100% số xã đạt tiêu chí NTM và thêm các tiêu chí bổ sung (ngoài 19 tiêu
chí như hiện nay).
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý hợp vệ sinh đạt 100%; ổn định độ
che phủ rừng và cây xanh ở mức 24%.
II. ĐỊNH HƯỚNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Định hướng tổng quan
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng gắn kết với thị trường; lấy liên
kết sản xuất và tiêu thụ nông sản làm trung tâm của quá trình tái cơ cấu ngành
18
nông nghiệp; tập trung phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực của thành phố,
xây dựng thương hiệu sản phẩm; ưu tiên các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như
gia súc, gia cầm chăn nuôi chất lượng cao; lúa chất lượng, rau củ quả, cây hoa cây
cảnh; thủy hải sản…
Lấy khoa học công nghệ và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất làm động lực
cho tăng trưởng, nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái
gắn với du lịch cộng đồng. Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng giá trị thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển ngành hàng chủ lực
theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Tái cơ cấu gắn với sự chuyển đổi hình thức tổ chức quản lý sản xuất nông
nghiệp; tập trung phát triển kinh tế hợp tác và thu hút các thành phần kinh tế làm
nhiệm vụ hàng đầu. Ưu tiên các loại hình kinh tế hợp tác, HTX, doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm.
2. Định hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt
2.1. Định hướng chung tái cơ cấu ngành trồng trọt
Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung
gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế
vùng, địa phương. Tăng diện tích cây trồng hàng hóa giá trị kinh tế cao, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trên đất 2 lúa, nhất là trên đất canh tác lúa kém hiệu quả.
Lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt làm trung tâm của quá
trình tái cơ cấu ngành trồng trọt; tập trung phát triển kinh tế hợp tác (HTX, Tổ hợp
tác, đa dạng hóa tổ chức liên kết dọc, liên kết ngang...) và thu hút các thành phần
kinh tế làm nhiệm vụ hàng đầu, Đẩy nhanh và nhân rộng mô hình “cánh đồng lớn”,
“cánh đồng liên kết” gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi
giá trị. Tập trung thay đổi căn bản từ khâu giống, sử dụng các giống chất lượng
cao.
Đẩy mạnh các biện pháp thâm canh thực hành sản xuất tốt VietGAP,
GlobalGAP; Hỗ trợ tập huấn khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm đẩy mạnh
áp dụng KHCN và các TBKT tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo
quản chế biến nông sản; nâng cao hiệu quả, chất lượng và giá trị gia tăng, hạ giá
thành, góp phần tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng cơ cấu giá trị hàng
hóa nông sản; xác định 4 nhóm cây trồng hàng hóa chủ lực: lúa chất lượng, cây rau
củ quả có giá trị, cây hoa-cây cảnh và cây thuốc lào.
2.2. Định hướng phát triển chuỗi giá trị 4 cây trồng chủ lực
2.2.1. Trồng lúa chất lượng cao
a) Qui mô
Diện tích sản xuất lúa chất lượng đạt 27.100 ha vào năm 2020 (chiếm 71,3%
tổng diện tích gieo trồng lúa), đến năm 2030 là 22.500 ha (chiếm trên 80% tổng
diện tích gieo trồng lúa), cụ thể:
- Giai đoạn 2016-2020: diện tích 27.100 ha; tập trung tại các huyện: (Tiên
Lãng 5.200 ha, Vĩnh Bảo 5.700 ha, Kiến Thụy 4.800 ha, Thủy Nguyên 5.200 ha,
An Dương 2.800 ha, An Lão 3.000 ha, đơn vị khác 400 ha); sản lượng 164.050
tấn; giá trị sản xuất 1.312,4 tỷ đồng.
19
- Giai đoạn 2021-2030: 22.500 ha, tập trung tại các huyện: (Tiên Lãng 5.500
ha, Vĩnh Bảo 6.000 ha, Kiến Thụy 3.500 ha, Thủy Nguyên 3.000 ha, An Dương
1.500 ha, An Lão 2.500 ha); sản lượng 155.812 tấn; giá trị sản xuất 1.246,5 tỷ
đồng.
b) Giải pháp tổ chức thực hiện
Thay đổi cơ cấu giống, mùa vụ: Xuân muộn trên 90%, Mùa sớm trên 20%,
Mùa trung trên 75%.; giống ngắn ngày 90%, giống đặc sản truyền thống 10% (lúa
lai: vụ xuân trên 50%, vụ mùa 30%; lúa thuần: vụ xuân dưới 50%, vụ mùa 70%).
Đẩy mạnh ứng dụng TBKT trong canh tác, cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; có cơ chế chính sách hỗ trợ áp dụng các
TBKT, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên kết với người sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng nhãn hiệu gạo chất lượng cao Hải Phòng.
2.2.2. Trồng rau củ quả giá trị, an toàn vệ sinh thực phẩm
a) Quy mô
Phấn đấu đến năm 2020: Diện tích gieo trồng đạt 15.000 ha, sản lượng 375
nghìn tấn; sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, gắn với
chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành vùng chuyên canh rau củ quả tập trung với
diện tích 5.700 ha tại các huyện, quận trong thành phố; tập trung ở các huyện Tiên
Lãng, Vĩnh Bảo, An Dương, Thủy Nguyên
b) Giải pháp tổ chức thực hiện
Quy hoạch vùng chuyên canh rau quả tại các huyện, quận với quy mô sản xuất
5.700 ha áp dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Ở các
vùng còn lại, tiếp tục ổn định sản xuất theo hình thức luân canh trên đất lúa vụ đông.
Đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, đáp ứng thị trường trong và ngoài thành phố.
Thử nghiệm một số vùng sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu
cơ hướng tới những người thu nhập cao trong thành phố và các đô thị.
Thực hiện liên kết “4 nhà” tạo chuỗi khép kín trong quá trình sản xuất kinh
doanh; nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau củ quả của
thành phố.
2.2.3. Trồng cây hoa, cây cảnh
a) Quy mô
Giai đoạn 2016 - 2020: Diện tích 680 ha (375 ha hoa, 305 ha cây cảnh); tập
trung tại các huyện (An Dương 250 ha, Thuỷ Nguyên 80 ha, Kiến Thụy 70 ha, An
Lão 80 ha, Vĩnh Bảo 70 ha, Tiên Lãng 50, Hải An 50 ha, nơi khác 30 ha); sản
lượng hoa 98.163 nghìn bông, giá trị sản xuất 112,5 tỷ đồng; cây cảnh đạt 675,5
nghìn cây, giá trị sản xuất 54,9 tỷ đồng.
Giai đoạn 2021 - 2030: Diện tích 1.100 ha (605 ha hoa, 495 ha cây cảnh);
tập trung tại các huyện (An Dương 320 ha, Thuỷ Nguyên 150 ha, Kiến Thụy 100
ha, An Lão 150 ha, Vĩnh Bảo 150 ha, Tiên Lãng 100 ha, Hải An 30 ha); sản lượng
hoa 158.370 nghìn bông, giá trị sản xuất 187,5 tỷ đồng; cây cảnh đạt 1.096,7 nghìn
cây, giá trị sản xuất 99 tỷ đồng. Diện tích sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao
200 ha; giá trị sản xuất 150,0 tỷ đồng.
b) Giải pháp tổ chức thực hiện
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa cắt cành giá trị.
20
Quy hoạch khu ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm hoa cắt có giá trị
(giống, sản phẩm hoa thương phẩm, bảo quản chế biến), quanh năm phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
Đẩy mạnh xúc tiến, tiếp cận các thị trường các thành phố lớn trong nước
(TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh), đặc biệt hướng đến thị trường có tiềm
năng cho xuất khẩu hoa-cây cảnh (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Liên bang Nga). Xây dựng chợ đầu mối hoa, cây cảnh tại quận Hải An, huyện An
Dương.
Khuyến khích phát triển và có cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tín dụng các
doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất, bảo quản và tiêu thụ hoa, cây cảnh.
2.2.4. Ngành hàng thuốc lào
a) Quy mô
Giai đoạn 2016-2020: Diện tích 2.650 ha; tập trung tại các huyện: (Tiên
Lãng 1.300 ha, Vĩnh Bảo 1.350 ha) sản lượng 4.823 tấn; giá trị sản xuất 482,3 tỷ
đồng (theo giá thực tế).
Giai đoạn 2021-2030: 3.000 ha; tập trung tại các huyện: (Tiên Lãng 1.500
ha, Vĩnh Bảo 1.500 ha); sản lượng 5.460 tấn; giá trị sản xuất 655,2 tỷ đồng (theo
giá thực tế).
b) Giải pháp tổ chức thực hiện
Khảo sát, đánh giá và giữ gìn chân đất phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây
thuốc lào. Phục tráng giống truyền thống; sử dụng các phân bón NPK tổng hợp,
hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học và các thuốc trừ sâu sinh học; sử dụng màng phủ
nông nghiệp;
Áp dụng cơ giới hóa đến năm 2020 đạt các khâu: Làm đất, vét luống 100%,
phun thuốc BVTV trên 50%, sơ chế 100% (thái thuốc, sấy thuốc). Đến năm 2030
phấn đấu đạt trên 70% áp dụng đồng bộ.
Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho thuốc lào huyện Vĩnh Bảo; từng bước xây dựng
thương hiệu sản phẩm
3. Định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi
3.1. Định hướng chung
Phát triển chăn nuôi tập trung gia trại, trang trại theo hướng công nghiệp, xa
thành phố, xa khu dân cư, chăn nuôi an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường; khuyến khích áp dụng chăn nuôi công nghệ cao.
Ưu tiên các giống vật nuôi có lợi thế về năng suất, chất lượng, mang lại giá
trị kinh tế cao. Tổ chức sản xuất khép kín hoặc hình thành chuỗi liên kết bền vững
giữa doanh nghiệp, tổ chức và người nông dân từ khâu sản xuất giống, thức ăn,
chăn nuôi đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, giảm chi phí,
tăng hiệu quả và giá trị sản xuất. Xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ tập trung theo
quy hoạch gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo môi trường, phòng
dịch cho đàn gia súc, gia cầm.
3.2. Định hướng cụ thể
3.2.1. Sản phẩm chủ lực lĩnh vực chăn nuôi
- Chăn nuôi lợn: Mở rộng quy mô đàn lợn cao sản, áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật về giống, thức ăn, chuồng trại theo hướng chăn nuôi công nghiệp và công
nghệ cao. Nâng cao chất lượng đàn lợn thịt, tăng năng suất sinh sản đàn lợn nái
21
(năm 2020 tỷ lệ đàn lợn nái ngoại, nái lai trong cơ cấu đàn lợn nái đạt 90%; năm
2030 đạt 100%). Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt trên 75 nghìn tấn.
- Chăn nuôi gia cầm: Tăng sản lượng, chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng
nâng cao tỷ trọng gà lông màu (gà Liên Minh, Đông Tảo, Đông Tảo lai, gà siêu
trứng…), tăng số lượng một số giống vịt có năng suất chất lượng cao. Chú trọng
chăn nuôi gia cầm công nghiệp, sử dụng thức ăn vi sinh. Đến năm 2020 tổng đàn
gia cầm đạt 8,28 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 49,5 nghìn tấn, trứng
285 triệu quả; đến năm 2030 tổng đàn 9,5 triệu con, sản lượng thịt 55.000 tấn và
trứng 294,8 triệu quả.
3.2.2. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung
Giai đoạn 2016-2020: dự kiến quy hoạch 5 vùng chăn nuôi lợn tập trung với
tổng diện tích 153,2 ha tại các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy; bổ sung
thêm 5 vùng chăn nuôi gia cầm tập trung với tổng diện tích 46,1 ha tại các huyện
Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Thuỷ Nguyên; 17 vùng chăn nuôi tổng hợp lợn và gia cầm
với tổng diện tích 308,1 ha tại các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An
Lão, An Dương, và Thủy Nguyên.
Tăng tỷ lệ đàn lợn, đàn gia cầm trong trang trại, vùng chăn nuôi tập trung:
đến năm 2020 đàn lợn đạt 50% tổng đàn, đàn gia cầm đạt 55%; đến năm 2030 đàn
lợn đạt 55%, đàn gia cầm 60%.
3.2.3. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh thú y
Rà soát quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung phù hợp với điều kiện địa
phương. Xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với công nghệ hiện
đại bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Hướng tới, cơ bản kiểm soát được vệ sinh môi trường trong các cơ sở chăn
nuôi tập trung trang trại công nghiệp, giết mổ, chế biến: năm 2020 đạt 50 - 60%;
năm 2030 đạt 90 - 100%.
3.2.4. Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị, nhất là ở những vùng chăn
nuôi tập trung, những ngành hàng chủ lực, lấy doanh nghiệp là tác nhân tạo động
lực trong chuỗi sản xuất kinh doanh.
Sản lượng sản phẩm chăn nuôi đảm bảo đáp ứng 75% nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân thành phố và 25% cho xuất khẩu vào năm 2020; năm 2030 tương ứng là
65% - 35%.
4. Định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản
4.1. Định hướng chung
Tái cơ cấu ngành thủy sản để Hải Phòng thực sự trở thành địa phương mạnh
về biển, trở thành trung tâm thủy sản về giống, thức ăn, khoa học công nghệ, chế
biến, xuất khẩu của vùng duyên hải Bắc bộ và là trung tâm nghề cá lớn khu vực
phía Bắc.
Phát triển thủy sản có trọng tâm, ưu tiên các lĩnh vực nhiều lợi thế và áp
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; công nghiệp chế biến đảm bảo hiệu quả cao;
công nghiệp hóa - hiện đại hóa sản xuất thủy sản gắn với quá trình xây dựng nông
thôn mới, đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Hình thành hệ sinh thái nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản bền vững, sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực (quỹ đất, nguồn nước, lao động, dịch vụ…),
22
tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm. Phát huy hiệu quả kinh tế hộ,
kinh tế trang trại, tập đoàn đánh cá và các doanh nghiệp.
4.2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Giảm hợp lý số tàu công suất nhỏ, tăng số lượng tàu thuyền công suất lớn,
khai thác thủy sản vùng biển xa bờ. Đến năm 2020 có 2.675 tàu khai thác thủy sản,
trong đó: 750 tàu công suất trên 90 CV (tăng 210 tàu so với năm 2014), tàu công
suất dưới 90 CV còn 1.925 chiếc (giảm 700 tàu)
Sản lượng khai thác đến năm 2020 đạt trên 56.500 tấn (khai thác nội địa
10%, khai thác hải sản 90%); trong đó: cá chiếm 76,4%, tôm chiếm 7,8%, hải sản
khác (mực, nhuyễn thể…) chiếm 15,8%.
4.3. Nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản
Đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 10.000 ha (nước mặn,
lợ 4.700 ha, nước ngọt 5.300 ha); diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh 6.950
ha (đạt 69,5%, tăng 1.582 ha so với năm 2014).
Sản lượng nuôi tăng trung bình 2,23%/năm, năm 2020 đạt 59.590 tấn (cơ
cấu: nước mặn 3,2%, nước lợ 42,6%, nước ngọt 54,2%), trong đó: tôm 15%, cá
55%, thủy sản khác 30%. Sản lượng giống thủy sản 3,1 tỷ con, tăng 5,29%/năm
(giống nước ngọt 70,9%, tôm giống 22,6% và giống thủy sản khác 6,5%).
4.4. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Tái cơ cấu sản phẩm thủy sản theo hướng nâng cao sản phẩm chế biến tinh,
chế biến sâu, ăn liền, giảm chế biến thô bằng việc nâng cấp trang thiết bị, cải tiến
quy trình và áp dụng công nghệ mới; chú trọng sản phẩm chủ lực đặc trưng có giá
trị gia tăng, sức cạnh tranh cao; mở rộng áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn
thực phẩm (theo ISO, HACCP, GMP, SSOP); nghiên cứu và đầu tư áp dụng công
nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch để giảm tỷ lệ thất thoát và xuất khẩu thủy
sản sống có giá trị cao. Sản lượng thủy sản chế biến tăng 10,7%/năm; đạt 25.290
tấn vào năm 2020 (xuất khẩu 69%, nội địa 31%), sản phẩm đông lạnh 85%; sản
phẩm khô 14% và sản phẩm khác. Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
đạt 80 triệu USD năm 2020 và 122 triệu USD năm 2030.
4.5. Dịch vụ hậu cần nghề cá
Đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá,
khu neo đậu tránh trú bão; hệ thống thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn.
Phát triển chợ đầu mối, hệ thống kho lạnh bảo quản thủy sản tại các cảng cá,
bến cá. Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường cho vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần
nghề cá: sản xuất và cung ứng giống, nước đá, nước ngọt, nhiên liệu, ngư lưới
cụ…
4.6. Định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực
4.6.1. Sản phẩm khai thác
Đối tượng chủ lực xác định là nhóm nhuyễn thể (mực 90%), nhóm cá đáy
(cá đổng, cá dưa, cá phèn…) phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu. Số lượng tàu
khai thác nhuyễn thể và nhóm cá đáy 700 tàu (chiếm 26% tổng số tàu), tổng công
suất trên 15.000 CV. Sản lượng mực trên 5.400 tấn, GTSX (giá so sánh năm 2010)
23
286 tỷ đồng, tăng 13,5%/năm; nhóm cá đáy trên 12.000 tấn, GTSX 585 tỷ đồng,
tăng 10,5%/năm.
4.6.2. Sản phẩm nuôi trồng
Định hướng đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi thâm canh 850 ha (tại
các huyện Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng…), năng suất 15 tấn/ha, sản lượng
12.750 tấn (chiếm 39% sản lượng cá nuôi), GTSX (giá so sánh năm 2010) 253,7 tỷ
đồng, tăng 16,85% năm.
Phát triển nuôi tôm nước lợ với cơ cấu hợp lý giữa tôm sú - tôm thẻ chân
trắng. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 600 ha (tại Cát Hải, Tiên Lãng,
Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, GTSX 212 tỷ đồng, tăng 8,4%/ năm.
4.6.3. Sản phẩm chế biến
Tôm đông lạnh chế biến đạt 2.270 tấn (xuất khẩu 73,56%, tiêu thụ nội địa
26,44%), giá trị 227 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng bình quân 8%/năm.
Mực khô chế biến đạt 910 tấn (xuất khẩu 60,4%, tiêu thụ nội địa 39,6%), giá
trị đạt 110 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng bình quân 16,2%/năm.
Nước mắm: sản lượng 5,6 triệu lít, sử dụng 14.500 tấn nguyên liệu thủy sản,
chủ yếu tiêu thụ nội địa; giá trị 112 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng bình quân
2,9%/năm.
5. Định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
5.1. Định hướng chung
Tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện có, tiếp tục thực hiện tốt qui hoạch, rà
soát qui hoạch các loại rừng; xây dựng các mô hình sản xuất và liên kết sản xuất;
chủ động nghiên cứu nâng cao chất lượng giống cây trồng rừng.
Phát triển và nâng cao chất lượng rừng theo hướng gia tăng các giá trị dịch
vụ môi trường rừng (năng lực tích tụ và lưu giữ các bon, giá trị cảnh quan, sinh
cảnh, môi trường sống của động vật bản địa và di cư, đa dạng sinh học, bãi đẻ…);
đẩy mạnh trồng cây phân tán; thực hiện các chương trình, dự án lâm sinh nâng cao
năng lực ứng phó biến đổi khí hậu.
Tập trung bảo vệ rừng bằng các phương thức đồng quản lý, lâm nghiệp cộng
đồng và các hình thức khác; nâng cao sinh kế, chia sẻ lợi ích cho các đối tượng bảo
vệ và phát triển rừng.
5.2. Định hướng cụ thể tái cơ cấu lâm nghiệp
5.2.1. Cơ cấu các loại rừng
Cơ cấu đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 24.238,1 ha và tiếp tục ổn định
đến năm 2030; trong đó: Đất rừng đặc dụng 9.931,6 ha; đất rừng phòng hộ
14.306,5 ha.
5.2.2. Nâng cao giá trị gia tăng
Phát triển, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng: Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc
dụng với tổng diện tích 9.931,6 ha. Đến năm 2020, khoanh nuôi tái sinh rừng tự
nhiên 1.563,3 nghìn hecta, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung 2.235
ha, diện tích rừng trồng được cải tạo 156 ha.
Phát triển, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đồi núi: Đáp ứng chức năng
phòng hộ, chống xói mòn sạt lở đất, giảm nhẹ thiên tai, giảm ô nhiễm môi trường;
bảo vệ diện tích rừng hiện có 5.155,4 ha; trồng rừng mới 840,1 ha; trồng cải tạo
rừng trồng 1.853,6 ha; trồng cây lâm sản ngoài gỗ 3.072,0 ha.
24
Phát triển, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ ven sông, ven biển: Giữ ổn
định 4.858,3 ha rừng hiện có; cải tạo, nâng cấp 693,3 ha rừng trồng; trồng mới
3.739,7 ha và 570 ha cây phân tán phòng hộ chân đê phía trong đồng.
Trồng cây phân tán và cây xanh đô thị: Đến năm 2020 trồng mới 8.499.000
cây phân tán6 ha.
5.2.3. Khai thác, chế biến lâm sản
Khai thác rừng: Khai thác cây trồng phân tán; cây gỗ tận dụng, tận thu ở
rừng phòng hộ trên cơ sở đảm bảo chức năng phòng hộ và cảnh quan và theo quy
định pháp luật. Đến 2020 sản lượng khai thác đạt 20.000 m 3; củi tận dụng 200.000
ster.
Kinh doanh chế biến gỗ, lâm sản: Xây dựng ngành sản xuất chế biến gỗ hiện
đại, đồng bộ có khả năng cạnh tranh cao, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội
địa, có sự tham gia của các thành phần kinh tế.
5.2.4. Dịch vụ lâm nghiệp
Dịch vụ môi trường rừng: Thực hiện xã hội hóa bảo vệ rừng thông qua thực
hiện các đề án, dự án: Phát triển du lịch; cho thuê dịch vụ môi trường rừng; bảo tồn
đa dạng sinh học; đầu tư vùng đệm và phát triển kinh tế trang trại, gia trại theo
hướng nông lâm kết hợp.
Dịch vụ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp: hoàn thiện các cơ sở giống
lâm nghiệp theo hướng hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng phục vụ
nhu cầu trồng rừng, trồng cây phân tán; từ năm 2020 trở đi bảo đảm cung cấp
100% giống được công nhận cho trồng rừng và trồng cây phân tán.
6. Định hướng dịch vụ, chế biến và ngành nghề nông thôn
6.1. Chế biến, bảo quản nông, thủy sản
- Xay xát gạo, các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu bột gạo: Ưu tiên các
chủng loại chất lượng cao. Định hướng chính là cải tiến công nghệ, thiết bị xay xát
gạo tiên tiến hơn, giảm giá thành phục vụ, nâng tỷ lệ thu sản phẩm cao hơn 67 68%, giảm tỷ lệ gạo gãy, nâng cao chất lượng đánh bóng gạo.
- Chế biến thịt gia súc gia cầm: Chế biến công nghiệp, sản phẩm chế biến là
các loại thịt cấp đông, thịt hộp các loại phục vụ đô thị và xuất khẩu trên dây
chuyền hiện đại, vốn đầu tư lớn.
- Chế biến thuỷ sản: Những sản phẩm truyền thống (như nước mắm, cá khô,
mắm ruốc, cá phơi sấy…), đặc biệt quan tâm phát triển chế biến công nghệ sâu tạo
sản phẩm chế biến đa dạng phù hợp thị hiếu tiêu dùng, nhất là xuất khẩu, giá trị gia
tăng cao.
- Chế biến thức ăn gia súc: Nâng cao chất lượng các sản phẩm thức ăn gia
súc thông qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt, chất lượng nguyên liệu tốt (kể cả
nhập khẩu) để giúp chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
6.2. Lĩnh vực ngành nghề nông thôn
- Ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng: sản phẩm truyền thống như đá, cát,
sỏi, gạch ngói, bột đá làm xi măng, phát triển các mặt hàng mới theo hướng sản
xuất công nghiệp phục vụ xây dựng (như gạch trang trí nội thất…). Đưa công nghệ
mới vào sản xuất gạch, ngói trang trí, bảo đảm không gây ô nhiêm môi trường..
- Sản xuất đồ gỗ gia dụng: Đa dạng hóa sản phẩm gỗ nội thất phù hợp với
giai đoạn hiện nay, cung cấp cho các khu đô thị.
25