Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt star 53 nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.53 KB, 83 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ LIÊN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA VỊT
STAR 53 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT
ĐẠI XUYÊN
Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Liên

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Bá Mùi đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh lý – Tập tính động vật, Khoa Chăn ni - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của trung tâm nghiên
cứu vịt Đại Xuyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.


Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Vũ Thị Liên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị......................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.
Đặt vấn đề......................................................................................................................... 1
1.2.
Mục đích của đề tài...................................................................................................... 1
1.3.
Đóng góp của đề tài.................................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3
2.1.
Cơ sở lý luận về đặc điểm ngoại hình của thủy cầm................................ 3
2.2.
Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng........................................ 4
2.3.

Sức sống và khả năng kháng bệnh.................................................................... 7
2.4.
Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt ở gia cầm
9

2.4.1. Khái niệm về sinh trưởng........................................................................................ 9
2.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng................................................... 9
2.4.3. Các giai đoạn sinh trưởng và cách đánh giá sức sinh trưởng .........13
2.4.4. Khả năng cho thịt....................................................................................................... 15
2.5.
Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm............................... 17
2.5.1. Tuổi thành thục sinh dục........................................................................................ 17
2.5.2. Năng suất trứng.......................................................................................................... 18
2.5.3. Chất lượng trứng........................................................................................................ 20
2.5.4. Khả năng thụ tinh và ấp nở.................................................................................. 22
2.6.
Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn................................................................ 23
2.7.
Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước................................................. 24
2.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................... 24
2.7.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.................................................................... 26
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 28
3.1.
Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 28
3.2.
Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 28
3.3.
Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 28
3.4.
Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 28

3.5.
Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 28
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................................... 28
3.5.2. Phương pháp chăm sóc ni dưỡng.............................................................. 29

iii


3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định....................................... 30
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 35
Phần 4. Kết quả vào thảo luận............................................................................................. 36
4.1.
Trên đàn vịt star 53 ơng bà.................................................................................... 36
4.1.1. Đặc điểm ngồi hình của vịt ơng bà................................................................. 36
4.1.2. Tỷ lệ nuôi sống............................................................................................................ 37
4.1.3. Khối lượng cơ thể vịt giai đoạn 1 – 24 tuần tuổi...................................... 38
4.1.4. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ.............................................................................. 41
4.1.5. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng qua
các tuần đẻ.................................................................................................................... 42
4.1.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng....................................................................... 46
4.1.7. Một số chỉ tiêu ấp nở............................................................................................... 47
4.2.
Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt star 53 bố mẹ ......................................... 49
4.2.1. Đặc điểm ngoại hình................................................................................................. 49
4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống............................................................................................................ 49
4.2.3. Khối lượng cơ thể vịt Star 53 bố mẹ giai đoạn 1 – 24 tuần tuổi.......50
4.2.4. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ.............................................................................. 52
4.2.5. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng qua
các tuần đẻ.................................................................................................................... 53
4.2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng....................................................................... 55

4.2.7. Một số chỉ tiêu ấp nở............................................................................................... 56
4.3.
Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt thương phẩm (abcd) ..........................57
4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống............................................................................................................ 57
4.3.2. Khối lượng cơ thể, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối . 58
4.3.3. Tiêu tốn thức ăn.......................................................................................................... 61
4.3.4. Khả năng cho thịt....................................................................................................... 62
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 63
5.1.
Kết luận............................................................................................................................ 63
5.1.1. Vịt Star53 ông bà........................................................................................................ 63
5.1.2. Vịt Star53 bố mẹ.......................................................................................................... 64
5.1.3. Trên đàn vịt thương phẩm..................................................................................... 63
5.2.
Kiến nghị......................................................................................................................... 63
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 64

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

Cs.

Cộng sự

ĐVT


Đơn vị tính

NST

Năng suất trứng

ME

Năng lượng trao đổi

LTĂTN

Lượng thức ăn thu nhận

TB

Trung bình

TCD

Trứng cộng dồn

TCH

Tiêu chuẩn hãng

TLNS

Tỷ lệ ni sống


TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Quy trình chăm sóc ni dưỡng vịt ông bà, bố mẹ........................29

Bảng 3.2.

Chế độ dinh dưỡng cho vịt ông bà, bố mẹ.......................................... 30

Bảng 3.3.

Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vịt thương phẩm........................30

Bảng 4.1.

Tỷ lệ ni sống của vịt Star 53 ông bà (%).......................................... 37

Bảng 4.2.

Khối lượng cơ thể của vịt Star 53 ông bà giai đoạn 1– 24 tuần tuổi (gam)
40


Bảng 4.3.

Tuổi đẻ và khối lượng của vịt Star 53 ông bà khi vào đẻ.............42

Bảng 4.4.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt

Star 53 ông bà...................................................................................................... 43
Bảng 4.5.

Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt Star 53 ông bà (n=30).......46

Bảng 4.6.

Một số chỉ tiêu ấp nở vịt Star 53 ông bà (tuần 38)........................... 48

Bảng 4.7.

Tỷ lệ nuôi sống vịt Star 53 bố mẹ.............................................................. 49

Bảng 4.8.

Khối lượng vịt Star 53 bố mẹ giai đoạn 1 – 24 tuần tuổi..............51

Bảng 4.9.

Tuổi đẻ và khối lượng khi vào đẻ của vịt star 53 bố mẹ...............52

Bảng 4.10. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng.......53

Bảng 4.11. Chất lượng trứng vịt mái CD....................................................................... 55
Bảng 4.12. Kết quả ấp nở trứng vịt Star 53 bố mẹ................................................... 57
Bảng 4.13. Tỷ lệ nuôi sống vịt 53 thương phẩm....................................................... 58
Bảng 4.14. Khối lượng cơ thể, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối
của vịt Star 53 thương phẩm (n = 120).................................................. 59
Bảng 4.15. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của vịt Star 53 thương phẩm
62

Bảng 4.16. Năng suất thịt của vịt Star 53 thương phẩm (n=8)..........................62

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ đẻ của vịt Star 53 ông bà.................................................................... 44
Đồ thị 4.2. Năng suất trứng vịt Star 53 ông bà........................................................... 44
Đồ thị 4.3. Tỷ lệ đẻ vịt Star 53 bố mẹ............................................................................... 54
Đồ thị 4.4. Năng suất trứng vịt Star 53 bố mẹ............................................................ 54
Đồ thị 4.5. Khối lượng cơ thể vịt Star 53 thương phẩm đến 8 tuần tuổi .....59
Đồ thị 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối vịt Star 53 thương phẩm................................ 60
Đồ thị 4.7. Sinh trưởng tương đối vịt Star 53 thương phẩm.............................. 60

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Vũ Thị Liên
Tên luận văn: Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt star 53
nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên.

Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sản xuất của vịt Star 53 ông bà, bố mẹ;
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt thương phẩm;

- Đánh giá được khả năng thích nghi của vịt Star 53 ông bà khi
nuôi trong điều kiện Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên vịt star 53 ơng bà nhập nội 4 dịng đơn tính, vịt
bố mẹ và thương phẩm với sơ đồ và số lượng cụ thể như sau:
Sơ đồ tạo vịt bố mẹ và thương phẩm như sau:
Ông bà
Bố mẹ
Thương phẩm
-Vịt Star 53 ông bà: Trống A: 36 con;
Mái D: 246 con
- Vịt Star 53 bố mẹ: Trống AB: 90 con; Mái CD: 360 con.
- Vịt thương phẩm: ABCD: 120 con.
Vịt thí nghiệm được chia làm 3 lô để đảm bảo sự đồng đều về
chế độ chăm sóc ni dưỡng và quy trình vệ sinh thú y và được chăm
sóc ni dưỡng theo quy trình vệ sinh thú y của Trung tâm nghiên cứu
vịt Đại Xuyên kết hợp với hướng dẫn của hãng Grimaud.

viii



Kết quả chính và kết luận
Trên đàn vịt ơng bà
Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi đạt 94,44 - 99,19%; khối
lượng cơ thể 2756,97 - 3582,63 g/con đạt trên 97% so với tiêu chuẩn Hãng.
Tuổi đẻ của vịt mái B ở 178 ngày và vịt mái D ở 162 ngày tuổi, năng suất
trứng 46 tuần đẻ của đàn mái B là 177,12quả/mái, tiêu tốn 4,64 kg thức ăn/10
quả trứng; tương tự, đàn mái D là 233,06 quả, tiêu tốn 3,42 kg/10 quả trứng.
Trứng có khối lượng và chất lượng đạt tiêu chuẩn của hãng cung cấp, tỷ
lệ trứng có phơi khi ghép AB là 92,1%, tỷ lệ nở/phôi là 85,63%, tỷ lệ con loại I/số
con nở ra là 90,1%. Của vịt CD tương ứng là 93,29%, 89,71% và 89,09%.

Trên đàn vịt bố mẹ
Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi đạt từ 95,56 - 97,5%;
khối lượng cơ thể đến 24 tuần đạt từ 2754,29 g-3425,39 g. Tuổi đẻ là
161 ngày, năng suất trứng của mái CD là 229,94 quả quả/mái/46 tuần
đẻ, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 4,43kg.
Chất lượng đạt cao, tỷ lệ phôi đạt 93,63%, tỷ lệ nở/phôi đạt
89,5%, tỷ lệ nở/tổng số đạt 83,79%, tỷ lệ con loại I/trứng có phơi đạt
87,18% và tỷ lệ con loại I/tổng tổng vịt nở 97,41%.
Trên đàn vịt thương phẩm
Tỷ lệ nuôi sống đến 56 ngày tuổi là 98,33%; khối lượng cơ thể ở 7
tuần tuổi là 3030,93g; đến 8 tuần tuổi là 3354,93g. Tiêu tốn thức ăn cho 1
kg tăng khối lượng ở 7 tuần tuổi là 2,06 kg, ở 8 tuần tuổi là 2,44 kg.

Tỷ lệ thịt xẻ ở 7 và 8 tuần tuổi lần lượt là: 70,05%, 72,80%; tỷ lệ
thịt ức là 16,73 %, 17,5%; tỷ lệ thịt đùi là 11,56%,13,2%; tỷ lệ mỡ
bụng là 0,48%, 0,79% với độ dài lông cánh là: 12,4 cm và 15,5cm.
Nên giết thịt vịt star 53 thương phẩm ở 7 tuần tuổi vì khi đó
cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đề nghị

Phát triển vịt Star 53 bố mẹ và thương phẩm vào sản xuất

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Vu Thi Lien
Thesis title: Study on the potential production of 53 star duck herds
raising at Dai Xuyen duck research center.
Major: Animal Science

Code: 60.62.01.05

Name of educational institution: Vietnam National University of
Agriculture Objectives of the study
- To evaluate the potential production of grandparent and parent 53 Star
ducks; - To assess the growth and meat production of broiler ducks;

- To examine the adaptability of grandparent 53 Star ducks rasing at
Vietnam husbandry conditions.
Research methods
The study was conducted on a herd of imported grandparent 53 Star ducks with

4 unisex lines, a herd of parent ducks and broiler ducks.
The pedigree chart of parent and broiler duck lines are as follows:
Grandparent ducks
B
Male line C X Female line D


Male line A X Female line





ABCD

Parent ducks

Male AB

X

Female CD

Broiler ducks
The number of samples are following:
- Grandparent 53 Star ducks: Male line A

: 36 ducks;

Female line B: 171

ducks; Male line C: 51 ducks; Female line D: 246 ducks
- Parent 53 Star ducks: AB Male : 90 ducks; CD Female: 360 ducks.
- Broiler duck: ABCD: 120 ducks.

Ducks in the experiment were divided into 3 batches to ensure the
uniformity in feeding regime and veterinary hygiene procedures according

to the veterinary hygiene procedures of Dai Xuyen Duck Research Center
and the intructions of Grimaud company.


x


Main results and conclusions
The grandparent flock
Rasing to 24 weeks of age, all 4 lines A,B,C,D had a survival rate from
94.44 to 99.19%. The body weight gain was from 2756.97 g - 3582.63 g; of above
97% as compared to the standard reported by the company. Sexual maturity age:
B Female line flock at 178 days; D Female line flock at 162 days of age.
Egg production at 46 weeks of laying of B Female line flock was 177,13 eggs/hen,
consuming 4.64 kg of feed/10 eggs; similarly, D hen flock was 233,06 eggs; consuming
3.42 kg of feed/10 eggs. Egg weight and quality were equal to the company standard.

Proportion of fertile eggs when crossbred Amale line with B female
line was 92.1%; hatching rate /total fertile eggs was 85.63%, rate of first
type duckling/total hatching duckling was 90.1%. The results of CD ducks
were 93.29%, 89.71% and 89.09%, respectively.
The parent flock
Survival rate at 24 weeks of age was from 95.56% -97.5%. Body weight
up to 23 weeks was 2754.29 g-3425.39 g. Sexual maturity age was 161 days.

Egg production of CD hen was 299,94 eggs/hen/46 weeks of laying,
feed consumption for 10 eggs was 4.43 kg.
The fertile egg rate was 93.63%, hatching rate/total fertile egg was 89.5%,
hatching rate /total of egg was 83.79%, rate of first type duckling/fertile eggs was
87.18% and rate of first type duckling/total hatching ducks was 97.41%.

The results of some parameters observed on grandparent and parent 53 Star
ducks were the same with super-meat type ducks which is now popularly raising in
Vietnam such as Super M3, SM3SH, star 76, star 13, etc. This indicated that 53 Star
ducks, a meat type duck of French, has adapted well to the climate and the rasing
conditions at Dai Xuyen research center as well as in the Vietnam husbandry conditions.

The broiler flock
Survival rate up to 56 days of age was 98.33%. Body weight at 7 weeks of
age was 3030.93g; at 8 weeks of age was 3354.93g. Feed conversion ration at 7
weeks of age was 2.06 kg, at 8 weeks of age was 2.44 kg. The carcass proportion
at 7 and 8 weeks of age was 70.05% and 72.80%, respectively; rate of breast meat
was 16.73 % and 17.5%; rate of thigh meat was 11.56% and 13.2%; rate of
abdominal fat was 0.48% and 0.79% ; and wing feather length was 12.4 cm and
15.5cm, respectively. To ensure the high economic efficiency in rasing of broiler
53 Star duck, ducks should be slaughtered at 7 -8 weeks of age.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni thủy cầm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân
Việt Nam. Trong những năm gần đây Việt Nam luôn là nước đứng thứ 2 trên Thế giới
về chăn nuôi thủy cầm. Năm 2005 tổng đàn thủy cầm cả nước là 60 triệu con, sản
xuất 216,3 nghìn tấn thịt và 1.364 triệu quả trứng, đến năm 2015 tổng đàn thủy cầm
trên 89 triệu con. Nhờ đó chăn ni thủy cầm đóng góp phần quan trọng vào nền
kinh tế quốc dân. Trong chăn nuôi thủy cầm chủ yếu là chăn ni vịt. Vịt là lồi dễ
ni, khi ni quay vòng vốn nhanh, tiêu tốn thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm thấp,
phát triển ở mọi vùng sinh thái khác nhau và đặc biệt là có thị trường rộng lớn. Các
sản phẩm của vịt cũng rất đa dạng như thịt, trứng, lơng là các sản phẩm có giá trị.

Trước xu thế hội nhập và phát triển, chăn nuôi thủy cầm với mục tiêu duy trì số
lượng tăng ít nhưng sản phẩm thịt và trứng tăng cao. Để đạt được mục tiêu này
ngoài việc phát triển các giống vịt hiện có phải nhanh chóng ứng dụng những thành
tựu khoa học công nghệ về mặt di truyền - giống của thế giới thông qua việc nhập
các giống vịt ông bà chất lượng cao về để có thể cải tạo các giống vịt nội để phù
hợp với các vùng sinh thái khác nhau của Nước ta.

Để phát triển nhanh số lượng vịt và sản lượng thịt vịt sản xuất ra, trong
những năm qua nước ta đã nhập nhiều giống vịt chuyên thịt từ Anh và Pháp để
nghiên cứu và phát triển như CV Super M, SM2, SM2i, SM3, SM3SH, STAR 13,
M14, M15...Các giống vịt này đã cho kết quả về khả năng sản xuất thịt và trứng
cao, khả năng thích nghi tốt với các điều kiện sinh thái của Việt Nam, được phát
triển rộng rãi và thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Năm
2014 Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên nhập giống vịt Star53 từ Tập đồn
Grimaud, cộng hịa Pháp và được ni tại Trung tâm. Xuất phát từ những cơ sở
trên đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Star 53 nhập nội nuôi tại
Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên” được tiến hành.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Từ kết quả thu được sẽ giúp các nhà quản lý có cơ sở khoa
học đưa ra hướng phát triển của giống.
- Nghiên cứu có hệ thống về giống vịt Star 53 từ ông bà, bố mẹ
đến thương phẩm.
1


1.3. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Khi nhập và nghiên cứu vịt Star 53 làm phong phú thêm cho bộ giống vịt
hướng thịt của nước ta, góp phần đa dạng hoá sản phẩm thuỷ cầm trong nước.


- Biết được khả năng sản xuất của giống vịt hướng thịt của Pháp.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA THỦY CẦM Màu sắc
lơng: Màu sắc lông của thủy cầm gắn chặt với sự có mặt của
những sắc tố melanin và lipocrom.Ở trong lơng, sắc tố có hình hạt hay hình gậy
melanin được tạo nên trong ti nạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô
melaniphor. Tiền sắc tố melanin là melanogen. Sự ôxy hóa melanogen ở các
mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu lông khác nhau: Vàng đất, vàng rỉ sắt,
hung, nâu hung, nâu, đen. Màu lông rực rỡ của một số giống gia cầm được tạo
bởi sắc tố lipocrom, thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Lipocrom hịa tan trong mỡ
và có nguồn gốc ngoại sinh. Chúng làm cho lơng có màu vàng, đỏ, xanh da trời.
Mỗi cá thể có thể có một hoặc nhiều màu. Màu sắc lông của thủy cầm là một đặc
điểm ngoại hình quan trọng để phân biệt giống, dịng, thể hiện tình trạng sức
khỏe và khả năng sản xuất của chúng. Gia cầm khỏe mạnh có lơng bóng mượt,
sạch sẽ và đồng đều: Ngược lại gia cầm ốm lông xỉn màu, sơ xác, bẩn. Đối với
các giống vịt, khi thay lơng chúng sẽ ngừng đẻ, vì thế chỉ cần quan sát lông cánh
để phân biệt khả năng sản xuất trứng của từng cá thể và loại thải ngay tránh
lãng phí trong chăn ni. Màu sắc lơng đối với một số gia cầm còn để phân biệt
trống mái khi mới nở (autosexing). Các giống gia cầm bản địa, ngun thủy
thường có màu sắc lơng đa dạng, phong phú và pha tạp. Còn các giống gia cầm
hiện đại ngày nay có màu sắc lơng thuần nhất, đặc trưng. Các giống gia cầm và
thủy cầm hướng thịt thường có màu lơng trắng tuyền hoặc màu sáng và có giá
trị gấp đơi lơng màu vì khi giết thịt khơng để lại gốc lông, không làm giảm sự hấp
dẫn của thịt, giống gia cầm hướng trứng thì thường có màu lơng nâu.

Hình dáng của vịt: hình dáng của vịt cũng là một yếu tố ngoại hình

quan trọng để phân biệt tính năng sản xuất chun biệt của chúng. Vịt hướng
thịt có hình dáng to, hình chữ nhật, dáng đứng thường gần song song với
mặt đất; vịt hướng trứng thường có hình dáng nhỏ, gọn, thanh, mảnh .

Mỏ và chân: Mỏ và chân là sản phẩm của da, được tạo ra từ lớp
sừng, tại đó tập trung nhiều nhánh thần kinh, mạch quản. Đối với vịt, mỏ
cịn chứa nhiều xúc giác, nhờ đó mà chúng có thể kiếm mồi dưới nước.
Màng bơi là phần cấu tạo khơng có lơng của da giữa các ngón chân. Màu
của chân thường phù hợp với màu của mỏ, có màng bơi là phần cấu tạo
khơng có lơng của da giữa các ngón chân giống mái chèo giúp vịt bơi lội
linh hoạt trong nước và chúng đặc trưng cho từng giống thủy cầm.

3


2.2. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG.
Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia cầm như sinh
trưởng, sinh sản, sản xuất thịt, sản xuất lơng, sản xuất trứng... đều là các
tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng là do các
gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Các tính trạng sản xuất là các tính
trạng số lượng (thường gọi là các tính trạng đo lường) như khối lượng cơ
thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng….
Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về
mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai khác
nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân
tạo. Các tính trạng số lượng được qui định bởi nhiều gen, các gen điều khiển
tính trạng số lượng phải có mơi trường phù hợp mới được biểu hiện hồn tồn.

Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng số lượng do giá trị kiểu
gen và sai lệch môi trường quy định. Giá trị di truyền (Genotypic value) do

các gen có hiệu ứng riêng biệt nhỏ, nhưng khi tập hợp nhiều gen thì có ảnh
hưởng rõ rệt đến tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng cộng gộp, trội và át
gen. Tính trạng số lượng chịu tác động lớn của các tác động của ngoại cảnh.

Theo Đặng Vũ Bình (1999), để hiển thị đặc tính của những tính trạng
số lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để
đánh giá các tính trạng số lượng. Các giá trị thu được khi đánh giá một
tính trạng ở con vật gọi là giá trị kiểu hình (giá trị Phenotyp) của cá thể đó.

Để phân tích các đặc tính di truyền của quần thể, ta phân chia
giá trị kiểu hình thành 2 phần:
- Giá trị di truyền: do toàn bộ các gen mà cá thể có gây nên.
- Sai lệch ngoại cảnh: do tất cả các yếu tố không phải di
truyền gây nên sự sai khác giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình.
P=G+E
Trong đó: P : là giá trị kiểu hình (phenotype value)
G : là giá trị kiểu gen ( genotype value)
E : sai lệch môi trường (environmental deviation)
Trong một quần thể, sai lệch ngoại cảnh trung bình của tồn bộ các cá thể sẽ
bằng khơng, do vậy giá trị kiểu hình trung bình của quần thể sẽ bằng giá trị
4


kiểu gen trung bình. Như vậy, trung bình quần thể liên quan đến giá
trị kiểu hình hoặc giá trị kiểu gen.
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu
ứng nhỏ quy định, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng
gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ thì ảnh hưởng rất lớn
đến các tính trạng cần nghiên cứu, đây là hiện tượng đa gen.
Giá trị kiểu gen hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp, sai

lệch trội-lặn và át chế gen ( sự tương tác giữa các gen). Do đó, giá
trị kiểu gen được biểu diễn thông qua 3 phương thức này:
G=A+D+I
Trong đó:

G : giá trị kiểu gen

A : giá trị cộng gộp (chính là giá trị giống của cá thể)
D : sai lệch trội- lặn
I : sai lệch do tương tác giữa các gen
Giá trị cộng gộp (giá trị giống - A) của một cá thể là giá trị được đánh
giá thơng qua giá trị trung bình của đời con của cá thể đó. Do bố mẹ khơng
truyền tồn bộ các gen của mình cho đời con, kiểu gen của bố mẹ sẽ khác
với kiểu gen của con cái, vì vậy khơng thể sử dụng khái niệm hiệu quả trung
bình của gen khi xem xét giá trị kiểu gen trung bình ở đời con. Trong trường
hợp này, chúng ta phải sử dụng khái niệm giá trị cộng gộp (giá trị giống).
Sai lệch trội lặn (D): khi xem xét trên một locus, sai lệch trội D được sinh ra
từ sự tác động qua lại giữa các allen tại một locus. Theo quan điểm thống kê, sai
lệch trội là tương tác giữa hai allen hoặc tương tác trong locus, nó biểu thị ảnh
hưởng của việc đặt hai gen thành một cặp để cấu thành kiểu gen, ảnh hưởng này
không bao gồm ảnh hưởng riêng rẽ của từng gen trong số hai gen này.

Sai lệch tương tác của các gen (I): là sai lệch do tương tác của
các gen không cùng một locus, các locus có thể tương tác theo từng
đơi hoặc ba, bốn, thậm chí nhiều hơn nữa, tương tác cũng có thể xảy
ra giữa các allen ( giữa hai hay nhiều allen khác locus, ở locus nay với
cặp allen ở locus khác...) . Sai lệch này thường thấy trong di truyền các
tính trạng số lượng cịn đối với di truyền theo Men Del thì ít thấy hơn.

5



Ngồi ra các tính trạng số lượng cịn chịu ảnh hưởng nhiều
của mơi trường, có 2 loại mơi trường chính.
- Sai lệch môi trường chung (Genneral Environmental deviation Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên tồn bộ các cá
thể trong nhóm vật ni. Loại yếu tố này có tính chất thường xun và
khơng cục bộ như; thức ăn, khí hậu… Do vậy, đó là sai lệch giữa các
nhóm, giữa các cá thể và giữa các phần khác nhau trên một cơ thể.
- Sai lệch môi trường riêng (Special Environmental deviation - Es) là
sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong
nhóm vật ni, hoặc trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời con vật.
Loại yếu tố này có tính chất khơng thường xun và cục bộ như các thay
đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý… gây ra. Do đó, nếu bỏ qua mối
tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan hệ của kiểu hình (P), kiểu
gen (G) và mơi trường (E) của một cá thể có biểu thị như sau:

P = A + D + I + Eg + Es
Trong đó:
- P; là giá trị kiểu hình (Phenotypic value)
- A; là giá cộng gộp (Additive value)
- D; là sai lệch trội (Dominance deviation)
- I; là giá trị sai lệch tương tác hay sai lệch át gen (Interaction deviation)

- Eg; là sai lệch môi trường chung (General enviromental deviation)
- Es; là sai lệch môi trường riêng (Special enviromental deviation)
Như vậy, năng suất giống vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố di truyền
và ngoại cảnh. Vật nuôi nhận được khả năng di truyền từ bố mẹ, nhưng
sự thể hiện khả năng đó ở kiểu hình lại phụ thuộc vào ngoại cảnh mơi
trường sống như chế độ chăm sóc, ni dưỡng, quản lý... Đây là cơ sở
để tạo lập điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố và phát huy khả

năng di truyền của các giống vật nuôi, đặc biệt là gia cầm.

Khi quan sát các tính trạng số lượng (cân, đo, đếm…) người
ta thường xác định các tham số sau;
6


+ Số trung bình của các tính trạng (X)
+ Hệ số biến dị (Cv%)
+ Hệ số di truyền của các tính trạng (h2)
+ Hệ số lặp lại của các tính trạng (Rs)
+ Hệ số tương quan giữa các tính trạng (r)
2.3. SỨC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
Sức sống của vịt cũng là tính trạng di truyền số lượng nó đặc trưng cho từng
cá thể. Sức sống và khả năng kháng bệnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm. Tổn thất do bệnh tật ở gia cầm có nơi,
có lúc gây thiệt hại rất lớn. Vì khi đàn gia cầm mắc bệnh sức đề kháng suy giảm, dễ
nhiễm các bệnh khác, tỷ lệ chết tăng cao. Đặc biệt khi đàn gia cầm mắc bệnh truyền
nhiễm sẽ phải tăng thêm chi phí vacxin, tiêm phịng và các biện pháp thú y khác
Gavora (1990). Sức sống và khả năng kháng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà
trong đó cận huyết và mơi trường ngoại cảnh là hai yếu tố chính.

Sức sống và khả năng kháng bệnh được thể hiện gián tiếp
thông qua tỷ lệ nuôi sống. Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng phần
trăm số cá thể còn sống ở cuối kỳ so với số cá thể ở đầu kỳ.
Theo Mac Laury và cs. (trích theo Khavecman, 1992) cho rằng cận huyết
làm giảm sức sống từ đó làm giảm tỷ lệ nuôi sống, ưu thế lai làm tăng tỷ lệ sống.
Sự giảm sức sống sau khi nở phần lớn là do tác động của môi trường theo
Brandsch and Biilchel (1978). Có thể nâng cao tỷ lệ ni sống bằng các biện
pháp chăm sóc ni dưỡng tốt, vệ sinh tiêm phịng kịp thời. Các giống vật ni

nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các
giống vật ni vùng ơn đới Theo Trần Đình Miên và cs. (1994).

Theo Khajarern and Khajarern (1990) khả năng thích nghi, khi điều
kiện sống bị thay đổi, như thay đổi thức ăn, thời tiết khí hậu, quy trình chăn
ni, môi trường vi sinh vật xung quanh…của gia súc và gia cầm nói chung
thì vịt là lồi vật ni có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với mơi trường
sống nhờ có tiềm năng sinh học đặc biệt và vịt có khả năng sử dụng chất
thải một cách tuyệt vời và đồng thời cũng là lồi vật ni có khả năng kỳ
diệu về việc tìm kiếm mồi. Tiềm năng này giúp vịt dễ thích ứng với các điều
kiện chăn ni và quy trình ni dưỡng ở mơi trường mới.

7


Tương tác kiểu gen và môi trường là không lớn vì các giống,
dịng vịt ở chính nơi tạo ra chúng và ở các nước nhập nội đều có
sức sản xuất tương đương nhau (Powell, 1984).
Nhờ có tiềm năng này các giống vịt đã cho năng suất (Farrell, 1985) làm thí
nghiệm so sánh giữa vịt nuôi nhốt và nuôi chăn thả với gà nuôi nhốt đã cho kết luận:
ảnh hưởng của nhiệt độ mơi trường ở các nước nóng ẩm với vịt có thể nói là khơng
lớn vì vịt có khả năng tự điều chỉnh cơ thể. Vịt chỉ bị ảnh hưởng của Stress khi ni
nhốt mà sự thơng thống và trao đổi khí kém. Thêm nữa vịt là lồi thủy cầm có sức
chống chịu rất đặc biệt với bệnh tật, đồng thời vịt có thể sử dụng ốc sên, cơn trùng
làm thức ăn để sống và cho sản phẩm. Với đặc điểm q giá này giúp vịt có khả
năng thích ứng cao với những tác động của vi sinh vật và sinh vật trong các điều
kiện môi trường khác nhau. Chính nhờ khả năng thích ứng rộng rãi với các điều kiện
thay đổi của môi trường khác nhau. Các giống vịt của Anh là CV. Super M nuôi trong
điều kiện nóng nực ở Mỹ, Singapore vẫn cho năng suất tương đương ở Anh,
(Powell, 1985) . Ở Thailand, vịt Cherry valley nhập nội từ vương quốc Anh đã trở

thành giống vịt thịt quan trọng nhất, được nuôi phổ biến nhất và cho năng suất cao
nhất ở đất nước này (Thummabood, 1992).

Theo Yeong (1992) thì ở Malaysia việc nhập nội vịt con từ Công
ty Cherry valley (Vương quốc Anh), Stegel (úc) và Legarth (Đan Mạch)
để sản xuất vịt thịt là công việc thông thường trong sản xuất đại trà. 03
giống vịt của Anh nuôi ở Liên Xô cũ vẫn cho năng suất trứng khá cao:
160 - 200 quả/mái/năm tương đương với năng suất ở Anh.

Như vậy, dựa trên cơ sở những khả năng thích ứng đặc biệt
của vịt đối với các điều kiện môi trường khác nhau cho phép các
nhà chăn nuôi phán đoán kết quả về khả năng tồn tại, phát triển và
cho sản phẩm của các giống vịt nhập nội từ nước ngồi.
Dù chăn ni gia cầm theo phương thức nào thì đàn gia cầm ni tập
trung đều có số lượng lớn tác nhân truyền nhiễm bệnh là vi khuẩn, cho nên
việc phòng dịch bệnh phải trở thành một quan niệm, một biện pháp bảo đảm
an toàn sinh học. Do vậy, ngồi việc chọn lọc những cá thể, những dịng có
sức đề kháng cao, người ta cịn chú trọng đến các tập tính bẩm sinh của con
vật về sinh sản, sinh trưởng,… để cải tiến cách chăm sóc, ni dưỡng, khai
thác con vật…đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Xu hướng
đó phù hợp với hướng cơng nghiệp hố nói chung, ngành chăn ni sản
phẩm nói riêng trên toàn cầu (Phan Cự Nhân và cs., 1998) .
8


2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ
NĂNG CHO THỊT Ở GIA CẦM
2.4.1. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là q trình tích luỹ hữu cơ do đồng hoá và dị hoá là sự
tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và tồn bộ cơ

thể của con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng
chính là tích luỹ dần dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy, tốc độ và sự
tổng hợp protein chính cũng là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự
sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên và cs., 1992).

Sinh trưởng sẽ thơng qua ba q trình: phân chia tế bào để tăng số
lượng, tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào. Tất cả các
đặc tính của gia súc gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều
khơng phải đã sẵn có trong tế bào. Trong phơi cũng khơng phải đã có đầy
đủ khi hình thành và hồn chỉnh suốt quá trình sinh trưởng của cơ thể
con vật. Các đặc tính của các bộ phận hình thành q trình sinh trưởng,
tuy khối lượng là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của
bố mẹ nhưng hoạt động mạnh hay yếu cịn do tác động của mơi trường.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein,
nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình
sinh trưởng. Tuy nhiên có khi tăng trọng mà khơng phải tăng trưởng (chẳng hạn
như béo mỡ, chủ yếu là do tích nước mà khơng có sự phát triển của mơ cơ). Vì
vậy sự tăng trưởng từ khi trứng rụng cho đến lúc cơ thể đã trưởng thành và
được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngồi thai,
đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.

2.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Có rất nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến
sinh trưởng của gia cầm như: giống, ưu thế lai, tính biệt, tốc độ mọc
lơng, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi...
2.4.2.1. Ảnh hưởng của giống, dòng
Giống, dòng là yếu tố về mặt di truyền quan trọng nhất ảnh hưởng đến
tốc độ tăng khối lượng cơ thể của vịt. Các giống thủy cầm khác nhau có tốc độ
tăng khối lượng cơ thể khác nhau. Các giống gia cầm hướng thịt có tốc độ tăng
khối lượng cơ thể nhanh hơn các giống gia cầm kiêm dụng và hướng trứng.

9


Trong cùng một giống, các dịng khác nhau có tốc độ tăng khối lượng cơ
thể cũng khác nhau, dịng ơng có tốc độ tăng trọng nhanh hơn dịng bà.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994) thì sự khác nhau giữa các
giống gia cầm là rất lớn, thủy cầm có tốc độ tăng trọng nhanh trong
những tuần lễ đầu tiên, đối với vịt giết thịt ở 7-8 tuần tuổi; ngỗng là 9 tuần
tuổi; ngan là 10-11 tuần và chúng có thể đạt 70-80% khối lượng trưởng
thành trong khi đó ở gà chỉ đạt có 40% khối lượng trưởng thành. Nhưng
nhìn chung các giống vịt nội của nước ta có khả năng tăng trọng thấp,
tầm vóc nhỏ, khối lượng cơ thể khơng lớn, khả năng cho thịt không cao.

Trên vịt chuyên thịt SM3SH ông bà nhập nội, nuôi tại trại gia
cầm Cẩm Bình, vịt ni thương phẩm đến 56 ngày tuổi đạt 3206,3
g/con (Phùng Đức Tiến và cs., 2008)
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2006) trên vịt Super M2 ở 7 và 8 tuần
tuổi khối lượng cơ thể đạt 2715,4g và 3013,5g và ở vịt Super M3 ở 7 và 8 tuần
tuổi con trống là 2650,5g và 2937g, với con mái là 2572,5g và 2731g

2.4.2.2. Ảnh hưởng của ưu thế lai tới sinh trưởng
Ưu thế lai làm cho sức sống của con vật, các lợi ích kinh tế được nâng
cao; đồng thời, thông qua chỉ tiêu kinh tế của tổ hợp lai làm căn cứ cho việc
chọn giống gia cầm, gia súc. Khi lai các lồi, chủng, giống hoặc các dịng nội
phối hợp với nhau thì con lai thường vượt các dạng bố mẹ ban đầu về sinh
trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh dưỡng, sức chống chịu bệnh tật. Ưu
thế lai làm tăng sức sống, sức chịu đựng, năng suất đời con do giao phối
không đồng huyết và nuôi trong những điều kiện khác nhau.

Trong chăn nuôi vịt, người ta thường sử dụng biện pháp lai các

giống ngoại nhập có năng suất thịt, trứng cao để cải tạo các giống địa
phương thường có năng suất thấp, tiêu tốn thức ăn cao nhưng lại có chất
lượng thịt thơm ngon. Theo Dỗn Văn Xuân và cs. (2009) cho biết: vịt lai
giữa vịt Triết Giang và vịt Cỏ thì con TC (bố Triết Giang x mẹ Cỏ) thể hiện
ưu thế lai rõ rệt ở sức sống cao với tỷ lệ nuôi sống là 98% trong khi tỷ lệ
nuôi sống ở vịt cỏ là 97% và vịt Triết Giang chỉ đạt 95,58%.

2.4.2.3. Ảnh hưởng của tính biệt
Ở gia cầm, giữa hai loại tính biệt có sự khác nhau về khả năng sinh
trưởng. Nguyên nhân là do giới tính khác nhau nên đặc điểm và chức năng sinh
10


lý cũng khác nhau. Nhiều thí nghiệm ở gia cầm cho thấy, cùng một dòng,
giống, lứa tuổi nhưng nhu cầu năng lượng, protein, axit amin, canxi,
photpho,... cho trao đổi cơ bản của con trống ln cao hơn con mái. Vì
vậy, con trống thường sinh trưởng tốt hơn con mái. Sự sai khác này
khơng hồn tồn do ảnh hưởng của hormone sinh dục mà cịn do gen
liên kết giới tính. Những gen này ở gia cầm trống (2 nhiễm sắc thể giới
tính) hoạt động mạnh hơn gia cầm mái (1 nhiễm sắc thể giới tính).

Theo Dương Xuân Tuyển (1998), vịt CV Super M nuôi thịt cho
ăn tự do đến 8 tuần tuổi, khối lượng cơ thể đạt ở dòng trống là
3323,8g đối với vịt đực và 3062,1g đối với vịt mái, còn ở dòng mái
cho kết quả tương ứng là 3126,4g và 2879,2g.
2.4.2.4. Tốc độ mọc lông
Người ta thường căn cứ vào tốc độ mọc lông của gia cầm để xem xét sự
sinh trưởng, phát dục của chúng. Trong cùng một giống, một tính biệt con nào
có tốc độ mọc lơng nhanh hơn sẽ có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Theo
Nguyễn Ân và cs. (1993), tốc độ mọc lơng cũng là một trong những tính trạng di

truyền. Đây là tính trạng có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm trao đổi chất, sinh
trưởng, phát triển và là chỉ tiêu đánh giá sự thành thục của gia cầm. Gia cầm có
tốc độ mọc lơng nhanh thì sự thành thục về thể trạng sớm và chất lượng thịt
cũng tốt hơn gia cầm có tốc độ mọc lơng chậm. Giữa tốc độ mọc lông và khả
năng sinh trưởng của cơ thể gia cầm có mối tương quan thuận.

2.4.2.5. Ảnh hưởng của dinh dưỡng và điều kiện môi trường đến
sinh trưởng và phát triển của gia cầm
+ Dinh dưỡng
Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm
nói riêng và động vật nói chung. Dinh dưỡng cung cấp vật chất cho quá trình xây
dựng cơ thể, nền tảng cho sinh trưởng của vật ni. Ngồi tính năng di truyền, chế
độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả chăn nuôi. Theo
Champers (1990), chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, đến sự
phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển
mô này đối với mô khác. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà
còn ảnh hưởng tới sự biến động di truyền về sinh trưởng.

11


Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến toàn bộ các giai
đoạn sinh trưởng, phát dục và sức sản xuất của gia súc, gia cầm. Đặc biệt,
đối với gia cầm non, do không bú sữa mẹ như động vật có vú nên giá trị dinh
dưỡng của thức ăn ở giai đoạn đầu có tác dụng quyết định đến khả năng
sinh trưởng và khối lượng cơ thể của chúng sau này. Vì vậy khẩu phần đầy
đủ chất dinh dưỡng theo giai đoạn sẽ thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát
dục và tăng sức sản xuất; ngược lại, nếu thức ăn thiếu protein, năng lượng
hoặc vitamin hay khống thì q trình sinh trưởng sẽ chậm lại.


+ Nhiệt độ
Trong điều kiện nuôi tự nhiên ở nước ta, việc đảm bảo yêu cầu nhiệt độ trong
chăn nuôi gia cầm rất khó vì nhiệt độ mơi trường chênh lệch nhau giữa mùa đông và
mùa hè là khá cao. Vào mùa hè, nhiệt độ quá cao làm giảm lượng thức ăn thu nhận,
tăng cường hô hấp dẫn đến giảm khối lượng cơ thể do mất nhiều năng lượng. Mùa
đông, nhiệt độ thấp có thể khắc phục bằng cách che chắn nhưng lại làm giảm độ
thơng thống của chuồng ni, khiến gia cầm dễ mắc bệnh về đường hô hấp.

Đối với thủy cầm thịt, tiêu chuẩn nhiệt độ không quá khắt khe như
gà vì thủy cầm có sức chống chịu tốt hơn gà. Tuy nhiên, việc đảm bảo
nhiệt độ trong khoảng cho phép vẫn rất quan trọng, đặc biệt là trong 3 - 4
tuần tuổi đầu. Nhiệt độ thích hợp cho vịt trong 3 tuần tuổi đầu như sau:

+ Tuần thứ nhất: 32 - 280C
+ Tuần thứ hai : 28 - 250C
+ Tuần thứ ba: 25 - 200C
Nhiệt độ chuồng nuôi cần cố gắng ổn định suốt ngày đêm. Đó là một
trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với vịt con, đặc biệt là trong tuần
tuổi đầu tiên. Nếu tuần đầu không đảm bảo nhiệt độ cho chúng, về sau đàn vịt sẽ
phát triển không đều, dễ cảm nhiễm bệnh tật và tốc độ sinh trưởng giảm.

+ Ẩm độ
Một đặc tính của thủy cầm là khi ăn cần có nước đi kèm; chính vì vậy,
trong điều kiện chăn ni cơng nghiệp chuồng nuôi thủy cầm thường ẩm ướt.
Chất độn chuồng bị ẩm ướt dẫn đến thức ăn dễ bị nhiễm nấm mốc, tạo điều kiện
cho vi khuẩn phân hủy axít nucleoic trong phân và chất độn chuồng do đó làm
tăng hàm lượng NH3 làm cho gia cầm bị hen, dễ mắc các bệnh cầu trùng,

12



×