Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Luận văn thạc sĩ tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước mỹ hào, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.23 KB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý Kinh tế

Mã ngành:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám
đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn
Kế hoạch và Đầu tư, cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Trần Đình
Thao - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương
pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào, các
đồng nghiệp trong cơ quan; các cơ quan trên địa bàn huyện Mỹ Hào đã tiếp nhận và
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho q trình
nghiên cứu và hồn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các anh
chị em học viên lớp Quản lý Kinh tế D - K25 đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp
đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thành
luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy, cô và bạn
bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân cịn nhiều hạn
chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự
quan tâm đóng góp ý kiến của thầy, cơ và các bạn để luận văn được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ................................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ và hình.......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước......................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước qua kho bạc nhà nước............................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm về vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước qua Kho

bạc Nhà nước............................................................................................................... 5
2.1.2.

Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN........................................................................................................................... 6

2.1.3.

Nguyên tắc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua Kho bạc Nhà

nước.............................................................................................................................. 8
2.1.4.

Nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN............................ 10

2.1.5.

Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN.................... 20

iii


2.1.6.


Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách

nhà nước..................................................................................................................... 22
2.2.

Cơ sở thực tiễn cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư xdcb từ ngân sách
nhà nước qua kho bạc nhà nước............................................................................. 27

2.2.1.

Kinh nghiệm kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước
của Kho bạc Nhà nước Hà Nội............................................................................... 27

2.2.2.

Kinh nghiệm kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước của

Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên............................................................................ 29
2.2.3.

Kinh nghiệm rút ra cho Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào trong kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước........................................ 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 32

3.1.1.


Đặc điểm tự nhiên của huyện Mỹ Hào.................................................................. 32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 33

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...................................... 35

3.2.

Khái quát về kho bạc nhà nước Mỹ Hào............................................................... 40

3.2.1.

Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào:................................................ 41

3.2.2.

Tổ chức bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Mỹ Hào.................... 44

3.2.3.

Đánh giá vai trò của nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN đối với huyện
Mỹ Hào....................................................................................................................... 47

3.3.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 48


3.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .................................................. 48

3.3.2.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 50

3.3.3.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 50

3.3.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 50

Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 52
4.1.

Thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tư xdcb tại kho bạc nhà nước Mỹ Hào
giai đoạn 2015-2017................................................................................................. 52

4.1.1.

Khái quát về tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN tại KBNN Mỹ Hào...................................................................................... 52

4.1.2.


Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN
Mỹ Hào....................................................................................................................... 55

iv


4.1.3.

Đánh giá cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN Mỹ Hào
giai đoạn 2015 - 2017............................................................................................... 72

4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi vốn XDCB từ nguồn
vốn NSNN tại KBNN Mỹ Hào............................................................................... 77

4.2.1.

Nhân tố khách quan.................................................................................................. 78

4.2.2.

Nhân tố chủ quan...................................................................................................... 83

4.3.

Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN tại KBNN Mỹ Hào............................................................................... 87

4.3.1.


Mục tiêu, phương hướng thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn

vốn NSNN tại KBNN Mỹ Hào............................................................................... 87
4.3.2.

Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN qua KBNN Mỹ Hào............................................................................. 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 95
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 95

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 96

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 98
Phụ lục..................................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

KBNN


Kho bạc Nhà nước

XDCB

Xây dựng cơ bản

NSNN

Ngân sách Nhà nước

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)



Quyết định

TTg

Thủ tướng



Nghị định

TT


Thơng tư

ĐU

Đảng ủy

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

KSC

Kiểm soát chi

THCS

Trung học cơ sở

GTGT

Giá trị gia tăng

TH - HC

Tổng hợp - Hành chính


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình phân b

Bảng 3.2.

Dân số, lao động

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất cá

Bảng 3.4.

Số lượng cán bộ

Bảng 3.5.

Chất lượng cán

KBNN Mỹ Hào
Bảng 3.6.

Mẫu điều tra về

Mỹ Hào ...........

Bảng 4.1.

Khái quát tình h

tại KBNN Mỹ H
Bảng 4.2.

Tỉ lệ giải ngân v

2015 - 2017 .....
Bảng 4.3.

Số dư tạm ứng v

Hào giai đoạn 2
Bảng 4.4.

Tình hình trả lại

Bảng 4.5.

Tình hình trả lại

Bảng 4.6.

Tình hình trả lại

KBNN Mỹ Hào
Bảng 4.7.


Ảnh hưởng của

ĐTXDCB.........
Bảng 4.9.

Tính chun ng
xúc với các chủ

Bảng 4.10. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ kiểm sốt chi KBNN Mỹ
Hào trong kiểm
Bảng 4.11. Thủ tục kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua

KBNN Mỹ Hào
Bảng 4.12. Thời gian giải ngân có đáp ứng yêu cầu của dự án đầu tư XDCB từ

nguồn vốn NSN
Bảng 4.13. Thủ tục quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN

Mỹ Hào ...........
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá về những giải pháp tăng cường kiểm soát chi vốn

đầu tư XDCB từ

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu dự án theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2015 - 2017 ...................... 48
Biểu đồ 4.2. Thực trạng kiểm soát chi vốn thực hiện đầu tư XDCB từ NSNN tại
KBNN Mỹ Hào giai đoạn 2015 - 2017 58

Biểu đồ 4.3. Thực trạng kiểm sốt chi vốn đền bù, giải phóng mặt bằng và tái
định cư tại KBNN Mỹ Hào giai đoạn 2015 - 2017

63

Biểu đồ 4.4. Thực trạng kiểm soát chi dự án thuộc nhiều nguồn vốn thuộc nhiều
cấp ngân sách tại KBNN Mỹ Hào giai đoạn 2015 - 2017

66

Biểu đồ 4.5. Thực trạng kiểm sốt chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại
KBNN Mỹ Hào giai đoạn 2015 - 2017 69
Biểu đồ 4.6. Tình hình quyết tốn và tất tốn dự án hồn thành tại KBNNMỹ
Hào giai đoạn 2015 - 2017

72

Biểu đồ 4.7. Cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2015 - 2017................................................... 84

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1.

Quy trình ln chuyển chứng từ tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư qua

KBNN 22
Sơ đồ 3.1.


Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào................................................. 42

Sơ đồ 3.2.

Các dự án đầu tư XDCB được kiểm soát qua KBNN Mỹ Hào................. 45

Sơ đồ 4.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB từ

NSNN tại KBNN Mỹ Hào

77

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu dự án theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2015 - 2017 ......................... 48
Biểu đồ 4.2. Thực trạng kiểm soát chi vốn thực hiện đầu tư XDCB từ NSNN tại
KBNN Mỹ Hào giai đoạn 2015 - 2017 58
Biểu đồ 4.3. Thực trạng kiểm soát chi vốn đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư
tại KBNN Mỹ Hào giai đoạn 2015 - 2017

63

Biểu đồ 4.4. Thực trạng kiểm soát chi dự án thuộc nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp
ngân sách tại KBNN Mỹ Hào giai đoạn 2015 - 2017

66

Biểu đồ 4.5. Thực trạng kiểm soát chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư tại KBNN Mỹ
Hào giai đoạn 2015 - 2017


69

Biểu đồ 4.6. Tình hình quyết tốn và tất tốn dự án hồn thành tại KBNNMỹ Hào giai
đoạn 2015 - 2017

72

Biểu đồ 4.7. Cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2015 - 2017..................................................... 78
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Mỹ Hào................................................................. 32

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Tên luận văn: Tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc
Nhà nước Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi
đầu tư tại Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên những năm qua, đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
qua Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào.
Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp gồm: Thực hiện kế thừa những
nội dung qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết của Kho bạc Nhà

nước Mỹ Hào, Phịng Tài chính huyện và các tài liệu có liên quan đã được cơng bố.
Dữ liệu sơ cấp gồm: Các dữ liệu có liên quan đến công tác quản lý chi đầu tư tại
huyện Mỹ Hào được thu thập tại các điểm khảo sát điển hình thơng qua việc tham
khảo ý kiến của cán bộ phịng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện,
Chủ đầu tư, cán bộ Ban Tài chính các xã, thị trấn tại huyện Mỹ Hào. Phân tích thơng
tin bằng phương pháp thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp đối chiếu;
phương pháp cho điểm, xếp hạng.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng
cường quản lý chi đầu tư XDCB thông qua các khái niệm, đặc điểm, vai trị, nội dung
kiểm sốt chi đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc Nhà nước. Kết quả nghiên cứu thực trạng thể
hiện qua kết quả tổ chức, triển khai thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB; đánh giá cơng
tác kiểm sốt chi, quyết toán, tất toán tài khoản những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại
trong cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào, nguyên
nhân và đề xuất các giải pháp giải quyết. Những hạn chế, tồn tại trong việc quản lý chi đầu
tư XDCB đó là tốc độ giải ngân các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN còn chậm,
dự án kéo dài thời gian thanh toán quá thời hạn quy định do khi lập dự án đầu tư, chủ đầu
tư không lường hết được những biến động của giá cả vật liệu, sự biến động của chi phí
nhân cơng nên đã khơng bố trí đủ vốn để thanh tốn cơng nợ của dự án; Số dự án được
quyết tốn tại KBNN Mỹ Hào còn thấp chủ yếu là do chủ đầu tư chưa thanh tốn hết cơng
nợ của dự án hoặc dự án đã đủ điều kiện để quyết toán nhưng chủ đầu tư chưa làm thủ tục
quyết toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN. Hạn chế cần phải

x


kể đến là sự chưa tương thích về trình độ với nhu cầu quản lý nói chung, quản lý đầu tư
XDCB tại địa phương nói riêng: tính chun nghiệp và trình bộ chun mơn nghiệp vụ
của cán bộ kiểm sốt chi KBNN Mỹ Hào, trình độ quản lý và ý thức của chủ đầu tư...


nên cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách trọng điểm và thường
xun. Để thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong các năm tiếp theo, cần áp dụng đồng bộ các giải
pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý chi đầu tư XDCB; hoàn thiện quy trình
kiểm sốt chi đầu tư XDCB qua KBNN đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
làm cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB. Hồn thiện ứng dụng công nghệ thông tin
và thực hiện tốt quy định thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua Kho bạc.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ngoc Lan
Thesis title: Strengthen the control of investment expensesfor capital construction in
My Hao State Treasury, Hung Yen Province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture(VNUA)
Research Objectives:
Based on the assessment of thecontrolofinvestmentexpenses in My Hao State
Treasury, Hung Yen Province in recent year, proposing measures to enhance the
control of investment expensesfor capital construction by the State budget in My Hao
State Treasury.
Materials and Methods: Secondary data collection: document review from
booksstatistical yearbook, summary report of My Hao State Treasury and department
of finance in My Hao district and relevant/ research have been published. Primary
data collection:The data was collected in My Hao district through the consultation of
staffs of the Finance and Planning Department, My Hao State Treasury, Investors,

finance staffs of communes and towns in My Hao district. Data analysis method:
Using descriptive statistics, comparative method, scoring methodand rating method.
Main findings and conclusions: The literature review about the strengthen of
investment management for capital construction: definitions, characters, roles and contents
of the control of investment and many factors affecting to the control of investment
expenses for capital construction by statebudget in State Treasury. The findings of
research are displayed by the result of establishment, implementof control the investment
expensesfor capital construction; evaluating the control of the investmentexpenses;
settlement the account; the achievements and limitations exist in the control of
investmentexpensesfor capital construction inMy Hao State Treasury; causes and proposed
solutions.The shortcomings in the management of investment expensesfor capital
construction were the speed disbursement of capital construction projects from the state
budget is still slow, project prolonged overdue payments stipulated because when
investment project planning, investors cannot predict all the fluctuations of raw material
prices, the volatility of the cost of labor and therefore, they do not allocate sufficient funds
for payment of debts of the project. The number of projects finalized at My Hao State
Treasury is still low because the investor has not paid all debts of the project or the project
has satisfied the conditions for final settlement, but

xii


the investor has not completed the procedures for final settlement of investment
expensesfor capital construction at the State Treasury. The next limitation is the
incompatibility of the level and the demand of investment for capital construction in
the locality: the professionaland qualifications of officers of My Hao State Treasury,
the management level and the sense of Investors ..., so we should focus on training
officers in the main point. In order to implement effectively the control of investment
expensesfor capital construction by statebudget in My Hao district, Hung Yen
province should apply some solutions in the following years: To continue perfecting

the mechanism for management expensesof investment for capital construction; To
improve the process of controlling of investmentexpensesfor capital construction in
the State Treasury and improve the quality of officers; To complete the application of
technology and implement the non-cash payment regulations in the State Treasury.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng cơ bản (XDCB) có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy ở những địa phương có kết cấu hạ tầng hiện
đại thì ở đó kinh tế - xã hội phát triển và khi kinh tế - xã hội phát triển thì xây dựng
cơ bản càng được quan tâm đầu tư. Phát triển cơ sở hạ tầng thể hiện mức độ đầu
tư, trình độ phát triển kinh kinh tế của nhà nước và sự quan tâm đóng góp của cả
cộng đồng.
Nguồn vốn đầu tư XDCB bao gồm nhiều nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách
Nhà nước (NSNN), nguồn hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và
ngồi nước, nguồn vốn ODA,… Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước là một nguồn lực tài chính hết sức quan trọng của quốc gia đối với phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này khơng
những đóng góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế,
mà cịn có tính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực hiện những
vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Với vai trị quan trọng như vậy, từ lâu, kiểm sốt
chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được chú trọng đặc biệt. Nội dung về kiểm soát
chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản, chế độ
của Nhà nước, từ việc ban hành pháp luật, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính
sách kiểm sốt chi đến việc xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và kiểm soát chi
sử dụng vốn.
Trong điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta còn kém phát triển, việc

nhà nước chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là rất cần
thiết; tuy nhiên việc xây dựng cơ sở hạ tầng địi hỏi chi phí đầu tư lớn, vốn thu hồi
chậm, đồng thời nhà nước cũng phải chăm lo xây dựng hệ thống an sinh xã hội;
trong khi vốn tích luỹ cho đầu tư cịn bé nhỏ, thì việc quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực đầu tư xây dựng phải chú trọng, mặt khác trong quá trình thực hiện dự án đầu
tư xây dựng thường có nhiều khâu, nhiều công đoạn, nếu quản lý không tốt gây
lãng phí thất thốt tiền vốn của nhà nước.
Hoạt động đầu tư xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế, kỹ thuật và điều kiện tự nhiên, xã hội. Đầu
tư xây dựng khơng chỉ trực tiếp góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất, đổi mới

1


công nghệ, làm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và trên
toàn bộ nền kinh tế quốc dân mà cịn góp phần tạo lập kết cấu hạ tầng xã hội, thúc
đẩy quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Nội dung công tác quản lý
đầu tư xây dựng rất đa dạng, phong phú, phức tạo và có vai trị quan trọng trong sự
phát triển kinh tế nói chung; chất lượng cơng tác quản lý đầu tư xây dựng có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế.
Trong những năm qua nhà nước thực sự có vai trị chủ đạo, dẫn dắt, thu
hút làm cho các nguồn vốn của xã hội được huy động cho đầu tư phát triển ngày
càng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn
trong q trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng là một vấn đề không đơn giản.
Trong thực tế chi ĐTXDCB đã và đang xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí ở
nhiều dự án đầu tư bằng nguồn các vốn của nhà nước, trong khi đất nước ta còn
nghèo, sự thất thốt, lãng phí tiền của đã làm chậm tiến trình xây dựng đất n-ước,
tạo ra sự bất cơng trong xã hội, làm mất đi một bộ phận cán bộ, cơng chức do thái
hố, biến chất đồng thời làm mất lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước,
làm mất ổn định chính trị.

Cũng như trong cả nước, việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại
Kho bạc Nhà nước (KBNN) Mỹ Hào cũng được chú trọng. Các cấp ủy, chính
quyền địa phương và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong việc
triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục cấp phát và
kiểm sốt chi vốn đầu tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cơng tác thanh
tốn vốn đầu tư, qua đó phát hiện những khoản chi sai mục đích, sai chế độ, chính
sách của nhà nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao.
Vì vậy, tơi chọn nghiên cứu đề tài : “Tăng cường Kiểm soát chi vốn đầu tư
XDCB qua Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên” làm luận văn Thạc sỹ
của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN tại Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện tốt
cơng tác chi đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước, góp phần tăng cường quản lý
sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống cơ sở hóa lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN tại Kho bạc Nhà nước.
Đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại
Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN tại Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào.
Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm soát chi vốn XDCBtừ
NSNN tại Kho bạc Nhà nước Mỹ Hào.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động kiểm soát chi vốn đầu
tư XDCB từ nguồn NSNN phân cấp cho KBNN Mỹ Hào – Hưng Yên, thông qua
các đối tượng chi:


Các khoản chi đầu tư XDCB.



Các cơng trình XDCB.



Các cơ quan tổ chức có liên quan.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nghiệp vụ kiểm soát thanh

toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN đối với các dự án đầu tư do KBNN Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên trực tiếp thực hiện kiểm soát trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên.



Về không gian: KBNN Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên


Về thời gian: Luận văn khảo sát thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

XDCB tại KBNN Mỹ Hào trong 3 năm từ 01/01/2015 đến 31/12/2017 và đề xuất
định hướng, giải pháp đến năm 2020.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để tập trung giải quyết mục tiêu của đề tài đặt ra, các câu hỏi sau đây cần
được trả lời là:

Thực trạng kiểm soát chi, kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua
KBNN Mỹ Hào ra sao?

3



Những nguyên nhân thành công, hạn chế nào ảnh hưởng đến cơng tác kiểm
sốt chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN?


Cần những giải pháp nào nhằm tiếp tục hồn thiện kiểm sốt chi vốn đầu tư

XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN Mỹ Hào trong bối cảnh, điều kiện và những
yêu cầu mới đang đặt ra hiện nay?

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm về vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước
Theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của
Quốc hội, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được
dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước.
Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu
tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp
luật.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ
của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm: Chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên.
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm: Chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên.
Vốn NSNN cho đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư gồm:
-

Vốn trong nước của các cấp ngân sách;

Vốn vay nợ nước ngồi của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngồi
cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước (phần ngân sách nhà
nước).


5


Cơ quan KBNN là cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư từ nguồn NSNN.
2.1.2. Vai trị của Kho bạc Nhà nước trong kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB từ
NSNN
2.1.2.1. Sự cần thiết phải kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở mọi
mặt, mọi lĩnh vực, đặc biệt Nhà nước ta ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng
các cơng trình cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, giao thông thủy lợi… Với
nguồn vốn ngân sách có hạn, Vụ NSNN ở Trung ương cũng như các Sở, ban,
ngành tài chính ở tỉnh, huyện là người trực tiếp quy định các khoản thu, chi NSNN
phải có kế hoạch chi tiêu sao cho giảm thất thoát, lãng phí mà lại đem lại hiệu quả
cao nhất. Do vậy, phải thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB:
Thứ nhất, đầu tư XDCB liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành với khoản mục
chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách một quốc gia. Chi đầu tư
đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển đất nước, qua đó đã tạo ra cơ sở vật
chất cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước. Với
tầm quan trọng như vậy, việc đảm bảo cho những khoản chi đầu tư được thực hiện
đúng chức năng, mục đích, khơng gây lãng phí là một yêu cầu quan trọng.

Thứ hai, NDNN có hạn, đặc biệt đối với nước ta thường xuyên bị thâm hụt
ngân sách nhà nước, nợ công tăng. Nguồn thu của NSNN còn rất hạn hẹp mà nhu
cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, ngày càng tăng cao. Do đó, thực hiện tốt
việc kiểm sốt các khoản chi NSNN, trong đó có chi đầu tư XDCB có ỹ nghĩa
quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm tập trung các
nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần kiểm chế lạm phát, ổn
định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.

Thứ ba, trong thời gian qua, cơ chế kiểm soát chi đầu tư thường xuyên được
sửa đổi và càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn chỉ quy định được những vấn đề chung
mang tính chất nguyên tắc, chưa thể bao quát hết được những phát sinh trong q
trình thực hiện kiểm sốt các khoản chi của NSNN. Bên cạnh đó, cùng với sự phát
triển của xã hội, các nghiệp vụ chi cũng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp
hơn, nên vẫn còn nhiều kẽ hở và bất cập. Do đó, việc khơng ngừng bổ sung kịp
thời để hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi đầu tư XDCB cho phù hợp với sự biến
động của thực tiến là rất cần thiết.

6


Thứ tư, trên thực tế các chủ đầu tư lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách
quản lý tìm cách để sử dụng hết nguồn kinh phí càng nhanh càng tốt, đặc biệt là
hiện tượng chạy kinh phí cuối năm. Đồng thời hiện tượng như: Hồ sơ không đầy
đủ, không hợp pháp, hợp lệ, sai định mức, đơn giá theo quy định dẫn tới tiêu cực,
sử dụng sai vốn, gây thất thốt cho Ngân sách là khó tránh khỏi.
Thứ năm, NSNN còn hạn chế nên nhiều khoản chi cho hoạt động đầu tư là
sử dụng nguồn vốn vay từ các quốc gia và tổ chức nước ngồi. Do đó, việc kiểm
tra, kiểm soát việc chi trả các khoản chi này tới từng đối tượng là hết sức cần thiết,
để đảm bảo kỷ cương quản lý tài chính cũng như uy tín của đất nước.
Kiểm sốt đối với hoạt động chi đầu tư XDCB để phát hiện và chấn chỉnh
kịp thời các gian lận, sai phạm, sai sót và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng
Ngân sách, đảm bảo các khoản chi này được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và
hiệu quả. Việc kiểm sốt chi NSNN qua KBNN là cần thiết và ngày càng được
hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
2.1.2.1. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN
Trong hệ thống các cơ quan kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB, KBNN có vai
trị đặc thù, thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB, KBNN góp phần đảm bảo sử
dụng vốn từ NSNN đúng chế dộ, đúng mục đích, tiết kiệm.
Hiện nay, đầu tư XDCB ln được coi là lĩnh vực phức tạp, chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, trong khi cơ chế chính sách
kiểm sốt chi đầu tư thường xuyên thay đổi, trình độ năng lực của các chủ đầu tư,
ban kiểm sốt chi dự án cịn nhiều hạn chế và chưa đồng đều… Nên cần phải có cơ
quan đứng ra giám sát chung tồn bộ q trình sử dụng vốn đầu tư. Hơn nữa, sản
phẩm của đầu tư XDCB thường là đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian sản xuất dài,
nhiều tổ chức, nhiều người tham gia vào quá trình đào tạo sản phẩm. Nếu quá trình
chi tiêu cho xây dựng khơng được kiểm sốt chi, kiểm sốt chặt chẽ dễ gây ra lãng
phí, thất thốt tiền vốn của nhà nước mà khơng tìm ra ai chịu trách nhiệm. Kiểm
soát chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN tại KBNN sẽ góp phần giám
sát các chủ thể sử dụng vốn, buộc họ phải chi tiêu theo đúng mục đích, đúng chế
độ đã được phê duyệt, qua đó hạn chế tình trạng lãng phí, thất thốt tiền bạc của
Nhà nước.

7


Thứ hai, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN góp phần đảm bảo
chất lượng cơng trình xây dựng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự chi phối của quy luật cạnh tranh,
quy luật giá trị buộc các nhà thầu xây dựng phải tìm cách hạ giá thành để tăng lợi
nhuận. Trong các thách thức hạ giá thành có cả thủ đoạn cắt giảm định mức chi
tiêu, thay đổi kết cấu cơng trình… Và hậu quả tất yếu là cơng trình kém chất
lượng, tuổi thọ bị rút ngắn… Vì vậy, kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN
góp phần hạn chế tình trạng nêu trên, tăng cường kỷ luật tài chính đối với các đơn
vị sử dụng và hưởng thụ NSNN. Hơn nữa, thông qua các công tác kiểm sốt chi,
KBNN cung cấp thơng tin cho các cơ quan lập, phân bổ dự toán Ngân sách hàng
năm cho đầu tư XDCB để các cơ quan này cấp vốn chính xác, phù hợp với tiến độ

thực hiện dự án cơng trình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
Thứ ba, KBNN được nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán cuối
cùng trước khi đồng vốn của nhà nước ra khỏi NSNN.
KBNN chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như cơ quan cấp trên về tính
hợp pháp, hợp lệ của việc chi tiền. Để thực hiện vai trò này KBNN phải kiểm tra,
đối chiếu hồ sơ rút vốn với các quy định của Nhà nước về chi đầu tư XDCB. Trong
quá trình kiểm tra nếu KBNN phát hiện có sai sót, sử dụng vốn khơng đúng mục
đích, khơng hiệu quả, không đúng chế độ hoặc không phù hợp với các điều khoản
đã ghi trong hợp đồng của dự án, thì KBNN có quyền từ chối thanh tốn các khoản
chi khơng hợp lý đó.
Thứ tư, KBNN tham gia nghiên cứu, soạn thảo và ban hành quy trình kiểm
sốt thanh toán vốn đầu tư thực hiện thống nhất trong cả nước.
KBNN có chức năng cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chủ
trương của Đảng, Nhà nước về kiểm soát chi kinh tế trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng thành các quy trình cụ thể cho các hoạt dộng diễn ra tại KBNNN, đảm bảo
môi trường pháp lý thống nhất, đồng bộ trong thực hiện các quy định pháp luật về
kiểm soát chi, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN.
2.1.3. Nguyên tắc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua Kho bạc Nhà
nước
Thứ nhất, KBNN kiểm soát trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu
tư, Kho bạc nhà nước căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định

8


trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và
các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu
tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng
thực hiện, định mức, đơn giá, dự tốn các loại cơng việc, chất lượng cơng trình;
Kho bạc nhà nước khơng chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Kho bạc nhà nước

căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.
Thứ hai, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc
“thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước,
thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên
tắc này, Kho bạc nhà nước hướng dẫn cụ thể phương thức kiểm soát thanh toán
trong hệ thống Kho bạc nhà nước, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư,
nhà thầu và đúng quy định của Nhà nước.
Thứ ba, trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với trường hợp “kiểm soát
trước, thanh toán sau” và trong 03 ngày làm việc đối với trường hợp “thanh toán
trước, kiểm soát sau” kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của chủ
đầu tư, căn cứ vào hợp đồng (hoặc dự tốn được duyệt đối với các cơng việc được
thực hiện không thông qua hợp đồng) và số tiền chủ đầu tư đề nghị thanh toán,
Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạm ứng
theo quy định.
Thứ tư, kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn
thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanh tốn
khối lượng hồn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trong đó có thanh tốn
để thu hồi vốn đã tạm ứng), trừ các dự án được cấp có thẩm quyền cho phép kéo
dài thời gian thực hiện và thanh toán.
Thứ năm, các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước Cộng
hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định về kiểm soát chi thanh
toán, quyết toán vốn khác với các quy định của Thơng tư này thì thực hiện theo các
quy định tại Điều ước quốc tế.
Thứ sáu, số vốn thanh tốn cho từng cơng việc, hạng mục cơng trình, cơng
trình khơng được vượt dự tốn được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh
tốn cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh
toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán

9



khối lượng hồn thành) khơng được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án.
Riêng đối với dự án ODA việc thanh toán tạm ứng và thanh tốn khối lượng hồn
thành, khơng bị hạn chế bởi kế hoạch tài chính hàng năm của dự án nhưng khơng
vượt q kế hoạch tài chính chung của tồn dự án.
Thứ bảy, đối với một số dự án đặc biệt quan trọng cần phải có cơ chế tạm
ứng, thanh tốn vốn khác với các quy định trên đây, sau khi có ý kiến của cấp có
thẩm quyền, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.
2.1.4. Nội dung kiểm sốt chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN
Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và
vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước được xác định trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn theo chỉ đạo và phân cấp của Thủ tướng
Chính phủ và Bộ Tài chính.
Trong giai đoạn hiện nay, KBNN thực hiện chức năng kiểm soát thanh toán
theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn Trái phiếu Chính phủ, Thơng tư số
86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh
toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN,
Thơng tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản
lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn, Thông tư số
113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và kiểm
soát cam kết chi NSNN qua KBNN, Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày
20/4/2012 của Kho bạc Nhà nước ban hành quy trình kiểm sốt thanh tốn vốn đầu
tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua Hệ thống Kho bạc Nhà
nước và các văn bản hướng dẫn khác.
2.1.4.1. Kiểm soát vốn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn này bao gồm các bước từ khâu nghiên cứu xác định sự cần thiết
phải đầu tư, chủ trương đầu tư, lập dự án, thẩm định dự án và bước cuối cùng là ra
quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

2.1.4.2. Kiểm soát vốn thực hiện đầu tư
2.1.4.2.1. Về mở tài khoản

Đối với vốn trong nước: Chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án (sau đây gọi
chung là Chủ đầu tư) được mở Tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho
giao dịch của chủ đầu tư và thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán của Kho

10


bạc Nhà nước và thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ mở và sử
dụng tài khoản tại KBNN.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để được
thanh toán vốn.
Đối với vốn ngoài nước: Chủ đầu tư được mở tài khoản tại Ngân hàng phục vụ
hoặc tại KBNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.1.4.2.2. Tài liệu cơ sở của dự án
Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu
tư phải gửi đến Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán các tài liệu cơ sở
của dự án (các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản
chính của chủ đầu tư, chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường
hợp phải bổ sung, điều chỉnh), bao gồm:
 Đối với dự án vốn trong nước:
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với
dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm
quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
-

Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu


thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự
thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn
thiết kế kiến trúc cơng trình xây dựng);
Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng
theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật);
-

Dự tốn và quyết định phê duyệt dự tốn của cấp có thẩm quyền đối với

từng cơng việc, hạng mục cơng trình, cơng trình đối với trường hợp chỉ định thầu
hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án
chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật).
 Đối với dự án ODA: ngoài các tài liệu theo quy định nêu trên, cần có:
Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ước quốc
tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quan đến việc
thanh toán khác (nếu có). Riêng hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn
bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư
(phần quy định về các điều kiện, điều khoản thanh toán và các nội dung liên quan

11


×