Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.67 KB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ KIM PHƯỢNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CĨ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGỒI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn:

TS. Hồ Ngọc Ninh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Kim Phượng

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng
dạy, hướng dẫn tơi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Ngọc
Ninh, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí cán bộ cơng chức, lãnh đạo Cục
thuế tỉnh Bắc Ninh, các Chi cục thuế các huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh và các
doanh nghiệp FDI khảo sát đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ
các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình nghiên cứu luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp,
những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Kim Phượng

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ................................................................................................ ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN....................................................................................................... x
THESIS ABSTRACT........................................................................................................... xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 3

1.3.


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..................................................................................3

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3

1.5.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN..............................................................4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.....................5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm và đặc điểm về thuế thu nhập doanh nghiệp................5

2.1.2.


Khái niệm Quản lý thuế.................................................................................. 7

2.1.3.

Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có

vốn FDI................................................................................................................ 10
2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với

doanh nghiệp FDI........................................................................................... 14
2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................... 17

2.2.1.

Q trình cải cách chính sách thuế ở Việt Nam...............................17

iii


2.2.2.

Thực trạng và kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối

với các doanh nghiệp FDI của một số địa phương ở Việt Nam


................................................................................................................................ 18

2.2.3.

Bài học rút ra cho việc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp FDI của

tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh......................................................................... 23
2.2.4.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan......................23

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................25
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........................................................25

3.1.1.

Đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh...................................................................... 25

3.1.2.

Giới thiệu về Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh................................................... 28

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................33

3.2.1.


Chọn điểm nghiên cứu................................................................................. 33

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 34

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin và số liệu..............................................36

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu và thơng tin.....................................37

3.3.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................ 37

3.3.1.

Chỉ tiêu về quản lý đăng ký cấp mã số thuế...................................... 37

3.3.2.

Chỉ tiêu về quản lý kê khai xử lý hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế,

chứng từ nộp thuế........................................................................................37
3.3.3.

Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra thuế..............................................................37


3.3.4.

Chỉ tiêu Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế........................................ 38

3.3.5.

Chỉ tiêu tổ chức thực hiện.......................................................................... 38

3.3.6.

Chỉ tiêu đánh giá kết quả thu thuế.........................................................38

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................................39
4.1.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH..............................................39
4.1.1.

Thực trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên

địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4.1.2.

39

Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư


trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh............................. 42
4.1.3.

Đánh giá một số giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh

nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ...........56

iv


4.3.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP

DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH......74
4.3.1.

Hồn thiện cơng tác đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế, quyết tốn

thuế....................................................................................................................... 74
4.3.2.

Tăng cường cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh

nghiệp FDI......................................................................................................... 76
4.3.3.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế đối với


các doanh nghiệp FDI.................................................................................. 77
4.3.4.

Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra thuế đối với các doanh

nghiệp FDI......................................................................................................... 78
4.3.5.

Tăng cường cơng tác tun truyền phổ biến chính sách thuế TNDN và

hỗ trợ người nộp thuế.................................................................................80
4.3.6.

Tăng cường đào tạo, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực cho phù hợp với

nhiệm vụ quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI................... 81
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 83
5.1.

KẾT LUẬN.......................................................................................................... 83

5.2.

KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 84

5.2.1.

Kiến nghị đối với cơ quan ban hành chính sách............................. 84


5.2.2.

Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh..................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 86
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 89

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiễng Việt

BCTC

Báo cáo tài chính

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CQT

Cơ quan thuế

ĐKT


Đăng ký Thuế

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

GTGT

Giá trị gia tăng

HTKK

Hỗ trợ Kê khai

KHĐT

Kế hoạch và đầu tư


KK-KTT

Kê khai -kế toán thuế

MST

Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

NTĐT

Nộp thuế điện tử

TCT

Tổng cục thuế

UBND

Ủy ban nhân dân

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TTR

Ứng dụng phân tích tình trạng thuế

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

CBCC

Cán bộ cơng chức

SXKD

Sản xuất kinh doanh

QLT

Quản lý thuế

TMS

Ứng dụng quản lý thuế tập trung

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Dân số, nguồ

Bảng 3.2.

Tổng sản phẩ

Bảng 3.3.

Số thu nội địa

Bảng 3.4.

Số thu thuế thu

đoạn 2014-20
Bảng 3.5.

Số lượng doa

Bảng 3.6.

Bảng mơ tả c

Bảng 4.1.

Tình hình biến đ

ngồi tại tỉnh

Bảng 4.2.

Tình hình cấp m
tại Cục Thuế

Bảng 4.3.

Đánh giá của d

thuế, thay đổ
Bảng 4.4.

Tình hình nộp t

doanh nghiệp
Bảng 4.5.

Tình hình kê kh

nước ngoài t
Bảng 4.6.

Đánh giá của

Bảng 4.7.

Số thu thuế thu
qua các năm

Bảng 4.8.


Cơng tác quản

nước ngồi t
Bảng 4.9.

Kết quả khảo sá

loại thuế phả
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát NNT về mã địa bàn, mẫu giấy nộp tiền trong nộp
thuế điện tử
Bảng 4.11.

Tình hình than

nghiệp có vốn đ
2016
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế của một số doanh nghiệp

có vốn đầu tư
Bảng 4.13. Đánh giá của các doanh nghiệp FDI điều tra về tính cơng bằng trong

hoạt động kiể

vii


Bảng 4.14. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế năm 2014-2016
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của người nộp thuế về công tác tuyên truyền hỗ trợ
người nộp thuế

Bảng 4.16. Công tác tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ thuế qua các năm 2014-2016
Bảng 4.17. Phân bổ thiết bị máy tính tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế tỉnh Bắc
Ninh, giai đoạn 2014 – 2016
Bảng 4.18. Thống kê số lượng máy tính, máy in được trang bị tại Cục Thuế tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016
Bảng 4.19. Thống kê về tình hình ứng dụng CNTT của cán bộ thuế
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ thuế về tình hình doanh nghiệp FDI kê khai
quyết tốn sai phải nộp hồ sơ khai bổ sung

viii


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Đồ thị 4.1.

Bản đồ h
Sơ đồ cơ
Tình hình
Cục thuế

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Kim Phượng.
Tên đề tài: Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Ninh
Ngành đào tạo: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề
xuất giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh; Kết hợp phươg pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra các
đối tượng liên quan như cán bộ, lãnh đạo của Cục thuế và các Chị cục thuế ở một số
huyện của tỉnh Bắc Ninh, và điều tra 84 doanh nghiệp FDI hiện nay đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng
một số phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả,
phân tổ thống kê và thống kê so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu đã hệ thống thống hóa những vẫn đề lý luận cơ bản về quản
lý thuế, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI, nội
dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI, và các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
FDI; và các kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối của một số địa
phương nhằm rút ra bài học cho tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi được thực hiện theo trình tự quản lý thuế từ công tác đăng ký và
cấp mã số thuế, xử lý hồ xơ khai thuế thuế, quyết toán thuế và chứng từ nộp thuế, công
tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đến công tác thanh tra kiểm tra thuế. Một số giải
pháp nhằm tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI

x


Cục Thuế tỉnh Bắc ninh đã và đang triển khai như Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất trang thiết bị nhằm đáp ứng được yêu cầu tạo điều kiện cho cán bộ
công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; Tăng cường hoạt động
đào tạo đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Băc Ninh gồm: Các yếu tố chủ quan thuộc về cơ quan thuế (gồm trình độ và đạo đức
nghề nghiệp của cán bộ thuế, cơ sở vật chất trang thiết bị, cơ chế chính sách, cơng tác đào
tạo bỗi dưỡng cán bộ), các yếu tố thuộc về người nộp thuế (nhận thức và ý thức của doanh
nghiệp FDI, năng lực của đội ngũ làm kế toán các doanh nghiệp FDI). Trong đó yếu tố thuộc
về cơ quan thuế có ảnh hưởng chính đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Để tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, một số giải pháp
cần thực hiện thời gian tới gồm: Hồn thiện cơng tác đăng ký mã số thuế, kê
khai nộp thuế, quyết toán thuế; Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế
nợ thuế đối với doanh nghiệp FDI; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý thuế; Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra thuế đối với các
doanh nghiệp FDI; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách thuế

TNDN và hỗ trợ người nộp thuế; và Tăng cường bố trí sắp xếp nguồn nhân lực
cho phù hợp với nhiệm quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI.

xi


THESIS ABSTRACT
Author’s name: Do Kim Phuong
Thesis title: Solutions for strengthening Income Tax Management of
the foreign direct investment Cooperations in Bac Ninh Province.
Advisor: Dr. Ho Ngoc Ninh
Major field: Economics Management.

Code: 60.34.04.10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
General objective: On the basis of assessing the current status of income
tax management of the foreign direct investment Cooperations in Bac Ninh
Province, then to propose policy measures to strengthen the income tax
management of the foreign direct investment Cooperations in future.

Research methods:
The study used a secondary data collection method to gather information on the current
status of income tax management of the foreign direct investment Cooperations in Bac Ninh
Province. Primary data collected by investigating related stakeholders such as cadres,
leaders of Tax Departments and Tax Bureaus in some districts of Bac Ninh Province, and
interview 84 FDI Cooperations currently operating in the province to collect information for
research purposes. The study utilized a number of traditional data analysis methods such as
descriptive statistical methods, statistical disaggregation and comparative statistics to
clarify the contents of the research on corporate income tax management of the foreign

direct investment Cooperations in Bac Ninh Province.

Main findings and conclusions:
The study has systematized the basic theories of tax administration, corporate
income tax management of the FDI Cooperations; research contents of income tax
management of the FDI Cooperations; Factors affecting the income tax management of
the FDI Cooperations; and the experiences of corporate income tax management in
some localities to draw lessons learned for Bac Ninh Province in the coming time.
The management of corporate income tax of the FDI Cooperations shall be carried
out in accordance with the procedures of tax administration from the registration and
issuance of tax codes, Tax and tax payment documents, debt management and tax debt
enforcement to tax inspection. Some solutions to strengthen the management of
corporate income tax of the FDI Cooperations that the Tax Department of Bac Ninh
Province has been implementing such as promoting information and support taxpayers;
increased investment in facilities and equipment in order to meet the requirements for

xii


cadres and civil servants to well perform their assigned tasks;
Strengthen training activities for professional staff training.
The research results show that some factors affecting the management of
income tax of the FDI Cooperations in the territory of Bac Ninh province
include: Taxation (including the qualifications and professional ethics of tax
officials, facilities, equipment, policies, cadre training), taxpayers' (cognitive
And the sense of FDI enterprises, the capacity of accounting staff of FDI
enterprises). In which the tax authorities have a major influence on the
management of corporate income tax of the FDI Cooperations in the province.
In order to strengthen the management of corporate income tax the FDI
Cooperations in Bac Ninh Province, a number of measures to be implemented

in the coming time including: completing the registration of tax codes, Tax
declaration, payment and finalization; Strengthening debt management and tax
debt enforcement for FDI Cooperations; Enhance the application of information
technology in tax administration; Strengthen the inspection and examination of
taxes for FDI enterprises; Enhance the dissemination of tax policies and
support taxpayers; Strengthen the arrangement of human resources to suit the
tax administration responsibilities of FDI enterprises.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thuế là một trong những công
cụ quản lý kinh tế có tính hiệu quả cao của nhà nước và thường được sử dụng điều tiết
vĩ mô nền kinh tế. Trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế Việt Nam, nguồn thu từ thuế
ngày càng tăng, tạo điều kiện tăng tích lũy cho yêu cầu phát triển của nhà nước.

Ngành thuế Việt Nam hiện nay đang đứng trước sức ép và thách thức lớn trong
việc đổi mới để hội nhập. Địi hỏi cơng tác quản lý thuế phải có các định hướng, các
cải tiến nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển
của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao trình độ quản lý nhà
nước. Ngành thuế hiện cần cắt giảm các thủ tục hành chính về thuế và đặc biệt giảm
thời gian thực hiện các thủ tục về thuế cho người nộp thuế. Ngành thuế đã xác định
yêu cầu hiện đại hóa quản lý thuế của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu
vực, với tuyên ngôn của ngành thuế Việt Nam luôn coi trọng, xây dựng và gìn giữ
các giá trị “Minh bạch-Chuyên nghiệp-Liêm chính-Đổi mới”. Đứng trước yêu cầu
nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, cơng tác quản lý thuế nói
riêng. Ở nước ta nhằm đảm bảo chính sách động viên của Đảng và Nhà nước, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại

hố đất nước, thực hiện cơng bằng xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế, tại Kỳ họp thứ 10 (Khố XI), Quốc hội đã
thơng qua Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành
từ 01/7/2007. Bước chuyển quan trọng được đề cập trong Luật Quản lý thuế là đề
cao tính tự chủ của người nộp thuế trong quá trình khai thuế, nộp thuế vào NSNN,
đó là người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm. Trong những
năm gần đây tổng thu ngân sách đối với nguồn thu từ thuế năm sau luôn lớn hơn
năm trước trong đó có phần đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi. FDI đã đóng góp khơng nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn
vốn, chuyển giao công nghệ, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm.
Cùng với các tỉnh, thành phố trong cả nước trong những năm gần đây với chính sách
mở rộng thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Ninh hết sức thông thống hấp dẫn do đó số lượng
các Doanh nghiệp FDI hàng năm cũng tăng lên. Tính đến ngày 31/12/2016 số doanh
nghiệp FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh Bắc Ninh là: 849 dự án đến từ nhiều quốc gia vùng
lãnh thổ; Với số vốn đầu tư đăng ký: 11.485 triệu USD, Số vốn đã được giải

1


ngân trên 7 địa bàn. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI chủ yếu tập
trung vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thu hút rất nhiều lao động,
tạo ra nhiều cơng ăn việc làm đồng thời đóng góp một phần quan trọng trong
tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua.
Số thu của khối doanh nghiệp FDI hàng năm luôn chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng số thu ngân sách trên địa bàn, nhưng là sự đóng góp số thu vào
NSNN khơng đồng đều chủ yếu tập trung vào một số công ty: Công ty Samsung
electronic, Công ty Samsung display, công ty Intop, cơng ty Sonsamwa, cơng ty
Orion, cơng ty kính nổi, cơng ty Microsof Mobifone... Các doanh nghiệp FDI cịn
lại đóng góp số thu cho NSNN trên địa bàn rất nhỏ, một số doanh nghiệp không
phát sinh số thuế TNDN phải nộp có số lỗ liên tục nhiều năm khơng tương xứng

với quy mô đầu tư. Đây là một vấn đề cần quan tâm xem xét, trong khi số lượng
doanh nghiệp có vốn ĐTNN ngày càng tăng nhưng số thu khơng tăng tương
ứng, các DN có vốn ĐTNN hoạt động SXKD thua lỗ chiếm tỷ trọng cao trong tổng
số doanh nghiệp ĐTNN, có DN kinh doanh thua lỗ, thậm chí số lỗ đã vượt quá
vốn đầu tư của chủ sở hữu nhưng vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư chiều sâu.
Công tác quản lý thu thuế hiện nay còn đang gặp rất nhiều khó khăn khi áp
dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế lại chủ yếu dựa vào sự tự giác của họ trong
việc chấp hành pháp luật thuế và Luật quản lý thuế, nên cũng có khơng ít các
doanh nghiệp đã lợi dụng sự thơng thống của pháp luật và cơ chế quản lý để
gian lận thuế, trốn thuế. Trong đó tình trạng thất thu thuế là vấn đề cần quan tâm
và cần phải có những giải pháp kịp thời để chống thất thu cho NSNN, đặc biệt là
thuế Thu nhập doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc quản
lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh. Xuất phát từ các lý do trên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp tăng
cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó
đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp và
các giải pháp quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI.


- Đánh giá thực trạng quản lý và các giải pháp quản lý thuế thu nhập

doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh trong giai đoạn 2014 -2016.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý và các giải

pháp quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có
vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất hoàn thiện các giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh

nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay diễn ra như thế nào?
- Các giải pháp mà cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện nhằm quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như thế nào? Kết quả của việc thực hiện
các giải pháp và khó khăn trong thực hiện các giải pháp này ra sao?
- Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN đối với doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh?
- Đâu là giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế thu nhập doanh

nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn FDI.
Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu gồm: Cán bộ quản lý thuế ở
Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, cán bộ quản lý thuế ở các chi cục thuế, các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung đánh giá các giải pháp mà Cục Thuế

3


tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện nhằm quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh. Phân tích các kết quả của việc thực hiện các giải pháp và
khó khăn trong thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Về không gian: Nghiên cứu công tác triển khai quản lý thuế thu nhập

doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2014-2016
về thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
FDI tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và định hướng, đề xuất giải pháp thực hiện giai
đoạn 2017-2020. Số liệu điều tra các đối tượng được thực hiện năm 2016.

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017.
1.5. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống thống hóa những vẫn đề lý luận cơ bản về
quản lý thuế, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI, nội
dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI, và các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
FDI; và các kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối của một số địa

phương nhằm rút ra bài học cho tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Nghiên cứu đã đánh giá và làm rõ được thực trạng công tác quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đã đánh giá được các giải pháp mà Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã và đang
làm thời gian qua nhằm tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, và đã phân tích được một số
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Băc Ninh. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn là những thông tin
quan trọng giúp các nhà quản lý và các đối tượng liên quan tham khảo và điều
chính các hoạt động quản lý nhằm chống thất thu thuế trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CĨ VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm về thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm
a. Khái niệm về Thuế
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Thuế xuất hiện, tồn tại và
phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nước. Khi Nhà nước ra đời địi hỏi
phải có nguồn lực của cải để trang trải chi phí hoạt động của bộ máy Nhà nước, thực
hiện các chức năng của Nhà nước. Bằng quyền lực của mình, Nhà nước quy định các
khoản đóng góp bắt buộc đối với dân chúng và các chủ thể khác trong xã hội.


Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân
cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử
dụng cho mục đích cơng cộng” (Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2009).
Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường (1998) thì thuế là một hình thức
phân phối thu nhập tài chính của Nhà nước để thực hiện chức năng của
mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối thặng dư của xã
hội một cách cưỡng chế bắt buộc khơng hồn lại.
b. Khái niệm Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế đánh vào thu nhập phát
sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định
thường là một kỳ kinh doanh (Tổng Cục Thuế, 2016).
Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế được nhiều quốc gia trên thế giới
áp dụng. Anh, Nhật Bản là những nước đầu tiên sắc thuế này từ những năm
khoảng giữa và cuối thế kỷ XIX một số nước khác áp dụng và khoảng đầu thế kỷ
XX như Pháp, Thụy Sỹ, Liên Xô cũ, Trung Quốc ...(Tổng cục Thuế, 2016).
Ở Việt Nam thuế thu nhập doanh nghiệp có xuất xứ từ khoản trích lợi nhuận áp
dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và Thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối
với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ năm 1953 đến trước ngày
01/01/1990. Giai đoạn từ 1/1/1990 đến trước ngày 01/01/1999 thuế lợi tức được áp

5


dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế , Năm 1997 Luật thuế TNDN
đầu tiên được ban hành (ngày 10/05/1997) và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/1999 (Tổng cục Thuế, 2016).
2.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này
được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng
chịu thuế (Nguyễn Thị Liên, 2009).

- Đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động

viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc lớn vào hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp (Tổng cục Thuế, 2016).
2.1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
* Là khoản thu quan trọng của NSNN: Ở Việt Nam tỷ trọng thuế TNDN
trong tổng thu NSNN hàng năm (Trừ dầu thô) chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên,
cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mo của các hoạt động kinh tế
ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra
nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN (Tổng cục Thuế, 2016).
* Là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh
tế: Hệ thống pháp luật về thuế TNDN được áp dụng chung cho các cơ sở SXKD
thuộc mọi thành phần kinh tế tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế;
Quy định mức thuế suất phổ thông và mức thuế suất ưu đãi; quy định danh mục
các ngành nghề, địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn cần ưu tiên, khuyến khích đầu
tư, phát triển, sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế TNDN theo mức độ khác nhau,
... Thể hiện chính sách ưu đãi hay khuyến khích và vai trị “ Bàn tay vơ hình”
điều tiết sự phát triển nền kinh tế nhà nước (Tổng cục Thuế, 2016).
* Là công cụ của nhà nước thực hiện chính sách cơng bằng xã hội:
Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công
bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho các loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, khơng những đảm bảo bình đẳng cơng bằng
về chiều ngang mà cịn công bằng về chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh
nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình thức nào có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế
TNDN. Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không biệt quy mô kinh doanh nếu có thu
nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế TNDN. Với mức thuế suất thống nhất,

6



doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn (Theo số
tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp (Tổng cục Thuế, 2016).
2.1.2. Khái niệm Quản lý thuế
Quản lý thuế là tất cả hoạt động của Nhà nước có liên quan đến thuế
bao gồm hoạt động tổ chức, điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN;
xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành pháp luật thuế và
kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thuế (Nguyễn Thị Liên, 2009).
Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
nhằm quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân
sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp
luật. Theo quá trình phát triển của đất nước, năm 2012 Quốc hội đã sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế để phù hợp hơn với hiện tại.
Quản lý thuế gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, chủ
yếu thuộc lĩnh vực hành pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các chức năng
nhiệm vụ quyền hạn do luật định, nhằm thực hiện chính sách thuế đã được cơ quan
có thẩm quyền thơng qua. Nói cách khác, quản lý thuế là khâu tổ chức thực hiện
chính sách thuế của cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức,
phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các
bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạt các
mục tiêu đã đề ra, trong điều kiện môi trường quản lý luôn biến động.

Quản lý thuế quan tâm trước hết tới việc thực thi chính sách thuế. Để thực
hiện tốt công tác quản lý thuế cần có một chính sách thuế hợp lý. Sau khi chính
sách thuế được hoạch định và được thơng qua, chính sách đó được thực thi
trong thực tế. Quản lý thuế có vai trị quyết định trong việc đưa chính sách thuế
vào cuộc sống. Hoạt động quản lý thuế là sự tác động có tổ chức, tuân theo
những quy tắc nhất định và mang tính quyền lực nhà nước. Đây cũng có thể coi
là hoạt động quản lý hành chính – kinh tế trong lĩnh vực thuế


Theo Điều 3 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định 8 nội dung
quản lý thuế bao gồm:
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
- Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

7


- Quản lý thông tin về người nộp thuế.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

Quản lý thuế được thực hiện bằng các quy chế, quy trình kỹ thuật
nghiệp vụ nhất định với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật quy định.
Do vậy, xét về khía cạnh hành chính thuế, nội dung chính của quản lý thuế sẽ
là các trình tự và thủ tục thuế của các đối tượng có liên quan (đối tượng nộp thuế,
cơ quan thuế và các đối tượng khác). Các trình tự và thủ tục thuế - hay là các "quy
tắc ứng xử" này được xây dựng trong mọi lĩnh vực của công tác quản lý thuế: kê
khai, nộp thuế, quyết tốn thuế... với mục đích nhằm làm cho các đối tượng liên
quan thực hiện đúng các nghĩa vụ luật định về thuế. Thông qua công tác quản lý
thuế, các "quy tắc ứng xử" này sẽ được xây dựng, ban hành, hướng dẫn và kiểm tra
bằng "sức cưỡng chế" của cơ quan thuế (Nguyễn Thị Liên, 2009).

Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế cạnh tranh, bên cạnh những
ưu điểm của nó, thì cũng tồn tại những khuyết tật không thể tránh khỏi. Để
phát huy tối đa những ưu điểm, hạn chế ở mức thấp nhất những khuyết tật
cố hữu của một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, nhà nước phải tham gia

vào nền kinh tế với những cơng cụ riêng có của mình. Trong đó thuế được
coi là công cụ quan trọng nhất của nhà nước. Vai trò của thuế trong nền kinh
tế thị trường là rất quan trọng, nó được thể hiện ở một số mặt cơ bản sau:
* Thuế là công cụ chủ yếu để tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà

nước (Nguyễn Thị Liên, 2009).
Ngân sách nhà nước được tạo lập từ nhiều nguồn thu khác nhau, bằng các công
cụ khác nhau. Trong các công cụ mà nhà nước sử dụng để tạo lập ngân sách, thì thuế là
cơng cụ chủ yếu và cũng là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Trong hệ thống
chính sách tài chính mà nhà nước sử dụng, thuế là công cụ quan trọng để phân phối và
phân phối lại tổng sản phẩm và thu nhập của xã hội. ở nước ta hiện nay khoản thu từ
thuế là luôn ổn định và ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Điều này
là rất quan trọng, vì nước ta hiện nay khơng cịn nguồn viện trợ như trước đây do các
nước xã hội chủ nghĩa viện trợ, hiện nay nền kinh tế đối ngoại là nền kinh

8


tế "có vay có trả" hoặc có viện trợ thì cũng kèm theo những điều kiện ràng buộc
khơng có lợi cho Việt Nam. Mặt khác, đối với một nước nghèo như nước ta vấn đề
vay nợ tạo ra gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau và phát triển kinh tế xã hội lâu
dài. Do đó, phát huy nguồn thu nội bộ mà thuế là nguồn thu chính sẽ tạo tiền đề cho
kinh tế phát triển lâu dài, tạo nên một nền tài chính quốc gia lành mạnh.

Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay và hệ thống thuế
được áp dụng thống nhất đối với các thành phần kinh tế. Để là công cụ và nguồn
thu chính của NSNN, thuế phải bao quát được hầu hết các hoạt động kinh doanh,
các nguồn thu nhập, và hoạt động tiêu dùng xã hội. Có làm được điều đó, thuế
mới thực sự là nguồn thu chính của NSNN trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo
từng bước nhu cầu chi để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế theo định

hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời chính sách thuế phải tạo thuận lợi cho nền
kinh tế phát triển ổn định bền vững, từ đó mới có thể tăng nhanh nguồn thu và
ni dưỡng nguồn thu để khai thác nguồn thu từ thuế có hiệu quả.
* Theo Nguyễn Thị Liên (2009), thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền

kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước với các cơng cụ tài chính của
mình là hết sức quan trọng trong việc điều tiết, điều chỉnh, quản lý, kiểm sốt hướng dẫn
và khuyến khích nền kinh tế phát triển. trong đó thuế có vị trí và khả năng đặc biệt trong
quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Với cơng cụ thuế, nhà nước có thể kiểm soát,
hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo hướng phát triển của nhà nước, góp phần tích
cực trong việc điều chỉnh cân đối nền kinh tế. Thuế có vai trò điều chỉnh chu kỳ sản xuất
kinh doanh của nền kinh tế. Chu kỳ sản xuất kinh doanh là dao động của GDP thực tế so
với GDP tiềm năng được lặp đi lặp lại trong đời sống kinh tế quốc gia. Chu kỳ sản xuất
kinh doanh có bốn giai đoạn: suy thoái, tiêu điều, mở mang, hưng thịnh. Trong nền kinh
tế xã hội hiện nay chu kỳ kinh tế này diễn ra thường xuyên hơn. Do vậy, nhà nước phải
dùng các cơng cụ tài chính của mình để can thiệp vào nền kinh tế, bằng cách giảm thuế
trong những thời kỳ nền kinh tế gặp khó khăn để có thể kéo dài thời kỳ hưng thịnh và rút
ngắn thời kỳ suy thoái, tiêu điều của chu kỳ kinh tế.
Mặt khác thuế là lá chắn bảo vệ nền sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh
tranh của hàng hoá trong nước trên thị trường thế giới và khu vực. Từ khi thực hiện nền
kinh tế mở, hàng hố trong nước có cơ hội xuất khẩu, thì đồng thời hàng hố trên thế
giới cũng xâm nhập vào thị trường trong nước ảnh hưởng tới SXKD của nhiều

9


doanh nghiệp, làm cho SXKD trong nước có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt.
Trong tình trạng đó, chính sách thuế có những ưu đãi kích thích sản xuất
trong nước, bảo hộ sản xuất nội địa,...

Tóm lại, bằng việc ban hành các chính sách thuế, các luật thuế nhà nước đã góp
phần điều tiết và quản lý vĩ mơ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế ổn định và phát triển.

* Thuế góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội giữa các thành phần

kinh tế và giữa các tầng lớp dân cư (Nguyễn Thị Liên, 2009).
Việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm từng bước thu hẹp sự
phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp
nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo trong sản sản xuất kinh doanh
phự hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Bình đẳng và công bằng trong thu nộp thuế là sự động viên giống nhau
giữa các ĐTNT trong điều kiện hoạt động giống nhau, có thu nhập giống
nhau. Bằng những chính sách thuế hợp lý, nhà nước đã động viên được
nguồn thu cao từ người có thu nhập cao và ngược lại với người có nguồn
thu nhập thấp. Và bằng những chính sách ưu đãi về thuế như, miễn thuế,
giảm thuế nhà nước đã tạo điều kiện cho kinh tế của các vùng kém phát triển
có điều kiện cải thiện cuộc sống và đuổi kịp các trung tâm kinh tế lớn, và
ngày càng tiến bộ hơn, góp phần cải thiện cơng bằng xã hội trong đất nước.

2.1.3. Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
có vốn FDI
2.1.3.1. Đăng ký và cấp mã số thuế
Công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế thực theo quy định tại thông
tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/05/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật
quản lý thuế về đăng ký thuế.
Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn ĐTNN do cục thuế
trực tiếp quản lý. Việc quản lý thu thuế phải thực hiện theo đúng trình tự
quy định của quy trình quản lý thu thuế và thực hiện theo cơ chế liên một
cửa liên thông giữa Cơ quan Thuế với Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh.
Sau khi nhận được giao dịch truyền từ sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh qua giao dịch điện

tử giữa Cơ quan Thuế và Sở Kế hoạch đầu tư, cán bộ làm công tác cấp mã số thuế kiểm
tra các thông tin đăng ký thuế do người nộp thuế kê khai với Sở kế hoạch đầu tư

10


nếu đầy đủ đúng quy định thì thực hiện cấp mã số thuế cho doanh nghiệp sau đó truyền
thơng tin trả lại cho Sở kế hoạch đầu tư để thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp cho doanh nghiệp mới thành lập. Mã số thuế đã được cấp cũng chính là số
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (mã số thuế này chỉ được cấp duy nhất 1 lần và
được tồn tại trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp kể từ khi thành lập đến khi
giải thể chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp); đây là bước khởi đầu nhưng có ý nghĩa
rất quan trọng, các chứng từ mua bán, trao đổi hàng hóa - dịch vụ của doanh nghiệp
phải được ghi đầy đủ đúng mã số thuế đã được cấp.

2.1.3.2. Xử lý hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, chứng từ nộp thuế
Xử lý hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế , chứng từ thu nộp thuế
được thực hiện theo quy trình 879/QĐ-TCT ngày 15/05/2015 của Tổng cục
Thuế, Thông tư số156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2016 của Bộ Tài chính,
Thơng tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế trên ứng dụng hỗ trợ kê khai của ngành
Thuế sau đó thực hiện ký điện tử và nộp tờ khai trên trang Web của Tổng cục thuế
hoặc có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa, doanh nghiệp thực hiện nộp tờ khai
thuế GTGT theo tháng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề từ
trên 50 tỷ đồng trở lên hoặc kê khai thuế theo quý đối với doanh nghiệp có tổng
doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống theo quý. Khai tạm tính thuế
TNDN theo từng lần phát sinh đối với hoạt động động chuyển nhượng bất động sản,
chuyển nhượng vốn, khai thuế theo lần phát sinh hoặc theo tháng đối với trường
hợp doanh nghiệp Việt Nam khấu trừ khai thay và nộp thuế thay cho nhà thầu (Tổ
chức nước ngồi kinh có phát sinh hoạt động kinh doanh có thu nhập tại Việt nam

nhưng không thành lập theo Luật đầu tư, luật doanh nghiệp). Khai quyết tốn thuế
TNDN theo năm. Phịng Kê khai - Kế toán thuế sẽ tiến hành xử lý nhận hồ sơ khai
thuế qua đường truyền điện tử hoặc nhập tờ khai đối với tờ khai thuế nhận trực tiếp
qua bộ phận một cửa vào ứng dụng quản lý thuế TMS. Trên cơ sở số liệu kê khai,
các doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp số thuế phát sinh phải nộp vào tài khoản của cơ
quan quản lý thuế mở tại kho bạc Nhà nước.
NNT thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo luật thuế tự xác định mức ưu đãi
thuế và kê khai thuế theo quy định, trừ những trường hợp pháp luật về thuế có quy định
phải lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế gửi cơ quan thuế. Đối với các trường hợp
phải ra quyết định miễn, giảm, các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế cũng phải tiến
hành các bước thẩm định nhằm xem xét một cách thận trọng việc miễn, giảm

11


×