Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Góp phần tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá mai hắc đế ở nam đàn, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.92 KB, 59 trang )

Trờng Đại học vinh
Khoa Lịch sử
-----***-----

Nguyễn văn dũng

Khóa Luận tốt nghiệp đại học

Góp phần tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa
Mai hắc đế ở nam đàn, nghệ an
Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa
Lớp: 43B2

Giáo viên hớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hà

Vinh - 5/2006
------

Lời cảm ơn
Trải qua một quá trình làm việc khẩn trơng và nghiêm túc, đề
tài khóa luận tốt nghiệp của tôi đà hoàn thành. Nhân đây tôi xin
chân thành cảm ơn sự hớng dẫn tận tình và khoa học của cô giáo:
Th.s Nguyễn Thị Hà, cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử,
các Sở, Phòng văn hóa, các Ban nghành, Uỷ ban nhân dân... ®· gióp

0


đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát thực địa và su tầm t liệu phục vụ
cho đề tài.
Tuy nhiên do khả năng và trình độ của bản thân còn có hạn; lại


là lần đầu tiên đợc tập dợt trên con đờng nghiên cứu khoa học; thêm
vào đó là sự hạn chế của nguồn t liệu cho nên trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài này tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận đợc ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các
bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Vinh, ngày 14 tháng 5 năm 2006.
Tác giả
Nguyễn Văn Dũng

Phần dẫn luận
1. Lý do chọn đề tài
Không biết tự bao giờ trong dân gian đà lu truyền câu ca
"Đờng vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nớc biếc nh tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô..."
Ngợc dòng lịch sử về với truyền thống văn hóa xứ Nghệ ta thấy trong
bức tranh thủy mặc đó ngày càng lung linh, tỏa sáng hơn bởi những nét điểm
tô chấm phá của hệ thống di tích, danh thắng trên dải đất Hồng Lam.
Nghệ An là một trong những địa chỉ văn hóa đặc biệt của cả nớc với hệ
thống di tích, danh thắng đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, có niên đại
trải dài từ thời khởi thủy con ngời có mặt trên trái đất đến ngày nay.
Và trong không gian văn hóa đó, chúng ta không thể bỏ qua một địa
danh mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải ngng giây lát trong suy nghĩ, rồi liên
tởng tuỳ theo sự hiểu biết của mình. Đó là Nam Đàn - NghÖ An.

1


Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, huyện Nam Đàn là một vùng đất

"Trùng lai danh thắng địa, cổ lai đa hào kiệt" [13;24]. Nam Đàn mang trong
mình truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú đẹp đẽ của dân tộc đồng thời
hằn rõ sắc thái riêng của Nghệ Tĩnh. Truyền thống và sắc thái riêng đó đợc lu
truyền qua bao thế hệ làm nên một vùng đất "địa linh nhân kiệt" xa nay với
nhiều dấu ấn lịch sử đậm nét. Từ vợng khí của một vùng quê nh vậy đà sản
sinh ra một con ngời đầy dũng khí mà tên tuổi ông đà lu danh ngàn đời - ông
chính là Mai Hắc Đế. "Mai Thúc Loan là một trong những vị anh hùng cứu nớc của dân tộc Việt Nam ngời Châu Hoan" [8;7]. Có tài năng, chí lớn phi thờng cùng lòng căm phẫn trớc ách đô hộ dà man của triều Đờng, Mai Thúc
Loan đà vận động d©n phu nỉi dËy dèc chÝ phơc thï giÕt bän giặc để cứu nớc
và ông đợc tôn làm chủ súy. Cuộc kháng chiến thành công, Mai Thúc Loan đợc ba quân tôn làm vua. Ông kéo quân về Vạn An lấy thành Vạn An làm
Quốc Đô, xây dựng đế nghiệp. Khi ông mất với lòng tiếc thơng sâu sắc, để tởng nhớ ông nhân dân đà lập đền thờ Mai Hắc Đế ở xà Vân Diên và xây lăng
mộ ông ở Núi Đụn thuộc huyện Nam Đàn - Nghệ An.
Nh vậy với việc chọn nghiên cứu đề tài này, chúng ta sẽ có dịp hiểu sâu
sắc hơn về Mai Hắc Đế - anh hùng giải phóng dân tộc rất mực gần dân và thơng dân. Đồng thời lần giở những trang sử của dân tộc để ôn lại truyền thống
đấu tranh chống ngoại xâm vẻ vang của cha ông. Và đặc biệt hơn nữa khi
chúng ta lại có dịp hiểu thêm về khu di tích lịch sử văn hóa Mai Hắc Đế ở
Nam Đàn - Nghệ An cùng với truyền thống văn hóa ngàn đời của một miền
quê đầy nghĩa khí.
Việc đi sâu nghiên cứu đề tài này không chỉ đa lại những đóng góp về
mặt lý luận khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Từ đề tài nhỏ này
giúp mọi ngời có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về bản sắc văn hóa làng
quê ở Nam Đàn - Nghệ An, giúp mọi ngời hiểu rõ đời sống tinh thần, tâm
linh, đạo đức của con ngời thông qua việc tởng nhớ các vị anh hùng dân tộc.
Là một ngời con quê hơng xứ Nghệ, đồng thời là một sinh viên chuyên ngành
Lịch sử văn hóa, thực hiện đề tài này là mong muốn của tôi trong việc lu giữ,
bảo tồn những nét đẹp văn hóa của quê hơng.
Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, chúng tôi chọn và nghiên
cứu đề tài: "Góp phần tìm hiểu di tích lịch sử - văn hoá Mai Hắc Đế ở Nam
Đàn, Nghệ An" làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề


2


Cũng nh nhiều địa phơng khác trong cả nớc, Nam Đàn - Nghệ An ngày
càng nỗ lực biên soạn lịch sử các địa phơng với xu hớng "Tìm về cội nguồn,
tìm về bản sắc văn hóa dân tộc''. Những mảng đề tài thu hút đợc sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu thờng là truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, kinh tế - chính trị, lịch sử thành lập các làng xÃ. Còn đi sâu về mảng văn
hóa, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa tởng nhớ các anh hùng dân tộc thì
cha thực sự đợc các nhà nghiên cứu chú trọng. Tuy nhiên trong quá trình thu
thập và su tầm tài liệu, chúng tôi thấy rằng vấn đề mà đề tài đặt ra ít nhiều đÃ
đợc đề cập trong một số công trình nghiên cứu. Đó là cơ sở quan trọng góp
phần phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Có thể nói, tìm hiểu về Mai Hắc Đế cùng các di tích tởng niệm Mai
Hắc Đế là một vấn đề không còn mới. Từ trớc đến nay đà có một số công
trình nghiên cứu về vấn đề trên ở những khía cạnh khác nhau:
Trong cuốn "Mai Hắc Đế truyền thuyết và lịch sử" của tác giả Đinh
Văn Hiến, NXB Nghệ An, năm 2003 cũng đà đề cập đến vấn đề trên nhng lại
dành phần nhiều trang viết về thân thế và sự nghiệp của Mai Hắc Đế cùng với
cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do ông chủ xớng và lÃnh đạo, nhng cha chú ý
nhiều và trình bày một cách ít ỏi, sơ sài về hệ thống đền miếu tởng nhớ Mai
Hắc Đế cùng các thân tớng của Ngài và đà hầu nh không có một trang viÕt
nµo vỊ lƠ héi vua Mai.
Trong cn "NghƯ An di tích danh thắng" của tác giả Trần Thị Phơng,
do Sở VHTT Nghệ An xuất bản năm 2001, cũng viết về đền thờ và mộ vua
Mai Hắc Đế, nhng chỉ là những nét sơ qua không đầy đủ và cha toàn diện về
kết cấu kiến trúc của đền thờ. Đặc biệt tác giả cũng không đề cập nhiều, thậm
chí quá ít về lễ hội vua Mai Hắc Đế.
Trong tác phẩm "Danh nhân Nghệ Tĩnh" của tác giả Trần Bá Chí, NXB
Nghệ Tĩnh năm 1982, trong bài viết về Mai Thúc Loan ®· ®Ị cËp chđ u vỊ

Mai triỊu vµ diƠn biÕn các trận đánh lớn của Mai Thúc Loan giải phóng Hoan
Châu đến Tống Bình dựng nớc Vạn An độc lập, khởi xây nghiệp đế.
Trong cuốn "Nghệ An di tích lịch sử văn hoá" do Ninh Viết Giao chủ
biên, NXB Nghệ An năm 2005 đà trình bày khái quát về lẽ hội đền vua Mai
Hắc Đế.
Ninh Viết Giao chủ biên, NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh năm
2005 xuất bản cuốn "Nam Đàn quê hơng Chủ tịch Hồ Chí Minh" đà viết về
điều kiện địa lý tự nhiên, truyền thống lịch sử - văn hóa của vùng đất Sa Nam,
về nhân vật Mai Thúc Loan và về lễ hội vua Mai trên những nét khái quát.

3


Bên cạnh các tác phẩm nêu trên thì đề tài di tích Mai Hắc Đế ở Nam
Đàn - Nghệ An còn đợc đề cập trong các công trình nghiên cứu, trong những
bản tham luận tại các Hội thảo quốc gia và quốc tế, cũng nh trong một số sách
báo, tạp chí khác.
Nhìn chung cho đến nay cha có một công trình nghiên cứu nào đề cập
đến di tích Mai Hắc Đế ở Nam Đàn - Nghệ An một cách đầy đủ và có hệ
thống. Đây là một vấn đề không dễ, nó liên quan đến nhiều truyền thuyết lịch
sử khác nhau cũng nh ảnh hởng đến đời sống văn hóa tinh thần của con ngời
nơi đây. Nên khi tìm hiểu vấn đề này gặp ít nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn
tài liệu ít ỏi và có giới hạn. Song các công trình nghiên cứu trên, dù ít, dù
nhiều, trực tiếp hay gián tiếp cũng là cơ sở vô cùng quan trọng cho chúng tôi
tập hợp, tìm hiểu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu đầy
đủ hơn, có hệ thống hơn và sâu sắc hơn về di tích lịch sử văn hóa Mai Hắc Đế
cùng với những hoạt động lễ hội tởng niệm vua Mai trên đất Nam Đàn - Nghệ
An.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tợng nghiên cứu:
Đối tợng của đề tài là góp phần tìm hiểu di tích Mai Hắc Đế ở Nam
Đàn - Nghệ An. Mục đích của chúng tôi là khảo tả kiến trúc đền thờ và khu
lăng mộ Mai Hắc Đế. Đồng thời đi sâu tìm hiểu lễ hội tởng nhớ vua Mai trên
đất Nam Đàn - Nghệ An.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Với mục đích nêu trên của đề tài nghiên cứu, khóa luận trớc hết đề cập
một cách khái quát tiểu sử Mai Hắc Đế và quê hơng - nơi "chôn rau cắt rốn"
của ông với biết bao truyền thống tốt đẹp của một miền quê đà hội tụ để rồi
sản sinh ra một Mai Hắc Đế mà tên tuổi và sự nghiệp của ông còn sống mÃi
với thời gian.
Trọng tâm nghiên cứu của khóa luận là góp phần tìm hiểu di tích lịch sử
- văn hoá Mai Hắc Đế ở Nam Đàn, Nghệ An.
Trong phạm vi nghiên cứu nh trên giúp chúng tôi thấy đợc nét đẹp trong
đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân Nam Đàn; cũng là để khơi
dậy niềm tự hào, lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với các vÞ anh

4


hùng giải phóng dân tộc nhằm lu giữ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa của quê
hơng. Đó chính là mục đích cuối cùng mà đề tài cần đạt tới.
4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn t liệu:
Để phục vụ nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đà su tầm, tập hợp các
nguồn t liệu có liên quan đến Mai Hắc Đế, đền thờ và khu mộ Mai Hắc Đế
cùng các hoạt động lễ hội đền vua Mai diễn ra trên đất Nam Đàn - Nghệ An.
Nguồn t liệu quan trọng phải kể đến đầu tiên là những tác phẩm của các
tác giả đà xuất bản ở cấp Trung ơng, cấp tỉnh, cũng nh ở địa phơng có nội

dung đề cập đến vấn đề nghiên cứu; các bài viết trong các tờ tạp chí văn hóa
của tỉnh nhà, các báo địa phơng.
Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với công tác đi thực tế điền giÃ, trực tiếp
tham quan, ghi chép về đền thờ và khu mộ Mai Hắc Đế, tham dự lễ hội tởng
nhớ vua Mai. Đồng thời trong quá trình đi thực tế điền giÃ, chúng tôi còn lắng
nghe và ghi chép những lời kể, lời giới thiệu của các cụ quản lý đền và khu
mộ Mai Hắc Đế.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu:
Nguồn t liệu viết khóa luận này có phần hạn chế và phức tạp, nên việc
lựa chọn phơng pháp nghiên cứu là một vấn đề hết sức quan trọng. Thực hiện
đề tài này, quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh
và quan điểm mácxít của Đảng ta trong lĩnh vực văn hóa, chúng tôi đà lựa
chọn phơng pháp nghiên cứu lịch sử và phơng pháp lôgic, phơng pháp so sánh,
phơng pháp xác minh phê phán t liệu lịch sử và phơng pháp điền già su tầm
lịch sử địa phơng.
Dựa vào các nguồn tài liệu đà thu thập đợc, đặc biệt là các nguồn t liệu
có liên quan tới phạm vi đề tài, để bổ sung thêm những hiểu biết của mình,
nhằm giải quyết những nội dung cụ thể của đề tài. Nguồn t liệu mà chúng tôi
thu thập đợc là cơ sở để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Phụ
lục, nội dung chính của khóa luận này đợc trình bày trong ba chơng:
Chơng 1: Khái quát tiểu sử Mai Hắc Đế
Chơng 2: Khảo tả đền thờ và khu mộ Mai Hắc Đế
Chơng 3: Lễ hội đền Mai Hắc Đế

5


Phần nội dung

Chơng 1
Khái quát tiểu sử Mai Hắc Đế
1.1. Quê hơng
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý:
Nơi sinh quán của Mai Hắc Đế là tại thôn Ngọc Trừng, xà Đông Liệt một thôn nằm ở phía tây huyện Sa Nam thuộc Châu Hoan (nay là xà Nam
Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách núi Đụn gần 1km).
Nam Đàn là mảnh đất có lịch sử phát triển lâu đời, gắn bó hữu cơ với
tỉnh nhà trong quá trình hình thành và phát triển triển. So với các huyện khác
trong tỉnh thì Nam Đàn có vị trí khá thuận lợi về mọi mặt. Vị trí của huyện là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lu thông kinh tế, thơng mại và giao lu tiếp
thu văn hóa.
Huyện Nam Đàn là một trong mời tám huyện, thành của tỉnh Nghệ An,
nằm ở vùng hạ lu sông Lam. Giữa Nam Đàn và các huyện lân cËn trong tØnh
cã mèi quan hƯ tiÕp xóc giao lu khá thuận tiện và thông suốt bằng cả giao
thông đờng thủy lẫn đờng bộ. Huyện lỵ Nam Đàn đóng ở thị trấn Sa Nam
cách thành phố Vinh 21km về phía đông. Trên đất Nam Đàn có các đờng giao
thông lớn chạy qua nh quốc lộ 46Vinh - Đô Lơng, quốc lộ 15A, đờng du lịch
ven sông Lam. Tất cả đều đi qua Sa Nam. Nơi đây đợc xem là yết hầu trên con
đờng thiên lý xuyên Việt. Cho nên từ đây, con ngời có thể vào Nam ra Bắc,
lên ngàn xuống biển đều rất thuận lợi.
Với diện tích kéo dài từ 180 34' đến 180 47' vĩ Bắc và trải rộng từ 1050 24'
đến 1050 37' kinh Đông, huyện Nam Đàn có ranh giới tự nhiên: Phía Đông

6


giáp huyện Hng Nguyên và một phần huyện Nghi Lộc. Phía Tây giáp huyện
Thanh Chơng. Phía Bắc giáp huyện Đô Lơng và cũng một phần huyện Nghi
Lộc. Phía Nam giáp huyện Hơng Sơn và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Với vị trí địa lí nh vậy, Nam Đàn có điều kiện hình thành và phát triển
bản sắc văn hóa riêng của mình. Nhân dân Nam Đàn có môi trờng thuận lợi
để thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp "uống nớc nhớ nguồn" của dân tộc
thông qua các công trình và lễ hội tởng niệm các anh hùng dân tộc.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
Nam Đàn nằm ở hạ lu sông Lam, nhng lại là một vùng ''đất bán sơn ®Þa''
- nưa ®ång b»ng, nưa ®åi nói víi sù ®an xen giữa nhiều loại địa hình từ đồi núi
cho tới những thung lũng và cả đồng bằng. Tất cả tạo cho nơi đây một hình
thái địa hình đa dạng vừa thuận lợi nhng cũng không ít khó khăn trong việc
phát triển kinh tế và văn hóa của huyện. Mảnh đất ''trùng lai danh thắng địa"
này, nằm giữa hai dÃy núi lớn là Đại Huệ ở phía bắc và Thiên Nhẫn ở phía
nam. Giữa có dòng sông Lam chảy qua theo hớng tây bắc - đông nam chia
lÃnh thổ Nam Đàn thành hai vùng: tả ngạn và hữu ngạn. Vùng tả ngạn rộng
hơn vùng hữu ngạn. Đồng bằng Nam Đàn tơng đối màu mỡ bởi phù sa sông
Lam thờng xuyên bồi tích, kiến tạo nên những thửa ruộng trù phú. Thêm vào
đó là sự tác động tích cực của con ngời nhằm chế ngự thiên thiên - hệ thống
đê điều và các công trình thủy lợi đợc xây dựng đảm bảo nguồn nớc thích hợp
cho cây trồng, vật nuôi phát triển. Ngoài ra ở Nam Đàn còn có đất cát pha
thuận lợi cho nhiều loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày phát triển nh:
khoai tây, lạc, đậu, ngô...
Tiếp cận với vùng đồng bằng là vùng ''bán sơn địa''. ở huyện Nam Đàn
có 3 dÃy núi lớn nổi tiếng trong tỉnh. Núi Đại Huệ (hay theo tên gọi địa phơng
đó là Rú Nậy nằm ở phía bắc huyện, chủ yếu ở trong hai xà là Thanh Thủy và
Xuân Liễu cũ, nay là các xà Nam Thanh, Nam Anh, Nam Xuân. Núi chạy dọc
theo biên giới phía tây bắc huyện từ đông sang tây, ngăn cách huyện Nam
Đàn với huyện Đô Lơng, có truông Băng đi từ xà Thanh Thủy đến miền Trù ú
huyện nghi Lộc (truông Băng là con đờng mà năm 1787 Nguyễn Huệ đà dẫn
quân đi qua, trên vùng từ Thăng Long trở về Nam). Ngoài ra còn có truông
Hến đi từ xà Xuân Liễu đến vùng xà Đoài huyện Nghi Lộc; có truông Bồn đi
qua Trang Đen lên huyện Đô Lơng. Núi Đại Huệ có hình giống nh quả

chuông úp, đỉnh cao nhất là 454m, toàn bằng đá. Núi Đại Huệ với các khe
suối gọi chung là Nộn giang chảy từ trên núi xuống Nộn hồ (Bàu Nón), với
các ngọn núi nhỏ rải rác nh quân cờ ë xung quanh: ró Anh, ró T¸n, ró Nhãn ë

7


Hồ Liễu, rú Cật ở Yên Lạc, rú Mỡu ở Hữu Biệt, rú Chung ở Ngọc Đình... với
núi Đụn đứng đối mặt ở bên phải với sông Lam ở phía trớc mặt, không những
là một danh thắng ở huyện Nam Đàn mà của cả xứ Nghệ nữa. Vì vậy, xa nay
có nhiều tao nhân mặc khách đến đây thăm núi, thăm chùa, thăm khe, thăm
suối, và một số ngời đà để lại những bài thơ đầy cảm xúc. Hoàng giáp Bïi
Huy BÝch, tỉng ®èc trÊn NghƯ An (1778 - 1781), khi lên thăm núi Đại Huệ đÃ
để lại bài thơ chữ Hán:
Tiểu thạch tằng loan tóc thợng đầu
Càn khôn điểu diễu, ý du du
Thiên tranh liệt chớng hồn ghi dực
Địa chiết trờng giang lực tự câu
Khứ lộ xuyên điều tang hiệp hổ,
Quy tiên khiêu thái mục tuần ngu .
Khả lân thạch tĩnh tuyền nguyên hoạt
Thâm cẩn dung bình bất tận thu.
Dịch thơ:
Đá nhỏ xếp vòng tới đỉnh cao
Đất trời vời vợi dạ nao nao.
Đất nắn dòng sông giống uốn câu.
Đờng núi xuyên cây, s khinh hổ,
Roi tre gánh cỏ, trẻ lùa trâu.
Rất yêu Giếng đá luôn đầy nớc,
Sâu chỉ bằng lu múc hết đâu.

[29;8]
Núi Đụn nằm trong phạm vi hai xà Đông Liệt (nay là xà Nam Thái) và
Khả LÃm (nay là xà Nam Thợng) ở phía Tây - Bắc huyện, cạnh đờng quốc lộ
46 Vinh - Đô Lơng, cách huyện lỵ Nam Đàn khoảng 3km. Núi cao khoảng
300m, sờn núi dốc thoai thoải, cây cối xa nhiều nay không còn mấy. Núi có
rào Gang vòng ở phía bắc và sông Lam vòng ở phía nam. Núi Đụn có vài khe
suối nhỏ. Cách ngày nay trên dới 300 năm, núi bỗng nhiên nứt ra làm đôi, vết
nứt dài đến mấy trăm mét và sâu đến dăm, bảy chục mét. Dới chân núi là vệ
Vạn An, thành lũy xa của Mai Hắc Đế chống quân nhà Đờng hồi đầu thế kỷ
thứ 18.
Núi Thiên Nhẫn là một dÃy núi bắt đầu từ huyện Tơng Dơng, tỉnh Nghệ
An kéo dài đến tận Ngạn sơn (rú Nghèn) huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Phần
núi Thiên Nhẫn ở trong huyện Nam Đàn chảy từ phía tây đến phía nam

8


huyện, nằm trong vùng giáp giới của huyện Thanh Chơng và huyện Hơng Sơn,
Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Núi Thiên Nhẫn gồm những ngọn núi đất có vô
số đỉnh tròn, nối nhau nh muôn ngàn con ngựa ruổi rong, khí thế trông thật
hùng vĩ. Đỉnh cao nhất của núi Thiên Nhẫn là hòn Tây xây (là cột đá do Pháp
xây dựng vào đầu thế kỷ 20 làm mốc ngắm để vẽ bản đồ, nên mới có tên nh
vậy) cao 287m ngăn cách huyện Nam Đàn với huyện Hơng Sơn tỉnh Hà Tĩnh
bằng truông Trẩy thấp 28m và truông Thành cao hơn đi gần thành Lục Niên,
có nớc trong chảy theo đờng đá, rồi dồn xuống một cái hẻm sâu dài khoảng
10m, nớc tung tóe thành bọt trắng xoá, đứng từ xa trông lại giống nh một tấm
vải trắng, nên gọi là Bộc Bố. Cuối thế kỉ 18, La Sơn phu tư Ngun ThiÕp
(1723 - 1804), ngêi x· Ngut Ao cũ, nay là làng Mật Thôn, xà Kim Lộc,
huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh đà làm bài thơ ''T cố sơn'' nghĩa là ''Nhớ núi xa'',
tức núi Thiên Nhẫn, nơi cơ ë Èn trong mét thêi gian, trong ®ã cã đoạn mô tả

núi Thiên Nhẫn nh sau:
Liên lạc quần phong tụ,
Cao đê vạn mà hồi
Sơn đáo nam minh tận,
Giang tòng bắc cảnh lai.
Tà dơng Thiên Nhẫn tự
Phi bộc Lục Niên đài,
Tùng cúc kim do tại,
Phong trần thợng vị hồi.
Dịch thơ: (Cụ Hoàng Xuân HÃn dịch)
Chiu chít liền những núi,
Trông nh ngựa chạy vòng.
Miền nam mờ ngọn núi,
Cõi bắc uốn khúc sông
Bóng chùa Thiên Nhẫn ảnh,
Suối vọt Lục Niên kề.
Tùng cúc nay còn đó.
Phong trần vẫn cha về.
[29;10]
Ngoài ba dÃy núi lớn bao quanh huyện là núi Đại Huệ ở phía Đông Bắc, núi Đụn ở phía Tây - Bắc, núi Thiên Nhẫn ở phía Nam, Nam Đàn còn có
nhiều ngọn núi nhỏ nổi lên giữa vùng đồng bằng phì nhiêu nh: Rú Hồ, rú Đai,
rú Voi, rú Tán, rú Anh, rú Trăn, rú Dùi, rú Nhón, rú Dồi (tên chữ Hán là Than

9


sơn), rú Nhạn (rú Tháp), rú Cật, rú Miễu (rú §éc L«i), ró Chung, ró §ån, ró
Ngang.
VỊ khÝ hËu: Cịng nh toàn vùng Hoan Châu, Nam Đàn có khí hậu thuộc
vùng nhiệt đới, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt hết sức khắc nghiệt. Hàng năm địa

bàn Nam Đàn nhận đợc bức xạ mặt trời khá phong phú: tổng bức xạ là
138,4kg cal/cm/năm, và cán cân bức xạ là 87,3kg cal/cm /năm. Nhiệt độ trung
bình năm là 23,90C.
Mùa nóng thờng từ giữa tháng t đến hết tháng mời dơng lịch. Mùa
này nhiệt độ thờng trên 250C, hai ba tháng liên tục nhiệt độ vợt quá 280C,
tháng nóng nhất có khi nhiệt độ lên tới 390 - 400C. Mùa nóng thờng có hạn
hán; có năm hạn hán kéo dài ba tháng liền, thậm chí có năm kéo dài bảy đến
tám tháng liền. Năm 1930, hạn hán liên tục từ mùa hạ kéo qua mùa thu, mùa
đông rồi sang cả năm 1931. Một bài vè nói về trận đại hạn này có những câu
nh sau: ''Ngọ vị chi niên, nắng mấy tháng liền, đồng khô cỏ héo...". Trong
''Nghệ An thi tập'', Hoàng giáp Bùi Huy Bích (1744 - 1818), khi ông làm tổng
đốc trấn Nghệ An (1777 - 1778), dới triều Lê Hiển Tông đà để lại bài thơ ngụ
ngôn tứ tuyệt nói về khí hậu khắc nghiệt nơi đây:
"Hè đến gió Lào nh lửa đốt
Thu qua ma phùn lấm tấm sa.
Tháng mời sông còn tràn nớc lũ
Mồng chín tháng chín cúc cha hoa"
[13;27]
Mùa lạnh thờng kéo dài từ tháng mời một năm trớc đến tháng t năm
sau. ở Nam Đàn mùa lạnh đến muộn hơn các nơi khác và chấm dứt cũng sớm
hơn. Mùa đông đến mang theo những cơn gió mùa đông bắc lạnh lẽo. Vào
mùa này nhiệt độ có khi chỉ còn 6,20C, với chu kì mơi năm một lần sơng muối
gây ra hậu quả nặng nề cho cây trồng, vật nuôi và cả đời sống sinh hoạt của c
dân nơi đây.
Về sông ngòi, ở Nam Đàn tiêu biểu là con sông Lam hay còn gọi là
sông Cả, có tên cổ là sông Rum, sông Thanh Long (rồng xanh). Sông Lam bắt
nguồn từ núi Puloi cao 2060m ở Thợng Lào chảy qua một vùng gọi là thung
lũng sông Lam từ huyện Kì Sơn, qua các huyện Tơng Dơng, Anh Sơn, Đô Lơng, Thanh Chơng, phía bắc huyện Nam Đàn, rồi theo hớng chung là Tây Bắc
- Đông Nam trong địa phận huyện Nam Đàn xuống đến phía Nam huyện trên
một chiều dài 16km, rồi tiếp tục chảy qua phần đất huyện Hng Nguyên mà

quặt lên hớng bắc của phần đất huyện Nghi Lộc và đổ ra Biển Đông ở cöa Héi

10


Thống. Với 16km chiều dài chạy qua địa bàn huyện Nam Đàn, sông Lam nh
một con rồng xanh uốn mình nhiều khúc lợn giữa một bên là Đụn sơn bờ trái,
một bên là núi Thiên Nhẫn bờ phải. Sông Lam đà bồi tích phù sa cho cây
trồng và tạo nên một không gian thanh khiết, th thái.
Do sự kiến tạo đa dạng của địa hình, cùng những điều kiện tự nhiên nh
vậy, nên Nam Đàn có điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng. Trong kinh tế
nông nghiệp, ruộng đất ở Nam Đàn không nhiều và cũng không thật sự màu
mỡ, phì nhiêu nh các vùng khác, nhng với kĩ năng canh tác, kinh nghiệm sản
xuất và phẩm chất cần cù lao động, con ngời nơi đây đà tạo nên một ngành
kinh tế nông nghiệp khá phát triển. Nông nghiệp trồng lúa vẫn là nghề chính,
đủ cung cấp cho huyện và phục vụ nhu cầu trao đổi, thông thơng. Sau lúa là
khoai lang, lạc, ngô, đỗ. Bên cạnh đó trên từng đám nơng rẫy (tiếng địa phơng
gọi là "trày trại") nhân dân đà khai hoang để trồng dứa nhằm mục đích chống
xói mòn, trồng những cây ăn quả nh mít, hồng nhÃn, vải và trồng chè.
Chăn nuôi gia súc, chăn nuôi trâu bò vẫn là nghề chính của c dân trong
toàn huyện. Song nghề chăn nuôi ở đây vẫn mang tính chất tập quán truyền
thống. Họ chăn nuôi với mục đích phục vụ cày bừa cung cấp phân bón cho
trồng trọt; chăn nuôi phân tán trong từng hộ gia đình nhỏ.
Chăn nuôi gia cầm, gà vịt là chủ yếu, nhằm vục vụ nhu cầu tại chỗ của
nhân dân.
Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, vừa tranh thủ thời gian nông nhàn thì
tuyệt đại đa số nông dân đều thành thạo các nghề thủ công khác nh: mộc,
gốm, đúc đồng, luyện gang, ép mật làm đờng, làm bánh kẹo. Riêng Sa Nam
có tơng là đặc sản của cả nớc, có bánh ong và kẹo lạc bọc lá chuối khô đa đi
xa cả tháng không hỏng.

Ven bờ bÃi, trên các triền sông, nhân dân thờng trồng dâu nuôi tằm; còn
ở những vùng nớc lợ ảnh hởng của thủy triều thì nhân dân trồng cói, làm
chiếu, làm buồm cói, áo tơi. Trên các cánh đồng khô thiếu nớc thì nhân dân tổ
chức trồng bông dệt vải.
1.1.2. Quá trình hình thành về mặt hành chính của huyện Nam
Đàn
Trong 4.000 năm lịch sử của dân tộc, cùng với sự đổi thay về mặt hành
chính của cả nớc, huyện Nam Đàn - quê hơng của Mai Hắc Đế ngày nay đÃ
nhiều lần thay đổi về địa giới và tên gọi.
Khoảng 2 - 3 thế kỷ TCN, nơi đây là trung tâm của một bộ tộc trải dài
suốt từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa

11


Thiên - Huế ngày nay, với tên gọi là Việt Thờng Thị, có nền văn minh chữ
viết, và tiếng nói đặc trng.
Dới thời cai trị của quân xâm lợc nhà Đờng (Trung Quốc), vùng Nhạn
Tháp (nay thuộc xà Hồng Long) là trị sở Hoan Châu, thuộc An Nam đô hộ
phủ của chúng.
Đến thế kỷ thứ 15, thời vua Lê Thánh Tông, vùng Thịnh Lạc (nay là xÃ
Hùng Tiến) là trị sở phủ Anh Đô của Thừa tuyên Nghệ An. Huyện Nam Đờng
là một trong hai huyện của phủ Anh Đô nằm ở tả ngạn sông Lam, có địa giới
từ Rạng (giáp Đô Lơng) đến xà Tràng Cát (giáp Hng Nguyên).
Đến năm 1886, vì tránh tên húy của vua Đồng Khánh, huyện Nam Đờng đợc đổi tên thành huyện Nam Đàn nh tên gọi ngày nay.
1.1.3. Điều kiện lịch sử và truyền thống văn hóa
Những di tích mà ngành khảo cổ học đà khai quật thu lợm ở núi Trăn
(Nam Xuân), núi Đài (Vân Diên) trong những năm gần đây, đà cho thấy ở
đây đà sớm có sự hiện diện của c dân Việt cổ. C dân ở đây đà có mặt trong
lịch sử dân tộc ngay từ những ngày đầu dựng nớc. Qua khảo sát bớc đầu

những công cụ đồ đá đà chứng thực văn minh lúa nớc ở vùng Nam Đàn đợc
phát triển khá sớm. Trải qua hàng nghìn năm khai sơn phá thạch, mở mang
diện tích canh tác, cha ông ta đà từng bớc xây dựng nên những cánh đồng
thuần thục và những làng xà đông đúc. Dọc theo những tuyến đờng sông đÃ
xuất hiện những xóm làng trù phú. Lịch sử dân tộc còn ghi lại sự nghiƯp cđa
Lý NhËt Quang, con thø t¸m cđa vua Lý Thái Tổ trên mảnh đất này.
Dân số toàn huyện theo Tổng cục thống kê ngày 1 tháng 4 năm 1999 là
152.414 ngời, với mật độ bình quân là 516 ngời/km2. Tuyệt đại đa số là nông
dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng. Bên cạnh đó còn có ngời làm
nghề thủ công, tiểu thơng buôn bán, và một số ít cán bộ, công nhân viên chức.
Do điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, cho nên để tồn tại và phát triển,
con ngời nơi đây đà sớm hun đúc cho mình đức tính cần cù, chịu khó, năng
động, sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống. TÝnh c¸ch con
ngêi xø NghƯ nãi chung, theo gi¸o s Nguyễn Đổng Chi, con ngời nơi đây có
một số nét tính cách riêng biệt đó là:
1, ''Rất giàu lý tởng, lý tuởng vơn tới đỉnh cao, vợt lên thực tại''
2, ''Chất trung kiên. Trung kiên ở đây là sự chất phác, là tính chân thực, là
khí tiết bền bỉ của những con ngời tha thiết với quê hơng, với dòng họ, với
nghề nghiệp, không vì một biến cố nào mà để lộ ra những dao động''
3, ''Sự khắc khổ trong sinh ho¹t''...

12


[9; 90]
Con ngời Nam Đàn mang đầy đủ những đặc điểm của con ngời xứ Nghệ.
Điều kiện lịch sử trên là cơ sở để nhân dân Nam Đàn xây dựng bề dày
truyền thống văn hóa.
Nam Đàn là tiểu vùng văn hóa đậm sắc thái riêng của văn hóa xứ Nghệ.
Mảnh đất này lu giữ những huyền thoại, truyền thuyết về các vị thần linh, các

câu chuyện về các danh nhân văn hóa hay võ tớng đại tài mà việc xây dựng
các đền đài, miếu mạo tởng niệm họ là một biểu hiện văn hóa rõ nét trên
mảnh đất này.
Trên đỉnh núi Đại Huệ có động Thăng Thiên (nghĩa là lên trời), trong
động có chùa Đại Tuệ (nghĩa là trí sáng suốt lớn). Chùa này do Hồ vơng Quý
Ly xây dựng để thờ phật Bà Đại Tuệ đà phù hộ Hồ vơng xây dựng thành, đắp
luỹ trên núi để chống quân nhà Minh. Đền Tán sơn trên rú Tán đợc xây dựng
vào thế kỷ 16 thờ Quốc công triều Mạc là Mạc Đăng Lợng làm trấn thủ Nghệ
An thời Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540). Chùa ơi (tên chữ Hán là Hơng lâm
Bắc tự) và chùa Dạ (tên chữ Hán là Hơng lâm Nam tự). Hai ngôi chùa này do
một nhà hào phú trong xà tên là Đinh Xuân Tài (1634 - 1718) làm đề lại dới
thời Hậu Lê, tớc nhiệm Tờng nam bỏ tiền ra xây dựng vào cuối thế kỷ 17.
Trên rú Trăn có đền Câu, một ngôi đền thờ thành hoàng chung cho cả hai xÃ
Xuân Liễu và Xuân Hồ cũ. Trên rú Dùi có đền vua Bà (tên chữ Hán là Trần
Quốc Thánh nơng tự), thờ một vị nữ thần đà báo mộng phù hộ cho vua Lê
Thánh Tông (1460 - 1497) nam chinh đánh Chiêm Thành thắng lợi. Trong rất
nhiều ngôi đền đó nổi lên đền thờ tớng quân Mai Hắc Đế ở núi Đụn, Nam
Đàn.
Nam Đàn có truyền thống lâu đời về học hành khoa cử, đà sản sinh ra
nhiều nhà khoa bảng, nhiều quan lại, nhiều chí sĩ có phẩm chất tài năng, đóng
góp lớn lao cho sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất
nớc. Vì vậy, đây đợc xem là mảnh đất hiếu học của xứ Nghệ. Nhắc đến vùng
đất hiếu học của xứ Nghệ không ai là không biết đến địa danh Nam Đàn.
Nh chúng ta đà biết, chế độ khoa cử Hán học bắt đầu tõ thêi nhµ Lý 1075
vµ kÕt thóc díi thêi nhµ Nguyễn năm 1919. Trong lịch sử khoa cử 844 năm, níc ta cã tỉng sè 187 khoa thi héi, thi đình và lấy đỗ 2291 tiến sĩ. Chỉ tính
riêng trong khoảng hơn 100 năm, kể từ khi vua Gia Long lên ngôi (1802) cho
đến khi bỏ thi cử Hán học vào thời vua Khải Định, dọc hai bờ sông Lam thuộc
địa phận Nam Đàn đà có rất nhiều vị thi hội, thi đình đỗ cao nh: Thám hoa
Nguyễn Văn Giao ngời xà Trung Cần, Thám hoa Nguyễn Đức Đạt ngời lµng


13


Hoành Sơn; Hoàng giáp Nguyễn Đức Quý ngời làng Hoành Sơn; Hoàng giáp
Nguyễn Hữu Lập ngời xà Trung Cần; Hoàng giáp Nguyễn Thái ngời làng Đan
Nhiễm; đình nguyên Vơng Hữu Phu (tức Vơng Đình Thụy) ngời xà Vân Sơn.
Trong lịch sử khoa cử Hán học, Nghệ An là một trong những địa điểm tổ
chức các kỳ thi hơng. Trong các khoa thi h¬ng ë trêng NghƯ An, thÝ sinh
hun Nam Đàn thờng chiếm tỉ lệ cao trong những ngời đỗ cư nh©n: khoa Kû
Sưu (1819) cã 6/10 ngêi; khoa Canh Tý (1840) cã 5/7 ngêi; khoa §inh Tý
(1847) cã 4/9 ngêi; khoa Canh Tý (1900) vµ khoa BÝnh Ngä (1906) có 8/10
ngời. Trong đó có nhiều vị thi hơng đỗ giải nguyên nh Lê Bá Đôn ngời xÃ
Trung Cần, Lê Văn Tuy ngời làng Bá Ân, Phan Bội Châu ngời làng Đan
Nhiễm, Lê Dục Hinh ngời xà Xuân Hồ.
Trong thi hội và thi đình cũng có nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng. Khoa thi
Thái học sinh năm Bính Thìn (1256) thời nhà Trần chọn lấy hai trạng nguyên:
một trại trạng nguyên của thí sinh quê từ Thanh Hóa trở vào, một kinh trạng
nguyên của thí sinh quê từ Thanh Hóa trở ra. Ông Trơng Xán - Nam Đàn là
ngời đỗ trại trạng nguyên của thí sinh từ Thanh Hóa trở vào. XÃ Trung Cần
(Nam Trung) có hai ngời đỗ Thám hoa trong cùng khoa thi đình năm Quý Sửu
(1853) là các ông Nguyễn Hữu Giao và Nguyễn Đức Đạt. Gia đình ông Vơng
Hữu Phu ở làng Long Vân (Vân Diên) cha đỗ cử nhân, anh đỗ phó bảng, em
đỗ tiến sĩ. Vào cuối thế kỷ 19, ở Nam Đàn có bốn nhà nho đợc giới nho sĩ tôn
là "tứ hổ" đó là: "thông minh bất nh Song, uyên bác bất nh San, tµi hoa bÊt nh
Quý, cêng ký bÊt nh Lơng" nghĩa là: không ai thông minh bằng Nguyễn Quý
Song (Xuân Hộ), không ai uyên bác bằng Phan Văn San, tức Phan Bội Châu
(Đan Nhiễm), không ai tài hoa bằng Vơng Thúc Quý và không ai có trí nhớ
bằng Trần Văn Lơng (Kim Liên).
Việc học hành, thi cử ở huyện Nam Đàn từ lâu đà trở thành phong trào
đua tranh của tầng lớp nho sĩ. Không riêng con nhà quyền quý mà nhà nho sĩ

bần hàn cũng không chịu thua kém trên con đờng cử nghiệp. Có ngời dù sớm
bị mồ côi cha mẹ sống nhờ vào ngời thân nhng vẵn tìm cách để học hành thi
đỗ đại khoa nh các ông: Nguyễn Thái ở Đan Nhiễm (Xuân Hòa), Nguyễn Sinh
Sắc ở làng Sen (Kim Liên). Gia đình ông cử Trần (Xuân Lâm) tuy "sáng
khoai, tra khoai, tối khoai, khoai ba bữa", song vẫn "ông đỗ, con đỗ, cháu đỗ,
đỗ cả nhà". Tấm gơng khổ học của gia đình ông đợc nhân dân địa phơng ca
ngợi, nêu gơng cho mọi ngời:
"Làm trai có chí thì nên,
Học Trần đói khổ mà nghiÒn kinh thi

14


áo rách đổi lấy võng điều,
Nón mê đổi lấy chữ ®Ị vua ban".
Tuy vËy, viƯc häc hµnh thi cư vÉn không phải là con đờng tiến thân và
mục đích duy nhất của nho sĩ huyện Nam Đàn. Có những ngời thi đỗ mà
không chịu ra làm quan mà chọn nghề làm thuốc, dạy học, sống gần gũi, chan
hoà với bà con lối xóm. Nhiều ngời tuy uyên thâm về chữ nghĩa, nhng không
chịu ràng buộc trong khuôn khổ nho giáo. Không ít ngời đà kịch liệt chống lại
mọi quyền uy trái với đạo lý làm ngời, sẵn sàng khớc từ công danh, phú quý
để lo việc đại nghĩa, ích nớc, lợi dân. Họ đà đem những tri thức của mình
truyền thụ cho dân, đấu tranh cho công lý, và lẽ phải. Chính sự có mặt của
tầng lớp trí thức này ở nông thôn đà làm cho nền văn hóa dân gian ở huyện
Nam Đàn vốn đà phong phú lại càng thêm phong phú cả về nội dung lẫn hình
thức thể hiện.
Xem thế đủ biết, Nam Đàn xa nay vốn là một vùng đất nổi tiếng hiếu học.
Nam Đàn không những là đất văn vật, mà còn là đất nổi tiếng nghĩa khí
và chí trung, giàu lòng yêu nớc. Nam Đàn đà sản sinh ra nhiều con ngời cơng
cờng, quả cảm, liêm khiết mà các gia sử và quốc sử đều ca ngợi. Tiêu biểu là

tiến sĩ Nguyễn Thiện Chơng ngời làng Hoành Sơn dám can vua, vua không
nghe liền xin tõ quan. TiÕn sÜ Tèng TÊt Th¾ng ngêi x· Trung Cần, thanh liêm
trung trực. Tiến sĩ Bùi Hữu Nhẫm, ngời xà Thanh Thủy cơng trực, ngay thẳng
không sợ cờng quyền. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Thờng, ngời xà Trung Cần, ngay
thẳng, nhân hậu. Giải nguyên Nguyễn Bá Đăng, ngời xà Thanh Thủy, liêm
khiết nổi tiếng, không nhân thời loạn lạc lấy của dân, của quốc gia làm của
mình. Hơng cống Lê Nguyên Trung, ngời xà Trung Cần, nổi tiếng thanh liêm,
thuần cẩn. Họ đà để lại tiếng thơm lu truyền hậu thế.
Từ lâu, Nam Đàn đợc biết đến là mảnh đất có truyền thống yêu nớc. Con
ngời nơi đây dờng nh để chống chọi với cái nghiệt ngà của tự nhiên mà trở
nên hết sức gan dạ, cứng cỏi, không sợ mất mát hy sinh, một lòng một dạ sắt
son với quê hơng, với tổ quốc. Qua các thới kỳ dựng nớc và giữ nớc, Nam Đàn
đà sản sinh ra nhiều danh thần, danh tớng có công với tổ quốc. Đồng thời đây
cũng từng là vùng "căn cứ địa", nơi trú chân của nhiều vị tớng tài trong các
cuộc khởi nghĩa lớn.
Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, đến năm 618, nhà Đờng thay nhà
Tùy cai trị nớc ta và lập ra An Nam đô hộ phủ (679), coi nớc ta là một đơn vị
của Trung Quốc. Dới ách cai trị riết róng, xảo quyệt của nhà Đờng, nhân dân
ta phải chịu trăm đờng cực khổ: thuế khoá nặng nề, tạp dịch triền miên, chế độ

15


triều cống ngày càng nhiều, càng nặng. Đó là nguyên nhân làm bùng nổ cuộc
khởi nghĩa Mai Thúc Loan vào năm 722 chống lại ách đô hộ của nhà Đờng.
Cuộc khởi nghĩa đà giành thắng lợi bớc đầu, lập nớc Vạn An độc lập tự chủ
trong bốn năm (722 - 726). Cc khëi nghÜa cđa Mai Thóc Loan ci cïng
tuy thất bại, song ý nghĩa của nó không thể phai mờ trong lịch sử đấu tranh
giải phóng đất nớc của nhân dân ta.
Trong thời kỳ tự chủ của chế độ phong kiến Việt Nam, năm 1406, lợi

dụng nhà Hồ mới đợc thiết lập, nhà Minh (Trung Quốc) lại sai Trơng Phụ đem
hàng chục vạn quân sang đánh chiếm nớc ta. Trớc sức tấn công ồ ạt của giặc
Minh, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thơng phải rút lực lợng vào Nghệ An để duy trì
cuộc chiến đấu. Cùng với nhân dân trong tỉnh, nhân dân vùng Nam Đàn lại
góp công, góp của xây dựng thành lũy Hồ vơng ở chân núi Đại Huệ (Nam
Thanh) làm căn cứ kháng chiến.
Năm 1409, Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị - con của hai trọng thần nhà
Trần, đà tôn Trần Quý Khoáng, cháu vua Trần Nghệ Tông lên làm vua, lấy
niên hiệu là Trùng Quang và chọn đất Nam Hoa (Nam Kim) huyện Nam Đàn
làm nơi xây dựng triều đình, phất cờ khởi nghĩa. Từ đây, cuộc kháng chiến lan
rộng ra cả nớc. Nam Đàn lại trở thành căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Trùng
Quang kéo dài gần 5 năm.
Cuộc khởi nghĩa Trùng Quang bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi lại
bùng nổ. Theo kế hoạch sáng suốt của Nguyễn Chích, Lê Lợi và Nguyễn TrÃi
chuyển trung tâm cuộc khởi nghĩa từ vùng căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá) vào
Nghệ An làm nơi "hiểm yếu, đất rộng ngời đông" để làm bàn đạp tiến lên giải
phóng dân tộc. Vùng núi Thiên Nhẫn đợc hai ông chọn làm nơi xây dựng
thành Lục Niên, chỉ huy sở của nghĩa quân. Tháng 2 năm 1425, Lê Lợi,
Nguyễn TrÃi chuyển đại bản doanh từ Đỗ Gia (huyện Hơng Sơn - Hà Tĩnh) ra
thành Lục Niên ở Nam Kim (Nam Đàn). Nhân dân Nam Đàn lại kề vai sát
cánh cùng với nghĩa quân Lam Sơn đi đến thắng lợi cuối cùng.
Sang đầu thế kỷ 16, nhà Lê suy vong, các phe phái phong kiến tranh
giành quyền bính, gây nên cuộc chiến tranh huynh đệ tơng tàn kéo dài trên dới một thế kỷ. Nghệ Tĩnh trở thành "phên dậu" giữa "đàng trong" và "đàng
ngoài". Nam Đàn cũng trở thành nơi xuất phát, nơi "đứng chân" của nhiều
cuộc khởi nghĩa nông dân trong giai đoạn này.
Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là Quận He), một lÃnh tụ nông dân quê ở Đồ
Sơn (Hải Phòng) đem nghĩa binh từ đồng bằng bắc bộ vào Nghệ An. Tại đây,
ông đà kết nối với Nguyễn Diên lấy vùng Hơng Lâm (Vân Diªn) hun Nam

16



Đàn làm căn cứ, tập hợp lực lợng kháng chiến chống chính quyền phong kiến
Lê - Trịnh.
Năm 1758, Lê Duy Mật, một tôn thất nhà Lê cũng đa vào mảnh "đất đứng
chân" của Lê Lợi trớc để xây dựng căn cứ, tổ chức lực lợng chống chúa Trịnh,
khôi phục nhà Lê.
Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến công ra Bắc lật đổ tập đoàn phong kiến chúa
Trịnh cát cứ ở đàng ngoài, rồi tiến lên quét sạch hai mơi vạn quân xâm lợc nhà
Thanh (Trung Quốc) làm chủ đất nớc, thống nhất giang sơn. Nhân dân Nam
Đàn đà tích cực đóng góp søc ngêi vµ søc cđa phơc vơ cho cc hµnh quân
thần tốc của ngời anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung, góp phần làm nên
chiến công hiển hách này của dân tộc ta.
Năm 1802, Nguyễn ánh lên ngôi (Gia Long) thiết lập chế độ chuyên chế
cực đoan, đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, điêu đứng. Phong trào khởi
nghĩa chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn lại liên tiếp nổ ra. Năm 1811,
Nguyễn Tuân tự xng là Hồ ủy Đô thống, lấy vùng đất Nam Đàn làm chỗ dựa,
xây dựng lực lợng chống Gia Long. Năm 1823, Lê Quang Chấn lại lấy vùng
Nam Đàn và Thanh Chơng làm nơi tập hợp lực lợng, xây dựng căn cứ, dựng
cơ sở khởi nghĩa. Minh Mạng đà cử Lê Chất, một tớng lĩnh cao cấp, đem 4 vệ
quân từ kinh thành Huế ra xây thành, đắp lũy trấn giữ Nghệ An, nơi ngọn lửa
khởi nghĩa nông dân đang bốc cao ngùn ngụt.
Ngày 31/8/1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc
chiến tranh xâm lợc nớc ta. Cũng từ đó phong trào khởi nghĩa chống thực dân
Pháp cớp nớc, chống triều đình bán nớc từ Nam Kỳ lan rộng ra cả nớc. ở Nghệ
Tĩnh, tú tài Đặng Nh Mai ở Nam Kim (Nam Đàn) là một trong những ngời đợc hội nghị cử vào bộ chỉ huy kháng chiến của văn thân Nghệ Tĩnh. Thực hiện
chủ trơng của Hội nghị, Đặng Nh Mai đà triệu tập văn thân huyện Nam Đàn
nhóm họp tại núi Anh (Nam Anh), tổ chức lực lợng kháng chiến. Sau một thời
gian tập kích thắng lợi, khi nhận thấy tình thế bất lợi, ông đà lui quân về xây
dựng căn cứ kháng chiến tại vùng Thanh Thủy (Nam Thanh), huyện Nam

Đàn.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ của lịch sử
dân tộc trong thời kỳ hiện đại, Nam Đàn đà có những đóng góp vô cùng quan
trọng. Nam Đàn không chỉ là địa bàn luôn luôn sôi động bởi những cuộc đấu
tranh anh dũng, quyết liệt, mà Nam Đàn còn là cái nôi sản sinh ra nhiều ngời
con u tú của dân tộc, mà chúng ta không thể không kể đến Phan Bội Châu, đặc
biệt là Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh, vị lÃnh tụ thiên tài của dân téc. Nh©n

17


dân Nam Đàn luôn luôn dõi theo và hởng ứng từng bớc đi, từng chiến công
của cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ của dân tộc. Nhân dân
Nam Đàn tự hào về những năm tháng lịch sử, tự hào về truyền thống văn hóa
của mình.
Chỉ mấy nét sơ lợc trên đây chúng ta thấy quê hơng của Mai Hắc Đế là
một miền quê với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, hấp dẫn; con ngời thì cần cù,
chăm chỉ có truyền thống hiếu học và giàu lòng yêu nớc; là một vùng quê giàu
bản sắc văn hóa.
1.2. Khái quát tiểu sử Mai Hắc Đế
Trong cuốn "Việt Nam U Linh" của Ch Cát Thị trong th tịch cổ Việt Nam
kể rằng: Vào thời đất nớc ta đang đắm chìm trong đêm dài Bắc thuộc (lúc đó
là nhà Đờng cuối thế kỷ 7), ở một thôn làm muối có tên là Gò Mơ, ven biển
Thiện Lộc có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết. Nàng tên là Vơng Thị thuộc
gia đình tơng đối khá giả, có học. Chàng là Mai Sinh. Tới một ngày khi tình
yêu kết nụ đơm hoa để tránh mọi tục lệ hà khắc, hơng ớc gia phong, d luận...
hai ngời đà rời khỏi Gò Mơ tìm đến một vùng đất mới để sinh sống. Nơi vợ
chồng định c là thôn Ngọc Trờng thuộc huyện Sa Nam (nay thuộc thôn Ngọc
Trừng, xà Nam Thái, huyện Nam Đàn), một làng thuộc vùng "bán sơn địa".
Đến đây trong một đêm nọ Vơng Thị bỗng nằm mơ thấy một thiếu phụ, một

mình mặc áo đỏ tự xng là Xích Y sứ giả, tay cầm viên ngọc bích to hơn quả
trứng gà và nói rằng: cho con viên kê sơn bích, nên dùng làm vật báu. Vơng
Thị thấy viên ngọc hình nh quả trứng to hơn, năm sắc óng ánh, lóe cả mắt, bèn
giơ tay đón lấy, bỗng nhiên cầm hụt, ngọc rơi xuống đất vỡ tan tiếng động làm
nàng giật mình tỉnh giấc, sau đó sinh ra một con trai. ở đùi bên trái đứa bé có
một vết xanh đen giống nh một đồng tiền. Nàng đem chuyện nằm mộng nói
với chồng. Chàng lấy làm lạ, suy nghĩ rồi đoán rằng: Ngọc nhận ở tay bỗng
nhiên rơi xuống đất vỡ tan, tung tóe, có tiếng kêu vang, đó là cái ý tiếng tăm
vang dậy, chấn động ngời đời, còn con gà thì đứng đầu loài có cánh, lại thêm
năm sắc lóe mắt dùng để làm báu vật, cái điềm lành của con linh điểu mang
năm đức tốt. Do đó, ông bàn cùng bà đặt tên con là Phợng tự là Loan. Loan
Phợng là tên một loại gà rừng quý nhất, đẹp nhất, nằm trong bốn loài vật đợc
tôn thờ là: Long, Ly, Quy, Phợng. Sự ra đời của Mai Hắc Đế xuất phát từ
truyền thuyết nh thế.
Mai Hắc Đế - thuở thơ ấu có tên là Mai Thúc Loan. Ông sinh vào thời
điểm cả dân tộc đang sống lầm than cực khổ dới ách thống trị của ngoại tộc.
Ngay từ nhỏ ông đà tỏ ra "rất thông minh, không đợc học mà biết chữ" [8;8].

18


Các cụ trong làng thờng kể là Mai Thúc Loan lúc thơ ấu vô cùng hiếu động.
Nh đa phần cậu bé cùng tuổi, trò chơi cậu ham thích là vật lộn, bơi thi, đánh
nỏ, đánh trận với bạn bè. Cậu thờng là kẻ chiến thắng. Nhng khác với bạn bè
cùng lứa, đặc điểm nổi bật nhất của Mai Thúc Loan là tính hiếu học. Nhà cậu
ở cạnh nhà tên Thổ hµo giµu cã nhÊt trong lµng. Trong nhµ y cã nuôi một thầy
đồ làm gia s để dạy chữ thánh hiền. Cậu thờng đứng ở góc vờn chỗ giáp nhà
Thổ hào, nơi đặt lớp học, cẩn thận chăm chú lắng nghe những lời giảng dạy và
lén nhìn nét chữ viết mẫu của thầy, rồi khi bọn bạn không đến lớp, Mai lại
nhờ chúng cho mợn vở ôn tập và củng cố. Và kỳ lạ thay, cậu đà am tờng chữ

nghĩa, đọc đợc hiểu đợc sách vở thánh hiền, nhiều đứa cùng tuổi học chính
thức với thầy đồ còn kém xa Loan về mặt chữ nghĩa, kinh sử.
Tình cha mẹ thơng con không bờ bến, lòng Mai Thúc Loan quý mến cha
mẹ nh biển trời, mới bảy, tám tuổi đầu thơng mẹ hết lòng Mai Thúc Loan đÃ
tranh thủ giúp mẹ trong nhiều công việc thờng ngày nh mò cua, bắt ốc, xúc
tép, bẻ củi. Nhờ sớm lăn lội, sớm biết nghĩ lại lao động nhiều dầm ma dÃi
nắng lắm nên cậu có một cơ thể cờng tráng, phổng phao trớc tuổi: "Ông da hơi
đen, tay rắn nh đe, mình cao hơn bảy thớc, có sức khỏe kỳ lạ, ông gánh một
gánh củi mẹ ông xếp đầy lều. Một cây đa to bị bÃo xô đổ ngáng đờng, ông
ghé vai dựng dËy nh cị. Ai cã viƯc thỉ méc nỈng nhäc đều gọi ông đến giúp.
Bạn bè quanh làng đều mến ông, phục ông, họ thờng tôn ông là đô vật vô
địch" [8;8].
Gia đình nhỏ nghèo của cậu đang sống bên nhau vui vẻ thì một tai họa bất
ngờ ập xuống đầu cậu: Vào buổi chiều trong rừng hoang vắng, mẹ cậu bị hổ
vồ chết. Sau đó không lâu khi nỗi đau mất mẹ còn cha nguôi thì cha cậu lại
qua đời. Tất cả đau thơng mất mát này khiến cho số phận cậu bé Mai Thúc
Loan phải "Một mình xoay së trong b·o tè" [15;35].
Cïng víi thêi gian, nh÷ng tỉn thất ngày một nguôi ngoai, Mai Thúc Loan
đà gắng gợng định thần và trụ vững đợc, và bắt đầu bớc đi trên con đờng mới con đờng mình tự mày mò, dò dẫm mà không có bàn tay dìu dắt của cha mẹ
thân yêu. Và kỳ thay, những bớc đi trong giai đoạn này của cuộc đời Mai
Thúc Loan lại là những bớc đi chuyển rừng, rung núi, lay động giang sơn,
những bớc đi của một con ngời bắt tay chuẩn bị cho đại sự quốc gia.
Theo sách "Việt Điện U Linh" thì "Sau khi mồ côi, Mai Thúc Loan càng
đợc bà con nhân dân thơng yêu quý mến hơn và cậu đà đợc ông Đinh Thế, vốn
là bạn thân cđa Mai Sinh - phơ th©n cđa Mai Thóc Loan nhận làm con nuôi
đem về nuôi nâng, chăm sóc, bảo ban, cùng ông làm lụng kiếm sống" [15;36].

19




×